Sáng mồng 3 tháng Chín.Một ngày sau lễ ra mắt, các vị Bộ trưởng trong Chính phủ lâm thời tới dự phiên họp Hội đồng Chính phủ đầu tiên.Ngôi nhà thâm nghiêm nằm trong hàng rào sắt sơn màu xanh lá cây trước vườn hoa Cóc phun, nguyên là dinh thự của viên thống sứ người Pháp tại Bắc Kỳ. Hôm nay, đôi cánh cổng hình vòng cung mở rộng đón chào những người đại biểu của nhân dân.Đúng nửa tháng trước đó, nhân dân Hà nội khởi nghĩa đã kéo tới đây. Bất chấp mũi súng của binh lính bảo an, một bác công nhân già đã vượt qua rào sắt, leo lên nóc nhà, nhổ lá cờ quẻ ly, thay vào đó bằng lá cờ sao của cách mạng.Gian phòng họp trên tầng gác trống trải. Trên dãy bàn ngồi họp không có một lọ hoa. Những người đại biểu cho chính quyền mới biết là mình đang bắt tay vào một công việc không dễ dàng gì. Chưa bao giờ lời giáo huấn của Lenin có ý nghĩa như bây giờ: “Giành chính quyền đã là khó khăn, nhưng giữ chính quyền còn khó hơn”.Chế độ kinh tế thuộc địa của chủ nghĩa thực dân Pháp, suốt tám mươi năm đô hộ, đã bóc lột tận xương tuỷ mỗi người dân lao động. Thêm vào đó là những năm chiến tranh thế giới lần thứ hai. Một tên đế quốc hung bạo nữa là đế quốc Nhật ập vào. Cả hai tên đế quốc đều cùng thi nhau gấp gáp bòn rút. Chúng đã hút của dân ta tới giọt máu cuối cùng. Trên một triệu nông dân kiệt sức vì đói, ngã ngay trên biển lúa tươi xanh của mình. Gần một triệu người nữa chết đói sau khi đã thu hoạch xong mùa lúa chín. Tiếp đó là nạn lụt. Một nạn đói không kém phần trầm trọng đang là nguy cơ trước mắt. Người dân vừa được sức mạnh thần kỳ của ánh sáng Độc lập, Tự do vực dậy, không thể đứng vững mãi với cái dạ dày lép kẹp. Gia tài cách mạng vừa giành lại trong tay bọn thống trị thật là tiêu điều: mấy ngôi nhà trống rỗng, gạo không, tiền cũng không.Cùng với di sản về kinh tế như vậy, một di sản khác của bọn thống trị để lại về mặt văn hoá cũng khá nặng nề: 95 % nhân dân còn mắc nạn mù chữ. Đó là kết quả của chính sách “nhà tù nhiều hơn trường học”, chính sách ngu dân.Nhưng những điều đó vẫn chưa phải là những khó khăn lớn nhất.Khó khăn lớn nhất lúc này là các quân đội nước ngoài từ bốn phương cùng dồn dập kéo tới. Bọn ở gần, bọn ở xa. Chúng khác nhau về màu da, về tiếng nói, nhưng rất giống nhau ở một dã tâm: muốn thôn tính đất nước chúng ta, muốn đầy chúng ta trở về với cuộc sống nô lệ.Đúng giờ làm việc, Hồ Chủ tịch từ căn phòng bên đi ra.- Chào các cụ, chào các chú.Lời chào của Bác đã mở đầu một không khí thân mật cho phiên họp.Sớm nay, Bác đi một đôi giầy vải màu chàm đem từ chiến khu về. Đôi giày này, đồng bào Nùng đã khâu tặng Bác và được Bác dùng trong nhiều buổi tiếp khách nước ngoài. Bác nhanh nhẹn đi đến bên bàn làm việc. Bằng một cử chỉ cởi mở quen thuộc, Bác giơ rộng hai tay mời các đại biểu cùng ngồi.Cuộc họp không có diễn văn khai mạc. Bác lấy trong túi ra một mảnh giấy nhỏ ghi những ý kiến đã chuẩn bị. Phá bỏ những nghi thức thông thường, Bác đi ngay vào nội dung của cuộc họp.- Thưa các cụ và các chú,Sau tám mươi năm bị áp bức, bị bóc lột, và dưới chính sách ngu dân của thực dân Pháp, các bạn và tôi, chúng ta đều chưa quen với kỹ thuật hành chính. Nhưng điều đó không làm cho chúng ta lo ngại. Chúng ta vừa làm vừa học, vừa học vừa làm. Chắc rằng chúng ta sẽ phạm khuyết điểm, nhưng chúng ta sẽ sửa chữa, chúng ta có can đảm sửa chữa khuyết điểm.Với lòng yêu nước và yêu nhân dân sâu sắc, tôi chắc chúng ta sẽ thành công.Hiện nay những vấn đề gì là vấn đề cấp bách hơn cả. Theo ý tôi có sáu vấn đề... Vẫn với những lời lẽ rất giản dị như vậy, Bác nêu lên trước Hội đồng Chính phủ nhưng vấn đề cấp bách nhất. Bác nói:Một là phải phát động một phong trào tăng gia sản xuất để chống nạn đói. Trong