i được một quãng xa, Cảnh mới kịp hỏi người khách lạ:- Nhưng ông là ai đã.Người kia ngập ngừng:- Tôi đấy à?... Tôi có nói tên, ông cũng không biết được...- Ông ở tận đâu?- Tôi ở phố Quan Thánh.- Tận phố Quan Thánh. Sao ông không bảo ngay để tôi đánh ô-tô đi cho mau.- Vậy mời ông đi xe cho chóng.Rồi người lạ gọi hai cái xe kéo.Chàng nghĩ thầm: “Y như chuyện trinh thám... Biết đâu người lạ mặt này lại không đưa ta đến một cái bẫy chuột?”Như để yên lòng áy náy của Cảnh, người lạ quay sang nói:- Mời ông đi đột ngột thế này, nhất chúng tôi lại chưa quen biết ông, thực là không phải với ông lắm. Xin ông tha lỗi cho.Cảnh vẫn lặng thinh. Người kia lại nói:- Chỉ tại cái ông Lộc. Với lại cũng lại Hảo nữa.Cảnh chẳng buồn hỏi Hảo là ai.- Thực làm phiền ông quá. Hảo giục tôi đi ngay. Đây này, ông coi tôi có kịp mặc quần áo đâu.Cảnh mỉm cười nghĩ thầm: “Chẳng mặc quần áo thì để trần truồng!” Ý chừng để tỏ với Cảnh mình không phải hạng người mà chàng có thể đoán lầm theo y phục lôi thôi, người ấy tiếp:- Thưa ông, tôi là giáo sư một trường tư thục.Rồi sau khi bảo xe đỗ, chàng trỏ một tòa nhà gác có vườn cây bọc, bảo Cảnh:- Đến nơi rồi. Ông coi! Có xa mấy đâu!- Từ đầu thành phố tới cuối thành phố lại còn bảo không xa mấy!Tới cổng, hai cánh sắt hé mở. Cảnh theo người lạ đi vào một lối hai bên trồng toàn hoa xác pháo. Chàng hơi kinh ngạc hỏi:- Nhà ông đây?- Vâng, tôi ở đây với cô tôi. Nhà này là nhà cô tôi. Trước vẫn cho người Tây thuê. Từ ngày cô tôi lên ở Hà Nội mới lấy lại.Tiếng cười ầm ỹ từ phòng khách bay ra.Qua cửa sổ lớn mở rộng. Cảnh thấy lố nhố năm, sáu người, hoặc đứng hoặc ngồi, ai nấy như chú ý vào câu chuyện một người đương kể.Trong số người đứng có hai thiếu nữ vận áo màu trắng. Cảnh rướn nhìn. Hai thiếu nữ cùng quay lưng ra phía cửa sổ, một vấn tóc và một búi tóc.Vòng qua một hàng hiên ăn ra cái sân cao vuông rộng, lót gạch hoa, và có giàn cây leo, hai người tới cửa phòng, người lạ tiến thẳng vào. Còn Cảnh đứng đợi phía ngoài bức rèm ren vuông, đăm đăm nhìn thẳng vào sau gáy thiếu nữ vấn tóc.- Cô Hảo! Ông ấy đã đến.Thiếu nữ quay lại. Những người ngồi đứng cả dậy, Cảnh giật mình. Cảm giác đầu tiên của chàng là mỹ nhân có quen biết chàng. Chàng nghĩ thầm: “Quái! Người này ta đã gặp ở đâu một lần”. Nhưng chưa kịp nhận kỹ hơn thì người ấy tiến ra phía cửa, lễ phép chắp hai tay vào ngực, cúi đầu chào “Cái chào mới dễ yêu!” Cảnh thầm bình phẩm.