Chương 9
HỐI HẬN…

Ngồi co ro giữa bốn bức tường kín, Nguyệt ăn năn hối hận không sao nói được.
Nàng đã gieo gió thì phải gặt bão. Sự đời như thế là thường.
Rồi đây, ra tòa nàng sẽ lãnh một cái án nặng, án giết chồng. Nàng không thể chối cãi được vì làm sao đổ hết tội lỗi cho Tống? Nếu không có nàng xúi xử thì Tống đâu cố ý giết Văn để phải giết lầm Vũ.
Mấy hôm nay, bị giam giữ, vô cùng khổ sở. Từ thuở bé, sống trong nhung lụa, muốn gì được nấy, bây giờ sống giữa chốn lao tù, nàng không thể nào chịu nổ sự cực khổ. Lắm lúc nàng muốn chết mà nào ai cho nàng chết.
Nàng là người quỷ quyệt, gian xảo, thế mà mấy hôm nay cố bươi trong óc những mưu kế thoát tội vẫn không tìm thấy mư nào ổn thỏa cả.
Tống bị bắt, nàng tìm luật sư lo cho Tống, nhưng bây giờ nàng bị bắt, ai sẽ lo cho nàng? Ngoài Văn ra, nàng không còn ai bà con ruột thịt cả. Nàng chỉ còn biết đợi ngày lãnh án mà thôi. Rồi đây đời nàng sẽ mòn mỏi trong bốn bức tường đen tối.
Từ hôm bị bắt giam đến nay, nàng không nhận được ở bên ngoài một món quà nào cả. Nàng thấy chua xót quá và đã nhiều lần, nàng có ý muốn tự tử cho rồi một đời. Chớ nếu đợi cho được trả tự do để trở về với xã hội thì nàng không còn hy vọng gì làm lại cuộc đời được nữa. Còn đâu là tương lai?
Giá nàng đừng ghen với Thủy, cứ là ngơ để Tống thuyết phục Thủy, làm chủ gia tài của Thủy và làm chồng người có học như Thủy thì Tống không bao giờ phải lết bè, kết đảng với bọn lưu manh để đi làm tiền và bị sa lưới pháp luật.
Đầu đuôi cũng tại Nguyệt cả, Nguyệt đã có chồng mà còn đi ghen tương với Tống để Tống oán ghét Nguyệt, cho là Nguyệt đã phá nát cuộc đời của hắn, Tống đã khai cho Nguyệt. Hắn còn đưa ra nhiều bằng chứng khiến Nguyệt không sao chối được.
Một tuần nay không ăn được, Nguyệt gầy ốm xanh xao… Các tù nhân khác mỗi tuần còn nhận được của người nhà các thức ăn, chứ nàng thì ai lo cho nữa. Có ai là người thân để đi nuôi nàng?
Nhưng hôm nay, người ta đã gọi đến tên nàng, gọi ra để lãnh các thức ăn của người nhà gửi vào. Nguyệt mừng rỡ ra nhận một cái gói lớn, có hai bộ áo quần, một cái mùng, một cái mền, vài thứ cần thiết cho phụ nữ, một hộp bánh mì nướng và hai gói trái cây, đường, muối, kẹo…
Nguyệt cảm động đến rơi nước mắt. Ai đã gởi những thức này cho nàng? Nàng lật qua, lật lại cái gói, cố tìm một dấu vết của kẻ đã gởi cho nàng. Bỗng đôi mắt nàng sáng lên. trên một cái gói có viết những chữ: “của dì Sáu gởi”.
Dì Sáu nào? Thôi đích rồi, của chị Sáu, người giúp việc cho mẹ nàng trước kia và mới rồi nàng đem về cho ở tại ngôi nhà của nàng để lo việc hương đèn và trông nom nhà cửa.
