Chương 6

Oanh và Quỳnh nhấm nháp ly chè bưởi miền Tây ở một quán chè bên đường. Phố đã lên đèn từ lâu, những dòng người nối nhau tấp nập.
- Nè nhỏ --- Oanh chạm vào chân bạn --- Sao ta thấy anh Sơn cũng tốt với nhỏ qúa đó chứ.
- Ừ. Tốt, nhưng không yêu.
- Biết đâu, nó sẽ đến.
- Chắc là không đâu --- Quỳnh nhìn xa xăm --- Lúc nào Mỹ Hương cũng cận kề bên ảnh.
Oanh ngừng nhai, chăm chú nhìn Q:
- Sao mi biết?
- Thăm dò qua nhiều người, ở công ty có một chị thủ quỹ, con chị ấy là học trò của tao. Hổm rồi chị đến báo cho ta biết ngày nào Mỹ Hương cũng đến công ty làm việc.
Oanh cau mày:
- Vậy ra mục đích của cô nàng về VN để giúp việc cho anh Sơn ư?
- Mục đính là anh Sơn. Có thể nói như vậy. Cô ta chỉ đi chơi tuần lễ đầu, sau đó vội vã trở về công ty.
Oanh gật gù:
- Coi bộ cô ta theo riết anh Sơn, có khả năng ảnh xiêu lòng lắm đó.
Thật ra, không phải q không nghĩ đến chuyện đó.
- Oanh à! Ta muốn thử thách tình cảm của chính mình và anh ấy nữa. Vì nếu ảnh hoàn toàn không thương ta, dẫu ta có cận kề thì cũng vô nghĩa. Còn nếu ta có chỗ trong trái tim ảnh, ảnh cũng sẽ biết giữ mình không sa ngã.
- Ôi! Sao mi lại suy nghĩ chính chuyện như vậy chứ. Đời này chư” đâu phải như thời xưa. Người ta bảo “ lửa gẫn rơm lâu ngày cũng cháy” mà. Biết đâu trong một phút yếu lòng, anh Sơn không kiềm chế được thì sao? Lúc đó có hối thì cũng không còn kịp nữa rồi.
Oanh nói rất có ly, nhưng Quỳnh có thể làm gì được bây giờ? Trở về ngôin hà đó ư? Lại săn sóc, lo lắng rồi trông chờ anh ấy về hay sao? Những ngày tháng tẻ nhạt, hờ hững ấy bây giờ nghĩ đến, Quỳnh kho6ng khỏi sợ hãi. Nghĩ vậy, nàng ôm đầu:
- Thôi, O à. Cư” để mọi việc tự nhiên diễn ra. Nếu không còn thương nhau thì chia tay.
- Nhưng dẫu sao mi cũng mang tiếng là gái có chồng rồi.
- Mi đã bảo tình yêu thờin ày mở cửa thóang lắm mà. Tao hy vọng sẽ không gặp đàn ông loại cổ hủ.
Oanh nghiêng đầu:
- Như anh Hải, hay anh Hậu đây?
- Bậy nè. Tao thấy anh Hậu đang để ý đến mày thì có.
Oanh kêu nho nhỏ:
- Nhỏ này bậy hết sức. Lần nào đến cũng trông ngóng chơ đợi mày, bây giờ lại đổ cho tao.
- Đâu có đỏ gì. Phải nói là tao rất may mắm là có được người bạn tốt như mày, như anh Hải, anh Hậu.
- Nhưng bây giờ hãy khai thật với tao. Mày co tình cảm với anh chàng đó hay không?
Quỳnh thật thà:
- Có chứ.
- Với cả hai ư?
- Ừ. Vì cả ahi đều tốt mà.
Oanh cười khì:
- Con quỷ! Tao đang hỏi nghiêm túc đó nha – Quỳnh thôi cười – Có thể dẫn đến tình yêu với một trong hai anh chàng đó không?
Nhấm nháp một hạt đậu, Quỳnh chậm rãi đáp:
- Để có một tình yêu thật sự khó lắm nhỏ ơi. Không biết sau này thế này, chứ hiện tại, tao vẫn xem Hải và Hậu như người anh trai của mình vậy.
- Nè! Nhưng không ai cho không ai bao giờ. Có thể là hai anh chàng đều mong đợi tình yêu nơi mi đó.
Quỳnh cười cười, chọc O:
- Nè! Mi yêu hồin ào mà rành rẽ quá vậy?
- Sách báo, phim ảnh và bạn vè nữa. Thiếu gì người truyền đạt kinh nghiệm.
- Vậy người ta bảo kỳ sư điện tử là khô khan, lầm chết. Đúng không?
- Trái lại, họ còn sợ làm quen với kỹ sư điện tử, dễ bị điện giật nữa. Cho nên giờ này mới ế độ đây nè.
Quỳnh cười khúc khích, rồi choàng tay qua vai bạn:
- Tốt như mi, chắc chắn sẽ có người đàng hoàng đứng đắn thương yêu thôi.
Oanh nghịch ngợm vuốt mũi bạn:
- Nhưng phải chờ hơi lâu thôi, phải không?
Cả hai cùng cười. Ngày tháng rồi cứ trôi qua như vậy.
Bá Sơn gieo mình xuống ghế, uể oải muốn rũ cả người.
Có tiếng gõ cửa. Mãi một lúc sau, chàng mới mệt mỏi cất tiếng:
- Vào đi.
Mỹ Hương bước vào với vẻ lo lắng:
- Sao vậy anh? Có chuyện gì vậy?
Giọng Sơn ỉu xìu:
- Hàng vừa xuât đi, chưa kịp mừng thì đã bị trả lại.
- Vì sao bị trả hở anh?
- Họ đổ thừa KCS không kiểm tra tốt, hàng bị lỗi nhiều quá. Nhưng khi anh xem mẫu, không hẳn chỉ vì lý do ấy.
Mỹ Hương ngồi xuống salon, cố chạm vào người S:
- Hay là ai muốn phá rối mình?
- Phá thì không ai phá đâu. Anh nghĩ rằng họ đã có một đối tác mới, gái ở bên chỗ ấy rẻ hơn công ty anh.
- Anh tin chắc điều đó chứ?
- Đột xuất ky rồi anh bạn môi giới có nói cho anh hay như vậy.
- Bây giờ, anh tính thế nào?
Sơn đứng dậy, bước lại cửa sổ nhìn xuống đường:
- Anh đang rối quá, lần nay nếu hàng trả lại, không có tiền trả công nhân, thiệt hại gẫn cả tỉ chứ đâu có it'.
