Phủ Diên Bình có người học trò tên là Lâm Ðạm Nhân, dáng vóc nhỏ nhắn, da dẻ nõn nường, xinh đẹp như gái dậy thì. Ai mới gặp chàng, đều bị cái vẻ bảnh trai của chàng hấp dẫn thu hút. Thậm chí, còn có người cứ đứng ngẩn ra nhìn, cho đến lúc chàng đi khỏi thật xa mới buông lời tán thán: "Người đâu mà đẹp trai đến thế là cùng!"Thời đó, vùng Phúc Kiến thường có tục sùng thượng và yêu quí nam sắc. Duy có mình Lâm, vẫn cứ giữ gìn thân thể như một nàng xử nữ, không hề dám để lộ một chút da thịt nào cho người ngoài thấy bao giờ.Tuy đã mười chín tuổi, Lâm vẫn không chịu lấy vợ.Gặp kỳ thi sắp tới, chàng bèn thuê một căn phòng trong một ngôi vườn bỏ phế của một người họ Dư ở phía Bắc thành để làm chỗ ôn tập bài vở. Trong vườn này trồng toàn một giống kiều mộc, cây lá xúm xuê. Ðằng trước cửa vườn, có một con suối nhỏ chạy ngang, cảnh trí càng thêm u nhã tĩnh mịch. nên ít có người qua lại.Một hôm, tiết trời oi ả, đang giữa mùa hè oi bức nóng nẩy, lại thêm một ngày học hành mệt mỏi. Lâm bèn bỏ sách vở nghiên bút để ra ngoài làn bộ hóng mát ở bên bờ suối.Chàng nhìn mặt nước lăn tăn trong vắt, lòng cảm thấy thư thái, dễ chịu. Bèn tìm một tảng đá ngồi rửa chân. Chính lúc Lâm đang mải mê vui đùa với dòng suối, chợt nghe có tiếng đàn bà con gái cười khúc khích, từ phía bên kia bờ vọng sang.Chàng hết sức ngạc nhiên, nghĩ thầm nơi đây dù một bóng đàn ông chẳng có, huống hồ là khách phòng the.Chàng ngửng đầu lên nhìn. Chỉ thấy một người con gái, còn rất trẻ, dung mạo diễm lệ tuyệt luân, đang từ phía bên kia bờ, lướt trên mặt suối mà sang. Ðiều lạ lùng là gót chân nữ lang không hề dính một hạt nước, tựa hồ như có khí công vậy.Lâm bỗng buột miệng tán thưởng:- Thật là hảo công phu.Vốn chỉ là một kẻ phàm phu tục tử, bề ngoài được cái bảnh mã đẹp trai, nhưng bên trong lòng thì rụi dè nhút nhát nên khi thấy gái đẹp, Lâm chẳng những không vui, lại còn tỏ ra ngờ vực e ngại. tưởng nàng là yêu quái. Bèn lớn tiếng mắng:- Loài ma quỉ kia! Ở đâu mà dám cả gan đến gần người ta thế này?Nữ lang chỉ khe khẽ mỉm cười, đùa bảo với chàng:- Úi chào? Còn sống mà đã được trông thấy ma, hẳn phúc phận của cậu to lắm đấy.Lâm nghe nàng nói thế lại càng hoang mang, nghi ngại. Vội vã lau sạch chân, đi vào hài, rồi ẩy nữ lang vào một gốc cây. Dương mắt chăm chú quan sát nàng từ đầu đến chân như người ta xem xét một món hàng mới mua.Nữ lang ngồi bệt xuống một phiến đá, tủm tỉm cười hỏi:- Này cậu ơi? Hãy nhìn em cho kỹ đi. Giả sử em mà là yêu quái thì cậu sao lại dám đến gần. Thế chẳng sợ em, cắn cho một miếng à.Lâm vẫn tõ vẻ lạnh lùng:- Nếu cô em chẳng phải ma, thì cớ sao có thể đi trên nước mà áo quần, hài vó không hề bị ướt?Nữ lang không sờn lòng, đáp lại:- Thế cậu không nghe người ta nói rằng bậc thánh nhân đi trên nước, thì không để lại vết, còn kẻ thường dân đi trên sương thì để dấu chân lại đó. Riêng em, chẳng những có tài sống ở dưới nước cả năm, huống hồ cái trò vặt thủy thưọng phi này.Lâm bị nữ lang cả vú lấp