Hồi thứ bảy mươi lăm
Mở tiệc đêm khuya, điềm lạ vẳng nghe tiếng thảm;
Thưởng trăng tháng tám, lời nói thành câu sấm hay.

 
Vưu Thị tức giận đi ra, định đến thăm Vương phu nhân, nhưng các bà già theo hầu khẽ nói:
- Thưa mợ, không nên đến đó vội. Vừa rồi có mấy người nhà họ Chân đến, có mang theo ít đồ đạc, không biết là việc gì giấu kín. Mợ vào sợ không tiện chăng?
- Hôm nọ thấy ông nhà nói: xem trong giấy báo, thấy nói nhà họ Chân phạm tội, hiện đương bị tịch biên gia sản và triệu về Kinh trị tội. Sao lại còn có người đến nữa?
- Đúng đấy. Mấy người đàn bà mới đến, mặt cắt không còn máu, hớt hơ hớt hải, chắc là có việc gì phải giấu chăng.
Vưu Thị nghe nói, không đến nữa, quay vào nhà Lý Hoàn, gặp lúc thầy thuốc đến xem mạch xong. Mấy hôm nay Lý Hoàn đã tỉnh táo, ôm chăn tựa gối ngồi trở trên giường, đương muốn có người đến chơi để nói chuyện phiếm. Thấy Vưu Thị đi vào, không được tươi tỉnh như lúc nãy, cứ ngồi thừ ra, Lý Hoàn hỏi:
- Chị đến đấy à, đã ăn gì chưa? Chắc đói rồi thì phải.
Liền gọi Tố Vân:
- Xem có thứ điểm tâm gì mới đem đến đây.
Vưu Thị ngăn lại nói:
- Không cần, không cần. Thím đau ốm luôn, làm gì có thức ăn mới? Tôi cũng không đói.
- Hôm trước có người biếu ít chè rất ngon. Tôi bảo nó pha một bát chị uống nhé.
Nói xong sai đi pha.
Vưu Thị ngồi ngẩn ra không nói gì. Bọn a hoàn và đàn bà theo hầu hỏi:
- Hôm nay trưa rồi, mợ chưa rửa mặt. Giờ nhân tiện mợ rửa nhé!
Vưu Thị gật đầu. Lý Hoàn sai Tố Vân đi lấy hộp trang điểm của mình ra. Tố Vân lại mang phấn của nó ra cười, nói:
- Mợ cháu không có cái này, nếu mợ không chê bẩn xin dùng tạm một chút.
Lý Hoàn nói:
- Ta không có, mày cũng nên đến chỗ các cô mà lấy, sao lại tự tiện lấy của mày ra. May là chị ấy đấy, phải người khác, lại không giận à?
Vưu Thị cười nói:
- Có can gì việc ấy? Ta đến đây luôn, của ai mà chả dùng. Bây giờ còn sợ gì bẩn nữa.
Nói rồi ngồi xếp bằng trên bục, con Ngân Điệp chạy  lại tháo vòng tay và nhẫn, lấy cái khăn lớn che nửa người cho nước khỏi bắn vào quần áo. A hoàn nhỏ là Sao Đậu bưng nước nóng lên. Đến trước mặt Vưu Thị, nó chỉ khom lưng xuống bưng chậu nước.
Ngân Điệp cười nói:
- Mày chẳng tinh ý tý nào. Nói gà ra cáo. Mợ đối xử rộng rãi với chúng ta, muốn sao được thế, mày đâm nhờn quen. Ra ngoài, trước mặt mọi người, mày cũng làm qua loa cho xong chuyện à?
Vưu Thị nói:
- Mày mặc nó. Ta rửa xong thì thôi. Tất cả lớn bé trong nhà chúng ta, chỉ biết bề ngoài, giả cách lễ phép đấy thôi, rút cuộc việc gì cũng muốn làm cho xong chuyện.
Lý Hoàn nghe thấy thế, biết ngay chị ta đã biết chuyện đêm qua, liền cười nói:
- Câu nói của chị có ý nhị đấy. Thế thì ai làm việc cho xong chuyện.
Vưu Thị nói:
- Thím lại còn hỏi tôi, có họa thím ốm chết rồi hay sao mà không biết.
Chợt có người vào báo:
- Cô Bảo đến chơi.
Hai người đều nói:
- Mời vào!
Bảo Thoa đi vào. Vưu Thị vội lau mặt, đứng dậy mời ngồi, hỏi:
- Sao tự nhiên lại một mình cô đến. Các chị em khác đâu cả?
- Đúng đấy, tôi cũng không gặp họ. Hôm nay mẹ tôi yếu, trong nhà có hai người hầu gái đều ốm chưa khỏi, những người khác thì không tin cậy được. Đêm hôm nay tôi phải sang bên ấy trông nom mẹ lôi. Tôi định đến trình cụ và dì tôi, nhưng nghĩ việc này cũng chẳng quan hệ gì, nên thôi không nói, đợi mẹ tôi khỏi thế nào tôi sẽ lại sang. Vì thế tôi sang nói để chị biết.
Lý Hoàn nghe nói, nhìn Vưu Thị. Hai người cùng cười.
Một lúc, Vưu Thị rửa mặt gội đầu xong, mọi người uống trà. Lý Hoàn cười nói với Bảo Thoa:
- Tôi sẽ sai người sang hỏi thăm bà dì, xem người yếu ra làm sao. Tôi cũng đương ốm, không thể sang tận nơi hỏi thăm được. Cô cứ việc đi, tôi sẽ sai người sang trông nhà hộ. Một vài hôm, thế nào cô cũng về, đừng để tôi phải mang lỗi đấy.