- Thưa ông, lời thứ nhất của tôi là một lời xin lỗi. Tôi mời ông đến chơi mà không quen biết ông một tí nào, lại mời một cách quá ư đường đột và... khiếm lễ.Cảnh lơ đãng nghe những lời trầm trầm, nhè nhẹ trong khi mắt chàng đi đi lại lại từ khuôn mặt trái xoan tới cái thân hình vừa tha thuớt vừa nở nang trong y phục xa tanh trắng.Cái nhìn thẳng thắn của cặp mắt to, sáng và hơi xếch qua mi dài, trong cái quầng xanh dưới đôi mày bán nguyệt như mỉm cười với chàng. Và cái cười của cặp môi chúm chím như xoắn lấy chàng. Một điểm kín mà thoạt tiên chàng nhận thấy trên khuôn mặt rạng rỡ như bông hoa vừa nở ra ấy là đôi gò má hơi cao, nhưng nhìn kỹ thì trái lại, đó là một điểm đẹp. Mắt ấy, miệng ấy, phải có gò má ấy, nếu không sẽ không được người ta lưu ý.Tóm lại, Cảnh thấy tất cả các thứ đều ăn điệu nhịp nhậng như một bài âm nhạc tuyệt diệu: diện mạo cũng như thân thể và dáng điệu.Thấy ông khách lặng yên nhìn mình, thiếu nữ lại nói tiếp:- Xin lỗi ông một lần nữa, và xin mời ông vào chơi.Cảnh như bừng tỉnh một giấc mộng, lịch thiệp đáp:- Thưa cô, một người đẹp không bao giờ có lỗi, nhất là đối với bọn đàn ông chúng tôi. Một mệnh lệnh của mỹ nhân ban ra phải được bọn bầy tôi trung thành vâng theo răm rắp. Vậy tôi ước ao sẽ được là một trong đám cận thần của đức hoàng hậu nhan sắc.Một tiếng cười vui thú đáp lại, và một bàn tay thân mật đưa ra, một bàn tay mát dịu trong bàn tay nóng bừng của Cảnh. Thiếu nữ khẽ nói:- Ông sao thế? Ông sốt?Cảnh mỉm cười nồng nàn, đáp vắn tắt:- Không ạ.- Tôi xin giới thiệu ông...Cảnh bấy giờ như mới chợt nhớ ra rằng ở trong phòng, ngoài thiếu nữ ra, còn có nhiều người khác. Chàng đưa mắt nhìn một vòng. Toàn những người lạ mà hình như chàng đã gặp nhiều lần trên hè phố hay ở những nơi hội họp nào đó.- Chị Thúy Nga, bạn tôi...Thúy Nga là một thiếu nữ nhỏ nhắn, không đẹp nhưng cũng không xấu, vẻ mặt dễ dàng, nết na, phục tòng.- Anh Hoàng văn Giáp, thi sĩ... tác giả “Tâm hồn tôi”. Anh Nguyễn Luyện, nhà tiểu thuyết trứ danh... Anh Trần Đình Kiên địa chủ... Còn đây là giáo sư Vũ văn Hoằng người anh con cô con cậu ngoan ngoãn của tôi mà tôi rất cám ơn đã đi mời được ông giúp tôi.Đôi bên bắt tay xin giới thiệu vì chưa có hân hạnh được quen biết một ai ở đây. Cảnh tự giới thiệu:- Tôi là Nguyễn văn Cảnh, vô nghề nghiệp.- Và tôi, Đặng thị Hảo cũng vô nghề nghiệp.Cảnh gán cho mấy tiếng “cũng vô nghệ nghiệp” của Hảo một ý nghĩa thân mật, hơn thế, một ý nghĩa ám muội. Ngay lúc mới thoạt gặp mặt nàng, Cảnh đã nghĩ đến tội lỗi rồi. Và chàng cảm thấy sâu xa, trong cùng tận thâm tâm, rằng hai người vừa hứa hẹn với nhau âm mưu một việc thầm kín.Thiếu nữ quay đi như để tránh cái nhìn tò mò của Cảnh:- À, mà chưa nói cho ông biết tại sao chúng ta mời ông đến nhỉ.Hoằng đáp liền:- Đã, anh đã nói với ông rằng ông Lộc mời ông.Hảo cười vui vẻ:- Anh nói thế thì ông Cảnh hiểu sao được. Thưa ông thế này. Chả ông Lộc có họ với anh Luyện. Ban nãy anh Luyện kiều ông Lộc lên, thế rồi ông Lộc bảo tìm ông đến nói chuyện.Cảnh đáp:- Thưa cô, tôi có quen biết ông Lộc. Ngày ông ấy mất tôi cũng đi đưa đám. Nhưng tôi thực không ngờ vì thế mà tôi được hân hạnh ông gọi đến ra mắt cô hôm nay.