Chương 7

Bà Bửu vừa cắm bó lay- Ơn màu vàng tươi vào bình hoa bên salon thì ông Bửu về tới. Đón lấy chiếc cặp to tướng từ tay chồng, bà Bửu nởmột nụ cười tươi:
- Ông về sớm vậy? Đói bụng rồi phải hôn?
- Đói rồi. Vả lại, hôm nay họp xong sớm nên về sớm. Bà dọn cơm đi, tôi tắm xong sẽ xuống ăn ngay.
Bà Bửu gật đầu rồi đi vào bếp. Vừa đi, bà vừa nói:
- Hôm nay tôi nấu canh cua đấy ông ạ. Cua đồng hôm nay ở chợ nhiều vô kể.
- Canh cua với rau đay phải không? Thật là tuyệt.
- Tôi biết mà, ông chỉ thích có mồi món canh này thôi. Sống với ông ngần ấy năm, thấy ông mê món ăn này quá, đôi lúc tôi cũng phát ghen với nó đấy.
Đang đổi đôi dép chuẩn bị tắm, ông Bửu nghe vợ nói thế thì bật cười:
- Ghen ai không ghen, lại ghen với canh rau đay nấu cua đồng, bà điên rồi.
Bà Bửu cũng cười:
- Đùa thôi, chứ thấy ông ăn ngon miệng như vậy tôi thích lắm. Già rồi ăn được ngủ được là tiên, đúng không?
Vào phòng lấy áo quần và khăn tắm ra, ông Bửu vừa gật đầu:
- Ừ. Có tuổi rồi nên ăn uống cũng không khỏe như hồi trước nữa, nhưng chẳng hiểu sao cứ được ăn canh cua nấu rau đay là tôi lại thấy ngon miệng làm sao. Bà biết không, Lệ Quyên nhà mình cũng cùngmột sở thích như tôi vậy đó.
Đang tươi vui, nghe nhắc đến Lệ Quyên, bà Bửu chợt thở dài:
- Từ nay thân phận của nó đã rõ ràng rồi, mình cũng không nên gọi nó là Lệ Quyên mãi đâu ông à.
- Không gọi Lệ Quyên thì gọi bằng gì?
- Phải gọi là Hạnh Giang, vì tên đó là tên của ba mẹ nó đặt cho nó, không nên để nó mang tên của con gái mình hoài được.
- Nhưng tôi quen gọi Lệ Quyên rồi, giờ gọi Hạnh Giang tôi lại thấy buồn buồn làm sao.
- Buồn thì buồn nhưng sự thật là vậy mà. Sau này khi dì Tư khỏe lại, chưa biết chừng mình mất nó luôn đó ông.
Nói đến đây, bà Bửu tủi thân bật khóc, ông Bửu cũng buồn, nhưng thấy vợ bi lụy như vậy nên lên tiếng an ủi:
- Thôi, bà đừng buồn, chuyện đâu còn có đó. Miễn là nó tồn tại trên thế gian này thì dù cho nó đi đâu, về đâu, mình cũng vẫn đến thăm nó được mà. Chỉ cần trong lòng nó có mình thì vợ chồng mình cũng thấy vui rồi, đúng hôn?
- Đành là vậy. Nhưng dù gì nó ở với mình đã tám năm rồi, tám năm thời gian ấy tôi mến chân, mến tay nó cũng như con đẻ, giờ nghĩ đến lúc phải xa nó, tôi thật đứt ruột đứt gan...
Khẽ vỗ vào vai vợ, ông Bửu vội chuyển đề tài.
- Thôi. Gan ruột bà mà đứt thì tổ mệt tôi thôi. Còn bao tử của tôi mà có vấn đề thì bà chịu hoàn toàn trách nhiệm đó nghe. Dù sao con cái lớn rồi, nó có suy nghĩ của nó, tôi nghĩ bà cứ thật bình tĩnh để còn giúp chúng nó hoạch định tương lai, còn bây giờ trách nhiệm chính của bà là chăm sóc cho cái bao tử của tôi, tôi sắp bị đói chết vì cái mùa canh cua bà nấu rồi.
Hiểu ý chồng, bà Bửu vội chùi nước mắt rồi giục ông:
- Nói người ta mà mãi vẫn chưa chịu tắm. Định mang mùi bệnh viện lên bàn cơm của tôi là không được đâu đó.
Ông Bửu cười cười:
- Thì tại bà chứ còn tại ai, hễ người ta định đi thì lại nói. Bây giờ bà còn định nói gì thì nói luôn đi để tôi còn đi tắm, chứ nếu không tôi đi tắm rồi thì lại than là không ai trò chuyện cùng bà.
Bà Bửu nguýt dài:
- Khỉ cái ông này, già mà còn lắm chuyện. Tắm thì lo tắm đi. Cơm canh sắp nguội cả rồi.
Nghe vợ giục, ông Bửu lại cười rồi bỏ đi. Còn lạimột mình trong căn bếp rộng thênh thang, tự dưng bà Bửu lại thấy buồn. Hồi còn trẻ mơ làm có tiền thật nhiều để xây nhà to cửa cộng, nhưng đến bây giờ, sống giữamột ngôi nhà đúng như mơ ước thì bà lại thấu mình quá lạc lõng trong nó. Và khi chính sự lạc lõng ấy làm dậy lên trong bà nỗi cô đơn thì bà lại cảm thấy sợ...
- Mẹ! Mẹ đang làm gì đó?
Đang suy nghĩ vẩn vơ, nghe tiếng Đường, bà Bửu vội quay lại:
- Đường đó hả, làm mẹ hết hồn.
Mang giỏ đựng những cà mèn cơm vào bàn trong, Đường vừa cười vừa hỏi mẹ:
- Mẹ nhớ ba hay sao mà trông mất hồn đi vậy? Hay để con gọi điện nói ba về cho mẹ nhé.
Nghe giọng con trêu chọc, bà Bửu bật cười:
- Ba con đang trong nhà tắm chứ ở đâu mà gọi. Đã về trễ mà còn ở đó vẽ chuyện. Thôi, vào rửa tay đi rồi ăn cơm, mẹ đã tắm xong cả rồi đây.
Đường nhón tay mở nắp nồi rồi nhìn mẹ.
- Canh rau đây cua đồng, tôm rim dừa, thịt bò xào chua ngọt... Trời! Toàn những món đặc biệt như vậy thì làm sao con giảm cân cho được. Mẹ cứ bồi dưỡng cho cả nhà như vầy hoài, con sợ mấy cha con thành ông địa mất thôi.
Vừa dọn chén ra bàn, bà Bửu xua tay:
- Ăn được thì cứ ăn, ăn tốt để làm việc cho tốt thì cũng nên ăn chứ. Còn trẻ như con lại càng nên ăn khỏe vào để dồn sức mà làm việc và học hành, chứ bày đặt giảm cân như người ta, không khéo lại phải nhập viện vì đau bao tử đó.
Đường vừa rửa tay vừa nhìn mẹ:
- Tại mẹ không biết đó thôi. Chứ model bây giờ càng mỏng chừng nào tốt chừng nấy, chứ dày cơm như con, ra đường là bị ghẹo liền.
Bà Bửu tròn mắt ngạc nhiên:
- Mỏng à? Mà mỏng cái gì?
- Thì người mỏng, số đo mỏng, quần áo mỏng... nói chung siêu mỏng thì càng model.
- Trời! Người chứ có phải vải đâu mà mỏng với dày. Với lại người mà mỏng lét như tờ giấy, ai mà coi.
