ai bạn trẻ ngồi trên xe đò, hướng về sóc Bom Bo. Cao Minh tựa đầu vào ghế nghẻo đầu ngủ gật, một tí nước bọt thập thò góc miệng. Gã lơ xấu xí, có ý ghen với người con gái trẻ trung ngồi cạnh, chề môi chê bai tựa như không có gì gớm bằng. Còn cố tình tỏ thái độ nhiều lần cho Khánh Vy thấy, nhưng cô bé ngược lại có phần thông cảm lấy miếng giấy thấm chấm mấy lần. Từ ngày gặp nhau ở bệnh viện, nói câu đầu nghe có vẻ bình thường. Nhưng vài câu trêu cợt nữa là Cao Minh ăn nói lộn xộn, nhất là cảm xúc không được bình thường như người bằng tuổi. Chán lắm, nhưng khi Khánh Vy hiểu được hoàn cảnh thiếu thốn tình cảm cha mẹ từ nhỏ, bổng Khánh Vy tìm ra được nguyên nhân nào đó mà anh ấy mắc phải. Biết được nik name trên facebook của nhau, hai người lao vào chát. Chữ nghĩa làm cho Cao Minh bớt ngại ngùng hơn, bình tĩnh kéo dài thêm vài câu, rồi cũng y hệt như lần gặp đầu. Nhất là khi đưa webcam để gặp mặt nhau trực tiếp, Cao Minh không thể nào ngồi ngay ngắn… Qua nhiều lần tâm sự, nhờ có trí óc thông minh và thương người, Khánh Vy mới có thể tổng hợp được hoàn cảnh đáng thương mà từ nhỏ mình phải chịu. Bạn ấy phải sống trong làng SOS đến năm hai mươi lăm tuổi phải ra ngoài đời, phải tự xoay trở kiếm sống không nương tựa vào ai. Cuộc sống khó khăn, người bình thường đôi khi còn muốn điên, đừng nói chi đến một người không có ai họ hàng thân thích, không một đồng vốn trong túi. Giữa thành phố Sài Gòn tráng lệ, người giàu nức tường đổ vách, người không có ăn từng bữa. Lang thang mai đây mai đó để tìm việc gì đó nuôi thân mình, đó là một kỳ công rồi nói chi đến việc làm giàu. Cắm đầu cắm cổ làm, có ai đâu để nói chuyện. Thiếu những bài tập tranh luận, trau dồi kiến thức bằng ngôn ngữ ắt sẽ chịu thiệt thòi khi gặp một cô gái con nhà lành xinh đẹp như Khánh Vy. May mà cô bé thông thái hiểu chuyện nhanh chóng, chứ con nhà lành chỉ muốn người nào đó đường hoàng, học thức mà còn trang nhã lịch sự khéo ăn khéo nói. Giao thiệp với một bạn trai như vậy, gã lơ xe ghen tức là phải. Ý nghĩ việc ra đi hình thành. Khánh Vy biết gia đình sẽ lo lắng lắm nhưng cô bé nghĩ trước sau gì cũng rời tổ ấm tự lập. Khoảng tuổi này lưng chừng chuẩn bị buớc vào đời, sao mình không làm thử cho mình trước. Cô tự tin ở bản thân mình, tự tin trí tuệ vốn rất thông minh và không nghĩ ai có thể làm hại gì mình được. Ngoài ra, cũng làm một việc sòng phẳng với Cao Minh. Mình không có sự giúp đỡ của bất cứ ai, thử tìm giúp gia đình của anh ấy, tựa như mình cũng không có gia đình như anh ấy vậy. Khánh Vy rời gia đình là tự nguyện hơn là Cao Minh dụ dỗ như người đời vẫn thường nghĩ. Khánh Vy tin chắc chắn mình sẽ tìm ra được cha mẹ của Cao