Ông giám đốc hãng Hồng Tân tiếp bác sĩ Quân tại văn phòng. Khi nghe bác sĩ cho biết Mỹ Dung đã bình phục và tỏ ý xin về giúp việc lại cho mình, ông Hồng Tân hết sức vui vẻ: - Lúc nào tôi cũng dành cho cô ấy một chỗ làm đặc biệt ở sở tôi. Ông Đại hỏi sơ qua về Mỹ Dung và về Văn. Ông nói: - Ông Văn có ý định đem Mỹ Dung về nhà không? Bác sĩ Quân nói: - Đem về thế nào được? Mấy hôm nay Văn phải tránh và có lẽ từ đây phải tránh mặt luôn. Ông Đại hỏi: - Tại sao có chuyện tránh mặt lạ lùng như thế? Mỹ Dung đã khỏi bệnh, nghĩa là cô ta đã hoàn toàn bình phục, hoàn toàn nhớ lại tất cả những chuyện cũ. Mỹ Dung không biết Vũ chết rồi sao? Mấy lúc nay ông Văn không đến mà Mỹ Dung không hỏi vì lẽ gì Văn không đến sao? Vô lý lắm! Bác sĩ Quân liền kể ông Đại nghe chuyện Mỹ Dung gặp Liên Hoa, phải bị mất trí trong mấy ngày và khi tỉnh lại thì không muốn gặp Vũ nữa, chứ chưa biết là Vũ chết. Bác sĩ Quân kể lại cả những lời Mỹ Dung đã nói với mình trong buổi sáng. Ông Đại có vẻ suy nghĩ, một lát sau, ông lấy thuốc ra hút và nói: - Bác sĩ chưa hỏi Mỹ Dung về chuyện ông Văn? - Mỹ Dung có biết Văn là ai đâu. Mấy lúc nay Văn đến thăm Mỹ Dung với danh nghĩa của Vũ mà. - Nhưng bây giờ Mỹ Dung đã bình phục thì chúng ta cần nói rõ cho cô ấy biết là Vũ đã chết, và muốn cô ấy chóng lành bệnh, Văn phải đóng kịch. Sự thật Văn đâu ngờ mình phải đóng kịch như thế. Trong lúc vào thăm Mỹ Dung, Mỹ Dung đã ngộ nhận Văn là Vũ nên bác sĩ đã dùng kế mà trị bệnh cho Mỹ Dung. Cần phải nói rõ để Mỹ Dung hiểu thì hơn. Bác sĩ Quân tuy công nhận những lời ông Đại nói là đúng, nhưng vẫn nói: - Nếu cô Mỹ Dung còn hy vọng là Vũ chưa chết thì ta làm sao nói sự thật với cô ấy? À, sáng nay cô Mỹ Dung còn nhờ tôi xin phép ông cho cô Lý hay cô Huệ vào để cô hỏi thăm một chuyện gì đó mà cô bảo là rất cần… Chúng ta sẽ nhờ cô Lý dò thử Mỹ Dung đã thật khỏi bệnh hẳn chưa. - Được, chiều nay tôi sẽ cho cô Lý vào. Cô Lý tế nhị và khôn ngoan, sẽ tìm hiểu được Mỹ Dung. Tôi sẽ dặn cô Lý đừng mở đầu câu chuyện, cứ để Mỹ Dung hỏi và nói trước thì hơn… - Như thế thì tốt lắm. Sự thật tôi không hiểu Mỹ Dung có nhớ tất cả không? Có nhiều người sau khi mất trí, nhớ những việc này lại quên những việc khác. Vì thế, tôi chưa dám nói sự thật cho Mỹ Dung biết. - Bác sĩ nên bàn kỹ với ông Văn về chuyện này. - Tôi sẽ bàn sau khi cô Lý vào gặp Mỹ Dung… Chiều hôm ấy, Mỹ Dung tỏ ý mong đợi Lý. Nàng nhìn đồng hồ vàhỏi Hồng: - Chị Lý hẹn bốn giờ vào thăm tôi… Gần bốn giờ rồi. Hồng lấy giấy ra và ngồi vào bàn làm bộ viết thự Nàng làm như thế để lát