Chương 9
THÀNH PHỐ NEW YORK l976

Các phóng viên chen chúc bên ngoài khách sạn - sơn màu xám Waldoft Astoria ở New York, dõi theo đoàn người tiếng tăm trong những bộ lễ phục buổi tối bước ra khỏi những chiếc xe sang trọng, đi qua cánh cửa quay lên phòng đại khiêu vũ trên tầng ba. Các quan khách đến đây từ khắp thế giới.
Cameru liên tiếp chớp nháy trong khi các phóng viên nhao nhao:
– Ngài phó tổng thống, xin làm ơn nhìn sang phía này.
– Ông thống đốc Adams, xin cho tôi chụp thêm một kiểu nữa.
Có nhiều thượng và hạ nghị sĩ từ nhiều nước, những trùm tư bản và những nhân vật có máu mặt của thế gi ới Họ tới đây để kỷ niệm lần thứ sáu mươi ngày sinh của Ellen Scott. Thực ra chẳng phải tất cả sự kính trọng mà họ đang tỏ ra là dành cả cho Ellen, như một người lãnh đạo của hệ thống công nghiệp Scott nhân đạo, một trong những kết khối thế lực nhất. Pháo đài khổng lồ nhiều chân rết này gồm cả những công ty dầu hoả và công nghiệp khác, các hệ thống giao thông và các nhà băng. Một lý do nữa là tất cả tiền thu được buổi tối nay sẽ chuyển tới các hoạt động Từ thiện quốc tế. Scott Industries có lợi tức trên mọi vùng của thế giới. Hai mươi bảy năm về trước, người đứng đầu, ông Milo Scott, đã chết đột ngột vì đau tim, và vợ ông ta, Eilen, giữ quyền quản lý hệ thống công nghiệp khổng lồ này. Kể từ đó, bà đã tỏ ra là một người quản lý kiệt xuất, đã nhân lên hơn ba lần tài sản của công ty.
Phòng đại khiêu vũ của khách sạn Waldoft Astria rất lớn được trang hoàng màu be và màu vàng kim, có sân khấu trải thảm đỏ. Một ban công với ba mươi lô xếp vòng quanh gian phòng, trên mỗi lô đều có một chùm đèn.
Ở trung tâm ban công là các vị khách danh dự. Có ít nhất sáu trăm quý ông, quý bà ngồi dự tại những chiếc bàn lung linh ánh bạc.
Bữa tiệc kết thúc, thống đốc New York bước nhanh lên sân khấu:
– Kính thưa ngài phó tổng thống, thưa các quý ông, quý bà và các vị khách quý mến, đêm nay tất cả chúng ta có mặt ở đây với mục đích tỏ lòng ngưỡng mộ tới người phụ nữ đáng kính và sự hào phóng của bà trong nhiều năm qua.
Ellen Scott là mẫu người thành công trong mọi lĩnh vực. Bà có thể là một nhà khoa học vĩ đại hay một bác sĩ. Bà cũng có thể là một chính trị gia kiệt xuất, và tôi phải thưa với các vị rằng, nếu Ellen Scott quyết định tranh cử tổng thống Mĩ thì tôi sẽ là người đầu tiên bỏ phiếu cho bà. Tất nhiên không phải là kỳ bầu cử tới, mà là kỳ sau đó.
Trong phòng rộn lên tiếng cười và tiếng vỗ tay.
– Nhưng Ellen Scott còn hơn cả một người phụ nữ lỗi lạc Bà còn là một con người đầy tình thương, giàu lòng bác ái, không bao giờ do dự với việc tham gia vào những vấn đề nóng bỏng của thế giới ngày nay...
Bài nói còn kéo dài thêm mười phút nữa, nhưng Ellen Scott chẳng buồn nghe. Hắn ta nhầm to, bà nhăn nhó nghĩ. Tất cả bọn họ đều nhầm to. Scott Inđustrie thậm chí cũng chẳng phải là công ty của ta. Milo và ta đã đánh cắp nó.
Và ta đã phạm một tội ác còn lớn hơn thế. Nhưng nó cũng sẽ chẳng là vấn đề gì nữa, ngay cả bây giờ cũng vậy. Bởi ta sắp chết.
Bà nhớ rõ từng lời của vị bác sĩ khi ông đọc kết quả xét nghiệm - đó là cái án tử hình dành cho bà.
– Tôi hết sức mong bà tha lỗi, thưa bà Scott, tôi không có cách nào để báo điều này cho bà nhẹ nhàng hơn. Chứng ung thư đã lan khắp hệ bạch huyết trong cơ thể bà. Không còn mổ được nữa.
Bà đã cảm thấy một khối nặng đột ngột đè lên dạ dày.
– Tôi còn... còn bao lâu nữa?.
– Có lẽ một năm. - Ông bác sĩ ngập ngừng.
Không kịp mất. Không đủ cho ngần ấy việc.
– Ông sẽ không nới với ai về chuyện này? - Giọng bà vẫn điềm tĩnh.
– Chắc chắn là không.
– Cảm ơn bác sĩ.
Bà không nhớ mình đã rời khỏi Trung tâm y tế của giáo phái trưởng lão Colombia và lái xe vào phố như thế nào. Ý nghĩ duy nhất bà là:
Ta phải tìm ra nó trước khi chết.
Bài diễn thuyết của thống đốc đã kết thúc.
– Thưa các ông, các bà. Tôi rất lấy làm vinh dự và sung sướng được giới thiệu, bà Ellen Scott.
Bà đứng dậy trong tiếng hoan hô và đi về phía sân khấu, một người đàn bà gầy gò, tóc xám, lưng thẳng, ăn vận lịch sự và toát ra một sức sống mà bà không còn cảm thấy. Họ nhìn mình giống như nhìn một ngôi sao chỉ còn le lói, bà cay đắng nghĩ. Mình sẽ chẳng còn ở đây lâu nữa.
Trên sân khấu, bà đợi cho tiếng vỗ tay lắng xuống. Họ đang tung hô một con quỷ Nêu biết, họ sẽ làm gì? Giọng bà vang lên mạnh mẽ.
– Kính thưa ngài phó tổng thống, thưa các vị thượng hạ nghị sĩ, thưa ngài thống đốc Adams...
Một năm, bà nghĩ. Không biết nó ở đâu và còn sống hay đã chết. Ta phải tìm ra nó.
Bà vẫn nói, một cách vô thức, tất cả những gì mà người ta muốn nghe từ bà.
– Tôi vô cùng sung sướng đón nhận sự kính trọng này, không phải cho tôi, mà cho tất cả những người đã đóng góp tích cực để chia sẻ gánh nặng với những người không được hưởng sự may mắn như chúng ta ở đây...
