Chương 6

Thân cô thế cô giữa cái thành phố mênh mông này, vợ chồng tư Cương đành cuốn gói đến nhà Lễ cùng ngày, chỉ vài tiếng đồng hồ sau khi ba bác cháu Nghĩa vừa mới lên đường đi Bảo Lộc thăm Lễ.
- Nhà của em liệu có bị cải tạo không, anh Nghĩa?
Chờ cho mọi người đi ngủ hết, Lễ mới đem việc này ra hỏi.
Thoắt một cái đã hết hai ngày rồi. Sáng mai phải trở lại trại, nên Lễ dự định ngồi tâm sự trắng đêm với anh mình cho đến lúc chia tay. Thảo đã sai Huệ chuẩn bị cho hai người cà phê, bánh ngọt và ấm nước chè.
- Theo anh biết, chỉ có chủ trương cải tạo nhà cửa của tư sản, ví dụ như nhà của chú Học. Nếu chú thím Học không đi Mỹ chẳng hạn, nhà hoàn toàn dùng để ở, không cho ai thuê cùng, thì theo chính sách hiện hành chỉ cải tạo xã hội chủ nghĩa phần nhà máy in thôi. Đáng lo hơn là anh chưa hình dung nổi gia đình em rồi đây sẽ sống bằng gì.
- Em cũng lo lắm. Đành trời sinh voi thì trời sinh cỏ vậy... Tối hôm qua vợ chồng em tâm sự với nhau gần đến sáng. Càng bàn mọi chuyện, càng lo. Sống ở đâu, đối với tụi em không thành chuyện gì cả, miễn là sống được. Nhưng sống thế nào, thì chúng em bế tắc.
- Thế sao em lại lo mất nhà? - Nghĩa cảm thấy câu chuyện nghiêm trọng hơn mình nghĩ.
- Cái nhà này đối với tụi em không nghĩa lý gì. Riêng cái đoạn Thảo chạy chọt các cửa lo cho em khỏi chết, lo lót cánh Lý Lương Thân, tụi em có thể đủ tiền mua hai cái nhà như thế này. Anh xem, tiền bạc có giữ được đâu, nằm trong túi rồi còn mất! Tất cả là có số hết! Nếu dựa vào bố mẹ Thảo, thì chúng em không phải lo kiếm sống. Papa của Thảo không thiếu gì tiền và cưng Thảo lắm. Bây giờ nghề luật sư của ổng ở bên Mỹ hái ra tiền.
- Tụi em có ý định bán nhà?
- Không ạ. Nếu cái nhà này không phải cải tạo, sau này em sẽ cho đứt ông Tư Cương. Coi như đền đáp công lao của ông Tư. Anh ạ, không có ông Tư, chú Học chắc không thể có cơ nghiệp như ngày nay, bọn em cũng khó được nuôi nấng ăn học như thế này.
- Em nói sau này là thế nào? Tụi em định đi đâu?
- Trước mắt phải chờ em hết cải tạo đã, rồi mới tính được. Tôn Thất Loan nói thật lòng đấy anh ạ. Sắp tới, em có lẽ vẫn đành chịu bất hiếu với cậu mợ, đi ngược lại chí hướng anh em trong nhà mình, nhưng em không thể đi theo con đường của các anh được. Em chỉ cầu mong từ nay bản thân mình đừng làm gì phản lại lợi ích của đất nước. Tâm của em, lực của em chỉ đi được tới đấy. Cũng là nhờ có anh, em mới khẳng định được như vậy. Mà sự khẳng định này đã có gì là chắc chắn đâu!
- Kết quả học tập ở trại chỉ có thế thôi à?
- Anh hiểu thế cũng được. Em không thể...
- Sao em bi quan thế?
- Không, đấy là sự thật, anh Nghĩa ạ. Cuộc sống đã nhào nặn em thành con người như vậy mất rồi. Cũng giống như đại tá Loan đã nói với anh, cậu mợ có sinh ra em một lần nữa, có lẽ em vẫn không dám chọn con đường cậu mợ, anh Chính, anh và Minh đã đi, đang đi... Sáng nay em lại thắp hương cầu khấn cậu và em Minh tha thứ cho em. Tôn Thất Loan đã nói thật cho mình và nói đúng tâm trạng em anh ạ. Con đường đã đi gần hết cuộc đời...
- Chiến tranh đã qua đi trên đất nước, nhưng chưa kết thúc trong em?
- Còn hơn thế, anh Nghĩa ạ. Ở trại em được giảng chiến tranh đã kết thúc ở Việt Nam, nhưng chưa kết thúc ở nước Mỹ. Điều này đúng một vế. Chắc chắn là nước Mỹ còn nhức nhối về cuộc chiến tranh này. Nhưng cũng với nghĩa như vậy, còn phải nói là cuộc chiến này chưa chấm dứt trong lòng nước ta anh ạ. Nhất là trận địa của cuộc chiến tranh này lại diễn ra ngay trên nước ta!
- Em nghĩ đến nợ máu trong cộng đồng dân tộc? Đến những vết thương không thể hàn gắn được trên đất nước? - Nghĩa đi thẳng vào vấn đề tế nhị nhất, cố gợi cho Lễ nói hết tâm trạng mình.
- Chúng em được học tập nhiều về chính sách khoan hồng của Cách mạng. Chúng em tin điều này, đang được hưởng điều này. Anh chắc khó đoán nổi các trại viên phấn khởi như thế nào về việc em được đi theo anh về thăm nhà ba ngày. Tôn Thất Loan ôm chầm lấy em khi biết chuyện này: - "Đúng là cải tạo thật rồi! Ông Lễ, mình bắt đầu tin là cải tạo thật!"
- Vậy mà em vẫn bi quan?
- Vâng. Những điều em đang nghĩ nằm ngoài sự khoan hồng của Cách mạng. Có lẽ nằm ngoài cả sự chất vấn của lương tâm. Em đang dần dà ý thức được điều này, nhưng chưa nghĩ cho rạch ròi được.
- Em hãy thử đứng ra làm người tự phán xét chính mình xem nào. Như thế may ra em có thể ý niệm được rõ ràng suy nghĩ của em.
- Những điều em thực sự học được ở trong trại không nhiều lắm. Hình như các giảng viên, kể cả người chăm sóc đời sống tinh thần của tụi em là ông thiếu tá chỉ huy trại, đều không biết rằng có nhiều thứ tụi em học được lại nằm ngoài các bài giảng.
- Xưa nay anh chưa bao giờ coi sách vở, giáo trình và những bài giảng là trí tuệ vô song, là chân lý cuối cùng.
- Anh vẫn chưa hiểu ý em. Có lẽ mọi suy nghĩ của em vẫn đang tiếp tục hình thành. Ý em muốn nói tụi em học một đằng, nhưng lại hiểu một nẻo. Ví dụ những bài giảng về chính sách khoan hồng đưa ra rất nhiều lý lẽ, nhưng thực lòng đa phần học viên trong trại tâm sự với nhau là chưa thấy lý lẽ nào thuyết phục. Tuy vậy, rành rành là tụi em đang được hưởng quy chế cải tạo.
- Như Tôn Thất Loan đã nói với em?
- Vâng. Việc em được ngồi ở nhà mấy ngày nay giá trị hơn tất cả các bài giảng về chính sách khoan hồng cộng lại anh ạ. Song tụi em cũng mới chỉ học được đến đấy thôi. Em nói học với nghĩa là nhận biết cái điều trước đây mình chưa biết, chấp nhận cái điều trước đây mình chưa chấp nhận hay không chấp nhận.
- Đến đấy là thế nào? Tại sao lại chỉ đến đấy thôi hả Lễ?
- Chắc anh còn nhớ chứ, Tôn Thất Loan nói công khai giữa hội trường là ông ta rất sợ cái vô định. Chỗ này thì các bài giảng về chính sách khoan hồng không với tới. Tâm lý nghi ngờ ấy là tâm lý chung của tụi em trong trại. Có người đã hỏi thẳng anh rồi đấy...
- Anh hiểu. Em nói tiếp đi! - Giọng Nghĩa hơi lạc đi.
Ông có cảm giác như đang đối thoại với một người đứng bên kia chiến tuyến, trong lòng cay đắng....Phải chăng vì thế chiến tranh chưa kết thúc trong lòng đất nước chúng ta?
- Em nói rồi, tâm và lực của em bây giờ là từ nay cố đừng làm điều gì hại cho đất nước. Nhưng ngay cả ý nghĩ này cũng không làm em thanh thản.
- Nghĩ được như thế là tốt. Em còn băn khoăn điều gì nữa chứ?
- Nghĩ đến tinh thần cách mạng của cậu mợ, đến con đường gia đình mình đã lựa chọn, nhất là nghĩ đến tất cả những gì em tự thân mình đã trải qua trong chế độ Cộng hoà Việt Nam, đến sự thật lịch sử là Cách mạng đã giải phóng và thống nhất đất nước, em thấy phải tự xác định cho mình như vậy. Nhưng khốn nỗi ngay lập tức em lại phải tự dằn vặt mình: Tại sao chỉ nghĩ đến đấy? Tại sao không nghĩ đến đền bù tội lỗi cũ của mình? Tại sao không nghĩ đến bổn phận đền đáp đất nước? Hay là em mất tinh thần yêu nước rồi? Em sẽ mãi mãi là kẻ phản bội tổ quốc mình và dân tộc mình, là kẻ mất nước?
- Em cố tự trả lời đi.
- Mấy tháng trời chờ anh đến thăm, ngoại trừ nỗi lo về gia đình, hầu như em chỉ loay hoay với những câu hỏi đại loại như vậy. Em tranh luận với Tôn Thất Loan, chán rồi quay ra tự mình tranh luận với mình: Nhất thiết phải cố từ nay trở đi đừng làm điều gì hại cho đất nước!...Nhưng em bị vấp ngã ngay tức khắc: Đất nước nào? Đất nước này từ nay trở đi là của ai? Mình còn được quyền coi đất nước đã sinh thành ra mình là của mình nữa không? Với tất cả lỗi lầm mình đã làm?.. Em đã tự đặt ra biết bao nhiêu câu trả lời. Nhưng đến nay vẫn không câu trả lời nào thuyết phục được em.
- Hay là vì em không tán thành chế độ chính trị của nước ta?
- Anh lại nêu thêm một vấn đề khác tụi em học không vô được. Nghĩa là học nhưng không nhập tâm được.
- Em có biết cậu lúc còn đi dạy học thường nói về trường hợp này như thế nào không?
- Em không biết ạ. Vì khi vào đây em còn bé quá.
- Đúng là em thiệt thòi quá. Cậu gọi đó là nước đổ đầu vịt. Đôi ba lần anh bị cậu mắng như thế...
- Đối với em, nếu được cậu mắng như vậy, thì quả là không oan anh ạ. Em thừa nhận một chế độ chính trị đủ khả năng huy động mọi lực lượng đánh bại cuộc chiến tranh của Mỹ và chế độ Cộng hoà, dứt khoát phải là một chế độ giỏi hơn, ưu việt hơn...
- Đấy là nhận thức em thu hoạch được trong học tập ở trại?
