PHẦN THỨ NHẤT: THƯƠNG BÁ
Chương 8
Món hàng lạ

Mặt trời xưa nay vẫn không thay đổi, hàng ngày đều chiếu tia sáng mới xuống thành Hàm Đan. Cảnh tang tóc bi thương giống như đám mây đen tầng tầng lớp lớp che phủ trên không trung nơi có vị đế vương này ngồi.
Từ Triệu Hiếu Thành Vương đến Ngõ làng nơi người dân áo vải trước cửa nhà đều treo cờ trắng, tiếng khóc tang. Người ra ra vào vào đều mặc áo tang đầu đội mũ trắng. Tiếng ai oán từ trong ra đến ngoài ngõ không dứt. Hơn 40 vạn quân lính nước Triệu bị quân Tần đào hố chôn sống, đa phần là người sống ở trong thành Hàm Đan. Mỗi hộ gia đình đều có một hoặc hai người con trai tử trận trên mảnh đất vùng Thượng Đảng. Triệu Hiếu Thành Vương hạ chiếu: cả nước để tang cấm uống rượu vui chơi, cấm mặc áo xanh áo đỏ.
Trong phủ Lã Bất Vi cũng đặt một linh đường đó để tế Tư Không Mã.
Mấy ngày nay Lã Bất Vi trầm ngâm không nói, không ra khỏi phòng, ngồi trong thư phòng gẩy đàn. Kẻ hầu ngoài cửa thường xuyên nghe thấy tiếng đàn ai oán, có lúc nghe như tiếng nước chảy ào ào, cuồn cuộn, chậm rãi, có lúc như sóng to gió lớn; có lúc tựa như trăm con sông đang chảy về, tuôn trào ngàn dặm, có lúc như tiếng gió vi vu, bao phủ khắp bầu trời. Lã Bất Vi cũng đã nhìn ra xu thế nước Triệu thất bại sau cuộc chiến Trường Bình. Năm trăm dật vàng (1 dật = 20kg) của ông sẽ hóa thành tro bụi. Việc kinh doanh châu báu của ông ở thành Hàm Đan, ở một số thành ấp khác của nước Triệu cũng gặp không ít trở ngại, ngoài ra còn ý tưởng chính trị thăng quan tiến chức của ông, cũng có thể bị lắng xuống, mình chỉ như một nhúm lông trên đám da bị lở loét thì còn tiền đồ gì nữa đây? Ông thường xuyên thở dài nói: "Sau này rong ruổi Thần Châu (Trung Quốc, cách gọi cũ) kẻ độc bá thiên hạ phi tần mạc sở!"
Từ khi nhìn thấy Triệu Ngụy Tử để lại Tả Chất thì tảng đá to trong lòng ông mới được gỡ xuống, không cần lo lắng việc vận chuyển lậu tới Hàn Quốc thì có gì rắc rối. Hơn nữa, Triệu Cơ, bông hoa như ngọc ngà, danh chính ngôn thuận trở thành thiếp của ông. Mấy đêm nay ông đều nghỉ qua đêm trong phòng Triệu Cơ, chung chăn chung gối, cử chỉ động tác mới mẻ của cô khiến cho ông đạt tới thỏa mãn cực đại trong khoái cảm. Triệu Cơ liền khoác lên mình chiếc áo mỏng xuống đất múa hát một hồi. Triệu Cơ thay Hoàng Phủ Kiều, quấn quýt quanh Lã Bất Vi, tạo cho cuộc sống của ông có sức sống, có một cảm hứng mới lạ. Đương nhiên ông và Triệu Cơ gắn bó với nhau như keo như sơn khiến cho Hoàng Phủ Kiều nổi cơn ghen và oán hận. Hoàng Phủ Kiều đập đồ, trách mắng nô tỳ. Có những lúc quần áo xộc xệch chạy qua đình qua viện, dùng tiếng xé lòng xé ruột gào gọi Lã Bất Vi. Hôm qua Triệu Cơ đến thư phòng lấy sách cho Lã Bất Vi, vừa hay chạm trán với Hoàng Phủ Kiều. Hai người lời ra tiếng vào, anh một câu chị một câu. Rốt cuộc đánh nhau to, sứt đầu mẻ trán, khóc lóc đến tìm Lã Bất Vi làm trọng tài phân định phải trái. Giữa thê thiếp không thể tránh khỏi hoảng loạn, Lã Bất Vi không rõ đầu đuôi. Hoàng Phủ Kiều khóc lóc không chịu nhận mình là người có lỗi thuật lại đầu đuôi để Lã Bất Vi thụ ý. Triệu Cơ đến trước mặt Hoàng Phủ Kiều đáp lễ nhận sai, lúc đó tình hình căng thẳng mới chấm dứt.
Triệu Cơ và Hoàng Phủ Kiều có hiềm khích đã lâu, mỗi lần hai người trông thấy nhau đều giả bộ cười nhưng trong lòng hậm hậm hực hực. Triệu Cơ trước mặt Lã Bất Vi cố gắng hạ thấp Hoàng Phủ Kiều, Hoàng Phủ Kiều gặp Lã Bất Vi cũng nói Triệu Cơ không ra gì. Điều này đã làm cho Lã Bất Vi tăng thêm sự phiền toái mới. Một hôm Lã Bất Vi đang ngồi trên lầu hai gẩy đàn bỗng nghe thấy tiếng chửi mắng ở dưới nhà không thể không chú ý nghe. Lã Bất Vi đứng lên dựa người vào thành lan can vọng xuống dưới nhìn trông thấy một nhóm người xúm xít vây quanh hai người đang đẩy đi đẩy lại, từ đông sang tây. Có kẻ ở bên ngoài xem còn dùng cả vỏ quả, đá ném vào hai người đó, bất giác kêu gào lên: "Đánh chết con cháu Tần Vương đi, đánh chết con cháu Tần vương này đi!"
Lã Bất Vi nhớ ra Dương Tử từ nước Tần quay về đã nói với ông cháu của Tần Chiêu Nhưỡng đã tới Hàm Đan nhưng ông không để ý tới việc này. Bây giờ nghe thấy dưới nhà có tiếng hò hét điếc cả tai, Lã Bất Vi nghĩ, hai người đang bị vây xung quanh trong đó tất phải có một là người lạ.
Dưới lầu, các đầu người chụm lại, hai người đó dùng tay áo né tránh những vật ném - Lã Bất Vi không nhìn rõ mặt hai người đó. Lã Bất Vi gọi Dương Tử lại bảo xuống nhà xem có chuyện gì.
Dương Tử xuống lầu.
Do có người lạ xuất hiện làm cho Lã Bất Vi bị xáo động và phấn khởi hồi lâu. Trong đầu ông đã nẩy ra một ý nghĩ mạnh mẽ: Người này sẽ là hàng quý có thể giữ lại. Một lúc sau, Dương Tử lại bước lên lầu nói với Lã Bất Vi: "Hai người đang bị bao vây dưới nhà đúng là cháu Tần vương vào người hầu nước Tần do hắn mang đi."
Lã Bất Vi hỏi: "Tại sao bị mọi người làm nhục trước đại đình vậy?"
Dương Tử đáp: "Số bạc mà người lạ này mang từ nước Tần đi đã dùng hết rồi, định tìm đến quán rượu vùng ngoại ô này làm công kiếm tiền. Khi đang đi trên đường bị người nhận ra. Gia quyến của những người bị chết trong trận ở Trường Bình vừa nhìn thấy cháu Tần vương là muốn đánh chết ngay để báo thù cho người thân đã bị chết."
Lã Bất Vi hỏi: "Mấy hôm trước, ngươi đến Thành Dương đã nghe thấy gì về người ta?"
Dương Tử nói: "Ở Thành Dương thuộc hạ đã được nghe rất nhiều điều về người lạ, lúc về thuộc hạ cũng đã nói với đại nhân, người lạ cháu Tần Vương đã tới Hàm Đan, đại nhân cũng không có hứng thú về việc này nên thuộc hạ cũng không bẩm báo với đại nhân."
"Thế bây giờ ngươi nói đi."
Thế là Dương Tử kể lại tỉ mỉ thân thế, quan hệ gia đình, lý do đến Hàm Đan của người lạ.