Minh. Ngồi trên xe, người lo toan mọi thứ lại là cô bé, còn Cao Minh vô tư như xưa nay chẳng có người thân thiết nào. Đi về sóc Bom Bo là theo ý nghĩ của Khánh Vy, một chuyến đi du lịch hơn là tìm thấy lại cha mẹ mình. Đôi khi còn bực mình, vì tiền lương mình kiếm được không được bao nhiêu, phải chi phí cho chuyến hành trình này. Khánh Vy rành mạch đâu ra đó:- Chứ sao nữa! Đâu ra đó…Người góp công người góp của chứ. Tìm thấy cha mẹ anh, biết đâu ông ấy có cả gia tài… Chỉ mấy câu thôi là Cao Minh nghẻo đầu ngủ rồi, Cao Minh thiu thiu phản bác:- Hỏng dám ông ấy chia gia tài đâu. Bao lâu nay ông không thèm nhìn mặt con mình còn chia gì nữa… Khánh Vy nói cho vui, chứ không mong gì người cha từ bỏ con mà chia gia tài. Xe chạy trên đường nhiều cảnh đẹp, lúc chòm lên cúi xuống dóc. Cô lo lắng không biết người cha có nhận con mình không chứ ở đó mà chia chát gì nữa. Đến chợ Minh Hưng, đường vào sóc Bom Bo còn quảng độ mười hai cây số nữa. Mấy bác xe ôm chồm tới, đòi tiền vào đó có hơn năm mươi ngàn. Bây giờ đường đi có khá hơn trước nhiều, nhưng muốn vào sâu hơn nữa thì “con đường mới là thấy ghê”. Mấy bác đòi thêm tiền, người trả treo làm nư quày quả đi bộ, làm như rành đường vào đó lắm vậy. Khánh Vy cảm thấy sóc Bom Bo trong trí tưởng tượng hiện về, cũng như bao người khách lần đầu đến đây. Người ở đồng bằng ít thấy cảnh đồi núi sẽ cho là đẹp. Quả là trên đường đi lúc chồm lên chồm xuống, băng qua mấy quả đồi và hai con sông uốn khúc thấy thật là thích. Trên đường thấy người dân tộc Stiêng đìu con trước bụng đi chợ về, mồ hôi nhễ nhại nhìn chẳng rõ đó là đàn ông hay đàn bà. Nếu không phân biệt cái khố quấn và đứa trẻ được quàng trước bụng cũng dễ lầm lẫn như ai. Khánh Vy hào hứng nhìn cảnh đẹp, nhìn mặt trời lem nhem trên ngọn núi và những cánh đồi điều xa xa xanh rì. Cô vui quá không biết mình đang trên đường vào sóc, cũng chẳng màng bác tài xe ôm chạy nhanh ẩu như thế nào. Cao Minh ngồi chiếc khác, chỉ thấy nhau khi leo lên dóc tựa như cái gì cũng phải sựng lại tại đỉnh để gặp nhau. Lúc đó, thì cô cũng thấy Cao Minh có tâm trạng phơi phới giống như mình. Vài trạm kiểm tra của công an giao thông: Chủ yếu mủ nón cũng như tống ba tống bốn mà đám choai choai hay vi phạm. Cho đến cách chở hàng mì của các xe tải lớn, cao vùn vụt. Lên đỉnh chạy khuất sau mấy xe đó thấy mà ngán, cảm giác như mấy bao mì không ràng cột ấy rớt xuống đè như chơi chứ không phải giỡn. Dân bốc vác mì đi kèm theo xe la í ới, gặp con gái là bọn họ đùa cợt cho vui làm Khánh Vy hết hồn tưởng thiệt. Còn Cao Minh định nhảy xuống bên lề, chiếc xe tải phun khói đen tưởng chừng như nhật thực toàn phần. Tối tăm một vùng, một lúc