- Hay là để em điện qua mẹ em ….
Sơn khoát tay:
- Không đâu. Anh sẽ tìm cách giải quyết được mà. Anh hy vọng sau khi hàng được sửa lại theo yêu cầu, sẽ xuất được theo đúng hợp đồng.
- Vậy phải chịu lỗ ít nhất là vai trăm triêu.
- Còn hơn là chịu lỗ một tỉ đồng.
Còn một chuyện Sơn đang tính, để có tiền trả cho công nhân và thực hiện lô hàng mới, chàng phải cần có tiền. Sơn ước tính chỉ cần vay tiền khoảng hai tháng là chàng có thể thu hồi được các khoảng nợ, để trả lại ngân hàng. Muốn như thế, chàng phải thế chấp căn nhà. Chàng sẽ một mình lo điều đó, không để bà Phùng bận tâm ngay cả Hải cũng thế.
Còn MH, thấy s luôn tỏ ra là chàng trai có bản lãnh, cô càng thương yêu nhiều hơn. Tiếc là Sơn không nhận sự giúp đỡ của cô.
Bước đến nắm lấy tay S, Mỹ Hương nhỏ nhẹ noi:
- Anh Sơn à! Bây giờ có thể giúp được gì anh, em rất sẵn sàng.
- Cám ơn em – Sơn trìu mến nhìn Mỹ Hương -- Có em bên cạnh, anh cũng cảm thấy mình được động viên rất nhiều.
Mỹ Hương không nói gì, chỉngả đầu vào vai Sơn. Nhưng chàng đã nhắc nhở:
- MY à! Đây là văn phòng làm việc, nhiều người qua lại lắm đó em.
Mỹ Hương hơi bẽn lẽn, nhưng đã khôn ngoan giải thích:
- Vì em yêu anh lắm. Anh có biết không?
Sơn không biết trả lời sao, may thay Ngàn bước vào cùng với xấp hồ sơ.
- Anh Sơn ơi! Ký giùm em.
Trong lúc Sơn ngồi xem số giấy tờ hợp đồng, chứng từ thanh toán thì Mỹ Hương và Ngàn nháy mắt nhìn nhau.
Trong khi đó, Quỳnh tan tiết sớm. Cô bé tranh thủ ghé chợ mua ít thức ăn về nấu bữa trưa. Ngang qua hàng vải, Quỳnh tần ngần, có lẽ nàng sẽ lựa một xấp vải để tặng Oanh.
Đến khi nàng móc tiền ra trả thì cô hàng vải tươi cười:
- Đã có người trả cho cô rồi.
Theo ánh mắt của cô hàng vải, Quỳnh nhận ra bà Thuận, mẹ của Thư và cũng là bạn làm ăn chung của mẹ chồng nàng.
- Dạ, cháu chào cô ạ.
Bà Thuận từ quầy đối diện bước qua:
- Chào cháu. Cháu đi chợ có một mình vậy sao?
Biết bà Thuận vẫn chưa hay chyện xảy ra giữa hai vợ chồng nàng, Quỳnh giả lả cười:
- Dạ, thỉnh thoảng cháu tính đi mua sắm một mình như vầy. Còn cô, cô cũng đi chợ phải không ạ?
Bà Th chỉ quay qua quầy hàng đối diện khi nãy bà đã từ đó bước ra
- Cô đến xem người em trai buôn ban ra thế nào. À này! Con Thư nhà cô học hành ra sao hở Quỳnh?
- Dạ, em cũng khá môn tóan đo cô. Nhưng hình như không được cẩn thận lắm.
Bà Thuận gật gù lia lịa:
- Đúng rồi. Tánh nóo còn hơi hợt lắm, cháu ơi. Ở nhà cứ nhắc nhở hoài. Trước đây, các thầy cô giáo dạy nó đều có chung nhận xét là nó thông minh, nhưng hay quên trước quên sau, làm bài sai những chỗ không đáng sai gì hết.
Nhận xấp vải được gói giấy hoa xinh xinh, Quỳnh ngập ngừng nói:
- Cô à! Cháu thấy ngại quá.
Bà Thuận khóat tay:
- Không sao đâu. Chút quà mọn có đáng kể gì đâu.
- Vậy cháu cám ơn cô ạ.
- Ừ. Thôi, cô phải về đây.
- Dạ, cháu chào cô.
Bà Thuận vừa quay đi, vội đột ngột quay lại:
- À, Quỳnh này!
Quỳnh ngạc nhiên:
- Sao ạ?
Giọng bà thuận nghiêm túc:
- Chồng cháu giải quyết vụ công-ten- nơ hàng bị trả thế nào rồi?
Quỳnh ngơ ngác:
- Công-ten-nơ nào ạ?
Bà Thuận ngạc nhiên:
- Ủa! Thế chồng cháu không kể cho cháu nghe vụ thiệt hại gần cả tỉ đồng hay sao?
Ngầm nghĩ một lát, Quỳnh nói:
- có lẽ anh ấy không muốn cháu lo lắng.
- Ối giời! Thế là cô Thuận hố rồi.
Quỳnh vội cắt lời ba Thuần:
- Dạ, không ạ. Trái lại, cháu rất biết Ơn. Bởi vì cháu hy vong được chia sẻ khó khăn với anh ấy.
- Ừ. Cháu nói vậy thì cô yên tâm. Chuyện như thế này...
Và bà Th đã kể mọi chuyện về lo hàng sự cố cho Quỳnh nghe.
Tối hôm đó, Quỳnh đã không ngủ được. Nàng có nên gặp Sơn để hỏi rõ mọi chuyện không? Sơn có cân nàng giúp đỡ gì không? Hay là bên cạnh chàng đã có MH, Sơn chắng cần sự cảm thông của nàng.
Nghĩ tới, nghì lui, Quỳnh quyết định cứ chờ vài hôm sau xem Sơn có tin gì cho nàng không. Hai ba hôm trôi qua, vẫn không có tin gì của Sơn. Quỳnh cứ bồn chồn không yên.
Cho đến một hôm, Hải đến tìm nàng. Mà có lẽ người hải cần gặp là Oanh. Bởi vì khi Quỳnh rời trung tâm vi tinhvề nhà đã thấy Hải và Oanh nói chuyện thật vui. Điều ấy, làm Quỳnh không khỏi mừng thầm.
- Anh Hải đến lâu chưa? Hai người đang nói gì mà vui vẻ quá vậy?
Hải nhéo mắt:
- Còn cô giáo thì như thế nào đây? Hình như ốn đi phải không?
