ột lần sau khi đi săn về, Ivan Ivanưts cho Bim ăn rồi lên giường nằm bỏ cơm tối và cũng chẳng buồn tắt đèn. Ngày hôm đó Bim làm việc khá nhiều nên ngủ thiếp đi ngay,không nghe thấy gì cả. Nhưng những ngày tiếp sau, cả Bim cũng nhận thây chủ thường hay đi nằm ngay cả ban ngày, có điều gì buồn bã, đôi lúc lại bất chợt kêu lên đau đớn. Đã hơn một tuần rồi Bim đi chơi tha thẩn một mình, chốc lát - lúc nào cần thiết. lvan Ivanưts mệt nhọc lần tới cửa để thả Bim ra ngoài hoặc mở cho nó vào rồi lại đi nằm. Một hôm ông nằm trên giường rên rỉ nghe rất buồn bã. Bim đến, ngồi xuống bên giường, chăm chú nhìn vào mặt ông, sau đó gối đầu lên cánh tay duỗi dài của chủ. Nó nhận thấy khuôn mặt chủ nhợt nhạt hẳn đi, phía dưới mắt hiện lên những quầng thâm, cằm không cạo râu trông nhọn ra. Ivan Ivanưts quay về phía Bim khẽ nói, giọng yếu ớt: - Thế nào đây, hả cu con? Chúng ta sẽ làm gì nhỉ? Tao mệt lắm Bim ạ, hỏng rồi. Mảnh đạn... nằm ngay dưới tim. Bim ơi, hỏng mất. Giọng nói ông nghe lạ hẳn, khiến Bim lo lắng. Nó đi đi lại lại trong phòng băn khoăn, chốc chốc lại cào cửa như muốn gọi: "Dậy đi nào! Đi lại cho khoẻ". Nhưng Ivan Ivanưts lại rất sợ rất sợ động đậy. Bim đến ngồi cạnh bên ông, khẽ kêu ư ử. - Thôi được, tao thử đi tí xem sao, Bim nhỉ, - Ivan Ivanưts nói thều thào và thận trọng nhỏm dậy. Ông ngồi một lát trên giường, sau đó đứng lên, một tay vịn tường còn tay kia đỡ tim, lẳng lặng tiến ra cửa. Bim đi kèm bên ông, mắt nhìn bạn không rời, và không một lần, không một lần nào vẫy đuôi. Dường như nó có ý nói: Được, tốt đấy. Ta cứ đi, từ từ thôi, đi đi. Đến đầu cầu thang Ivan Ivanưts bấm chuông cửa nhà bên cạnh, sau đó thấy một cô bé xuất hiện, cô Liuxia. Ông nói điều gì với cô. Cô chạy về buồng mình rồi quay trở lại cùng với một bà già: bà Xtêpanôvna. Ivan Ivanưts chỉ mới nói đến tiếng "mảnh đạn", bà ta đã cuống quýt lên, cầm tay dìu ông quay trở lại phòng. Ông cần nằm nghỉ, Ivan Ivanưts ạ. Nằm nghỉ đi. Thế, thế. - Bà kết thúc khi ông đã nằm ngửa lưng xuống giường: - Nằm nghỉ. Chỉ có việc nằm nghỉ thôi. - Bà ta cầm lấy chìa khóa trên bàn vội vã đi ra, gần như chạy, lật đật kiểu ông già bà cả. Dĩ nhiên Bim nhận ra tiếng "nằm" được nhắc đi nhắc lại ba lần như có dính dáng đến cả nó. Nó nằm xuống ngay cạnh giường, mắt không rời cánh cửa. Tình trạng đau đớn của chủ, thái độ xúc động của bà Xtêpanôvna và cái việc bà cầm lấy chiếc chìa khóa trên bàn - hết thảy những cái đó đã truyền sang Bim. Nó nằm lo lắng chờ đợi. Không bao lâu sau nó nghe thấy có tiếng chìa khóa tra vào lỗ, ổ khóa kêu lách cách, cánh cửa mở ra, ngoài hành lang có tiếng nói chuyện. Rồi bà Xtêpanôvna bước vào, theo sau có ba người lạ mặc áo choàng trắng, - hai nữ một nam. Từ họ thoảng ra một mùi lạ lạ, không như mọi người, giống như mùi ở cái hộp treo trên tường mà chủ nó chỉ mở ra mỗi khi nói: "Tao mệt lắm, Bim ơi, mệt lắm, hỏng". Người đàn ông xăm xăm bước đến