- Ở đó mà không coi, mấy siêu mẫu ngày nay hốt ra tiền cũng nhờ có được cái thân mình hạc sương mai đó mẹ.
Bà Bửu trề môi:
- Đẹp thì ích gì? Con gái có lứa, có thì, ăn uống kiêng khen cho ốm nhom, ốm nhách, nữa sau lấy chồng thì chửa đẻ sao nổi? Vả lại, mấy người đẹp này cũng giống như Ma- nơ- canh biết đi vậy thôi, chứ kiến thức và khả năng giao tiếp cũng thường. Theo mẹ tốt gỗ hơn tốt nước sơn cho chắc ăn.
Đường lau tay rồi đến dọn chén phụ mẹ. Vừa dọn, anh vừa tủm tỉm:
- Thời buổi này, ai mà nghe mẹ nói là người ta cười chết. Vì tiêu chuẩn của cái đẹp là vẻ bên ngoài đó mẹ, con gái chỉ cần có sắc thì muốn làm gì cũng dễ, đàn ông con trai có tướngmột chút là nói gì ai cũng nghe. Còn mấy Ma- nơ- canh của mẹ chính là những cây hái ra tiền đó. "Gỗ" thì không biết tốt hay xấu, nhưng hễ "nước sơn" bắt mắtmột chút là ép- phê liền.
Bà Bửu nghe con nói thì càu nhàu:
- Từ với ngữ gì như dân chợ trời, riết rồi con ăn nói chẳng ra đâu cả. Mình dù sao cũng con nhà gia giáo, ai học đòi gì thì mặc họ, còn mình cứ phải giữ lấy tư cách. Còn chuyện mập hay ốm, model hay không model mẹ không quan tâm. Mẹ chỉ muốn các con làm sao cho khỏe là được. Biết chưa?
Hiểu tính mẹ, Đường cười trừ:
- Dạ, con biết rồi mẹ.
Ông Bửu lúc này cũng vừa tắm xong, vừa bước ra thấy Đường, ông đưa khăn cho con trai rồi nói:
- Đem phơi khăn ngoài sân cho ba rồi vào ăn cơm. Ba đang đói lắm đây.
Đường đỡ lấy khăn cho ông Bửu rồi nhanh chân chạy ra sân phơi. Sau đó anh quay trở vào và nhanh chóng ngồi vào chỗ của mình. Xới cho ba và mẹ cơm xong, anh mới thong thả xới cho mình, rồi vừa ngồi xuống anh vừa mời mọc.
- Mời ba, mời mẹ ăn cơm.
Ông Bửu gật đầu rồi quay nhìn vợ:
- Bà ăn cơm đi, cố ăn cho nhiều vào, dạo này tôi thấy bà xanh xao lắm đấy.
Đường nhìn mẹ rồi đồng tình với ba:
- Phải đó. Dạo này mẹ Ốm lắm, đầy vẻ mệt mỏi. Mẹ cứ lo hối thúc chúng con ăn cơm, còn mẹ thì chả ăn gì. Không khéo, mẹ ngã bệnh lại thì nguy.
Bà Bửu nhìn chén cơm rồi thở dài:
- Không phải mẹ không muốn ăn, mà vì mẹ ăn không vô. Vì cứ vào bữa, nhìn thấy chỗ Lệ Quyên ngồi thường ngày trống không là mẹ lại nuốt không trôi. tám năm qua nhà ta có nó quen rồi. Bữa cơm nà chính nó cũng làm cho mọi người vui vẻ và ăn uống ngon hơn. Bây giờ nó vào bệnh viện chăm sóc mẹ nó, nhà mình cũng vắng vẻ hẳn.
Gắp bỏ cho vợmột con tôm rim dừa béo ngậy, ông Bửu chặc lưỡi:
- Ôi dào! Nó vào bệnh viện, tối lại về thôi mà. Mẹ nó bệnh, nó phải vào chăm sóc chứ.
- Biệt vậy rồi, nhưng nó là con của dì Tư, sau này dì ấy khỏe lại thì chúng ta mất con...
Đường nhìn vẻ mặt mẹ ỉu xìu thì bật cười:
- Nghe mẹ than thở mà con ganh tỵ muốn chết. Chẳng lẽ mẹ thương Lệ Quyên mà mẹ chẳng thương con sao? Còn chuyện dì Tư và Lệ Quyên thì mẹ cứ yên tâm. Dì Tư nói dì sẽ không đưa Lệ Quyên đi đâu.
Bà Bửu nhìn Đường, vẻ mặt rạng rỡ:
- Sao? Con nói lại cho mẹ nghe xem.
Đường nuốt nhanh miếng cơm rồi trả lời mẹ:
- Hồi nãy mang cơm lên cho dì Tư con nghe dì Tư nói sau này khi khỏe lại dì sẽ về ở với Hạnh Tiên. Còn Hạnh Giang... quên, Lệ Quyên thì vẫn cứ ở lại đây vì dì rất hiểu tình cảm của gia đình mình dành cho nó.
- Con nói thật chứ?
- Thật.
- Vậy còn ý của Lệ Quyên thì sao?
- Đương nhiên là nó bằng lòng rồi, uống nước phải nhớ nguồn chứ.
Ông Bửu chanmột muỗng canh vào chén rồi ngần ngừ:
- Đành rằng đó là ý tốt của dì Tư và Lệ Quyên, nhưng mẹ con nó đã cách xa nhau tám năm rồi, bây giờ để Lệ Quyên tiếp tục sống ở đây, tôi thấy mình ích kỷ thế nào đó.
Bà Bửu gật gù:
- Tôi cũng thấy vậy. Bởi vì họ là hai mẹ con ruột thịt, dù gì cũng đã xa cách nhau gần 10 năm trời, bây giờ gặp lại, hai mẹ con họ có quyền được sống bên nhau mới phải.
- Nhưng đó là ý của dì Tư và Lệ Quyên mà.
- Đành là vậy, nhưng nếu để Lệ Quyên ở lại đây là chúng ta đã lợi dụng lòng tốt của người ta...
- Ai lợi dụng lòng tốt của ai vậy ba, mẹ?
Đang bàn chuyện với mọi người, nghe tiếng Lệ Quyên, bà Bửu vội ngẩng lên. Vừa nhìn thấy cô, bà đã vui vẻ ra mặt:
- Con gái! Con về rồi đó sao?
Lệ Quyên chạy đến vừa ôm hôn mẹ, vừa đon đả chào ba:
- Dạ. Con về rồi ba mẹ. Nhưng hôm nay ba mẹ đã ăn cơm mà không chờ con.
Đường nhanh nhẩu đỡ lời:
- Ba mẹ và anh tưởng đâu em đã ăn cơm ở bệnh viện với dì Tư.
Lệ Quyên kéo ghế ngồi cạnh bà Bửu rồi nũng nịu:
- Con chỉ đến thăm mẹ con thôi, nhưng con đâu có ăn cơm ở đấy. Con phải để dành bụng để về ăn cơm với ba mẹ chứ.
Nghe Lệ Quyên nói vậy, bà Bửu mát cả ruột gan nhưng vẫn cố thử lòng cô:
- Bây giờ đã gặp mẹ ruột rồi, con nên chăm sóc cho mẹ con chu đáo hơn. Còn ba mẹ, chỉ nên thỉnh thoảng về thăm, kẻo không mẹ của con buồn đó.
Giọng Lệ Quyên phụng phịu:
- Vậy là ba mẹ không còn thương con nữa chứ gì? Hay là ba mẹ muốn đuổi con ra khỏi nhà này?