nữa nàng có thể ghi tất cả những lời của Mỹ Dung nói với Lý mà không sợ Mỹ Dung nghi ngờ. Hồng nói: - Vâng, cô Lý hẹn đúng bốn giờ thì đến. Cô ấy sẽ mang nhiều quà vào cho cô. Mỹ Dung nói: - Ai cũng tưởng tôi là trẻ con nên cứ mang quà vào mãi. Hồng cười mà không nói. Lúc trưa này Hồng đã cho Văn hay là sẽ có Lý vào thăm Mỹ Dung, để Văn muốn gởi quà cho Mỹ Dung thì có thể gởi Lý, Lý sẽ bảo với Mỹ Dung những món quà ấy là của bạn trong sở gởi tặng. Đúng bốn giờ, Lý đến, tay xách ba cái gói lớn. Mỹ Dung ra đón bạn, và hỏi: - Lại mang xách cái gì mà nhiều thế? Lý nói: - Qùa của các bạn gở cho chị đây. Cam này, nho này và cả hàng vải, áo quần nữa. Mỹ Dung đỡ các gói đồ trên tay bạn rồi cả hai cùng đi lại đặt trên cái sạp gỗ. Mỹ Dung mở ra từng gói. Bánh và trái cây, nàng đặt trên bàn. Khi nàng mở cái gói lớn thì bên trong hiện ra một chiếc áo choàng bằng xa-tanh màu nước biển và hai bộ đồ ngủ bằng hàng có kết ren. Mỹ Dung ngắm nghía chiếc áo choàng rồi hỏi Lý: - Chiếc áo này của ai mua tặng tôi đây? Chắc không phải của chị rồi. Lý nói: - Của chị Huệ đấy. Mỹ Dung nhìn Lý rồi nói: - Chị không nói dối tôi chứ? Nói xong, Mỹ Dung lại mở tủ lấy hai chiếc áo choàng mà Văn đã mua tặng nàng cách đây hai tuần và lúc sáng này nàng đã đem ra ngắm nghía trước mặt Hồng. Mỹ Dung nói: - Chiếc áo này sao giống hai chiếc áo cũ của tôi quá… Loại áo này không có bán ngoài chợ. Nó là loại áo đặt may, chị ạ. Nói xong, Mỹ Dung ngồi ngẩn ngơ như có vẻ suy nghĩ. Lý hỏi Mỹ Dung: - Chị nhắn tôi vào có việc gì? - Lâu ngày nhớ chị thì nhắn vào chứ việc gì. À, chị Lý này, chị có nghe ông giám đốc nói gì về tôi không? Tôi nghỉ lâu như thế này không biết ông giám đốc có cho tôi làm lại không? - Sao lại không? Ông đang đợi chị về, để ông đi ngoại quốc. Mỹ Dung lộ vẻ mừng rỡ: - Nếu vậy vài hôm nữa tôi sẽ ra khỏi bệnh viện và độ cuối tháng thì tôi trở về làm được. Tôi nhờ chị chút việc chị Lý nhé, chị thương hại cho kẻ bệnh hoạn này mà giúp tôi nghe chị. Lý hỏi: - Việc gì? - Chị ghé qua chỗ bà chủ tôi ở trọ độ trước, xem thử bà ấy đã cho ai thuê căn phòng của tôi chưa? - Điều đó chị yên lòng, căn phòng ấy vẫn còn đợi chị. Đồ đạc của chị còn ở đó thì có ai dám cho người khác thuệ Huống chi ông Đại đều trả tiền mỗi tháng kia mà. - Ông Đại tử tế đến thế sao? - Ông ấy đã bảo là xem chị như con kia mà. Mỹ Dung lẩm nhẩm tính trong miệng rồi nói: - Tôi nợ Ông Đại nhiều quá, biết bao giờ mới trả xong món nợ ấy. Nào tiền nhà thương, tiền thuốc, và giờ đây tiền thuê nhà trong hai tháng nay. Lý cười và nói như gợi