thì cũng leo lên được đến dốc. Cả hai người mới hết hú hồn hú vía. “Cum cắc cum” kia rồi, cái tên Bom Bo hiện ra nhưng đó là cái xã. Cái sóc nằm ở đâu? Bấy giờ thì Khánh Vy lúng túng. Thôi thì cứ trả tiền mấy bác xe ôm, tìm nơi uống nước sẽ tính tiếp. Vào quán, lách chiếc vespa của ông tư Hùng dựng ngay cửa. Khánh Vy cùng với Cao Minh vô tình ngồi đúng vào bàn của ông. Ông đang ngồi ngắm nghía ra ngoài, toan tính những chuyện “không hay” thì có người dẫn xác tới (ông nghĩ như thế và ông cho rằng mình gặp may). Khánh Vy chủ yếu là muốn tìm người nào lớn tuổi ngồi gần để thăm hỏi sự tình, nên cô ngồi ngay bàn của ông tư Hùng là vậy. Cô hỏi ông:- Bác à! Xã Bom Bo nhà cao cửa rộng, vậy sóc Bom Bo người dân tộc Stiêng ở đâu vậy bác?- Hai bạn là người ở đâu đến?- Ông tư Hùng hỏi lại.- Tụi con ở Sài Gòn, muốn đến sóc Bom Bo một chuyến cho biết?- Bây giờ làm gì còn sóc nữa con à! Bây giờ người ta canh tác điều và cà phê khắp nơi. Người Bom Bo lùi sâu vào rừng ở hết rồi… Khánh Vy thở dài rồi trả lời người bán nước:- Cho trái dừa đổ vào hai ly…- Nói đến đó, cô vén ống quần cao một tí xem bụi bám gót chân hồng đỏ chót. Bụi đường dính đầy ống quần, cầm cái nón cô quạt quạt- Con cứ tưởng rằng đến đây sẽ nghe tiếng chày giã gạo còn gặp người dân tộc lên rừng gùi cũi về nữa. Con còn muốn mặc áo dân tộc, cũng gùi cũng hái cũi mấy ngày cho vui. Bây giờ thì con mới biết không còn rừng nữa, mà toàn là cây công nghiệp…- Đúng rồi!- Ông tư Hùng nói- Tội nghiệp nhiều người đến đây cũng có cảm giác như con. Song, cái gì cũng phải thay đổi chứ…- Những người ở nơi khác họ không muốn vậy, ít ra cũng còn giữ lại chút chút gì đó.- Chút chút thì có, con leo lên nhà văn hoá kia kìa. Nhưng chắc xem vài cái riù, ná, với vài vật dụng tầm thường khác thôi.- Có vậy thôi hả bác? Thật là uổng công quá…Định đi một công hai việc, nhưng cuối cùng việc tham quan sóc chắc có lẽ phải dẹp bỏ.- À? Hai đứa con đến đâu và ở nhà ai…- Tụi con chắc phải tìm nhà trọ, nghỉ ngơi rồi tính sau. Con cần dọ hỏi rất nhiều việc. Ông tư Hùng liếc sang Cao Minh, tưởng như là bạn trai của Khánh Vy nên có một độ cẩn trọng. Bản sao y như ông hồi trẻ mà ông không hề nhận ra, trong đầu chỉ có những ý đồ đen tối. Ông thầm tiếc Khánh Vy là một người con gái trinh trắng, lại theo một người con trai, nhìn ra là thấy ngố ngay. Ông bỏ mất một dịp nhận ra con mình…- Mấy con định nghỉ trọ ở đâu?- Ở đây có nhà trọ không bác?- Ở xã Bom Bo này có hai nhà trọ, nhưng nhà bác cũng có… nhưng không ở đây mà vào trong kia mấy cây số nữa. Nếu con muốn đến đó nghỉ, thì bác chở cho đến đó. Còn muốn nghỉ ở đây, thì con cứ đến ở đấy hỏi.