3

Tại hội nghị Pốt-đam cuối tháng Bảy năm ấy. Đồng minh đã quyết định chia Đông Dương thành hai khu vực để tiến vào tước vũ khí quân đội Nhật Bản khi Nhật đầu hàng. Việc giải giáp quân đội Nhật từ vĩ tuyến 16 trở vào, do quân Anh phụ trách. Từ vĩ tuyến 16 trở ra, sẽ do quân đội Tưởng Giới Thạch chịu trách nhiệm. Đương nhiên, trong việc hệ trọng đó dân ta không được hỏi ý kiến. Do áp lực của Mỹ, Pháp đã bị gạt ra ngoài.
Bọn Tưởng chưa tới thì chiều ngày 22 tháng Tám, đã thấy xuất hiện một số võ quan Pháp bên cạnh phái bộ Mỹ vừa đáp máy bay xuống Hà Nội.
Các viên võ quan Pháp được bọn Nhật đưa tới khách sạn Mê-tơ-rô-pôn. Nhiều kiều dân Pháp còn trú ngụ tại đây. Đồng bào ta nhận ra chúng qua bộ quần áo nhà binh Pháp, lập tức ùa tới phản đối.
Người kéo đến mỗi lúc một đông. Bất chấp lưỡi lê của bọn lính Nhật đứng gác, những dây chắn trước khách sạn bị phá đứt tung. Trước sự phẫn nộ của quần chúng, những tên hiến binh Nhật vội vã hộ tống bọn võ quan Pháp trở về phủ toàn quyền cũ, lúc dó còn là tổng hành dinh của quân đội Nhật.
Từ mấy tháng trước, khi còn ở chiến khu, chúng tôi đã nghe tin Đờ Gôn đưa ra một bản tuyên bố về quy chế mới cho chế độ chính trị của Pháp tại Đông Dương. Theo bản tuyên bố này, Đông Dương sẽ trở thành một liên bang gồm năm “nước” khác nhau (ngoài Lào, Cam-pu-chia, chúng chia Việt Nam ra làm ba “nước”: Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ). Các nước này sẽ được hưởng một chế độ gọi là “chế độ tự trị ở bên trong”. Liên bang này sẽ có một Chính phủ liên bang đứng dầu là một “quan toàn quyền” đại diện cho nước Pháp, có cả quyền hành pháp lẫn quyền lập pháp. Qua bản tuyên bổ này, chính sách thực dân của đế quốc Pháp đối với ta vẫn không thay đổi.
Nghe tin Nhật hoàng sắp đầu hàng, Chính phủ Pháp đã lập tức có những hoạt động. Nhiều toán gồm những võ quan, những quan cai trị, những tên tình báo ở Trung Hoa, ở Xây-lan, ở Ma-đa-gát-ca được lệnh tìm mọi cách đột nhập Đông Dương. Chúng nhây dù xuống nhiều địa điểm ở khắp Trung, Nam, Bắc. Có bọn vào ta bằng đường biển. Chúng chưa biết những đổi thay sâu sắc đã diễn ra ở đây trong thời gian qua. Nhiều tên còn đi tìm các quan lại, hương lý cũ để cho xem giấy tờ. Hầu hết bọn chúng đã rơi vào tay ta, một số vào tay Nhật.
Về Hà Nội ít ngày, chúng tôi được tin: ngay khi Nhật đầu hàng, Chính phủ Pháp đã ra lệnh cho đạo quân viễn chinh Pháp ở Viễn Đông, được tổ chức từ khá lâu trước đó, lên đường gấp sang Đông Dương. Lơ-cơ-léc, một viên tướng có tên tuổi trong cuộc chiến đấu giải phóng nước Pháp, được chỉ định làm tổng chỉ huy, Đác-giăng-li-ơ, thuỷ sư đô đốc, một thầy tu phá giới, người thân cận của Đờ Gôn, được bổ nhiệm chức cao uỷ. Những chiếc tàu chiến của Pháp còn lại sau cuộc đại chiến lần thứ hai, hướng mũi về Đông Dương. Từ đầu bên kia trái đất, những nòng súng đã chĩa về phía cách mạng.