Nghe Hải nói xong, Oanh đã nhón người lên:
- Ôi! Anh Hậu đóan như thần. Quả là có chuyện đấy.
- Chuyện gì thế? Có bật mí được kông?
Quỳnh nhẹ nhàng ngồi xuống ghế:
- Con nhỏ O này nói gì, anh cư" hiểu ngược lại là xong.
O huých khúyu tayvào người bạn:
- Rõ ràng là hôm qua mi không ngủ, cứ lăn qua lăn lại.
- Thì con người như thời tiết vậy mà. Có lúc nắng, có lúc vui, buồn, lúc nay pho pho, lúc lại trần trọc không ngủ.
Hải chưa kịp nói gì thêm, thì O đã tiếp lời:
- Cho nên hôm nay em nấu chè hạt sen. Hai người đợi một lát nhé, em hâm nóng, ăn cho ngon.
O vừa đi khỏi, Hậu đã nhìn Quỳnh, dò hỏi:
- MỌi việc ổn cả phải không Quỳnh?
- Dạ Ổn anh ạ -- Quỳnh đáp sau một lúc lương lư và hỏi tiếp --- Còn anh, phòng khám có đông bệnh nhân đến không?
- Mấy hôm nay, anh thấy hơi mệt vì đông bệnh. Dường như bệnh nhân đã có tin cậy hơn. Nhưng sắp tới, tụi anh phai mua thêm một số thiệt bị y khoa nữa.
- Vậy gia đình anh có hỗ trợ gì không?
Hải đột điếu thuốc, một cứ chỉ khi anh đang có điều gì phải bận tâm lo lắng.
- Ban đầu thì anh không định nhờ, nhưng sắp tới anh phải mượn một ít tiền của anh... anh Hai.
Suýt nữa là Hải đã buột miệng nói tên Sơn, nhưng anh đã kịp dừng lại. May mà q vẫn vô tình không để ý.
- Khi anh về nhà, mẹ và anh ấy có vui không?
- Có lẽ vì anh vắng nhà quá lâu, nên họ đã tỏ ra rất vui mừng. Nhưng vừa về, anh và anh Hai đã cãi nhau.
- Sao lại như thế?
- Vì... mà thôi. Lúc nào thuận tiện, anh sè kể cho Quỳnh nghe.
Rồi Hậu lại chăm chú nhìn Q:
- Còn Quỳnh, khi nào định về nhà?
Quỳnh băn khoăn:
- Cám ơn anh đã luôn quan tâm, nhưng em đang có một chuyện phải suy nghĩ đây.
H im lặng có ý chờ nghe. Quỳnh nói tiếp:
- Hình như anh ấy đang gặp khó khăn tronglàm ăn. Em muốn tìm hiếu xem như thế nào để giúp ảnh. Nhưng nghì đến có thể là ảnh không cần, em lại thôi.
H ngạc nhiên. Hôm qua, chàng mới về nhà và không nghe Sơn than vãn điều gì.
- Quỳnh nghe tin ấy từ đâu vậy?
- Từ một người làm ăn chung với ảnh và một người ở công ty. anh nghĩ Quỳnh có nên gặp ảnh để hỏi không?
- Có chứ --- Hải đáp, không chút do dự -- KHi người ta thất bại cũng là lúc rất cần bạn bè.
Quỳnh chống tay lên cằm, tưởng tượng ra vẻ mặt của Sơn.
- Chè nóng hổi đây.
Tiếng reo vui của A làm gián đoạn câu chuyện của hai người. Bỗng O kêu lên:
- Ôi! Nóng quá.
Cô bé buông một tay, chén chè rơi xuống đất vỡ toan, nếp nóng văng tung toé vào người. Hải và Quỳnh vội chạy đến. Hậu phủi lia lịa trên người O, vẻ hoảng hốt:
- Có sao không Oanh?
Và Quỳnh đã thấy Hậu và O nhìn nhau. Cô bé vội cúi nhặt những mảnh vỡ vờ như không thấy Hậu đang phủi những hạt nếp nóng còn sót lại trên bàn tay Oanh, hộ cầm tay nhau.
- Ôi! Cô Quỳnh! Cô mới về hả? VÀo đây đi cô.
Chị Tư giúp việc mừng rỡ khi trông thấy Quỳnh.
- Chị khoẻ không?
- Tôi lúc nào cũng vậy, nhưng căn nhà nay thì mỗi lúc buồn thêm.
- Anh Sơn chưa về hở chị?
- Từ khi không có cô ở nhà, cậu ấy về trễ lắm.
- Anh ấy có ăn cơm nhà thường xuyên không?
- Bữa có, bữa không.
Hẳn nhiên rồi, Quỳnh tự nhủ, Mỹ Hương lúc nào cũng chờ có dịp để hẹn hò, đi chơi, hoặc đi ăn uống. HỌ có thiếtu gì cơ hội để ngồi bên nhau.
Quỳnh cảm thấy bực bội. Tuy vậy, nàng cố nán lòng:
- Hôm nay chị nấu món gì cho anh ấy hở chi?
- Hôm nay, cậy ấy ngán thịt, nên chị nấu canh chua cá lóc với cá rô kho tộ.
Quỳnh gật gù:
- Dạ, món đó, ảnh sẽ ăn được nhiều.
Chị Tư nhìn Quỳnh, vẻ hiểu biết:
- Em lo cho cậu ấy như vậy, tại sao lại bỏ nhà đi? Rủi mai mốt bà về, phải nói sao đây?
- Tụi em có một vài chuyện bất đồng ý kiến nhau. Cú xe một thời gian để suy nghĩ cho chín chăn. Mà thôi, tụi em lớn cá rồi, nếu còn thương thì sẽ quay trở lại.
Hai chị em ngồi trò chuyện đến gần sáu giờ mà Sơn vẫn chưa về. Chị Tư có vẻ suốt ruột.
- Chà! Cậy ấy về trễ quá.
Quỳnh tâm lý, hỏi:
- Chị có bận chuyện gì không?
Chị Tư ngập ngừng:
- À! Sáng nay có thằng cháu ở dưới quê lên chơi, chị định về sớm hơn ngày thường.
- Ôi! Vậy mà chị không noi sớm. Bây giờ, chị về đi. Em sẽ chờ anh Sơn vậy.
Chị Tư do dự:
-Bỏ em có một mình, chị...
Quỳnh khóat tay:
- Có gì đâu. Chị cứ yên tâm về nhà đi.
- Vậy chị cám ơn em nhé.