Chị Sáu tử tế quá, đã nghĩ đến nàng. Nhưng chị Sáu làm gì có tiền mà mua sắm các thức ăn? cái mùng và cái mền này là của nàng ở nhà Văn. Cả hai bộ đồ mát và những cái quần đen cũng ở nhà Văn, trong phòng ngủ của nàng, trong tủ khóa kín.
Ai đã lấy những thứ ấy đưa cho chị Sáu? Nếu không phải Văn thì còn ai nữa.
Trời ơi! Văn quân tử đến thế sao? Văn không oán ghét, nguyền rủa nàng mà trái lại còn lo lắng cho nàng. Sợ Nguyệt lạnh, Văn gởi mền mùng. Sợ Nguyệt không có áo quần thay đổi, Văn gởi đồ mát. Một người chồng như thế mà Nguyệt toan giết để cướp gia tài thì Nguyệt là người tán tận lương tâm. Nhìn các đồ vật đang trải ra trước mắt, Nguyệt ngồi ôm mặt khóc, không còn thiết gì đến ăn uống. Nhưng bỗng Nguyệt thấy lòng đầy hy vọng. Nếu Văn mà nghĩ đến nàng thì chắc thế nào Văn Văn cũng lo chạy luật sư cho nàng.
Nguyệt lấy một trái cam lột ra ăn.Chưa bao giờ nàng thấy trái cam có hương vị như hôm naỵ Nàng ăn vào nghe mát và khẻo quá. Sự săn s1oc của Văn đã cho Nguyệt một hy vọng và chính hy vọng ấy đã đem lại sinh lực cho Nguyệt. Nàng không quá bi quan như những ngày trước.
Từ ấy mỗi tuần nàng đều nhận ở ngoài gởi vào hai giỏ đủ các thức ăn và các thứ cần dùng, lại có cả dầu nóng, dầu khuynh diệp…
Nguyệt đợi ngày ra tòa. Một hôm có một luật sư được phép vào thăm nàng, Nguyệt có cảm tưởng ông luật sư ấy đã đem ánh sáng chói lọi vào căn phòng giam bé nhỏ, tối tăm mà nàng đang sống. Ông luật sư ấy cho biết một thiếu nữ đã bỏ tiền ra nhờ ông bào chữa cho nàng.
Nguyệt ngạc nhiên:
- Thưa ông, ông có thể cho tôi biết thiếu nữ ấy là ai mà tử tế với tôi như thế?
Luật sư Trọng nói:
- Thiếu nữ ấy yêu cầu tôi giấu tên.
Luật sư Trọng hỏi Nguyệt về những âm mưu của nàng và Tống trước kia, và bày cho Nguyệt cách ra tòa phải khai thế nào để được nhẹ tội.
Nguyệt thấy luật sư Trọng sắp ra về thì do dự một chút rồi hỏi:
- Thưa ông, mấy lúc nay, một tuần hai lần, tôi nhận được các thức ăn và quần áo, nhưng tôi chẳng biết những thứ ấy do ai gởi vào.
Luật sư Trọng nói:
- Những thức ấy của ông kỹ sư Văn, chồng bà. Ngoài chồng bà ra, không ai có quyền nuôi bà.
Nguyệt ôm mặt khóc, luật sư Trọng ái ngại hỏi:
- Bà muốn nhắn gì với ông kỹ sư không?
Nguyệt lấy tay lau nước mắt:
- Nhờ ông nói giùm với ông kỹ sư Văn là tôi thành thật cảm ơn ông ấy và cũng thành thật xin ông ấy tha lỗi. Còn với người ân nhân vô danh của tôi, xin ông nói giùm, tôi hết sức đội ơn người…
Luật sư Trọng về rồi, Nguyệt ngồi ôm đầu suy nghĩ, cố tìm cho ra thiếu nữ nào đã ày mốt thì về.
Bác sĩ Quân hỏi:
- Cô đã cho ông giám đốc hãng Hồng Tân biết việc này chưa?
