8.

Từ ngày về Hà Nội, Bác chưa bị sốt trở lại lần nào. Nhưng người Bác vẫn gầy. Những vết nhăn trên vầng trán và ở đuôi mắt ngày câng nhiều và đậm. Ở Bác Bộ phủ, sáng nào Bác cũng dậy từ năm giờ tập thể dục. Bác đã viết một bức thư kêu gọi tất cả đồng bào gắng tập thể dục. Cuối thư, Bác viết: “Tự tôi ngày nào tôi cũng tập”.
Hết giờ làm việc, đến bữa, Bác xuống nhà ăn với chúng tôi và các chiến sĩ cảnh vệ. Bác cháu ngồi cùng bàn, có gì ăn nấy. Một hôm, Bác bận việc về muộn. Anh em người nọ tưởng người kia, quên để phần thức ăn. Mọi người đều băn khoăn. Bác vẫn vui vẻ ngồi vào bàn, ăn đủ mấy bát cơm thường lệ. Sau bữa trưa, Bác ngả đầu trên chiếc ghế ở phòng khách chợp mắt mươi lăm phút. Tỉnh dậy, Bác đọc báo, xem tin.
Hồi còn ở chiến khu, không có dầu đèn, buổi tối, Bác đi nằm sớm. Về đây, Bác hay làm việc khuya. Các chiến sĩ nhiều dêm đứng gác, thấy trên buồng Bác, đèn vẫn sáng. Bác dùng thời giờ ban đêm đề dọc sách, xem tài liệu.
Giờ làm việc buổi sáng của Bác bắt đầu bằng cuộc hội ý của Thường vụ. Bác rất coi trọng nếp làm việc tập thể. Bác nói với các đồng chí Thường vụ hàng ngày, sáu giờ, tới chỗ Bác, có gì trao đổi rồi đi đâu hãy đi.
Hai buổi làm việc của Bác thường là khẩn trương. Việc Đảng, việc nước bề bộn. Lo giải quyết giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm. Lo đối phó ở miền Bắc, lo kháng chiến ở miền Nam. Lo việc nội trị. Lo việc ngoại giao.
Các cơ quan Chính phủ mới tổ chức, còn rất đơn sơ chưa đi vào nền nếp. Bác thường trực tiếp nghe các đồng chí phụ trách từng mặt công tác, hoặc cán bộ ở địa phương lên báo cáo tình hình đề bản cách giải quyết. Đội ngũ cán bộ còn mỏng lại chưa quen công việc. Nhiều việc Bác nghĩ và thảo ra, tự mình đánh máy, rồi làm phong bì gửi đi.
Bác viết nhiều thư, nhiều lời kêu gọi, nhiều bài báo đè giải thích, động viên, cổ vũ các tầng lớp nhân dân thực hiện các chủ trương, chính sách của Chính phủ lâm thời, tham gia vào các tổ chức cứu quốc.
Mọi việc Bác nêu ra đều thiết thực, ngắn gọn, cụ thể. Lời lẽ của Bác là những lời lẽ quen thuộc, mộc mạc, nhân dân thường dùng từ xưa đến nay trong sinh hoạt hằng ngày. Chỉ có khác ở chỗ Bác đã đưa vào đó một nội dung mới. Nhưng dù mới đến đâu, người nghe vẫn thấy dễ hiểu, hợp lý, hợp tình.
Các việc Bác nêu lên để yêu cầu đồng bào thực hiện đều là những điều Bác đã làm bền bỉ trong suốt cuộc đời. Nếu là những điều bây giờ mới đề ra thì Bác gương mẫu làm trước. Ví dụ như việc hô hào nhân dân mười ngày nhịn ăn một bữa để cứu đói. Mỗi tháng ba lăn, đến bữa không ăn, Bác tới lấy phần gạo của mình, tự tay đổ vào hòm gạo chống đói. Một hôm, đúng vào bữa cơ quan nhịn ăn để gom gạo thì Tiêu Văn mời Bác đến dự chiêu đãi. Khi Bác về, anh em báo cáo đã đem gom phần gạo của Bác rồi. Bác vắn quyết định nhịn ăn một bữa vào ngày hôm sau. Đối với Bác, việc lớn, việc nhỏ, việc nào cũng có tầm quan trọng của nó. Bác thường dặn cán bộ “tự mình phải làm gương mẫu cho đồng bào”, “miệng nói tay phải làm”, “chớ vác mặt làm quan cách mạng cho dân ghét, dân khinh, dân không ủng hộ”.
Bác dành nhiều thời giờ đi thăm các nơi xa gần.
Nhiều cuộc đi thăm, Bác không cho báo trước. Khi Bác đi thăm hội nghị thanh niên, khi thăm cơ quan Uỷ ban hành chính Hà Nội, Trường Quân chính Việt Nam... Khi Bác đi Nam Định, thăm nhà máy dệt, khi đi Bắc Ninh, Thái Bình. Ngoài việc động viên, giáo dục, Bác còn muốn tìm hiểu tình hình đời sống, tư tưởng tình cảm của nhân dân và cách thức làm việc của cán bộ.
Hàng ngày, Bác phải tiếp rất nhiều khách. Những người khách đó rất khác nhau. Những ông tướng của quân đội Tưởng đến để đòi gạo, đòi rất nhiều gạo. Nhưng không phải chỉ có gạo. Chúng còn cả tiền, đòi nhà ở, đòi từ chiếc bóng đèn, cân đường đến cả thuốc phiện, đòi tất cả những gì chúng còn chưa cướp được của nhân dân ta.