- Mẹ đâu có nói vậy. Nhưng dì Tư dù gì cũng là mẹ ruột của con, ba mẹ không muốn tranh giành con với dì ấy.
- Mẹ nói vậy có nghĩa là mẹ muốn cho con về ở với mẹ con?
- Mẹ nghĩ con nên làm như thế. Bởi vì đối vớimột người đàn bà, bất hạnh lớn lao nhất, chính là mất đi đứa con mình đã rút ruột sinh ra. Với lại, cuộc đời của mẹ con đã quá cơ cực, nay tìm lại được các con của mình rồi thì các con cũng phải cố mà bù đắp cho bà ấy những thiệt thòi mà bà ấy đã phải trải qua.
- Nhưng con cũng đâu có nói là con từ bỏ mẹ con.
- Không từ bỏ, nhưng nếu như con không về ở chung với dì Tư, nhất định mẹ con sẽ buồn lắm.
Lệ Quyên đưa đôi mắt đỏ hoe nhìn ông Bửu dò hỏi:
- Vậy còn ba, ý ba thế nào?
- Ba à? Ba hoàn toàn đồng ý với mẹ con. Dì Tư xứng đáng được cho con chăm sóc và thương yêu.
- Vậy còn anh Hai? Anh cũng muốn em đi nữa sao?
Đường lắc đầu:
- Tất nhiên là anh không muốn. Nhưng nếu giữ em ở lại đây, anh lại thấy tội nghiệp cho dì Tư.
Nghe xong tất cả những ý kiến của mọi người trong gia đình, Lệ Quyên ngồi thừ ramột hồi lâu. Để rồi sau đó, cô thở dài và nói thật chậm:
- Con thật không ngờ ba mẹ và anh Hai lại nghĩ về con và mẹ con tệ đến thế. Thật ra, về chuyện này con và mẹ con cũng đã có bàn bạc qua. Và với con, chuyện đi hay không chẳng quan trọng bằng tình cảm mà con dành cho cả hai gia đình.
- Mẹ hiểu. Nhưng dù sao mẹ cũng đã ở bên con tám năm rồi, trong khi mẹ của con...
- Mẹ của con thì sao hở mẹ? Bây giờ mẹ của con chẳng phải đã gặp lại nhau ư? Và nếu như đã gặp lại nhau rồi thì có khoảng cách nào có thể ngăn cản được tình mẫu tử của mẹ con con? Nhưng còn mẹ, nếu con ra đi, cũng có nghĩa là Lệ Quyên trong lòng mẹ lại chết thêm lần nữa và chắc chắn rằng sự chịu đựng này chẳng dễ chịu chút nào.
Nghe Lệ Quyên nói đúng tâm sự của mình, bà Bửu bật khóc:
- Lệ Quyên... con.
- Con sẽ không đi đâu hết. Con sẽ ở lại đây với ba mẹ để làm tròn chữ hiếu. Còn mẹ con sẽ về ở nhà chị Hạnh Tiên, chỉ cần con lui tới thăm viếng thì mẹ con cũng đã vui lắm rồi.
- Vậy sao được. Dì Tư sẽ rất buồn.
- Mẹ con còn có chị Hai nữa mà. Còn mẹ, mẹ chỉ có mỗi mình con là gái thôi mà.
Thấy Lệ Quyên hiểu được lòng mình, bà Bửu ôm chặc cô trong tay rồi òa khóc.
- Lệ Quyên... con.
Lệ Quyên cũng giữ chặt bà trong cánh tay mình rồi thì thầm:
- Mẹ! Mẹ cho con ở lại với mẹ nhé.
- Tất nhiên rồi, vì đó là ước muốn lớn nhất của mẹ mà.
Quay sang ông Bửu, cô khẽ hỏi:
- Vậy còn ba? Ba có cho con ở lại đây không?
Nãy giờ nghe mẹ con Lệ Quyên trò chuyện, ông Bửu rất cảm động, nên khi nghe Lệ Quyên hỏi, ông vội gật đầu:
- Cho chứ. Đương nhiên là cho rồi. Chẳng những vậy, ba còn rất vui nữa là khác. Nói thật với con, suốt mấy tuần nay, ba vì việc này mà đau khổ thật nhiều. Nay nghe con nói như vậy, ba thấy mình như vừa trút đi gánh nặng ngàn cân.
- Anh Hai! Còn anh thì sao? Anh có muốn cho em ở lại không?
Đường nghe hỏi đến mình thì cười toe:
- Phiếu bầu đã quá bán rồi, anh còn dám bỏ phiếu chống sao?
- Anh nói vậy là anh bị ép phải hôn?
- Điên quá! Ép gì chứ. Anh mừng hú vía thì có. Bởi vì anh đang lo, nếu em đồng ý về với dì Tư thì công việc xưa nay em vẫn làm nhất định sẽ chuyển hệ qua anh. Chừng đó, anh sẽ là kẻ khổ sở nhất trần đời.
Mọi người, mắt ai nấy đều đang nhòa lệ, nghe Đường đùa vui, thì bật cười vang nhà. Bà Bửu cũng vừa cười, vừa mắng Đường:
- Lớn rồi mà chỉ tài nói đùa là giỏi. Này, nói cho mà biết, con bé Hạnh Tiên, chị gái của Lệ Quyên nhà mình cũng dễ thương lắm. Mẹ muốn con mang giúp cô ấy về đây cho mẹ luôn.
Đường tròn mắt:
- Mẹ! Định mang cả Hạnh Tiên về đây nữa thì ai lo cho dì Tư?
- Chuyện đó chẳng cần con lo. Nếu con mang được cô ấy về đây cho mẹ thì nhất định mẹ sẽ mang dì Tư về ở nhà mình luôn. Dù gì nhà mình cũng rộng rãi, càng đông người thì càng vui chứ sao.
Đường nghe vậy thì gật nhanh:
- Nếu thế thì được, nhưng con không biết Hạnh Tiên có bằng lòng không?
- Sao lại không? Điều kiện của con tốt như vậy mà.
- Chính vì điều kiện của con rất thuận lợi, nên gây cho Hạnh Tiên áp lực lớn, cô ấy sợ mình không xứng với con.
- Cái gì mà xứng với không xứng chứ. Điều mẹ cần ở con người ta là đức hạnh và nghị lực thôi.
- Nhưng cô ấy là người cầu tiến, cô ấy đang cố học để chứng tỏ mình.
Ông Bửu nhìn Đường rồi nói:
- Trong hoàn cảnh khó khăn, sợ nhất là nhụt chí, chứ cầu tiến là điều cần có đế vươn lên. Nếu con bé cần được giúp đỡ thì con cứ nói, ba sẽ giúp cho nó đạt được mọi ước mong.
Đường nhìn ông Bửu mừng rỡ:
- Ba nói thật hả ba?
- Chẳng lẽ đùa? Ba đâu phải là loại người đó.
- Không phải. Ý của con muốn hỏi... giới hạn của sự giúp đỡ.
- Không có giới hạn và nếu nhưmột ngày nào đó, Hạnh Tiên trở thành vợ con và là con dâu của ba thì ba sẽ còn giúp nó nhiều hơn nữa. Vì cuộc đời ba, ba chỉ mong tạo dựng được cho các con thật nhiều hạnh phúc mà thôi.
Đường xoa tay vẻ vui mừng:
- Nếu Hạnh Tiên biết được điều này, nhất định cô ấy sẽ rất sung sướng. Ba à! Con cám ơn ba.