miệng em, không đối đáp được, chỉ u ơ ậm ực, rồi lắc đầu nói:- Thôi, dẹp cái chuyện đi nước về non của cô em đi! Có điều kỳ quặc là ở đây vắng vẻ không người, ta lại là kẻ trai tơ chưa vợ, vậy cô em đến đây với ta có mục đích.Nữ lang ứng thanh đáp:- Chu choa! Em vì tuổi trẻ, ham thích ngao du, chẳng tiện bẩm bạch, khiến cho cậu phải đem lòng ngờ vực, nếu chẳng nói rõ ra e còn bị cậu coi là con ma chín đầu nữa chưa biết chừng. Hôm nay ra ngõ không gặp được kẻ tri âm, thật là bất hạnh, chẳng khác gì như tấm gương trong bị bụi trần che phủ, biết đem tâm tình này ngỏ cùng ai đây.Ðau ơi đau? Sót sao là sót! Câu nếu chẳng phải là người hiểu biết nhân tình, thôi thì đường ai nấy đi, can gì mà hỏi vắn hỏi dài thêm mãi.Nói xong thì nước mắt lưng tròng, dựng châu lã chã, bi thiên như không thể cầm lòng được.Lâm thấy nữ lang khóc thì lòng càng bối rối, cử chỉ lúng túng, miệng lưỡi như biến mất, chỉ ấp úng nói:- Xin cô em đừng khóc nữa, hãy vào trong nhà nghỉ ngơi rồi ta cùng nhau đàm đạo.Rồi chàng mời nữ lang theo mình về thư phòng. Tuy thế, trong lòng vẫn sợ sệt, nỗi nghi hoặc nàng là hồ ly vẫn còn phảng phất, hầu như chưa tan hết.Nữ lang thấy thái độ của Lâm như vậy, không khỏi bật cười, bảo với chàng:- Em thấy cậu nói năng thì lưu loát như chim hót, mà sao gan dạ nhút nhát, nhỏ bé như chuột vậy. Cậu không sợ đàn bà con gái người ta cười cho sao?Lâm bị nữ lang nói đúng bệnh căn, không khỏi xấu hổ, nhưng vẫn cứ sóng đôi với nàng mà đi.Hai người về đến gốc cây ở trước cửa vườn. thì gặp thằng ở của Lâm từ trong đi ngược ra. Nó bảo với Lâm:- Công tử đi đâu lâu quá, để nước lắm cháu đun nguội mất cả rồi!Nữ lang nấp đằng sau Lâm, lẻn vào trong nhà, cười khúc khích. Lâm cũng cố nhịn cười bảo với thằng ở:- Người cứ để nước đấy, ta sẽ tự lo liệu lấy ngươi khỏi phải trở lại nữa. Hôm nay ta mệt, cần nghỉ ngơi sớm. Sau khi thằng ở đi khỏi. Lâm đóng hết tất cả cửa nẻo lại rồi vào trong thư phòng cười bảo nữ lang:- Cô em linh lợi mẩn tiệp thế này, ắt hẳn là quen cái thú hò hẹn gió trăng nhiều lần rồi phải không?Nữ lang nguýt nhìn Lâm một cái thật dài, rồi cong môi chống chế:- Chàng chỉ được cái vu oan đổ quảy cho người! Em là gái khuê các phòng the, hoa còn phong nhụy, chàng nỡ đem ví với loài bìm bịp mọc bên bờ bụi. Vả chàng là khách mày râu mi thanh mục tú, lẽ nào lại tự sắp cùng hàng với bọn giặc yếm đội khăn. Như thế, há chẳng phải là tự coi khinh mình lắm ru?Lâm vốn tính cả thẹn, nên những gì chàng nghĩ ở trong lòng thì rất minh bạch nhưng phải phát biểu ra ngoài thì lại ngượng ngùng lúng lúng. Hôm nay bất ngờ đề cập đến chuyện trai gái khiến Lâm mặt đỏ bừng bừng, nói năng lắp bắp nhất là lại phải đối đáp với một người con gái đẹp và lưu loát như nữ lang này.Nàng cũng nhận thấy Lâm có những thái độ và cử chỉ ngượng ngùng và e thẹn, nên chẳng tiện biện bạch gì nữa, ra đứng bên cửa sổ, rồi khép cửa lại, đi vào châm đèn, sắp gọn sách vở bút nghiên của Lâm, xong đến ngồi đối diện với chàng, cùng