Ký ức bà trôi ngược về bốn mươi hai năm trước, tại Gary, Indiana...
Mười tám tuổi, Ellen được nhận vào làm tại nhà máy phụ tùng ô tô của công ty Seott Industries tại Gary Indiana. Đấy là một cô gái cởi mở, hấp dẫn, rất được công nhân trong nhà máy mến mộ. Vào hôm Milo Scott đến thị sát nhà máy, Ellen được chọn để hướng dẫn cho anh.
– Này, Ellie? Có phải rồi cô sẽ lấy em trai ông chủ và bọn tôi sẽ phải làm thuê cho cô không. - Ai đó hỏi trêu, – Phải. - Ellen Dudash cười vang. - Bao giờ chạch đẻ ngọn đa nhé.
Milo Scott không có điểm nào Ellen mong đợi. Anh ta ba mươi tuổi, cao, mảnh khảnh. Không xấu lắm, Ellen nghĩ bụng, có vẻ nhút nhát và trịnh trọng.
– Cô thật tốt bụng dành thời gian cho tôi, cô Dudasb. Hy vọng tôi không làm phiền đến công việc của cô.
– Hy vọng là sẽ làm ông vừa lòng. - Cô cười.
Nói chuyện với anh ta thật dễ dàng.
Không thể tin được, mình đang chơi đùa với em trai ông chủ lớn. Mình sẽ kể cho ông bà già nghe.
Milo tỏ ra thích thú với công nhân và công việc của họ. Ellen dẫn anh qua phân xưởng sản xuất bánh răng số tròn và dài. Cô đưa anh tới buồng tôi luyện, nơi những bánh răng được đưa vào quá trình làm cứng, rồi tới phân xưởng đóng gói, bộ phận vận chuyển... và đến chỗ nào anh cũng tỏ ra xúc động.
– Hoạt động ở đây thật là sôi nổi, phải không cô Dudash?
Anh ta là chủ mọi thứ ở đây thế mà cứ như một đứa trẻ nhút nhát. Có lẽ còn có điều gì đó.
Tai nạn xảy ra chính trong khu lắp ráp. Một chiếc cẩu treo tự động phía trên cao đang vận chuyển những thanh kim loại bỗng xảy ra trục trặc và một tấm thép lao xuống. Milo Scott đứng chính xác ở vị trí tấm thép sẽ rơi trúng. Ellen linh cảm thấy mối nguy, và không kịp suy nghĩ, cô xô anh sang bên, còn mình thì không tránh kịp, bị thanh sắt quệt vào.
Cô tỉnh lại trong một phòng riêng tại bệnh viện, ngập trong hoa. Khi Ellen mở mắt và nhìn quanh, cô nghĩ Giống như mình đã chết và đã được lên thiên đàng Có hoa phong lan, hoa hồng, hoa loa kèn hoa cúc và cả những loại hoa mà cô chưa từng biết đến.
Tay phải cô bị bó cứng, hai bên sườn bị băng bó chặt và hết sức đau đớn.
Một y tá bước vào:
– A, cô đã tỉnh rồi, cô Dudash. Để ôi báo bác sĩ.
– Tôi... tôi ở đâu thế?
– Trung tâm Blake, một bệnh viện tư.
Ellen nhìn quanh căn phòng rộng. Mình làm sao mà thanh toán nổi viện phí – Chúng tôi đang phải đối phó với những cú điện gọi tới cô – Điện nào?
– Báo chí đang tìm cách lọt vào phỏng vấn cô. Bạn bè gọi điện cho cô. Ông Scott cũng gọi cho cô vài lần...
– Ông ấy có sao không?
– Xin lỗi, cô hỏi sao?
– Ông ấy có bị thương trong tai nạn ấy không?
– Không, sớm nay ông ấy lại đến, nhưng côđang ngủ.
– Ông ấy đến thăm tôi?
– Phải, - cô y tá nhìn khắp phòng. - Hầu hết hoa ở đây là của ông ấy đấy.
Không thể tin được.
– Bố mẹ cô đang ở phòng đợi. Cô thấy gặp họ được chưa?
– Tất nhiên.
– Tôi sẽ để họ vào.
Ôi, mình chưa từng được chữa chạy như thế này ở bệnh viện bao giờ. Ellen nghĩ.
Cha mẹ cô đi vào và bước đến giường cô. Họ sinh ra ở Ba Lan, tiếng Anh của họ chưa thật sõi. Cha Ellen là thợ cơ khí, một người đàn ông thô, vạm vỡ, còn mẹ cô là một nông dân chất phác.
– Mẹ mang súp cho con đây, Ellen.
– Mẹ, họ cho con ăn trong bệnh viện mà.
– Nhưng họ không cho con ăn món súp của mẹ, hãy ăn đi và con sẽ chóng khoẻ hơn.
– Con đã xem tờ báo này chưa? Bố mang cho con một tờ đây Cha cô nói.
– Ông đưa nó cho cô. Một dòng chữ đậm chạy dài, CÔNG NHÂN NHÀ MÁY LIỀU THÂN CỨU CHỦ.
– Cô đọc bài viết hai lần.
– Con đã có một hành động dũng cảm để cứu ông ấy.
Dũng cảm à? Ngu xuẩn thì có. Nếu kịp có thời gian suy nghĩ thì mình đã cứu mình trước. ĐÓ là việc ngớ ngẩn nhất mà mình đã làm. Tại sao Mình có thể bị chết!
Gần trưa hôm đó, Milo Scott đến thăm Ellen, mang theo một bó hoa lớn.
– Xin tặng cô, - anh nói ngượng ngập. - Bác sĩ bảo cô sẽ chóng bình phục.
Tôi... tôi không thể nói được, rằng tôi biết ơn cô như thế nào.
– Có gì đâu – Đó là một hành động can đảm nhất mà tôi được chứng kiến. Cô đã cứu cuộc đời tôi.
Cô cựa mình, nhưng nó chỉ lảm cái đau chạy suốt cánh tay cô.
– Cô đau lắm không?
– Đau. - Sườn cô bắt đầu nhức nhối. - Bác sĩ bảo tôi bị làm sao?
– Cô bị gãy một tay và ba xương sườn.
Một cái tin không thể xấu hơn. Mắt cô đầy lệ.
– Có chuyện gì vậy?
Biết nói sao để anh khỏi cười.
Cô đã chắt chiu từng đôla cho một chuyến đi tới New York. Một chuyến đi hằng ao ước, với mấy bạn gái trong nhà máy. Nó là giấc mơ của cô. Bây giờ ta sẽ dứt khỏi công việc một hay hai tháng. Nào, đi Manhattan.
