ơ là con bài tốt, nhưng nếu 2 lá cơ vây bọc lá 10 bích thì tốt thành xấu. Kẻ đang yêu vớ phải 3 lá bài này chắc chắn sẽ tuyệt vọng. Tuyệt vọng còn khá, nếu bên phải 10 bích có ách rô, ách bích, già bích hoặc đầm bích thì khó tránh khỏi tang tóc. Điều đập vào mắt Văn Bình trước tiên, ngay sau khi chàng xô cửa phòng là những con bài tây nhiều màu. cả thảy 13 lá, xếp theo hình ngôi sao, lá bổn mạng nằm giữa, chung quanh là 12 lá tiêu biểu cho tình cảm, danh vọng, tiền tài và sức khỏe. Bói bài có nhiều cách, sắp bài cũng có nhiều cách khác nhau, như sắp theo hình chữ thập, bánh xe hên xui... 32 lá, 15 lá, 13 lá, 3 lá.... Thôi thì đủ thứ kiểu. Nhiều khi người ta bói một lá duy nhất. Từ bao năm nay, Phù Dung chỉ bói một kiểu, kiểu 13 lá và nàng thường cho rằng số 13 giúp nàng gia tăng tuổi thọ. Phù Dung vừa bói bài xong. Nhưng không bói trên bàn, trên giường, 13 con bài được rải trên mặt đất. Và Phù Dung nằm bên. Trần truồng. Quần áo bị xé rách gần hết. Nàng chưa chết nên đã nghe rõ tiếng giầy của chàng. Nàng muốn ngồi dậy song không còn đủ hơi sức. Nàng chỉ có thể xoay mình về phía cửa. Câu nói đầu tiên của nàng đáp lại câu hỏi đầu tiên của chàng "em hề gì không?" chỉ gồm 3 bồi, 3 bồi anh ơi! Trong giải đoán ý nghĩa của 32 lá bài, người ta thường quan tâm đến những lá bài cùng một giá trị như nhau. Có thể là 4 lá đồng loạt. Hoặc 3. Hoặc 2. Và tùy theo các lá đồng loạt để giải đoán vui buồn, thành công hoặc thất bại. Nếu 3 lá bồi thì có sự phản trắc của bạn bè. Đó là 3 lá "đứng". 3 lá lộn ngược cũng mang lại tin buồn, song kém chua cay, đau đớn hơn. 3 lá bồi Văn Bình vừa nhìn thấy lại là 3 lá bồi "đứng". Nghĩa là thần bài báo trước cho nàng biết nàng bị phản trắc. Bạn bè thân tín của nàn phản trắc nàng. Nicôn hất tấp hỏi: Bọn Tình Báo Sở? Phù Dung lắc đầu nhè nhẹ. Văn Bình biết thủ phạm không phải là Tình Báo Sở. Vì Tình Báo Sở không phải là bạn bè thân tín. Chàng bèn quỳ xuống cạnh nàng: Mai Lăng? Phù Dung hơi mỉm cười. Mỉm cười trong lúc sửa soạn lên đường sang bên kia thế giới kể cũng lạ. Nhưng Văn Bình không lấy làm lạ. Đàn bà là sinh vật có nhiều khúc mắt và mâu thuẫn nhất trong vũ trụ. Phù Dung mỉm cười là để che giấu sự đau khổ và ngại ngùng. Nàng yêu Mai Lăng và tin hắn yêu nàng. Thế mà người đàn ông nàng sắp lấy làm chồng, nàng nguyện yêu thương hắn trọn đời, lại đanh đập tra tấn nàng một cách tàn bạo. Quần áo nàng bị tơi tả, mỗi nơi một mảnh. Trên thân thể nàng chỉ còn lại những miếng đồ lót ni-lông. Hồi mới gặp lại Phù Dung sau nhiều năm tháng xa cách. Văn Bình đoán qua những đường cong đều đặn và dáng dấp mềm mại là nàng chưa già. Một lần nữa chàng đã đoán rất đúng. Thân thể nàng như thân thể của thiếu phụ 25, tròn trịa và quyến rũ đúng với câu "gái một con trông mòn con mắt". Nhưng Văn Bình không có thời giờ chiêm ngưỡng nhan sắc như nặn của nàng vì nụ cười vừa nở trên môi hình trái tim vụt tắt. Cơn đau cực độ đang vò xé tạng phủ nàng. Văn Bình quan sát nét mặt và thăm dò kinh mạch của Phù Dung trong khi Nicôn loay hoay gọi điện thoại. Phù Dung thều thào: Mời y sĩ phải không? Văn Bình đáp: Phải. Nicôn cho biết tại lãnh sự quán Hoa Kỳ có một y sĩ thường trực mỗi đêm. Chỉ cần mươi, mười lăm phút là y sĩ có thể đến đây, chở em vào bệnh viện. Phù Dung lại mỉm cười, nhưng khóe miệng đã bắt đầu méo lệch như da mặt bị kéo căng một bên: Vô ích, anh ạ. Em biết em chẳng còn sống bao lâu nữa. Anh Văn Bình ơi, đây là lần thứ nhì em bói nhằm 3 lá bồi. Lần thứ nhất, cách đây 17 năm, em bị phản trắc suýt chết. Và... lần này... Nhưng thôi, em cũng không oán than và tiếc nuối nữa... Em chết như vầy mà hơn. Văn Bình ngắt lời: Mai Lăng đến đây? Vâng. Hắn về nhà sau khi các anh đi được 5 phút. Khi ấy, anh đang ở dưới đường. Không, sau khi anh đánh ngã bọn Tình Báo sở núp trong xe hơi thì Mai Lăng mới xuất hiện. Tại sao em không đóng chặt cửa? Hệ thống an ninh của em rất tốt, như em