Bảo Thoa cười nói:
- Việc gì mà chị mang lỗi? Đó là thường tình của người ta, chị có phải thả bọn trộm cướp ra đâu. Cứ ý tôi, chị cũng không phải cất thêm người sang nữa, cứ mời cô Vân về đây ở với chị vài ngày, lại chẳng đỡ việc hay sao?
Vưu thị nói:
- Cô Vân bây giờ đi đâu?
Bảo Thoa nói:
- Tôi vừa bảo bọn họ đi mời cô Thám Xuân cùng đến đây luôn. Tôi cũng sẽ nói rõ với cô ấy.
Đương nói thì có người báo:
- Cô Vân và cô Ba đã đến.
Mọi người mời nhau ngồi xong, Bảo Thoa nói đến việc mình phải ra ngoài ở. Thám Xuân nói:
- Hay lắm. Dì khỏi sẽ trở lại, hoặc không trở lại cũng chẳng sao.
Vưu Thị cười nói;
- Nói mới lạ chứ? Sao lại đuổi cả bà con đi?
Thám Xuân cười nhạt:
- Đúng đấy. Rồi thế nào cũng có người đuổi, chị để tôi đuổi trước đi! Chỗ bà con với nhau, không cần phải ở rịt với nhau một chỗ mới là tử tế. Chúng ta là chỗ bà con thân thiết đấy, nhưng ai mà chẳng như giống gà đen mắt, chỉ chực nuốt sốnm mai tôi sẽ đến trình cụ, bà Hai và sang xin lỗi bác gái. Đáng tội thế nào, tôi cũng xin nhận!
Vợ Vương Thiện Bảo bẽ mặt quá, ra đứng nép ở ngoài cửa sổ nói:
- Thôi! Thôi! Đây là lần đầu tiên tôi bị đánh đấy! Ngày mai tôi sẽ trình bà Hai, xin về quách nhà thôi. Thiết cái thân già này làm gì nữa!
Thám Xuân quát bảo bọn a hoàn:
- Nghe nó nói đấy! Các chị định để tôi phải cãi nhau với nó hay sao?
Thị Thư đi ra bảo:
- Già ơi, già mà biết điều một tí, thì bớt nói đi thôi. Nếu già về nhà lại là phúc cho chúng tôi. Chỉ sợ già không dứt ra được thôi. Nếu già về, lấy ai ton hót chủ, xúi bẩy chủ cho người đi khám xét các cô và hành hạ chúng tôi?
Phượng Thư cười nói:
- Con bé này giỏi thật! Thực là chủ nào thì tớ ấy!
Thám Xuân cười nhạt:
- Chúng tôi là bọn ăn trộm, bao giờ cũng mồm năm miệng mười, chỉ có điều là không biết xúi bẩy chủ thôi.
Bình Nhi vội khuyên giải và kéo Thị Thư vào. Bọn vợ Chu Thụy cũng khuyên một lúc, Phượng Thư chờ sắp sửa cho Thám Xuân đi ngủ, rồi mới dẫn người sang Noãn Hương ổ.
Lúc này Lý Hoàn đương ốm, nằm ở trên giường. Chị ta ở sát nhà Tích Xuân, và gần nhà Thám Xuân, nên bọn Phượng Thư tiện đường đến hai nơi ấy trước. Lý Hoàn vừa uống thuốc xong đi nằm, không tiện đánh thức, nên họ chỉ đến buồng các a hoàn, khám xét một lượt, cũng không tìm thấy vật gì, liền đi sang phòng Tích Xuân. Tích Xuân còn trẻ tuổi, chưa hiểu mấy, sợ quá không biết xảy ra việc gì. Phượng Thư đành phải yên ủi Tích Xuân. Ngờ đâu, khám đến hòm của Nhập Họa, thấy một cái bọc lớn, đựng toàn khóa bạc, độ ba bốn mươi cái. Lại một cái đai ngọc, cùng một bọc dây bí tất của đàn ông.
Nhập Họa tái mặt lại, phải quỳ xuống khóc, nói thực:
- Đó là của ông Trân thưởng cho anh cháu đấy. Vì bố mẹ cháu đều ở miền Nam, chúng cháu theo ông chú lên đây kiếm ăn. Nhưng chú thím cháu chỉ ham uống rượu đánh bạc. Anh cháu sợ giao cho chú thím, lỡ lại tiêu mất, nên mỗi khi được cái gì, thường khẽ nhờ bà già đưa đến, bảo cháu cất đi.
Tích Xuân là người nhát gan, thấy thế sợ hãi, nói:
- Tôi chả biết gì cả. Như thế sao được! Chị Hai muốn đánh nó, cứ việc lôi nó ra mà đánh. Những câu nó nói, tôi nghe chối cả tai.
Phượng Thư cười nói:
- Nếu quả thực thế, cũng nên tha, nhưng không được lén lút đưa cho nhau. Thứ này đưa được thì thứ gì mà không đưa. Đó là lỗi ở người đưa đấy. Nếu không nói thực, mà là của ăn trộm, thì mày đừng có hòng sống.
Nhập Họa quỳ xuống khóc nói:
- Cháu không dám nói dối. Ngày mai mợ cứ hỏi cậu Cả, mợ Cả bên cháu mà xem, nếu không phải là đồ được thưởng, thì mang cháu và anh cháu ra đánh chết cũng không dám oán hận gì!