Chị Tư vừa ra ngoai, Quỳnh chợt hỏi:
- Ủa! Chị Tư à. Sao xe anh Sơn ở nhà?
- Ừ. Lúc này cậu ấy đi honda không đi xe con nữa.
Quỳnh chợt thấy lo lo. Mất đọ xe cô lúc này tăng mức độ chống mặt. Chạy honda ngoài đường không biết có an tòan hay không?
Còn lại một mình, Quỳnh đi một vòng xem xét lại khắp các phòng. Có chi Tư, mọi thứ đều sạch sẽ, ngăn nắp. Và mà nàng vẫn muốn được làm một việc gì đó. Quỳnh lên phòng S, xếp lại chiết áo, phủi một sợi chỉ vừa tua ra, tìm một làn hơi ấm.
Chợt nghe tiếng xe rất gần, Quỳnh ra cửa kính nhìn xuống. Sơn đang đậu xe trước cổng. Ngồi sau lưng anh ta là một cô gái. Quỳnh nghe tim mình đập loạn xạ trong sự bực tức, giận dữ. Cô gái mặc chiếc đầm dài màu đen tuyền ấy chính là Mỹ Hương. HỌ nói gì đó với nhau rồi dùng dằng, Sơn không chịu vào và Mỹ Hương cũng không chịu đi. Cuối cùng, không biết bàn tính ra sao, Sơn đẩy cửa đi bộ vào, còn Mỹ Hương thì lên xe của chàng phóng đi.
Cơn tức trào ra, Quỳnh đập mạnh vào ghế salon, rồi bỏ sang phòng khách bên cạnh. Nhưng rồi Quỳnh chợt nghĩ: " Mình đà đồng ý để anh ấy tự do rồi kia mà. Sao bây giờ lại có thái độ như vậy?".
Nghĩ thế, cô bé mím môi, vuốt lại mớ tóc rồi cố tạo vẻ ung dung bước xuống nhà. Mục đích đến tìm Sơn là gì nhỉ Quỳnh cố lái suy nghĩ của mình sang hươ"ng khác.
- Quỳnh!
Sơn tròn mắt, kêu lên khi trông thấy nàng.
Sơn tròn mắt, kêu lên khi trông thấy nạng
- Anh ngạc nhiên lắm hả -- Quỳnh cười dưng dửng -- Không ngờ Quỳnh có mặt ở đây phải không?
Quỳnh hỏi và bước lại salon, Sơn đi theo nàng.
- Đâu có. Anh mừng vì em trở về. Nơi đây là nhà của em mà.
Quỳnh lấyu cây dũa móng tay trong túi xách ra, nàng không muốn tay chân mình thừa thãi.
- Sao anh không mời chị ấy vào chơi?
- Cô ấy muốn vào, nhưng anh không đồy ý. Anh muốn được nghỉ ngơi.
Có thể dẫn vào câu chuyện được rồi đó, Quỳnh nói:
- Lúc này công chuyện bận rộn lắm phải không?
- Ừ. Anh rất mệt.
Quỳnh nhún vai:
- Nhưng rồi sẽ qua thôi. Lúc nào bên anh cũng có người đẹp mà.
S giả lả, lãng chuyện:
- Học trò em thế nào rồi?
- Cũng như lúc nào, nghịch ngợm như quỷ.
-Em có mệt lắm vì tụi nó không?
- Có chứ.
S ngồi xuống cạnh nàng:
- Dạy học lâu ngay không tốt cho phổi đâu em. Hay là về giúp việc cho anh.
Tự nhiên cơn giận của Quỳnh bùng lên:
- Lúc nào bên cạnh anh cũng có thiếu gì người đẹp, anh bảo em đến đó để chứng kiến hay sao?
Sơn ngỡ ngàng nhìn Quỳnh:
- Sao tự dưng em dữ quá vây? Trước đây, em có quát nạt anh bao giờ.
- Em hiền quá, cho nên người ta mới phụ bạc em, chứ nếu...
Nói đến đây, Quỳnh nghẹn lời, nước mắt ứa ra. Nàng giận mình vô kể, tại sao lại khóc trước mặt sơn chứ? Câu xin chàng thương hại ư?
S vô nhẹ vào vai Q:
- Anh xin lồi. Anh đã mong em bỏ qua tất cả, chúng ta sẽ làm lại từ đầu.
Quỳnh lau nước mắt, cố lấy lại vẻ bình thường.
- Xin lỗi. Quỳnh mới là người vô lý. Đà bảo là tình cảm không thể miễn cưỡng được mà. Dầu chúng ta có làm lại từ đầu, thì chắc gì đã thương yêu nhau? -- Gượng nở một nụ cười, Quỳnh nói tiếp:
- Mấy hôm nay Quỳnh thấy lo lo, công việc anh có gì trở ngại không?
Sơn ngạc nhiên nhìn nàng, rồi lắc đầu:
- Không. Em đừng lo lắng. Chuyện công ty, anh sắp xếp ổn thoa? mà.
Quỳnh nghe lòng cay đắng vô kể. Rõ ràng là Sơn đang đứng trước khó khăn lớn. Vậy mà không muốn nói cho nàng biết. Sơn đã xem Quỳnh như người xa lạ.
- Thế sao? -- Quỳnh gượng gạo -- Nếu vậy thì Quỳnh về.
- Khoan đẫ. Quỳnh đến đây chỉ để hỏi chuyện làm ăn của anh thôi sao?
- Ngoài chuyện đó, Quỳnh có thể hỏi được gì bây giờ.
S buồn buồn:
- Vắng em, căn nhà này trống trải lắm, em có biết không?
- Phái. Căn nhà cứ thiếu một người là thấy buồn, chỉ có anh là không buồn thôi.
- Ai noi với em như vậy? Dẫu chúng ta chưa thực sự sống chung với nhau, nhưng anh đã quen sự có mặt của em ở ngôi nhà này. Anh rất chán khi mỗi chiều nghĩ đến việc cứ phải một mình trong nhà.
Quỳnh chanh chua:
- Vậy chắc nhiều lần anh đã khắc phục sự cô đơn ấy bằng cách đưa chị MN về đây?
S trợn mắt:
- Em nói gì lạ vậy?
- Ngày nay, em trông thấy hai người cứ bịn rịn không muốn chia tay trước cổng nhà anh. Ý là hằng ngay anh và chị ấy gặp nhau ở công ty đấy.
- Sao em biết luôn gặp nhau ở công ty?
- Nhưng người trong công ty bảo là chị ta như bà chủ ấy -- Quỳnh nói và bực dọc đứng dậy cách Sơn một khoảng.