Lã Bất Vi nghe xong lại vọng xuống lầu dưới nhìn thấy đám người kia đi vẫn chưa xa. Lã Bất Vi và Dương Tử bước hai bậc một bước xuống dưới lầu, vội vã tới nhóm người vây chặt bên trong dùng tay che cho người lạ và người hầu đang bị sứt đầu mẻ trán, nói: "Các vị quân tử xin mọi người dừng tay!" Trong đám người có người nhận ra Lã Bất Vi, nói: "Đây chẳng phải là thương nhân lớn về châu báu Lã Bất Vi sao?" Có người chất vấn Lã Bất Vi nói: "Tần Chiêu Nhưỡng là con quỷ giết người không chớp mắt này, đã chôn sống hơn bốn mươi vạn quân lính nước Triệu chúng ta, đại nhân còn bảo vệ con cháu của hắn làm gì?"
Lã Bất Vi nở nụ cười hướng tới đông đảo mọi người, cúi mình đáp lễ nói: "Các vị tiên sinh, quân tử, xin mọi người đừng hiểu lầm. Tần Chiêu Nhưỡng là quân địch không đội trời chung với mỗi người dân nước Triệu ta. Tôi tại sao phải bảo vệ con cháu hắn? Việc là thế này, hai hôm trước người lạ đến cửa hàng châu báu của tôi mua đồ, sổ sách vẫn chưa tính rõ ràng, họ vẫn nợ tôi tiền, tôi tìm họ đã lâu rồi mà chưa tìm thấy. Bây giờ tôi phải tính sổ với hắn, đòi tiền hắn." Một người trong đám người phẫn nộ nói: "Đồ thối tha vô lại này mua đồ mà không chịu trả tiền, phải dạy cho bọn chúng một trận." Lã Bất Vi đưa ánh mắt đặc biệt về phía người lạ nói: "Đi đi, Dị nhân đến phủ của ta tính sổ cho rõ ràng."
Dị nhân nhìn về trước mặt thấy vị thương nhân tướng mạo ung dung hào hoa, phúc hậu hiền từ không thể nghĩ ra là đã đến cửa hàng của ông ta mua những đồ châu báu ngọc ngà từ khi nào. Hắn không hiểu dụng ý giúp hắn giải vây của Lã Bất Vi mà cho rằng hai nước Triệu, Tần giao chiến, hắn đến Hàm Đan là xúi quẩy, có người đến ép hắn.
Lã Bất Vi thấy Dị nhân lặng đi bất động liền thúc giục: "Đi mau, đến phủ ta tính rõ nợ nần."
Dị Nhân bằng ánh mắt phẫn uất nhìn Lã Bất Vi hỏi: "Thưa vị thương nhân, tôi mua châu báu của đại nhân từ bao giờ mà nợ nần đại nhân?"
Lã Bất Vi nói vội: "Đi thôi, đến phủ tôi nói sẽ rõ thôi."
Chu Kiểm ở bên cạnh nhìn thấy lạ lắm bèn nói với Dị Nhân: "Công tử điện hạ người đến phủ vị thương nhân này cũng có thể hiểu rõ được ngọn ngành."
Thấy người hầu Chu Kiểm nói giống với Lã Bất Vi, Dị Nhân cũng hiểu ra đôi chút, bán tín bán nghi tự nhủ: "Ta thực sự mua ngọc mà không trả tiền ư?"
Dưới con mắt trừng trừng của đám người Dị Nhân đi theo Lã Bất Vi thoát khỏi đám người. Sau khi vào phủ Lã Bất Vi thấy cửa nhà cao ráo, đường vào rộng rãi, chẳng bao lâu đi qua lối vào phòng khách có người hầu mặc áo mới sang trọng, Dị Nhân biêt Lã Bất Vi chắc chắn không phải là loại buôn bán nhỏ tầm thường.
Vừa bước vào phòng khách, Lã Bất Vi mời Dị Nhân ngồi xuống. Chu Kiểm hỏi: "Quý thương mời chúng tôi vào phủ chắc không phải để đòi tiền chứ?"
Lã Bất Vi nói: "Người ta thường nói trên đường gặp chuyện bất bình rút dao ra cứu giúp. Tôi thấy công tử Dị Nhân điện hạ vừa bị vây tấn công, bèn nghĩ ra cách đòi nợ để giải vây cho các vị. Xin công tử đừng lấy đó làm lạ."
Dị Nhân và Chu Kiểm cảm tạ xong, Lã Bất Vi nói: "Hai nước Tần Triệu vừa đánh xong trận Trường Bình, trong thành Hàm Đan có rất nhiều chuyện hỗn loạn, xin công tử điện hạ đừng đi lại tùy ý để tránh gây ra rắc rối khó tránh khỏi."
Dị Nhân nói: "Không sợ quý thương cười chê, tiền bạc chúng tôi mang đi từ Thành Dương đã tiêu hết sạch rồi, Triệu Hiếu Thành Vương lại không chịu cho gặp. Hai thầy trò chúng tôi quần áo rách rưới, thức ăn đã cạn, đành phải ra ngoài này xin làm thuê kiếm ít tiền."
Lã Bất Vi vội gọi Dương Tử lấy ra mười dật vàng, cầm hai tay dâng lên Dị Nhân nói: "Chút tiền nhỏ mọn này mong công tử điện hạ cầm tạm để giải quyết lúc nguy cấp, không nên ra ngoài làm thuê, vừa thấp hèn, vừa nguy hiểm."
Dị Nhân nhận mười dật vàng hỏi: "Vậy khi nào chúng tôi phải trả?"
Lã Bất Vi cười: "Công tử hỏi như vậy tôi đành phải nói hết. Tôi từ lâu đã hâm mộ danh tiếng điện hạ, sau khi tới Hàm Đan vẫn mong muốn được đến chào nhưng đáng tiếc là chưa có nguyên do. Hôm nay trời đất đã mang đến cơ may có vinh hạnh được gặp công tử điện hạ, quả thật cuộc đời tôi có vinh hạnh lớn. Lần này điện hạ tới đây địa thế hiểm trở có thể nhận mười dật vàng của Lã Mỗ đây cũng coi như là may mắn cho Lã Mỗ rồi. Sau này cần sai khiến Lã Mỗ này thì Lã Mỗ cũng nguyện làm trâu ngựa."
Dị Nhân nói: "Vậy phải cảm ơn quý thương rồi!"
Lã Bất Vi nói: "Không dám hỏi điện hạ sống ở nơi nào?"
Dị Nhân đáp: "Liễu Cảng."
Lã Bất Vi nói: "Nếu điện hạ cho phép, tới đây tôi sẽ tới nhà chào hỏi."
Dị Nhân đáp: "Hoan nghênh."
Sau khi Dị Nhân và Chu Kiểm đi, Dương Tử nghi hoặc hỏi Lã Bất Vi: "Lã đại nhân, bây giờ Dị Nhân cháu Tần Vương đang ở đây trong thành Hàm Đan này như đã có chuột chạy qua đường mọi người hô hào đánh. Đại nhân kết bạn với hắn, chẳng phải là lấy phân chuột dính lên người sao?"
Lã Bất Vi vẫn cười rạng rỡ hỏi Dương Tử: "Lợi hơn làm ruộng mấy lần?"
Dương Tử đáp: "Khoảng mười lần."
Lã Bất Vi lại hỏi: "Thắng vì châu ngọc mấy lần?"
Dương Tử đáp: "Đại nhân phải rõ hơn tôi, buôn bán châu ngọc chắc chắn được lợi hơn một trăm lần."
Lã Bất Vi hỏi: "Là vua của một nước thì thắng lợi mấy lần?"
Dương Tử lắc đầu, không trả lời được. Hắn nhìn khuôn mặt Lã Bất Vi một cách kỳ lạ. Hắn phát hiện da thịt trên khuôn mặt Lã Bất Vi căng tròn đến độ kinh ngạc, vui hay buồn đều không lộ rõ trên mặt.
Thấy Dương Tử không nói, Lã Bất Vi gặng hỏi: "Vua của một nước thì thắng lợi mấy lần?"
Dương Tử nói: "Tiểu nhân không biết lời nói vàng ngọc của đại nhân là gì?"
Lã Bất Vi nói: "Vậy thì để ta nói cho ngươi biết, Dương Tử là vua của một nước có thể thu được vô số lợi. Nhà ngươi không thấy sao, những dân áo vải kia, vất vả trồng ruộng, ăn không no, áo không đủ ấm giống như ta là thương nhân châu ngọc, tuy có thể đạt được tám mươi đến một trăm lần lợi nhưng cũng chỉ là kinh doanh nên đôi lúc cũng phải ngậm đắng nuốt cay. Nếu giúp một người thành vua một nước có thể nói một vốn vạn lời. Tham gia vào chính trị một nước, sáng lạn tổ tông theo đuổi hoài bão lớn, ân trạch con cháu."