- A! Vậy bác cũng kinh doanh nhà nghỉ à…Ở chỗ bác nhìn đồi núi dễ dàng không? Ở đây con thấy không hay lắm, vì y chang như dưới xuôi. Con muốn ở nơi nào có suối chảy, có thể nhìn ra được núi đồi, không cần đông đúc như ở đây?- Vậy thì đến nhà bác thôi, các con sẽ ưng ý ngay. Sao? Đồng ý chứ…- Đương nhiên là vậy rồi…Mình đi ngay hay sao bác?- Đi! Tính tiền dùm đi…- Ông tư Hùng gọi người bán quán, khao luôn phần của hai người mới gặp. Ông cũng vô tư đạp xe nổ máy, chở ba…Lúc này ông chỉ nghĩ đến việc khách thuê phòng nghỉ của ông, chứ chưa có ý nghĩ tìm gái bán trinh. Nhưng khi Khánh Vy ngồi trên xe ông rồi, mùi hương thoang thoảng của đứa con gái còn trinh trắng làm ông chú ý đến mối quan hệ của hai người. Đường xa xôi nên Cao Minh mệt và ít nói, còn Khánh Vy tươi trẻ, mới đến Bom Bo nên luyến thoắt kể lể nhiều thứ:- Con với ảnh không có gì đâu? Ai cũng tưởng con với ảnh là bồ bịch nhưng không phải vậy…Chỉ bạn bè thôi.- Vậy à!- Ông tư Hùng lái xe nên chỉ nói cho có, việc này cũng chẳng quan trọng gì với ông. Không bồ bịch mà đi với nhau, xa nhà mà mướn nhà nghỉ nữa thì cũng bồ bịch thôi. Một lúc sau thì đến nhà ông tư Hùng. Khánh Vy thấy căn nhà nằm giữa lưng chừng đồi thích hơn bao giờ hết. Ở đấy sẽ nhìn thấy được hoàng hôn giữa hai quả đồi và sẽ nhìn thấy những cánh chim buồn bã quay về tổ. Khánh Vy chỉ mướn có một phòng hai người ở chung, ông tư Hùng biết thế nào cũng vậy nên không cần đòi hỏi gì giấy hôn thú như nơi khác. Ông chỉ hỏi:- Các con có đặt cơm tối không?- Cho hai đứa con đặt cơm- Khánh Vy vừa mang đồ về phòng vừa nói. Cô gần như dẫn dắt Cao Minh, chứ anh này chưa lần nào ở cùng con gái một phòng nên rất là ái ngại- Không có gì đâu- Khánh Vy động viên- Con gái không ngại mà anh là con trai đi ngại. Trong phòng có cửa sổ, mở toan ra nhìn ngoài. Khánh Vy rất là thích và hối thúc Cao Minh đi tắm trước, còn mình thì đứng đó ước mơ sẽ mua một căn nhà ở đây để ngắm nghía khung cảnh đồi núi cho đã. Tiếng nước chảy róc rách như tiếng lòng reo vui. Khánh Vy mim mỉm cười thú vị vô cùng, cô tận hưởng một mình cho tới lúc Cao Minh ra:- Anh lại đây xem nè! Đẹp không? Cao Minh đứng phía sau cô, hơi nán ra một khoảng. Khánh Vy kéo lại gần, rồi thỏ thẻ:- Cứ ôm vai em đi! Em thích quá…Em sẽ có chồng và cùng chồng sống trên đồi núi này và chiều nào em cũng sẽ đứng bên cửa sổ ngắm hoàng hôn thôi.- Ôm vai hả? Cao Minh bình thường hay líu lưỡi, giờ thêm cứng đơ.- Cứ ôm vai em đi! Có ai thấy đâu…Giả như sau này hai đứa mình lấy nhau, anh cũng ôm vai em đứng ngắm cảnh như thế này chịu không?- Chịu…- Thiệt không đó?- Thiệt sao không? Ôm hoài chứ gì…- Ờ! Như thế này…chứ đừng có gì nữa hết. Cao Minh khô họng, không biết nói lại gì nữa. Hình như có cái gì đó làm cho Cao Minh hơi khó chịu, im lặng một lúc Cao Minh cũng phải lên tiếng.