chàng duyệt lãm thơ văn, sưu tra điển tích, tác thi làm phú. Tay chân không lúc nào ngơi.Vô tình nữ lang chợt thấy trên giá sách có bàn cờ, bèn đem xuống, muốn so tài với Lâm. Chừng cờ vừa bày xong thì nàng lại lấy tay xóa loạn đi, bảo:- Chơi cờ chỉ tận tâm mệt óc không phải là thú vui, đôi khi còn làm cho ngươi ta tức hộc máu.Nói xong, ngôi xếp chân lại, rỡn đùa với Lâm. Nàng hỏi Lâm:- Chàng có lửa nước được không đấy, Lâm đáp:- Tửu lượng của ta thấp lắm!Nữ lang cầm cán quạt khe khẽ đập nhẹ vào vai Lâm, hỏi:- Tửu lượng thấp có nghĩa là không uống được nhiều thì cũng uống được ít chứ gì? Nào, hai ta hãy khai hoài sướng ẩm, chẳng thú hơn là ngồi nhe răng mà nhìn nhau.Sau đó khẽ "hô" một tiếng, tay vén màn bếp, bưng ra một mâm đầy rượu thịt, toàn một thứ sơn hào hải vị hiếm hoi, thập phần khả khẩu.Lâm lấy làm lạ, hỏi:- Những thứ này nàng lấy ở đâu ra vậy?Nữ lang chậm rãi đáp:- Thiếp đều dự bị trước cả. Mời chàng cứ ăn uống no say đi. Hà tất phải hỏi duyên do làm gì.Lâm trong lòng cho là quái dị. Nhưng trước một giai nhân kiều diễm như nàng, thì bao nhiêu ngờ vực, sợ hãi lúc đầu đã biết đi hếtRồi đó cùng nàng mời mọc. Kẻ rót, người châm, đàm đàm thuyết thuyết, tình ý hết sức là thắm thiết.Nữ lang kể với Lâm:- Thiếp họ Dư tên Bạch Bình, chủ nhân ngôi vườn này là chủ cũ của thiếp. Cả gia đình người chủ đã dọn vào ở trong thành hết. Còn lại chỉ có mình thiếp lưu lại đây thôi, cũng đã mười sáu mười bảy năm rồi. Cha mẹ,chị em, anh em của thiếp đều đã bị phiêu bạt tha hương cả. Một mình thiếp cô khổ linh đinh sầu muộn, không biết nương dựa vào ai. May hôm nay gặp được chàng đây, nếu chàng có lòng thương đoái tưởng, thiếp nguyện xin làm kẻ hầu hạ chiếu chăn.Lâm nghe nói thế mừng lộ ra mặt, đáp:- Ta cũng chưa lập gia thất, được cùng khanh kết tóc xe tơ, còn gì hạnh phúc bằng!Nữ lang vừa mừng vừa thẹn. Hai má thoang thoáng ửng hồng. Rượu mỗi lúc một nông, tình càng lúc càng đượm.Lâm vốn không phải là thứ sâu rượu. Mới chừng vài chén mà trời đất ngả nghiêng. Bạch Bình bèn thừa gió bẻ măng, bồng Lâm vào lòng, đặt lên giường. Sau đó, cùng chàng mây mưa điên đảo.Lâm tuy đã trưởng thành, nhưng vật riêng lại nhỏ.Bạch Bình bông đùa bảo chàng:- Cũng may là chàng chưa có vợ, bằng không, chắc chẳng đủ lo việc gối chăn.Lâm càng xấu hổ thêm. Bạch Bình tiếp:- Chàng đừng lấy thế mà buồn làm gì. Ðể rồi thiếp chữa cho.Rồi nàng đứng dậy, khêu đèn cho sáng thêm, lần tay trong đẫy lấy ra một tễ thuốc, hòa với nước bọt thành một viên hồng hoàn, trao cho Lâm. bảo chàng nuốt vào trong bụng, xong lên giường nằm đắp chăn.Lâm cảm thấy thuốc vừa xuống đến bụng, đã thấy người nóng ran như lửa, thân hình mệt mỏi, ngủ thiếp đi, chừng trống điểm canh tư thì Lâm chợt tĩnh giấc.Chàng cảm thấy vật dưới khố ngo ngoe cử động. Lấy tay rờ thử. Vật bạo phát. Khác hẳn lúc thường. Chàng hoảnghốt, sợ hãi, báo cho Bạch Bình biết.Nàng cười, bảo Lâm:- Chàng đổi nhỏ lấy lớn, tu mấy kiếp mà được như vậy. Há chẳng là điều tuyệt diệu sao!