Nghe Lã Bất Vi nói vậy, Dương Tử có phần hiểu ra hỏi: "Có phải Lã đại nhân định đầu tư vào vị Dị Nhân này?"
Lã Bất Vi nói: "Đúng là ý vậy. Chiến dịch Trường Bình đã lộ ra manh mối là nước Tần sẽ thống lĩnh thiên hạ. Thái tử của Tần Chiêu Nhưỡng vương có tất cả hai mươi ba người con, cho đến nay vẫn chưa lập người kế vị. Chỉ cần chúng ta chịu bỏ tiền bạc để Dị Nhân mở rộng quan hệ với chư hầu, hiểu rõ ân đức, lại đi Thành Dương gặp Tần Vương, hối lộ vua An Quốc, một số nhân vật quyết sách phu nhân Hoa Dương, Dị Nhân rất có hy vọng được lập thành người kế vị nước Tần.
Dương Tử nói: "Một khi Dị Nhân thành Tần Vương thì Lã đại nhân sẽ trở thành tướng quốc dưới một người trên vạn người."
Lã Bất Vi đầy niềm tin nói: "Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên." Chỉ cần chúng ta không tiếc sức để đi làm, thượng đế luôn phù hộ chúng ta."
Dương Tử để ý thấy mỗi khi Lã Bất Vi nói câu nói này, hai mắt loé lên tia sáng chiếu thẳng vào người đối diện.
Dị Nhân như chim sợ cành cong cùng với Chu Kiểm sống ở vùng Lư Cảng không rõ đâu đuôi đi về Liêu Cảng. Khi gần tới nhà nghỉ thì trời đã nhá nhem tối. Mặt trời vàng như quết lên ngôi nhà cỏ thấp lè tè một màu vàng nhuộm. Trong Lư Cảng quanh co phảng phất mùi hôi thối khiến người ta phát nôn. Dị Nhân hiểu mùi thối này không phải ánh sáng còn lại của ráng chiều mà nó được phát ra từ mùi phân người lẫn chó từ ngoài đường phố. Dị Nhân dò từng bước, né bên này tránh bên kia, cốt để giữ sạch đôi giày trước khi bước vào quán trọ.
Chủ quán Công Tôn Càn với khuôn mặt to đăm chiêu, nhăn nhó. Hắn trông thấy Dị Nhân bước vào, hàng lông mày dựng lên nói: "Tôi đã nói với công tử điện hạ biết bao nhiêu lần rồi, các người không được tùy tiện đi các nơi. Đây không phải là Công Tôn Càn làm khó các ngươi mà đây là lệnh của Đại vương. Vừa rồi tôi vừa vào nhà cỏ đi vệ sinh quay ra đã chẳng thấy các ngươi đâu! Tôi phải nhấn mạnh với các ngươi một lần nữa, nếu các ngươi vẫn ra đi mà không nói, tôi sẽ phải đến gặp Đại Vương phạt trị các ngươi."
Dị Nhân đầy khí thế nói: "Bây giờ chúng ta phải e dè nhưng cũng không thể dương mắt nhìn mình bị chết vì đói!"
Chu Kiểm cũng họa thêm nói: "Chúng tôi không thể trừng mắt đợi người chết!"
Khi Dị Nhân mới đến, Công Tôn Càn còn đối xử khách khí với họ, cho dù thế nào đường đường là con cháu Tần Vương, không thận trọng không được. Nhưng mấy ngày nay, do trận giao chiến giữa hai nước Tần, Triệu ở Trường Bình, Triệu Hiếu Thành Vương sai người bảo Công Tôn Càn phải quản nghiêm ngặt Dị Nhân. Đặc biệt là sau khi đã chôn sống 40 vạn quân Triệu, Công Tôn Càn cảm thấy Triệu Hiếu Thành Vương muốn giữ Dị Nhân để hả giận. Vì vậy, họ rất cẩn thận, nếu để Dị Nhân có một hai sai lầm, Triệu Hiếu Thành Vương có thể lôi họ ra hỏi tội.
Công Tôn Càn và Dị Nhân, Chu Kiểm đôi co vài lần, liếc nhìn sang bên cạnh, mỗi người đều bận công việc riêng của mình. Dị Nhân có được mười dật vàng của Lã Bất Vi lúc đi ngang qua phố để Chu Kiểm đến cắt về mấy cân thịt, lại mua về một ít rượu, bây giờ hai người ngồi trong quán trọ cải thiện đồ ăn nhạt mấy hôm nay, đối mặt với thịt rượu. Uống mãi, uống mãi, Chu Kiểm bỗng nghĩ tới mối nhục bị bao vây tấn công lúc ở trên đường, trong lòng không khỏi tủi, bất giác rơi nước mắt.
Dị Nhân buồn buồn hỏi: "Ngươi làm sao thế?"
Chu Kiểm kìm nước mắt lắc lắc đầu.
Dị Nhân hỏi bằng giọng rượu: "Nhớ nhà à?"
Chu Kiểm cười gượng nói: "Nhớ nhà có tác dụng gì? Tần, Triệu đánh lớn, chôn sống hơn 40 vạn quân nước Triệu, nói không chắc chứ hôm nào đó Triệu Hiếu Thành Vương sẽ trừng trị chúng ta thôi."
Dị Nhân nói: "Hôm nay có rượu, hôm nay chúng ta phải suy nghĩ nhiều như vậy cũng không giải quyết được việc."
Chu Kiểm nói: "Công tử điện hạ, bây giờ Tần Triệu quay lại thành thù, chúng ta không nên lưu ở đây để người nào đó đến ám hại xâu xé làm nhục!"
Dị Nhân nói: "Ta cũng nóng lòng về nhà, nhưng về Thành Dương đâu phải là dễ. Chủ quán Công Tôn Càn kèm chặt người của thành Hàm Đan cũng giữ chặt như nhà lao, dù là con ruồi cũng không bay qua nổi thì chúng ta làm sao thoát đây?"
Chu Kiểm nói: "Trời không tuyệt đường của con người, chỉ cần chúng ta dày công suy nghĩ sẽ tìm ra cách."
Dị Nhân nói: "Ta thấy có lắp thêm cánh cũng khó thoát!"
Khi Dị Nhân và Chu Kiểm uống rượu, Công Tôn Càn cũng chẳng có việc gì, ngồi một lúc rồi đi đi lại lại.
Chu Kiểm nghe thấy tiếng động, cầm một miếng thịt, bưng bát rượu đinh mang cho Công Tôn Càn. Dị Nhân sầm mặt không cho mang đi. Chu Kiểm nói: "Vào thời điểm này, chúng ta cần phải cố gắng lấy lòng kết bạn với mọi người. Có thêm một người bạn tức có thêm một con đường!"
Nghe nói vậy, Dị Nhân cũng không ngăn cản nữa. Chu Kiểm bước tới hành lang trước, dâng thịt rượu lên Công Tôn Càn nói: "Công Tôn tiên sinh, trời đã muộn, xin uống chén rượu nhạt sưởi ấm thân."
Mấy tháng nay Dị Nhân và Chu Kiểm đến Hàm Đan do thân phận đặc biệt của Chủ quán, giữa họ và Công Tôn Càn có ý hiềm khích bản năng. Dị Nhân và Chu Kiểm sống ở trong phòng bên cạnh hành lang. Công Tôn Càn nghỉ tại phòng bên ngoài cửa. Bình thường khi gặp mặt nhau chỉ chào hỏi nhau qua loa, sau đó thì đường ai nấy đi, mà không hề qua lại trò chuyện. Trước chiến dịch Trường Bình, Công Tôn Càn cũng không lưu ý tới những việc sai ở quán trọ của y. Việc ra vào của Dị Nhân và Chu Kiểm, Công Tôn Càn thường để họ tự do đi lại. Hắn không phải là ngủ mê mệt trong phòng thì lại ra đường ngắm hoa ngắm cảnh. Buổi đêm, cũng không nghỉ trong quán. Sau chiến dịch Trường Bình, tình cảnh không còn như lúc trước nữa. Vị Công Tôn Càn này cảm thấy thần hồn nát thần tính, sợ bóng sợ gió. Không còn dáng vẻ mơ ngủ, lớp thịt đắp đầy lên hai bờ mắt giống như con chó trước khi đi săn đầy vẻ cảnh giác.
Thấy Chu Kiểm bưng rượu thịt mời, cảnh giác hỏi: "Hôm nay các anh có chuyện gì thế?"