Mỹ Dung nhớ câu chuyện cũ: - Còn tiền mượn độ nọ cho anh Vũ nữa, chị quên rồi sao? - Nợ mà quên thế nào được, nhưng tôi không muốn nhắc đến con người tệ bạc ấy làm gì… Lý làm bộ xin lỗi và nói: - Tôi không rõ chuyện ấy nên vô tình đã làm phiền chị. Lý nói xong nhìn Mỹ Dung để xem thử thái độ Mỹ Dung lúc ấy ra sao. Nhưng vẻ mặt Mỹ Dung không có gì thay đổi cả, vẫn buồn rười rượi và lạnh lùng, khép chặt. Một lát sau, Mỹ Dung nói: - Hình như tôi thấy ông Đại có giữ các số báo cũ mà không lâu quá ba tháng phải không chị? Lý ngạc nhiên hỏi: - Chi vậy chị? - Tôi muốn mượn những tập báo cũ ấy. - Chị muốn đọc lại những tin gì vậy? Mỹ Dung không trả lời câu hỏi của chị Lý mà nói: - Chị có thể mượn giùm tôi không, chị Lý? - Nếu có thì tôi mượn mang vào cho chị. Nhưng chị muốn xem cái gì thế? - Tôi muốn biết tin tức ở bên ngoài trong lúc tôi nằm ở đây hai tháng. Do dự một chút, Mỹ Dung nói tiếp: - Chị có biết và có nhớ tại sao đang làm việc ở hãng Hồng Tân, tôi lại được chở vào đây không? Chị kể tôi nghe đi chị Lý. Ơû đây ai cũng có ý giấu tôi chuyện ấy, hay là họ không biết gì về chuyện ấy cũng không biết chừng. Lý đưa mắt nhìn thật nhanh về phía Hồng như để hỏi thăm Hồng có nên nói sự thật ra không? Hồng gật đầu ra dấu bảo cứ nói. Lý liền nói một cách dè dặt: - Hôm ấy chị đến sở làm việc như mọi ngày. Và độ ấy chị có một người yêu tên Vũ, mà chị bảo với chị em trong sở là một sinh viên trường luật. Có phải thế không chị Mỹ Dung? Mỹ Dung gắt lên: - Phải rồi, rồi sao nữa? - Vũ xài tiền của chị rất nhiều, vì Vũ bảo là đang thất nghiệp, mà thất nghiệp là tại yêu chị, không nỡ phụ chị cưới cô con gái ông hiệu trưởng. Nhưng bỗng sáng hôm ấy, các báo đăng tin Vũ bị ám sát. Chị đọc báo thấy tin ấy nên ngã ra bất tỉnh. Chỉ có thế mà chị không nhớ à? Tôi nhớ rõ mồn một. Mỹ Dung cau mày: - Rồi sao nữa? - Ông Đại vội vã chở chị vào đây và nhờ có bác sĩ Quân nên chị mới chóng bình phục như thế này. - Cảm ơn chị, tôi đã nhớ tất cả rồi. Và bây giờ tôi buồn lắm, chị ạ. - Thôi, chuyện cũ đã qua rồi, buồn làm gì nữa… - Người chết chưa hẳn đã là hết thì câu chuyện tình duyên bi đát của tôi có thể nào bôi xóa được trong vòng hai ba tháng hả chị? Tôi đã lầm Vũ. Vũ lừa dối tôi, xài của tôi biết bao nhiêu tiền. Nếu xài tiền không thì cũng chẳng nói làm gì. Đồng tiền hết rồi có thể kiếm lại được, chớ còn tấm lòng của tôi bị tổn thương, tôi biết nói sao bây giờ? Tôi giận và oán Vũ lắm, tôi không muốn gặp Vũ nữa. Cả Lý và Hồng đều ngạc nhiên về cách nói năng của Mỹ Dung. Ở trên thì Mỹ Dung bảo: Người