đã nói với anh. Nhưng nó chỉ có thể ngăn được người lạ, chứ không ngăn được Mai Lăng. Vị hắn được coi như người nhà. Tự tay hắn đã gắn lắp chuông điện, mắt điện, súng bắn đạn thuốc mê... Cho nên hắn đã biết phương pháp hóa giải. Hắn trèo từ mái nhà bên cạnh, nhảy xuống sân thượng, dùng kềm bọc cao su cắt đứt chuông báo động rồi lấy nam-châm áp vào cửa để mở chốt. Hắn từ sân thượng xuống phòng em dễ dàng, hắn chỉ gặp bà quản gia của em. Công việc riêng của em, bà quản gia không biết, bà ta đinh ninh Mai Lăng vắng nhà một thời gian, chứ không xung đột với em nên bà ta dẫn hắn đến ngay phòng này. Em đã khôn ngoan, không ở trong căn phòng chung, đề phòng hắn mò về, nhưng anh ơi, khôn ngoan cũng vô ích... Hắn tàn nhẫn đến thế là cùng, em la lên, bà quản gia thấy biến cũng la lên, hắn bèn vớ ống nước keo xịt tóc trên bàn phấn đánh nát mặt bà ta. Em không còn nghe tiếng rên nữa, chắc bà ta đã chết. Cặp mắt lờ đờ mệt mỏi của Phù Dung hướng về góc phòng. Bà quản gia nằm ngửa, quần áo còn nguyên, chỉ hơi sộc xệch có lẽ vì bị lôi kéo, nhưng mặt và cổ bê bết máu. Đúng như Phù Dung nói, bà quản gia đã chết. Văn Bình cảm thấy đau nhói ở cuống bao tử. Xúc động nội tâm này không do cái chết thê thảm của bà quản gia gây ra, mặc dầu khuôn mặt trắng trẻo, phúc hậu, luôn luôn tươi tỉnh đã biến thành đống thịt lầy lụa gớm ghiếc. Trong đời, chàng đã chứng kiến hàng trăm cái chết hung ác tương tự. Hàng trăm lần chàng đã phải vuốt mắt cho đàn bà đẹp. Bà quản gia đã xấp xỉ ngũ tuần. Chết cũng không còn sớm nữa. Sở dĩ chàng xúc động vì Mai Lăng đã giết người bằng một khí giời rất khó giết người, ống keo xịt tóc không nặng bao nhiêu, Mai Lăng chỉ có thể đánh nát mặt và lũng sọ nạn nhân nếu hắn là con nhà võ cừ khôi từng hấp thụ tinh hoa của kình pháp. Theo hồ sơ, Mai Lăng là gã đàn ông hữu tài vô hạnh con nhà giàu, đẹp trai, học giỏi nhưng ham chơi, ham chơi đến nỗi cha mẹ phải từ bỏ. Hồ sơ chỉ nói hắn có số vốn võ thuật tạm đủ để tự vệ hoặc tấn công chớp nhoáng. Chứ hồ sơ không hề nói hắn có biệt tài biến nhẹ thành nặng khiến hắn có thể giết người bằng bất cứ vật nào cầm trong tay. Chàng bèn hỏi Phù Dung: Mai Lăng giỏi võ không? Nàng đáp: Khá giỏi. Thấy hắn nặng tay với bà quản gia, em can hắn nhưng hắn xô em ngã xuống đất. Rồi... rồi.... Phù Dung ngưng nói để thở. Hơi thở nàng khò khè như bị nghẹt đàm. Rồi hắn đánh em? Vâng. Hắn đánh em phủ đầu. Em chẳng hiểu tại sao nữa. Em vừa té ngã thì hắn dậm gót giầy vào bụng em, dằn nhiều cái làm em suýt tức ngộp. Sau đó, hắn dùng mũi giầy đá em. Trời ơi, hắn dận giầy mũi nhọn... Đứng sau, đặc phái viên Nicôn buột miệng: Thằng khốn... Văn Bình vội đưa ngón tay lên môi. Lòng chàng cũng lộn lạo trước những lời đau thương của Phù Dung. Nhưng chàng biết nàng còn yêu hắn. Hắn có thể coi nàng như con vật trong lò sát sinh, nàng cũng vẫn yêu hắn. Yêu cuồng loạn như con gái, đàn bà trong lứa tuổi đôi mươi.... Như chàng tiên liệu, Phù Dung có vẻ bất bình vì tiếng "thằng khốn" của Nicôn. Nàng hằn giọng rồi bênh vực cho người yêu sát nhân: Bình thường Mai Lăng là người vũ phu song điều đó không đáng ngại đối với em. Anh còn lạ gì em, lão trung tá mật thám Pháp còn vũ phu hơn nhiều, dường như Trời sinh em ra là để đàn ông vùi dập. Điều làm em quan ngại là chưa bao giờ Mai Lăng lại vũ phu đến mức độ ấy. Chưa bao giờ hắn hành hạ em vô cớ. Hắn chỉ thượng cẳng chân hạ cẳng tay mỗi khi nổi cơn ghen. Tính em nhăng nhít đến chết không chừa nên hắn ghen là đúng, hắn đánh em cũng đúng. Nhưng lần này.... Phù Dung nín lặng. Nàng ngó chàng trân trân, nước mắt tuôn đầm đìa. Lần này, Mai Lăng ghen với chàng... Văn Bình rút khăn tay lau má cho nàng. Nàng khóc ấm ức một lát rồi mới nói tiếp: Hắn ghen, hắn ghen, anh ạ. Và hắn ghen với anh. Chẳng hiểu sao hắn khám phá ra anh là bạn ngày xưa với em. Hắn đá mấy cái vào mạng sườn, em ngã nhào từ trên giường xuống đất, miệng quát tháo "đồ đĩ, đồ đĩ rạc, tính nào tật nấy, tao sẽ đánh mày chết". Bị đánh đau quá, em hóa liều, em thừa cơ hắn lục tủ lấy rượu, chồm dậy, lượm cái bình pha lê cắm hoa choảng vào vai hắn. em tưởng lúc ấy hắn có thể moi gan móc ruột em ra, hắn nhìn em trừng trừng mắt đầy tia máu đỏ ngầu. Nhưng hắn chỉ nhìn suông chứ không áp đảọ bằng sức mạnh. Nhìn em được ba, bốn phút, hắn bỗng rú lên cười sằng sặc. Em quên suy nghĩ, cứ nói bừa là hắn muốn gì hãy thú nhận ra, đừng có đòn phép ghen tuông vớ vỉnh nữa. Em không ngờ câụ nói văng mạng của em lại moi trúng ý nghĩ của hắn. Hắn khựng người, ly rựợu suýt rớt khỏi tay, rồi đáp "tôi muốn gì, tôi đã có dịp nói ra, và cô cũng đã rõ", dứt lời, hắn đổ dốc luôn ly rượu đầy ắp vào người em trước khi quăng cái ly vào gầm giường. Em không phản ứng lại? Không. Vì em quá sợ. Lưỡi em như bị khô cứng, tay chân em líu ríu, em không nói, không cử động gì được nữa. Tại sao? Một lần nữa, Phù Dung nín lặng. Văn Bình nhận thấy nàng nín lặng lần này là lần thứ ba. Không hiểu tình cờ hay dụng ý, hễ Nicôn lại gần lắng tai nghe là nàng ngưng nói. Chàng ra hiệu cho Nicôn kéo cái khăn trải giường đắp cho nàng. Nicôn bàn: Đề nghị khiêng nàng lên giường. Văn Bình không chấp thuận: Không khiên lên giường được đâu. Vì xương sống của nàng có lẽ bị đánh gẫy. Chừng nào có y sĩ? Hắn ra xe ngay khi tôi gọi. Văn Bình tiếp tục lau những giòng nước mắt nóng trào ra đầy mặt Phù Dung: Em có hỏi hắn về cái vòng ước không? Nàng đáp, giọng bắt đầu yếu rõ rệt: Có. Hắn quăng cái ly vỡ tan rồi ngồi phịch xuống ghế dựa. Để trấn áp cơn sợ hãi, em mang vụ go-do-chong-giom ra hỏi hắn. Nghe em hỏi, hắn cắn môi, rồi nói "việc này, cô chẳng nên biết làm gì". Em bảo là em có quyền biết vì ông hoàng Phakanvong sẽ từ chối ký kết thỏa ước dầu hỏa thì hắn lại rú lên cười sằng sặc như hồi nãy. Hắn có nhận đánh tráo cái vòng ước Tây Tạng không? Không. Thật ra, hắn không nói "có" hay "không" dứt khoát. Hắn bảo là cuộc đời chán hơn cơm nếp nát. C.I.A. đã coi hắn như cỏ rác, ông Hoàng còn xô hắn xuống thấp hơn một bực nữa, lương bỗng thì quanh năm thiếu hụt, hắn không thể tiếp tục thái độ quân tử Tàu được nữa. Quân tử Tàu? Nghĩa là hắn có ý định phản bội? Dĩ nhiên. Vì vậy hắn mới rắp tâm chiếm đoạt cái go-do-chong-giom từ trước ngày sang Âu châu. Hắn định bán báu vật cho ai? Em quên hỏi hắn. Hắn chỉ yêu cầu em giúp hắn. Em nói là em không thể giúp hắn làm chuyện phạm pháp thì hắn đáp là hắn mắc kẹt, hắn không còn lối thoát nào nữa, em có yêu hắn thì đừng bỏ rơi hắn. Nghe hắn than thở em quên bẵng trận đòn thừa sống thiếu chết vô cớ và vô lý và bưng mặt khóc. Hắn dìu em lên giường rồi... rồi hắn nhủ gì em nghe nấy. Khốn nạn, em lớn ngần ấy tuổi đầu mà ngu hơn con nít, em ngoan ngoãn nằm yên cho hắn vuốt ve. Hắn làm tình với em một cách đắm đuối như hồi hắn mới gặp em... Xong xuôi, hắn thì thầm vào tai em "Phù Dung ơi, em giúp anh nhé... em nên giúp anh, em phải giúp anh, em phải giúp anh vì chỉ có em mới giúp được anh thôi". Em tỏ vẻ không hiểu, hắn bèn hôn em và cắt nghĩa là hoàn cảnh bất khả kháng đã lôi kéo hắn vào tội lỗi, giờ đây, hắn muốn trở về con đường chính đạo cũng đã quá muộn, vì ông Hoàng cùng ông Sì-mít sẽ không thể tha hắn. Ra tòa, hắn sẽ khó tránh khỏi án tử hình hoặc chung thân cấm cố ngoài Côn Đảo. Nhưng theo kinh nghiệm hắn biết là ông Hoàng sẽ không truy tố hắn ra tòa, ông Hoàng phái anh qua đây để giải quyết nội bộ một cách êm thắm. Hắn lầm. Anh chưa hề nhận được chỉ thị giết hắn. Và ngay phút này anh cũng chưa có ý định giết hắn. Như anh từng hứa với em, anh sẵn sàng nhắm mắt trước tội lỗi của hắn. Hắn chỉ hoàn trả lại báu vật là đủ. Nếu hắn cần tiền, anh sẽ thỏa mãn. Miễn hồ hắn đừng đòi quá lố. Em đã nói với hắn như vậy. Nhưng hắn một mực không nghe. Hắn nằng nặc đòi em phải cung cấp cho hắn một bảo đảm chắc chắn. Hắn lập luận rằng nếu em chịu cung cấp bảo đảm này, ông Hoàng