- Diệu thị diệu, nhưng trông xấu, khó coi quá?Vật tuy xấu, nhưng lại tăng giá cái vẻ đẹp trai bề ngoài của chàng. Hà tất phải lo nghĩ nhiều làm chi?Rồi cùng nhau tận hưởng hoan lạc.Từ đấy, đêm nào Bạch Bình cũng lần đến với Lâm, ân ái keo sơn, chẳng có phút nào ở không.Duy có điều khiến cho hai người phải lo ngại, đó là sự hiện diện của thằng ở. Bạch Bình bèn bàn với Lâm:- Thiếp thấy thằng ở có vẻ thông minh lanh lợi, lại là đứa tâm phúc của chàng, nói cho nó biết việc của chúng mình đâu có hại gì.Lâm cũng cho là phải, bèn gọi đứa ở đến. Nó lấy lễ chủ tớ mà bái kiến Bạch Bình. Nàng cho nó biết rõ sự tình và dặn kín miệng, đừng để cho bất cứ ai biết chuyện.Thằng ở dạ dạ vâng vâng rồi lui vào trong.Nhân thế, Bạch Bình không còn gì phải kiêng kỵ chi nữa. Ban ngày cũng thường có mặt trong thư phòng của Lâm.Ðược ít lâu, Lâm lên kinh ứng thí, hơn một tháng sau mới trở về. Bạch Bình bèn làm một bữa cơm thịnh soạn để cho Lâm tẩy trần và mừng ngày tái ngộ. Hai người ăn uống, hàn huyên sau ngày xa vắng lại càng nồng nàn thắm thiết.Chừng Lâm đem đề lại đã làm ra cho Bạch Bình coi, thì chẳng bài nào nàng được vừa ý. Chàng lấy thế làm lo lắng, nét mặt có vẽ âu sầu ủ rủ.Bạch Bình khuyên nhủ, nói:- Chàng đừng có buồn. Từ xưa đến nay học tài thi phận, chàng nhỏ âm đức ông bà, thể nào cũng đậu cao.Và quả nhiên, đến ngày kéo bảng, Lâm đậu hạng chín. Tên tuổi chàng đồn vang, lừng lẫy một vùng.Lâm có người bạn lên là Phù Sinh cháu nội một viên Thái Thú khác, cũng vào hàng mỹ mạo thiếu niên, từng chơi với Lâm từ lúc còn để chỏm, nay lại đậu đồng khoa với chàng.Phù tính tình phóng khoáng, không chịu câu thúc, nay thi đậu lại càng hứng chí, bèn mở tiệc ăn mừng, viết thơ mời Lâm đến dự, nhưng chàng từ chối. Phù phải đích thân mang kiệu đến hoa viên nhà họ Dư để cố mời cho được chàng.Lúc đến nhà Phù, Lâm thấy đã có năm sáu người ngồi sẵn ở bàn tiệc rồi. Tất cả đều mới đăng khoa và là bằng hữu cũ của Lâm cả.Chàng nhập tiệc cùng ho ăn uống, vui đùa, mãi cho đến nửa đêm mới tan thì ai về nhà nấy.Riêng Lâm bị Phù giữ lại, không cho về. Lúc đó, Phù cũng đã ngà ngà hơi men, lè nhè bảo Lâm rằng:- Ðệ biết huynh là người bình nhật thủ thân như ngọc. Ðến nhà ai ngủ thường giữ nguyên quần áo. Ngày nay, huynh đã đậu Hiếu Liêm, lại sắp sửa làm quan, lẽ nào lại khư khư giữ mãi cái thói đàn bà con nít ấy. Ðêm nay, đễ xin được cùng huynh gát chân lên nhau nằm mà tâm sự. Như vậy có được chăng!Lâm từ chối, xin ngủ một giường khác.Phù nói:- Rất tiếc là trong lúc gấp gáp, đệ lại không chuẩn bị trước.Rồi đưa mắt làm hiệu cho hai đứa tiểu đồng xúm lại, dùng sức cởi áo quần của Lâm ra. Lâm bị men rượu, cũng đã chếnh choáng lờ đờ, vùng vẫy chống trả, nhưng không địch nổi. Chừng khi hai đứa tiểu đồng lột xong chiếc khố của Lâm, thì vật riêng của chàng thình lình bị lộ ra ngoài, trông thô kệch và khiếm nhã như Lao Ái vậy.Phù thấy thế cũng không khỏi giật mình kinh ngạc, hỏi Lâm:- Ðây là cố vật của huynh