- Không anh ạ. Đấy là kết luận tự em rút ra trong những ngày nằm ở trại. Có thấy được Mỹ đã huy động tổng lực như thế nào, kể cả khoa học, kỹ thuật, trí tuệ và văn hoá Mỹ, chỉ còn thiếu có bom nguyên tử thôi, có thấy được Mỹ đã dựng lên ở miền Nam cả một chế độ chính trị có lực lượng quân sự mạnh hơn bất kể đồng minh nào của Mỹ ở châu Á, với ý thức hệ chống cộng quyết liệt, có thấy được như thế mới hiểu được tầm vóc đối thủ đã đánh bại cuộc chiến tranh này. Các bài giảng ở trại chưa đạt tới tầm này anh ạ....Em nghĩ cũng không thể trách những người giảng được, vì họ không thể hiểu Mỹ và chế độ Cộng hoà bằng tụi em... Và thực lòng trình độ họ cũng thấp quá... Nhưng khi nghĩ về chế độ chính trị của một quốc gia nói chung, về con đường đi lên của một quốc gia.., em và nhiều người trong trại lại có cách nhìn khác. Rất khác so với những bài giảng... Em vẫn loay hoay tìm cách xác định cho mình...
Lễ hình như chật vật trong việc sắp xếp các suy nghĩ của mình, dừng lại một lúc lâu rồi mới nói tiếp được:
- Nói theo danh từ hay cách nghĩ của phía anh, có thể dòng máu phản động trong con người em quá nhiều. Cũng có thể cuộc đời của những người như tụi em được nuôi dưỡng bằng thứ máu khác... Tụi em có cách nhìn khác về chế độ chính trị.
- Anh không chờ đợi sau một thời gian học tập em sẽ có ngay một quan điểm chính trị khác.
- Thực là khi học, bọn em không nói ra nhưng hay so sánh. Các bài giảng nói về cái thiện, cái mỹ, cái nhân bản của chế độ chính trị nước ta, em thấy về mặt lý thuyết còn thua xa những tư tưởng tiến bộ và nhân đạo của Vích-to Huy-gô (Victor Hugo), còn thô sơ rất nhiều so với hệ thống xã hội và nhà nước của Rút-sô (Jean Jacques Rousseau), không bằng Tuyên ngôn Độc lập của Jép-phơ-sơn (Thomas Jefferson)... Kém xa Tuyên ngôn Độc lập mồng Hai tháng Chín của Cụ Hồ.
- Trong trại cũng giảng về Tuyên ngôn Độc lập mùng Hai tháng Chín à?
- Không anh ạ, khi ở Ban tham mưu Bộ Quốc phòng Sài Gòn, em được giao cho nghiên cứu chế độ chính trị của Bắc Việt. Em tìm hiểu Tuyên ngôn này và thấy rất thích. Nó đúng với ý nguyện của mình. Nhưng đấy là nói về lý thuyết. Còn cuộc sống thực của thế giới đồng tiền, thì dù là ở Mỹ, ở Pháp, ở Cộng hoà Việt Nam, ở khắp quả đất này, em tin chắc hiểu biết như anh thì cũng có thể hình dung được. Nhưng anh cũng đừng nên hình dung theo những điều như người ta đã viết trong các bài giảng ở trại!
- Trại giảng đề tài này dở lắm hả em?
- Em không có quyền cho điểm. Em đã nói rồi, tụi em thực sự là có cách nhìn hoàn toàn khác. Các bài giảng nói nhiều đến chủ nghĩa Mác, đến Chủ nghĩa xã hội. Cả anh và em đều chưa có điều kiện để xem xét rồi đây chúng ta có xây dựng được đất nước đúng như nói trong chủ nghĩa Mác hay không.
- Đừng quên đây là lý tưởng, là ước mơ cần hướng tới.
Thật là trái ngược...
...Ông tính nhẩm, như thế là cách đây khoảng hơn một năm, ông phải xin nghỉ đột xuất để ra Hà Nội tổ chức lễ cưới hoả tốc cho Thắng, bây giờ con của Thắng đã gần một tuổi. Thư bà Hà kể thằng bé khá cứng cáp, lẫm chẫm biết đi rồi, vợ Thắng có bầu mới... Thế mà hai đứa đang nhất quyết ly dị! Lửa tình bùng to tắt nhanh, người nọ đang ra sức đổ lỗi cho người kia không chung thuỷ. Còn Lợi, con gái ông, nhất quyết đòi lấy anh thương binh cụt một chân, là cán bộ quản lý của trường. Lợi báo cáo anh ta hơn mình đúng một giáp. Nhưng bà Hà xem mặt thì nghĩ bụng là già hơn, thư bà kể rành rọt như vậy. Ông Tiến thư đi thư về mà không sao cản được Lợi. Cô ta còn đòi cưới sớm nữa!..
Để tự giải toả, ông Tiến lại chuyển sang nghĩ chuyện của đất nước. Chưa kịp đón tin quân ta giải phóng Phnômpênh, tin chiến tranh đánh biên giới phía Bắc ập đến. Ngoài những điều được nghe trên phổ biến, ông Tiến chưa kip định thần để tự mình đánh giá các sự kiện. Nhất là đối với ông những sự kiện này xảy ra nhanh quá, bàng hoàng quá.
...Thế là mọi suy luận của mình về thời cuộc hoá ra chẳng đâu vào đâu!...Cứ tưởng rằng đã thắng Mỹ rồi thì từ nay trở đi không ai dám đụng đến ta nữa!.. Còn hay không còn tình đoàn kết các nước xã hội chủ nghĩa anh em!?. Chẳng lẽ Lê Hải đúng và Phạm Trung Nghĩa không hữu khuynh?.. Cái tư tưởng cách mạng là tiến công liên tục bây giờ đặt nó vào đâu cho ổn? Cái chủ thuyết hai phe bốn mâu thuẫn phải cắt nghĩa ra sao đây?.. Đã bao nhiêu lần mình đi giảng như vậy ngoài Bắc trong Nam, lý lẽ chắc như cua gạch...
Hết tự đánh giá mình về lập trường tư tưởng, ông quay ra điểm lại các môn đệ của mình. Ông vẫn thường coi đấy là một trong những thước đo tin cậy đánh giá năng lực bản thân. Bởi lẽ vào lúc trăm mối tơ vò như thế này, ông cần có một cái gương để soi lại mình. Người mà ông có thể coi là môn đệ thực thụ cho đến nay chẳng lẽ độc nhất có anh chàng thất học nhưng ranh ma Hà Văn Hân?..
Ông đã đến chơi và ăn cơm với vợ chồng hai Hân mấy lần, đã ăn một Tết với vợ chồng Hai Hân vì lỡ Tết - chuyện tàu xe cuối năm quá tải. Vợ chồng Hai Hân cưới nhau đã lâu, nhưng chưa có con. Nhà cửa tuềnh toàng trong hẻm. Được cái cả vợ lẫn chồng đều là người hoạt bát. Càng sống với Hai Hân ông càng thấy đấy là loại người nghe một, hiểu hai, ba. Ông thừa nhận Hân quả là một tay có đầu óc, chỉ cần bồi dưỡng thêm lý luận và một ít văn hoá là có thể trở thành cán bộ có hạng. Loại này mà được học hành đến đầu đến đũa thì phải biết... Vợ Hân, công nhân nhà máy sữa Nestlé, cũng tỏ ra xuất sắc trong khi tiến hành cải tạo nhà máy, tiếp thu nhanh những vấn đề chính trị ông trao đổi với hai Hân. Trong đời mình ông được học, được nghiên cứu, được đi thực tế để tìm hiểu giai cấp công nhân. Ông tự hào là đã tích luỹ được cho mình khá nhiều. Chính sự tích luỹ này là cái vốn căn bản cho quan điểm và lập trường giai cấp của ông. Nhưng phải chờ đến khi quen biết vợ chồng Hai Hân, ông mới hiểu rằng quan điểm và lập trường giai cấp mình có trong người không chỉ là một ý thức, một nhận thức trừu tượng, mà nó còn có một mối liên hệ với những người thật, cuộc sống thật. Dựa vào những điều đã tích luỹ được trong cả cuộc đời, ông nuôi tham vọng lúc nào đó sẽ viết một chuyên đề lớn về giai cấp công nhân Việt Nam, có những ví dụ thực, hình mẫu thực...
...Một con người có năng lực tự thân như Hai Hân ca ngợi mình, suy tôn mình lên bậc thầy, thì hẳn chính mình cũng phải là một cái thá gì chứ! Anh ta hoàn toàn không phải loại người ăn theo nói leo, không phải là thiên lôi chỉ đâu đánh đấy!..
-...Lý luận của anh em nghe sáng ra. Cứ chỗ nào bí là em lại dựa vào những điều anh giảng. Đúng là kim chỉ nam của hành động.
- Tôi thì lại phải dựa vào hành động thực tiễn của cậu để kiểm nghiệm, để phát huy thêm lý luận.
- Đã nhiều lần, vận lý của anh ra thế nào em cũng thắng! Hôm em nói cải tạo xã hội chủ nghĩa không phải chỉ là đánh đổ giai cấp tư sản, mà còn phải nhằm đưa giai cấp công nhân lên nắm quyền lãnh đạo xí nghiệp. Hội nghị hoan hô rầm rầm! Anh và em không thể thiếu nhau được, có phải thế không anh?
...Thực là những lời tâm huyết của Hai Hân trong buổi tâm sự với mình đêm ba mươi Tết năm rồi!..
Khi ông nhận được lệnh trở lại miền Bắc công tác, Hai Hân lo cho ông từng ly từng tý, lại bố trí một chuyến xe đưa ấn phẩm ra Bắc và nhận vật tư đem về cho xí nghiệp, để kết hợp đưa ông Tiến ra Hà Nội. Hai Hân đi thu thập các nơi đem về biếu ông Tiến một tủ lạnh Sanyo, một tivi National 21 inches, hai cây quạt Nhật và một xe Honda nam cũ. Tất cả đều là hàng tầm tầm nhưng còn dùng tốt - đây là lý do chính Hai Hân bố trí chuyến xe tải này.
"...Mong anh coi em như đệ tử ruột. Đường đời còn dài, chắc em còn phải nhờ anh giúp đỡ nhiều...” Lời chia tay của hai Hân đầy tình nghĩa. Tuy nhiên ông Tiến cũng hơi chột dạ khi Hai Hân nói:
- Bây giờ trong này xong cải tạo rồi. Sắp tới chủ yếu sẽ là các nhiệm vụ kinh tế. Trên điều anh ra ngoài Hà Nội em nghĩ cũng phải thôi.
Nghĩa là Hai Hân biết lý do vì sao trên điều mình ra Bắc?
... Thằng cha này ở sát lãnh đạo thành phố nên nhiều thông tin lắm. Khi Khmer đỏ đánh Tây Ninh lần thứ nhất, nó biết trước mình. Lần thứ hai nó cũng biết trước mình... Bây giờ nếu đúng như hắn nói thì có vấn đề... Luận ra sẽ có nghĩa là trên cho rằng cái khả năng chính trị vạn năng của mình không còn vạn năng cho lắm! Vì thế phải trở ra Hà Nội?.. Nếu thế thì gay rồi, đại sự rồi...