S cũng đứng lên:
- Vây là em luôn quan tâm đến anh phải không?
Quỳnh ngoắt lại, Quỳnh cãi:
- Em đâu cần quan tâm, tại người ta kể chẳng lẽ em không nghe?
Quỳnh quay mặt nơi khác, để giấu nụ cười tủm tỉm.
- Vậy thì em hãy bỏ ngoài tai đi.
- Em chắng phải là gỗ đá mà không kích động bởi những câu chuyện như vậy. Và hôm nay, lại thấy hai người cứ cận kề bên nhau, em thấy người ta nói không sai chút nào.
S bước đến bên Q:
- Nếu vậy thì hãy trở về với anh đi. Bởi vì những lúc không ai giữ chân, anh ahy lang thang bậy bạ lắm.
Quỳnh trợn mắt:
- Anh mà cũng nghĩ là em giữ được anh sao?
S ỡm ờ:
- Thì cứ thử lần nữa xem.
Cách nói của Sơn làm Quỳnh nổi giận, nhưng cô cố gắng kiềm chế:
- Anh xem thường em như vậy ư?
Cô bé quay lại salon, với lấy túi xách và định quay đi.
- Khoan đã.-- Sơn chặn trước mặt Quỳnh -- Sao em lại dễ dàng ra đi như vậy? Đã có người chăm lo cho em tốt hơn anh phải không?
Nhìn thẳng vào mặt S, Quỳnh nói rõ ràng tiếng một:
- Nếu vậy thì có sao đâu. Bởi vì khi anh đã không tôn trọng em, em có một lòng với anh đi cũng chẳng có ý nghĩa gì.
- Thì ra là em đang ghen?
Mặt nóng lên vì cảm giác như bị chế nhạo, Quỳnh tức giận:
- Anh đừng tự đánh giá cao mình như vậy. Em đâu có thèm ghen tuông làm chi.
-Nhưng rõ ròng hành động của em đã nói rõ điều đó -- Sơn đọc suy nghĩ của Quỳnh với một giọng tự tin -- Thú nhận đi, cô bé.
Chưa bao giờ Quỳnh thấy bí lối như cuộc tranh cãi hôm nay. Nhưng vì sao Sơn lại cố tình đưa nàng vào bước đường cùng như vậy chư? Nhìn mặt Sơn kia, có lẽ anh ta đang tự mãng lắm.
Nghị vậy, Quỳnh đấy Sơn qua một bê. Nào ngờ, Sơn trụ vững bức tường thành. Chẳng những Quỳnh không đi được mà cổ tay Quỳnh đã bị Quỳnh nắm chặt.
- Để cho em về. Anh buông ra đi.
-chừng nào em chưa nói rõ thì anh không để em cho em về.
Trước cái nhìn đăm đăm của S, Quỳnh quay mặt đi. Nàng vẫn luôn có cảm giác xấu hổ khi người khác phái nhìn mình lâu.
- những gì cần nói, em đã nói xong rồi.
Vẫn giữ tay Quỳnh trong tay mình, Sơn noi:
- Thôi được. Anh không ép em, bây giờ hãy ở lại dùng cơm với anh nhé.
Quỳnh lắc đầu:
- KHông. Em phải về. Học trò đang chờ em ở trung tâm.
- Mây giờ em lên lớp?
- Bảy rưỡi.
- Anh sẽ đưa em đến trung tâm đúng giờ, được chưa? -- Sơn buông tay Quỳnh.
Quỳnh càu nhàu:
- Những ngay trước không có em, cũng đâu có sao, tự dưng bây giờ anh thay đổi vây?
- Thay đổi ư? -- Sơn như tự hỏi mình -- Anh thấy mình đâu có khác xa, có thể là anh đang dần hiếu mình nhiều hơn thôi.
" Dần hiểU mình nhiều hơn ". Quỳnh cố tìm hiếu ý nghĩa phía sau câu nói của Sơn. Mà thôi, đã bảo là chuyện riêng của anh ấy, mình đừng xen vào kia mà.
- Tự hiểu rõ mình cũng là điều tốt. Nhưng cũng nên hiếu tâm trạng của người khác với.
- Anh đang làm điều đó đây -- Sơn tỉnh ruội.
- Anh đang muốn em thú nhận là em đang ghen tuông vì yêu anh chứ gì?
S chúm môi thích thú:
- Ôi! Em thông minh ghê chưa.
- Vậy anh lầm rồi. Kể từ lúc anh bảo em cùng nhau đóng kịch, tình cảm em đã sứt mẻ dần dần theo ngày tháng. Sau đó cũng chinh anh đã làm đỗ vỡ niềm tin còn sót lại trong em. Còn hiện tại, em không ghen tuông, em chỉ thấy ghét mà thôi.
Nghe Quỳnh diễn đật ránh rọt những ý nghĩ trong đầu, Sơn hơi ngõ ngàng. Thật ra, trong lòng chàng vẫn chưa tin là Quỳnh ghen vì yêu mình. Mặc dù ý nghĩ đó làm Sơn cảm thấy hứng phấn. Có lẽ mình ngộ nhận hoặc qúa tự tin thôi. Cô bé này rất kiêu hãnh.
Thế là Sơn bước qua một bên trách đường:
- Thôi được, anh không làm phiền em nữa.
- Chào anh.
Bước qua mặt S, Quỳnh vẫn cảm thấy mình chưa nói hết những ý nghĩ của mình. Đến bậc cửa, nàng ngoảng đầu lại.
- Mẹ đã từng dặn dò Quỳnh hãy giúp đỡ anh trong công việc ở công ty, tất nhiên là về tình thần. Chính vì vậy mà Quỳnh đến đây. Nhưng công ty vẫn ổn thoả, vậy là Quỳnh có thể yên tâm rồi.
S vẫn chú ý nghe, nhưng không nói lời noà. Bóng Quỳnh mỗi lúc càng xa...
Chị thủ qũy công th tên Thúy cuống quýt trả lời Sơn:
- Rõ ràng là quyễn sổ nợ luôn được giữ cẩn thận ở đây, không hiểu vì sao không còn. Tôi đã tìm suốt buổi sáng.
S đảo mắt nhìn quanh. Thúy, Ngàng và hai nữ nhân viên khác đều làm chung phòng. Mỗi người có một tủ có khóa riêng.
Ngàng lên tiếng:
- chị đã giở xem từng ngăn tú rồi hả? Ráng nhớ xem, có lấy ra để ở ngoài không?
Thúy mếu máo:
- Chị rất cẩn thận, đời nào lại lấy ra bỏ bậy.