Phượng Thư nói:
- Thế nào cũng phải hỏi. Nhưng nếu thực là đồ thưởng thì mày cũng có lỗi. Ai cho phép mày lén lút mang những đồ này vào đây? Mày hãy nói rõ ai giao cho mày, ta sẽ tha chết cho. Ta cấm từ nay không được thế nữa.
Tích Xuân nói:
- Chị đừng tha nó, ở đây nhiều người, nếu không trừng trị, những đứa lớn trông thấy, không biết còn xảy ra thế nào nữa kia. Chị tha nó, tôi cũng không tha!
Phượng Thư nói:
- Tôi xem nó ngày thường cũng khá đấy. Ai không có lỗi, mới một lần này thôi, lần sau lại phạm nữa, sẽ phạt cả hai tội. Nhưng không biết ai là người lén lút đưa cho nó.
Tích Xuân nói:
- Không có ai đưa cho nó đâu, chắc là già Trương canh ở cửa sau đấy. Già ấy thường thậm thụt với bọn a hoàn này, bọn họ cũng thường giúp đỡ già ấy.
Phượng Thư nghe nói sai người ghi lấy tên, giao cho vợ Chu Thụy tạm giữ những đồ vật khám được, để ngày mai đối chiếu sẽ hay. Rồi từ biệt Tích Xuân đi vào buồng Nghênh Xuân.
Nghênh Xuân đã đi ngủ rồi, bọn a hoàn cũng sắp đi ngủ. Mọi người gõ cửa, một lúc mới mở. Phượng Thư dặn trước:
- Không được đánh thức cô dậy.
Rồi vào ngay buồng bọn a hoàn. Tư Kỳ là cháu ngoại vợ Vương Thiện Bảo, nên Phượng Thư để ý xem mụ ta có thiên vị với cháu hay không. Bắt đầu khám hòm của các người, không thấy gì. Khi khám đến hòm của Tư Kỳ, mụ ta xáo qua loa một lượt rồi nói:
- Cũng chẳng có gì cả.
Lúc sắp đóng hòm, vợ Chu Thụy nói:
- Hãy hượm! Cái gì đây?
Liền thò tay vào lấy ngay ra được một đôi bí tất gấm và một đôi giày đoạn của đàn ông, lại còn một cái bọc nhỏ nữa. Khi mở xem một cái đồ chơi kiểu “đồng tâm như ý” và một lá thư, tất cả đều đưa cho Phượng Thư, Phượng Thư trông nom việc nhà đã lâu, thường xem thư, xem sổ, cũng bập bẹ biết được mấy chữ. Thư này là giấy hoa tiên song hỷ đỏ sẫm, trong thư viết:
“Tháng trước, sau khi em về nhà, cha mẹ đã biết cả rồi. Nhưng vì cô chưa đi lấy chồng, nên chưa thỏa được nỗi lòng ao ước của chúng ta. Nếu có thể gặp nhau trong vườn, thì em nên nhờ già Trương đưa tin ra cho anh. Gặp nhau trong vườn, thì dễ nói chuyện hơn là về nhà. Mong lắm! Mong lắm! Em có gửi tặng hai cái túi thơm, anh đã nhận được rồi. Nay gửi vào cho em một chuỗi hạt châu để tỏ chút lòng anh đối với em. Mong em nhận cho! Anh bên ngoại là Phan Hữu An thân gửi.”
Phượng Thư xem xong, không tỏ ý bực lại mừng. Mọi người đều không biết chữ cả. Vợ Vương Thiện Bảo không biết xưa nay anh em nó vẫn có chuyện tư tình với nhau, vừa rồi trông thấy giày và bí tất, đã hơi chột dạ, bây giờ lại thấy một cái thiếp đỏ. Phượng Thư xem rồi cười. Mụ ta liền hỏi:
- Chắc là chúng nó biên sổ không thành chữ, nên mợ mới cười?
Phượng Thư nói:
- Phải đấy. Cái sổ này tính không ra được. Nhưng già là bà ngoại Tư Kỳ thì anh ngoại nó là họ Vương mới phải, sao lại là họ Phan?
Vợ Vương Thiện Bảo thấy câu hỏi lạ lùng, miễn cưỡng nói:
- Vì bà cô của Tư Kỳ lấy người họ Phan, nên anh con cô nó là họ Phan. Lần trước có tên Phan Hữu An trốn đi, chính là hắn đấy.
Phượng Thư cười nói:
- Phải rồi. Tôi đọc cho già nghe nhé!
Liền đọc cái thư một lượt từ đầu đến đuôi. Mọi người nghe xong đều giật nẩy mình lên.
Vợ Vương Thiện Bảo chỉ muốn bới lỗi người khác, không ngờ lại bới phái cháu ngoại mình, vừa tức giận, vừa xấu hổ. Bọn vợ Chu Thụy bốn người nghe xong, hỏi:
- Già nghe thấy rồi đấy. Thực là rõ ràng, hết đường nói nữa! Bây giờ việc này làm thế nào?
Vợ Vương Thiện Bảo bực không sao chui ngay xuống lỗ nẻ cho khỏi thẹn mặt. Phượng Thư cứ nhìn chòng chọc vào mặt mụ ta, bĩu môi cười hì hì, bảo vợ Chu Thụy:
- Như thế cũng hay đấy. Bà ngoại nó chả cần phải lo nghĩ nữa. Cứ im lặng như tờ, tự nhiên vớ ngay được một anh chồng. Chẳng ai phải lo lắng nữa.
Vợ Chu Thụy cũng cười rồi nói đùa theo. Vợ Vương Thiện Bảo không biết trút giận vào đâu được đành cứ tát vào mặt mình mà mắng:
- Con đĩ già này không chết đi! Làm sao lại gây nên tội nợ như vậy?