... Hay là mình cả nghĩ quá thôi, sự thực có thể không đến nỗi bi đle='height:10px;'>
- Vâng, em hiểu chứ. Chiến tranh vừa mới kết thúc thôi mà. Còn nói một đằng làm một nẻo, hay muốn định nghĩa chính trị là gì, thì Cộng hoà Việt Nam là một trong những ví dụ mẫu mực. Em có thể bảo vệ thành công quan điểm này bất kỳ tại đâu. Chế độ chính trị sắp tới của nước ta liệu có thể tránh được nguy cơ này không anh? Anh còn nhớ câu hỏi của Quách Minh Châu?
- Nhớ.
Hôm ấy Quách Minh Châu chỉ hỏi anh về khía cạnh tham nhũng, nhưng trong bụng hiểu là hỏi về tất cả. Đúng là bữa ấy anh đã nói thật. Nghĩa là chính anh cũng nghĩ rằng phải chờ thực tế trả lời câu hỏi ấy. Trước đây em cũng tò mò tìm hiểu chủ nghĩa Mác, vì thần tượng Mác dù sao đã có lúc ảnh hưởng hay chinh phục tới một phần ba nhân loại.
- Ít nhiều chủ nghĩa Mác cũng hấp dẫn em hay sao?
- Đúng ra là sự tò mò kích thích em... Vả lại muốn chống Mác thì phải hiểu Mác...- Em hiểu Mác như thế nào?
- Lại thêm một vấn đề nữa trong các bài giảng ở trại không nhập vô tụi em. - Lễ đứng dậy đi đi lại lại, vừa nói vừa tìm các ý nghĩ. - Không có các bài giảng chuyên đề về chủ nghĩa Mác, nhưng hầu hết các bài giảng đều nói là dựa vào Mác. Các bài giảng về con đường phát triển của Việt Nam, về chế độ chính trị nước ta là dính sâu nhất đến chủ nghĩa Mác. Nhưng thành thực là tụi em nghe vì phải nghe thôi.
- Bởi vì quan điểm của em chống Mác?
- Không hoàn toàn như vậy anh Nghĩa ạ. Em cố khách quan. Chính vì thế em không muốn lấy những gì đã làm trong thời chiến để làm thước đo cho thời bình. Em đã nói rồi, cả hai anh em ta hiện nay đều chưa có điều kiện để đánh giá mô hình kinh tế và chính trị rồi đây đất nước ta sẽ xây dựng lên trong hoà bình. Tất cả còn ở phía trước, chúng ta phải chờ. Còn tin thì em không tin. Trong này tụi em nhiều thông tin về cộng sản lắm.
- Em được nuôi bằng máu thực dụng và hít thở bằng không khí hoài nghi!
Lễ cười:
- Em biết ngay mà, nói thế là anh đã tự bộc lộ chính mình. Anh với các cán bộ giảng dạy ở trại cải tạo đúng là chỉ là một! Cùng một giuộc mà ra!
- Thế hả? Nghĩa là anh cũng giáo điều? - thật khó mà nói được nét mặt của Nghĩa lúc này đang nhăn nhó hay là cười, nhưng câu hỏi câu hỏi của Nghĩa là chân thành.
- Anh hiểu em chưa đúng. Em phục Mác với tư cách là một nhà khoa học kiệt xuất, một triết gia vĩ đại, một nhà tư tưởng dám đảo lộn nhiều cái cũ, một nhà văn hoá cả gan xem xét lại nhiều giá trị đã được coi như khuôn vàng thước ngọc, một đầu óc phê phán, nhà bút chiến sắc sảo... Em tôn vinh Mác như thế đủ chưa anh?
- Cứ nói đi, để xem em thực lòng với Mác đến mức độ nào!
- Thế này nhé, phân tích về kinh tế tư bản thời của Mác đến nay em thấy hình như chưa ai vượt được Mác.
- Em nói nghiêm túc?
- Anh chắc không tin, nhưng em hiểu được cái cốt lõi bên trong của đồng tiền, của chủ nghĩa tư bản, sự gắn kết giữa tư bản và quyền lực, những lý tưởng mỹ miều bọc gói hay nguỵ trang cho sự gắn kết này.., tất cả là em nhờ đọc Mác. Trước đây em cứ tưởng là có một sức mạnh huyền bí nào đó như là sự chi phối của định mệnh, nhưng Mác đã phanh phui ra tất cả.
- Thế mà em vẫn chống Mác?
- Anh cho em nói hết đã. Mác tuyệt vời về điểm gốc này, nhờ đó em đỡ bị mắc lừa. Em thích Mác nhất với tính cách là một con người đã dám đề ra những ý tưởng mới về giải phóng con người, đã nhiệt thành chiến đấu hết mình cho ý tưởng ấy theo chính kiến của ông ta. Oái oăm ở chỗ là đấy chính là điểm em không theo Mác được... Đã có lần em thuyết trình những điều này hay đến mức có ý kiến tiến cử em vô Hội đồng chiến tranh tâm lý...
- Em không nhận lời?
- Em đã đến làm việc thử mấy tháng, song mấy cha lãnh đạo ở đấy võ biền quá, không ngồi chung với nhau được... Nhưng quan trọng hơn là em không tin Mác.
- Đến mức ấy cơ à? Vì sao? - ông Nghĩa nhìn sát tận mặt em mình vì quá ngạc nhiên.
- Đơn giản là em chỉ tin vào ma lực của đồng tiền, không tin con đường ông ta vạch ra cho tương lai của nhân loại. Tính em lại ích kỷ, chỉ thích sống cho mình, không muốn phấn đấu hy sinh như những người cộng sản các anh.
- Có ai bắt em phải trở thành người cộng sản đâu!
- Không theo thì làm sao bắt được hả anh? Chú Học cũng có nhiều phẩm chất tốt, em kính phục nhưng em cũng không theo chú Học được. Anh Nghĩa ạ, em đọc được một vài quyển sách có những bài viết rất hay của các học giả Anh và Mỹ viết về sự nghiệp, về cuộc sống của Mác cho đến khi ông qua đời. Tuy thế, cái xã hội cần phải tạo ra, cần phải có để thực hiện ý tưởng giải phóng của Mác, nói cụ thể hơn nữa là cái mô hình kinh tế cộng sản Mác tưởng tượng ra thì em không tin. Dứt khoát không tin! Nó có thể xảy ra ở một hành tinh lý trí và đạo đức thuần khiết nào khác của những robot chứ không thể ở trên quả đất đầy rẩy những chuyện trần tục hỗn độn của con người chúng ta! Mác phê phán Kant và Hegel là duy lý, nhưng chỗ này chính Mác cũng duy lý đến mức duy ý chí! Không biết ai duy tâm hơn ai!?.
- Anh thực không ngờ... - trong lòng Nghĩa không sao hình dung nổi Lễ đã tìm hiểu khá sâu về Mác như vậy. Cũng may là Nghĩa đọc nhiều, nếu không thì cũng khó nói chuyện với Lễ. Nghĩ một lúc, Nghĩa gợi ý: - Xã hội Mác nói tới còn xa lắm mà em?
- Vâng, phải nói là xa vời lắm! Nhưng em cho đó chỉ là một giả định, rất duy lý. Một phác đồ, một mơ ước.., nghĩa là cũng rất mơ hồ, nếu có đúng thì cũng còn quá quá xa vời đối với loài người bằng xương bằng thịt và còn không ít thú tính như chúng ta!
- Em chỉ muốn sống hôm nay mà không cần nghĩ đến ngày mai?
- Không phải thế anh ạ. Anh xem, từ ngàn đời nay con người làm sao sống được không có mơ ước? Nhiều nhà trí thức có tầm cỡ trên thế giới cho rằng tác giả của Tuyên ngôn Cộng sản và tác giả của Tư bản là hai ông Mác khác nhau. Họ cho ħn lỡ bút ca ngợi hai tay này hết lời. Ôi cái dại chết người!.. - ông Tiến nhớ đến bài viết của ông giới thiệu tập truyện ngắn của Lê Hải và Nghĩa... Trái hẳn với hôm chia tay Lê Hải, cách suy nghĩ này giờ đây đột nhiên dấy lên trong ông nỗi lo bút sa gà chết, nhất là vào thời buổi đất nước lại có chiến tranh như thế này... Chính ông cũng tự vặn vẹo mình: Tại sao mình lại có thể dại dột như thế được nhỉ? Xưa nay mình đâu có ham hố gì chuyện văn chương!.. Không biết việc mình bị gọi ra Bắc thế này có liên quan gì đến bài giới thiệu này không?.. Bằng này tuổi đầu rồi mà cuộc đời vẫn có lắm chỗ không biết đằng nào mà lường...
Tiếng loa của xe công an thông báo lệnh cấm đường chấm dứt. Tiếng loa của xe công an kéo ông Tiến trở về thực tại. Ông chạy vội về nhà nghỉ nhờ để cảm ơn gia chủ và để tìm cặp bài trùng tiếu lâm.
Nhưng tìm hai con người ôn vật này ở đâu bây giờ?..
Ông chạy loăng quăng một lúc rồi về đứng bên xe tải của mình:
- Đứng đây là chắc ăn nhất, đi tìm làm gì cho mệt xác!
Ông Tiến tự nói với mình như vậy, trong lòng cảm ơn trời Phật đã cho ông chút thời giờ ngẫm nghĩ sự đời trong khi đứng chờ cặp bài trùng. Cái quyết tâm trở thành người trong cuộc được nung nấu thêm, những nỗi lo mây lo gió về cái chuyện bị gọi ra Hà Nội lắng dịu đi...
Quả nhiên chỉ nửa giờ sau cặp bài trùng cũng đưa nhau về. Lại lên đường. Lại rôm rả. Trên chặng đường cuối cùng này riêng mình ông Tiến là người không biết nói.
Tối hôm đầu tiên nhà ông Tiến vui như hội. Nhà bây giờ thêm hai nhân khẩu là vợ và đứa con trai đầu lòng của Thắng. Anh con rể tương lai cũng đến chào ông Tiến mới đi công tác xa về. Cả nhà - trừ bà Hà - tự dưng biến thành các máy nói. Ai cũng vui vì đột nhiên ông Tiến mang về lắm thứ như vậy, mà toàn là những thứ được việc, được tiền, rất cần. Cô Lợi thì khen hàng Nhật cũ rồi mà vẫn còn đẹp, hiện đại hơn hàng Liên Xô, so sánh từng chi tiết cái tủ lạnh Sanyo với cái tủ lạnh Xa-ra-tốp, thạo đến mức người yêu cô Lợi phải ngạc nhiên.
- Nhà ta đã có tủ lạnh bao giờ chưa mà em cứ nói vanh vách từng chi tiết một như thế?
- Việc gì phải có mới biết! Thế mới tài chứ...