và ông Sì-mít và cụ thể hơn cả là anh, sẽ chẳng dám đụng đến lông chân hắn. Bảo đảm này là cái gì? Phù Dung lại nhìn quanh quất. Nicôn đã ra ngoài để đón viên y sĩ của lãnh sự quán. Trong phòng chỉ có Văn Bình và nàng, ông Hoàng đã không lầm lẫn trong việc tuyển nạp nàng. Nàng là người đàn bà yêu hoang tàn, đã trải qua hàng chục đời chồng và hàng trăm mối tình xác thịt mỗi đêm, nghĩa là nàng không thể trung thành với một người đàn ông nào. Thế nhưng nàng lại là một nữ điệp viên tuyệt đối trung thành với tổ chức. Bằng chứng: nàng chẳng còn sống bao lâu trên cõi đất này nữa mà nàng vẫn nghĩ đến bổn phận phòng gian bảo mật. Nàng muốn nói ra nhưng lại sợ. Nàng ngần ngừ vì Nicôn vừa quay vào. Văn Bình thúc giục: Em nói đi. Phù Dung lảng sang chuyện khác: Buồn quá anh ơi... có lẽ em sắp chết. Tự dưng em nhớ yến sào, em nhớ hòn Nội kinh khủng. Văn Bình lặng người. Nếu nàng không nhắc đến yến sào và hòn Nội, chàng đã thúc giục nàng thêm nữa. Vì chàng cần biết rõ về vật được gọi là "bảo đảm". Theo từ ngữ điệp báp, "bảo đảm" thường là một tài liệu thuộc loại tối mật mà nhân viên phản thùng thường nắm giữ để "săng-ta". Nhưng Văn Bình không dám làm kinh động quá khứ đầy mộng đẹp của nàng. Yến sào và hòn Nội là một phần đời nàng. Hồi ấy, nàng đã tâm sự với chàng "anh ơi, em mê ăn yến vì nó là món ăn đại bồ, nhưng cũng vì em sinh trưởng ở Khánh Hòa, trong một vùng đối diện với hòn Nội ngoài khơi, em phải xa nhà từ tấm bé, em giàu có mà không được về, nên em mê ăn yến để khỏi nhớ hòn Nội..." Yến là tổ chim hải yến trong các hòn đảo nhỏ nằm rải rác dọc bờ biển tỉnh Khánh Hòa. Những hòn đảo ít người nghe tên như hòn Chà Là, hòn Hố, hòn Đụng, hòn Sưởng, hòn Mun, hòn Hội và hòn Ngoại, lại đã đi vào lịch sử yến sào thế giới vì ở đó có rất nhiều tồ yến và là yến tuyệt ngon. Nhưng ngon đệ nhất phải là yến hòn Nội, chả thế mà phong dao đã có câu: Yến sào hòn Nội Vịt lội Ninh Hòa.... Nàng là con gái đầu lòng của một gia đình ngư dân nghèo xơ nghèo xác. Cha mẹ nàng, gia đình nàng đều là công nhân bóc yến ở hòn Nội. Hàng năm, cuộc bóc yến diễn ra hai lần, vào mùa xuân và mùa thu. Tổ yến màu trăng trắng, trông như con thoi chỉ rối, lớn bằng hai, ba quả trứng gà Mỹ, dính chặt vào đá. Yến quý nhất là yến huyết màu hồng hồng. Yến huyết thường thấy ở hòn Nội. Bóc yến là công việc gay go, nhiều khi rất mạo hiểm, yến huyết lại oái hồng hồng. Yến huyết thường thấy ở hòn Nội. Bóc yến là công việc gay go, nhiều khi rất mạo hiểm, yến huyết lại oái oăm tìm những nơi loài người không dám léo hánh tới để làm tổ, đặc biệt là trong những kẽ đá hoặc hang động bé nhỏ nằm chìm dưới nước. Muốn lấy tổ yến, phải đợi thủy triều hạ xuống rồi chui luồn vào động. Có nhiều cửa động chỉ bằng một hai gang tay, người lớn không lọt. Cô bé Phù Dung được đi bóc yến luôn luôn vì thân hình nàng mỏng dính. Nếu cuộc đời cứ chảy nhịp đều như vậy, Phù Dung cứ đi bóc yến như vậy thì vụ vòng ước go-do-chong-giom với Mai Lăng, hoàng tử Phakanvong và Antôn đã chẳng xảy ra. Và cô bé thân hình mỏng dính kia lại chẳng trở thành thiếu phụ sắc nước hương trời không bao giờ lại mang cái tên thi vị nhưng yểu mệnh là Phù Dung... Người ta đã lầm khi cho rằng tình yêu cuồng loạn chỉ có thể được trong giới no cơm ấm cật. Trên thực tế, mẹ Phù Dung, một người đàn bà chưa hề biết son môi và nước hoa là gì, và lớn lên trong sự khổ cực tột độ, lại yêu say đắm một chàng trai tuổi chỉ bằng non nửa. Họ còn yêu nhau say đắm hơn các cặp tình nhân ngày nay nữa vì họ mù chữ, họ không thể viết thư nóng bỏng hẹn hò cho nhau. Họ lợi dụng những cuộc bóc yến ngoài khơi để làm tình, và kết quả là một cuộc thanh toán đẫm máu xảy ra, cha Phù Dung hạ sát tình địch trên núi rồi quẳng xác xuống biển Nam Hải. Hung thủ bỏ trốn vào Nam, còn mẹ Phù Dung ra xóm cổn làm nghề ca kỹ. Nàng sống một thời gian với mẹ, nhưng mẹ nàng sớm lìa bỏ cõi trần vì mối hận tình không nguôi