gần giường, nhưng... Như một con thú dữ, Bim nhảy chồm đến ông ta, tì hai chân lên ngực ông và sửa hai tiếng cật lực. "Ra! Ra!”,. - Bim quát. Ông kia lùi lại, hất Bim ra, còn hai người phụ nữ liền nhảy tót ra ngoài hành lang. Bim lại ngồi xuống cạnh giường, toàn thân run lên bần bật, rõ ràng là nó sẵn sàng thà chết chứ không để cho những người lạ mặt kia đến gần ông bạn nó vào lúc ông đang nguy kịch thế này. Ông bác sĩ đứng ở cửa nói vào: - Lại con chó nữa! Làm thế nào bây giờ? Đến lúc ấy, Ivan Ivanưts ra hiệu gọi Bim đến, khẽ xoay người lại vuốt ve đầu nó. Bim lấy chân đặt lên mình bạn, liếm lên cổ, lên mặt, lên tay ông. - Mời ông vào nhà, - Ivan Ivanưts nói thều thào, mắt ngước nhìn thầy thuốc. Ông kia bước tới: - Đưa tay tôi xem. Ông này chìa tay ra: - Chào ông. - Chào ông, - người thầy thuốc nói. Bim chạm mõm vào tay bác sĩ, theo ngôn ngữ chó có nghĩa là: “Thôi thì biết làm thế nào! Đã thế đành phải thế. Bạn của ông bạn tôi thì cũng là bạn của t&c đây: bụng thì thót, bộ lông không chải chuốt bị bết lại, màu lông trên lưng trước bóng bẩy thế này xỉn đi. Buồn và đói làm cho đến chó cũng xấu hẳn mã. Tôlich đụng vào trán con Bim, còn chó thì nhìn cả bọn và tỏ ra đã tin cậy hẳn. Sau đó chúng nó lần lượt vuốt ve Bim, và Bim không phản đối. Mối quan hệ lập tức trở nên tốt đẹp, và trong không khí hoàn toàn hiểu biết lẫn nhau chẳng mấy lúc sẽ dẫn tới tình bạn thân thiết. Tôlich đọc to dòng chữ khắc tên tấm biển bằng đồng thau và reo lên: - Nó là con Bim. Sống có một thân một mình thôi! Các cậu ơi, nó muốn ăn đấy! Thôi giải tán về nhà, đứa nào tha được thứ gì đến đây thì tha. Bim ở lại với Tôlich, còn bọn trẻ chạy toán loạn. Lúc này thằng bé ngồi trên ghế, Bim nằm bên chân nó và thở dài thườn thượt. - Mày buồn lắm hả Bim? - Tôlich tay vuốt ve đầu con chó, miệng hỏi. - Thế chủ mày đâu? Bim rúc mũi vào kẽ hai chiếc giày cao cổ và cứ thế nằm. Chỉ lát sau đứa này tiếp đứa kia xuất hiện. Thằng Bụ Bẫm mang đến chiếc bánh rán, Thằng Lớn mẩu xúc xích, Thằng Gầy hai cái bánh xèo. Chúng bày tất cả thứ đó trước mặt Bim, nhưng con chó cũng chẳng buồn ngửi đến nữa. - Nó ốm đấy, - Thằng Gầy nói. - không khéo lây thì chết. - Nói đoạn nó lùi xa Bim ra. Thằng Bụ Bẫm chẳng hiểu vì sao chùi tay vào quần và cũng tránh ra xa. Thằng Lớn lấy mấu xúc xích quệt quệt vào mũi Bim rồi cũng kết luận một cách dứt khoát: - Nó chẳng ăn đâu. Không muốn. - Mẹ mình bảo chó nào cũng truyền bệnh cả, - Bụ Bẫm lo ngại. - Con này hẳn là bị bệnh đây! - Vậy thì cút đi! - Tôlich phát cáu mắng luôn. - Đi cho khuất mắt tao... "Truyền bệnh"... Truyền bệnh thì đã bị sở chó người ta bắt rồi, còn con này... Xem đây, chẳng đeo biển là gì. Lý lẽ chắc nịch ấy đã tác động mạnh mẽ: bọn trẻ lại vây quanh Bim. Tôlich kéo cái vòng cổ lên cao. Bim ngồi dậy. Tôlich vạch miệng nó ra, thấy có kẽ hở phía cuối hàm răng, lấy một mẩu xúc xích đút vào đó. Bim nuốt. Lại mẩu nữa, lại