- Tại sao phải cho ông ấy biết? Cô Hồng đã cho tôi biết là tiền phòng và tiền thuốc ông ấy sẽ trả sau khi ở đây làm giấy tính tiền. Tôi nằm đây lâu quá, tốn kém của ông giám đốc cũng đã nhiều rồi, tôi phải trở về làm việc để trả món nợ ấy.
- Nếu tôi không lấy tiền thì cô có chịu nằm lại đây thêm vài tuần nữa cho thật mạnh không?
- Cảm ơn bác sĩ. Bác sĩ tốt lắm, nhưng tôi đã bình phục hẳn rồi, bác sĩ đừng lo nghĩ cho sức khỏe của tôi nữa. Bác sĩ đã cho phép tôi đọc báo chứ?
- Cô có thể đọc những tờ tuần báo. Tránh đọc những tờ báo hằng ngày vì ở các báo này có nhiều tin tức chém giết, rùng rợn không thích hợp cho một tâm hồn yếu đuối như cô.
- Ông cho rằng tôi có một tâm hồn yếu đuối hay sao?
Bác sĩ Quân cười:
- Chứ mạnh với ai? Xúc cảm một tí là chết giấc mà bảo là mạnh à?
Mỹ Dung cúi đầu làm thinh một lát rồi nhìn thẳng vào mặt bác sĩ Quân:
- Tâm hồn con người cũng như một sợ dây đàn, nếu chạm quá mạnh thì nó có thể đứt được. Nhưng không vì thế mà nói rằng sợi dây đàn ấy không bền, không chắc… Nếu biết giữ, nó có thể dùng thật lâu mà không hề bị đứt.
Trước kia tôi bị xúc cảm là vì người ta đã lợi dụng tôi. Bao nhiêu việc dồn dập đến với tôi làm tâm trí tôi bị rối loạn. Nhưng bây giờ tôi đã bình tĩnh lắm rồi… Sắt đã chịu bao lần nung nấu chắc chắn phải trở nên rắn chắc, dẻo dai.
Tôi thành thật cảm ơn bác sĩ đã lo nghĩ vì tôi nhưng tôi đã khỏe rồi, tôi còn ở đây làm gì?
Bác sĩ Quân nói:
- Vâng, tôi sẽ để cô về. Một khi cô đã khỏe thì phận sự của tôi – của một bác sĩ – coi như chấm dứt. Tuy vậy cô cũng cho phép tôi thỉnh thoảng được đến thăm cô chứ?
Mỹ Dung nhìn đi chỗ khác:
- Tôi không nhận lời thì kể cũng vong ân. Nhưng nếu tôi nhận lời thì lại làm mất thì giờ của bác sĩ chứ không ích gì.
- Cô nói năng khéo léo lắm.
- Tôi thành thật lắm, nào có dụng ý gì. Bác sĩ cho rằng tôi xã giao à?
Bỗng Mỹ Dung hỏi một cách đột ngột:
- Thưa bác sĩ, có thật ông giám đốc hãng Hồng Tân chở tôi vào đây không?
Bác sĩ Quân hỏi lại:
- Chứ còn ai? Cô có còn ai là bà con không?
Mỹ Dung buồn bã lắc đầu:
- Không, tôi mồ côi từ tấm bé.
- Thế tại sao cô lại hỏi tôi như thế?
Mỹ Dung không trả lời bác sĩ Quân mà lại hỏi:
- Thế ai trả tiền cho tôi mấy lúc nay?
Bác sĩ Quân nói:
- Cô này hôm nay hỏi vớ vẩn thật! Ông giám đốc hãng Hồng Tân chở cô đến đây thì ông ấy chịu tiền bệnh viện cho cô, chứ còn ai nữa?
Mỹ Dung nói như ghẹo bác sĩ Quân:
- Thế mà tôi có cảm giác như có người nào khác đóng tiền cho tôi đấy chứ.
Nói xong Mỹ Dung mỉm cười có vẻ bí mật.