- Vậy lại xin sang phòng bên.Phòng bên là phòng khách riêng của Hảo, nhỏ chỉ bằng một phần tư phòng khách chính và bài trí ngược hẳn. Một đàng tham bác lẫn Tây, Tàu, Nhật và An Nam: bên bộ tủ chè, sập gụ khảm, bên một bộ salon gỗ trắc kiểu Louis XV. Trên tường đĩa cổ treo nhan nhản cùng với đôi kiếm và đôi quất vỏ khảm xà cừ; dưới đất, sát chân tường đặt ngổn ngang những chậu, thống, đòn và chóe đời Minh Thanh Hóa, Gia Tinh và đời Thanh Khang Hy, Càn Long. Hai bên sập và đứng đối nhau một tủ rượu kiểu Nhật và một cái giá gỗ giả trúc, kiểu Tàu. Trong tủ và trên giá bầy rất nhiều những vật báu: ngọc, ngà và sứ. Giữa nhà, treo trên tủ chè bức ảnh phóng đại một vị quan già vận trào phục. Sau hết, ở ngay cửa vào, đặt ngang một cái giá lộ bộ với đủ các đồ binh khí thời xưa: chùy, phủ, việt, kích, thương, bát xà mâu, thanh long đao.Còn một đàng thì hoàn toàn bài trí theo Âu Mỹ: ghế dựa gỗ lát đánh bóng, thấp rộng và có nệm lò xo; thảm Ba Tư cổ; trên tường treo bức vẽ chính Hảo đứng bên bình hoa sen. Ở một góc phòng, một cái lọ men xanh với những hoa lai-ơn màu trắng. Tất cả mọi vật đều dịu dàng và nhịp nhàng dưới làn ánh sáng tản mạn của những ngọn đèn điện ẩn khuất trong tường.Thấy Cảnh chăm chú nhìn căn phòng đẹp của mình, Hảo không giữ nổi lòng tự phụ, mỉm cười bảo chàng:- Đó là công trình của họa sĩ Hoài Giang. Cả bức hình cũng vậy, còn bức phong cảnh thì người ta cho. Nhưng chúng ta bắt đầu thôi.Hảo ngồi xuống một chiếc ghế và đặt tay lên một cái bàn vuông thấp.- Bây giờ em ngồi đồng.Mãi bấy giờ Cảnh mới kịp nhìn thấy ở trên bàn một tờ giấy bìa có đầy những chữ hoa viết trong những khuyên tròn; phía dưới và chính giữa một cái khuyên tròn to hơn, trên úp một cái chén trắng nhỏ có quai, nối liền với một cái khuyên tròn tương tự ở phía trên bằng một cái gạch kẻ đỏ chia tờ giấy bìa ra làm hai phần bằng nhau. Một gạch đỏ nửa kẻ ngang trên nét gạch kia như nét ngang chữ T mà hai đầu có hai cái khuyên tròn bọc lấy hai chữ “có” và “không”.Hảo nhìn xuống tờ giấy bìa mỉm cười và nhẹ nhàng đặt ngón tay trỏ lên trên chén. Trong khi ấy Hoằng đánh diêm châm ba nén hương nhỏ cắm vào cái lọ bé xíu, cái lọ dùng để cắm bàn chải móng tay. Cảnh ngắm vẻ mặt bình tĩnh và tươi sáng của Hảo qua sợi khói uốn éo cất lên và chàng mơ màng đứng trước tượng đức Phật Quan Âm. Lời nói của Luyện càng làm tăng cảm tưởng ảo huyền ấy, vì Cảnh nghe Luyện hỏi: “Hồn có truyền bảo điều gì không ạ?”Tức thì ngón tay trỏ của Hảo đưa chiếc chén trắng đi ngược lên, theo đường gạch đỏ rồi rẽ sang bên hữu đến chữ “có” thì ngừng lại.