Sơn bỏ về phòng, buôngmình xuống chiếc ghế quay một vòng rồi đư"ng lại, xoay mặt Sơn với chiếc máy vi tính, Sơn bực dọc:
- À! Lúc trước mình đã lưu lại số nợ của khách hàng trong vi tính kia mà.
Và Sơn vội vã đến mở máy, các dự liệu hiện lên, nhưng tìm mãi vần không hề có thông tin mà Sơn cần. Chàng đã nhớ lầm hay ai đã xóa mât?
Hai ngày trôi qua, chuyện quyến sổ nợ không cánh mà bay đã làm Sơn như điên lên. Không ai có thể nhớ chính xác sô của khách hàng còn nợ, ngày phải trả. Trong khi trước mắt chàng phải tạm ửng lương công nhân bằng tiền vay nhờ thế chấp căn nhà. Đang lúc rối ren, Mỹ Hương và PTrà lại đi ĐL nghỉ mát. Thật chán. Sơn đã phân công Thuỷ, Ngàn đến gặp các con nợ khéo léo dò hỏi số để ghi lại, nhưng chỉ một số ít thành thật báo lại số chính xác, số còn lại chỉ ước chừng, công ty của Sơn lại phải bó tay.
Ngay ngày hôm nay, tỉnh hình tài chính của công ty rất tệ hạii. Tiền mua nguyên liệu để sản xuất không có đủ. Công nhân bắt đầu chia ca để nghỉ luân phiên.
chuyện ấy đã đến tai Quỳnh, bất chấp Sơn nghĩ thế nào, Quỳnh vội vã đến công ty.
Khi ấy, MN vừa hay tin vội trở về SG ngay. Thấy Sơn nằm mẹp trên bàn, cô vội lấy khăn mát lau cho anh. Sơn nằm trên chiếc ghế xếp mà chàng vẫn hay ngủ trưa ở văn phòng, mặc cho Mỹ Hương làm gì thì lam
Quỳnh đến vừa lúc MN đang chòng tay qua ngực Sơn thì thầm chuyện gì đó.
Giận ru người, nhưng q cố nở nụ cười lạt lẽo:
- Xin chào anh chị.
Thấy Quỳnh, Sơn vội bật dậy.Còn MN cũng đứng lên với vẻ bối rối tội nghiệp.
- Quỳnh!
Quỳnh tự si vả mình. Tại nàng tất cả, tại sao nàng đến đây lo những chuyện mà người ta không cần đến nàng?
- Xin lỗi đã quấy rối hai người.
Và Quỳnh vội quay ra, nhưng lại gặp ngay Hải đnag hớt hải đi vào.
Thấy nàng, Hậu nói như giải thích:
- Oanh bảo là Quỳnh đến đây.
Quỳnh nói nhanh:
- Nơi đây không có chỗ cho Quỳnh, mình về đi anh Hậu.
Trong khi đó, Sơn bước đến gần, vẻ ngạc nhiên trên nét mặt:
- Em và Quỳnh đến đây sao không ở lại.
- KHông. Chúng to6i đang có việc.
Hải định kéo Quỳnh ra, nhưng Sơn đã gọi giật lại:
- Hải à! Em có còn xem anh là anh của em không?
Quỳnh sửng sốt hết nhìn Hậu rồi nhìn S:
- Các anh bảo sao? Là... anh em ư?
H vội nói:
- Đi về, Quỳnh. Anh sẽ giái thích mọi chuyện.
Mặt Quỳnh tái nhớt nhìn Hải:
- Anh trả lời em đi. Anh là Bá H, em của Sơn phải không?
H khó nhọc trả lời:
- Như anh đã kể cho Quỳnh nghe đó. Người anh trai trong câu chuyện, chính là B S.
Quỳnh lặg người, rồi nước mắt lã chã:
- Các người đã nói dỗi tôi, chảng xem tôi ra gì cả.
Và nàng vùng chạy ra ngoài. Hậu và Sơn đuổi theo ra đến thì đã thấy Quỳnh leo lên taxi. Co lẽ Quỳnh về nhà Oanh cứ để cho cô ấy được yên.
Còn lại hai anh em, Hậu rít giọng hỏi:
- Anh vừa lòng hả dạ chưa?
- Hải à!
H khóat tay:
- Chiều nay anh hãy đến xin lồi Quỳnh đi. Sau đó tôi chờ anh ở nhà.
S nhìn theo Hậu ra về, chàng muốn sụp xuống vì quá sức chịu đựng, nhưng tự nhủ không được ngả gục. Mọi việc còn đang cần đến chàng.
Quỳnh về nhà O, xếp gọn ít đồ đạc rồi ngồi viết thư cho bạn.
Oanh thuong!
Mình cảm thấy cuộc đời này thật đáng chán. Hình như minh chẳng được may mắn có được một hạnh phúc như mọi người, phải không O?
Mình sẽ đi đến một nơi nào mà mình chưa hề định hướng trước. Cứ lên xe, họ chở đi đâu cũng được. Mình không muốn gặp ai hết, nhất là trong lúc này.
Cám ơn O vì tất cả những điều dã làm cho mình thời gian qua. Khi ổn định, mình sẽ báo tin cho O biết. Đừng tìm kiếm mình làm gì và khoan báo cho ba mẹ mình biết tin nay nha O.
Chúc O hạnh phúc.
Thương nhiều.
Yên Quỳnh.

*

Hai năm trôi qua thật nhanh, Quỳnh đến miền Tây xin dạy học tại một ngo6i trường trung học nho nhỏ.
Nàng vẫn liên lạc với O, với bạn bè bằng nhiều địa chỉ khác nhau, khiến chảng ai tìm ra được nơi ở thật của nàng.
Có điều, Quỳnh đã rất thường về thăm ba mẹ và yêu cầu mọi người không lộ ra tên ngôi trường nàng đang dạy. Sơn đến nhà nhiều lần, nhưng đã nản lòng trước sự lạnh nhạt, thơ ơ của ông bà Hưng, nên sau đó không trở lại nữa.
- Nè! Suy tư gì vậy, cô giáo nhỏ?
Quỳnh giật mình, chạm ngay nụ cười của Hao. Anh chàng tổ trưởng tổ Văn của nàng.
- Đâu có suy tư gì anh. Tại dòng sông hôm nay xanh quá, nên em nhìn vậy mà.
Hạo khoanh tay, tựa lưng vào cửa sổ, cười cười:
- Dòng sông ấy không đẹp bằng mắt Quỳnh đâu.