nuốt. Cứ như thế con chó đã ăn hết khúc xúc xích dưới sự tán thưởng của khán giả. Cả bọn tập trung theo dõi. Thằng Bụ Bẫm mỗi khi Bim nuốt cũng nuốt theo, mặc dù trong miệng chẳng có gì cả: cứ như nó muốn hỗ trợ cho Bim vậy. Nhưng những mẩu bánh rán thì không tài nào nhét vào được, nó rơi vãi lung tung. Lúc này Bim bèn tự ăn lấy, nó nằm sắp xuống, đặt bánh lên hai chân, ngó nghiêng nhìn rồi tự ăn. Nó làm như vậy rõ ràng là do nể Tôlich. Cậu bé này có bàn tay ân cần quá,có đôi mắt dịu dùng quá, thậm chí hơi buồn buồn, cậu ta thương Bim quá đến nỗi Bim không cưỡng lại được tình thân mật ấm cúng ấy. Trước đây Bim cũng đã có quan hệ đặc biệt với trẻ con, và lúc này nó tin tưởng dứt khoát rằng những người bé đều là tốt, còn những người lớn thì khác nhau, có cả những người xấu bụng. Tất nhiên nó không thể hiểu nổi là những người bé sau này sẽ trở thành lớn và rồi cũng khác nhau, nhưng đâu phải việc của chó suy xét xem tại sao có những người bé tốt bụng khi lớn lên lại trở thành những người xấu tính, đại loại như Bà Thím và ông Mũi Hớt. Thật ra nó ăn bánh rán là vì Tôlich và chỉ thế thôi. Do đó mà nó thấy dễ chịu hơn, cho nên cũng không từ chối mấy cái bánh xèo. Và thế là suốt một tuần nó ăn lần này là lần thứ hai. Nó ăn xong, Tôlich lên tiếng trước tiên: - Ta thử xem nó biết làm gì nào. Thằng Gầy nói: - Trong rạp xiếc, nhảy thì người ta hô: "Hấp!". Bim nhổm dậy và chăm chú nhìn thằng bé như muốn hỏi: "Hấp, nhưng qua cái gì?". Hai đứa cầm hai đầu chiếc dây lưng, còn Tôlich thì ra lệnh: - Bim, hấp! Bim dễ đàng nhảy qua vật chướng ngại ngây thơ ấy. Cả bọn khoái lắm. Bụ Bẫm ra lệnh rành rọt: - Nằm xuống! Bim nằm (các bạn bảo thì mình vui lòng làm!). - Ngồi dậy. - Tôlich đề nghị (Bim nhổm dậy). - Nhặt về, - Tôlich ném mũ lưỡi trai đi. Bim mang mũ về. Tôlich ôm lấy Bim mừng rỡ, còn Bim thì đáp lại, liếm ngay vào má thằng bé. Bên những người bé này, tất nhiên là Bim cảm thấy nhẹ nhõm hẳn đi. Thế nhưng chợt một lão già đi tới, tay múa cái can, đi rất khẽ, đến nỗi bọn trẻ không ai để ý đến trước khi lão cất tiếng hỏi: - Chó ai đây? Lão nom vẻ quan trọng, đầu đội mũ xám hẹp vành, cổ đeo chiếc nơ xám thay cho cà vạt, mình mặc áo vét xám, quần xám nhạt, bộ râu ngắn xám bạc, mắt đeo kính. Nhìn ác là hoặc diều hâu thì được thưởng năm hoặc mười lăm kôpêc gì đó, mình không nhớ. Nhưng đột nhiên có quyết định mới tuyên bố chim ác là và diều hâu là giống chim có ích, chứ không phải là kẻ thù của loài chim: cấm săn giết chúng. Cái lệnh diệt kiên quyết nhất được thay bằng cái lệnh cấm kiên quyết nhất. Bây giờ thì chỉ còn có một loài chim phải bị tiêu diệt và bị đặt ra ngoài vòng pháp luật: con quạ xám. Nó tuồng như hay đi phá các tổ chim (vả chăng chính con ác là cũng đã từng bị buộc oan cho cái tội ấy). Trái lại thì không có ai chịu trách nhiệm về việc rải chất độc hóa học diệt chim các vùng đồng có và rừng đồng cỏ. Để cứu rừng và cánh