Mồm nói mồm lại tát, thực là quả báo trước mắt. Mọi người thấy thế, cười không ngớt, vừa khuyên vừa chế giễu thêm.
Phượng Thư thấy Tư Kỳ cúi đầu không nói gì và cũng không có ý sợ hãi hổ thẹn, cũng lấy làm lạ. Xem chừng đêm đã khuya, chưa cần tra hỏi, nhưng sợ nó nghĩ quanh tìm cách tự tử chăng, liền sai hai bà già canh giữ, rồi dẫn người mang đồ tang chứng về nhà nghỉ, sáng mai sẽ liệu. Không ngờ đêm hôm ấy, Phượng Thư lại bị rong huyết, hôm sau thấy người rất mệt, phát nóng, không gượng được, phải mời thầy thuốc đến. Xem xong thầy thuốc kê đơn, chẳng qua lại Nhân sâm, Đương quy, Hoàng kỳ, v.v... Bọn bà già mang đơn đi trình Vương phu nhân. Bà ta đâm buồn, nên việc Tư Kỳ hãy tạm gác lại.
Hôm ấy Vưu Thị đến thăm Phượng Thư, ngồi một lúc, rồi sang thăm Lý Hoàn. Chợt thấy Tích Xuân sai người đến mời. Vưu Thị vừa vào đến nhà, thì Tích Xuân đem ngay việc đêm qua ra nói, lại sai người đem tất cả những đồ vật của Nhập Họa ra cho Vưu Thị xem.
Vưu Thị nói:
- Cái này thực là cha anh cô thưởng cho anh nó đấy. Nhưng không nên lén lút đưa cho nhau, làm thế, công lại hóa ra tư mất.
Rồi quay sang Nhập Họa:
- Đồ ngu, ăn lắm đâm lú lấp!
Tích Xuân nói:
- Các chị trông nom không cẩn thận, lại cứ đi mắng a hoàn. Trong đám chị em, chỉ có a hoàn của tôi là không ra gì, tôi còn mặt mũi nào trông thấy người ngoài nữa! Hôm qua tôi bảo chị Phượng mang nó đi, chị ấy không nghe, kể cũng có lý, may sao chị sang đây, chị mang ngay nó về, đánh nó, giết nó, hay bán nó đi, tôi cũng mặc kệ.
Nhập Họa nghe thấy nói thế, quỳ xuống kêu van:
- Từ nay cháu không dám thế nữa. Mong cô nghĩ lại chút tình từ thuở bé đến giờ. Dù sống chết cháu cũng xin ở lại với cô.
Vưu Thị và bọn vú già cũng hết sức nói giúp:
- Chẳng qua nó chỉ bị nhầm lẫn nhất thời, lần sau không dám thế nữa đâu. Nó hầu hạ cô từ thuở bé. Cô nên tha cho nó.
Tích Xuân trẻ tuổi, khó tính, mặc ai nói gì thì nói, cứ cho là mất thể diện, nghiến răng lại, nhất định không nghe.
- Tôi lớn rồi, không cần Nhập Họa. Từ nay bên nhà các chị, tôi cũng không sang nữa. Gần đây có nhiều chuyện bàn tán, tôi sang bên ấy, họ sẽ quàng cả cho tôi nữa.
Vưu Thị nói:
- Ai dám bàn tán? Có chuyện gì đáng bàn tán? Cô là ai? Chúng tôi là ai? Cô thấy người ta bàn tán chúng tôi, cũng nên hỏi họ mới phải.
Tích Xuân cười nhạt:
- Chị hỏi tôi những câu ấy hay đấy nhỉ! Tôi là một cô gái cần phải tránh chuyện lôi thôi, cớ chi lại đi chuốc lấy chuyện, thì còn ra người sao được? Người xưa có nói: “Lành dữ sống chết, cha con cũng không thể giúp nhau được”, huống chi giữa hai người chúng ta. Tôi chỉ có thể giữ thân tôi thôi. Từ nay các chị có việc gì, đừng làm phiền đến tôi nữa.
Vưu Thị nghe nói, vừa tức, vừa buồn cười, nói với mọi người đứng ở đấy:
- Thảo nào ai cũng bảo cô Tư trẻ tuổi hồ đồ, tôi vẫn không tin. Các chị nghe lời cô ấy nói đấy, chẳng ra đầu đuôi, chẳng biết cân nhắc gì cả, thật giọng trẻ con, nhưng lại làm người ta phải kinh khủng.
Mọi người đều khuyên:
- Cô còn trẻ tuổi, tất nhiên là mợ phải chịu nhịn.
Tích Xuân cười nhạt:
- Tuổi tôi tuy còn thơ ngây, nhưng lời nói thì không thơ ngây đâu. Các người không học, không biết chữ, đều là hạng ngốc cả, thế lại bảo tôi hồ đồ!
Vưu Thị nói:
- Cô là trạng nguyên, thám hoa, là tài tử hạng nhất! Chúng tôi chỉ là hạng người lẩn thẩn, không được sáng suốt như cô!
- Trạng nguyên, thám hoa mà không có người lẩn thẩn à? Thế mới biết các chị đều là người tục cả.
- Giỏi lắm, giỏi lắm! Vừa mới là tài tử, giờ lại thành ra hòa thượng bàn đến giác ngộ rồi.(1)
- Tôi chẳng giác ngộ gì cả. Tôi xem người bây giờ đều như hạng Nhập Họa hết.
- Thế mới biết cô thực là người vô tình lạnh nhạt!