Ellen bắt đầu đi làm từ lúc mười lăm tuổi. Cô có sự độc lập mạnh mẽ và luôn tự lo liệu chọ bản thân, nhưng lúc này cô nghĩ:
Nếu thực biết ơn mlnh như thế, ông ấy sẽ có thể thanh toán một phần viện phí cho mình. Nhưng hỏi ông ấy thì thật dở. Cô bắt đầu thấy buồn ngủ. Chắc lại do thuốc.
– Cảm ơn ông về những bông hoa, ông Scott. Được gặp ông thật dễ chịu. - Cô nói mơ màng. - Mình sẽ lại phải lo về khoản tiền chạy chữa đây.
Ellen Dudash thiếp đi.
Sáng hôm sau, một người đàn ông cao to, trông đầy vẻ sang trọng vào phòng Ellen.
– Xin chào cô Dudash. Sáng nay cô thấy trong người thế nào?
– Khá hơn, cảm ơn ông.
– Tôi là Sam Norton, trưởng phòng phụ trách báo chí của Scott Industries...
– Ôi, cô chưa từng gặp ông ta. - Ông sống ở đây à?
– Không, thưa cô. Tôi bay từ Washington sang..
– Để thăm tôi?
– Để giúp cô – Giúp tôi làm gì?
– Báo chí đang ở bên ngoài, cô Dudash. Vì tôi không tin cô đã có dịp gặp gỡ báo chí, nên tôi nghĩ có thể cô cần giúp đỡ gì chăng?
– Thế ông cần gì?
– Chủ yếu họ sẽ yêu cầu cô nói rằng vì sao cô đã cứu ông Scott, và cứu như thế nào.
– Ồ thật đơn giản. Nếu kịp suy nghĩ thì tôi đã chạy thoát thân.
– Dudash Nếu là cô, tôi sẽ chẳng nói thế đâu. - Norton ngạc nhiên.
– Sao lại không? Sự thực là như thế.
Đây hoàn toàn không phải điều ông ta mong đợi. Cô gái này hình như chẳng hiểu gì về tình thế của mình.
Có cái gì đó khiến Ellen lo lắng, và cô quyết định nói thẳng:
– Ông sẽ gặp ông Scott chứ?
– Vâng.
– Ông có sẵn lòng giúp tôi?
– Nếu giúp được, chắc chắn là tôi sẵn lòng.
– Tôi hiểu. Tôi hiểu tai nạn này không phải do lỗi ông ấy và ông ấy cũng chẳng bảo tôi phải đẩy ông ấy ra, nhưng... - Tính cách độc lập mạnh mẽ khiến cô do dự, - ồ mà thôi.
A, vấn đề là thế, Norton nghĩ bụng. Cô ta định đòi một phần thưởng. Là bao nhiêu đây? Tiền mặt chăng? Hay một công việc béo bở hơn? Gì vậy nhỉ?
– Nào, tiếp tục đi, cô Dudash.
Cô nói buột ra:
– Sự thật là tôi không có nhiều tiền và tôi cũng sẽ mất đi một vài khoản thu nhập vì bị nạn thế này, nên tôi không nghĩ rằng tôi có thể trả được toàn bộ viện phí. Tôi không muốn làm phiền ông Scott, nhưng nếu ông ấy có thể thu xếp cho tôi vay một khoản, tôi hứa sẽ hoàn lại sau. - Cô nhìn biểu hiện trên nét mặt Norton và hiểu nhầm, rồi nói tiếp. - Tôi xin lỗi. Có lẽ ông cho tôi là lợi dụng.
Có điều tôi gom góp mãi mới được số tiền để du lịch một chuyến, rồi... phải, phải, chuyện này làm đảo lộn hết cả, - cô hít một hơi sâu, - chuyện này chẳng liên quan gì đến ông ấy. Tôi sẽ tự lo liệu.
Sam Norton thiếu chút nữa thì đã hôn cô. ĐÃ bao lâu nay rồì mình mới được thấy một tấm lòng vô tư thật sự. Nó đủ dể khôi phục lại lòng tin của mình vào cánh đàn bà.
Ông ta ngồi xuống mép giường, dáng vẻ nghề nghiệp biến mất, và cầm lấy tay cô.
– Ellen, tôi có. linh cảm cô và tôi sẽ trở thành bạn gần gũi của nhau. Tôi hứa với cô, cô sẽ không phải lo lắng gì về tiền viện phí. Nhưng việc trước hết cần làm là cô phải vượt qua cuộc họp báo sắp tới. Chúng tôi muốn cô tranh thủ được dịp may này, để... - ông dừng lại, - tôi nói thực lòng. Công việc của tôi là đảm bảo cho Scott Industries thoát được vụ này một cách tốt đẹp.
– Tôi đoán vậy. Ông định nói rằng, sẽ là không hay lắm nếu tôi bảo là tôi thực sự chẳng thích thú gì việc cứu ông Milo Scott. Nhưng chắc sẽ tốt hơn nếu tôi nói vài điều, thí dụ như, tôi thích được làm việc cho công ty Scott Industries tới mức khi Milo Scott lâm nguy, tôi biết tôi phải cứu lấy ông ấy dù có nguy hiểm đến tính mạng mình, phải không?
– Phải.
– Cô cười:
– Được thôi, nếu giúp được ông. Nhưng tôi chỉ không muốn nói dối ông, ông Norton. Tôi không hiểu cái gì lại xui khiến tôi làm điều này.
Norton cười đáp:
– Đó sẽ là bí mật của chúng ta. Tôi cho đám sư tử vào nhé.
Có tới hơn hai chục phóng viên từ các đài, báo và tạp chí. Đây chỉ là một câu chuyện vớ vẩn, nhưng báo chí lại có ý khai thác đến tận cùng. Chuyện một người làm thuê xinh đẹp liều thân cứu em trai của chủ mình chẳng phải ngày nào cũng có, và sự thực anh ta, ngẫu nhiên lại là Milo Scott, chẳng làm cho câu chuyện kém phần hấp dẫn chút nào.
– Thưa cô Dudash, khi nhìn thấy tấm sắt đang lao xuống chỗ mình, suy nghĩ đầu tiên của cô là gì?
– Ellen nhìn sang Sam Norton và nói:
– Tôi nghĩ, phải cứu ông Scott, nghĩ sẽ không bao giờ tha thứ cho bản thân nếu để ông ấy thiệt mạng, – Cuộc họp báo diễn ra trôi chảy. Khi Sam Norton thấy Ellen đã có vẻ mệt mỏi, ông nói:
– Như vậy đó, thưa các ông, các bà. Xin cảm ơn các vị!
Họ kéo nhau đi khỏi. Ellen quay sang Sam Norton:
– Tôi đáp như vậy có được không?