Ông Bửu bật cười:
- Coi kìa, ba đâu đã giúp gì mà cảm ơn chứ. Hạnh phúc phải do chính các con tự tạo ra mới được, biết chưa? Còn bây giờ cả nhà ăn cơm đi, ba đói sắp chết rồi.
Bà Bửu nhìn chồng rồi giục:
- Nãy giờ sao ông không ăn, cơm canh nguội lạnh cả rồi.
- Ăn mà được à? Nãy giờ mẹ con bà nói chuyện điếc tai, tôi làm sao ăn cho vô. Bây giờ coi như ổn, tôi mới ăn được chứ.
- Để tôi đi hâm canh lại cho nóng. Chứ canh cua mà nguội khó ăn lắm.
Ông Bửu nghe vợ nói vậy thì ngăn lại:
- Không cần đâu, bây giờ mà hâm thì chừng nào ăn, với lại hâm hoài rau đay nhũn ra ăn mất ngon.
- Nhưng canh nguội lắm ông à.
- Không, vẫn còn ấm. Vả lại, chỉ cần trong lòng không có sự nguội lạnh thì tôi ăn gì cũng thấy ngon. Thôi, cả nhà ăn đi, trưa lắm rồi đó.
Vừa nói, ông vừa chan canh vào chén cho mọi người rồi ăn phần cơm của mìnhmột cách ngon lành. Lệ Quyên yên lặng ngắm nhìn những gương mặt thật thân thương đã tồn tại ngẫu nhiên trong cuộc đời mình mà thầm cảm ơn ông trời vì chính những sắp bày của ông ấy đã cho cô thêmmột tổ ấm mới.một tổ ấm mà sống trong đó, cô cảm thấy mình luôn có đầy ắp những hạnh phúc, mà lẽ ra vớimột cuộc đời phẳng lặng bình thường, chưa chắc cô đã với tới.
o Không o
Dìu dì Tư xuống xe xong, Du hăm hở nói với dì:
- Dì Tư! Đây là nhà của con. Dì về ở đây với con luôn há.
Dì Tư đứng ngắm nhìn ngôi nhà rồi nói với Du:
- Chỉ sợ con không cho, chứ được về ở đây là dì mừng lắm rồi.
Hạnh Tiên vừa dìu mẹ, vừa lên tiếng:
- Mẹ về đây ở con vui lắm. Tuy có thiếu thốn đôi chút, nhưng có mẹ có con vẫn hơn. Chứ ngôi nhà này từ hồi vắng ngoại đến giờ buồn bã và vắng vẻ vô cùng.
Vừa mang giỏ quần áo vào nhà xong, Du trở ra phụ Hạnh Tiên dìu dì Tư vào trong. Đặt dì xuống chiếc giường mà anh đã dọn sẵn từ tối qua, Du rót vội cho dì ly nước rồi nói:
- Dì Tư uống nước đi. Con đang nấu cháo trong bếp, chút nữa chín con sẽ mang lên cho dì.
Hạnh Tiên không tin ở tai mình nên tròn mắt nhìn Du:
- Chà! Thay đổi không ngờ nha. Anh tiến bộ quá đó. Biết dọn dẹp nhà cửa, biết nấu cháo, biết giặt giũ áo quần từ hồi nào vậy?
Giọng Du tỉnh queo:
- Thay đổi hình tượngmột chút bộ hổng được sao? Từ hồi nào đến giờ, anh luôn ỷ lại vào em. Đến chừng em nằm bệnh viện rồi, anh mới thấy tự lập là cần thiết, vậy là làm thôi.
- Làm được thì tốt nhưng số lượng thôi không đủ, em chỉ cần chất lượng.
Du nheo mắt nhìn Hạnh Tiên:
- Nếu nói về chất lượng thì anh có thể tóm lại trongmột câu thôi, đó là "trên cả tuyệt vời".
- Không khiêm tốn gì hết trơn.
Du nhún vai:
- Xưa nay anh đâu phải là đứa khoác lác nên những lời nói của anh rất nghiêm chỉnh. Không tin, em hãy đi kiểm tra chất lượng thử xem.
Hạnh Tiên nhìn Du rồi cười:
- Thôi khỏi. Em tin anh.
Lần đầu khi nhìn vao đôi mắt Hạnh Tiên, Du thấy trong đó chứa đựngmột sự tin tưởng tuyệt đối, tự dưng anh thấy phấn chấn hẳn lên. Và chính nhờ niềm vui bất ngờ đó, Du chợt tự tin hơn về vị trí của mình.
- Em làm cho anh thấy dễ chịu quá. Thì ra, tìm đượcmột người tin ở khả năng của mình lại khó khăn đến vậy.
Hạnh Tiên để giỏ quần áo của mình lên giường rồi vừa búi tóc lên, cô vừa nói:
- Xưa nay em vẫn tin anh mà. Chỉ có điều em không nói vì em không muốn anh bị "viêm mũi" thôi. Bây giờ anh đã thấy thực lực của mình rồi, thì từ nay phải nhớ là đừng giấu nghề nữa nghe.
Du nhăn nhó:
- Phục vụ thì được, nhưng cũng phải có thời hạn mới được chứ.
- Ừ, thì sẽ có thời hạn hành cho thực tập và thời gian để phục vụ lâu trong "biên chế chính thức".
- Em nói vậy là sao?
- Đơn giản vậy mà anh không hiểu hả?
- Anh hiểu... nhưng như vậy là hơi... quá đáng. Vì anh là đàn ông mà.
- Đàn ông thì sao? Ăn được thì làm được. Với lại, mai mốt đây em còn phải đi làm nữa, nên công việc nhà em sẽ bàn giao cho anh.
- Em đi làm? Nhưng làm gì?
- Anh Đường giới thiệu em đến công ty của ảnh để làm thư ký, em đã nhận lời rồi.
Nghe đến tên Đường, Du có vẻ bực bội:
- Cũng lại là Đường. Sao việc gì hắn cũng chõ mũi vào chuyện nhà mình hết vậy?
- Anh nói gì khó nghe quá thế? Người ta giúp mình sao lại gọi là chõ mũi.
- Còn không chõ mũi, từ lúc em quen biết hắn cho đến giờ, tự dưng anh thấy khó chịu quá. Chẳng lẽ em nghĩ hắn chỉ giúp đỡ em vì hắn tốt thôi.
- Nếu không vì lòng tốt thì còn vì cái gì nữa chứ? Chẳng lẽ anh nghĩ em còn có cái gì để cho anh ấy lợi dụng hay sao?
- Sao lại không có gì? Hắn hào hoa phong nhã, lại là con nhà giàu đương nhiên là hắn muốn lợi dụng... tình cảm của em rồi.
Nghe Du nói vậy, Hạnh Tiên liếc nhìn về phía mẹ, rồi ngắt lời Du:
- Anh điên quá. Nói năng bậy bạ không. Thôi, không thèm nói với anh nữa, em đi nấu cơm đây.
- Khỏi nấu, anh đã lo xong rồi.
- Anh nấu cơm xong rồi sao?
- Anh đã nhờ Hạnh Giang mua ít thức ăn về để mình ăn mừng ngày mẹ và em xuất viện.
Hạnh Tiên mỉm cười:
- Chà! Le quá ta. Xài sang như vậy, có phải anh vừa mới trúng số hôn?
- Không. Trúng số thì phải đi nhà hàng chứ đâu có tệ vậy. Cũng chỉ làmột bữa ăn gia đình đơn giản thôi.