- Người xưa có câu: “Không làm kẻ dữ, khó gọi là trai”. Tôi là một người trong trắng, sao lại chịu để liên lụy làm hỏng tôi đi.
Vưu Thị có tật giật mình, rất sợ người ta nói đến những câu ấy. Nghe ai bàn tán đến chuyện mình là trong bụng đã xấu hổ bồn chồn, nhưng hôm nay đối với Tích Xuân, chị ta đành cố nhịn, không tiện to tiếng, nay thấy Tích Xuân lại giở những câu ấy ra, không chịu được nữa, liền hỏi:
- Sao lại liên lụy đến cô? A hoàn của cô có lỗi, tự nhiên vô cớ cô lại chằng cả tôi. Tôi đã cố nhịn, cô lại càng lên nước, cứ nói bừa đi. Cô là cô gái ngàn vàng, vạn vàng, từ nay chúng tôi không dám gần cô nữa, sợ làm bẩn lây cái tên đẹp của vị tiểu thư! Thôi bảo ngay người mang con Nhập Họa về.
Vưu Thị hầm hầm đi ra.
Tích Xuân nói:
- Chị về nhà lần này, nếu quả không sang nữa, thì cũng bớt được điều nọ tiếng kia. Mọi người càng được yên tĩnh.
Vưu Thị không trả lời, đi thẳng ra ngoài.
---------------------
(1). Danh từ nhà Phật, tức là ngộ đạo.

Truyện Hồng Lâu Mộng Lời giới thiệu Hồi thứ nhất Hồi thứ hai Hồi thứ ba Hồi thứ tư Hồi thứ năm(1) Hồi thứ sáu Hồi thứ bảy Hồi thứ tám Hồi thứ chín Hồi thứ mười Hồi thứ mười một Hồi thứ mười hai Hồi thứ mười ba Hồi thứ mười bốn Hồi thứ mười lăm Hồi thứ mười sáu Hồi thứ mười bảy và mười tám Hồi thứ mười chín Hồi thứ hai mươi Hồi thứ hai mươi mốt Hồi thứ hai mươi hai Hồi thứ hai mươi ba Hồi thứ hai mươi bốn Hồi thứ hai mươi lăm Hồi thứ hai mươi sáu Hồi thứ hai mươi bảy Hồi thứ hai mươi tám Hồi thứ hai mươi chín Hồi thứ ba mươi Hồi thứ ba mươi mốt Hồi thứ ba mươi hai Hồi thứ ba mươi ba Hồi thứ ba mươi bốn hà đã lâu, nhưng vì bên nhà dì có nhiều việc lớn, nên không tiện nói. Hôm nọ mẹ cháu lại ốm, trong nhà có hai người đàn bà hầu đáng tin cậy cũng ốm nốt. Nhân dịp đó, cháu mới xin về nhà. Hôm nay dì đã biết, cháu xin trình rõ. Bây giờ cháu xin cáo từ dì để dọn đồ đạc về.
Vương phu nhân và Phượng Thư cười nói:
- Cô câu nệ quá, lẽ ra nên dọn về đây ở là phải, đừng vì cái việc tầm thường ấy làm bà con phải xa nhau.
Bảo Thoa cười nói:
- Dì và chị nói thế nặng lời quá, cháu có phải vì việc ấy mà dọn về đâu. Gần đây mẹ cháu tinh thần kém trước nhiều, đêm hôm không có ai là người đáng tin cậy, chỉ một mình cháu. Anh cháu lại sắp lấy vợ, nào việc may vá, nào đồ dùng trong nhà, chưa sắm sửa đủ, nên cháu phải về lo liệu giúp mẹ cháu. Dì và chị chắc cũng biết đấy. Cháu không dám nói dối đâu. Hơn nữa từ ngày cháu vào ở trong vườn, cửa ngách về phía đông nam phải mở để đi lại, thành ra những người ra vào, tiện đường cũng qua đấy. Thế mà không có người xét hỏi, nhỡ xảy ra việc gì, chả mang tiếng cả hai bên  Cháu nghĩ việc vào ngủ ở trong vườn không cần thiết lắm. Vì mấy năm trước cháu còn bé, trong nhà không có việc gì, nên vào ở trong đó, cùng chị em họp mặt vui đùa, khâu vá, hơn là một mình ngồi buồn rũ ở ngoài. Bây giờ chúng cháu đều lớn cả rồi. Mấy năm nay dì ở bên này gặp nhiều việc không được vừa lòng. Thế mà cứ ở mãi trong vườn, lỡ ra cháu trông nom không xuể, sợ lại sinh chuyện. Chỉ có bớt người đi sẽ đỡ phải bận tâm. Vì thế hôm nay không những cháu nhất định xin về nhà mà còn muốn khuyên dì: Từ nay việc gì đáng bớt thì nên bớt chứ đừng ngại là mất thể thống nhà đại gia. Cứ ý cháu, những khoản tiêu phí ở trong vườn này, cái gì bỏ được thì bỏ, không thể bì như mấy năm trước đây. Dì đã biết nhà cháu đấy. Chẳng nhẽ nhà cháu ngày trước cũng tồi tàn như thế này hay sao?
Phượng Thư nghe vậy thưa với Vương phu nhân:
- Đã vậy ta cũng không nên ép cô ấy.
Vương phu nhân gật đầu nói:
- Dì không biết nói thế nào nữa, cứ tùy ý cháu đấy thôi.
Đương nói chuyện thì Bảo Ngọc về nói:
- Cha chưa tan tiệc, sợ trời tối nên chúng con về trước.