– Cô thật vĩ đại. Thôi, bây giờ thì ngủ đi!
Giấc ngủ đến chập chờn. Cô mơ thấy mình đang ở bên tượng Nữ thần Tự Do nhưng người giữ cửa không cho cô leo lên, bởi cô không đủ tiền mua vé.
Chiều hôm đó Milo Scott đến thăm Ellen. Cô ngạc nhiên khi thấy anh, bởi nghe đâu nhà anh ở tận New York.
– Tôi nghe tin cuộc phỏng vấn diễn ra rất tốt đẹp. Cô quả là một anh hùng.
– Ông Scott. Tôi phải thưa với ông một chuyện. Tôi không phải là anh hùng.
Tôi đã không kịp dừng lại để nghĩ về việc cứu ông. Tôi... Tôi chỉ làm điều đó...
– Tôi biết. Sam Nortơn đã nới với tôi.
– Vâng, còn...
– Ellen, có nhiều kiểu anh hùng. Cô không nghĩ đến việc cứu tôi vào lúc đó nhưng cô làm điều đó theo bản năng, thay vì cứu chính mình.
– Tôi... tôi chỉ muốn ông hiểu.
– Sam cũng kể cho tôi rằng cô lo lắng về viện phí.
–...
– Tất cả đã được thu xếp. Và về khoản thu nhập trong vài tuần cô bị thiệt thòi vì gặp tai nạn, - anh cười,- Cô Dudash, tôi... tôi nghĩ rằng cô không hiểu được tôi nợ cô bao nhiêu.
– Ông không nợ tôi gì hết.
– Bác sĩ nói với tôi rằng cô sẽ ra viện vào ngày mai. Cô cho tôi được mua bữa tối cho cô nhé.
Anh ta chẳng hiểu gì cả, Ellen nghĩ. Mình không cần lòng nhân đức hay sự thương hại của anh ta.
Ông Scott! Ông hãy nghe tôi nói:
ông không nợ gì tôi Cảm ơn ông đã quan tâm đến khoản viện phí. Vậy là xong.
– Tốt. Bây giờ tôi xin phép được mời cơm cô?
Nó đã bắt đầu như thế. Milo Scott ở lại Gary một tuần và tối nào anh cũng gặp Ellen.
Cha mẹ Ellen đe:
– Coi chừng đấy! Các ông chủ lớn không bao giờ đi với các cô gái trong nhà máy mà không muốn một thứ!
Đó chính là thái độ của Ellen từ đầu, nhưng Milo đã thay đổi suy nghĩ trong cô:
Anh lúc nào cũng là một người lịch sự hoàn hảo, và cuối cùng mọi việc trở nên rõ ràng với Ellen, anh ấy thưc sự thích được ở bên mình.
Những điểm nào Milo tỏ ra dụt dè, kín đáo thì Ellen lại mạnh mẽ, cởi mở.
Trong cuộc đời mình, Milo luôn bị bao vây bởi những người đàn bà mà khát vọng cháy bỏng của họ đã trở thành một bộ phận trong triều đại Scott hùng mạnh. Họ tiến hành những mưu mô đầy tính toán. Ellen Dudash là người phụ nữ trung thực đầu tiên mà Milo gặp Cô nghĩ sao nói vậy. Cô thông minh, cô hấp dẫn, và hơn hết, thật thú vị được ở bên cô. Cuối tuần đó cả hai đều phải lòng nhau.
– Anh muốn cưới em. Anh không còn tâm trí nào để nghĩ đến việc khác. Em lấy anh nhé? - Miio nói.
– Thôi ạ.
Cả Ellen cũng chẳng nghĩ được một điều gì khác. Sự thực là cô lo sợ. Scott là dòng họ quý tộc. Họ danh giá, giàu có và thế lực. Mình không thể bước vào giới họ được. Đó sẽ là một sự ngu ngốc cho mình, và cho cả Milo nữa. Nhưng Ellen cũng hiểu mình đang chống lại một thứ mà biết chắc là mình sẽ thất bại.
Họ tổ chức hôn lễ tại Toà thẩm phán trị an ở Greenwich, bang Connecticut, rồi lên đường về Manhattan để Ellen Dudash được gặp mặt nhà chồng.
Byron Scott ra đón cậu em mình:
– Mày làm cái trò khỉ gì thế Cưới một con Ba Lan quạ mổ à? Mày có mất trí không đấy?
Còn Susan thì nhỏ nhẹ:
– Tất nhiên cô ta lấy Milo chỉ vì tiền. Khi cô ta phát hiện ra cậu ấy không có tý tài sản nào thì chúng ta sẽ lo phần thủ tục ly dị. Cuộc hôn nhân này không bền đâu.
Họ đã đánh giá quá thấp Ellen Dudash.
– Anh trai và chị dâu anh ghét bỏ em, nhưng em không lấy họ. Em lấy anh.
Tuy vậy, em cũng không thể là trở ngại giữa anh với Byron. Nếu cuộc hôn nhân này làm anh bất hạnh, Milo, thôi thế này, em sẽ đi.
Anh ôm nàng trong tay, thì thầm:
– Anh rất yêu và rất cảm phục em, lúc nào Byron và Susan thực sự hiểu em, họ cũng sẽ yêu mến em thôi.
Cô ôm chặt anh và nghĩ, anh trong trắng làm sao. Mình yêu anh ấy biết nhường nào.
Byron và Susan không tỏ ra khó chịu với cô em dâu mới. Họ là bề trên.
Với họ, Ellen luôn chỉ là cô gái Ba Lan nhỏ nhắn làm thuê trong một nhà máy của họ.
Ellen tìm tòi, đọc và học hỏi. Cô nhìn xem các bà vợ của bạn bè Milo ăn mặc thế nào, rồi bắt chước. Cô quyết tâm trở thành một người vợ xứng đáng với Milo Seott, và cô đã thành công đúng lúc. Nhưng không phải trong con mắt của gia đình nhà chồng. Một cách chậm rãi, sự ngây thơ trong cô trở thành sự hoài nghi. Giàu có và thế lực chưa hẳn đã là tuyệt điệu. Cô nghĩ, tất cả những gì họ muốn là giàu hơn nữa, thế lực hơn nữa.
Ellen che chở quyết liệt cho Milo, nhưng cô cũng chỉ giúp anh được rất ít.
Scott Industries là một trong số ít những hệ thống công nghiệp trên thế giới trong tay một cá nhân. Mọi cổ phần đều thuộc về Byron. Cậu em trai Milo chỉ là một người làm thuê ăn lương và ông ta không bao giờ để Milo quên điều đó.