Có khi đó chỉ là một tên liên trưởng(1). Hắn khẩn khoản yêu cầu được gặp Hồ Chủ tịch vì một việc riêng mà hắn nhất định không chịu nói với người khác. Việc riêng mà hắn chỉ có thề trình bày với Bác đó là: hắn muốn bán vài trăm khẩu súng.
Có khi là đại biểu của những phái đoàn “đông minh”, Mỹ có, Anh có. Các cuộc đến thăm này mang những mục đích khác nhau. Nhưng tất cả đều không phải là thiện ý. Có khi là những nhà báo nước ngoài đến xin gặp để tìm hiểu phong trào Việt Minh, tìm hiểu đường lối, chính sách của Chính phủ ta. Cũng có khi là những kẻ giả danh nhà báo đến mượn cớ phỏng vấn đề thăm dò thái độ, điều tra tình hình.
Nhiều nhất vẫn là khách trong nước. Đó là đại diện cho các đoàn thể cứu quốc, công nhân, nông dân, thanh niên, phụ nữ... Đó là những người đại biểu các tôn giáo, các tầng lớp công thương hoặc các nhân sĩ. Một đoàn cán bộ, chiến sĩ vừa ở Nam Bộ ra, xúc động đến trào nước mắt trong buổi đầu gặp Bác, mang theo tình cảm dạt dào của hàng triệu đồng bào ruột thịt đang chiến đấu. Một đoàn đại biểu của đồng bào các dân tộc miền núi đã san sẻ cháo bẹ, rau măng với cách mạng, ở Khu giải phóng về thăm Thủ đô... Có khi là một cụ già râu dài “nay nước nhà đã được độc lập đến để góp vài ý kiến xây dựng quốc gia”. Có khi chỉ là một người kiếm cớ đến xin giải thích một điều gì về chính sách để được gặp Bác.
Nhiều buổi Bác mới tiếp khách, quá bữa mới xuống nhà ăn. Thấy Bác mệt và bận quá, có lần anh em chúng tôi đề nghị với Bác bớt những cuộc gặp gỡ không thật cần thiết. Bác nói:
- Chính quyền ta mới thành lập. Đồng bào, cán bộ có nhiều điều muốn biết, cần hỏi. Đây cũng là dịp để nói rõ chủ trương, chính sách của Chính phù, của đoàn thể cho mọi người rõ. Ta không nên để đồng bào cảm thấy gặp những người trong Chính phủ bây giờ cũng khó khăn như đến cửa quan ngày trước.
Các chiến sĩ Quân giải phóng làm nhiệm vụ cảnh vệ ở Bắc Bộ phủ các đồng chí lái xe ở gần Bác là những người được hưởng nhiều sự chăm sóc. Đối với anh em, Bác không chỉ là đồng chí Chủ tịch nước. Bác còn là một người cha. Anh em đều thấy phần mình giúp đỡ được cho Bác quá ít so với phần Bác đã dành cho mình.
Mặc dù bận, Bác vẫn dành thời giờ chuyện trò, hỏi han anh em, từ bữa ăn có đủ no không, đến những vui, buồn trong gia đình. Bác hay chú ý đến trật tự nội vụ và việc giữ vệ sinh của các chiến sĩ. Buổi tối, cơ quan không làm việc. Thấy các chiến sĩ nằm dưới nhà nóng, Bác bảo lên gác ngủ cho mát. Một hôm, anh em vật nhau làm vỡ chiếc mặt bàn dá. Đồng chí quản trị bực mình, bắt tất cả xuống dưới nhà. Bác về thấy vậy, lại gọi anh em lên. Bác nói:
- Các chú là bộ đội, là thanh niên, phải sinh hoạt cho vui, cho khỏe. Chơi vật cũng tốt. Nhưng muốn vật nhau phải tìm bãi cỏ, chỗ rộng. Người ngã không đau và không làm đổ vỡ, thiệt hại đến của công. Lần này đã lỡ, phải rút kinh nghiệm cho lần sau. Hôm nào các chú có chơi vật dưới vườn, nói Bác đến coi cho vui.
Đồng chí lái xe ít xem sách báo. Những buổi anh rỗi việc, Bác gọi lên, bảo ngồi ở buồng bên, rồi đưa sách báo cho đọc. Thỉnh thoảng, Bác qua kiềm tra. Có làn Bác vào, thấy tờ báo mở trên bàn, đồng chí lái xe tựa lưng vào ghế ngủ. Bác nhẹ nhàng đi ra. Lúc khác, Bác nói: “Mới dọc chưa hiểu, dễ buồn ngủ. Đọc ít lâu, hiểu rồi sẽ ham. Ham rồi sẽ không buồn ngủ nữa”.
Mùa đông tới. Đoàn thể phụ nữ ở nhiều nơi đã nghĩ tới tấm áo ấm của Bác trong những ngày gió lạnh. Những cô gái Hà Nội, các chị phụ nữ cứu quốc ở Quảng Yên... mang đến Bắc Bộ phủ những chiếc áo len dày dặn. Lần nào cũng vậy, Bác đều cảm ơn và bảo hãy mang hộ về cho một người già nhất và nghèo nhất ở địa phương.
Một buổi sớm, trời rét. Một đồng chí đến làm việc với Bác, chỉ có chiếc áo mùa hè phong phanh. Bác vào buồng, lấy chiếc áo len của mình, đem ra đưa cho đồng chí cán bộ.
Về Hà Nội ở Bắc Bộ phủ, trong cương vị Chủ tịch nước, cuộc sống của Bác vẫn giản dị, thanh đạm như những ngày hoạt động bí mật ở chiến khu.
---
(1) Chức vụ trong quân đội Tưởng, tương đương với đại đội trưởng.

Xem Tiếp: ----