- Chắc không được quá!- Sao? Có gì mà không được…- Ôm vai như thế này suốt, mà không có gì hết thì khó lắm…- Chứ muốn gì?- Bấy giờ Khánh Vy không còn vô tư lự nữa, hình như bớt “giả dụ” lại thôi- Thôi buông em ra đi…Bao nhiêu đó đủ rồi…- Lúc bảo ôm, lúc bảo buông…Bực mình thiệt… Lúc này, Khánh Vy hiểu vì sao anh ta bực mình. Khoát tay bỏ ra ngoài, cô không trách gì dù sao thì cũng là qui luật tự nhiên mà thôi. Thỉnh thoảng cô không để tâm, vô tư quá nên hắn mới thế. Tình thế đó, cô muốn Cao Minh ra ngoài để cô tắm. Cao Minh ngờ nghệch hơn và làm theo y như bị “chị hai” sai bảo. Cao Minh bỏ hai tay vào túi quần, huýt sáo vi vu. Anh ta men theo hành lang các phòng ra sau căn bếp. Bà Điểu Mi đang làm lặt vặt công việc, thoáng thấy Cao Minh bà ngờ ngợ cái gì đó mà không biết cái gì. Tình mẫu tử thiêng liêng, có cảm giác ngay như hình ảnh trẻ thơ của một đứa bé hiền hiện trong mắt của bà. Bà mỉm cười như gần gũi tự bao giờ, Cao Minh lấy cái ghế cao ngồi gần đó xem bà vặt rau.- Bây giờ mấy tuổi?- Bà Điểu Mi hỏi ngang, không biết sao bà không muốn xưng vai vế rõ ràng.- Dạ! Ba mươi lăm rồi…- À!- Bà Điểu Mi cuối xuống nhìn mớ rau, rồi lại ngước lên so sánh- Tôi có đứa con giờ này cũng bằng tuổi em… Bà Điểu Mi nghẹn ngào không nói nữa, uẩn khúc đó mới tố cáo rằng bà có một nổi buồn. Cao Minh nhận ra ngay, tuy rằng bà không muốn nói nữa nhưng thực sự câu chuyện làm cảm giác tò mò thêm. Đợi một lúc cho bà thổi một hơi dài ra, và Cao Minh cũng thổi một hơi dài ra lấy can đảm, vặn vẹo:- Anh ấy ở cùng bà hay ở đâu?- Ba mươi lăm năm…rồi…- Bà Điểu Mi nghẹn ngào nhưng bà đứng lên vì nước trên bếp sôi trào lên lửa- Ta không ở cùng nó…- Vì sao vậy?- Cao Minh bây giờ thực sự quan tâm, nhưng vội nhìn bóng dáng ông tư Hùng đang ngấm nghé trước căn bếp.- Ơi, chỗ này xuống đây chi cho bừa bộn. Anh cứ lên trên phòng khách chơi với mình, bà làm cho tôi với anh bình nước…Một lúc nữa có cơm rồi, anh uống nước chờ một lát sẽ có thôi…Đói rồi à?- Chưa đói đâu!- Cứ tưởng ra phòng khách đó chứ, tự dưng lại xuống căn bếp.- Thôi lên đây nào? Anh bao nhiêu tuổi rồi…- Dạ! Ba mươi…- Cao Minh khẽ chào bà Điểu Mi, đi theo ông tư Hùng lên. Đối đáp mấy câu cho ông vui.- Anh với cô gái đó là gì?- Chẳng có gì! Chỉ là bạn chát trên facebook thôi.- Bạn chát thôi à? Quen lâu chưa, mấy lần đi chơi xa nhà rồi? Phải tài hoa mới có cô gái trẻ đẹp cùng phòng đó chứ, mà có lẹo tẹo gì chưa?- Trời! Ông ơi, hỏi kỳ quá…Lẹo tẹo gì. Cô bé đó mới có mười tám tuổi thôi đó.- Mười tám à! Chưa lẹo tẹo gì à?- Chưa đâu…Còn trinh nguyên đó…- Ừ! Chưa gì hết là còn trinh…- Chứ sao?