Vợ Thắng hết tham gia đề tài tủ lạnh lại tham gia đề tài quạt Nhật. Còn Thắng từ đầu đến cuối chỉ quan tâm đến cái xe Honda nam mầu đen, lôi cả em rể tương lai vào đàm luận. Gọi là em rể, nhưng hơn Thắng phải ngoài chục tuổi hoặc hơn nữa. Mô-kích, Pơ-giô, Vespa, Xolex, Minsk, Java... được đem ra so sánh tuốt. Thắng hết ngồi lên lại nhảy xuống, lăn thử xe trong nhà, bật đèn, bóp còi, nhấn phanh... Mấy lần Thắng định lôi xe ra đi thử nhưng không có xăng. Hai Hân cẩn thận đã bắt vặn hết xăng trước khi khuân lên xe tải. Động cơ chỉ bạch bạch một tý rồi im luôn, thế mà mùi khói xăng đã nồng nặc cả nhà. Bà Hà ngồi nguyên một chỗ mà cũng phải kêu toáng lên, vội vã lấy khăn tay bịt mũi cho cháu nội. Thắng định lôi xe ra đường đổ xăng của con phe, ông Tiến nhất định không cho:
- Không được, phải tập hẳn hoi. Chuyện vợ chồng cậu công an hộ tịch khu phố mình năm ngoái bị ô tô cán chết vì mới tập đi xe máy còn sờ sờ ra đấy!
Về tới Ban, ông Tiến thấy cấp trên và đồng nghiệp tuyệt nhiên không có một lời xì xèo nào về khả năng chính trị vạn năng của mình. Những nỗi lo mây lo gió của ông qua đi nhanh chóng, nhường chỗ cho tâm trạng đầy phấn chấn. Trong khi đó ông đạt thêm một chiến tích lớn: công trình tổng kết về cải tạo xã hội chủ nghĩa ở miền Nam và nhiều bài bình luận khác do ông là tác giả được in thành sách, với cái tên nổi bật "Tổng kết kinh nghiệm về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta"....Thật là bõ công mình vận động, lại được chính Nhà xuất bản của Ban ấn hành, thế mới oách chứ! Từ nay trong tay ta đã có những công trình được công bố! Rất xứng đáng kiếm một học vị nào đó cho có tên tuổi... Hôm đến chào, ông trưởng Ban còn khen ông Tiến có những tìm tòi mới trong nghiên cứu lý luận, cho là những cố gắng của ông Tiến rất đáng khích lệ. Ông trưởng Ban cho biết mô hình của thời kỳ quá độ đang là vấn đề thời sự nóng hổi của cả nước, còn phải động não nhiều...
- Thưa anh, với công trình này tôi nghĩ rằng cơ bản lý luận khoa học về xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta đã định hình... Các nước Liên Xô - Đông Âu đang lao đao là vì họ làm trái lý luận này!
- Nhưng vẫn phải tiếp tục động não.
- Mô hình này là chắt lọc từ cuộc sống đấy ạ!
- Tôi thừa nhận hai năm qua công tác trên lĩnh vực mới, anh tỏ ra rất nhạy cảm, cố bắt kịp nhịp thở của đất nước. Tuy nhiên nên đi sâu hơn nữa vào các giải pháp... Tôi hy vọng nhiều ở anh đấy...
Trừ cái câu Tuy nhiên... ra, còn lại những câu khác ông trưởng Ban làm cho ông Tiến thật là được lời như cởi tấm lòng...
Những câu chuyện hư hư thật thật ở hành lang còn cho ông Tiến biết trưởng Ban hồi này sức khoẻ gay go lắm. Có tin đồn trưởng Ban đang xin về hưu, trên đang lo người thay... Loáng thoáng chỗ này chỗ khác thì thào ông đã được coi như người kế vị trưởng Ban trên thực tế... Khấp khởi càng thêm khấp khởi...
Vốn là người nhanh nhạy với thời cơ, ngay lập tức ông Tiến ngầm góp phần mình làm cho cái tin đồn thay trưởng Ban loang rộng ra. Ông không quên thêu dệt thêm đôi ba điều để dư luận hiểu rằng người xứng đáng thay thế trưởng Ban là ông, chấm phá vài lời dèm pha khi cần... Cũng có khi ông bạo gan bắn tin, đại thể là cấp trên đã chọn mặt gửi vàng nhắm vào ông... Không ít những giây phút ông lâng lâng bay bổng trong trí tưởng tượng của mình. Tất bật càng thêm tất bật, vì có khối việc để làm...
...Bằng mọi giá, ta phải trở thành người trong cuộc!
Nhưng các buổi tối ở nhà, trong những bữa cơm chiều, không khí căng thẳng dần dần lại quen mui dồn về đầy ắp căn nhà ông Tiến. Lại vẫn những chuyện cũ rích...
...Chán bỏ mẹ, thà đi khuất cho rảnh mắt! Có lúc ông buột miệng nói ra như vậy, nhưng chấy là một trẻ một già, một nhà thơ lãng mạn đến duy lý và một nhà khoa học lô gích đến triệt để... Từng chặng trên con đường đi lên của mình, nhân loại cần có những vĩ nhân như thế khai phá, đào bới, cổ vũ mình đi tiếp... Em thấy nhận xét này của họ đáng suy nghĩ, em tán thành cách giải thích Mác như vậy, không như các bài giảng ở trại...
Bây giờ Nghĩa bị bất ngờ và lúng túng thật sự:
- Chẳng trách gì cán bộ ở trại không thể giảng chủ nghĩa Mác cho em được! Họ không phải là những nhà nghiên cứu chuyên nghiệp...
- Tụi chúng em bị nhồi sọ đấy chứ! Tụi em có tự nguyện xin học môn này đâu!
- Thôi được rồi, hãy tạm đặt ông Mác của các nhà phê bình trên thế giới sang một bên, chúng ta nói chuyện của chúng ta. Em nói là em thích Mác, anh nói là anh theo Mác. Ông Mác của em và ông Mác của anh khác nhau thế nào? Chẳng lẽ đấy là hai ông Mác?
- Anh hỏi lý sự quá, em chưa biết nói thế nào cho "lọn" ý mình nghĩ. Nhưng mà...hình như anh nói đúng, có lẽ có hai ông Mác thật anh ạ... Đại thể là Mác của em giúp em hiểu được nhiều điều trần tục. Ông Mác của anh lại là nhà hiền triết, là nhà tiên tri, thậm chí là một đấng chí tôn như Phật Thích Ca, Jésus hay Alah... nhưng vô thần!
- Em nói cái gì! - Nghĩa buột mồm gần như một phản xạ tự nhiên, đang ngồi mà bật đứng dậy, hai tai nóng bừng, tay nắm chặt tách cà phê, cố tự kiềm chế.
- Anh cho là em bị nhồi sọ nên mới nói năng như thế, có phải không? - Lễ tìm cách đấu dịu với anh mình.
- Có thể là cậu đã bị nhồi sọ đến mức không biết là mình bị nhồi sọ, nhưng từ trước đó rồi, không phải ở trong trại!
- Tuỳ anh. Anh nghĩ về em thế nào cũng được. Em nói thật chân thành như thế này. Mác của em là một trong các ông thầy dậy các môn em học, đại thể như Newton, Einstein, Smith... Còn Mác của anh là ông... Em thực khó nói quá.
- Lễ bỏ dở câu nói một lúc để tìm ý. - Thôi, cho em nói thế này: Mác đối với anh là chân lý cuối cùng, là giai đoạn phát triển tột cùng của nhân loại. Nghĩa là ông Mác của anh đã tuyên ngôn về sự cáo chung của lịch sử!
- Trời ơi, Lễ ơi là Lễ! Anh phân biệt được giữa tín ngưỡng và tôn giáo, giữa lý tưởng và tà đạo chứ...
- Em biết.
- Suy cho cùng, Phật Thích Ca, Chúa Jésus, các vị thần thánh của những tôn giáo khác, biết bao nhiêu các nhà hiền triết trong lịch sử nhân loại đã nói lên những mơ ước có thể nói là vĩnh cửu của con người. Mác cũng có những ý tưởng cao đẹp như họ... Chính em cũng thừa nhận như thế có phải không?
- Vâng ạ. Nhưng...
- Chỉ có một chỗ khác nhau thôi Lễ ạ. Tôn giáo là tiếng thở dài của chúng sinh bị áp bức. Vì nó chỉ có than thở và cầu nguyện nên trở thành nha phiến của con người... Còn Mác có lý luận khoa học, có lý tưởng đấu tranh. Mác muốn thức tỉnh con người tự tại đấu tranh cho con người vì mình, ngay trên trần thế này! Em không thấy đó là sự khác biệt lớn nhất à?
- Đấy là anh nghĩ.
- Chỉ vì thụ động và cầu nguyện, chứ không hành động, nên tôn giáo trở thành phương tiện ru ngủ con người! Thế mà không hiểu à?
Lễ bật lại:
- Anh nói thế thì trái với ý kiến chú Học rồi. Trái xa rồi! Em đã có lần tranh luận với chú rất lâu về tôn giáo. Chú Học giữ lại phần tín ngưỡng trong tôn giáo, không thừa nhận phần mê tín dị đoan, nhưng kịch liệt bác bỏ quan điểm vô thần.
- Anh cứ tưởng là chú Học chỉ quan tâm đến kinh doanh.
- - Không anh ạ, chú ấy là con người của cuộc sống thực tiễn. Trong cuộc tranh luận hồi ấy em thua. Cãi lý với chú mấy ngày liền, em thua đơn thua kép. Em thử đứng về phái vô thần chống lại chú Học đến cùng. Chú cãi lại rất ghê, trước sau chỉ một niềm tin bất di bất dịch: nhận thức càng thông tuệ, lẽ của đạo càng toả sáng!.. Chú viện cả Einstein ra để cãi lại em. Chú còn cho rằng người cộng sản coi tôn giáo chỉ là một thứ thuốc phiện là một quan điểm phiến diện, nghĩa là mới chỉ đúng một phần, và vì thế sai lầm! Nhưng mãi cho đến khi chú hỏi em mấy câu hỏi đơn giản nhất, lúc ấy em mới chịu treo cờ trắng!
- Chú hỏi thế nào?
- Chú hỏi mấy câu hay lắm, nhưng lâu quá rồi, từ ngày em mới xong đại học, chưa vào Đà Lạt đi lính! Em chỉ còn nhớ loáng thoáng vài ý thôi. Nhất là khi chú hỏi em: Cha mẹ hiền lành để đức cho con, đấy là cái gì? Em trả lời: Đấy là một nhân sinh quan tốt ạ! Chú nói: Đúng mà chưa thật đầy đủ. Đấy là sắc thái tinh tuý nhất hàm chứa trong đạo Phật riêng ở nước ta đấy cháu ạ! Dân dã vô cùng, và trở thành đức tin nhân bản vô cùng!
- Sao có thể nói như thế được nhỉ?
- Anh thấy chưa, chỗ này em cũng nghĩ như anh. Em cãi lại chú là đạo Phật chỉ dạy người ta sống thì diệt dục để mong kiếp sau lên cõi niết bàn, mong thoát khỏi vòng luân hồi. Chú bảo nói như thế là hiểu một mà không hiểu hai. Cốt lõi của đạo Phật là tu thân tích đức để làm tốt bổn phận với đời.
- Chú có cắt nghĩa tại sao không Lễ?
- Anh không thể tưởng tượng được chú nói với em mấy ngày liền về cái triết lý này. Mấy ngày liền, chứ không phải mấy giờ anh ạ! Chú nhấn mạnh đạo Phật ở nước ta trước hết là đức tin, là con thuyền chuyển tải đến các thế hệ sau những giá trị cao đẹp nhất của tổ tiên, chứ không phải là một hệ tư tưởng như nhiều tôn giáo ở các nước khác... Mà cha mẹ hiền lành để đức cho con là một trong những giá trị cao quý nhất của dân tộc mình để chuyển tải cho đời sau... Em thấy nhận xét này chí lý quá.