Vương phu nhân vội hỏi:
- Hôm nay con có khỏi bị bẽ mặt không?
- Không những con không bẽ mặt, lại còn được thưởng nhiều thứ nữa.
Sau đó bọn bà già nhận được các thứ của lũ hầu nhỏ ở cửa thứ hai đem vào. Vương phu nhân giở ra xem, thấy có ba cái quạt, ba chuỗi hạt, ba cái vòng ngọc. Bảo Ngọc nói:
- Cái này của quan hàn lâm họ Mai cho, cái kia là của quan thị lang họ Dương cho, cái này là của quan viên ngoại họ Lý cho. Mỗi người cho một thứ.
Nói xong lại lấy ra một ông Phật nhỏ bằng gỗ bạch đàn đeo trong người để giữ mình và nói:
- Đây là của vị Khánh Quốc công cho riêng con.
Vương phu nhân lại hỏi tiệc có những ai, làm thơ từ gì? Rồi bà ta nhận phần của Bảo Ngọc, sai người mang đi. Lại dẫn Bảo Ngọc, Giả Hoàn và Giả Lan đến trình Giả mẫu. Giả mẫu xem xong, vui mừng khôn xiết, hỏi thêm mấy câu. Bảo Ngọc bụng vẫn nghĩ đến Tình Văn, trả lời xong liền thưa:
- Cháu cưỡi ngựa bị xóc, đau cả xương.
Giả mẫu nói:
- Thôi cháu về nhà thay quần rồi dạo chơi một lúc thì khỏi, nhưng không được ngủ.
Bảo Ngọc liền đi về trong vườn.
Xạ Nguyệt, Thu Văn đã đem hai a hoàn đến chờ sắn đấy. Thấy Bảo Ngọc xin phép Giả mẫu về, Thu Văn nhận ngay lấy bút mực và các thứ rồi theo Bảo Ngọc về trong vườn. Bảo Ngọc nói luôn miệng: “Nóng quá!” Vừa đi vừa tháo mũ và mở dây lưng, cởi bộ quần áo ngoài ra. Xạ Nguyệt đỡ lấy. Bảo Ngọc chỉ mặc cái áo lót bằng lụa màu hoa tùng, bên dưới hở ra cái quần màu đỏ sẫm. Thu Văn thấy cái quần đó là của Tình Văn khâu lúc trước, liền thở dài:
- Thực là của còn người mất.
Xạ Nguyệt kéo Thu Vãn một cái, cười nói:
- Cái quần màu này pha với áo màu hoa tùng và dây màu thạch thanh, lại càng nổi bật cái đầu xanh và bộ mặt trắng nõn.
Bảo Ngọc đi trước, vờ như không nghe thấy, lại đi mấy bước nữa rồi đứng lại nói:
- Tôi muôn đi đằng này một tí có được không?
Xạ Nguyệt nói:
- Ban ngày ban mặt thế này thì còn sợ gì? Chẳng nhẽ sợ cậu lạc lối hay sao?
Rồi sai a hoàn nhỏ đi theo và nói:
- Chúng tôi đi cất những cái này rồi sẽ đến.
Bảo Ngọc nói:
- Chị ơi, chờ tôi một tí hãy đi.
Xạ Nguyệt nói:
- Chúng tôi đi, rồi sẽ đến ngay. Tay cầm những thứ này, như là đám rước ấy, người thì bưng đồ văn phòng tứ bảo, người bưng mũ áo, giày, thắt lưng, trông chẳng ra làm sao nữa.
Bảo Ngọc nghe nói đúng với ý mình, liền để cho hai người đi về, Bảo Ngọc dẫn hai a hoàn nhỏ đi đến sau hòn đá chân núi, khẽ hỏi chúng:
- Từ lúc ta đi vắng, chị Tập Nhân có sai người đến thăm chị Tình Văn không?
Một đứa trả lời:
- Đã sai già Tống đi thăm rồi.
- Già Tống đi về nói thế nào?
- Già ấy nói: chị Tình Văn bạnh cổ ra, kêu suốt đêm, sáng sớm hôm nay mắt nhắm nghiền, miệng cắn chặt, không biết gì cả, chỉ còn thở thoi thóp thôi.
- Suốt đêm chị ấy kêu ai?
- Chị ấy cứ gọi mẹ.
- Còn gọi ai nữa không?
- Không gọi ai nữa.
- Mày u mê rồi, chắc là chưa nghe rõ đấy.
Một a hoàn khác đứng cạnh, có vẻ láu lỉnh, thấy Bảo Ngọc nói thế, liền chạy lại thưa:
- Nó u mê thật đấy. Cháu lên đến tận nơi, nhìn kỹ tận mặt, nghe rõ từng câu chị ấy nói.
- Mày đến tận nơi làm gì?