Sự xuất hiện của một phái đoàn gồm trên một chục võ quan người Pháp ở Hà Nội, là một điều làm cho Bác và các anh rất quan tâm. Tại sao bọn Pháp tới được đây trước cả khi quân Tưởng vào. Thái độ của Đồng minh, đặc biệt là của Mỹ và Tưởng đối với Pháp trong vấn đề Đông Dương ra sao. Đó là điều chúng ta đang cần biết.
Chúng tôi nhân danh một phái đoàn của chính quyền nhân dân gặp phái bộ Mỹ. Qua cuộc gặp này, chúng ta biết dứt khoát việc giải giáp quân đội Nhật ở phía bắc vĩ tuyến 16 vẫn do quân Tưởng đảm nhiệm. Chúng ta lại nhận thấy nhóm người Mỹ và nhóm người Pháp ở Hà Nội đường như không ưa nhau. Trong khi Pháp đang ráo riết tìm cách quay lại Đông Dương thì viên sĩ quan người Mỹ Pát-ti, với một động cơ nào đó còn chưa hiểu được, lại bày tỏ cảm tình với cuộc chiến đấu chống Nhật của Việt Minh.
Trước cao trào khởi nghĩa của toàn dân từ Bắc chí Nam, bọn Nhật thua trận hoang mang. Những trận đánh của ta ở Việt Bắc, ở các nơi làm cho chúng phải suy nghĩ. Nếu chống lại cách mạng, số phận chúng sẽ ra sao sau khi chúng đã bị quân Đồng minh tước khí giới? Bọn Nhật đã thấy chằng có lợi gì cho chúng, nếu chúng cản trở cách mạng.
Tại Huế, ngày 23 tháng Tám, mười lăm vạn đồng bào nội, ngoại thành tuần hành thị uy trên các đường phố. Uỷ ban khởi nghĩa đưa thư đòi Bảo Đại thoái vị. Các lực lượng vũ trang khởi nghĩa chiếm các công sở và lùng bắt bọn Việt gian. Trước áp lực to lớn của cách mạng, Bảo Đại tuyên bố săn sàng từ giã ngôi vua.
Ngày 25 tháng Tám, cuộc khởi nghĩa bùng ra trên phần lớn các tỉnh ở Nam Bộ. Tám mươi vạn đồng bào Sài Gòn, Chợ Lớn xuống đường. Viên khâm sai của Bảo Đại vừa phái vào mấy ngày trước đó, buộc phá từ chức. Trước sức mạnh của quần chúng, mấy vạn quân Nhật phải ngoảnh mặt làm ngơ.
Anh Trần Huy Liệu, anh Nguyễn Lương Bâng và anh Cù Huy Cận được cử vào Huế. Ngày 30 tháng Tám, cửa Ngọ môn tại hoàng thành mở rộng đón phái đoàn của Cách mạng. Bảo Đại dọc chiếu thoái vị, trao lại ấn, kiếm đề trở thành người công dân của một nước tự do. Hàng vạn đồng bào hân hoan chứng kiến những giờ phút cuối cùng của triều Nguyễn.
Thế là dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Đông Dương lúc bấy giờ có khoảng năm ngàn đảng viên, Mặt trận Việt Minh được toàn dân ủng hộ, đã giành thắng lợi vĩ đại trong cuộc Tổng khởi nghĩa suốt từ Bác chí Nam. Cách mạng tháng Tám đã thành công rực rỡ. Chỉ trong khoảng mười ngày, chính quyền cách mạng đã được thành lập trên cả nước. Chế độ thực dân kéo dài tám mươi năm cùng với chế độ phong kiến hàng ngàn năm sụp đổ tan tành. Người ta nhổ những lá cờ quẻ ly vàng úa, một sản phẩm của thời kỳ Nhật thuộc ngắn ngủi, như bứt đi những chiếc lá sâu. Nó chìm nhanh vào sự lãng quên không để lại một dấu vết.