Quỳnh bật cười:
- Không ngờ tổ trưởng của Quỳnh cũng nói hay quá chứ.
- Trước khi em về đây, Hạo đã từng làm nhiều cô rơi nước mắt lắm đó.
Quỳnh và Hạo cùng quay nhìn Đan, một giáo viên trạc bốn mươi đang vui vẻ góp chuyện.
Hạo vội kêu lên:
- Chị Đan ơi! KHông khéo, q nghĩ em là chàng lăng nhăng thì chết.
- Vậy thì em hối lộ cho chi đi, chị sẽ nói... sự thật tốt cho.
Quỳnh cười khúc khích:
- Chà! Sự thật mà có tốt xấu nữa hả chị Đan?
Đan bước đến, khoác vai Q:
- Chứ sao em. Cuộc đời muôn mặt mà.
- Cuộc đời sẽ rất tuyệt, nếu có được một người bạn tâm đầy ý hợp -- Háo nói và đưa mắt nhìn Quỳnh.
Đan thể hiện vai trò chung gian:
- Nghe chưa Quỳnh? Có người muốn góp gạo ăn chung nè.
Quỳnh chúm chím cười, hưởng ứng một cách vô tư:
- Được góp gạo ăn chung với tổ trướng đẹp trai, con nhà giàu học giỏi, ai lại chắng mong muốn. Vừa mới nghe nói, em mừng thấy mồ. Anh Hạo nhớ đừng đối ý nghe.
Hạo chưa kịp nói gì, thì Đan đà nhéo mắt cười:
- Nghe chưa hở anh chàng tổ trưởng đẹp trai? Có lẽ ngay bây giờ, chị Đang phải được hậu ta một tô bún bồ Hếu nổi tiếng ở quán Sông Chiều.
Hạo bước đến gần Quỳnh, anh có mái tóc bồng gợi Quỳnh giật mình nhớ đến Sơn.
- Thật phải không Quỳnh? Ngoéo tay đi cho chắc ăn.
Quỳnh phì cười:
- Chị Đan kìa. Không tin nhau thì làm sao góp gạo ăn chung được hả chị?
Đan gật đầu lia lịa, giọng ngâm nga:
- Đúng, đúng. Phải tin nhau mới được, Hạo à. Có chị Đan ở đây, em cư" yên tâm mà xuất hầu hao. Khi tô bún nóng hổi thơm ngát vào bao tử rồi, mọi việc sẽ vô cùng tốt đẹp.
Hạo cùng Quỳnh không nén được cười. Họ hỏi:
- Vậy bây giờ đi hả chị Đan?
Lần đầu tiên Quỳnh thấy Hậu ngồ ngộ, vẻ lý lắc, tinh nghịch của anh chàng giờ chắng thấy đâu.
Còn chị Đang thì trêu chọc:
- Nè! Nhưng liệu hồn đấy, đến quán có cô nào đón đường không nhỉ?
Hạo nhướng mắt:
- Ô! Chị hãy hoàn toàn tin cậy vào em. Quỳnh sẽ ngồi sau xe em, là thành phần đặc được bảo vệ vô cùng cẩn trọng.
Đ giả vờ làm mặt buồn:
- Thế chị đàng lẻ loi rồi.
- Đâu có -- Hạo nghiêm mặt -- Em sẽ mời bố già chở chị.
Đ giật mình, giảy nấy:
- Bậy nè. Tiết sau ổng lên lớp.
Hạo phẩy tay:
- Chuyện nhỏ mà, để em lo.
H bước nhanh qua phòng giáo viên. Lát sau, anh chàng trở ra cùng với thầy Hiền, một giáo viên tứ tuần. Nghe đâu, thầy đã góa vợ mười năm nay. Ở trường, thường cáp đôi Đan và thầy Hiển. Sự ngượng, nghịu lúng túng của hai người càng làm những con ma cười trong cánh giáo viên trẻ đẹp có dịp quấy phá.
Thế là bốn người cùng kéo nhau ra quán. Có thầy H, D như mắc cục nghẹn ở cổ, cứ nói lắp mãi.
Lần đầu tiên nhận lời đi uống nước vơi Hạo, Quỳnh không biết phải nói gì. Hạo mới chuyển trường về đây, nàng chưa hiếu nhiều ngoài mái tóc bồng trông rất quen.
- Thường sau giờ dạy, Quỳnh làm gì ở căn hộ tập thế vậy?
Dùng muỗng xoay nhẹ viên đá trong ly nước, Quỳnh mỉm cười:
- Toàn là những việc lặt vặt thôi, anh ạ.
- KHông đi chơi ở đâu sao?
- Có chứ. Ở hai căn hộ tập thể kế bên.
Hạo hiếu ra, bật cười:
- Với chàng nhóc Tí Minh và con bé Phụng đó hả?
Quỳnh hồn nhiên:
- KHông dễ gì tìm lại tuổi thơ của mình qua mấy nhóc dễ thương như vậy đau anh.
Hạo nghiêng đầu:
- Vậy tưởi thơ của Quỳnh thế nào?
- Cũng rất êm đềm. Quê Quỳnh cũng có một dòng song thơ mộng. Lúc đi học đại học, mùa hè rủ mấy người bạn ở thành phố về... Eo ơi! Tụi nó tăm sông hoài không muốn lên. Đêm trang lại chèo xuống đi chơi, mang cả đàng guitar theo để đàn hát.
Quỳnh dừng lại vì thấy Hậu đang mỉm cười nhìn nàng:
- Rồi sao nữa, Quỳnh? Vừa tốt nghiệp ra trường, Quỳnh đã dạy ở đâu và vì sao lại đi xa thế này?
Nụ cười trên môi Quỳnh dần tắt. Một chuỗi ngày tháng buồn hiện về. Không đâu, nàng chưa hề kể chuyện mình đã một lần làm cô dâu.
- Quỳnh đã dạy học rồi lại bỏ nhiệm sở. Sau đó mơ"i xin việc ở đây.
- Xa nhà, Quỳnh có buồn không?
- Có chứ. Nhưng Quỳnh có một lý do riêng không thể dạy học ở gần nhà được.
Một thoáng im lặng giữa hai người khiến những âm thanh dìu dắt của tiếng đàn, tiếng hát có dịp nhả vào tai:
Đường hun hút cỏ xanh bờ liều
Người còn đấy, tuổi trẻ đã đi rồi
Gà gáy sáng mộng còn trên gối.
Ngàng tháng buồn hoa từng cánh chia phôi...