Ông đối xử tồi tệ với em mình. Milo bị giao làm đủ thứ việc thấp hèn và chẳng bao giờ được chia sẻ chút lợi lộc nào.
– Sao anh lại phải chịu như thế, Milo? Anh cần gì ông ấy. Chúng ta có thể đi khỏi đây. Anh có thể tự lo lấy việc làm ăn của mình.
– Anh không thể xa Scott Industries được. Byron cần anh.
Vào đúng lúc đó, Ellen hiểu được lý do thật sự của chồng. Milo rất yếu đuối.
Anh cần một người mạnh mẽ để dựa dẫm. Cô hiểu anh sẽ không bao giờ đủ can đảm để rời bỏ công ty. Được, cô háo hức nghĩ. Rồi một ngày nào đó công ty này sẽ thuộc về anh ấy. Byron không thể sống mãi được. Milo là người thừa kế duy nhất.
Khi Susan Scott thông báo rằng mình mang thai, một tai hoạ giáng xuống Ellen. Nó sẽ thừa kế tất cả.
Khi đứa trẻ ra đời, Byron nói:
– Nó là con gái, nhưng tôi sẽ dạy nó biết cách quản lý công ty.
Đồ con hoang, Ellen nghĩ bụng. Tim cô đau nhói cho Milo. Anh chỉ nói một câu:
– Con bé kháu lắm phải không?
Người phi công lái chiếc Lockheed Lodestar có vẻ lo lắng.
– Phía trước đang tối đen lại. Tôi không ưa cái cảnh này. - Anh ta quay sang người lái phụ. - Cầm lái này, - rồi đi vào ca bin.
Ngoài hai tay lái chính và phụ, trên máy bay còn có năm hành khách. Byron Scott, người sáng lập tài tình, năng động và người lãnh đạo tối cao của Scott Industries, Susan người vợ hấp dẫn của ông ta, Patricia, đứa con gái một tuổi của họ. Milo Scott, em trai của Byron và vợ Milo, Ellen. Họ đi từ Paris đến Madrid, trên một trong những chiếc máy bay của công ty. Việc mang theo đứa trẻ là quyết định vào phút cuối cùng của Susan.
– Em không muốn xa nó lâu như thế. - Cô nói với chồng.
– Em sợ con nó quên mất mẹ à? - Người chồng chọc tức. - Thôi được, ta sẽ mang nó theo.
Thời đó, khi Chiến tranh thế giới lần thứ Hai đã kết thúc, Scott Industries đang hối hả vươn sang thị trường châu Âu. Byron tới Madrid tìm hiểu những khả năng mở một nhà máy thép.
Người phi công đến bên Byron:
– Xin lỗi ngài! Chúng ta đang tiến gần tới những đám mây đen. Thời tiết không thuận lắm. Ngài có muốn quay trở lại không?
Byron nhìn ra qua ô cửa nhỏ. Họ đang bay xuyên qua những biển mây xám xịt và cứ vài giây lại sáng lên bởi những tia chớp phía xa.
– Tôi có cuộc gặp tối nay ở Madrid. Anh có thể bay vòng qua bão được không?
– Tôi sẽ cố gắng. Nếu không được, tôi sẽ cho máy bay quay lại.
Byron gật đầu.
– Phải đấy!
– Xin các vị buộc chặt dây lưng lại.
Susan đã nghe được cuộc trao đổi. Cô bế đứa bé lên và bỗng ước ao giá như mình không mang nó theo. Mình sẽ nói Byron bảo phi công quay lại, cô nghĩ bụng.
– Byron...
Đột nhiên họ bị rơi vào bão và máy bay bắt đầu chao đảo trong những luồng gió dữ dội. Mưa đập mạnh vào các cửa kính. Bão đã che mọi tầm nhìn. Họ thấy như đang đi trên một biển bông cuồn cuộn.
Byron bật nút hệ thông liên lạc.
– Ta đang ở đâu thế, Blake?
– Ta đang cách Madrid năm mươi lăm dặm về phía Tây Bắc, bên dưới là thị trấn Avila.
– Byron nhìn ra ngoài cửa sổ:
– Thôi, ta hãy quên Madrid đi. Quay lại, mau biến khỏi đây thôi.
– Rõ, thưa ngài.
Quyết định này tới chậm một tích tắc. Đúng vào lúc viên phi công bắt đầu nghiêng máy bay thì một mỏm núi bỗng lờ mờ hiện ra ngay trước mắt. Không đủ, dù chỉ một giây, để tránh tai nạn. Bầu trời như bị rách toạc, và nổ tung ra, các khoang thân và cánh rơi xuống một vùng cao nguyên.
Sau tiếng nổ là một sự tĩnh mịch lạ thường, sự tĩnh mịch vẫn có ỏ nơi đây tự ngàn xưa. Chỉ còn tiếng lửa cháy lách tách từ những mảnh xác máy bay.
Ellen! Ellen!
Ellen Scott mở mắt. Cô đang nằm dưới một tán cây và Milo đang vỗ nhẹ vào mặt cô. Thấy cô đã tỉnh, anh nói:
– Cảm tạ Chúa.
Ellen ngồi dậy, đầu choáng váng, khắp người ê ẩm. Cô nhìn những mảnh xác xung quanh mà trước đó còn là chiếc máy bay và bừng tỉnh.
– Mọi người đâu? - Cô thều thào hỏi.
– Chết cả rồi Cô nhìn chồng – Ôi, lạy Chúa! Không!
Anh gật đầu, mặt tái đi vì đau đớn.
– Byron, Susan, con bé, hai phi công, tất cả!
Ellen Scott nhắm mắt lại. Sao Milo và mình lại sống sót? Cô tự hỏi. Thật là khó hiểu. Mình phải xuống thị trấn nhờ sự giúp đỡ. Nhưng quá muộn rồi. Họ đã chềt cả. Không thể tin nổi. Vài phút trước thôi họ còn sống khoẻ mạnh.
– Em đứng dậy được không?
– Em... em nghĩ là được.
Milo giúp vợ đứng dậy. Một cơn choáng dội đến, cô đứng yên đợi cho nó qua đi.
Milo quay sang nhìn xác máy bay. Những ngọn lửa bốc càng cao hơn.
– Ra khỏi đây thôi. - Anh nói. - Cái đồ khỉ này sẽ nổ tung bất cứ lúc nào.
Họ lặng lẽ tránh ra và nhìn lửa cháy. Giây lát sau đó, một tiếng nổ vang lên từ thùng nhiên liệu và cả chiếc máy bay bốc lửa ngùn ngụt.
– Chúng ta còn sống, thực là một phép lạ. - Milo nói.