- Cao Minh vừa trả lời vừa hãnh diện, tựa như trinh nguyên ấy là của mình không bằng.- Ừ! Nhưng mà tối nay hai người ở cùng phòng…À! Đúng ra thì phải có giấy hôn thú mới cho ở cùng phòng, chứ nếu công an tới bất thình lình phạt chết đó.- Ừ! Nhưng mà tại cô ấy muốn. Tại vì cô ấy tài lanh…mà chắc cũng vì sắp hết tiền rồi. ông thông cảm cho… Lúc này, ông tư Hùng nhận thấy Cao Minh khù khờ thiệt. Cái việc tìm kiếm gái trinh cho khách từ chiều tới giờ chưa xong, bổng ông tinh quái:- Không còn tiền ở chung một phòng cũng không được. Lúc nãy, tôi sơ ý việc đó, nghĩ kỹ lại thế này: Nếu như công an tới xét hỏi thình lình. Tôi bị phạt, hai người cũng bị phạt, tính ra nhiều hơn đó.- Vậy sao bây giờ?- Cao Minh không nắm được ý của ông tư Hùng, một chút loé lên trong suy nghĩ làm như mình khôn lắm đây- Vậy ông cho tôi ở riêng phòng khác, mà ông vẫn lấy tiền một phòng. Chứ không thì công an phạt ông chết đó…- Cậu hù tôi à! Nhưng mà cậu nói cũng có lý…Tôi cũng sợ phạt lắm chứ bộ.- Đó thấy chưa, ông làm như ngon lắm…tưởng gì cũng sợ bị phạt thấy mồ. Miệng mồm há to ra cười, Cao Minh vỗ đùi đen đét, còn chỉ vào mặt ông tư Hùng như là gà mắc tóc vậy. Tách hai người sang hai phòng khác nhau, ý đồ của ông tư Hùng nhen nhóm muốn bán trinh Khánh Vy cho một trong hai vị đại gia. Ông ta không lo lắng với Cao Minh vì chỉ cần lén bỏ thuốc ngủ, là anh ta sẽ ngủ một giấc đến sáng không biết ất giáp gì mà thôi. Ông ta chỉ ngại bỏ thuốc ngủ cho Khánh Vy mê man, khách hàng của ông ta không chịu. Đó là vấn đề ông ta đau đầu, nếu muốn Khánh Vy đồng ý thì phải thuyết phục cô. Chuyện này không phải dễ, đôi khi còn bị tố giác là dụ dỗ gái vị thành niên làm chuyện đồi bại, lãnh án tù mà còn tiêu tan sự nghiệp. Chỉ cần thuyết phục Khánh Vy, cô đồng ý là mọi thứ sẽ im lặng. Nhưng xem ra Khánh Vy không phải là người ham tiền, mọi mưu mẹo ông tư Hùng cố đem ra vận dụng, thử có thể thuyết phục được Khánh Vy hay không? Một lúc sau, Khánh Vy tắm xong. Khánh Vy mở cửa ra, gió lùa mát mẻ quá làm cho cô thấy thích quá liền hát luôn bài “Tiếng chày trên sóc Bom Bo”. Cao Minh đứng tựa bên ngoài đợi, nghe ca cũng làm bộ khum lên khum xuống giã gạo. Cao Minh nhạy:- Ế! Đời sống tự do, mạnh ai nấy ở mỗi phòng nghe cô…- Ế!- Khánh Vy vui quá cũng sửa lời ca theo- Cơm chẳng được no, tiền đâu mướn thêm phòng ngủ nữa đó…- Ế! Dân làng Bom Bo cho mình ở nhờ…Không tốn một cắc…Ế! Sợ bị công an…Vì mình còn nhỏ ở chung một phòng. Công an phạt là coi như bù…tiền tiền thì coi như xong…- Vậy à!- Khánh Vy hết ca, nghiêm túc nói- Chủ nhà không lấy thêm tiền phòng à.