- A, hồn bảo có. Vậy xin hồn nói chuyện đi.Hồn nói:- Ông Cảnh bạn thân của tôi, tôi xin chào bạn đã quá bộ đến chơi.Lần này là lần đầu Cảnh được dự một buổi phụ đồng chén. Chàng vẫn nghe đồn ở Hà Thành có nhiều người thích chơi và ham mê lối phụ ấy lắm, họ ham mê như các cụ ta thời xưa ham mê phụ đồng tiên vậy.Chàng không tin, nhưng chàng thấy trò chơi hay, có nhiều thú vị nhất câu nói đầu tiên của cô đồng xinh đẹp lại có một ý nghĩa âu yếm quá đỗi, như xui giục chàng lợi dụng ngay cái cách nói chuyện nửa kín nửa ngỏ ấy, chàng trả lời liền:- Bạn yêu dấu của tôi ơi! Nếu quả thật bạn hiện ở thế giới bên kia thì tôi rất ao ước được theo bạn sang đó, vì tôi thương nhớ bạn không nguôi.Kiên bàn:- Muốn thử xem hồn có nhập vào đồng không thì ông thử hỏi một câu gì đó mà chỉ ông với hồn hiểu thôi, nếu hồn trả lời đúng thì tức là cách phụ có hiệu nghiệm.Cảnh mỉm cười nghĩ thầm: “Chả cần thử cũng biết chẳng có hiệu nghiệm gì. Vì nếu quả thực hồn nhập vào đồng thì sao mắt đồng còn phải nhìn đến bảng chữ và tay đồng còn phải lò dò tìm chỗ để dừng. Mà cái trán kia thì chắc làm việc lung lắm!” Nhưng chàng cũng hỏi:- Câu mà tôi nói kín với bạn một đêm trăng trên đường Cổ Ngư hôm rằm tháng hai năm kia, bạn còn nhớ không?Hồn trả lời:- Quên sao được còn nhớ lắm chứ?Cảnh nói tiếp:- Hồn thử nhắc lại xem.Hồn đáp:- Không tiện nhắc lại. Nếu nhắc lại được thì đã không còn là câu chuyện kín.Ai nấy phá lên cười.Một mình Cảnh lặng im, vì sung sướng quá. Nhưng đồng đã thăng. Hảo đứng dậy nói:- Thôi tôi trả chỗ anh Luyện. Khû, ra dự chợ phiên, ra xem các phòng triển lãm.Cảnh đã toan cứ im lặng mãi để uống những lời nói êm dịu, thơm tho của nàng. Nhưng bỗng nàng ngừng lại, rồi hỏi Cảnh:- Thưa ông, Hà Nội bây giờ có thay đổi nhiều không?- Thưa có, so với sáu năm trước, khi cô ra chơi, thì Hà Nội ngày nay khác hẳn. Biết bao nhiêu nhà kiểu mới mọc lên như nấm. Nhưng chỉ ở hai đầu thành phố mà thôi. Còn hồ Hoàn Kiếm và nhà Gô-đa của cô vẫn như xưa, nhất là hồ Hoàn Kiếm thì bao giờ cũng đẹp, cũng đầy những thiếu nữ xinh tươi, sáng chiều dạo mát quanh hồ...Lan Hương mỉm cười ngắt lời:- Nghe nói ông và anh Đoan em quen biết nhiều các cô gái Hà Thành lắm, quen biết thân mật nữa.Nàng đã gợi lòng tự ái của Cảnh. Chàng sung sướng đỏ mặt. Và chàng ngập ngừng hỏi lại:- Ai bảo cô thế?Nàng như nói lảng:- Anh Đoan em thì tệ quá. Ai lại thân danh ông thầy thuốc, trách nhiệm nặng nề trong tay mà chỉ nghĩ đến chơi bời thỏa mãn, có thể cho thế là có tội với xã hội được.Cảnh kinh ngạc nhìn Lan Hương:- Cô đạo đức lắm nhỉ!