Chu Kiểm nói: "Hôm nay ngẫu nhiên gặp người bạn cũ, trợ giúp cho ít bạc lại mua cho tôi và công tử điện hạ chút đồ nhắm thỏa cơn thèm."
Công Tồn Càn lạnh nhạt đứng ở đó không chấp nhận.
Chu Kiểm một lần nữa cung kính mời: "Đây chẳng phải là rượu quý hiếm, mời Công Tôn tiên sinh uống cho, nếu không tôi và công tử điện hạ làm sao có thể yên tâm cầm đũa ăn được."
Công Tôn Càn đành phải nhận bát rượu, uống một ngụm hết sạch, lau lau miệng, không ăn thịt cũng không nói với Chu Kiểm nữa.
Quay về phòng, Chu Kiểm nói với Dị Nhân: "Chúng ta muốn trốn khỏi Hàm Đan thì không thể thiếu được sự giúp đỡ của Công Tôn Càn."
Dị Nhân không thèm để ý nói: “Hừm, loại người như Công Tôn Càn làm sao có thể giúp được chúng ta, nếu là Lã Bất Vi thì còn tạm được. Tình cờ gặp nhau, thoạt cái đã tặng cho chúng ta mười dật, thật là người hào hoa”.
Chu Kiểm nói: “Theo tiểu nhân quan sát vị thương nhân này khinh nghĩa trọng lợi. Lã Bất Vi này không thể vô cớ lấy ra mười dật vàng đưa cho điện hạ”.
Dị Nhân hỏi: “Theo cách nghĩ của người, Lã Bất Vi tặng bạc là có ý đồ gì? Không thể có. Chúng ta không quyền không thế, không tiền không hạng. Ông ta không thể đòi chúng ta được cái gì. Chúng ta lại không phải là con gái lá ngọc cành vàng, có sắc đẹp gì để mê hoặc ông ta”. Chu Kiểm nói: “Ông ta có mưu đồ gì đó, tôi vẫn chưa đoán ra. Nói tóm lại thuộc hạ thấy hành vi của Lã Bất Vi làm người ta cảm thấy kỳ quặc”.
Dị Nhân nói: “Có gì kỳ quặc ở đây. Giúp đỡ vị con Tần Vương rất đàng hoàng rõ ràng!”.
Chu Kiểm nói: “Công tử điện hạ hãy xem, chưa biết chừng mấy hôm nữa Lã Bất Vi đến tìm”.
Chu Kiểm không nói nữa.
Ba hôm sau, vào buổi sáng, ánh mặt trời chói chang, Lã Bất Vi trang điểm trông giàu có hào hoa đến. Đi theo sau ông ta là Dương Tử đang gánh trên vai vài thứ đồ và một số người phục dịch. Đáng lẽ ông ta nên ngồi xe đến nhưng tại sao lại đi bộ đến? Thứ nhất, đường tới Liêu Cảng khúc khuỷu, chật hẹp, gồ ghề xe chạy khó. Thứ hai, nếu đi bộ biểu thị lòng tôn kính của mình đối với Dị Nhân.
Dị Nhân sống ở Liêu Cảng mấy tháng nay chẳng có lấy vương hầu tướng nho nhã như vậy tới gặp ông ta.Cả đoàn tiền hô hậu ứng mũ áo chỉnh tề, người đầy phong độ khiến Công Tôn Càn cảm thấy vừa kinh ngạc vừa thấy kỳ lạ. Mở cửa phòng trọ của Dị Nhân, Dương Tử lấy ra dĩnh vàng đã chuẩn bị trước nhét vào tay béo mập của Công Tôn Càn, sau đó nói với Công Tôn Càn, chúng tôi là gia đình đại nhân Lã Bất Vi đến bái kiến Dị Nhân Tần Vương. Công Tôn Càn cũng biết trong thành Hàm Đan này có một người giàu có tên là Lã Bất Vi chỉ có điều chưa được gặp mặt. Hôm nay tận mắt trông thấy quả nhiên khí độ bất phàm. Ông ta nhận dĩnh vàng, gặp Lã Bất Vi một thương nhân trong thành Hàm Đan, không thể có âm mưu quỷ kế gì với Dị Nhân nên mới Lã Bất Vi và tùy tùng vào.
Khi Lã Bất Vi và đoàn tùy tùng đã vào trong phòng trọ chật hẹp, Dị Nhân nhìn Chu Kiểm bằng con mắt lồi ra đầy kinh ngạc về lời dự báo phục lăn ra đất tính toán như thần: “Qua mấy ngày ắt hẳn Lã Bất Vi sẽ đến tìm”.
Hai bên ngồi ổn định xong, Dị Nhân nói với Lã Bất Vi: “Nhà tôi chật hẹp, phòng trống không tiện để quý thương và các chư vị đây dừng bước”.
Lã Bất Vi vội đáp: “Công tử điện hạ, không hề gì. Tôi có thể làm cho ngôi nhà chật của công tử trở nên to, sáng sủa lên!”
Dị Nhân có chút phản cảm trước giọng điệu có vẻ thương người bần cùng tự cho mình là nhất của Lã Bất Vi, không tự ti mà cũng không tự cao cung kính đáp lại Lã Bất Vi một câu: “Quý thương, xin người sửa sang nhà mình sáng rộng trước đã sau đó hãy làm rạng rỡ nhà người khác!”
Lã Bất Vi không dị nghị gì về thái độ của Dị Nhân. Nói: “Công tử điện hạ, ai chẳng muốn làm rạng rỡ cửa nhà mình! Làm rạng rỡ cửa nhà tiện nhân thì phải làm rạng rỡ cửa nhà công tử trước đã!”
Dị Nhân vẫn chưa nghe rõ câu nói của Lã Bất Vi nói: “Tôi không hiểu quý thương định nói gì?”
Lã Bất Vi chậm rãi thuật lại rõ ràng câu nói vừa rồi: “Tôi là ai, ai không muốn làm rạng rỡ cửa nhà mình! Làm rạng rỡ cửa nhà bề tôi thì phải đợi làm sáng rộng cửa nhà công tử trước”.
Dị Nhân đã hiểu câu nói với hàm ý sâu xa của Lã Bất Vi, biết Lã Bất Vi là người rất có lai lịch vội cúi xuống đáp một lễ nói: “Lời quý thương tôi nghe mà như chưa nghe, cảm thấy hết sức mới mẻ, nhưng lại cảm thấy mơ hồ xin quý thương giải thích rõ hơn”.
Lã Bất Vi nói: “Cửa nhà công tử điện hạ đầu tiên phải làm sáng rộng”.
Dị Nhân hỏi: “Thế nào gọi là sáng rộng?”
Lã Bất Vi rằn từng tiếng: “Xưng vua ở mặt Nam đầu tiên là Tần Vương, kế đó làm bá chủ thiên hạ!”
Dị Nhân cười nói: “Quý thương buộc ta phải nói thẳng, nghe câu nói đấy của ngươi ta nghe như người điên nói mơ. Ta tuy là con cháu Tần Vương nhưng như hổ thất thế, hiện nay lâm vào thế túng quẫn chẳng khác gì người dân áo vải, bị giam lỏng ở Liêu Cảng, người là dao ta là cá, chẳng khác gì gặp nguy tới nơi! Làm sao có thể ngồi ở mặt Nam xưng vương xưng đế?”
Lã Bất Vi nói tiếp: “Tôi nghe nói bố của công tử điện hạ Chiêu Vương tuổi đã ngoại thất tuần, đã bước vào tuổi già, lệnh tôn đại nhân An Quốc kế vị trở thàng Tần Vương. An Quốc có hai mươi ba vị công tử nhưng vẫn chưa lập người kế vị. Như vậy lập người nào làm thái tử thì ngay trong chớp mắt. Tôi còn nghe nói, phi tần sinh hai mươi ba vị công tử, danh chính ngôn thuận của An Quốc chỉ có phu nhân Hoa Dương được ân sủng – Còn lại các vị phi tần kia bao gồm Hạ Cơ mẹ của công tử điện hạ cũng đều bị bỏ mặc sang một bên. Lập ai làm thái tử lời của phu nhân Hoa Dương đáng giá nghìn vàng mà Hoa Dương phu nhân lại không có con để lập vậy điện hạ nên nắm lấy cơ hội nghìn năm có một này, kích sủng đòi lập kế vị, mưu sự nghiệp lớn!”