Hạnh Tiên nhìn Du nghi ngại:
- Anh đừng nói là anh đã dùng hết số tiền sắp sửa làm lệ phí thi lấy bằng để tiêu pha vào buổi chiêu đãi này nghe.
Du gãi đầu rồi nói giọng tần ngần:
- Anh đâu dám xài lớn vậy, nhưng thật tình thì đó là những đồng cuối cùng trong số tiền kia, sau khi anh đã trang trải xong viện phí và cả tiền thuốc cho em.
- Trời ơi! Anh làm vậy sao được? Tuần sau anh thi rồi, bây giờ xài hết tiền thì lấy gì thi?
- Thi thôi mà, lỡ kỳ này thì còn kỳ khác. Chứ em bệnh như vầy, chẳng lẽ có tiền trong túi mà anh lại không lo?
- Nhưng mà mình không có cơ hội nhiều đâu, anh hiểu chưa? Không thi được kỳ này, anh sẽ mất luôn cơ hội tìm được việc làm đó.
- Nhưng anh bảo với em chuyện đó là chuyện nhỏ, đợi em lành bệnh rồi thì anh sẽ đi tìm việc khác.
Hạnh Tiên chặc lưỡi:
- Anh Du à! Anh có hiểu là em đặt biết bao nhiêu hy vọng vào công việc này cho anh không? Nhà mình nghèo, trình độ thấp, cho nên kiếm đượcmột công việc ổn định đâu phải là chuyện dễ dàng gì. Nay anh lại vì em mà để lỡ mất cơ hội thì em áy náy biết chừng nào.
Du nhìn Hạnh Tiên rồi xua tay:
- Tiền thôi mà. Hết rồi có, có rồi hết, nhưng...ng chuyện thì phải xài thôi. Vả lại, tiền đó cũng do em kiếm ra, nay em bệnh, nhất định anh phải dùng nó trước để lo cho em chứ. Còn anh, bất quá không được thi, anh sẽ phụ em bán xôi, mình sẽ nấu nhiều thêm để bán cả ngày luôn...
Giọng Hạnh Tiên buồn buồn:
- Quẩn quanh gánh xôi hoài thì sao khá được anh. Là con người phải biết cầu tiến chứ.
Nãy giờ nằm yên lắng nghe câu chuyện giữa Du và Hạnh Tiên, dì Tư chợt lên tiếng:
- hai đứa cãi nhau vì tiền gì thế?
Hạnh Tiên nhìn mẹ buồn thiu:
- Tiền con để dành cho anh Du đi thi lấy bằng lái xe. Anh ấy đã dùng để lo bệnh cho con hết rồi. Phen này con biết ăn nói ra sao với anh Đường đây.
- Sao lại dính Đường vào đây?
- Vì anh ấy giới thiệu công việc này cho anh Du, lái xe bệnh viện đâu phải dễ vào. Người ta nể ba anh ấy là bác sĩ bệnh viện nên mới dànhmột chỗ cho anh Du, chờ cho ảnh lấy bằng lái xong là cho đi làm luôn. Vậy mà... tự dưng con bệnh, báo hại ảnh lỡ mấtmột cơ hội tốt.
Dì Tư nhìn Hạnh Tiên rồi móc trong túi ramột gói giấy nhỏ:
- Con đừng lo. Mẹ đi làm có dành dụm đượcmột số tiền, nếu công việc của nó cần thiết con cứ lấy cho nó dùng trước đi.
Hạnh Tiên lắc đầu:
- Thôi, không được đâu mẹ, tiền đó mẹ cứ để xài. Còn tiền của anh Du, con sẽ lo sau cũng được.
- Sao lại tiền mẹ, tiền con? Chẳng lẽ tiền của me, con dùng không được hay sao?
- Nhưng tiền đó mẹ kiếm được cực khổ lắm. Nếu con lấy, chưa chắc anh Du đã chịu.
Du nghe vậy liền gật đầu:
- Phải đó dì, con thà rằng không đi thi chứ không thể nào lấy tiền của dì được. Vả lại, bây giờ dì đang bệnh hoạn như vậy, dì nên để tiền lại để lo bồi dưỡng sức khỏe. Tụi con đúng lý ra còn phải lo cho dì mới phải, đàng này không được thì mặt mũi nào mà lấy tiền của dì cho đành.
Hạnh Tiên đồng tình:
- Phải đó mẹ, bệnh mẹ mới chỉ đỡ chứ chưa hết hẳn, nên còn phải tốn nhiều tiền lắm. Mẹ nên để lại mà dùng, vì tụi con đang rất kẹt tiền không thể giúp mẹ được.
Dì Tư xua tay:
- Con đừng lo mà. Mẹ còn tiền, với lại hôm qua Hạnh Giang có cho mẹ chút ít, mẹ không lấy nhưng nó cứ nhét vào túi mẹ, thì con cần cứ lấy trước để lo cho Du, rồi từ từ mình tính sau. Dù gì mình cũng đến ở nhà Du, có lo cho nó một chút thì cũng phải đạo mà.
Hạnh Tiên còn đang chần chừ thì Du đã quát lớn:
- Đã bảo không lấy là không lấy mà. Tiền của dì chưa dùng thì cứ để đấy, bao giờ dì cần đến thì lấy ra mà dùng. Còn con, con không đi thi nữa, cũng không lấy bằng làm gì, mai con sẽ đi phụ hồ, cũng kiếm sống được.
Nghe Du nói vậy, Hạnh Tiên đang định mở lời nhưng chưa kịp nói thì đã nghe tiếng Hạnh Giang ở ngoài cửa.
- Làm gì mà lớn tiếng vậy. Đi tuốt ngoài đường mà cũng nghe ầm ầm.
Hạnh Tiên nhìn ra cửa thấy em liền phân bua:
- Thì tự anh Du đó. Chị giao tiền đi thi bằng lái cho ảnh giữ, lúc chị bệnh, ảnh đã lấy xài hết cho chị rồi. Bây giờ thì tiền đâu cho ảnh đi thi đây?
Nghe chi nói thế, Hạnh Giang bật cười rồi vừa bỏ giỏ thức ăn lên bàn vừa nói:
- Trời. Có vậy mà làm hết hồn. Thôi đừng lo nữa, anh Đường đã đóng lệ phí thi cho anh Du rồi. Ngày mai ảnh đi lấy giấy mời về thì anh Du chỉ đi thi thôi chứ chẳng cần lo thêm gì cả.
Du nghe vậy thì giãy nãy lên:
- Lại cũng là hắn. Sao hắn lại chỏ mũi vào việc của tôi hoài vậy?
- Sao anh lại khó chịu? Anh Đường đối với anh tốt lắm mà.
- Chính vì hắn tốt với tôi nên tôi lại thấy bực bội thêm. Đối với tôi, nợ nần nhiều như vậy tôi thật sự không vui chút nào.
Hạnh Tiên chặc lưỡi:
- Anh Du hôm nay lạ quá, cứ cau có gắt gỏng như thế thì ai chịu nổi. Hay là anh bực bội vì sự có mặt của mẹ con em.
Du nhìn Hạnh Tiên rồi lắc đầu:
- Làm gì có. Anh bực vì cứ phải chịu đựng sự ân huệ của một người mà anh không thích chút nào, chứ mẹ và em nào có liên quan gì.
- Nhưng anh Đường đâu làm gì hại anh, sao anh lại ghét ảnh dữ vậy?
- Ghét.... là ghét thì đừng hỏi tại sao?