- Ừa! Mình khè ông chủ nhà. Nếu mà ở chung là ổng bị phạt, ông sợ xanh mặt nên cho thêm phòng mà không lấy tiền.- Vào lấy đồ anh sang phòng khác đi! Hay đó, không tốn tiền thì ở nhiều phòng ngu gì chỉ một phòng. Cao Minh gom đồ đạc của mình sang phòng khác, đợi cơm chín ông tư Hùng sẽ gọi. Ông căn dặn như vậy. Khánh Vy vẫn còn đứng trước cửa, ông tư Hùng đi tới cửa vẻ như thân thiện:- Nước có lạnh lắm không?- Dạ không? Con nghe mát mẻ quá. Lấy nước từ suối hả bác…- Không! Từ giếng…Được đào cả trăm mét đó con. Con tắm xong, bác thấy con trẻ trung quá, tươi tắn quá…- Dạ! Cám ơn bác khen ngợi…Thế bác cho anh Cao Minh ở thêm phòng mà không lấy tiền thêm hả?- Bạn con tên Cao Minh hả? Nghe quen quá…Phòng của bác còn dư, thôi thì cứ thương các con có vẻ như thiếu tiền…- Gần hết tiền đó bác. Con lên sóc Bom Bo, chỉ để tìm người nhà cho anh ấy. Bà Điểu Mi có nghe ông tư Hùng nói ra cái tên Cao Minh, bà lóng ngóng nghe thêm nữa xem hai người nói gì. Nhưng ông tư Hùng bắt gặp tỏ vẻ không hài lòng lắm, nên bà sợ không dám đến tra hỏi thêm nữa. Ông thấy bà lại cặm cụi nấu nướng, tiếp tục dụ dỗ:- Bác biết con đang thiếu tiền, nói chung có tiền mới lo mọi thứ được. Con nói là lên đây là để làm gì?- Dạ! Đi tìm người nhà cho anh Cao Minh.- Có biết là ai không?- Dạ! Cũng có biết nhưng đây là chuyện hệ trọng, cần thiết con mới nói.- Xem ra…Giữa núi đồi này. Muốn tìm ai đó cũng phải có tiền. Mấy thằng xe ôm ở đây, nó ăn mắc lắm. Con không đủ tiền trả là nó đánh cho con biết.- Dạ! Con cũng không biết có tìm người nhà anh ấy được không nữa. Bác nói thế con nghe cũng buồn lắm.- Làm gì cũng phải có tiền đem theo, đằng này có vẻ con còn ít lắm…- Sao bác biết…- Sao không biết! Bởi vì con với anh ta không phải bồ bịch, mà hai đứa con lại mướn chung một phòng để tiết kiệm tiền. Nên bác suy ra rằng con gần hết tiền. Có khi nào con nghĩ, con mắc kẹt ở đây luôn không?- Cái đó con chưa nghĩ, giờ bác nói con mới nghĩ tới. Vậy, tụi con chắc phải tằng tịu hơn nữa?- Tằng tịu đến lúc nào đó rồi cũng hết. Nghe bác nói đây này! Nếu con nghe không êm tai không được la mắng bác đó…- Dạ! Việc gì vậy bác…- Con hứa là không la mắng bác đi. Nếu con không đồng ý thì bỏ qua, Sao…hứa chứ?- Dạ! Con hứa…- Chắc chứ…- Chắc chắn…móc ngoéo cho bác tin luôn nè. Khánh Vy đưa ngón tay ra móc ngoéo. Ông tư Hùng đợi có thế, liền kề tai nói nhỏ:- Bác sẽ cho con vài triệu đồng, nếu như con đồng ý việc này…Sao? Đồng ý nghe chứ…- Bác nói đi… nghe có tiền, con cũng thích lắm đó.