khi chờ đợi thu hoạch ngô, khoai khoảng ba bốn tháng, sẽ mở một cuộc lạc quyên. Mười ngày một lần, tất cả đồng bào nhịn ăn một bữa. Gạo tiết kiệm được sẽ góp lại phát cho người nghèo.Thứ hai là mở một phong trào chống nạn mù chữ.Thứ ba là tổ chức càng sớm càng hay cuộc tổng tuyền cử với chế độ phổ thông đầu phiếu, thực hiện quyền tự do, dân chủ cho nhân dân.Thứ tư là mở một phong trào giáo dục cần, kiệm, liêm, chính đề bài trừ những thói hư tật xấu do chế độ thực dân để lại.Thứ nắm là bỏ ngay ba thứ thuế: thuế thân, thuế chợ, thuế đò; tuyệt đối cấm hút thuốc phiện.Thứ sáu là ra tuyên bố tự do tín ngưỡng và lương giảo đoàn kết... Tất cả mọi vấn đề được Bác nêu ra trong vòng nửa tiếng. Những khó khăn chồng chất, phức tạp của chế độ thực dân để lại suốt tám mươi năm, những vấn đề sinh tử; cấp bách của dân tộc đã được Bác nêu lên một cách ngắn gọn, rõ ràng, cùng với những phương hướng, đôi lúc cả những biện pháp để giải quyết. Những đồng chí đã có dịp gần Bác đều thầy đây là nếp làm việc quen thuộc của Người.Các Bộ trưởng thảo luận những điều Bác đã nêu lên và đều vui vẻ tán thành. Có những điều Bác nêu ra từ phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời hôm đó đến nay vẫn là những chủ trương chính sách lớn của Đảng và Nhà nước ta.Phiên họp đã kết thúc trong buổi sáng. Không khí giản dị, tự nhiên, thân mật của buổi họp đã rất mới lạ và gây một ấn tượng sâu sắc với một số người lần đâu làm việc với Bác.Ít ngày sau, Bác viết một bức thư gửi đồng bào cả nước: “Từ tháng Giêng đến tháng Bẩy năm nay, ở Bắc Bộ ta đã có hai triệu người chết đói. Kế đó lại bị nước lụt, nạn đói càng tăng thêm, nhân dân càng khốn khổ. Lúc chúng ta nâng bát cơm mà ăn, nghĩ đến kẻ đói khổ, chúng ta không khỏi động lòng. Vậy tôi đề nghị với đồng bào cả nước, và tôi xin thực hành trước: cứ mười ngày nhịn ăn một bữa, mỗi tháng nhịn ba bữa. Đem gạo đó (mỗi bữa một bơ) đề cứu dân nghèo...”Bác viết thư gửi các nhà nông: “Thực túc thì linh cường” cấy nhiều thì khỏi đói. Chúng ta thực hiện “tấc đất, tấc vàng” thì chúng ta quyết thắng lợi trong hai việc đó. “Tăng gia sản xuất? Tăng gia sân xuất ngay! Tăng gia sản xuất nữa!”. Đó là khẩu hiệu của ta ngày nay. Đó là cách thiết thực của chúng ta để giữ vững quyền tự do, độc lập... Đầu tháng Chín, Chính phủ ra sắc lệnh hạn trong một năm tất cả mọi người Việt Nam đều phải biết chữ quốc ngữ. Bác viết lời kêu gọi chống nạn thất học: “Những người chưa biết chữ hãy gắng sức mà học cho biết. Vợ chưa biết thì chồng bảo, em chưa biết thì anh bảo, cha mẹ không biết thì con bảo... Phụ nữ lại càng cần phải học...”.Tháng Chín còn là tháng khai trường. Bác gửi thư căn dặn các em “hãy cố gắng siêng học tập, ngoan ngoãn, nghe thầy, đua bạn”Tháng Chín cũng là tháng có Tết trung thu của các cháu nhỏ. Thư Bác Hồ viết cho các cháu nhân dịp Tết trung thu năm Độc lập đầu tiên, chan hoà niềm vui: “Cái cảnh trăng tròn gió mát, hồ lặng, trời xanh của trung thu, lại làm cho các cháu vui cười hớn hở. Các cháu vui cười hớn hở, Bác Hồ cũng vui cười hớn hở với các cháu. Đố các cháu biết vì sao? Một là vì Bác rất yêu mến các cháu, hai là vì trung thu năm ngoái nước ta còn bị áp bức, các cháu còn là một bầy nô lệ trẻ con, mà trung thu năm nay nước ta đã được tự do, và các cháu đã thành những người tiểu chủ nhân của một nước độc lập”... “Đêm trung thu năm sau, chúng ta sẽ tổ chức một cuộc vui cả già lẫn trẻ. Các cháu nghĩ thế nào Trung thu này, Bác không có gì gửi tặng các cháu. Chỉ gửi tặng các cháu nhiều cái hôn thân ái”.Các cháu nhỏ năm ấy chắc chắn không biết ngoài niềm vui của Bác trong thư, Bác Hồ đang có trăm ngàn công việc và vô vàn những mối lo toan vì dân tộc vì đất nước.