chết chưa hẳn đã là hết, như thế Mỹ Dung có ý bảo là Vũ đã chết không? Nếu Mỹ Dung cho rằng Vũ đã chết thì tại sao Mỹ Dung lại nói: Tôi giận và oán Vũ lắm, tôi không muốn gặp Vũ nữa. Hồng muốn nói nhưng không dám nói, lúc nãy nàng đã làm như không để ý đến câu chuyện giữa Lý và Mỹ Dung, nàng đã cắm cúi viết thư kia mà? Mỹ Dung thở dài, cầm chiếc áo mà Lý mới mang vào và nói bâng quơ: - Chiếc áo đẹp thật, người lựa chiếc áo này phải là người kín đáo, biết cách chưng diệng thế nào cho trang nhã. Vũ đời nào thích vẻ đơn sơ nhưng đẹp đẽ này… Nói xong, Mỹ Dung đi qua đi lại trong phòng, vẻ mặt đăm chiêu: Hồng ghi chép không ngớt tay, thỉnh thoảng nhìn Lý để trao đổi một cách thầm lặng những ý nghĩ riêng. Mỹ Dung đi như thế được một lát, quay lại hỏi Lý: - Những chuyện tôi nhờ, chị nhớ tất cả chứ? - Nhớ! Chị còn dặn gì nữa không? - Không, cảm ơn chị. Tôi xin gởi lời thăm các bạn ở sở, vài hôm nữa tôi sẽ về ghé lại thăm tấ cả. Lý về rồi, Mỹ Dung cứ cầm cái áo mà ngắm nghía mãi, rồi khoác chiếc áo vào người, hỏi Hồng: - Tôi mặc áo này có đẹp không, cô Hồng? Hồng nói: - Đẹp lắm. Ai mà khéo chọn màu quá. Nó thật thích hợp với làn da của cô. Mỹ Dung cứ khoác chiếc áo vào người nằm dài xuống giường, mắt đăm đăm nhìn lên trần nhà. Lý ra đến ngoài ngõ thì đã thấy Văn đợi nàng bên xe. Văn vội vàng mở cửa xe mời Lý lên và nói: - Cô cho phép tôi đưa cô về nhà… Tôi thành thật cám ơn cô. Lý lên xe và nói: - Có phiền ông lắm không? - Việc gì mà phiền? Tôi muốn nghe cô kể lại sự gặp gỡ giữa cô và Mỹ Dung hôm nay. Lý liền kể Văn nghe những lời Mỹ Dung đã nói với nàng. Văn cho xe chạy chầm chậm để nghe. Lý nói tiếp: - Mỹ Dung mượn các số báo cũ là để xem những bài báo nói về ông Vũ. Như thế, theo ý ông, tôi có nên soạn báo cũ cho Mỹ Dung mượn không? Mỹ Dung đọc những bài báo ấy có hại không? Văn suy nghĩ một lát rồi nói: - Nếu Mỹ Dung là người dễ cảm xúc thì những bài báo ấy rất có hại. Nhưng chuyện này phải hỏi qua ý kiến bác sĩ Quân. Lý nói: - Chính tôi cũng nghĩ như thế. Văn do dự rồi nói: - Nhưng độ rày bác sĩ Quân hình như không được thành thật với tôi như trước. Tôi thấy có nhiều việc bác sĩ Quân muốn giấu tôi. Buồn cười là bao nhiêu sự tốn kém cho Mỹ Dung tôi đều chịu cả, mà người ta lại muốn hất tôi ra. Theo tôi nghĩ nếu Mỹ Dung đã nhớ lại những chuyện cũ thì tôi đâu có lỗi gì với Mỹ Dung. Tôi có thể gặp Mỹ Dung để nói cho nàng rõ tôi không phải là Vũ, mà là Văn, anh Vũ, để Mỹ Dung không còn oán ghét tôi nữa. Nhưng bác sĩ Quân lại không cho tôi gặp Mỹ Dung nữa. Cô nghĩ có phải kỳ dị