Dị Nhân đành bó tay nói: “Quý thương chỉ biết một mà không biết hai. Anh em chúng tôi cả thảy 23 người trước có Tử Kế, sau có Xú Báo, ta ở giữa, không thể độc chiếm sự trung ái của vua cha Quốc An, hơn nữa do mẹ không được sủng ái lại bị đi tha hương nơi đất khách quê người, vội đến ôm chân phật thì cũng chỉ là bỏ nhiều công sức mà thành công chẳng bao nhiêu mà thôi.
Lã Bất Vi trong lòng sốt sắng nói: “Công tử điện hạ không nên bi quan thất vọng như vậy, tiện nhân nguyện hiến nghìn vàng để kinh doanh ngôi kế vị của công tử. Người nên mở rộng giao lưu với các chư hầu và những người giàu có chức quyền, thể hiện nhân đức. Tiện nhận chấp nhận mọi rủi ro hành trang vào Tần, dùng trăm phương nghìn kế để nói với vua An Quốc và phu nhân Hoa Dương lập người làm người kế vị”.
Dị Nhân nghe Lã Bất Vi nói vậy vui mừng khôn xiết. Cảm kích nói: “Thượng đế có mắt gặp được ân chủ! Một khi mưu hoạch của ta đạt được như ý nhất định có thưởng. Ta làm vương nước Tần thiên hạ này ta với quý thương mỗi người một nửa!”
Nô bộc hoạn quan rón rén đi lại giữa các điện như sợ giẫm chết kiến. Một khi có cơn gió nhẹ lướt qua, thổi quần áo người trong cung Triệu Hiếu Thành Vương phát ra tiếng kêu, bọn họ vội thu lại guồng tơ lụa đang bay sau đó mới từ từ ngó đông nhìn tây.
Những nô bộc hoạn quan này đều biết gần đây Triệu Hiếu Thành Vương đều cảm thấy đau nhói đối với bất cứ tiếng động nhỏ nào. Hai hôm trước có một vị truyền tin do bước đi quá mạnh không cẩn thận va vào đỉnh lớn trước cửa điện làm vung lên tiếng kêu một hồi lâu, Triệu Hiếu Thành Vương nói vị truyền tin này đi lại thất lễ làm nhục liệt tổ liệt tông cuối cùng bị đem đi xử cực hình. Bọn nô bộc hoạn quan run sợ nhìn người truyền tin bị đánh đến mức máu thịt nát như hồ, còn lại một chút hơi thở bị ném ra ngoài tường. Tuy nhiên, các nô bộc hoạn quan thường xuyên nghe thấy tiếng gầm thét như sấm của Triệu Hiếu Thành Vương ở chính điện to tới mức vọng ra cả trong cung và ngoài cung.
“Bốn mươi vạn quân của quả nhân chết thảm quá!”
“Để quả nhân xa giá thân chinh tiến vào thành Thành Dương quyết một phen với con rùa Chiêu Vương này”. “Thượng đế mở mắt, hưng ngã Triệu Thị”.
°

*

Triệu Quát dẫn đầu bốn mươi vạn quân, thua trận ở Trường Bình, tất cả bị chôn sống khiến Triệu Hiếu Thành Vương cảm thấy đó là nạn khủng khiếp nhất. Đương lúc buồn như cha mẹ chết bỗng nhiên nghĩ tới Dị Nhân con cháu Tần Vương đến thành Hàm Đan này. Ông muốn túm lấy hắn để hả giận, muốn phanh thây hắn thành năm bảy mảnh. Ông muốn thân xác hắn phải nát thành vạn đoạn!
Triệu Hiếu Thành Vương không muốn để Dị Nhân chết một cách dễ dàng, ông muốn dày vò Dị Nhân để rửa bớt đi mối thù hận đang hừng hực trong con người ông, bớt đi lòng căm phẫn của quân dân nước Triệu.
Triệu Hiếu Thành Vương đang lập kế hoạch giết chết Dị Nhân. Đầu tiên bị vua Bình nguyên Triệu Thắng phản đối – Vua Bình nguyên Triệu Thắng nói: “Hai nước giao chiến, nước Triệu chúng ta không thể lấy việc trừng phạt Dị Nhân cháu Tần Vương để bù đắp cho thất bại ở Trường Bình”.
Lận Tướng Như cũng nói: “Đại Vương cũng không nên trị quốc bằng tính đàn bà. Nếu trên người Dị Nhân có hề hấn gì thì nhất định bị thiên hạ, chư hầu chê cười”.
Triệu Hiếu Thành Vương định bụng tự hành động, đầu tiên cứ tóm Dị Nhân lại đã.
Triệu Bảo vua Bình Dương khuyên trong tiếng khóc: “Đại Vương hạ thần có một câu phải nói, nếu nói ra chắc sẽ đắc tội với Đại Vương thậm chí còn có nguy cơ bị chém đầu. Nhưng vì giang sơn xã tắc nước Triệu như ở cổ không thể không nói ra. Vì dân thì người chủ không thể vạn sự đều biết, phải lắng nghe mới tỏ. Trước khi cuộc chiến Trường Bình xảy ra, nếu Đại Vương chịu thu nạp ý kiến của mọi người, không dùng Triệu Quát làm đại tướng quân của thống quân thì sao có hoạ lớn như thế này!”
Triệu Bảo vua Bình Dương đã chạm đến vết đau của ông ta, Triệu Hiếu Thành Vương thẹn quá hóa giận, suýt nữa phát bực nhưng vẫn chưa tìm ra lời để ngắt. Triệu Bảo – vua Bình Dương nói quá chính xác nên khó có thể biện giải được. Vì vậy, chiếc cằm dài của Triệu Hiếu Thành Vương đã co lại, đành nói: “Vậy thì bốn mươi vạn quân Triệu chết chúng ta phải khoanh tay nhìn sao?”
Vua Bình Dương Triệu Bảo nói: “Sao lại có thể khoanh tay ngồi nhìn? Đại Vương vừa hay có thể nhân cơ hội này đi đến gặp người dân, thương xót người áo vải, lung lạc lòng người, cổ vũ lòng người, chấn uy quân!”
Vua Bình Nguyên - Triệu Thắng, Lận Tướng Như cũng phụ họa theo nói không nên cáu giận với Dị Nhân mà nên biến bi thương thành lực lượng, quần thần trên dưới đồng tâm hiệp lực, nằm gai nếm mật, mở mày mở mặt với chư hầu, báo thù rửa hận với nước Tần hùng mạnh.
Văn thần võ tướng nhất tề nói, nói đến khi Triệu Hiếu Thành Vương hồi tâm chuyển ý, thu nạp ý kiến của mọi người. Chỉ dặn dò phải chú ý giám sát cháu Tần Vương – Dị Nhân, sau đó an ủi thân quyến, gia quyến các tướng sĩ chết trận, ban thưởng cho các đại thần, tướng, khách liêu có công với nước.
Khi Triệu Hiếu Thành Vương làm việc này, nghĩ tới Lã Bất Vi hiến tặng năm trăm dật vàng. Nếu như Lã Bất Vi không làm thân với Dị Nhân, nếu như không có cảnh u ám của nước Triệu sau cuộc chiến ở Trường Bình thì Triệu Hiếu Thành Vương đã đến phủ Lã Bất Vi. Ông ta thường xuyên mời Triệu Hiếu Thành Vương đến phủ của ông để khuất tôn (lời nói khách sáo) dạy bảo. Thực ra trong thâm tâm đối với vị vua này có phần khinh miệt. Cho dù như vậy, Lã Bất Vi vẫn nhận lễ của các quần thần phủ phục kính cẩn chờ đợi trước cửa phủ.
Triệu Hiếu Thành Vương trong đám đông người vây quanh cũng đã bước vào trong sân. Lã Bất Vi lần trước từ trên đài ngắm nhìn thấy quạt tròn, quạt lông và quạt hè, màu sắc sáng bóng làm từ các bông hoa kia, nhất loạt trở thành quạt màu trắng, phía sau Triệu Hiếu Thành Vương lộ ra vẻ uy nghiêm của một vị vua.
Lã Bất Vi trông thấy vị quốc quân bây giờ tiếp cận dễ dàng, che dấu khuôn mặt không còn ngồi cao nhìn xuống theo tháng ngày, vênh mặt hất hàm sai khiến mà là thái độ ảm đạm tang tóc. Triệu Cơ vốn từ xưa tới nay chưa gặp Triệu Hiếu Thành Vương nghe nói có vua nước Triệu đến nhà, có phần hiếu kỳ khiến cô lấy can đảm đến chào Triệu Hiếu Thành Vương. Khi Triệu Hiếu Thành Vương biết cô gái đẹp như hoa như ngọc đang đứng trước mặt kia là thiếp của Lã Bất Vi mới lấy gần đây, rất tán thưởng nói: “Diễm phúc của quý thương không ít”. Lã Bất Vi nói: “Các thê thiếp nô bộc trong nhà tiểu nhân đều là cặn bã xấu xí làm sao có thể so sánh được với người đẹp trong hậu cung Đại Vương, chẳng qua chỉ là cành cây bại lá mà thôi.