và nàng sớm lăn thân vào gió bụi. Định mạng sui nàng làm vợ bé một trung tá mật thám Pháp. Nàng đã tập cho người chồng già khác màu da một thói quen độc đáo: thói quen ăn yến. Phù Dung mê ăn yến để khỏi nhớ quê nhà hòn Nội, song thật ra để thèm ước cuộc sống ấm cúng gắn bó của vợ chồng yến, khác với cuộc sống lạnh lùng chia cắt của cha mẹ nàng. Chim yến thường bay từng cặp từ khơi vào đảo, chọn nơi nào kín đáo mới lập tổ. Chúng nhả nước bọt ra, âu yếm tạo thành những sợi dây tình nhằng nhịt, rồi chim mái đẻ trứng an toàn. Chim mái nằm trong tổ ấp trứng, chim trống lặn lội ra ngoài tìm mồi. Suốt trong thời gian 20 ngày ấp trứng, đôi trống mái sống hòa thuận thần tiên. Chim yến con cũng được cha mẹ yến nuôi dưỡng trong hai tháng rưỡi trước khi cho vào đời. Phù Dung mồ côi từ nhỏ, nàng không được hưởng một tuổi hoa thơ mộng như chim yến con. Nghe Phù Dung nhắc đến yến sào, Văn Bình lặng người. Nàng vẫn tiếp tục nói, hai mắt lim dim, giọng khao khao đều đều, tay chân bất động, như dưới tác động của thuốc móc rút sự thật păng-tô-tan: Thương anh ghê... anh Văn Bình há.... Thương anh ghê.... Em vừa mua được một cân yến hạng nhất, yến hòn Nội chính hiệu gửi từ Nha Trang qua tận Ba Lê, đắt gấp chục lần giá bên nhà. Em làm anh ăn thì ngon phải biết. Em có lối làm yến lạ lắm, khỏi cần pha với dầu phụng cũng sạch như thường. Làm yến quả là một nghệ thuật. Nghệ thuật này có tính cách cổ truyền, thoạt đầu phải ngâm tổ yến trong nước nóng, không được nóng nhiều song cũng không được nóng ít. Yến sẽ rời ra thành sợi, chất lông và bụi sẽ nổi lềnh bềnh trên trên, người ta đổ dầu phụng, dầu này sẽ quyện chất bẩn trên mặt nước. Gạn hết đi, người ta dùng nhíp nhổ râu lượm hết lông măng. Xong xuôi, yến được đun cách thủy để nấu ngọt hay mặn. Giọng nói của Phù Dung bỗng lúng túng. Nàng ngừng lại để ho. Chàng tỏ vẻ lo lắng vì nàng vẫn không chịu đá động đến hiện tại: Anh ơi, em thương anh ghê... em ngu ghê... em không ăn nhằm bùa mê thuốc lú ái tình thì hôm nay phải là ngày hạnh phúc nhất đời em. Té ra em chỉ được tái ngộ với anh để rồi chết... Anh Văn Bình nè, anh thường về thăm nhà không? Lâu lắm Văn Bình chưa về thăm nơi chôn rau cắt rốn. Đó không phải vì chàng không muốn về. Chàng muốn về kinh khủng song con sông Bến Hải tàn nhẫn đã ngăn chặn niềm tương tư bất tận của chàng. Trong dĩ vãng, chàng đã về thăm, nhưng đều là lén lút. Về thăm trong đêm khuya, gót giầy thật nhẹ và gần đến lũy tre làng phải nín hơi thở sợ chó sủa. Hoặc về thăm chớp nhoáng, phi cơ nhẹ thả xuống rồi móc lên. Chàng đáp cho Phù Dung yên lòng: Cũng thỉnh thoảng. Đố anh, em có thích về thăm nhà không nào? Ai lại chẳng thích. Lầm. Thói đời, ai cũng thích. Em cũng thích. Nhưng mỗi khi nghĩ lại em không còn thích nữa. Anh nghĩ coi, nai khô Diên Khánh, sò huyết Thủy Triều và tôm hùm Bình Ba có nơi nào ngon bằng không? Chắc là không. Nhưng giờ đây, chiến tranh đã làm.... Nicôn rón rén bước lại ra hành lang. Văn Bình vội đưa bàn tay bịt miệng Phù Dung: Em vừa nhắc đến hai chữ "bảo đảm", Mai Lăng đòi em cung cấp "bảo đảm". Hiện em giữ tài liệu nào của ông Hoàng? Phù Dung đáp chỉ đủ chàng nghe: Không, Mai Lăng đòi em cho biết tên của Savuy. Văn Bình giật bắn người: Savuy Tiệp Khắc hả? Phù Dung đáp gọn: Vâng. Em là "hộp thư sống" của họ ở Giơneo. Một trong nhiều nhiệm vụ của Phù Dung là làm đầu dây liên lạc giữa ông Hoàng với một số điệp viên hoạt động trên lãnh thổ Cộng sản Tiệp Khắc. Những điệp viên này họp lại thành một tổ chức mệnh danh là Savuy. Savuy là bí danh. Việc đặt bí danh thường là đầu đề của nhiều sự rắc rối thi vị và rí rỏm. Nguyên Hương không phải là đệ tử trung thành của thần Lưu Linh như chàng, song nàng lại chọn bí danh của các cộng sự viên hải ngoại trong bảng danh sách rượu vang thượng hạng. Savuy (1) là thứ vang có một không hai trên thế giới, dân nhậu nổi tiếng không thể không biết. Mặc dầu Thụy Sĩ chỉ đứng