Ellen nhìn xác máy bay đang cháy. Một điều gì đó bỗng chập chờn trong óc, nhưng cô chưa định hình được nó. Một điều gì đó về Scott Industries. Đôt nhiên cô hiểu ra.
– Milo!
– Gì vậy? - Anh không thực sự để ý nghe.
– Đó là số phận.
Sự sốt sắng trong giọng cô khiến anh quay lại.
– Cái gì thế, em?
– Scott Industries. Nó thuộc về anh rồi – Anh không...
– Milo, Chúa ban nó cho anh. - Giọng cô tràn ngập một sự xúc động mãnh liệt. - Cả cuộc đời anh đã sống dưới cái bóng của ông anh lớn. - Lúc này ý nghĩ của cô đã trở nên rõ ràng, mạch lạc và cô quên hết cả cơn choáng váng, sự đau đớn. Lời nói tuôn ra ảo ạt tới mức cả người cô rung lên. - Anh đã phải làm công cho Byron suốt hai chục năm để xây dựng nên cái công ty này. Cũng như ông ấy, anh đã phải lo lắng cho sự thành đạt của công ty, nhưng ông ấy, ông ấy có bao giờ tính công cho anh không? Không! Cái công ty này nó luôn là công ty của ông ấy, thắng lợi của ông ấy, lợi lộc của ông ấy. Nào, cuối cùng thì bây giờ anh cũng có cơ hội được thừa hưởng những gì của chính mình.
Anh nhìn cô, hoảng sợ:
– Ellen? Xác họ còn... làm sao em lại có thể nghĩ về...?
– Em hiểu. Nhưng ta không giết họ. Đến lượt ta rồi, Milo. Cuối cùng chúng ta cũng được hưởng cái của chúng ta. Chẳng ai còn sống để mà nhận công ty này, ngoài chúng ta. Nó là của chúng ta! Của anh!
Và cũng lúc đó họ nghe thấy tiếng khóc của đứa trẻ. Ellen yà Milo Scott nhìn nhau, cùng như không thể tin vào tai mình. Milo nói như reo.
– Patricia đấy. Í nó còn sống. Ôi, lạy Chúa tôi!
Họ tìm thấy đứa trẻ gần một bụi rậm. Bởi một phép lạ nào đó, nó vẫn lành lặn như đang nằm trong nôi.
Milo bế lên và ôm chặt lấy nó.
– Suỵt! Nín đi cưng, - anh thì thầm, - mọi điều rồi sẽ tốt đẹp cả thôi.
Ellen đứng bên cạnh anh, một cú sốc hiện trên mặt cô.
– Anh... anh bảo nó chết rồi kia mà.
– Chắc con bé bị rơi, rồi ngất đi.
Ellen nhìn đứa trẻ một lúc lâu.
– Đáng lẽ nó đã phải chết cùng bố mẹ, - cô nói bằng giọng nghẹn ngào.
Milo trợn mắt nhìn cô.
– Em bảo gì cơ?
– Di chúc của Byron để lại mọi thứ cho Patricia. Anh có thể làm người trông nom cho nó hai chục năm nữa để khi lớn lên nó lại đối xử với anh tồi tệ như bố nó đã từng làm. Phải anh muốn vậy không?
Anh im lặng.
– Chúng ta sẽ chẳng bao giờ có lại cơ hội này - Cô nhìn chằm chằm đứa bé và trong đôi mắt có cái vẻ hoang dại mà Milo chưa từng thấy. Nó cứ như cô muốn...
Cô ấy chẳng còn là mình nữa. Cô ấy đang bị choáng. - Vì Chúa, Ellen, em đang nghĩ gì vậy?
Cô đăm đăm nhìn chồng, vẻ hoang dại mất dần trong ánh mắt.
– Em cũng không biết. - Cô nói bình tĩnh. - Chúng ta phải làm một cái gì, như để nó ở chỗ nào đó chẳng hạn, Milo. Viên phi công nói chúng ta đang ở gần Avila. Có thể rất đông khách du lịch ở đó. Chẳng ai vì cớ gì lại liên hệ đứa trẻ này với vụ máy bay rơi.
Milo lắc đầu:
– Bạn bè họ biết rằng Byron và Susan mang Patricia theo.
Ellen nhìn vào xác máy bay đang cháy:
Chẳng sao. Họ đã bị chết cháy trong vụ tai nạn. Chúng ta sẽ tổ chức đám tang riêng ở đây.
– Ellen, - anh phản đối, - ta không thể làm thế. Ta sẽ không bao giờ bở đứa bé.
– Chúa đã dàn xếp cho ta. Chúng ta đã...
Milo nhìn đứa bé.
– Nhưng con bé...
– Nó sẽ khoẻ mạnh. - Ellen dỗ dành. - Chúng ta sẽ gửi nó vào một nhà tử tế bên ngoài thị trấn. Sẽ có người nhận nuôi nó và nó sẽ lớn lên, sẽ sống một cuộc đời dễ chịu ở đây.
Anh lắc đầu:
– Anh không thể! Không!
– Nếu anh yêu em, anh sẽ làm điều đó vì hai ta. Anh phải lựa chọn, Milo.
Hoặc anh có em, hoặc anh sẽ sống hết cuộc đời để hầu hạ cho đúa cháu gái của anh.
– Em. Anh xin...
– Anh yêu em không?
– Hơn cả đời anh, - Milo nói giản dị.
– Vậy anh hãy chứng minh đi?
Họ thận trọng đi xuống sườn núi trong bóng đêm, gió thổi buốt mặt. Vì chiếc máy bay đâm vào một khu rừng ở trên cao, tiếng nổ bị cản lại, nên người dân thị trấn không hay biết gì về chuyện đã xảy ra.
Ba giở sau, tại ngoại ô Avila, Ellen và Milo tới một ngôi nhà nông dân nhỏ.
Lúc đó bình minh chưa tới.
– Ta để nó ở đây, - Ellen thì thầm.
Milo cố gắng lần cuối.
– Ellen, có lẽ ta...
– Hành động? - Cô nói cương quyết.
Không thêm một lời, anh mang đứa bé đến cửa ngôi nhà. Nó mặc trên người chiếc áo ngủ màu hồng đã bị rách và một chiếc chăn quấn quanh.
Milo nhìn Patricia một lúc lâu, mắt đẫm lệ, rồi nhẹ nhàng đặt xuống.
Anh thì thầm:
– Chúc hạnh phúc, cháu yêu!
Tiếng khóc đã đánh thức Asuncion Moras. Trong lúc ngái ngủ, bà tưởng đó là tiếng be be của con dê hay con cừu.
Làm sao nó lại sổng được khỏi chuồng thế nhỉ?
Làu bàu, bà chui khỏi đệm ấm, khoác chiếc áo cũ đã bạc màu và đi ra cửa.