sao?Lâm xấu hổ, lẩn tránh không đáp. Phù cũng cảm thấy khó coi, bèn trao áo quần lại cho Lâm, ra sập nguôi nghỉ, rồi đuổi hai đứa tiểu đồng đi đóng cửa lại. Ðến bên cạnh Lâm gặng hỏi cật vấn chàng. Nhưng Lâm chỉ đỏ mặt tía tai, lặng thinh không nói một lời.Phù nghiêm sắc mặt bảo:- Ðệ với huynh là chỗ bạn bè từ nhỏ, lẽ nào lại dám để lộ việc của huynh ra. Như huynh chẳng nói thật cho đệ. Ðệ sẽ kể lại cho bạn bè để họ sẽ cùng chế diễu huynh.Lâm bị Phù ép, quẫn quá, phải đem hết thực tình việc đi lại giữa chàng và Bạch Bình thuật lại cho Phù biết, cũng căn dặn:- Việc này xin huynh đừng nói cho ai biết nhá!Phù nghe chuyện xong, ngạc nhiên hỏi:- Ðây chẳng qua là huynh quan cư một mình, nên bị chồn ám. chết ngày nào không biết. Tuy nhiên, vẫn còn cách chữa. Huynh nên sớm sớm nghĩ đến việc lập gia đình đi, thì may ra có thể thoát nạn. Ðệ có cô em gái vợ, tuổi vừa mười tám, tính tình hiền thục, lại sắc sảo mặn mòi. Nếu huynh không chê, đệ xin nhận đầu heo đứng ra làm mối cho.Lâm sớm không còn cha mẹ, chú bác, anh em gì. Việc gì cũng đều do chàng tự quyết định cả. Vả, từ lâu, Lâm vẫn thường nghe đồn là Phù có cô em vợ mỹ lệ xinh đẹp, lại con nhà phú gia cự tộc. nên khi nghe Phù đề nghị, Lâm nhận lời ngay.Sáng sớm hôm sau, Phù vào nhà bảo cho vợ biết. Vợ Phù được tin cũng rất vui mừng, trở về nhà thuật lại cho cha mẹ biết.Cha vợ của Phủ vốn có lòng quí mến Lâm, nên đồng ý ngay.Từ đấy, Lâm không hề đặt chân trở lại ngôi vườn hoang của nhà họ Dư nữa.Chàng chọn ngày lành tháng tốt để đem sính lễ đến dạm ngõ. Chừng đến ngày cưới, quả nhiên cô dâu là người sắc nước hương trời.Theo tục lệ, ba ngày sau vợ chồng Lâm trở về ăn cỗ ở nhà nhạc gia. Họ hàng, anh em thân tộc nam nữ đến dự tiệc đông chật ních cả sảnh đường. Giữa lúc mọi người ché chén ồn ào, thình lình có một nữ lang, dáng điệu tha thướt, từ ngoài cũng đi vào Mọi người đều lấy làm lạ, đứng lên coi, chẳng ai là không thán phục cái vẻ đẹp như tiên nữ của nàng. Duy, đều chưa hề gặp nàng bao giờ.Bọn nô bọc vội vã chạy vào trong nhà thông báo cho Lâm. Chàng cũng hốt hoảng đi ra ngoài khách sảnh để coi. Té ra, chính là Bạch Bình.Thấy nàng, Lâm vừa kinh ngạc vừa sợ hãi, đứng khứng lại, miệng đơ ra không nói được lời nào.Bạch Bình giận dữ trách móc:- Bạc tình lang! Thiếp ăn ở nào có phụ chi chàng, sao nỡ bỏ thiếp như cỏ hoang bèo dải vậy?Lâm chỉ cúi đầu ngậm tăm, không đáp.Giữa lúc đó thì Phù ra tới. Vừa trông thấy Bạch Bình, Phù cũng ngạc nhiên sững sờ trước sắc đẹp như thần, như tiên của nàng.Trong khi khách khứa còn đang ồn ào bàn tán, thì Bạch Bình đã biến mất. Chẳng ai biết được nàng là tiên hay là yêu nữ. Riêng có mình Phù là hiểu rõ căn do. Trong lòng không khỏi âm thầm lo lắng, gật gù, suy nghĩ mong lung.Sau đó nửa tháng, Lâm đến ăn ở nhà một người bạn, mãi đến lúc trống điểm canh ba, chàng mới dời nhà bạn, theo lối cửa Bắc để trở về nhà. Trên đường: chàng cảm thấy như có hai người đi theo ở đằng sau. Thoạt đầu, còn cho đó là