Triệu Hiếu Thành Vương nói: “Quý thương quá lời!”
Lã Bất Vi dẫn Triệu Hiếu Thành Vương vào phòng khách.
Triệu Hiếu Thành Vương trông thấy linh đàng che màn trắng bèn hỏi: “Chẳng hay quý thương cũng có con cháu nằm trong số những người không may bị chết thảm trong chiến dịch Trường Bình sao?”
Lã Bất Vi chuyển sắc mặt bi thương nói: “Không phải con cháu của tiểu nhân mà chỉ là một môn khách mà thôi”.
Triệu Hiếu Thành Vương cảm động nói: “Quý thương quả là một người quân tử đa tình đa nghĩa, đối với một môn khách không thân không thích cũng có sự hậu lễ như vậy, thật đáng để quả nhân động lòng!”
Lã Bất Vi nói: “Bình thường tiểu nhân cũng ít quan tâm đến những môn khách này, cũng chẳng có hoài bão gì về lễ hiền hạ sĩ này nhưng khi gặp nạn mới nghĩ tới họ. Xem ra, những người tôn quý thường mất đi tình cảm đời thường của con người”.
Triệu Hiếu Thành Vương đương nhiên có thể nghe thấy hàm ý chỉ bên ngoài của Lã Bất Vi, má hơi đỏ lên giả câm giả điếc nói: “Quý thương không phải quá tự trách mình như vậy, sau này có nhiều tiền thưởng và bổng lộc là được”.
Sau khi đã ngồi ở phòng khách, Triệu Hiếu Thành Vương nói: “Quý thương là người nước khác, lâu nay đem sự vinh suy thành bại của nước Triệu để trong tim, khiến quả nhân rất cảm động, xin ban thưởng cho quý nhân áo sợi vàng nam, nữ mỗi thứ một chiếc”.
Triệu Hiếu Thành Vương vừa nói xong, đã có cô hầu mang hai chiếc áo sợi vàng dâng lên, lại có hai cô hầu khác lần lượt dở hai chiếc áo này ra.
Lã Bất Vi và Triệu Cơ trông thấy hai chiếc áo sợi vàng như khổng tước đang nhảy múa trước mắt với ánh sáng màu tím đỏ.
Triệu Cơ từ xưa tới nay chưa từng trông thấy cái áo nào đẹp hoa lệ như vậy, trố mắt há miệng một hồi, mới tay múa chân nhảy nói: “Ây ha, chiếc áo gấm như giáng trời này nô bộc từ khi sinh ra tới nay lần đầu tiên trông thấy, nếu mặc vào sẽ giống như tiên nữ xuống trần đẹp hết chỗ nói!”
Triệu Hiếu Thành Vương hứng khởi nói: “Nghe nói Triệu Cơ tư nghệ song toàn, vậy hãy mặc áo kim sa này vào và múa cho quả nhân xem!”
Đây đúng là lúc Triệu Cơ mong mà không được. Cô không đợi Lã Bất Vi ra hiệu vội mặc áo kim sa do Triệu Hiếu Thành Vương ban thưởng, múa như chim bay lượn. Triệu Hiếu Thành Vương ngợi không hết lời.
Lã Bất Vi ngồi bên cạnh nghĩ: “Cho dù Triệu Cơ thích chu du thiên hạ, nhưng khi có lệnh của vua một nước không thể từ chối. Nhưng Triệu Hiếu Thành Vương đang ở thế sống chết tồn vong của nước nhà làm sao có thể yên lòng ngồi thưởng thức ca múa”. Lã Bất Vi thấy liệt vào nhóm đại thần hai bên của Triệu Hiếu Thành Vương như vua Bình Nguyên Triệu Thắng, Bình Dương Triệu Bảo và Thượng Lư Lận Tướng Như cũng hai đường lông mày giao nhau, tâm trạng đại khái cũng giống với Lã Bất Vi.
Triệu Cơ múa xong một khúc, Triệu Hiếu Thành Vương vẫn còn phấn chấn nói: “Ca vũ của Triệu Cơ đáng được phong tới cấp đỉnh điểm khiến người xem không biết chán. Chỉ tiếc nước nhà vẫn chưa hết tang, hôm nào đến Tòng Đài để trình diễn cho quả nhân xem”.
Triệu Cơ đáp lễ tạ ơn Triệu Hiếu Thành Vương.
Triệu Hiếu Thành Vương rất mực cảm kích nói với Lã Bất Vi: “Đêm trước cuộc chiến Trường Bình, quý thương cật lực thuyết phục quả nhân không dùng Triệu Quát làm đại tướng quân, quả nhân đã bỏ ngoài tai mới gây ra mối hận ngàn đời này! Bây giờ gặp mặt quý thương thật là không còn chỗ nào che mặt”.
Triệu Hiếu Thành Vương có thể tự lòng nói ra những lời nói này đó là điều Lã Bất Vi không ngờ tới. Bất giác Lã Bất Vi cảm thấy vị vua này có chút đáng thương, cũng có phần đáng kính.
Triệu Hiếu Thành Vương rất thành khẩn nói: “Năm đó Lương Huệ Vương hỏi Mạnh Hà phương lược trị quốc. Ông ta nói với Mạnh Hà, ta cũng là người trong một nước, phải tận tâm với nước, trong sông có hung thì phải di dân sang bờ đông sông, trồng ngũ cốc trong sông, bờ đông có hung cũng vậy. Chính trị của một nước không như quả nhân nghĩ. Dân của nước láng giềng tăng lên không ít, dân của quả nhân không tăng nhiều, cớ là sao vậy? Bởi vì Lương Huệ Vương xâm lược ồ ạt, Mạnh Hà liền lấy cuộc chiến để bàn luận với Lương Huệ Vương làm thế nào để thực thi vương đạo phú quốc cường binh, để Lương Huệ Quốc lợi nhiều thiệt ít. Quý thương có tài kinh thiên động địa như có Mạnh Hà tại thế, quả nhân nguyện nghe theo phương lược trị quốc phúc dân cảu quý thương”.
Nghe xong câu nói của Triệu Hiếu Thành Vương, trong lòng Lã Bất Vi trào lên một vị đắng cay chua xót quá độ. Sự việc xảy ra như ngày hôm nay những lời nói của người đã không còn tác dụng nữa. Trận Trường Bình, nước Triệu mất mát quá nhiều. Khó có thể khôi phục lại được địa vị và song song cùng tiến với nước Tần. Hơn nữa, Lã Bất Vi đã đổi môn đình, dốc một lòng với Dị Nhân cháu Tần Vương, còn có thể cùng người mưu lược trị quốc gì nữa đây? Lã Bất Vi nghĩ ở chỗ Triệu Hiếu Thành Vương vẫn còn năm trăm dật vàng của ông, đang tìm cách nói với ông ta về vấn đề uy tín, nhắc nhở vị quốc vương này không được quên chuyện này.
Lã Bất Vi nói: “Tiểu nhân kiến thức hẹp hòi, nay bàn chuyện sách lược trị quốc với Đại Vương chẳng khác gì múa rìu qua mắt thợ, nhưng Đại Vương cứ tự tar1ch móc, lễ hiền hạ sĩ tiểu nhân nếu không dốc lòng thì đã phụ lòng Đại Vương. Triệu Hiếu Thành Vương nói: “Quả nhân xin kính cẩn nghiêng mình lắng nghe”.
Lã Bất Vi hỏi: “Đại Vương có biết Thượng Anh không?”
Triệu Hiếu Thành Vương gật gật đầu nói: “Chẳng phải là Công Tôn Anh giúp Tần Hiếu Công biến pháp đồ cương sao? Điều đó quả nhân biết, thiên hạ, chư hầu đều đã nghe”.
