a Đéc là một tỉnh nhỏ xinh xinh nằm bên bờ Sa Giang êm đềm, một phụ lưu của dòng Tiền Giang. Tôi không nghĩ rằng đây là một chốn địa linh nhân kiệt. Nhưng về nghệ thuật sân khấu, nữ nghệ sĩ Năm Sa Đéc được vang danh khắp Nam Kỳ Lục Tỉnh. Bà nổi danh từ bộ môn hát bội, rồi hát cải lương, sau hết là ở lãnh vực thoại kịch và điện ảnh. Bà là kiện tướng của nghệ thuật trình diễn không nhờ thanh sắc mà ở nghệ thuật diễn xuất. Nhắc tới bà, chúng ta nghĩ tới nữ nghệ sĩ Françoise Rosay của Pháp, hay nữ nghệ sĩ Marguerith Rutherford của Anh, Judith Anderson của Mỹ. Và ngoài ra, vào đầu thế kỷ 20 có 2 tay kiện tướng khoa bản như Luật sư Trần Ngươn Hanh, Kỷ sư Lưu văn Lang (xuất thân từ trường Đại Học Bách Khoa Trung Ương tại Pháp). Về văn chương trước năm 1975 có Sa Giang Trần Tuấn Kiệt nổi tiếng về thơ. Bên văn xuôi có chị Linh Trang (tác giả tập truyện Mưa Chiều) và Phương Triều. Nhưng lúc đó công việc sáng tác của họ chỉ như hoa chớm nụ, trăng vừa tròn gương. Cả hai chỉ tung hoành bên báo chí nhiều hơn. Vận nước đổi thay, cơ trời xoay chuyển. Khi ra hải ngoại, bên văn xuôi, hai nhà văn gốc tỉnh Sa Đéc là Nguyễn văn Ba, nữ sĩ Tiểu Thu tung ra những tập truyện viết về phong tục trên đất nước quê hương với bút pháp dí dỏm nồng mặn. Còn Phương Triều bắt đầu khởi sắc ở nghệ thật sáng tác thi ca. Bởi anh không cộng tác với các báo văn học nổi tiếng như Văn, Văn Học, Thế Kỷ 21, Khởi Hành v.v... nên không đuợc giới sành điệu biết đến nhiều. Văn nghiệp của Phương Triều gồm có: Còn Nhớ Còn Thương (tập truyện, 1966), Tiếng Hát Hoàng Hôn’(tập truyện, 1966), Sầu Hương Phấn’(tập truyện, 1972), Thơ Phương Triều’(thi tập, 1995), Trăm Bài Thơ Xuân’(thi tập, 2000), Xóm Mộ’(thi tập, 2001), Giọt Sữa Đất’(thi tập, 2002). Và sau hết là Xương Rồng Đen (thi tập, 2004). Xếp lại tập thơ Xương Rồng Đen, tôi bất đầu ngáp dã dượi. Không phải tôi không thích thú khi đọc nó. Không phải tôi chán ngấy với cái ý tình huyền bí mông lung của anh. Không phải thơ anh không mở cho tôi một cánh cửa, một lối đi, một dòng sông để tôi viễn du vào trong đó. Tôi chỉ sợ khi bình thơ anh, tôi không đủ khả năng diễn tả cái cảm nhận của tôi đối với thơ anh. Những bạn văn của tôi như 2 nhà thơ nữ Thụy Khanh, Nguyễn Thị Thanh Bình và anh Vũ Tiến Lập có cho tôi biết Phương Triều là một trong các nhà thơ trội nhất trong các nhà thơ gốc Nam Kỳ hiện định cư khắp bốn phuơng trời hải ngoại. Anh dù không thể song hành với Trần Tuấn Kiệt, Tô Thùy Yên khi còn ở trong nước, nhưng anh vẫn bước vào loại thơ có lác đác một vài tư tưởng mà vẫn giữ nguyên vẹn vóc dáng và cốt tủy của thơ. Anh không có sở tri thâm hậu về Phật pháp như Võ Chân Cửu qua các tập thơ Đại Mộng’và Thảng Lai Thi, không thuần túy sáng tác loại thơ bề ngoài là Trử Tình Ca, nhưng bên trong chói rạng tinh thần Bát-nhã chẳng hạn như Như Chi Lê Thị Hiền (qua thi tập Thơ Hiền). Tuy nhiên, thơ anh vẫn phảng phất bóng dáng tư tưởng về cái ảo ảnh của cuộc phù thế, về cái khao khát niềm hạnh phúc vĩnh cửu của con người qua thơ của Ngô Nguyên Dũng, của Đặng Thị Quế Phương. Có một điều đáng nói là các thơ gốc Nam Kỳ là Phan Ni Tấn và Lâm Hảo Dũng dù không phải là thơ tư tưởng mà là thơ cảm hoài, nhưng thơ của cã hai phản ảnh được tâm trạng thế hệ của một lớp người khổ đau, chịu nhiều hệ lụy, chứng kiến biết bao cảnh tang thương và chịu nhiều mất mát về phương diện tinh thần. Cũng vậy, cái đề tài của thơ Phưong Triều cũng không thoát ra ngoài cái quỹ đao của hai anh Phan, Lâm để tạo cho mình một cương vị sáng sủa trong thi giới. Một lẽ dễ hiểu: anh đã từng sống đọa đày dưới chế độ mới, đã nghiệm chứng được cái đau khổ của con người mình bị tướt đoạt, đã chứng kiến mọi giá trị tinh thần bị cơn bão thời đại làm sụp đỏ. Anh cũng đã đau khổ vì mọi cái quý báu của lý tưởng, của những giấc mưa vừa chớm hình thành mà vẫn chưa có cơ hội nào thực hiện nổi nên đành bị dập tắt một cách tức tưởi. Riêng thi tập Việt Nam Thương Khúc’của Kiệt Tấn là một tác phẩm của dân tháp ngà học đòi làm giang hồ kiếm khách, làm chiến sĩ x&oc!!!13750_7.htm!!!
Đã xem 17427 lần.
http://eTruyen.com