bọn tráng đinh đi tuần, nên chốc chốc lại ngảnh lại nhìn. Chừng hai người đến gần, Lâm mới nhận rõ, đó là hai con a hoàn.Bọn chúng xấn lại nắm lấy tay áo của chàng, nói:- Dư cô nương có lời mời công tử, xin chớ từ chối!Lâm cố dằng ra mà không được. Hai con a hoàn cũng không chịu để cho chàng tiếp tục đi tới nữa. Bất đắc dĩ, Lâm đành phải đi theo chúng.Trời về khuya, con trăng sáng vằng vặc. Ba người rẽ vào một con đường tắt chừng ba bốn dặm thì đến gần ngôi vườn hoang nhà họ Dư. Lâm trong lòng xấu hổ dừng bước không muốn đi tới nữa.Hai con a hoàn cứ xốc nách chàng mà kéo đi, chàng mới chịu đi thêm vài bước nữa, rồi nhất định đứng lại.Chàng thấy Bạch Bình ngồi trên một phiến đá, mày ngài ủ dột, nét hoa hờn oán, đang lấy vạt áo mà lau nước mắt.Hai con a hoàn kéo Lâm quì xuống đất, rồi hướng về Bạch Bình, bẩm:- Chúng con đã được gã bạc tình về đây, xin cô nương phát lạc.Bạch Bình chưa kịp lên tiếng, thì Lâm đã vội vã cúi đầu, vái nàng ba vái, rồi tự trách:- Ta cũng đã thầm hiểu lỗi lầm của mình, khanh lẽ nào không nhớ đến chút tình xưa ân áiBạch Bình mắng:- Hừm? ân ái! ái ân! Trí nhớ của chàng sao mà bền bỉ thế. Riêng thiếp thì đã đổ xuống sông, xuống biển cả rồi, không còn gì nữa. Chàng ăn ở bạc bẽo còn hơn cả Vương Khôi, Lý Ích. Ðiều đáng tiếc nữa là, chàng lại bỏ ngọc phật mà đi mê đá cuội. Tấm thân trong ngọc trắng ngà này đã vì chàng mà hoen ố mờ phai. Càng nghĩ càng bầm gan tím ruột. Hận này không thể một sớm một chiều mà tan ngay được. Nay chàng tự dẫn xác đến đây, như cá mắc cạn, lại còn ỉ ôi van lạy có ích gì? Ðối với con người bạc bẽo như chàng, phải cho nếm mùi nhục nhã, để bớt ngông cuồng đi. Sở dĩ không giết chàng ngay là vì âm đức của cha ông chàng để lại, cho chàng được hưỡng một tương lai tươi đẹp sau này. Bằng không, dù có băm vằm chàng ra trăm mảnh, cũng không bù được tấm tình yêu chân thành của thiếp.Nói xong, sai hai con a hoàn lột hết quần áo của Lâm ra, lấy cành liễu thẳng lay vụt tới tấp vào người chàng, cả hàng chục roi, rồi lấy cát dưới dòng suối trét đầy âm kinh của chàng, đoạn cùng hai con a hoàn bỏ đi, để mặc cho Lâm nằm tênh hênh một mình trên một phiến đá.Lúc Lâm bị Bạch Bình đánh, chàng chỉ cảm thấy tựa hồ như trong một cơn mê sảng. Xoay sở, cử động đều không tự chủ được.Sáng hôm sau, lúc mặt trời mọc, Lâm mới ngồi dậy được. Chàng lết người lần về nhà, kín đáo bảo cho Phù Sinh biết.Phù Sinh nghe Lâm kể cũng ớn lạnh xương sống, mồ hôi ra ướt đẫm áo. Từ đó, Phù không bao giờ dám bén mảng đi qua ngôi vườn hoang của người họ Dư nữa.Sau trận đòn của Bạch Bình. Lâm bị chứng liệt dương, vật riêng của chàng thun nhỏ lại như con tầm. Thuốc thang chữa chạy thế nào cũng không cử động được nữa Người vợ mới cưới, mất chỗ hoan lạc, tránh sao khỏi được chuyện ăn vụng ở ngoài.Lâm nhờ được vẻ thiếu niên anh tuấn, âm đức còn vương, quan thăng đến Thượng Thư, sau đó nhận một đứa con của Phù làm con nuôi.Câu chuyện này ta được người bạn là Lý Chi thường cho nghe.