- Cháu nghĩ chị Tình Văn xưa nay đối đãi với chúng cháu rất tử tế, hơn hẳn mọi người. Giờ chị ấy bị đuổi oan, chúng cháu không có cách gì cứu giúp, nên đành đến tận nơi thăm nom, để khỏi phụ cái lòng ngày thường chị ấy thương yêu chúng cháu. Dù có ai biết về trình, bà đánh chúng cháu một trận, cũng xin cam tâm. Vì thế cháu làm liều, lẻn đến thăm chị ấy một tí. Chị ấy vốn là người thông minh, lúc sắp chết vẫn không có gì thay đổi. Thấy cháu đến, chị ấy mở bừng mắt ra, kéo tay cháu lại hỏi: “Cậu Bảo Ngọc đi đâu?” Cháu kể chuyện cho chị ấy nghe. Chị ấy thở dài một cái rồi nói: “Thôi không gặp nhau nữa rồi!” Cháu hỏi: “Sao chị không chờ cậu ấy đến để được gặp mặt một lần nữa?” Chị ấy cười nói: “Các em không biết rõ, chị không phải chết đâu. Nay trên trời đương thiếu một vị thần hoa, đức Ngọc Hoàng gọi chị lên trông nom các thứ hoa đấy. Đến giờ mùi hai khắc chị sẽ lên nhận chức. Cậu Bảo thì giờ mùi ba khắc mới về đến nhà. Thế là chỉ chậm có một khắc mà hai người không được gặp nhau. Người đời đến lúc tận số, Diêm Vương định bắt đi, trước hết cho quỷ sứ đến bắt lấy linh hồn. Nếu muốn chậm lại một giờ nửa khắc, thì cứ đốt giấy vàng hoặc cúng cháo. Bọn quỷ sứ mải đến cướp tiền, thì người chết có thể nấn ná ở lại được một chút. Nay chị được các vị tiên trên trời xuống đón, thì chậm thế nào được?” Cháu nghe nói thế, không tin mấy. Nhưng khi về nhà để ý nhìn đồng hồ, quả nhiên đúng giờ mùi hai khắc chị ấy tắt thở, và đúng ba khắc mới có người đến bảo chúng cháu là cậu đã về.
- Mày không biết chữ, nên không hiểu, chứ chuyện ấy có thực đấy. Không những mỗi thứ hoa có một vị thần, lại còn có một vị thần coi cả các thứ hoa nữa. Nhưng không biết chị Tình Văn làm vị thần coi cả các thứ hoa hay chỉ coi một thứ?
A hoàn nghe xong không bịa ra ngay được. Bấy giờ vào khoảng tháng tám, hoa phù dung giữa ao trong vườn đương nở rộ. Thấy cảnh nảy ngay ý nghĩ, nó liền trả lời:
- Cháu có hỏi: “Chị sẽ làm vị thần coi hoa gì? Nói cho chúng em biết, để sau này chúng em còn nhớ mà cúng”. Chị ấy nói: “Em chỉ nói cho một mình cậu Bảo Ngọc biết thôi, ngoài cậu ấy ra, không được tiết lộ thiên cơ!” Rồi chị ấy bảo cháu là vị thần chuyên coi hoa phù dung.
Bảo Ngọc thấy thế, không những không lấy làm lạ, lại còn đổi buồn làm vui, quay lại ngắm nghía hoa phù dung, cười nói:
- Hoa này phải có một người như thế trông nom mới đáng. Ta đã đoán trước, con người như thế, tất phải có phen làm nên sự nghiệp. Chị ấy đã vượt qua bể khổ, nhưng từ nay không được trông thấy nhau, lẽ nào ta không chạnh niềm thương cảm.
Bảo Ngọc nghĩ bụng: “Lúc chết không được gặp mặt, bây giờ ta phải đến vái trước linh cữu, để tỏ cái tình năm, sáu năm gần gũi nhau”.
Nghĩ xong, liền về nhà, thay quần áo và nói là đến thăm Đại Ngọc. Rồi một mình ra khỏi vườn, đến chỗ lần trước đã tới thăm, tưởng là linh cữu còn để ở đấy. Ngờ đâu hai vợ chồng người anh ngoại thấy Tình Văn tắt thở, liền đi vào trình, mong được mấy lạng bạc tiền lệ mai táng. Vương phu nhân nghe thấy thế thưởng cho mười lạng bạc, bảo:
- Phải mang ra ngoài hỏa táng ngay. Con gái mà bị bệnh lao, nhất thiết không thể để lâu được!
Nghe vậy vợ chồng nhà kia một mặt nhận tiền, một mặt giục người khâm liệm, khiêng ngay ra cái nhà hỏa táng ở ngoại thành. Những quần áo trâm vòng còn lại ước độ ba, bốn trăm lạng vàng, thì vợ chồng hắn vớ hết, để làm kế sinh nhai. Sau đó họ khóa cửa lại, cùng đi đưa ma.
Bảo Ngọc đến nơi; chẳng thấy một ai, dừng lại hồi lâu, không biết làm thế nào, đành phải quay về trong vườn. Buồn quá, tiện đường đến thăm Đại Ngọc, cũng không gặp, hỏi đi đâu, bọn a hoàn nói: “Cô ấy sang bên cô Bảo rồi”. Bảo Ngọc lại đếnợt, rồi mới ngồi đối diện với Bảo Cầm. Thị Thư vội đi lấy bát đũa. Uyên Ương lại trỏ mấy món ăn nói:
- Hai món này không hiểu là món gì, bên ông Cả mang biếu đấy. Bát này là măng nấu với tủy gà, đó là của ông ở nhà ngoài đem đến biếu.
Giả mẫu nếm qua mấy miếng rồi bảo người mang nhi Ngọc, có lẽ trong mấy người ấy mới là sống chết có nhau”.Bảo Ngọc lại quanh đến quán Tiêu Tương, nhưng Đại Ngọc vẫn chưa về. Đương lúc không biết đi đâu, thì thấy a hoàn bên Vương phu nhân đến tìm và nói:
- Ông đã về rồi, đương tìm cậu đấy. Chắc lại có đầu bài hay. Cậu về ngay đi, về ngay đi!
Bảo Ngọc nghe nói, đành phải theo về. Đến buồng Vương phu nhân thì Gả Chính đã đi rồi. Vương phu nhân sai người đưa Bảo Ngọc đến thư phòng.