Vâng. Ngàng tháng dần trôi, Quỳnh ra đi với tâm sự nặng trĩu u hoài. Bây giờ, có lẽ Sơn đã có những ngày hạnh phúc bà có lẽ ba Phùng trở về cũngđành chấp nhận đối thay. Quỳnh rất quý mẹ chồng, nàng tiếc là không thể gặp để nói một lời xin lỗi.
- Quỳnh ơ!
Giật mình, Quỳnh trở về với hiện tại.
- Dạ.
Giọng Hậu thật êm:
- làm bạn gái của anh nha?
- Quỳnh đang làm bạn của anh đây mà. Bạn đồng nghiệp.
- Đừng đánh trống lãnh nữa cô bé. Em hiểu anh muốn nói gì mà.
- Đôi lúc Quỳnh cảm thấy mình như thế nào, chắc là không biết yêu anh.
- Không phải đâu -- H. quả quyêt--- Ngày đầu tiên gặp Quỳnh, đúng hơn là gặp nét suy tư, xa vắng, anh đã tò mò muốn biêt' về Quỳnh. Ngày tháng được gặp nhau, anh thấy những giờ lên lớp thật có ý nghĩa. Khuôn măt, nụ cười của mọi người xung quanh bỗng trở nên đáng yêu hơn. Và anh hiếu lòng mình đang khao khát.
Dẫu sao, những lời tỏ tình cảm cúa Hạo cũng rất đáng yêu. Ừ, mà hai năm đã trôi qua rồi còn gì. Chắng lẽ nàng lại cư" một mình từ chối tình yêu?
Thế là từ hôm đó, Quỳnh đã giao ước với Hạo hãy để cho cả hai có thời gian hiểu nhau rõ hơn. Hai ngưo8`i đà thường gặp nhau chuyện trò tâm sự, nhưng Quỳnh vẫn giữ trong lòng một góc bí mật của cuộc đời mình.
Cho đến một hôm, vì Hạo cứ thuyết phục mãi, cuối cùng, Quỳnh đồng ý đến nhà anh.
- Vậy chuẩn bị đi, anh chờ.
- Sao Quỳnh hồi hộp quá.
- Đừng sợ --- Hạo đồng viên -- Lúc nào anh cũng ở bên cạnh em.
-Nhà anh có thiếu đầu bếp không?
Hạo cốc nhẹ trên đầu nàng:
- KHông phải thiếu một đầu bếp mà là thiếu một cô dâu.
Quỳnh mắc cở, phụng phịu:
- Anh hạo này.
Hạo cốc nhẹ trên đầu nàng:
- KHông phải thiếu một đầu bếp mà là thiếu một cô dâu.
Quỳnh mắc cở, phụng phịu:
- Anh hạo này.
Hao nhìn qanh rồi bất ngờ hôm nhẹ lên má Quỳnh. Nàng vội né sang một bên, tránh nu hôn thứ hai.
- Ôi! mấy đứa nhóc nó thấy...
Rồi cô bé lui vào phòng đóng cửa, thay áo quần. Để Hậu một mình với gương mặt bừng sáng niềm vui của người đang yêu.
Khi cả hai bước vào phòng khách nhà ông bà Lơi, Quỳnh lễ phép cúi đâu:
- Con chào hai bác ạ.
Bà Lợi thân ái vỗ vai nàng:
- Ôi! Cô giáo xinh quá nhỉ. Ngồi đi con.
Còn ông Lợi thì nhéo mắt cười. Quỳnh đóan ông là người vui tính.
- Cô giáo mà trẻ như thể này, có bị học trò trêu chọc không?
Hạo nhìn Quỳnh, đờ lời:
- Đứa nào ghẹo thì chết với con đó, ba à.
Ông lợi cười sang sắng:
- Con trai ba oai phong nhỉ. Nhưng Quỳnh nè! Nó có hay bắt nạt con không?
Quỳnh ngập ngừng cười, vẫn cảm thấy không mấy tự nhiên.
- Dạ, ảnh chưa bắt nạt, nhưng hay lý sự lắm, con cãi không lại.
Nghe đến đây, bà L bật cười. Câu nói của Quỳnh làm bà thích, vì nó giống như một lời khen con trai cưng của bà.
- Con đừng lo. Căn nhà nay nữ giới là số một đấy, một bước lùi hai bước tiến đó con.
Mọi ngườicùng cười vui vẻ. Quỳnh cám thấy tuy thuộc gia đình giàu có, nhưng cách cư xử của ông bà Lợi rất dễ gần. Bà L đã hỏi khá nhiều vê gia đình nàng và không tỏ ý gi phân biệt giàu nghèo, môn đăng hộ đối.
Trưa hôm đọ Quỳnh ở lại dùng cơm với gia đình Hạo. Nàng vui vì buổi sơ ngộ đã làm mọi người đều hài lòng. Mấy năm trôi qua, nang thấy mình đã trưởng thành nhiều, không còn vụng dại non trẻ như ngày nào bước vào nhà Sơn.
Hạo vỗ nhẹ lên vai Quỳnh, làm gián đoạn suy nghĩ của nàng.
- Làm gì mà đứng bên cửa sổ vậy? Làm thơ ư?
Con ma nghịch ngợm trong Yến Quỳnh đã chuyển động, nàng dáo dác nhìn ra vườn:
- Ở đa6y chắng có chú cóc nào nhảy ra cả.
H cười khe khẽ, tiếng cười thật gân. Quỳnh nghe được nhịp rộn ràng ở vùng ngực ấm của Hậu phủ trên lưng nàng.
- Nhỏ ơi!
- Dạ.
- Anh giới thiệu một nơi...
- Nơi nào vậy, hướng dẫn viên?
- Một căn phòng rất đẹp.
Quỳnh rùng mình:
- Ở trỏng... nguy hiểm lắm.
- Vì sao vậy?
Quỳnh khúc khích:
- Có ma..
- Có anh đây mà, sợ gì.
- Anh thề...
Quỳnh xoay người lại, Hậu đang đưa ngón tay út lên trời. Nàng lắc đầu:
- Một ngón tay không đủ, cả bàn tay mơi tin.
Hạo trợn mắt rồi bất ngờ kéo Quỳnh ngã vào lòng mình. Cô bé nghe người nóng rạn lên vì sự va chạm và vì hơi ấm từ Hạo lan toa? sang da thịt mình. Không có cách nào khác, Quỳnh nhắm mắt, nhận cơn mưa hôn.
Và không hiếu vì sao, gương mặt Sơn lại hiện ra và Quỳnh cũng vòng tay ôm chặt lấy Hạo.