Thấy Du lúng túng trước câu hỏi của chị, Hạnh Giang bất giác thở dài. Vì hơn ai hết, cô hiểu rỏ lý do vì sao Du luôn có ác cảm với Đường. Và chính vì lý do đó nên cũng có lúc cô rất giận anh, khi thấy Du cứ quẩn quanh mãi với mối tình đơn phương của mình mà không hề nhận ra tình cảm của cô vẫn luôn dành cho anh.... cũng âm thầm nhưng đậm đà không kém....
Hạnh Giang! Em đang suy nghĩ gì mà thẩn thờ ra vậy?
Hơi lúng túng vì sợ Hạnh Tiên đọc được ý nghĩ của mình, Hạnh Giang vội xua tay:
- À không. Chỉ tại em thấy hơi quê vì đến đây nãy giờ chỉ toàn nghe cải nhau. Biết vậy, em đã không bỏ công đi mua thêm thức ăn như vậy làm gì. Vì ở nhà này hình như người ta thích gây hơn thích ăn....
Du quay sang Hạnh Giang sừng sộ:
- Cô mua nhiều thức ăn như vậy thì cứ tự nhiên mà ăn đi. Còn tôi thì nuốt không vô.
Bực bội vì thái độ của Du, Hạnh Giang nhìn anh vẻ giận:
- Bộ anh tưởng thái độ của anh như vậy là cả nhà này sẽ nuốt trôi hả? Nhưng trong nhà này, mẹ tôi, chị Tiên và cả anh Đường nữa, ai đã làm gì đắc tội với anh mà anh lại hằn học lên như vậy? Chị Hai của tôi lo lắng cho nghề nghiệp của anh. Mẹ tôi và anh Đường thấy anh khó khăn thì giúp đỡ. Còn tôi thì sẳn sàng ủng hộ anh vô điều kiện. Vậy mà anh nở nào quay lưng mà đối xử với chúng tôi như thế?
Thấy mình cũng hơi quá đáng. Du hơi xuống giọng:
- Tôi xin lỗi, chỉ tại tôi nóng nãy..... nên.......
- Nóng..... nóng.... cái gì? Có ai đốt hay thiêu anh đâu mà nóng. Chỉ tại con người anh hồ đồ, giận cá chém thớt mà thôi.
Ngạc nhiên trước những lời lẻ của Hạnh Giang, Hạnh Tiên vội khều em:
- Nè! Sao ăn nói như vậy? Không khéo lớn chuyện lên bây giờ.
- Không lớn thì cũng đã lớn rồi. Nhưng chuyện này nếu không nói ra thì cũng giống như một ung nhọt cứ sưng tấy hoài, không vỡ.... khổ lắm.
- Nhưng nếu dùng thái độ này để nói, không khéo sẽ ầm ĩ nhà lên thôi.
Hạnh Giang cười buồn:
- Ầm ĩ thì có gì sơ chứ? Chỉ sợ trong lòng chứa đựng quá nhiều tâm sự nếu không nói được ra lời sẽ thành bảo lửa đó thôi.
- Em và anh Du nói năng nghe lạ quá. Hình như hai người biết được chuyện gì mà không nói ra phải không?
Hạnh Giang nhìn chị đầy bí mật rồi hỏi:
- Đúng là em và anh Du biết được một bí mật, chị có muốn nghe không?
- Đương nhiên rồi, nhưng đó là chuyện gì mới được.
- Chuyện đó có liên quan đến chị.
- Đến chị?
- Ừ. Và cả anh Đường nữa.
- Sao, lại có cả anh Đường nữa ư? Em lại làm cho chị lo lắng nữa rồi. Nào! Nói nhanh lên cho chị nghe xem.
Quay nhìn Hạnh Giang, Du biết ngay ý định của cô nên vội ngăn lại:
- Cô định nói điên gì vậy? Chuyện của tôi ai khiến cô xía vào?
Hạnh Giang cười nhạt:
- Bộ phải đợi anh khiến thì tôi mới được quyền xía vào hay sao chứ? Đã có gan hậm hực như vậy, sao không có gan nói quách ra cho nhẹ lòng....
- Cô biết gì mà nói... cô không được nói.
- Chuyện đúng là của anh nhưng miệng thì lại là của tôi, anh lấy lý do gì cấm tôi được chứ? Vả lại, tôi thật lòng vẫn không muốn để xãy ra những chuyện không hay sau này nữa, anh biết không?
Sốt ruột muốn biết chuyện mà Hạnh Giang sắp nói, Hạnh Tiên hối thúc:
- Hai người làm cho tôi lo quá. Thật ra đã xãy ra chuyện gì?
Du xua tay:
- Đừng có nghe cô ấy, chẳng có chuyện gì đâu.
- Sao lại không có chuyện gì? Trông mặt hai người, tôi nghĩ không những có chuyện mà lại là chuyện lớn nữa.
Hạnh Giang gật đầu:
- Chị nghĩ đúng rồi đó. Nhưng em muốn chị phải bình tĩnh khi nghe sự thật, vì trong câu chuyện này chị là nhân vật chính đấy.
- Chị thật khó chịu khi cứ phải nghe những câu úp mở như vậy. Bây giờ nếu em thích thì nói, còn không thì thôi. Chị không thèm nài nĩ nữa.
Du trừng mắt nhìn Hạnh Giang:
- Cô nghe chị cô nói chưa? Biết điều thì im đi.
- Anh càng hằn học thì tôi càng thích nói.....
- Thôi được, nếu cô muốn cho mọi người biết, thì chính tôi là người nói chớ không phải cô.
- Anh dám?
- Sao lại không? Yêu mà không dám nói là hèn..... đúng hôn?
Hạnh Tiên nghe Du nói đến đây liền hỏi:
- Anh Du! Anh nói gì vậy? Mà anh đang yêu ai?
Du lấy hết can đảm rồi nhìn Hạnh Tiên, giọng anh nghiêm trang:
- Yêu em.... Anh yêu em, Hạnh Tiên à.
Nhìn vội sang mẹ và em, Hạnh Tiên quay qua Du gặng hỏi:
- Anh hãy nói là anh đang đùa đi Du.
- Không. Anh không đùa đâu, mà đây chính là nỗi lòng của anh mà bấy lâu nay anh vẫn giữ kín trong lòng.
- Anh ngộ nhận rồi anh Du. Đó không phải là tình yêu, mà chỉ là tình anh em ruột thịt mà thôi.
Du lắc đầu:
- Không thể có sự ngộ nhận tình yêu với bất kỳ một tình cảm nào khác, bởi vì tình yêu tự nó có tiếng nói riêng.
- Nhưng em không thể là người anh yêu được vì giữa chúng ta, tình cảm anh em ruột thịt gần như là một tình cảm xuyên suốt trong mối quan hệ của chúng ta suốt tám năm nay, mà em lại càng không tin giữa anh em ruột thịt lại tồn tại một tình yêu? Đúng không?
- Đó là ý nghĩ của em, còn anh thì hoàn toàn ngược lại.
- Em mặc cho những ý nghĩ của anh, nhưng giữa chúng ta không thể có được tình yêu.
- Vì sao vậy? Có phải vì Đường không?
Nghe câu hỏi này của Du, Hạnh Tiên mới hiểu được vì sao Du luôn hằn học với Đường.
- Sao? Em trả lời đi. Có phải vì Đường mà em từ chối anh?
- Hạnh Tiên nhìn vẻ bứt xức trên khuôn mặt Du mà cảm thông, nhưng nếu cô không nói ra vào lúc này, thì sự ngộ nhận từ thái độ chần chừ của cô sẽ làm Du đau khổ.