- Ôi chú Học hiểu đạo Phật theo cách nghĩ riêng của mình! Các giá trị được gìn giữ đến mức như một tín ngưỡng!..
- Thế là chiến sĩ vô thần như anh cũng bị chú Học đánh gục rồi có phải không?
-... - Nghĩa muốn nghe tiếp nên ngồi im.
- Điều còn đọng lại trong em đến bây giờ là câu hỏi của chú: Có thể tìm được trên đời này cái triết lý nào hả? Giống công chức lưu dung à? Giống tiểu tư sản à? Biết thế sao còn rúc đầu vào? Thế còn cái giống nhà ông thì làm sao? Tôi nói cái giống nhà quê ra tỉnh ấy. Tôi nói cái giống lúc nào cũng lên mặt đạo đức, nhưng rỗng tuếch! Ông hiểu chưa?.. Ông lo gì cho con cho cháu ông nào? Ông cứ ngẫm lại xem đã lo gì cho con cho cháu ông? Ông chỉ lo cho danh giá của chính mình thì có. Một điều xưng xưng là cán bộ trung ương, hai điều xưng xưng là phải giữ thể diện cán bộ trung ương! Đấy là cái giống trưởng giả học làm sang! Ông đã biết rõ thân phận ông chưa? Thật ra ông chỉ là đạo đức giả. Đạo đức giả, ông có biết không!
Một sức mạnh nào đó dựng đứng ông Tiến lên giữa giường, tay ông chỉ vào mặt bà Hà:
- Bà đừng có quá quắt! Chỉ mình bà lo cho con cháu thôi à? Tôi mà không lo cho con trai bà thì bây giờ thằng Thắng không phải đi bộ đội đánh nhau trên biên giới thì cũng rũ xương ở Campuchia! Không thư từ chạy đủ các cửa thì vợ chồng thằng Thắng bây giờ cứ là đứng đường đứng chợ, là thất nghiệp, bà hiểu chưa? Như thế mà còn bảo là không lo gì cho con cháu à!
- À cái tài chạy vạy của ông thì tôi thua rồi, thua xa rồi!
- Này tôi cấm bà ăn nói lung tung! Tôi là tôi cấm! Tôi cấm!
- Bộ đội người ta vào Sài Gòn đánh giặc. Còn ông thì vào Sài Gòn dạy người và khuân về chiến lợi phẩm! Thế không là đạo đức giả thì là cái gì!? Bây giờ phải bổ sung thêm cái tài chạy vạy nữa! Vẽ ông lên như thế đẹp chưa?..
Đến đây ông Tiến cảm thấy thân thể ngay đơ như bị bấm huyệt! Cái miệng bị đóng hàm thiếc không nói được nữa. Cái đầu cũng bị một thứ gì đóng vào ù cả tai, không làm sao nghĩ ra được lý sự nào để trả đũa lại bà Hà.
Ức lắm!
Trong bụng nghĩ như vậy, ông Tiến thò tay tắt đèn rồi đổ vật xuống giường.
Đêm đen nặng nề đến nghẹt thở, ông Tiến vật vã, nhưng lần này là cho chính mình.
...Những ngày sau, chờ không khí giận dỗi giữa hai ông bà nhạt dần, bà Hà lại kiên trì thuyết phục ông Tiến phải tìm mọi cách ngăn cản mối nguy xảy đàn tan nghé trong cái gia đình con con của Thắng. Bà vẫn nuôi hy vọng: Có một gia đình riêng nghiêm túc, vợ chồng Thắng sẽ biết lo và sẽ gắn bó với nhau. Sở dĩ bà kiên trì chịu đựng mọi điều chướng tai gai mắt trong cách sống của vợ chồng Thắng là muốn chờ ông Tiến về giúp thêm một tay răn bảo chúng nó, không dè ông Tiến lại trút hết mọi ngang trái lên bà. Lại thêm vài ba trận ông bà cãi nhau. Lại căng thẳng. Lại dịu đi. Lại căng thẳng...
Cực chẳng đã, bà Hà nhất quyết hành động một mình.
Một hôm bà nói đầy đủ ngọn ngành nhưng cực kỳ gay gắt với vợ chồng Thắng: Hoặc là tự lập xây dựng thành một gia đình riêng nghiêm túc, bà sẽ giúp đến cùng. Bằng không cuốn gói mang nhau đi đâu thì đi, muốn sống với nhau ra sao thì sống, phải ra khỏi nhà và coi như không có bà trên đời này.
May thay, sự quyết liệt của bà khiến vợ chồng Thắng xin bà giúp đỡ đến cùng. Ngay ngày hôm sau bà bảo Thắng đem bán cái xe máy và đôi quạt cây để trang trải nợ nần, phần còn lại lo cho vợ chồng Thắng một cuộc sống riêng. Cái tủ lạnh và cái tivi bà giữ lại cho cả nhà.
Khi thấy người lạ đến nhà dắt cái Honda và chất đôi quạt cây lên xích-lô, ông Tiến làm ầm lên. Nhưng bà Hà cứ lầm lỳ làm theo ý mình. Cái nhìn của bà như sẵn sàng nhai ông vụn ra. Ông Tiến chột dạ. Chợt nhớ đến lời đồn đại trên đang tìm người thay ông trưởng Ban, ông Tiến tự làm nguôi cơn thịnh nộ của mình:...Trời, tiếng lành đồn xa, tiếng dữ đồn xa! Không thể khinh xuất được! Một ly một tý cũng không được!..
Cuộc hành trình của gia đình Tôn Thất Loan từ Thành phố Hồ Chí Minh đến California mất ngót nghét sáu tháng. Trước hết là qua các loại trại tập kết ở Bangkok, rồi đến các trại thẩm tra, thẩm định các nấc khác nhau ở Philippines, và gần 3 tháng trong các trại khác trên đảo Guam, vừa để chờ nhau, vừa để làm thủ tục nhập cư vào Mỹ. Sau đó cả gia đình Tôn Thất Loan được đưa vào trại Camp Dalton ở phía Bắc California, một trong những nơi tập trung những người di cư từ Việt mới sang.
Vào trại Camp Dalton được vài tuần, viên sĩ quan Mỹ phụ trách nhập cảnh Mai- cơn Fốc (Michael Fox) mời gia đình Loan đến ăn cơm tối tại nhà riêng.
Bang California phát triển nhất nước Mỹ, nhưng trại Camp Dalton lại là vùng hoang vắng, vì chung quanh nó chỉ có rừng và núi bát ngát. Tiệc tùng mời mọc nhau là một thú vui thực sự của những bậc trưởng giả nửa tỉnh nửa quê ở vùng hoang vắng này. Đấy là dịp để thưởng thức rượu và thức ăn, để có dịp gặp nhau tán gẫu. Cũng có người lại coi Camp Dalton là thiên đường của tự nhiên vì môi trường thiên nhiên trong lành của nó. Vì quá hoang vắng, nên người ta thích bịa ra lý do này lý do khác để được cắt lượt mời mọc nhau, để thay đổi không khí trong nhà và sớm được đến lượt mình. Trong bữa cơm hôm ấy Fốc nói cho riêng mình Loan biết: Chiến tranh ngày một ngày hai sẽ lại đến thăm đất nước ông đấy!
Loan hiểu ngay Fốc nói gì.
Fốc cho Loan biết tin này, một phần vì để trả ơn sự giúp đỡ tận tình của Loan khi Fốc làm việc ở phái đoàn MAAG đầu những năm 1960, một phần vì muốn nói cho hả nỗi đau Mỹ thất trận ở Việt Nam. Nhưng còn một lý do khác thường nữa: Fốc muốn chứng tỏ với Loan mình bây giờ là nhân vật quan trọng, muốn vây vo chức vụ mới. Làm nghề này Fốc hiện vẫn mặc thường phục, nhưng bây giờ có học hàm tiến sĩ và quân hàm đại tá. Khi làm ở phái đoàn MAAG Fốc mới chỉ là một nhân viên quèn, còn Loan lúc bấy giờ đã là sĩ quan liên lạc, được Sài Gòn cử ra để làm việc với MAAG.
- Ngài muốn khoe với tôi một chiến công mới của CIA, có phải thế không ngài đại tá Fốc?
- Không, thưa đại tá Loan. Đây không phải là tin của CIA, càng không phải là nhận định của giới ngoại giao. Đó là tin được thông báo chính thức.
- Thời buổi hiện đại ngày nay làm chiến tranh không cần yếu tố bất ngờ hả ông Fốc?
- Có chứ, nhưng chỉ cần bất ngờ với Hà Nội thôi.
- Quả là sự bất ngờ này vượt quá trí tưởng tượng của tôi. - Loan thốt lên rồi im bặt.
Fốc nhìn bộ mặt ngây dại của Loan, rồi đổ cười ngặt nghẽo, mãi mới trả lời:
- Đại tá Loan, ông đúng là một con cáo già. Tôi phải tặng cái tên của họ tôi cho ông mới đúng. Ông có tài bắt tôi đã nói một thì phải nói hai. Đã đến lúc ai cũng phải cùng chúng tôi gánh vác trách nhiệm chứ!
- Tôi trả lại cái tên con cáo cho ông. Hình như ông bây giờ còn vất vả hơn thời chiến? - Loan trả đũa câu nói ẵm ờ của Fốc.
- Ông Loan tinh lắm. Chịu ông đấy. Con số người Việt nhập cư vào Mỹ lúc này gần một triệu rồi. Không may là số thuyền nhân bị chết vì gặp nạn và vì hải tặc không ít. Sao ở nước các ông có nhiều người không biết quý trọng mạng sống của mình thế, cứ đua nhau đến Mỹ.
- Loan nghĩ bụng: Thà rằng mày tát tao một cái còn hơn!
Xế trưa hôm sau Fốc đích thân đến tận nơi ở của Loan, cho biết quân Trung Quốc đã tấn công Lạng Sơn và các tỉnh biên giới khác của Việt Nam. Nói một thôi một hồi rồi mà Fốc vẫn còn hớt hải:
- Tôi thật không ngờ, mọi việc lại xảy ra theo tốc độ ánh sáng! Tối hôm qua tôi cho anh biết tin này. Thế mà lời nói vừa mới bay ra khỏi miệng, súng đã nổ rồi!..
Tôn Thất Loan lúc này như bị điện giật.
- Nói chính xác, như thế phía Mỹ được báo trước mấy ngày? - Tôn Thất Loan kinh ngạc hỏi lại.
- Khoảng 3 đến 4 ngày.
- Ngày nay làm chiến tranh không cần chuẩn bị?
- Đại tá Loan, ông luôn đưa ra những câu hỏi thông minh. Sao lại không? Phải vận động sắp xếp cả một thế giới đấy.
Tôn Thất Loan lặng người, điếu thuốc lá rơi khỏi tay xuống sàn nhà mà không biết, Fốc nhặt giúp lên đưa cho Loan.