hạng đàn em trong kỹ nghệ rượu nho. Rượu Savuy lừng danh, có lẽ vì nó có hương vị đặc biệt, màu nâu nâu của nó cũng đặc biệt, và đặc biệt hơn nữa là người ta chỉ sản xuất rất ít, chỉ đủ dùng cho một thiểu số nhà giàu. Rượu nho cũng như đàn bà. Nghĩa là trên căn bản, vang xứ nào cũng do nho ép mà ra. Nghĩa là đàn bà da trắng cũng giống đàn bà da vàng, đàn bà da đen. Giống thì giống, ấy thế mà khác thì vẫn khác. Rượu nho đỏ gamay thơm mùi cam thảo và mùi chan chát bất hủ của trái cau hôn lễ uống với em bé 17, 18, trong độ thơm vừa chín của tuổi ô mai thì nhất trần đời. Em bé chưa quá đôi mươi, thân hình núi lửa làm da thịt đàn ông sôi bỏng thì phải nhấm nháp với rượu pha mùi dâu và mận tươi Đàlạt (2). Nhưng nếu giai nhân có đôi chân dài, người gầy nhẳng, gò má hơi hóp và cặp mắt sâu trũng, da dẻ lạnh như băng tuyết mà nội tâm lại có thể đun kim khí lỏng chảy thành nước thì nên đối ẩm với một loại rượu nho độc nhất vô nhị, nói là "rượu tảng băng" (3). Rượu vang trắng này được ủ lâu năm trong những hang đá lạnh lẽo nên hấp thụ nhiều hương lạ. Tuy nhiên, muốn đại thắng người đẹp "trường túc bất tri lao" thì phải đến với loại nho được trồng ở đỉnh núi, ở độ cao nhất nhì thế giới (4). Dường như khí trời trên cao chứa đựng một tiên lực siêu phàm, cây nho càng được trồng trên cao chừng nào càng sản xuất rượu vang bồi dưỡng sinh lực nhiều chừng nấy. Tổ chức Savuy được ông Hoàng thành lập từ nhiều năm ở Thụy Sĩ, song mãi đến thời gian gần đây nó mới mang lại kết quả cụ thể và khích lệ. Một số tin tức, tài liệu từ phía sau bức màn sắt cộng sản được chuyển qua Tiệp, rồi từ đó chuyển qua lãnh thổ trung lập Thụy Sĩ. Văn Bình đã nghe nói nhiều đến Savuy song chưa có cơ hội hoạt động chung với họ; vả lại, chàng ở trong ban Hành Động, quanh năm dùng dao súng và võ thuật, các điệp viên Savuy chỉ phụ trách lấy tin thuần túy nên cơ hội này khó thể xảy ra. ông Hoàng từng nói với chàng là tổ chức Savuy rất quan trọng. Mấy tháng trước, chàng đang ở Sàigòn, ông tổng giám đốc dặn dò: Hiện giờ thì chưa, nhưng trong tương lai chắc anh sẽ hoạt động ở Đông Âu. Khi ấy, tôi sẽ nhờ anh củng cố lại tổ chức Savuy. Theo chỗ tôi biết, GRU Sô Viết và Quốc Tế Tình Báo sở Trung Hoa đang tìm đủ mọi cách chọc thủng màng lưới an toàn của Savuy. Giờ đây Mai Lăng đòi Phù Dung "cho biết tên của Savuy". Nàng là đầu dây tất không lạ gì phương danh và địa chỉ của nhân viên Savuy đầu não. Tóm được chi tiết này, Mai Lăng sẽ có thể bình chân như vại. Antôn sẽ không dám đụng đến hắn... Và dĩ nhiên Nicôn và chàng cũng sẽ o bế hắn tột độ, nếu không hắn sẽ điều đình bán tài liệu Savuy cho Antôn. Không riêng Tình Báo sở, GRU và KGB Sô Viết, ngay cả các cơ quan tình báo đồng minh Tây phương cũng sẵn sàng rút hàng đống đô-la ở ngân hàng ra để đổi lấy mấy dòng chữ về Savuy. Mai Lăng quả to gan bạo phổi. Nhưng hắn cũng là tay cừ. Nếu hắn nắm được tài liệu Savuy, chàng sẽ phải khoanh tay, nhìn hắn múa gậy vườn hoang. Chàng bèn hỏi Phù Dung: Em có cho hắn biết tên các nhân viên Savuy không? Không... nhưng.... Nụ cười của Văn Bình chỉ vẽ thoáng trên môi rồi tan biến. Vì nàng vừa nói thêm tiếng "nhưng". Nhưng.... Nhưng... anh ơi.... Em chỉ là đàn bà chân yếu tay mềm. Em không chịu nỗi những đòn tra tấn tàn bạo của hắn. Anh ơi.... vừa âu yếm đấy, hắn đã trở mặt được ngay và dùng mũi giầy đá vào xương sống. Em ráng chịu đau và trong thâm tâm em nhất quyết giữ bí mật đến chết. Hắn có lối tra tấn khoa học, mỗi cái đá là một phát atémi, hắn không đá thật mạnh để làm gẫy đốt xương sống trên cổ nhưng đủ làm em đau khắp châu thân, óc bị rung chuyển như búa bổ. Kể ra, hắn chỉ muốn lấy bản danh sách Savuy chứ không muốn giết em, nhưng vì em tiếp tục ngậm miệng nên hắn... nên hắn... úi chao, đau lắm anh ơi.... Em ngồi dậy được không? Không. Anh sẽ đỡ em. Đừng anh. Lưng em như thể nát bấy. Hắn đá trúng khúc xương dài trên đốt xương cụt nên em