- Không phải em đạo đức, nhưng thấy đám thanh niên sống không mục đích hay với mục đích độc nhất là sự chơi bời phóng đãng thì em ghê sợ... cho họ quá, và tiếc cho họ nữa... Những bực thanh niên trí thức như anh Đoan em mà chịu làm việc, làm việc với lòng tín ngưỡng thì... hay biết bao, có ích cho đồng bào biết bao!Cảnh cho Lan Hương hơi khó chịu. Nhưng liếc nhìn người đẹp đẹp một cách nũng nịu, chàng không thể giận được. Và chàng trả lời đánh trống lảng:- Anh Đoan chẳng làm việc mà lại là chủ một bệnh viện lớn.- Làm chủ không phải là làm việc. Còn ông, ông đã nghĩ làm công việc gì chưa?Lần này thì Cảnh giận thật. Chàng chau mày nghĩ thầm: “Tôi làm gì thì dễ phải nhờ cô dạy bảo chăng?” Và chàng cáu kỉnh đáp:- Cô hỏi tôi định làm gì à? Thưa cô, tôi định lấy vợ.Lan Hương thản nhiên như không biết rằng Cảnh nói xược:- Đối với anh Đoan em thì lấy vợ cũng là một việc khó.Cảnh mỉm cười:- Anh Đoan đã có vợ rồi là gì?Lan Hương cũng mỉm cười:- Thế gọi là vợ sao được?Rồi như chợt nhớ ra điều gì, nàng nhìn ra biển nói:- Em xin lỗi ông, em phải đi đằng này có chút việc.Nàng trang nghiêm ngả đầu chào. Cảnh đáp lễ rồi đứng lại ngơ ngác nhìn nàng rẽ ra phía biển. Chàng lẩm bẩm nói một mình:“Kiểu cách và kiêu hãnh”. Lòng hiếu sắc của chàng thì thầm tiếp liền: “Nhưng mà đẹp”.Cảnh lững thững trở về nhà, Oanh, Thứ và Bản ngồi ở hiên nói chuyện. Thoáng nghe thấy mấy mẩu câu “bẽn lẽn, dịu dàng... ngây thơ đấy chứ?” Cảnh tiến vào cười mát nói:- Phải, ngây thơ ăn người.Oanh hỏi:- Anh bảo ai cơ?- Bảo tất cả các thiếu nữ ngây thơ chứ bảo ai!- Cả em?- Em không ngây thơ, vì em thẳng thắn, không kiểu cách, không đạo đức giả, không đoan trinh rởm, không...Cảnh ngừng lại, không tìm được chữ tàn tệ hơn. Oanh hỏi:- Gì nữa?... Không biết anh tức tối ai thế?Cảnh ném mũ lên trên mắc. Chiếc mũ dạ rơi, chàng cũng không buồn nhặt, lại ngồi phịch xuống ghế, hằn học nói:- Chẳng tức ai cả, nhưng mai về Hà Nội.- Mai về Hà Nội? Tại sao thế?- Tại chán Sầm Sơn, năm hôm rồi còn gì mà chẳng chán!Oanh cười:- Thế mà em cứ tưởng ai chán thì chán chứ anh không thể chán Sầm Sơn được đấy.- Sao anh lại không thể chán Sầm Sơn được?- Vì ở Sầm Sơn có một người lưu ý đến anh một cách rất cảm động.Cảnh mỉm cười, hy vọng:- Người ấy là ai thế em?- Là ai, anh thừa biết lại còn vờ hỏi.