- Vâng. Vì Đường, vì em đã có anh Đường nên em không thể nào chấp nhận tình cảm của anh. Nhưng với anh, em luôn luôn xem anh giống như người anh ruột thịt......
Du nhìn Hạnh Tiên đau khổ:
- Nhưng anh không muốn làm anh trai của em, anh chỉ muốn làm người yêu của em thôi.
- Du! Em xin lỗi, cho em xin lỗi anh vì em không thể nào làm được điều đó. Trái tim của em đã thuộc về Đường rồi.
Du cay cú nhìn Hạnh Tiên:
- Em yêu nó, có phải vì nó đẹp trai, tài giỏi và giàu có hơn anh không? Chẳng lẽ với anh, tám năm chung một mái nhà và cả những kỹ niệm vui buồn không đủ cho em nuôi dưỡng một tình yêu hay sao?
Hạnh Tiên sửa lại bình hoa trên bàn thờ, rồi nói với Du bằng giọng nhẹ nhàng:
- Thì em đã nói rồi, tám năm em ở trong nhà anh, cuộc sống và tất cả những vất vả của nó chỉ đủ cho em nuôi dưỡng trong lòng mình tình cảm anh em mà thôi. Còn với Đường, tuy mới gặp anh ấy, nhưng hình như sự đồng cảm từ con tim đã khiến cho em.....
Du nghe đến đây thì vùng vằng rồi ngắt lời Hạnh Tiên:
- Thôi đủ rồi. Em không cần phải nói nữa, bao nhiêu đó đủ để hiểu được lòng nhau. Từ nay em sẽ rất hạnh phúc với con đường em đã chọn. Còn anh, em cứ mặc kệ anh. Nói với Đường của em là anh cám ơn nhiệt tình của ảnh dành cho anh. Nhưng công việc mà anh ấy tìm cho anh, anh không làm đâu.
Vừa nói dứt lời, Du quay lưng bỏ đi một nước, Hạnh Giang thấy vậy liền gọi lớn:
- Anh Du! Ở nhà ăn cơm đã.
Du không quay lại mà càng bước nhanh thêm. Đứng nhìn anh đi khuất sâu trong phố xá ồn ào, Giang mới nhìn sang chị với vẻ trách móc:
- Sao chị ác vậy? Có từ chối người ta thì cũng còn chừa cho người ta một chút sĩ diện với chứ. Chị làm như vậy có biết là ảnh đau lòng lắm không?
Nãy giờ lắng nghe câu chuyện của Du và Hạnh Tiên, dì Tư cũng thấy trong lòng thật áy náy. Nhưng đến khi nghe Giang mở miệng trách Hạnh Tiên thì dì liền lên tiếng:
- Con nói thế sao phải. Chuyện yêu đương đúng là phải rạch ròi như vậy. Thà cắt đứt một lần, còn hơn cứ dây dưa mãi mà không tốt cho cả đôi bên. Vả lại Du là đứa hiểu lý lẻ, nó nghĩ thông suốt rồi thì sẽ ổn cả thôi.
Hạnh Giang vừa dọn thức ăn ra bàn rồi nói giọng buồn thiu:
- Anh Du coi vậy chứ sống về nội tâm, điều gì khiến cho ảnh đau khổ, ảnh sẽ lưu giữ suốt đời. Coi bộ sau vết thương này anh ấy khó mà hồi sinh.
Hạnh Tiên ngồi xuống ghế rồi thở dài:
- Chị thật lòng cũng không nghĩ là sự việc sẽ xãy ra như vậy. Chính sự bất ngờ này đã khiến chị luống cuống đến độ làm tổn thương anh ấy. Chị thật sự không muốn như vậy đâu Giang à.
- Em biết chứ, và em nghĩ anh Du cũng biết như thế. Nhưng vì anh ấy cứ mãi tin vào quan hệ giữa hai người đã có chung với nhau một quãng thời gian dài chung sống nên anh ấy vẫn cứ cố bấu víu. Bây giờ thì chính miệng chị lại nói lời từ chối phũ phàng như vậy thì coi như mọi chuyện đã chẳng còn.
- Chị lại không ngờ anh ấy lại yêu chị và nhất là cách tỏ tình khổ sở của anh ấy khiến như chị thấy như mình đang có lỗi.
Dì Tư nghe đến đây thì vội chen vào:
- Con không có lỗi gì đâu, Hạnh Tiên à. Bởi vì con có quyền được quyền chọn lấy người con yêu.
- Nhưng như vậy con lại thấy mình ích kỷ quá. Có được tình yêu và hạnh phúc cho mình, còn những người yêu mình lại chuốc lấy đau khổ.
- Con không nên tự trách mình vì sự đau khổ của Du, bởi con chưa hề hứa hẹn điều gì với Du. Vả lại, hoàn cảnh đã đưa đẩy con đến ở nhà của Du, chớ con không đến đây theo tiếng gọi của tình yêu. Trong tình huống này, xử sự như con là tốt.
- Nhưng anh Du sẽ đau lòng lắm. Con không muốn anh ấy khổ vì con.
- Nó không khổ vì con mà khổ vì con tim nó đã đập lỗi nhịp. Vết thương tuy đau đấy nhưng rồi thời gian sẽ giúp cho nó lành lại thôi mà.
Hạnh Tiên nhìn Hạnh Giang đang đứng buồn thiu ở một góc nhà rồi lên tiếng:
- Em sao vậy? Vẻ mặt này chẳng dễ nhìn chút nào.
Hạnh Giang vuốt nhẹ lên tấm rèm cửa rồi thở dài:
- Em thấy tội nghiệp cho anh Du quá. Yêu mà không được yêu là một bi kịch đó.
- Chị cũng biết vậy. Nhưng nếu em phải yêu đáp lại với tất cả những người hướng tình cảm về em thì có lẻ em sẽ.... suy tim đó.
- Còn đùa được à. Giờ này đang có người đau khổ vì chị, vậy mà còn đùa cho được.
Hạnh Tiên ngồi xuống ghế nhìn bữa cơm lạnh tanh trên bàn mà thở dài:
- Không đùa thì chị còn biết làm gì đây? Nước mắt chị đã chẳng còn để khóc.
Dì Tư nghe con than thở thì vội trấn an:
- Con đừng tự hành hạ mình nữa, nếu như thấy ở đây bất tiện, hay là mẹ con mình dọn đi. Chứ nếu cứ tiếp tục ở lại, me thấy con sẽ rất khó cư xử với Du.
- Nhưng mẹ con mình đi đâu bây giờ?
- Tạm thuê một ngôi nhà nhỏ rồi tính sau.
- Nhưng chúng ta làm gì có tiền?
- Mẹ có. Ít thôi nhưng cũng đủ sống vài tháng. Chừng mẹ khoẻ lại mẹ sẽ đi làm thế là lại có tiền.
- Lại có tiền. Mẹ làm như tiền dễ kiếm lắm vậy. Đổ mồi hôi, xót con mắt, cực khổ lắm mới có tiền. Mà mẹ bây giờ đã lớn tuổi rồi, con đâu thể để mẹ phải làm lụng nữa chứ.
Hạnh Giang nghe mẹ và chị bàn bạc thì chau mày:
- Chị Tiền à! Định dọn đi đâu bây giờ? Mẹ đang bệnh, chị thì chưa được khoẻ, dọn đi thì sống làm sao?
Hạnh Tiên nhún vai:
- Chị còn biết làm gì...... hơn được nữa. Gặp lại anh Du bây giờ chẳng dể chịu lắm đâu. Do vậy, tốt nhất là chị nên đi.