Lã Bất Vi nói: “Thượng Anh đã từng học luật pháp với người dân nước Lỗ, chủ trương được phân định theo pháp lệnh của nhà nước, sau đó theo tên pháp định để xét xem người khác là đúng hay sai để mà thưởng phạt. Trước khi ông ta ban bố luật pháp do ông ta chế định ở nước Tần e rằng người dân không tin đã cho dựng một cây gỗ dài ba trượng ở Nam môn trong quốc đô, hiểu dụ mọi người nếu ai có thể mang gậy này từ cửa Nam sang cửa Bắc sẽ thưởng mười lạng vàng. Khi dựng gậy có rất nhiều người vây quanh xem, đem gậy này chuyển từ cửa Nam sang cửa Bắc, nói không phí sức thổi bụi đó chỉ là lời nói khoác, nhưng đó chẳng có gì là khó. Để hoàn thành việc nhẹ mà dễ như vậy để lĩnh thưởng mười lạng vàng đó chẳng như bắt được tiền sao? Mọi người đều cảm thấy ngạc nhiên, bán tín bán nghi, không dám động vào. Thượng Anh thấy không có ai động vào gậy gỗ, lại nói, người có thể mang sang cửa Bắc sẽ được thưởng 50 lạng vàng. Lúc này, rốt cuộc có một người đầy dũng khí quyết tâm thử xem. Khi anh ta chuyển gậy gỗ từ cửa Nam sang cửa Bắc, Thượng Anh lập tức thưởng cho anh ta 50 lạng biểu thị uy tín. Chuyện này nhanh chóng truyền khắp đô quốc rồi truyền đi khắp nước Tần. Mọi người thấy Thượng Anh nói lời giữ lấy lời, thi nhau tuân theo pháp lệnh mà ông ta ban bố. Nước Tần chẳng mấy chốc cường thịnh trở lại!”. Triệu Hiếu Thành Vương nghe xong, ngẫm nghĩ nói: “Quả nhân hiểu rồi”. Do dây ngọc trên mũ vua che lấp nên Lã Bất Vi không thấy được chính xác biểu hiện trên mặt của Triệu Hiếu Thành Vương nên rất khó phán đoán vị quốc quân này hiểu gì.
Hoàng Phủ Kiều mặt như lửa định cãi với Lã Bất Vi về công lý. Hoàng Phủ Kiều bây giờ đã nhớ lại cảm thấy vận mệnh mười mấy năm trước nay đã xoay chuyển ngay bên hồ Bộc Dương xanh thẳm. Từ khi gặp Lã Bất Vi buôn đào bị lỗ, cô đã quyết tâm sống chết lấy ông ta. Sau này Lã Bất Vi là bánh xe, cô là nan hoa, Lã Bất Vi là mặt trời, cô là tia sáng. Lã Bất Vi là miếu thờ, thị là am thờ. Cô theo Lã Bất Vi từ Bộc Dương của Vệ Quốc về Dương Tước nước Hán rồi thành Hàm Đan nước Triệu, Lã Bất Vi có xảo thuật làm cho tài sản của ông ngày một tích đầy như núi. Cô cũng từ một nô bộc biến thành một phu nhân nhất phẩm đường đường chính chính. Mấy năm nay, cô dường như xa lạ hơn với Lã Bất Vi. Một là cô có cảm giác Lã Bất Vi không còn giống như trước đây say mê con đường làm giàu nữa, thường kết huynh đệ với những vị quan to, rất có hứng thú với những việc triều chính. Hai là từ khi có con tiểu yêu Triệu Cơ đến Lã Bất Vi đã lạnh nhạt với người vợ kết tóc xe tơ này.
Lúc nãy khi Triệu Hiếu Thành Vương đến phủ, đúng lúc cô cùng hai người hầu đến hiệu tơ lục trên phố để mua lụa. Khi về đến phủ, Triệu Hiếu Thành Vương đã khởi giá về cung. Rất nhiều đầy tớ hối hả kể chuyện cho cô nghe cảnh Triệu Hiếu Thành Vương tới phủ. Đến đoạn cô nghe thấy Triệu Cơ mặc áo kim sa múa ca trước mọi người thì lòng như lửa đốt. Hoàng Phủ Kiều tức giận đùng đùng đi tìm Lã Bất Vi. Chất vấn hỏi: “Nghe nói Triệu Hiếu Thành Vương đến phủ có ban thưởng hai chiếc áo kim sa””
Lã Bất Vi thấy thái độ của Hoàng Phủ Kiều, ông trả lời: “Đúng, vừa rồi Đại Vương có ban thưởng hai chiếc áo kim sa nam, nữ mỗi loại một chiếc”.
Hoàng Phủ Kiều nói: “Đại Vương thưởng cho ai?”
Lã Bất Vi trả lời chung chung để tránh vợ gặng hỏi áo kim sa của con gái thì ban tặng cho ai: “Thưởng cho chúng ta”.
Hoàng Phủ Kiều bĩu môi nói: “Thưởng cho chúng ta? Nói như vậy có nghĩa là hai chiếc áo kim sa này của tất cả mọi người trong phủ này thay nhau mặc đúng không?”
Lã Bất Vi nói: “Ấy, sao nàng có thể nói như vậy, thưởng cho chúng ta, chính là ta và thê thiếp của ta”.
Hoàng Phủ Kiều vặn lại: “Thê thiếp của chàng là ai?”
Lã Bất Vi cười: “Còn phải hỏi nữa sao, Hoàng Phủ Kiều!”
Hoàng Phủ Kiều nói: “Đương nhiên là như vậy, tại sao mình Triệu Cơ hưởng món quà thưởng đó, mặc chiếc áo kim sa đó”.
Lã Bất Vi nói: “Phu nhân nhầm rồi, vừa nãy nàng không có nhà nên đưa cho Triệu Cơ cất giữ hộ mà thôi”.
Hoàng Phủ Kiều nói: “Vậy thì Triệu Cơ cất giữ trước một ngày, có lợi hơn một chút, sau này thiếp và Triệu Cơ sẽ thay phiên nhau mỗi người mặc một hôm”.
Hoàng Phủ Kiều còn nói: “Bảo Triệu Cơ ngày mai cầm sang cho thiếp”. Khi Hoàng Phủ Kiều rời khỏi phòng của Lã Bất Vi, đám tùy tùng nói: “Phu nhân không cần nóng vội, Triệu Cơ mang đến thì phu nhân cũng không thể mặc”.
“Vì sao?”
“Triệu Hiếu Thành Vương đã ban chiếu trong thời gian cả nước cử hành để tang bốn mươi vạn quân Triệu không được mặc quần áo mới màu sắc loè loẹt. Nếu không sẽ xử tội khi quân.” Hoàng Phủ Kiều mới sực nhớ lại, vừa nãy đi trên đường đã nhìn thấy toàn là trang phục màu trắng, cũng may mình cũng mặc bộ trang phục tao nhã nếu không mất hai đôi chân rồi cũng nên. Hai con mắt của cô xoay hoay một lúc, một chủ ý tuyệt diệu vụt lên trong đầu. Phủ Kiều lại hỏi đầy tớ một câu: “Thật chứ?”
Đầy tớ nói: “Thật, dán ở các tường trên đường phố, chính mắt con đã trông thấy”.
Hôm sau Hoàng Phủ Kiều cho đầy tớ đi gọi Triệu Cơ lại. Triệu Cơ không mặc chiếc áo kim sa đó, Hoàng Phủ Kiều nghĩ thầm: “Đây nhất định là Lã Bất Vi đã truyền lời của mình cho Triệu Cơ rồi đây”. Triệu Cơ mặc một chiếc váy hoa màu tím xanh, Hoàng Phủ Kiều hiểu Triệu Cơ không biết chiếu lệnh của Triệu Hiếu Thành Vương về việc cấm mặc quần áo xanh đỏ.
Hoàng Phủ Kiều nắm lấy tay của Triệu Cơ, tỏ thái độ không để bụng nói: “Muội tử, tất cả đều do tính chị chẳng ra gì, luôn làm cho chị em có hiềm khích để cho người ở chê cười, để lão gia phải bận tâm”.
Triệu Cơ cảm thấy như mặt trời mọc đằng tây, Hoàng Phủ Kiều từ xưa tới nay chưa bao giờ nhiệt tình với mình như vậy.
Hoàng Phủ Kiều nói tiếp: “Hôm qua khi ta đi phố mua được một chút lụa may áo cũng mang về một ít cho muội, muội hãy cầm hai mảnh đi”. Hoàng Phủ Kiều nói xong để đầy tớ cầm một mảnh lụa màu ánh bày lên trên giường. Mảnh vải tốt này làm Triệu Cơ động lòng, khiến cô có chút bối rối, sự nhiệt tình của Hoàng Phủ Kiều khiến Triệu Cơ thấy từ chối cũng không xong.