bị bại liệt, không cử động được nữa. Phù Dung không nói rõ, chàng cũng hiểu. Mai Lăng vừa áp dụng một kỹ thuật tra tấn của Tình Báo Sở được coi là vô nhân đạo. Kỹ thuật này nhằm tấn công các yếu huyệt dọc xương sống. Đối với con nhà võ thì đòn đánh xương sống rất khó trúng đích và ít hữu hiệu vì 33 đốt xương chồng chận lên nhau này khá cứng, và tủy xương sống - cái ống tròn màu trắng sữ dài 46 phân tây, đường kính 1 phân, chứa đựng 31 dây thần kinh quan trọng - được bạo bọc an toàn. Nhưng nếu am tường vị trí các huyệt thì chỉ cần phóng atémi nhẹ là đối thủ thảm bại trong khoảnh khắc. Xương sống được chia ra làm 4 khúc, khúc đầu gồm 4 đốt, hễ bị đánh gẫy là táng mạng hoặc nhẹ ra cũng trọng thương và tàn tật suốt đời, khúc lưng gồm 12 đốt không có huyệt nào đáng kể, khúc thứ 3 ngang với bụng gồm 5 đốt dính cứng với nhau, và sau cùng là 4 đốt nhỏ xíu hợp thành đốt xương cụt. Mai Lăng không chủ tâm giết chết Phù Dung nên hắn chừa khúc đầu. Mà chỉ tập trung đòn vào khúc thứ ba của xương sống. Nhưng trong cơn giận dữ hắn đã quá nặng chân khiến những đường dây thần kinh ở đó bị thương tổn nặng. Kết quả nàng còn sống cũng như chết. Nàng còn sống thì cũng phải ngồi xe có người đẩy. Chân nàng đã bất động, tay nàng cũng đang dần bất động. Sau này, ăn uống nàng cũng cần người hầu hạ. Phù Dung quen nếp sống hoạt động, nàng là con thiêu thân tình ái, thiếu xác thịt đàn ông nàng không chịu nổi. Như vậy, thà nàng chết mà hơn... Y sĩ của lãnh sự quán chưa đến, giá đến ngay bây giờ cũng vô ích. Đột nhiên, Văn Bình có ý nghĩ là viên y sĩ này gặp nạn dọc đường để Phù Dung có thể êm ái từ giã cõi đời... Nằm dưới đất, nàng rên rỉ: Đau lắm, em đau lắm, anh ơi, anh bắn cho em một viên đạn vào óc để em chết cho rồi.... Văn Bình an ủi gượng gạo: Không sao, em không sao đâu. Phù Dung bắt đầu thở khò khè: Đừng nói dối nữa. Em là thánh tổ nói dối, anh qua mắt em sao nổi. Chân em lạnh rồi. Em đang lạnh nơi bụng. Anh ơi.... Người thiếu phụ trôi nổi xứ Khánh Hòa nhiều yến huyết đa tình sắp chết. Văn Bình vội nói: Em cất giấu tài liệu Savuy ở đâu? Náng đáp, nhọc mệt: Trong tủ sắt. Tủ sắt? Tủ sắt ở đâu? Phía sau tủ gương đựng quần áo. Anh bấm nút ngầm dưới tấm gương soi là tủ áo nhích ra. Hiểu rồi. Em đã mở két lấy tài liệu cho hắn. Đời nào. Nếu em nghe lời hắn, em đã không bại liệt và sắp chết. Nhưng em cứng đầu chẳng được gì. Vì trong những ngày chung sống với em hắn đã lừa chụp được cách mở két, hắn chỉ giả vờ ngủ và dùng máy ảnh gắn ống têlê để.... Hắn chỉ thiếu cái chia khóa, chia khóa này đầu dẹt, gồm đúng 13 cái khứa, hắn không thể rèn cái giả nên.... Nên hắn đánh em để hỏi chia khóa? Vâng. Em đeo bằng một sợi dây nhỏ trong quần lót. Em ân ái với hắn, nệm đồ lót ở góc giường, đến khi đánh em gần chết hắn nổi sùng kéo giựt khăn trải giường chiếc chia khóa mới rớt xuống đất... Và hắn mở tủ sắt? Vâng. Trong đó có đầy đủ tên và chỗ ở của các nhân viên Savuy. Không có tên thật, chỉ có bí danh. Cũng không có địa chỉ. Tuy nhiên, có một số chi tiết mà cơ quan điệp báo nào nghiên cứu cũng có thể phăng ra tên và địa chỉ. Có cách nào thông báo cho các nhân viên Savuy rút vào bí mật không? Có... nhưng.... nhưng.... Nhưng... như thế nào, em nói đi.... Mật mã dùng để liên lạc cũng được cất trong tủ sắt. Nghĩa là Mai Lăng đã nắm đầu cán, còn chúng mình đầu lưỡi? Hắn giải thích là nếu anh và Nicôn án binh bất động mặc hắn hành động hắn sẽ hoàn trả tử tế những tài liệu đã lấy. Trong trường hợp ngược lại, hắn sẽ.... Hiểu rồi. Em dư biết anh không thể án binh bất động. Vì còn báu vật go-do-chong-giom. Còn khế ước khai thác dầu hỏa. Còn uy tín của sở. Và còn.... Anh định nhắc đến em ư? Cám ơn anh. Thật đấy. Nếu chỉ để báo thù riêng cho em thôi, anh cũng không ngần ngại. Em đau... đau lắm.... một lần nữa em cám ơn anh. Đừng quên con bé yến sào... yến sào hòn Nội nhé, anh Văn Bình nhé? Phù Dung thở vuột ra rồi im