- Bác có mấy ông khách nhà giàu sụ, nhưng họ đòi tìm…- Tìm gì hả bác…- Bác biết nói sao, con sẽ xem bác là đồ xằng bậy…- Con hứa con nghe rồi không phải thì thôi mà…- Thực chứ! Chắc chắn là con chuẩn bị nghe bác nói chứ…- Cho dù có là việc nào đi nữa, con cũng không trách bác đâu. Con nói là con sẵn sàng mọi thứ đó chứ. Đợi có thế, ông tư Hùng đẩy luôn:- Họ muốn tìm con gái còn trinh trắng, ngủ qua một đêm. Vì họ tin là họ gặp may mắn. Khánh Vy lặng người một lúc, cô quá thẹn nhưng vì đã nói mình chuẩn bị tinh thần từ đầu nên cố không muốn tỏ ra bối rối. Một lúc sao Khánh Vy nhẹ nhàng:- Con nghĩ việc gì, chứ việc đó…Con không biết ai đâu để lựa chọn cho bác tiếp mấy ông khách ấy.- Không phải con đi tìm người mà là con đấy. Đương nhiên là con sẽ có tiền nhiều để lo mọi việc.- Con?- Là con…Thế là con trách bác xằng bậy chứ gì?- Không…trách…Nhưng mà, con còn con gái.- Vậy mới nói…Con gái mới được…- Bác ơi! Bác nghĩ sao vậy…Chứ con phải giữ gìn phẩm giá của mình.- Đúng là mình cần giữ gìn phẩm giá, nhưng lúc nào đó cần thiết không nên khư khư cứ giữ mãi. Bác biết con chỉ e thẹn…- Không…Con phải giữ gìn phẩm giá…Cho đến lúc cần thiết là lúc có chồng.- Con nghĩ đúng đó…Nhưng đường đời nhiều nỗi gian truân. Có khi, mình cố giữ mình đến lúc có chồng. Nhưng người chồng không hiểu cho mình, đôi khi nó còn hạch sách, rồi lại bỏ mình nửa đường. Ý nghĩa về giữ gìn phẩm giá còn mang ý nghĩa nào nữa không?- Chuyện đó chắc không xảy ra với con đâu?- Căn cứ vào đâu mà con cho là không xảy ra. Con biết đàn ông năm thê bảy thiếp, nên khi giữ gìn trinh tiết có khi không mang một ý nghĩa nào…- Con cứ nghĩ, bác lớn tuổi bác đàng hoàng. Bác giúp con kiếm tiền bằng việc lương thiện. Nào ngờ bác là người không tốt…- Ta biết con sẽ trách ta, nên ta dặn dò trước rồi đấy. Nhưng vì ta là người lớn tuổi nên có kinh nghiệm nhìn đời và chỉ rõ mặt trái của vấn đề trinh tiết của con gái. Đôi khi quá gìn giữ mà lại quá phụ thuộc vào chồng, nhưng người chồng thì chỉ thích thú lúc động phòng, còn sau đó không mấy trân trọng nó nữa. Dịp này đây ta muốn giúp con kiếm tiền mà thôi…- Con còn con gái, bác chỉ toàn nói chuyện đó mãi. Con không ưng nghe nữa đâu. Con muốn giúp bác gái dọn cơm ăn thôi, con đói lắm rồi… Ông tư Hùng nhìn theo tiếc rẽ, nếu mà không thực hiệc kế hoạch đó. Ông ta cực kỳ tiếc nuối, mà còn mất uy tín với “khách hàng”. Ông vừa đi xuống căn bếp vừa toan tính: Việc đầu tiên là trộn trong cơm thuốc ngủ cho Cao Minh, còn Khánh Vy ông so đo việc cho cô dùng thuốc mê hay không. Ông không muốn dùng thuốc cho Khánh Vy ngủ mê, vì như vậy một là khách hàng không khoái cảm lắm; Thứ hai nữa, khi Khánh Vy tỉnh lại biết mình mất trinh trắng ắt sẽ tức giận mà trình báo công an. Hay nhất là thuyết phục, cả hai nỗi lo của ông sẽ không còn. Ngặt nỗi bây giờ trời đã xế chiều, hai ông khách sắp về nhà nghỉ của ông, mà Khánh Vy chưa bị lung lay.