không? Lý nói: - Ít hôm nữa Mỹ Dung sẽ về nhà, lúc ấy bác sĩ Quân đâu có quyền cấm ông. - Vâng, đến lúc ấy bác sĩ Quân không có quyền cấm tôi nữa. - Mỹ Dung mà biết ông đã lo cho chị ấy mấy tháng nay thì chị ấy sẽ cảm ơn ông lắm. Xe đến nhà Lý, Văn ân cần cảm ơn nàng và mở cửa xe cho nàng xuống. Văn cho xe chạy lại một tòa soạn báo, hỏi mua tất cả những số báo cũ trong ba tháng vừa qua, mang về nhà định sáng hôm sau sẽ mang lại cho Lý. Tối hôm ấy, Hồng ngồi ghi chép lại những lời Mỹ Dung nói với Lý ra làm hai bản, một bảm sẽ đưa Văn còn một thì đưa bác sĩ Quân. Sáng hôm sau, Văn đến thật sớm để tìm Hồng. Hồng thuật qua những gì đã xãy ra và trao một xấp giấy có ghi chép ấy cho Văn: - Ông mang về mà đọc, bác sĩ Quân sắp đến rồi. Nếu bác sĩ trông thấy sẽ khiển trách tôi đã để lộ cho ông biết những điều bác sĩ muốn giấu. Văn cảm ơn Hồng rồi ra về. Chàng cho xe chạy thẳng một mạch về sở, đi ngay vào văn phòng và lấy tập giấy ra đọc. Hồng đã ghi tất cả những lời Mỹ Dung đã nói với bác sĩ Quân, với nàng và cả với Lý. Văn đọc xong, vẻ mặt tươi hẳn lên, chứa chan hy vọng. Nhưng nhớ lại những lời Hồng nói về việc bác sĩ Quân không muốn cho chàng biết gì về Mỹ Dung, Văn không khỏi lấy làm lạ. Chàng tự nghĩ: - Tại sao bác sĩ Quân lại làm như thế? Hay bác sĩ Quân đã yêu Mỹ Dung? Nếu vậy thì thật là một điều đáng mừng cho Mỹ Dung. Bác sĩ Quân chưa có vợ, lại có địa vị, giàu có. Nhưng nghĩ lại mối tình thầm kín của chàng đối với Mỹ Dung mấy lúc nay, Văn không khỏi đau lòng. Chàng làm sao tranh được với bác sĩ Quân. Quân chưa có gia đình, còn chàng đã có vợ. Văn lại là anh của Vũ. Theo những lời Hồng ghi chép thì Mỹ Dung đã khỏi hẳn. Một người mất trí không bao giờ nói được những câu đầy ý nghĩa như thế. Nghĩ lại những lời Lý đã nói với mình, Văn tự bảo: - Lý nói đúng lắm. Mỹ Dung sẽ ra khỏi bệnh viện và lúc ấy bác sĩ Quân đâu có quyền gì ngăn cấm Mỹ Dung tiếp tạ ta không có lỗi gì cả. Ta chỉ là người ơn của Mỹ Dung thì việc gì ta lại không dám ra mặt? Việc này ta sẽ nhờ Lý và Hồng nói trước cho Mỹ Dung biết. Với những ý nghĩ ấy, Văn hết sức bình tĩnh trở lại với công việc. Chàng thấy cần phải dứt khoát với Nguyệt nếu Mỹ Dung cho chàng vài tia hy vọng. Văn về nhà gặp lúc Nguyệt đang lo nghĩ về chuyện Tống. Mấy hôm nay, Nguyệt nhờ người đi tìm Tống nhưng vẫn chưa tìm được. Tống không về nhà nữa. Hắn đã sai người về lấy hết quần áo, đồ đạc. Nguyệt nghi Thủy không thành thật với nàng, Thủy đã nói dối là về quê tránh mặt Tống, chứ sự thật biết đâu hai người không hẹn hò đến nơi khác