Ngay lập tức đại tá Loan nhớ lại những ý kiến tiên đoán của trung tá Phạm Trung Nghĩa hôm nói chuyện tại trại cải tạo B7 về những khó khăn thách thức thời kỳ hậu chiến, nghĩ đến Lễ, em của Nghĩa, trong lòng ông lại rối lên những điều Lễ nhờ cậy. Đại tá Loan thừa nhận:...Tình hình diễn ra thật là phức tạp gấp hàng chục hàng trăm lần so với những lo lắng của Nghĩa lúc bấy giờ....Dù sao trung tá Nghĩa quả là người nhìn xa trông rộng. Những điều ông ta nói ở trại B7 là chân thực.
...Tình hình gay cấn thế này thì lại thêm khó cho những người còn đang mắc lại trong trại cải tạo đây...
Khi ra về, Fốc nói vài câu xã giao:
- Tại bang California này, đại tá có thể gặp được nhiều bạn bè cũ đấy.
- Vâng tôi sẽ tính.
- Có lẽ bang này đông người Việt nhất nước Mỹ.
- Tôi sẽ nghĩ đến sau.
Câu trả lời vu vơ làm cho Fốc biết Loan chưa định thần, Fốc vỗ nhè nhẹ vào vai Loan:
- Lần trước đại tá là khách của tôi đêm Nô-en B52 dành cho Hà Nội, lần này đại tá là khách của tôi cũng đúng lúc, có phải không?. Chúng ta gặp nhau toàn vào những dịp xảy ra những sự kiện đáng ghi nhớ.
-???...
Ngay từ khi còn chưa rời Guam để định cư ở California, Tôn Thất Loan nhiều lần làm việc với Mai-cơn Fốc về trường hợp của Lễ, khẩn khoản yêu cầu Fốc giải quyết dứt điểm. Mai-cơn Fốc thừa nhận có sai sót, hứa sẽ đích thân đôn đốc việc này. Fốc còn cho Loan biết là hình như đã có lần gặp sĩ quan Phạm Trung Lễ ở đâu đó trong tổng hành dinh Sài Gòn năm nào...
Chân ướt chân ráo đến California, Tôn Thất Loan đi tìm ngay ông bà Phạm Trung Học và vợ chồng Hoài-Nhân, theo địa chỉ Lễ cho. Họ ở chung trong một khu biệt thự giản dị nhưng sang trọng ở San Jose. Riêng vợ Mạnh đã đi bước nữa, hiện đang sống ở Canada. Tuy tâm trạng còn đang ngổn ngang nhiều điều, song Tôn Thất Loan vẫn nhận thấy ngay ông già Học có vóc người cao lớn như anh em Lễ, chủ nhà có cuộc sống khá giả. Gặp người trong nước ra, lại là bạn thân của Lễ, thật là một dịp quý hiếm. Cả khách và chủ đều cởi mở. Riêng Tôn Thất Loan còn hy vọng cuộc gặp này sẽ thiết thực chuẩn bị cho cuộc sống lưu vong của mình ở đây.
Khi đại tá Tôn Thất Loan hỏi tin tức về Huệ, con của gái Lễ, trả lời của chủ nhà làm ông ta rụng rời: Huệ đã bị hải tặc giết trong khi vượt biển từ trại di tản ở Bangkok chạy sang đảo Guam. Hoài đã viết thư báo cho Lễ biết, nhưng chưa thấy hồi âm.
Tôn Thất Loan nhớ rất kỹ: Khi chia tay ở Bảo Lộc, Phạm Trung Lễ dặn đi dặn lại cố tìm bằng được tin tức về Huệ.
Chính người yêu của Huệ, đã tìm đến nhà Hoài để kể cho nghe thảm hoạ đã xảy ra.
-...Cháu khổ quá, đau đớn cho Huệ quá, cô Hoài ơi... Tất cả là tại cháu cô ạ. Chúng cháu không chờ đợi lâu hơn nữa được...
Hoài thuật lại cho đại tá Tôn Thất Loan tỷ mỉ từng chi tiết những gì người em họ sống sót trong chuyến đi này đã kể cho mọi người...
...Đúng ra khó nhất phải là đoạn chạy từ Sài Gòn sang Bangkok, thế nhưng Huệ và người em họ lại đi lọt một cách dễ dàng. Đơn giản là hai người được đưa trốn xuống khoang hầm một tầu buôn lớn, qua một đêm đã tới Bangkok. Từ đây họ có thể đi công khai, miễn là có tiền. Huệ và người em họ sống lang thang hết trại này sang trại khác, mục đích là tìm cách nhập vào một đoàn lớn để vượt đại dương. Nhiều người bị đánh lừa, mất hết cả tiền nong, lại bị tống vào trại tỵ nạn để xét trả về Việt Nam! Cuối cùng thì Huệ và người em họ cũng ghi tên vào được một đoàn, được bảo đảm là có sự bảo lãnh của những người đáng tin cậy...
Tất cả chung tiền mua một thuyền lớn đủ sức chở khoảng một trăm người, mua luôn cả tốp thuỷ thủ. Phải chuẩn bị mất gần một tháng mới xong mọi việc. Thế nhưng vừa mới lênh đênh trên biển được một ngày một đêm, thuyền đã bị hai thuyền con của hải tặc áp sát, khoảng mười lăm mười sáu tên hải tặc nhảy lên thuyền di tản. Mọi chuyện xảy ra cứ như là được sắp xếp từ trước, đến mức nhiều người nghi rằng đám thuỷ ta ạ! Nhìn sang một khía cạnh khác, trong những năm chiến tranh em còn thấy đi thấy lại cảnh những người dân bị giết chết, tay vẫn giữ tràng hạt hoặc nắm chặt cây thánh giá đeo ở ngực... Anh thử nghĩ xem, không có một niềm tin nào đó, dù là niềm tin tuyệt vọng, những cái chết của những người này sẽ còn khủng khiếp hơn đến mức nào!
- Anh thừa nhận em có lý điểm này.
- Anh ơi, cả cái chế độ Sài Gòn này sụp đổ, có nhiều nguyên nhân lắm... Song trong đó có những nguyên nhân tự nó, và vì thế nếu không bị miền Bắc đánh bại thì về lâu dài nó cũng phải sụp đổ, vì những tha hoá không thể cứu vãn được anh ạ. Trước hết đó là vì nó có quá nhiều bom đạn tiền bạc nhưng lại không có ý thức hay lý tưởng sống cho ngày mai. Nó tôn thờ một cách bệnh hoạn cái mặt tiêu cực nhất của chủ nghĩa hiện sinh và muốn tiếp thu trọn vẹn những điều bệnh hoạn này, nhưng nó lại xa lạ với cái triết lý sâu xa "cha mẹ hiền lành để đức cho con” theo cách nhìn đời của chú Học! Cái khái niệm “cha mẹ hiền lành..." chú Học luận ra rộng lắm anh ạ, gần như là chân lý phấn đấu làm người, em thật không ngờ! Bản thân cái khái niệm "hiền lành", rồi đến cái khái niệm “để đức cho con” đã vô cùng phong phú, vô cùng cao xa! Con đường đi từ “hiền lành" đến “để đức cho con” vô cùng trí tuệ và nhân bản anh ạ! Tuy nhiên chính chú Học cũng thú nhận rằng cố giữ đức tin như thế để luôn luôn sửa mình thôi, còn thực hiện nó trong đời thì còn gian truân lắm, xa vời lắm...
- Chú có nói với em là phải có máu lạnh và phải giàu không?
- Không, đấy là điều em tự rút ra cho mình.
Nói đến đây Lễ như đang bị cuốn hút vào một điều gì khác, bỏ dở những điều đang nói, nhìn đi đâu đâu một lúc rồi mới quay lại với Nghĩa:
- Anh ạ, có một điều ngẫm lại em thấy kỳ quá, nhưng anh đừng giận.
Nghĩa vẫn chưa ra khỏi sự bất ngờ về triết lý của chú mình, về suy nghĩ của Lễ, nên động viên Lễ nói tiếp:
- Kỳ cục thế nào? Em cứ nói đi.
- Nằm ở B7, học được điều gì thì ít, nhưng lại hiểu chú mình nhiều hơn, thật là kỳ! Bây giờ nói chuyện với anh, em lại phát hiện ra một sai lầm lớn của người cộng sản các anh.
- Nghe thú vị quá nhỉ. Sai lầm gì vậy? - giọng Nghĩa đượm vẻ bực bội.
- Trong khi tôn giáo đang cố gắng đưa những vấn đề từ trên trời xuống đất, nào là thức tỉnh tâm linh con người để cứu vãn đạo đức, nào là cố làm nơi nương tựa cho con người dưới đất này.., thì các anh lại dùng chủ nghĩa của mình đưa những vấn đề của dưới đất lên trời, bằng những lý tưởng viển vông của mình!
- Lễ, như thế nghĩa là em không tin vào chủ nghĩa xã hội khoa học?
- Bao giờ có chủ nghĩa xã hội khoa học? Nó là gì thế anh? Anh nói rõ cho em nghe xem nào?
- Nghĩa là em không tin cái cốt lõi nhất trong chủ nghĩa Mác: Gắn giải phóng cá nhân với giải phóng giai cấp, với giải phóng cộng đồng dân tộc. Độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội là như vậy. Học thuyết Mác nhằm vào mục tiêu giải phóng cá nhân như vậy, chứ không phải là phủ nhận cá nhân.
- Nói đến như anh mà em thực lòng vẫn không tin, thế có chết không! Ha... Ha... Ha... - Lễ chua chát cười phá lên.
Vì sao em không tin? - Nghĩa châng hẩng, mặt đỏ bừng, thận trọng ướm từng câu hỏi với Lễ: - Hay là em cho anh là cả tin, còn em thì quá thực dụng? Em nói rõ ý em xem nào! - Nghĩa thúc giục.
Ngẫm nghĩ một lúc, Lễ đáp lại:
- Anh Nghĩa ạ, đơn giản là làm sao thực hiện được cái việc gắn như anh nói! Thời nào mà chẳng có sự thống trị của cái tầng lớp thuộc về thời ấy, nói rộng ra là của cái chế độ ấy! Ngay cả cái gọi là chuyên chính giai cấp em cũng cho là tào lao, là dụng ý. Nếu coi đó là một khái niệm để tư duy, một công cụ quyền lực được nguỵ tạo ra cho mục đích như mọi công cụ khác thì em chấp nhận. Khi mổ xẻ đến tận cùng bản chất của quyền lực, anh cứ thử tách bóc mọi thứ người ta đắp điếm lên hai chữ giai cấp mà xem!.. - Lễ càng nói càng sôi nổi, nhấn mạnh vào các từ ngữ xưa nay Lễ vẫn thường tranh cãi với nhiều người kể từ khi còn đang ở đại học, ở các buổi hội thảo do cơ quan nghiên cứu chiến tranh tâm lý tổ chức...
Khó khăn lắm Nghĩa mới chen ngang vào được:
- Nói như em thì xã hội không có giai cấp à?
- Có chứ ạ. Giai cấp và nhân danh giai cấp là hai chuyện khác nhau.
- Em cũng nghiên cứu về giai cấp à?