- Sao chị không nghĩ chị bỏ đi như vậy là một cú nốc ao để hạ gục Du? Chị khước từ tình yêu đã đành, sao lại nỡ tướt đi của anh ấy cả một mái ấm gia đình mà anh ấy luôn thiết tha được có? Rồi khi chị ra đi như vậy, chị có nghĩ là anh ấy sẽ phải sống ra sao không?
Hạnh Tiên lắc đầu:
- Chị rối lắm. Bây giờ chị nghĩ được một cách đơn giản nhất là đừng để anh ấy nhìn thấy chị, biết đâu vết thương trong lòng anh ấy sẽ mau lành lại?
- Chị sống chung một mái nhà với anh Du đã tám năm rồi mà vẫn không hiểu được anh ấy sao? Anh ấy là người dễ quên vậy à?
- Biết thế rồi, nhưng mà......
- Không nhưng nữa..... em muốn mẹ và chị cứ ở lại đây, đối xử với anh ấy thật bình thường. Em nghĩ chỉ có cách này mới làm nguôi ngoai được những mặc cảm của anh ấy mà thôi.
- Em tin như vậy à?
- Tin chứ. Vì đó là sự phát triển tâm lý bình thường thôi mà.
Suy nghĩ một lúc, Hạnh Tiên gật đầu:
- Thôi thì ở lại đây, thứ nhất là để cho mẹ dưỡng bịnh, còn thứ hai là để cho chị có thời gian tìm việc. Khi có việc làm ổn định rồi, chị sẽ thuê nhà để dọn ra.
- Chị Hai à.....
- Ở đời, phải rạch ròi như vậy đó em à. Cuộc sống mà, nó sẽ chẳng bao giờ dung túng cho những nhập nhằng không đáng có đâu. Rồi sẽ có một dịp nào đó, khi anh ấy bình tĩnh lại, chị nhất định sẽ nói chuyện với ảnh để anh em hiểu nhau hơn.
Thấy Hạnh Giang ngồi thừ ra không trả lời, Hạnh Tiên vội hỏi:
- Giang à! Em có nghe chị nói gì không?
- Có. Em có nghe.
- Nghe rồi sao? Em có đồng ý không?
- Đương nhiên rồi. Vì đó là cách duy nhất mà.
- Nếu vậy thì em dọn cơm ra ăn đi. Em lo cho mẹ dùm chị, để chị đi tìm anh Du.
- Không. Chị cứ ở nhà lo cho mẹ đi, chuyện đó để cho em. Dù sao giữa em và anh ấy không có vướng mắc gì nên có thể dễ dàng tiếp cận. Còn chị, gặp anh ấy lúc này lại càng khó xử hơn.
- Em nghĩ thế cũng được, nhưng phải nhớ lựa lời an ủi ảnh dùm chị nhé.
- Tính của ảnh ngang thấy mồ. Em khuyên chưa chắc ảnh đã nghe.
- Thì cứ thử nói đại gì đó cho ảnh vui là được, coi vậy chứ ảnh cũng hề lắm.
- Để em thử vậy.
- Sao lại thử, phải làm thật lòng mới được. Vì chị rất quý anh Du nên từ khi gặp lại em, chị đã định vun vén cho hai người.....
- Hai người? Hai người nào?
- Thì em và anh Du chứ còn ai nữa.
Hạnh Giang tròn mắt nhìn chị:
- Trời đất! Chị điên hả? Vào lúc này mà lại nói chuyện đó.
- Đây là cơ hội thuận tiện nhất để làm điều này, vì anh Du là một người tốt. Tuy bây giờ em là con gái của một vị bác sĩ nhưng nguồn gốc của chúng ta vẫn là dân lao động, chị nghĩ không có rào cản nào có thể ngăn em đến với anh Du.
- Nhưng mà làm như vậy thì kỳ lắm.
- Kỳ gì chứ. Chị thấy em cũng rất có cảm tình với anh Du mà. Anh ấy lại là một người cầu tiến, nếu có điều kiện, ảnh nhất định sẽ thành đạt. Hãy tin chị đi.
Hạnh Giang xe tròn bím tóc trên tay rồi nói:
- Nhưng như vậy là áp đặt, là không biết tự trọng. Vả lại anh ấy còn yêu chị, giờ giống như thế chị bằng em trông khó coi vô cùng.
Thì chị cũng đâu bảo em đến tỏ tình với anh ấy một cách sống sượng đâu. Nếu có tình cảm với anh ấy thì em hãy thử thách mình qua vai diễn này. Đợi đến khi có cơ hội thì em hãy bày tỏ cùng anh ấy. Hiểu chưa?
- Như vậy là "cột đi tìm trâu" đúng hôn?
Hạnh Tiên cười xoà:
- Khi yêu nhau, người ta sẽ quên mất mình là trâu hay là cột. Em yên tâm đi.
- Nhưng em vẫn thấy có gì đó không ổn.
- Vậy em có yêu Du không?
- Chưa. Nhưng hình như...... sẽ......
- Vậy thì ổn quá rồi còn gì. Mình là hai chị em, ít nhiều cũng có những điểm giống nhau. Du đã từng yêu những điểm ấy của chị, thì nhất định ảnh sẽ nhìn thấy và yêu những điểm ấy của em.
- Chị tin là anh ấy sẽ yêu em sao?
- Tin chứ. Đối với những tình cảm nồng ấm dành cho mình, đâu ai nỡ quay lưng, đúng hôn?
- Như vậy là em đi ăn mày tình yêu à?
- Làm gì có chuyện ăn mày, ăn xin gì ở đây. Chuyện tình cảm chỉ có hai tiếng để biểu đạt đó là yêu hay không mà thôi.
- Nhưng nếu lở như ảnh nói không với em thì sao?
- Cái đó còn tùy ở duyên nợ......
- Vậy việc chị khuyên em đến với Du, cũng giống như đang chơi sổ số hả?
- Không phải vậy đâu. Tình yêu mà, đôi khi cũng phải tìm nhau đến mỏi mê rồi mới gặp. Em hãy xem như đó là thử thách đầu tiên.
Hạnh Giang thở dài:
- Đúng là em có cảm tình với anh Du, nhưng nếu như ảnh đáp lại tình cảm đó bằng sự thương hại thì em sẽ không thèm.
Hạnh Tiên mĩm cười:
- Phải mở lòng ra với tình yêu em à. Và còn phải đón nhận khi nó đến với mình thì bất kỳ hình thức nào. Cũng như chị và anh Đường vậy, có thể cảm nhận được tình yêu đang đến ngay từ cái nhìn đầu tiên.....
- Chị thì sướng rồi. Yêu và được yêu thì còn hạnh phúc nào bằng.
- Em cũng sẽ như thế khi em yêu thật lòng, em gái à.
Hạnh Giang lặng yên nhìn chị và sự bình thản của Hạnh Tiên đã cho cô một sự an ủi và khích lệ cần thiết. Tình yêu.... có phải đến với nó khó khăn như vậy không? Và với một người như Du, liệu mà anh ấy có đáp lại những tình cảm mà cô đang dành cho anh ấy, hay chỉ là sự bù đắp mang tính thương hại, khi biết cô đã tự nguyện thay thế chổ của chị cô để đến với anh. Bao nhiêu câu hỏi quẩn quanh trong cô chợt ùa đến cùng một lúc và trăn trở như một tâm sự lớn đang đến hồi ngổn ngang, trắc trở..... Ngoài sân, bên bụi hoàng anh mở hoa vàng rực, dường như ánh nắng đã nhạt màu.....