đồng khỏi các giống phá hoại, chúng ta đã diệt chim, nhưng tiêu diệt chim, chúng ta đã làm chết... rừng. Con quạ xám, một chiến sĩ vệ sinh nổi tiếng và bạn đường của xã hội loài người, chẳng lẽ lại là kẻ có tội hay sao? Trăm sự là tại quạ xám! - Đó là lời biện hộ chắc chắn nhất và sơ đẳng nhất biện hộ cho con người về các loài chim bị can tội chết. Những cuộc thí nghiệm kéo dài với thần chết - thật là kinh khủng. Giờ đây đã có những nhà bác học - sinh vật học và những nhà đi săn trung thực đứng lên chống lại việc đó, giờ đây một cuộc đấu tranh bảo vệ chim và rừng đang diễn ra trên quy mô thế giới. Mình có đã lên tiếng kịp thời chống lại những cuộc thí nghiệm chết chóc ấy không? Không. Và đó cũng là lời quở trách của lương tâm mình. Tiếng nói của mình nghe mới nhạt nhẽo và vô vị biết bao, nếu như bây giờ mình nói vuốt đuôi rằng: Hãy cứu lấy quạ xám, chiến sĩ vệ sinh xuất sắc của những nơi có người ở. Hãy cứu nó khỏi bị tiêu diệt, bởi vì nó giúp ta làm sạch rác rưởi quanh nơi ta, cũng giống như nhà văn trào phúng quét sạch những rác rưởi tinh thần của xã hội, hãy cứu lấy quạ xám chính vì cái lẽ ấy; nó có đánh cắp ít trứng chim thật, nhưng chính nhờ quạ xám mà các loài chim biết xây tổ, hãy cứu lấy kẻ giễu cợt chua cay, con chim duy nhất có cái ngây thơ một cách láo xược đến nỗi có thể từ trên cành cây mà nói vỗ mặt người ta: “Kạ-ạ-ạc!" (Cút đi, đồ ngu!). Và anh vừa mới đi khỏi là nó bay xuống, vừa kêu quang quác lên một cách giễu cợt, vừa sà vào ngấu nghiến ăn tiếp miếng thịt thối mà không một con chó nào thèm đớp; hãy cứu lấy quạ xám, nhà châm biếm của thế giới loài chim! Đừng sợ nó. Hãy nom kia, những con én bé nhỏ đang thân mật mổ nó, đuổi nó khỏi cái nơi chẳng có nó cũng đã sạch rồi, và thế là nó bỏ chúng đấy bay đi, miệng kêu quang quác một cách chua ngoa, tới cái nơi hoắc lên mùi thịt thối. Hãy cứu lấy loài quạ xám! Thực tế, kết quả sẽ là vừa vô tác dụng vừa vô căn cứ. Nhưng cứ để nó lưu lại trên cuốn sổ này về Bim. Ta sẽ viết thẳng lên bìa ngay bây giờ chữ "Bim". Tất cả đây sẽ chỉ là để cho chính mình mà thôi. Số là mình bắt tay vào viết nhật ký là để cứu danh dự cho Bim về sự ra đời lầm lỗi của nó, nhưng cuốn nhật ký càng phát triển ra thì lại gồm có đủ mọi điều không những chỉ trên quan đến Bim mà thôi, mà cả đến mình nữa. Rõ ràng sẽ chẳng ai đem in nó đâu; vả lại "chuyện con chó, chuyện mình” thì có thú vị gì cho ai? Chẳng cho ai cả. Lại nhớ đến những câu thơ của Kôntxốp: Tôi viết đây không vì vinh quang chốc lát Mà để giải trí, để vui chơi Cho những người bạn thân tình tôi yêu quý nhất Cho kỷ niệm buồn vui năm tháng qua rồi. ... Còn Bim thì cứ nằm đó - ngày hôm nay cu cậu đã làm việc cật lực và hít no những mùi tốt lành của rừng vàng. Ôi, rừng vàng, rừng vàng! Đây chính là một mảnh hạnh phúc cho ta đó, đây chính là nơi cho ta trầm tư mặc tưởng. Trong rừng thu nắng ấm con người càng thêm trong sạch hơn.