- Vâng. Nhưng em đi sâu vào cái gọi là nhân danh giai cấp, điều này mới thực sự quan trọng anh ạ. Đây không phải là lần đầu tiên! Chuyện này trong Sài Gòn những người có ý thức một tý không thể dửng dưng được. Ngô Đình Diệm đã nhân danh giai cấp cần lao nhân vị lê máy chém đi khắp nơi. Đúng ra phải nói đó là giai cấp mấy anh em nhà họ Ngô, chuyên chính của mấy anh em nhà họ Ngô, của chế độ họ Ngô!.. Anh đã thấy rõ sự lừa bịp chưa? Đến Nguyễn Văn Thiệu, Nguyễn Cao Kỳ cũng à la mode kêu gọi hữu ái giai cấp thì thật là không còn gì để nói nữa! Anh đã biết Thiệu - Kỳ hữu ái giai cấp với em như thế nào rồi!
- Như thế theo em là không có chuyên chính giai cấp?
- Dứt khoát không. Chuyên chính vô sản như tụi em được học ở B7 về chủ nghĩa xã hội khoa học cũng không! Chỉ có cái chuyên chính của nhân danh giai cấp!
Đến lúc này Nghĩa không giữ được bình tĩnh nữa, một điều hiếm khi xảy ra đối với Nghĩa. Ông hỏi dồn:
- Theo cậu là không có giai cấp hay chuyên chính gì hết?
Lễ đáp lại ngay:
- Có chứ anh. Tên gọi chuẩn xác là chuyên chính của cai trị đối với bị cai trị!
- Nhưng ít nhất cậu cũng phải hiểu mỗi nền chính trị có một chủ thuyết của giai cấp nó đại diện chứ!
- Chủ thuyết cũng chỉ là thứ người ta đưa ra để để bám lấy, nếu không thì chỉ để biện hộ thôi anh ạ. Chế độ nào cũng thế, em chưa thấy cái gì hơn ngoài cái cai trị và cái bị cai trị! May ra thì có sự khác nhau giữa cai trị tốt và cai trị xấu! Còn cái gọi là chủ thuyết của giai cấp như anh đang nghĩ trên thực tế nó luôn luôn trở thành chủ thuyết của cái nhân danh giai cấp!
- Cậu thực dụng hết chỗ nói. Phải cải tạo một trăm lần, một nghìn lần! - tay Nghĩa nắm lại, hết miết miết lại rồi đấm đấm trên mặt bàn. Cái giọng nhỏ nhẹ lúc đầu câu chuyện không còn nữa.
Trong ánh điện mờ mờ ban đêm, Lễ vẫn thấy mặt anh mình đỏ lên như người say rượu. Lễ biết anh mình đang giận lắm. Câu chuyện không còn anh anh em em nữa. Cách xưng hô của Nghĩa chuyển sang tôi tôi cậu cậu từ lúc nào không biết! Tự nhiên Lễ cũng thấy không muốn nhượng bộ anh mình:
- Anh cáu em đấy à?
- Tôi muốn tranh luận với cậu cho ra nhẽ!
- Nếu thế anh phải bình tĩnh. Chung quy lại em và anh đều kính phục Mác. Nhưng em thì hoài nghi và không chịu hy sinh. Anh thì lại dám hy sinh vì đã trở thành tín đồ!
- Ai cho phép cậu quy kết tôi như vậy?! - Nghĩa cáu thực sự.
- Chính câu hỏi của anh vừa nói đang chứng minh điều em nghĩ!
- Cậu thông tục hoá và hiểu sai Mác hết chỗ nói! Cậu không hiểu cái tinh tuý nhất của Mác là giải phóng con người à?! Giải phóng đến mức coi tự do của mỗi người là điều kiện cho tự do cho mọi người! Cậu đã thủng ra chưa!.. Tự do của mỗi người ở đây khác hẳn với cái tính ích kỷ của cậu!.. - Nghĩa bực dọc bắn ra một tràng, bàn lại tay nắm lại, gõ gõ xuống mặt bàn.
Lễ ít nhiều thất vọng, nhưng vẫn kiên nhẫn chờ cho anh mình nói xong, mới lựa lời:
- Anh mắng em thế nào cũng được... Em muốn bộc bạch suy nghĩ của mình, nhưng anh đang từ cục đất bỗng dưng trở thành ông Trương Phi! Thế thì tâm sự với nhau làm sao được! - Lễ gần như rên lên, nhích ghế ra xa, muốn đứng dậy bỏ dở câu chuyện.
- Anh xin lỗi... Nói đi!.. Em nói tiếp đi!.. - chính Nghĩa cũng không hiểu bây giờ mình đang ra lệnh hay đang thúc giục, dỗ dành Lễ.
- Còn chuyện này em chưa kể anh nghe, nếu có thói quen tin vào chủ thuyết, thì có lẽ em đã không chọn con đường rốt cuộc đã dẫn đến trại cải tạo B7 ở Bảo Lộc. - Lễ vừa nói vừa kéo ghế trở về ngồi chỗ cũ.
Nghĩa ngồi im. Lễ không biết anh mình đang nghe mình nói hay đang ngồi nuốt giận. Lễ cố lấy lại không khí anh em:
- Anh ạ, câu chuyện là thế này....Trước khi vào trường sĩ quan Đà Lạt, em đã đi học đại học kinh tế. Nhưng nghe giảng được gần hết học kỳ đầu, em nuốt không nổi, liền bỏ đi học cái khác.
- Cậu ghét môn này?
- Đơn giản là không nuốt nổi anh ạ. Người ta giảng cho em, nếu có cạnh tranh hoàn hảo, nếu có thông tin hoàn hảo, thị trường sẽ là bàn tay vô hình toàn năng đến kỳ diệu... Nếu nếu nếu... Nhưng anh ơi, trên đời này làm gì có chữ nếu và vì thế làm sao có được sự hoàn hảo ấy! Sở dĩ các mô hình kinh tế thường đi tới đổ vỡ, là vì khi thiết kế nó người ta phải đơn giản hoá nhiều điều, để dễ lập mô hình, dễ tính toán...
- Trời ơi Lễ, cậu phản khoa học đến mức đố kỵ với khoa học!
- Anh giải thích dùm em, sự hoàn hảo dựa trên chữ nếu không bao giờ có thì làm sao có mô hình kinh tế đúng được! Em thì không bao giờ tin vào chữ nếu ấy. Lại càng làm gì có khả năng thoả mãn nhu cầu đời sống vật chất và tinh thần ngày một tăng của mọi người như bài giảng nói về chủ nghĩa cộng sản của các anh! Trong trại người ta giảng thô thiển lắm. Thô thiển đến mức em cảm thấy mình bị xúc phạm, bị coi là đồ con nít! Thế mà còn gọi là hoài bão, là tiêu chí cao nhất của chủ nghĩa cộng sản mà nước ta đang mở đường đi tới... tụi em nuốt không được!
- Nhưng hiện nay chúng ta đã xây dựng chủ nghĩa cộng sản đâu?
- Tụi em hiểu chứ. Đấy là phần giảng trong bài học "độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội". Nhưng cái đích mơ hồ thì làm sao có con đường đúng? Sự thoả mãn ấy là không tưởng! Giả thử một khi đạt được sự thoả mãn ấy thì loài người sẽ tự huỷ diệt, nghĩa là không còn lý do để sống, vì chẳng còn điều gì để ham muốn, để hào hứng.
Càng nghe, Nghĩa càng thấy bứt rứt trong người. Nghĩa cướp lời của Lễ:
- Đã bảo là chúng ta mới còn đang ở bước đi ban đầu của thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội. Học thế mà không hiểu à?
Lễ cố cười để bớt gay gắt với anh mình:
- Khổ quá, em hiểu chứ. Nội dung cốt lõi của chế độ xã hội chủ nghĩa là chuyên chính vô sản dựa trên liên minh công nông và trí thức, là quan hệ sản xuất chủ yếu dựa trên sở hữu nhà nước và sở hữu tập thể và nhờ vậy xoá bỏ được bóc lột, là đoàn kết dân tộc, là dân chủ của chế độ nước ta gấp vạn lần dân chủ phương Tây... Anh không thể nói em không thuộc bài!
- Lễ, cậu giễu tôi hay cậu nói nghiêm túc đấy!
- Em xin lỗi đang làm anh giận, nhưng em nói thực lòng những điều được nghe giảng đấy.
- Giảng với giải gì mà toàn là khẩu hiệu thế! - Nghĩa cố ôn tồn giải thích lại cho Lễ. - Có thể ngày xưa, đã lâu rồi, đúng là giới nghiên cứu nước nào đó trong phe xã hội chủ nghĩa có đề ra một số tiêu chí cho lý luận về chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa xã hội. Nhưng bây giờ đã thay đổi rồi. Bài giảng phải đi vào những vấn đề thiết thực đất nước phải giải quyết sau chiến tranh chứ!
- Không phải chỉ trong lý luận. Trong cuộc sống thực em cũng thấy có cái gì không ổn so với cách nghĩ của em anh ạ. Trong này tụi em trước đây đã được nghe đến đấu tố trong cải cách ruộng đất ở ngoài Bắc, rồi đến phong trào hợp tác xã, đến cải tạo xã hội chủ nghĩa. Bây giờ thì em được biết loáng thoáng cải tạo xã hội chủ nghĩa ở trong này, đến sự vận hành của bộ máy chính quyền thành phố... Hai hôm nay ông Tư đã kể cho em nghe hết cả.
- Hay là vì nhà in của chú Học bị cải tạo mà cậu đặt ra cho mình câu hỏi đất nước này có còn là của mình hay không?
Lễ ướm đi ướm lại trong đầu ba, bốn câu trả lời, để xem câu trả lời nào đích thực là suy nghĩ trong tâm can mình. Lễ hiểu ngoài anh mình ra, không thể tìm được ai giúp mình đi tới những câu trả lời tin cậy cho những câu hỏi chính cuộc sống của Lễ đang đặt ra cho Lễ. Tách cà phê trong tay Lễ cứ xoay đi xoay lại mãi.
- Câu hỏi của anh làm em lúng túng phải không? - giọng Nghĩa đã dịu lại.
- Không phải thế anh ạ. Chữ nếu người ta dạy em ngày xưa ở nhà trường và chữ gắn anh vừa giảng cho em lúc nãy đều là hoang tưởng. Tất cả chỉ làm em thêm bế tắc. Em sợ là vấn đề còn nghiêm trọng hơn cái nhà in của chú Học. Em đã nói rồi, khi có dịp em sẽ cho ông Tư cái nhà này. Em không phải là người hẹp hòi. Vả lại cái nhà in của chú Học đâu có phải là của em!
- Thế cái gì là nghiêm trọng hơn hả Lễ? - Nghĩa cảm thấy lo vô cùng cho em mình.
- Nếu so sánh một bên là những gì đất nước chúng ta phải chịu đựng vì cuộc chiến tranh này và một bên là những cái gì chú Học mất mát, thì những người như chú Học, như em, phải nợ đất nước này nhiều lắm. Nợ không thể trả được. Em nghĩ như vậy, anh có chấp nhận không?
- Anh đồng ý với suy nghĩ này.