Khi thấy đứa trẻ đang nằm dưới đất gào khóc, giãy giụa, bà kêu lên:
– Madre de Dies! Ôi, lạy Chúa.
Bà lớn tiếng gọi chồng.
Họ mang đứa trẻ vào nhà, rồi cứ chằm chằm nhìn nó. Đứa trẻ không ngừng khóc và da thịt dường như đã tím tái.
– Phải đưa nó vào viện thôi.
Họ vội vàng quấn thêm cho đứa bé một cái chăn, bế ra chiếc xe vẫn dùng để chở khách để đưa nó đến bệnh viện và ngồi đợi trên chiếc ghế băng ngoài hành lang. Ba mươi phút sau một bác sĩ đến mang đứa trẻ đi khám.
Khi trở lại, bác sĩ nói:
– Cô bé bị cảm lạnh.
– Thế nó có sống được không?
Ông bác sĩ nhún vai.
Milo và Ellen lập cập đi vào trạm cảnh sát ở Avila. Viên trung sĩ trực ban nhìn hai nhà du lịch bê bết bùn đất.
– Xin chào! Tôi giúp gì được ông bà?
– Một tai nạn kinh khủng, - Milo nól. - Máy bay chúng tôi bị đâm phải núi và...
Một giờ sau đội cứu thương lên đường. Khi họ tới nơi thì chẳng còn gì để xem ngoài những mảnh xác máy bay còn đang âm ỉ, và những hành khách đã cháy đen.
Cuộc điều tra về vụ tai nạn máy bay của chính quyềnTây Ban Nha được tiến hành qua loa.
– Lẽ ra viên phi công không được liều lĩnh bay vào một cơn bão mạnh như thế. Chúng ta phải quy trách nhiệm này cho sai lầm của người lái. Một cảnh sát nói. Không có lý do nào để bất kì ai ởAvila liên hệ vụ tai nạn máy bay này với đựa trẻ bị bỏ lại trên bậc cửa của một nhà nông dân.
Như vậy là kết thúc.
Như vậy mới chỉ là bắt đầu Milo và Ellen tổ chức tang lễ riêng cho Byron, Susan và con gái họ, Patricia. Khi trở về New York, họ lại tổ chức tang lễ lần thứ hai và bạn bè của dòng họ Scott tới dự. Họ hết sức kinh ngạc.
– Tai nạn khủng khiếp quá. Tội nghiệp Patricla bé nhỏ.
– Vâng, - Ellen buồn bã nói. - Điều an ủi duy nhất là tai nạn xảy đến rất nhanh nên không người nào phải chịu cái chết đau đớn kéo dài.
– Tin về vụ tai nạn làm rung chuyển cả cộng đồng tài chính. Dường như tất cả đều thống nhất rằng Scott Industries đã phải chịu một tổn thất không thể bù đắp nổi khi không có Byron Scott.
– Đừng nghe bất kỳ ai trong bọn họ nói, - Ellen bảo chồng. Anh còn giỏi hơn Byron nhiều. Công ty này sẽ lớn mạnh hơn bao giờ hết.
– Anh không biết sẽ phải làm gì nếu không có em.
– Anh chẳng phải làm gì cả. Từ giờ trở đi ta sẽ có tất cả những gì mả ta hằng mơ ước.
Cô ôm chặt anh và nghĩ, Ai có thể tin được cô Ellen Dudash, từ một gia đình Ba Lan nghèo làm ở Galy, Inđiana, lại có ngày nói, “Từ giờ trở đi, ta sẽ có tất cả những gì trên thếgiới mà ta hằng mơ ước?
Sự thực đúng là như thế.
Suốt mười ngày, đứa bé vật lộn với cái chết và sự sống. Khi cơn bệnh đã lui, cha Berrendo tới gia đình vợ chồng nông dân nọ. Ta có một tin vui cho các con đây ông sung sướng nói. - Đứa bé đã qua cơn nguy hiểm và sẽ khoẻ mạnh.
Hai vợ chồng Moras nhìn nhau lo ngại.
– Tôi rất mừng cho con bé. - Người nông dân nói lảng.
– Cô bé ấy là món quà của Chúa đó. - Cha Berrendo cười rạng rỡ – Đúng vậy, thưa cha. Nhưng vợ chồng chúng tôi đã bàn bạc và nghĩ rằng Chúa Trời đã quá hào phóng với chúng tôi. Món quà của Người cần phải ăn mà chúng tôi thì đang không đủ miếng ăn cho chính mình.
– Nhưng con bé thật là đẹp. - Cha Berrendo giảng – Đành là vậy, nhưng hai vợ chồng tôi đều già cả, ốm yếu, không gánh vác nổi việc nuôi nấng đứa bé. Chúa phải lấy lại món quà của Người thôi.
Và như thế, chầng có chỗ nào để mà nương thân, đứa bé được đưa vào trại trẻ mồ côi ở Avila.
Milo và Ellen ngồi nghe di chúc trong phòng viên luật sư của Byron Scott. Chỉ ba người có mặt. Trong Ellen ngập tràn một cảm giác xáo dộng, hầu như không nói ra được. Chỉ vài chữ trong mảnh giấy nhỏ kia mà đủ sức biến dược cô và Milo trở nên giàu có ngoài sức.
Ta sẽ mua những bức tranh cổ, mua một trang trại ở Southampton và một lâu đài cổ ở Pháp. Đấy mới chỉ là bắt đầu.
Luật sư lên tiếng và Ellen hướng sự chú ý của mình sang ông. Mấy tháng trước cô đã xem một bản sao di chúc của Byron và đã biết chính xác nó viết gì.
“Trong trường hợp cả vợ tôi và tôi đều qua đời, tôi để lại tất cả cổ phần của tôi trong công ty Scott Inđustries cho con gái độc nhất của tôi, Patricia, và trong trường hợp đó, tôi chỉ định em trai tôi, Milo, là người quản lý tài sản của tôi cho tới khi Patricia đến tuổi hợp pháp và có thể tiếp quản...”.
Đừng hòng! Tất cả đã thay đổi rồi, Ellen háo hức nghĩ.