lặng. Hoàn toàn nín lặng Phù Dung đã chết. Nàng vừa thở hơi cuối cùng thì Nicôn đưa y sĩ vào. Viên thầy thuốc đặt vội hộp đồ nghề xuống đất, đeo ống nghe vào tai. Rồi nhấc cườm tay xem mạch. Rồi vạch mắt quan sát tròng trắng. Sau cùng, đứng dậy lác đầu nhè nhẹ. Nicôn hỏi: Không cứu được nữa? Viên y sĩ đáp: Không. Văn Bình không quan tâm đến sự hiện diện của viên y sĩ. Vì chàng còn phải mở tủ sắt, tiêu hủy những bằng chứng về sự cộng tác của người chết với sở Mật Vụ của ông Hoàng. Chàng khỏi phải tìm kiếm lâu lắt, ngay dưới tấm gương lớn bằng đầu người chàng thấy một cái nút nhỏ cùng màu với thớ gỗ. Bấm vào, kỳ lạ thay, cái tủ đựng quần áo đồ sộ, nặng nề, tưởng như 4 người đàn ông lực lưỡng di chuyển không nổi, lại nhẹ nhàng dạt sang bên. Thì ra chân tủ có bánh xe. Nhưng bánh xe cao-su này nhỏ xíu, tủ lại thấp sát mặt đất nên khó thể nhìn thấy. Cái tủ gỗ chỉ nhích vừa soắn cho cái két được lộ ra ngoài. Sau khi đoạt tài liệu Savuy, Mai Lăng chỉ bấm nút, trả cái tủ vào vị trí cũ, chứ không đóng két sắt. Văn Bình kéo cửa két, bên trong còn nhiều giấy tờ và đồ vật, song chàng biết chắc là bản danh sách nhân viên Savuy đã mất. Dung tích của két sắt bằng cái thùng dầu 20 lít đặt nằm ngang Văn Bình lôi đống giấy tờ lộn xộn; xếp gọn trên nền nhà rồi hạ lệnh cho Nicôn: Tưới xăng vào, dốt hết, bỏ tàn xuống cống phòng tắm. Trong khi Nicôn và viên y sĩ loay hoay với mớ giấy bắt đầu cháy lùng bùng. Văn Bình bê cái hộp bằng sắt sơn đen cũng ở trong két ra. Hộp sắt nặng trên 5 ký này là một điện đài tối tân. Chàng rút sợi dây màu đỏ từ góc hộp xoắn tròn quanh ngón tay rồi giật mạnh. Nửa phút sau, một điện tiếng "bục" khô khan nổi lên. Mọi bộ phận của đài đã bị phá nát. Chàng gói những miếng vụn cong queo cháy xém vào cái khăn tắm lớn, đoạn trao cho Nicôn: Phiền anh tẩu tán cái này ra khỏi nhà. Anh nhớ điện thoại báo tin cho cảnh sát biết. Nhưng trước khi họ đến đây, anh phải lánh mặt. Nicôn hỏi: Còn anh? Đi có việc. Tìm Mai Lăng? Ừ. Đến nơi hắn ngụ xem sao. Nhân viên của Phù Dung còn thức không? Không. Hầu hết đã về nhà riêng. Chỉ còn lại mấy chú cận vệ yếu như sên. Vậy tôi xuống trước nhé. Anh chờ cảnh Sát rú kèn ở đầu hẻm rồi hãy chuồn. Đêm nay, nếu tôi chưa ngỏm củ tì tôi sẽ gặp anh tại khách sạn Président. Một lần nữa, tôi thành thật cám ơn anh. Có chuyện gì mà cám ơn? Anh đã cứu tôi 2 bận trong một đêm. Nếu tôi phải đi trước chắc chắn tôi đã bị bọn Antôn hỏi thăm sức khỏe. Một trận đòn thù nữa sẽ làm tôi hết đời. Tôi cám ơn anh vì anh đã cố ý giúp tôi. Văn Bình cười duyên, vỗ vai viên y sĩ để cáo từ. Gã thày thuốc này có lẽ là quân nhân nên có bắp thịt rắn chắc và da mặt rám nắng. Lối tiến thoái nhẹ nhàng của hắn đã chứng tỏ hắn đã ăn mày được khá nhiều về võ thuật. Vậy mà cái vỗ tay thân ái của Văn Bình cũng làm hắn xụm xương quai xanh. Đang đứng thẳng ro, hắn rụp lưng xuống, hai chân rung rung như gân sắp đứt. Miệng hắn líu mãi mới thốt được nên lời: Ơ kìa, tôi làm gì mà anh đánh tôi? Thật ra Văn Bình không chủ tâm thị oai với gã thầy thuốc của tòa lãnh sự Hoa Kỳ. Chẳng may cho hắn là Văn Bình gặp ngày sung sức trên mức trung bình. Nếu chàng vỗ mạnh tay hơn nữa - chỉ nặng tay hơn chút xíu thôi - chắc chắn hắn sẽ phải bó bột 3 tuần lễ. Đêm đã khuya. Văn Bình hé mở cửa, vọt ra đường. Trước khi đặt bước trên vỉa hè, chàng cẩn thận nép mình sát tường. Sự thận trọng của chàng không đến nỗi vô ích. Vì bọn đàn em của Antôn đã xuất hiện. Xuất hiện với lưỡi dao sáng loáng bay vèo trong đêm tối. Chú thích: Rượu Savuy ở tổng Vaud. Rượu nho có chất dâu tươi và mận tươi Đàlạt này được ép ở vùng Epresses và vùng Salquenen. Những vùng này có khí hậu khô ráo, sự ướt át của vũ trụ bị thu hút vào lòng đất nên cây nho tạo ra một thứ rượu... "ướt át" khác thường, đố ai uống nó một đêm trời teng teng mà không nhớ đến người đẹp Hỏa Diệm Sơn. Vin du glacier. Trồng ở đỉnh núi cao 1200 mét ở Heidervvein.