ở? Nguyệt căm tức Tống hết sức. Nhưng căm tức thì căm tức chứ đâu làm gì được Tống. Bỗng một hôm có người cho nàng hay là Tống bị bắt cùng với bọn đồng lõa vì một vụ làm tiền. Cái tin ấy làm Nguyệt lo nghĩ không sao nói được. Nàng sợ công việc của nàng bị bại lộ. Văn thấy Nguyệt lúc nào cũng có chuyện lo nghĩ thì không khỏi nghi ngờ. Nguyệt gầy sút hẳn đi và ngày nào cũng đi suốt ngày. Nàng bảo với người nhà là đi lo công việc. Nhưng nào ai biết nàng đi công việc gì. Ban đầu Văn không để ý, nhưng chàng thấy Nguyệt đón xem các báo hằng ngày rất thường, một việc mà trước kia nàng không bao giờ làm. Một hôm, có việc đi qua đường Gia Long, Văn thấy Nguyệt ở trong một văn phòng luật sư bước ra, Văn không khỏi lấy làm lạ, tự hỏi: - Hay Nguyệt muốn ly dị với tả Nếu vẫy thì cũng hay. Trong thâm tâm, Văn mong Nguyệt xin ly dị. Chàng sẵn sàng trả tự do cho Nguyệt và còn bằng lòng cho nàng một số tiền lớn là đằng khác. Sự thật thì Nguyệt đi hỏi thăm tin tức của Tống, bỏ tiền lo luật sư cho Tống, Nguyệt làm vậy là để mua lòng Tống, để Tống khỏi tiết lộ câu chuyện bí mật riêng của hai người. Hai ba lần Tống gửi thư ra bảo Nguyệt phải đi nuôi hắn, chạy trạng sư cho hắn, nếu không hắn sẽ tố cáo Nguyệt. Nhưng Nguyệt lo mà được hay sao? Pháp luật mà nắm Tống thì thế nào người ta cũng khám phá ra vụ giết Vũ trước nhà Văn. Sở giảo nhiệm đã dựa vào các dấu tay mà khám phá ra Tống có dính líu vào vụ án mạng mà bấy lâu nay người ta chưa tìm ra thủ phạm đó. Chuyện phải đến, đã đến. Vào một buổi sáng, Văn đang ở nhà, hai nhân viên công lực đã đến mời Nguyệt về bót. Sau hai giờ thẩm vấn, Nguyệt bị đưa qua trại tạm giam. Ngày hôm sau các báo cùng đăng một cái tin: Vụ ám sát tại nhà ông kỹ sư Văn mà nạn nhân là ông Vũ, em ruột ông Văn, đến hôm nay mới tìm ra thủ phạm… - Ai đã giết Vũ? - Tại sao Vũ bị chết trong khi thủ phạm chỉ muốn giết kỹ sư Văn? - Một người đàn bà đã là chánh phạm trong vụ ám sát này? Hẳn các bạn còn nhớ, cách đây hơn hai tháng, tại gần văn phòng của ông kỹ sư Văn đã xảy ra một vụ ám sát mà thủ phạm mãi đến hôm nay vẫn chưa tìm ra. Hôm ấy, Vũ, em của kỹ sư Văn, một người ăn chơi đàng điếm, đến tìm ông Văn để yêu cầu ông ký giấy bằng lòng cho mình bán nhà. Nhưng ông Văn không bằng lòng, khuyên lơn em và hai anh em chuyện tró ăn uống cho tới nhá nhem tối. Ông vũ đứng dậy ra về. Ông Văn định đưa em ra cửa thì lúc bấy giờ có người muốn nói chuyện với ông bằng điện thoại. Ông Văn phải trở về văn phòng. Khi đi ngang qua cái sân trước phòng ông Văn, một cái sân rộng có trồng nhiều