Ông luật sư Lawrence Gray nói nghiêm trang:
– Đây là một tổn thất ghê gớm đối với tất cả chúng ta. Tôi hiểu ông bà yêu mến người anh trai ông như thế nào, ông Milo, và về phần cháu bé... - Ông lắc đầu. Nhưng cuộc sống vẫn phải tiếp tục. Ông có thể không biết rằng anh trai ông đã thay đổi di chúc của mình.Tôi sẽ làm phiền ông bà với những thủ tục pháp lý. Tôi sẽ đọc cho ông bà nghe phần chính, ông lật lật đến phần ông cần tìm. - Tôi bổsung di chúc này, để con gái tôi, Patricia sẽ nhận một khoản năm triệu đôla thêm vào phần một triệu đôla mỗi năm mà con tôi được nhận cho đến hết đời. Tất cả cổ phần trong Scott Inđustries mang tên tôi sẽ thuộc về em trai tôi, Milo, như một phần thưởng cho sự phục vụ trung thành và quý giá mà em tôi đã đóng góp cho công ty trong nhiều năm. “ Milo thấy căn phòng chao đảo.
– Ông làm sao thế Ông Gray nhìn lên..
Milo thấy tức thở. Chúa nhân từ, chúng con đã làm gì vậy? Chúng con đã tước đi của cháu quyền thừa hưởng mặc đù điều đó đã trở nên không cần thiết nữa. Bây giờ chúng con sẽ trả lại cho cháu cái quyền ấy.
Anh quay sang định nói điều gì đó với vợ nhưng cái nhìn trong mắt cô làm anh khựng lại.
– Chúng ta hãy làm một cái gì đó, Ellen. Không thể bỏ nó ở đấy như thế.
Họ đang ở trong căn phòng trên đại lộ Năm, sửa soạn đi dự một bữa tiệc từ thiện.
– Đó đúng là cái chúng ta muốn làm, Ellen nói. Trừ phi anh muốn mang nó về đây và cố gắng giải thích tại sao chúng ta lại bảo nó đã chết cháy trong tai nạn máy bay.
Anh không biết trả lời cô như thế nào. Nghĩ một lát, anh nói:
– Thôi được. Hàng tháng ta sẽ chuyển tiền cho cháu để...
– Đừng ngốc thế, Milo. Cô dằn giọng. - Gửi tiền cho nó? Để bọn cảnh sát tìm hiểu tại sao lại có hiện tượng ấy và rồi lần ra ta? Không. Nếu lương tâm giày vò anh thì chúng ta sẽ chuyển tiền của công ty vào quỹ từ thiện. Hãy quên đứa bé đi Milo. Nó đã chết. Nhớ chưa?
– Nhớ.. Nhớ... Nhớ...
Câu nói cứ vang lên trong đầu Ellen Scott khi bà nhìn xuống đám đông trong phòng khiêu vũ khách sạn Waldoft Astoria và kết thúc bài nói của mình. Mọi người lại đứng dậy hoan hô.
Họ đang hoan hô một người đàn bà đã chết, bà nghĩ.
Đêm đó ma quỷ hiện về. Ellen Scott tưởng rằng bà đã xua đuổi được chúng đi từ lâu. Lúc đầu, sau tang lễ cho anh chồng, chị dâu, những vị khách đêm này, đến rất đều đặn. Những đám mù xám lởn vởn ở đầu giường và những giọng nói thì thầm vào tai cô. Cô thường tỉnh giấc mạch đập dồn dập, nhưng không nhìn thấy gì. Cô không nói cho chồng biết về chuyện đó. Anh yếu đuối, và nó có thể sẽ khiến anh hoảng sợ mà làm điều gì dại dột, có hại cho công ty.
Nếu sự thực bị rò rỉ thì vụ scandal này sẽ phá tan Scott Industries. Lo xa thế nên Ellen kiên quyết không để điều đó xảy ra. Cô âm thầm chịu đựng những bóng ma cho tới khi chúng bỏ đi, để cô được sống yên ổn.
Giờ đây, vào cái đêm đại tiệc này, chúng lại hiện về.
Bà thức giấc, ngồi trên giường và nhìn quanh. Căn phòng trống trơn và tĩnh mịch, nhưng bà biết chúng vẫn ở đó. Chúng muốn nói gì với bà? Chúng có biết bà cũng sắp về với chúng không?
Ellen đi sang phòng khách rộng bày toàn đồ cổ của một ngôi nhà đẹp mà bà đã mua sau khi Milo qua đời. Bà nhìn căn phòng đáng yêu và nghĩ, Tội nghiệp Milo. Anh đã không kịp hưởng chút lợi tức nào từ cái chết của người anh trai.
Một năm sau vụ tai nạn máy bay, Milo đã chết vì đau tim. Ellen Scott tiếp quản công ty và điều hành nó với một năng lực xuất chúng và tài trí thông minh, đẩy Scott Industries lên hàng đầu thế giới.
Công ty này thuộc về đòng họ Scott, bà nghĩ, mình sẽ không trao nó cho bất kỳ thằng cha căng chú kiết nào.
Điều này hướng suy nghĩ về con gái Byron và Scean, người thừa kế chính đáng cái ngai vàng mà bà đã đánh cắp của đứa cháu. Bà lo sợ chăng, hay muốn chuộc tội trước khi từ giã cõi đời?
Ellen Scott ngồi suốt đêm trong phòng khảch, phác ra kế hoạch. Bao năm đã trôi qua? Hai mươi tám năm. Nếu còn sống, bây giờ đời nó ra sao? Cô đã là vợ một nông dân hay một thương gia trong làng? Con cái gì chưa? Vẫn còn sống ở Avila hay đã bỏ đi nơi nào khác?
Ta phải tìm được con bé. Ellen nghĩ. Và phải nhanh lên. Nếu Patricia còn sống thì ta phải gặp nó, nói chuyện với nó. Sau cùng ta phải tạo nên một tình huống. Tiền có thể biến sự dối trá thành sự thật. Ta sẽ tìm ra cách giải quyết mà không để nó biết ra sự thực là gì.
Sáng hôm sau, Ellen cho gọi Alan Tuker, trưởng ban an ninh của Scott Industries. Ông này nguyên là thám tử, tuổi ngoài bốn mươi, người gầy, đầu đang hói, dáng vẻ ốm yếu, nhẫn nại và thông minh.
– Tôi muốn ông giúp tôi một việc.
– Vâng, thưa bà Scott.
Bà quan sát ông ta, ước tính sẽ nói đến đâu. Chừng nào còn sống ta không thể gây nguy hiểm cho công ty. Cứ tìm được Patricia rồi sẽ tính cách giải quyết với con bé sau.
Bà nhướn người tới:
– Hơn hai mươi năm về trước có một đứa bé mồ côi bị bỏ lại rơi thềm một nhà nông dân ngoại ô Avila, Tây Ban Nha. Ta muốn ông tìm xem hiện cô bé ở đâu và mang về đây cho ta, càng sớm càng tốt.
Nét mặt Alan Tucker vẫn bất dộng. Bà Scott không muốn người làm thuê cho mình tỏ thái độ trên nét mặt.
Vâng, thưa bà! Ngày mai tôi sẽ đi!