- Ai đóng tiền cũng được, có sao đâu mà cô ngại?
- Ông lầm đấy. Danh dự của một thiếu nữ đâu cho phép tôi nhận ơn của bất cứ người nào. Ông không chịu nói sự thật thì tôi cũng sẽ cố gắng tìm biết ông ạ…
Bác sĩ Quân chưa kịp nói gì thì Mỹ Dung đã tìm cách đuổi khéo:
- Nãy giờ bác sĩ ở đây lâu rồi, các bệnh nhân khác đang chờ đợi bác sĩ mòn hơi đấy.
Bác sĩ Quân lặng lẽ ra đi, vẻ mặt vừa buồn, vừa giận. Tại sao Mỹ Dung lại nói với chàng những lời thiếu tình cảm như vậy. Hay Mỹ Dung đã biết Văn là anh Vũ, là một ông kỹ sư trẻ tuổi, người đã bỏ tiền ra lo thang thuốc cho Mỹ Dung?
Nếu vậy thì bác sĩ Quân còn hy vọng gì nữa?
Khám xong cho các bệnh nhân, bác sĩ trở về phòng và lấy báo ra đọc. Đọc đến vụ Tống bị bắt và đã khai hết tội lỗi, bác sĩ Quân tái mặt.
Câu chuyện rắc rối thật. Trước đây, bác sĩ Quân cho rằng mình hơn kỹ sư Văn hai điểm, một là chàng chưa có vợ, hai là Văn chính là anh của Vũ, người tình của Mỹ Dung.
Nhưng bây giờ, với cái tội rành rành như vậy, xem như Nguyệt đã trả tự do cho Văn.
Thế thì cuộc tranh đấu trên tình trường giữa Văn và Quân chưa chắc ai đã thua ai.
Quân làm sao không khỏi lo nghĩ…
Mỹ Dung ngồi lật từng tờ báo, đọc lại những bài tường thuật vụ ám sát tại vườn nhà của Văn mà nạn nhân là Vũ. Mỹ Dung đọc lại đến những số báo mà người ta nói về nàng. Nàng nhớ lại tất cả những chuyện đã xảy ra.
Vũ, người mà nàng yêu và xem như một thiên thần, chỉ là một tên sở khanh, bịp bợm, không xứng đáng với tình yêu của nàng. Vũ đã lừa dối nàng, chứ sự thật không có cô Liên Hoa, ái nữ của ông hiệu trưởng nào cả, mà chỉ có cô Liên Hoa, đào hát, vợ một nhà thầu khoán, người mà Vũ đã quyến rũ rồi bỏ rơi để tìm người khác.
Cô Liên Hoa, người mà trước kia, Vũ đã đem ra hăm dọa Mỹ Dung để làm tiền nàng, giờ đây nàng đã gặp rồi. Liên Hoa chỉ là một thiếu phụ đáng thương hại, cũng đã lầm Vũ như nàng đã lầm.
Mỹ Dung cố nhớ lại thiếu phụ mà nàng gặp ngày nọ. Thiếu phụ ấy gầy ốm, đôi mắt thâm đen và áo quần xốc xếch. Nhìn thiếu phụ ấy, ai tin rằng nàng cũng đã có một thời kỳ oanh liệt: là một đào hát và cũng là vợ một nhà thầu khoán danh tiếng.
Không biết bây giờ Liên Hoa ở đâu và sống như thế nào? Đứa bé mà nàng đã bồng trên tay đó chắc là con của Vũ?
Mỹ Dung thắc mắc không hiểu tại sao các báo lại biết rõ về nàng như thế? Họ phanh phui chuyện của nàng như là một chuyện riêng của nhà họ thì thật vô lý. Nhưng ai đã giết Vũ?
Qua những số báo sau, vụ ám sát ấy không thấy nói đến nữa. Có thật Vũ đã chết hay không? Hay là một người nào đóaa4 chết thế cho Vũ?