cây, Vũ bị một người lạ mặt nhảy ra dùng dao đâm. Vũ chết liền tại chỗ. Kẻ sát nhân tẩu thoát, để lại một con dao đẫm máu. Cái chết của Vũ đã được người ta đưa ra hai giả thuyết khác nhau. Một số người cho rằng Vũ là tay ăn chơi nên bị thù oán và do sự thù oán ấy mà Vũ bị giết. Một số khác lại cho rằng Vũ bị giết oan, vì kẻ sát nhân chủ tâm giết ông kỹsu7v Văn. Ông Văn đã bị thẩm vấn nhiều lần vì người ta cho rằng ông muốn cướp hết gia tài của cha mẹ để lại nên ra tay giết Vũ để khỏi có nhiều chuyện lôi thôi. Nhưng những dấu tay tìm thấy trên mình Vũ và cả trên con dao không phải là dấu tay ông Văn. Vả lại, kỹ sư Văn là người rất đứng đắn, từ thuở bé du học ở ngoại quấc, không hề có ác cảm với Vũ. Vì thế, vụ án mạng ấy chưa khámphá ra được. Nhưng hôm nay, nhà chức trách bỗng túm cổ được ba tên lưu manh làm tiền một người đàn bà góa. Trong số ba tên này, có một người tên Tống. Khi sở giảo nhiệm cho lăn tay, thì lạ thay những dấu tay của hắn lại giống hệt những dấu tay in trên cán dao dùng để giết Vũ. Sau khi bị tra hỏi, Tống đã khai và thú nhận tất cả tội lỗi. Thật là một vụ ám mạng rùng rợn mà khi đọc đến, nếu các bạn là nam độc giả thì sẽ không khỏi lạnh gáy mà đâm ra nghi ngờ cả bà vợ hiền của mình ở nhà. Các bạn có biết Tống khai thế nào không? Tống là anh họ của bà kỹ sư Văn, nhủ danh là Nguyệt, ái nữ của bà Định, một nữ thương gia vừa mới qua đời cách đây không lâu. Tống mồi côi cha mẹ, được bà Định đem về nuôi và lập làm thừa tự cho bà. Tống và Nguyệt sống bên nhau từ thuở bé nên lớn lên yêu nhau. Tống định chiếm gia tài của bà Định bằng cách cưới cho được Nguyệt. Tống đã làm Nguyệt sa ngã vì hắn. Nhưng bà Định lại không bằng lòng gả Nguyệt cho hắn, bà rầy la hắn và đuổi hắn ra khỏi nhà. Bà Định quen thân với ông Khai, cha kỹ sư Văn, nên ngỏ ý gả cô Nguyệt cho kỹ sư Văn. Ông Khai ép kỹ sư Văn phải cưới cô Nguyệt. Bà Định sở dĩ chủ trương cuộc hôn nhân này vì ông Khai giàu có mà kỹ sư Văn thì có địa vị, có nhiều triển vọng trên đường sự nghiệp. Kỹ sư Văn không nỡ trái ý cha nên cưới cô Nguyệt. Nhưng khi biết rõ y thị không còn thanh tân, đã có ý lơ là. Trong lúc ấy, tên Tống lò dò trở về xin lỗi bà Định và tiếp tục lén lút qua lại với Thị Nguyệt. Rồi bà Định chết. Tên Tống giữ việc thờ phụng và nhân cơ hội ấy, gặp gỡ Nguyệt tại nhà bà Định mỗi ngày. Tên Tống nghe Thị Nguyệt than thở về sự lạnh nhạt của kỹ sư Văn, liền xúi y thị trừ kỹ sư Văn đi để chiếm đoạt gia tài. Một khi kỹ sư Văn chết rồi thì bọn chúng sẽ tự do kết hôn với nhau. Nguyệt cũng chủ trương như