Giả Chính đương cùng bọn môn khách bàn chuyện thắng cảnh chơi thu. Ông ta lại nói:
- Lúc sắp tan, chợt kể lại một việc, thực là chuyện hay nghìn xưa, đủ cả tám chữ: “Phong lưu hào nhã, trung nghĩa cảm khái”. Chính là một đầu đề rất hay. Mọi người định làm một bài viếng.
Các môn khách nghe nói, liền hỏi:
- Xin cho biết việc gì hay thế?
- Ngày trước có một vị Vương được phong tước là Hằng vương, bổ ra làm tổng trấn châu Thanh; Hằng vương rất thích gái đẹp và khi rỗi việc quan, lại thích tập võ, nên tuyển nhiều con gái đẹp, ngày nào cũng bắt họ phải luyện tập đánh trận. Trong bọn này có một người, họ Lâm, đứng thứ tư, nhan sắc đã đẹp, lại tinh nghề võ, ai cũng gọi là cô Lâm. Hằng vương rất yêu, cử lên trông coi chị em, gọi là Quỷ Hoạch tướng quân.(1)
- Hay thực! Lạ thực! Thêm hai chữ “tướng quân” ở dưới chữ “Quỷ Hoạch” càng thêm vẻ phong lưu yểu điệu, thực là câu văn hay nhất đời! Chắc Hằng vương cũng là một nhân vật phong lưu nhất xưa nay. 
- Đúng thế. Nhưng lại có một việc đáng lạ và đáng than tiếc nữa.
- Không biết sau cùng lại còn có việc gì lạ nữa?
- Ngờ đâu năm sau lại có tàn quân của “Hoàng cân”(2) và “Xích mi”(3) họp lại, đánh phá khắp vùng Sơn Tả. Hằng vương cho là bhuyện sáo ngày xưa;-Vương Hy Phượng học đòi áo hoa múa hát." href="index.php?tuaid=2103&chuongid=54">Hồi thứ năm mươi bốn Hồi thứ năm mươi lăm Hồi thứ năm mươi sáu Hồi thứ năm mươi bảy Hồi thứ năm mươi tám Hồi thứ năm mươi chín Hồi thứ sáu mươi Hồi thứ sáu mươi mốt Hồi thứ sáu mươi hai Hồi thứ sáu mươi ba Hồi thứ sáu mươi tư Hồi thứ sáu mươi lăm Hồi thứ sáu mươi sáu Hồi thứ sáu mươi bảy Hồi thứ sáu mươi tám Hồi thứ sáu mươi chín Hồi thứ bảy mươi Hồi thứ bảy mươi mốt Hồi thứ bảy mươi hai Đánh máy: Tiểu Hồ Tiên
Được bạn: mickey đưa lên
vào ngày: 5 tháng 4 năm 2004

--!!tach_noi_dung!!--
--!!tach_noi_dung!!--
Hồi thứ hai mươi Hồi thứ hai mươi mốt Hồi thứ hai mươi hai Hồi thứ hai mươi ba Hồi thứ hai mươi bốn Hồi thứ hai mươi lăm Hồi thứ hai mươi sáu Hồi thứ hai mươi bảy Hồi thứ hai mươi tám Hồi thứ hai mươi chín Hồi thứ ba mươi Hồi thứ ba mươi mốt Hồi thứ ba mươi hai Hồi thứ ba mươi ba Hồi thứ ba mươi bốn Hồi thứ ba mươi lăm Hồi thứ ba mươi sáu Hồi thứ ba mươi bảy
Liền quay lại, sai người về lấy những đồ chơi của mình đem thưởng cho Giả Hoàn, rồi gõ vào đầu hắn, cười nói:
- Từ nay cháu cứ làm thơ như thế này, bước đường “thế tập”(7) chắc không chệch khỏi tay cháu.
Giả Chính vội ngăn:
- Chẳng qua nó làm liều mấy câu đấy thôi, sao anh lại nói đến việc mai sau.
Ông ta rót rượu, lại bắt đầu làm tửu lệnh. Giả mẫu nói:
- Các anh về đi thôi. Ngoài ấy chắc còn có bọn gia khách chực hầu, cũng không nên sơ suất với họ. Hơn nữa đã quá trống canh hai rồi, các anh nên về để chị em chúng nó vui chơi một lúc.
Giả Xá, Giả Chính nghe nói, mới thôi tửu lệnh, rồi đứng dậy. Họ cùng dâng chung một chén rượu, rồi dẫn bọn con cháu đi ra.
--------------------------
1. Chuyện Mục công nước Tần định xâm chiếm các nước chư hầu, hẹn gặp nhau ở đất Lâm Đồng, đem mỗi nước hai thứ của báu đến thi để định được thua.
2. Trong nguyên bản nói cách đánh bạc như Thương Tân Khoái, công phiên… xét không cần thiết lắm, nên chúng tôi đổi ra là mạt chược và bài cẩu.
3. Nhà làm nhô lên sườn núi.
4. Đời Đông Hán có hai anh em họ Trần: anh là Nguyên Phương, em là Quý Phương đều có tài học bằng nhau, khó phân được anh hơn  hay em hơn, do đó có chữ “nan huynh nan đệ”.
5. Khó mà dạy bảo.
6. Nhà thơ lớn đời Đường.
7. Đời này nối đời khác làm quan.
--!!tach_noi_dung!!--

Đánh máy: Tiểu Hồ Tiên
Được bạn: mickey đưa lên
vào ngày: 5 tháng 4 năm 2004

--!!tach_noi_dung!!--
--!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!--