Mỹ Dung đọc hết chồng báo, không tìm thấy cái gì mới lạ nữa, liền xếp lại và gởi trả cho Lý.
Mỹ Dung nói:
- Chuyện đã qua cứ để nó qua, nhớ lại làm chi khi người mình mơ tưởng chỉ là một kẻ bạc tình.
Mỹ Dung sửa soạn đồ đạc, áo quần, và đợi giấy của bác sĩ Quân để ra về.
Mấy hôm nay, Huệ, Lý và Cúc ngày nào cũng vào thăm nàng. Nhưng cả ba, không ai đả động gì đến chuyện Vũ cả. Mà Mỹ Dung cũng không hề hỏi họ chuyện ấy. Nàng cố gắng quên con người bạc bẽo đã gây cho nàng nhiều đau khổ phiền muộn ấy.
Một hôm, Mỹ Dung đã hỏi Huệ:
- Hôm tôi ngã ra bất tỉnh đó, các chị chắc lo sợ lắm phải không? May nhờ có mấy anh chị em trong sở lo giùm kịp, chớ không thì tôi chết mất rồi, mà chết như thế kể cũng uổng một đời phải không chị?
Mỹ Dung lắc đầu thở dài, tiếp:
- Yếu đau hai tháng, tốn kém của ông giám đốc và của các bạn không phải là ít, cũng chỉ vì đeo đuổi một giấc mộng tình. Thế mới biết ở đời này chẳng biết ai say, mà cũng chẳng biết ai tỉnh. Nhưng chị Huệ Ơi, sau bao nhiêu biến cố, lòng tôi giờ đây trở nên dè dặt nhiều. Có phải tôi già đi ít lắm cũng mười tuổi phải không chị?
Huệ cười:
- Trông chị trẻ chứ già gì. Chị đẹp hơn trước nhiều. Xem qua khí sắc chị, tôi thấy hình như chị sắp có một tin mừng.
Mỹ Dung thở dài:
- Tôi thì có tin mừng gì nữa? Nhưng tai nạn đã qua, đem lại cho tôi cái khí sắc tươi vui đó chị ạ.
Huệ hỏi dò Mỹ Dung:
- Bác sĩ Quân tử tế với chị như thế, chị không có cảm tình gì với bác sĩ cả sao?
Mỹ Dung lơ đãng trả lời:
- Bác sĩ nào mà chẳng tử tế với bệnh nhân? Đó là nhiệm vụ của họ mà. Tại sao mình lại phải có cảm tình với họ? Thôi, từ nay tôi thề khép chặt cửa lòng để sống những ngày yên ổn. Vũ đã cho tôi một bài học quá chua cay rồi.
Huệ mỉm cười bí mật:
- Để rồi coi.
Nhưng vừa nói xong những câu đầy cương quyết vừa rồi, Mỹ Dung lại thấy lòng buồn rười rượi. nàng nghĩ đến một bóng người.
Trong lúc ấy, Hồng đi vào, tay cầm tờ báo và hỏi Mỹ Dung:
- Cô muốn biết ai giết ông Vũ không? Cô hãy đọc tin tức trong tờ báo này.
Huệ đưa mắt nhìn Hồng thì Hồng nói như để phân bua cho Huệ hiểu:
- Bác sĩ Quân sau tôi đem tờ báo này vào cho cộ Cô cứ đọc. Đó cũng là một cách thử thách xem cô đã khỏi hẳn chưa.
Mỹ Dung cầm tờ báo đọc, đọc đến đâu vẻ mặt sáng lên tới đó.
Nàng nói một mình:
- Ừ, có thế chứ. Cũng có ngày người ta vén được màn bí mật của vụ án mạng ấy chứ. Bây giờ mình lại biết thêm nhiều nhân vật nữa; nào Tống, nào Nguyệt, lại nào cả Văn!
Nói đến tên Văn, Mỹ Dung rùng mình, lim dim đôi mắt như để cố nhớ…