Tống, nên họ âm mưu với nhau. Tên Tống đến văn phòng của kỹ sư đợi ông này ra về để thanh toán (vì ông Văn có thói quen làm việc đến tám giờ mới về). Ai ngờ hôm ấy Vũ lại đến ông Văn và vì ông Văn và Vũ giống nhau như tạc, nên khi Vũ đi ra, tên Tống trông thấy tưởng là ông Văn nên ra tay hạ sát. Câu chuyện vợ âm mưu cùng tình nhân giết chồng ấy tưởng ở mãi trong vòng bí mật, ai ngờ ngày nay nó đã được đưa ra ánh sáng và cả hai thủ phạm đều thú nhận tội lỗi. Cả hai đều bị tống giam chờ ngày ra tòa lãnh án. Cái tin này đã làm chấn động các giới ở Sài Gòn không phải là ít. Người ta bàn tán xôn xao. Nguyệt bị giam giữ khiến Văn bàng hoàng lo nghĩ. Chàng không biết Nguyệt đã làm gì mà bị tai nạn thình lình như thế. Nhưng đến khi đọc qua các bài đăng trên báo, Văn như kẻ mê muội được làm cho tỉnh lại. Chàng không ngờ chàng đã thoát khỏi một cái chết rùng rợn và vợ chàng đã thay lòng đổi dạ mà nào chàng hay biết. Mấy lúc sau chàng lại còn ăn năn, thương hại cho Nguyệt. Chàng đi nuôi Mỹ Dung mà Nguyệt không dám ghen tương hay trách móc là vì Nguyệt có một cái lỗi lớn chứ đâu phải nàng nhẫn nhục hiền lương. Nhưng Văn là người tốt, thấy Nguyệt nhẫn nhục thì lại tỏ vẻ thương hại. Buồn cho cảnh gia đình bị tai tiếng vì một người vợ lăng loàn, độc ác, Văn lại mừng thầm là từ đây chàng thoát khỏi tay Nguyệt. Sẵn dịp, chàng sẽ đưa đơn ly dị với Nguyệt. Chàng sẽ tự do như trước và giờ đây, cha chàng đã mất, chàng sẽ có thể lựa chọn và cưới một người vợ theo ý muốn của chàng. Trong những giờ phút ấy, Văn đã nghĩ đến Mỹ Dung, con người khả ái, hiền lành xứng đáng làm người vợ lý tưởng của chàng. Cuộc tình duyên thứ nhất của chàng đã gây cho chàng một nỗi ê chề và danh dự chàng bị tổn thương không ít. Mấy hôm nay các báo cứ phanh phui chuyện Nguyệt và Tống thâm dâm với nhau. Tống sở dĩ khai cho Nguyệt là vì Nguyệt đã xử tệ với Tống. Nguyệt lại còn ghen tương, không cho Tống có vợ khác. Văn thấy đời chàng bị sụp đổ một cách vô nghĩa vì một người vợ không ra gì. Nếu bây giờ mà chàng không cưới được Mỹ Dung thì chắc suốt đời chàng không bao giờ cưới vợ nữa. Lòng chàng đã chết vì một người đàn bà vô hạnh, và sẽ khép mãi mãi nếu Mỹ Dung không đoái nghĩ đến chàng. Chàng không hiểu cái rủi ro tai tiếng mà chàng đang gặp có thể là một sự may mắn cho đời chàng sau này không. Mấy hôm nay Văn bị tra hỏi về chuyện Nguyệt mất cả ngày giờ. Chàng chỉ trông cho mọi việc yên xong để chàng đi nghỉ mát một lúc. Tâm hồn chàng đã quá mệt mỏi mà thân thể cũn!!!1753_9.htm!!!
Đã xem 52406 lần.
http://eTruyen.com