- Anh không biết thực đấy mà.Cảnh vừa trả lời, vừa ra cúi nhặt mũ treo lên mắc. Sự sung sướng đột nhiên và bồng bột làm chàng hối hận rằng mình đã có những ngôn ngữ và cử chỉ cáu kỉnh vô lý. Oanh đứng dậy đi ra vườn, cốt không để Bản và Thứ nghe được câu chuyện kín của anh. Cảnh theo em ra, hỏi:- Lan Hương, phải không em?- Chứ còn ai vào đấy nữa!- Lan Hương có nói gì về anh không?- Lan Hương có nói nhiều lắm. Chẳng hạn Lan Hương bảo anh cần phải lấy vợ ngay.Cảnh cười:- Bậy.- Thực đấy mà, Lan Hương bảo anh đương cần phải có một người đàn bà kèm bên cạnh, hoặc một người đàn bà yêu anh sâu xa, nghĩa là một người mẹ, hoặc một người đàn bà âu yếm và thành thực thương anh, nghĩa là một người vợ, vì hiện anh đang ốm, ốm nặng phải hết sức chăm nom, săn sóc, anh mới khỏi được.Cảnh vờ trang nghiêm:- Không có thì anh chết?- Tệ hơn thế, anh sẽ truy lạc.- Lan Hương bảo em thế?- Lan Hương còn bảo... Nhưng thôi để anh được yên thân mà về Hà Nội.Cảnh cười ngượng nghịu:- Em cứ nói: Có lẽ anh chưa về Hà Nội đâu.- Thực nhé! Vậy Lan Hương bảo một trí thức và một tâm hồn không tầm thường, khi đã xuống thì xuống không biết đến đâu là cùng.- Nghĩa là Lan Hương cho rằng anh có một trí thức và một tâm hồn không tầm thường!Thứ đứng tựa lan can, nói lớn:- Chuyện gì mà bí mật thế, cô Oanh?Oanh bảo Cảnh:- Thôi đi vào, không họ lại ngờ vực anh.Và nàng chạy về chỗ cũ. Cảnh thong thả đi theo vào, lòng bất mãn, vì chàng còn khao khát nghe em nói đến Lan Hương. Luôn mấy hôm chàng thường gọi chuyện Lan Hương. Thà nghe người ta gièm pha Lan Hương còn hơn là lúc nào cũng lặng lẽ âm thầm, đầy Lan Hương trong lòng, mà không được ai trò chuyện. Bản thực thà hỏi Cảnh:- Anh về Hà Nội?Cảnh cố làm ra vẻ tự nhiên:- Vâng, tôi định mai về, nhưng cũng chưa lấy gì làm chắc.- Anh về thì chúng tôi xin cũng về.- Thế thì tôi không về vội, để các anh ở lại chơi. Phải không, em Oanh?- Phải lắm. Vậy mời anh ngồi chơi xơi nước mà nghe một câu chuyện triết lý của nhà văn Lê Thứ; nếu anh Thứ không còn nhớ, chỗ nào ngừng lại, em sẽ nhắc. Hình như anh nói những đức tính bẽn lẽn ngây thơ cũng chỉ là một thứ vỏ dày để bọc lấy cái tôi.... Rồi gì nữa?Thứ mỉm cười:- Vâng chính thế. Anatole France nói...Cảnh vội reo:- Anatole France vạn tuế! Nhưng bây giờ, trời đẹp lắm. Và tôi sung sướng quá. Tôi chắc em Oanh và các anh cũng cùng một cảm tưởng như tôi. Vậy xin anh Thứ hãy tạm gác Anatole France của anh lại mà ra bãi biển, chúng ta cùng nhau tắm ánh nắng và thở không khí trong sạch.Tiếp liền, chàng cất giọng ca huyên thuyên chẳng theo một nhạc điệu nào:“Cùng nhau ta tắm ánh mặt trời.Hô hấp làn không khí thảnh thơi”.Và khoác hai vai bạn dìu ra đường.Oanh theo sau lắc đầu lẩm bẩm:- Đến dễ buồn nản! Cũng đến dễ vui sướng!