- Thế là xong một điều anh nhé. Điều nghiêm trọng hơn đối với em vẫn là còn nhiều câu hỏi không trả lời được, hay là trả lời đằng nào em cũng thấy bế tắc... - Lễ dừng lại, hai tay nắm lấy tay Nghĩa lắc mạnh như người cầu cứu: - Anh Nghĩa, anh nói thật đi! Em là một kẻ tội lỗi hay là một kẻ thua trận? Anh nói đi! Nói thật lòng!
- Anh hiểu tâm trạng em. Nhưng em phải tự trả lời những câu hỏi như vậy của mình, không ai làm thay được.
- Anh trốn tránh!
- Có chuyện đó. Nhưng anh muốn tự em phải làm quan toà của em!
- Trả lời như thế nào, em vẫn là kẻ tuyệt vọng, anh hiểu không? Em không thể nào chấp nhận lý tưởng của anh làm lẽ sống cho em được! Điều này là dứt khoát!..
- Cũng có nghĩa là không chấp nhận chế độ này?
- Không thể!.. Anh đã hiểu đúng... Hay là trong hoàn cảnh của em, kẻ tội lỗi và kẻ thua trận chỉ là một?.. Anh trả lời thế nào em cũng chịu được.
- Đấy chính là câu hỏi cậu phải tự trả lời!
- Thôi được... Anh Nghĩa ạ, điều sống chết đối với em là từ nay trở đi em còn chỗ đứng trong đất nước này không? Bây giờ thì anh phải trả lời, không được né tránh nữa!
- Em cần có thời gian trấn tĩnh lại. Trừ phi em tự mình cố ý, đất nước không bao giờ đánh mất ai cả.
- Không, đấy là anh nói lý! Anh vẫn tránh né câu hỏi của em! Chỗ này anh lại quên mất vấn đề giai cấp đích thực. Lại vẫn lẫn lộn cả với vấn đề nhân danh giai cấp nữa!
- Con người em đầy mâu thuẫn. Nói chuyện với em khó quá!
- Anh phải hiểu cho em. Chiến tranh khốc liệt và kéo dài, lại sống trong cái xã hội cá lớn nuốt cá bé, dần dần em trở thành con người không cần nghĩ đến ai trên đời này, em thú nhận như vậy. Đấy là chuyện của em. Cũng như anh theo cộng sản, đấy là chuyện của anh. Nhưng mọi đảo lộn vừa xảy ra thức tỉnh trong em người một con người khác, nhất là từ khi em được trở về cội nguồn gia đình của mình! Song ngay lập tức, chính sự ràng buộc của cội nguồn không gì phá vỡ nổi này buộc em phải tự hỏi mình em là ai. Cũng có nghĩa là ngay tức khắc con người mới trỗi dậy trong em tự hỏi: Đất nước sinh thành ra mình bây giờ còn là của mình không?! Anh hiểu không, đấy là câu hỏi em không trốn tránh được! Nếu anh là em, anh có thể trốn tránh được câu hỏi này không?
- Sao em lại hỏi như vậy? Nếu anh lại nói rằng đất nước này không tự mình đánh mất ai thì em nghĩ sao?
- Anh trả lời như thế thì đất nước này chưa hẳn là của em, nhưng cũng sẽ không thể là của anh.
- Lễ! Thế đất nước này là của ai? - Nghĩa gằn lên gần như hét lớn.
- Đất nước này là của ai? Ha ha ha! Trời ơi câu hỏi hay quá!.. - lại giọng cười đầy chua chát của Lễ. - Anh ạ, xin anh nghe kỹ những lời em nói... Ngay lúc này, ngồi đối diện với anh, trong thâm tâm em vẫn tôn sùng Tuyên ngôn mùng Hai tháng Chín của Cụ Hồ. Ngồi trong trại B7, tự mình cật vấn lương tâm mình, em hiểu được một điều: Việt Nam ta không cần gì hơn bản Tuyên ngôn này, nhưng em không tin nó thực hiện được. Em không tin vào cái giai cấp, không tin vào cái gắn như anh nêu ra. Cái nếu và cái gắn chúng ta đang mường tượng tới thực ra chỉ là cái gì đó hư vô không bao giờ có trên đời này... Tốt thì đó là một khát vọng khó thực hiện, xấu thì đó chỉ là một chiêu bài. Em không có lòng tin này, nên theo em giữa xấu và tốt ở đây không xác định được ranh giới. Vì thế em không trả lời anh được.
- Chúng ta vẫn mỗi người một bên trận tuyến hay sao hả Lễ?
- Trận tuyến không tự nó mất đi được anh ạ. Em đã nói rồi, chỉ có cai trị và bị cai trị. Anh thuộc về bên chiến thắng. Hay chính vì lẽ này anh nghĩ rằng anh không cần đếm xỉa đến các câu hỏi như em đang phải tự hỏi mình?!. Bây giờ anh có tiếc là đã không bắn vào đầu em nữa không, dù chỉ là trong ý nghĩ?
- Lễ!
Tách chén rung lên. Một cốc nước trắng té nghiêng đổ nước xuống mặt bàn. Nghĩa hiểu phải tự kiềm chế mình, cố bình tĩnh:
- Anh chiến đấu là để giành lại đất nước này cơ mà!
Lễ nắm lấy cả hai tay Nghĩa, giọng chua xót, gần như hét lên:
- Chẳng lẽ đến nỗi là hai anh em như chúng mình mà cũng không làm nổi việc hoán vị cho nhau, dù chỉ là giây lát thôi, để hiểu hết lòng nhau? Chúng ta bị chia lìa khỏi nhau đến thế là cùng hả anh Nghĩa?!
- Anh cũng cần có thời gian!
- Cái khổ của em là thiếu đức tin, nhưng anh thì lại sùng bái ý thức hệ của mình như một tôn giáo. Anh em ta nhìn thấy nhau, tay trong tay đứng bên nhau, thế mà vẫn mỗi người một phía! Thế là thế nào hả anh Nghĩa? Trời ơi là trời! - Lễ gần như rít lên, lắc mạnh cả hai tay Nghĩa, mặt nhìn thẳng vào mặt Nghĩa.
Mãi Nghĩa mới nói như vậy là cùng! Bây giờ còn thêm một chuyện nữa để cãi vã nhau: Người nọ đổ tội cho người kia đã gây nên thất bại trong chiến tranh chống Việt cộng!
- Có lẽ vì còn thiếu cái chút chút lo chung như bác nói. Bác có cho là như vậy không ạ?
- Rồi ra sống ở đây ông sẽ tự đánh giá lấy. Tôi không muốn áp đặt nhận xét của mình...
- Những gia đình ở đây có bà con họ hàng ruột thịt là Việt cộng có bị làm rầy rà gì không ạ?
- Về phía Mỹ đến nay tôi chưa thấy, nhưng ta làm rầy rà ta thì nhiều đấy.
- Thế nhà ta có làm sao không ạ?
- Con trai tôi Việt cộng giết, nhà in của tôi Việt cộng tịch thu. Tôi lại chơi thân với mấy ông đương kim nghị sĩ ở bang này từ khi họ chưa được bầu. Bây giờ thân thế gia đình tôi lại ghi thêm việc đau buồn nữa là cháu nội tôi bị hải tặc giết trên biển trong khi bỏ trốn khỏi chế độ Việt cộng! Tôi hỏi ngay vào mặt những người đến vận động tôi: Có ai trong các anh đây dám đứng ra so sánh với tôi xem ai mất mát nhiều hơn ai vì Việt cộng không? Thế là bọn họ chào tôi lễ phép rồi lủi đi! - Ông Học nói đên đây dừng lại, chợt nhớ ra điều gì: -...Cách đây ít hôm họ đến chỗ chúng tôi quyên tiền lập nghĩa binh cứu quốc, cử về nước đánh Việt cộng. Họ cho rằng đánh Hà Nội lúc này là tốt nhất, cần lập Mặt trận cứu quốc.... Thế nào họ cũng mời ông tham gia đấy. Ông định thế nào? Họ nói rõ với tôi là ai không tham gia sẽ bị ghi sổ!
- Thế bác trả lời họ ra sao ạ?
- Là một đại tá, ông có nghĩ rằng việc làm ấy có một ý tưởng nghiêm túc không? - Cho dù người mưu đồ việc này điên cuồng chống Hà Nội đến thế nào chăng nữa...
Tôn Thất Loan suy nghĩ một lúc:
- Bác đặt câu hỏi như vậy là bác đã nhìn thấu câu chuyện. Tôi xin bái phục. Nhưng dù sao bác cũng phải nói với họ oui hay non chứ ạ?
- Tôi không cần oui, mà cũng chẳng cần non với họ. Tôi diễn lại cái trò lấy thân thế mình ra doạ lại như tôi vừa mới kể cho ông nghe. Họ yên và cút mất!
- Rõ thật là tôi đang nói chuyện với một con hổ. - Tôn Thất Loan chắp cả hai tay lên vái ông già Học. -...Bác có lời khuyên nào cho tôi không ạ?
- Chết chết, xin ông đừng làm thế. - ông già Học xua tay, - Xin đừng làm tôi mang tiếng là nhồi sọ cho đại tá. Ông có thể gặp tướng Minh lớn, tướng Mậu... Nhà binh các ông bảo nhau dễ hơn. Nhưng... có lẽ đại tá cũng nên có một lời cảm ơn big Minh... - ông Học bỏ lửng câu nói.
- Thưa bác vì lẽ gì ạ?
- Tôi nghĩ... - ông Học ngập ngừng:...Dù sao đi nữa quyết định đầu hàng của ông ta đã tránh cho Sài Gòn khỏi tan nát và tránh được đổ máu lớn cho bao nhiêu sinh mạng, trong đó có gia đình ông, có gia đình con cháu tôi...
- Vâng, bác có lý lắm.
- Thực ra trong tình thế đó, đấy là một quyết định đầy khó khăn, khó khăn lắm! Dù cho là ông ta có vì sợ chết đi chăng nữa, ông ta đã làm đúng. Đất nước nên ghi nhận cho ông ta điều này!
- Ôi bác Học!
Câu chuyện gián đoạn một lúc. Tôn Thất Loan trầm ngâm vì phân vân:...Không hiểu ông già này còn dè chừng điều gì với mình hay là người rất có bản lĩnh? Một con người như thế chắc là có thừa chín chắn thì đúng hơn... Tôn Thất Loan kể lại tỉ mỉ tình hình gia đình Lễ và mình đã làm việc với Mai-cơn Fốc về chuyện của Lễ như thế nào.
- Thưa đại tá, ông có chắc gia đình anh Lễ tôi sẽ được nhập cư vào đây không ạ? - Hoài yên lặng ngồi nghe suốt buổi, chỉ chờ dịp hỏi câu này.
- Vợ chồng tôi coi Lễ là con trưởng trong nhà, mong Lễ lắm. Cả nhà vẫn gọi lui là Hai Lễ.., Thảo - con dâu tôi ốm đau đã khổ, bây giờ lại càng khổ... - giọng nói ông già Học thấp hẳn xuống, gần như nói chỉ để cho mình nghe.
Trên đường trở về nhà, một ý nghĩ hầu như chẳng có liên quan gì đến buổi gặp gỡ gia đình ông Học xâm chiếm tâm trạng Tôn Thất Loan: Mình làm mọi việc để mong đến California sớm ngày nào hay ngày ấy. Bây giờ đến nơi rồi lại thấy ngán ngẩm...