Triệu Cơ vẫn đứng yên ở đó, Hoàng Phủ Kiều nói: “Em à, đừng ngại gì, tiêu tiền thì vẫn lấy ở chỗ Lã đại nhân, ta chỉ giúp em mang về mà thôi”. Thấy Hoàng Phủ Kiều chủ động bỏ qua những hiềm khích trước đây, lời nói cũng thực lòng, Triệu Cơ nói: “Cảm ơn chị Hoàng Phổ” rồi cầm lấy, ngay tức thì đã chọn được hai mảnh lụa màu tươi sáng.
Hoàng Phủ Kiều giữ cho Triệu Cơ ngồi chơi một lúc, nói chuyện Triệu Hiếu Thành Vương ban tặng áo kim sa. Hoàng Phủ Kiều hết lời khen ngợi: “Việc này đã truyền đi khắp thành Hàm Đan này rồi, những người ác khẩu đều nói, Triệu Cơ thật may mắn, tuổi còn trẻ mà đã đạt được ân điển của Đại Vương, cũng có không ít người nói việc này là Triệu Cơ không giữ thể diện, tự nói dối để lừa người. Em bảo những kẻ này có đáng ghét không?”
Triệu Cơ bất bình nói: “Ai nói khoác để lừa người, chẳng có Triệu Hiếu Thành Vương ban thưởng áo kim sa sao?”
“Ta cũng nói như vậy nhưng những người đó đều nói: các em có áo kim sa mặc vào cho ta thưởng thức với! Để được tận mắt thấy tai nghe. Hoàng Phủ Kiều dùng con mắt khiến người ta không đoán chắc được nhìn Triệu Cơ nói tiếp: “Áo kim sa nếu ở trong tay ta, ta sẽ mặc để đi đi lại lại để cho bọn người đó lác mắt!”
Triệu Cơ nói: “Đúng! Lát nữa em sẽ mặc áo kim sa diễu ra phố để chặn đứng những lời bàn ra tán vào đó”. Triệu Cơ nói xong đứng dậy định về. Hoàng Phủ Kiều nhắc nhở nói: “Em à, đừng quên tấm lụa của em”.
Từ Liêu Cảng quay về, Lã Bất Vi bắt đầu bí mật hành động lập kế vị Dị Nhân phản Tần. Ông đưa trước trăm dật vàng cho Dị Nhân, sau đó ra tay, kết bạn rộng khắp. Mỗi lần trong thành Hàm Đan các Vương hầu tướng quốc, công tử vương tôn có tiệc vui, ngày lễ ông đều mang quà đến chúc mừng. Chư hầu các nước hoặc những nhân vật đứng đầu mỗi khi đến nước Triệu ông đều đến quán trọ chào hỏi hoặc mời họ đến dự tiệc rượu.
Dị Nhân theo lời của Lã Bất Vi đặc biệt ân điển với Công Tôn Càn và Yến thái tử Đan, khiến hai người xa Dị Nhân gần đây cũng thân thiện với ông ta hơn. Phàm là chư hầu các nước hoặc bậc thân thích vương công đến yết kiến Yến thái tử Đan, thái tử Đan đều gọi Dị Nhân vào cung luận, nói hàng xóm của ông ta, cháu Tần Vương này hiền đức nhân nghĩa thế nào, hào hoa xuất chúng thế nào, khi cần thiết thái tử Đan còn thu hút đông đảo mọi người khiến Dị Nhân kết thân được với không ít bạn mới. Công Tôn Càn người phụ trách có sứ mệnh đặc biệt ở quán trọ này, tuy luôn bám theo sau nhưng cũng có việc chẳng thèm để ý, xưa nay chẳng có chút đề phòng với Dị Nhân.
Lã Bất Vi sắp đặt mọi chuyện trong thành Hàm Đan một cách có trật tự chặt chẽ, vừa định chuẩn bị vào Thành Dương gặp vua An Quốc và phu nhân Hoa Dương thì Triệu Cơ bị quan phủ bắt giam cầm. Lã Bất Vi vào ngục để hỏi rõ đầu đuôi.
Dương Tử bước trước Lã Bất Vi leo lên bậc nhà giam dưới ánh mặt trời le lói đẩy cửa kêu kẽo kẹt, một mùi gỗ từ cánh cửa mục nát tỏa ra. Lã Bất Vi bước vào hai bên trái phải dựng lên cột gỗ kiên cố bị mọt gặm nhấm, bên trong đứng ngồi một đám phạm nhân. Rồi tiếng khóc hỗn lộn không phân rõ, liền đó Lã Bất Vi cảm thấy rùng rợn trước tiếng khóc đó. Ông sợ nghe thấy tiếng kêu nhỏ nhẹ mà ngọt ngào của người quen thuộc. Lã Bất Vi tìm thấy cai ngục hỏi ở đây có giam người phụ nữ tên Triệu Cơ không. Cai ngục nói với Lã Bất Vi là vừa bị đưa vào. Lã Bất Vi lại hỏi vì sao bị đưa vào ngục. Cai ngục nói dám to gan giữa thanh thiên bạch nhật mặc áo sặc sỡ lượn trên đường phố chống lại chiếu lệnh nghiêm cấm mặc áo xanh đỏ trong thời gian quốc tang của Triệu Hiếu Thành Vương.
Lã Bất Vi cuối cùng đã tỉnh mộng, người con gái mảnh mai gặp nạn vào nhà lao. Trông thấy trước cửa ngục đều có hộ vệ coi ngục khắc bằng gỗ, bằng nhựa trong tay cầm dao sáng giống người phụ nữ béo đến mức mông trắng bệch ra. Cai ngục nhìn Lã Bất Vi bằng con mắt ti hí hỏi: “Người con gái như ngọc như ngà thế kia là như thế nào với đại nhân”
Lã Bất Vi đáp: “Thiếp!”
Cai ngục luyến tiếc nói: “Mất đi đôi chân đẹp của mỹ nhân cũng như nấu thịt cúng mười lần cũng chẳng thấy hương vị gì”.
Lã Bất Vi không muốn đôi co được mất với tên cai ngục mà cảm thấy căng thẳng nhất là chẳng nhìn thấy Triệu Cơ đâu. Dương Tử hiểu tâm trạng của Lã Bất Vi, dúi vào tay tên cai ngục một đồng bạc cầu khẩn: “Chúng ta đều muốn tận mắt trông thấy Triệu Cơ”
Cai ngục nói: “Chỉ có thể đứng ngoài song, không được nói chuyện quá lâu”. Tên cai ngục dẫn Lã Bất Vi đến buồng giam Triệu Cơ. Triệu Cơ trông thấy Lã Bất Vi đến, khóc không thành tiếng: “Lã đại nhân mau cứu thiếp!”
Lã Bất Vi ngắm nhìn Triệu Cơ, chưa đầy nửa ngày, khuôn mặt yêu kiều của nàng đã trở nên tiều tụy nhiều, mép tóc có hai sợi cỏ đong đưa như chếic kim thoa cài đầu. Triệu Cơ tuy vai mình không ngớt co giật vẫn tỉ tê thuật lại quá trình bị vào ngục của mình cho Lã Bất Vi. Lã Bất Vi tức thì rõ được nguyên căn sự việc. Ông biết lúc này có chỉ trích hay oán trách cũng vô tích sự, ông an ủi Triệu Cơ mấy câu rồi ra khỏi nhà ngục đi tìm Tư Khấu, đại nhân người có toàn quyền nắm việc sống chết của phạm nhân.
Tư Khấu đại nhân tuy chưa từng gặp mặt Lã Bất Vi nhưng nghe tiếng Lã Bất Vi giàu có trong thành Hàm Đan thì ai ai cũng rõ. Lã Bất Vi khiêm nhường nói, có chút tiền nhỏ sao dám nhận là giàu. Tư Khấu đại nhân thoạt nhìn đã biết ngay sự tình, Lã Bất Vi tới đây là việc của Triệu Cơ. Lã Bất Vi gật đầu nói phải, xin Tư Khấu đại nhân rộng lòng thả Triệu Cơ ra, ân đức này sẽ mãi ghi tạc trong lòng. Tư Khấu đại nhân xin lỗi nói, không phải bổn quan không nể mặt quý thương, nhưng việc này không thể giúp được. Một là Đại Vương đã năm lần bảy lượt nói việc quốc tang không thể xem như trò đùa, kẻ chống lại phải trừng phạt nghiêm minh. Hai là, việc của Triệu Cơ đã chuyển đến Tòng Đài, chưa biết chừng Đại Vương vì việc này mà nổi trận lôi đình.
Lã Bất Vi cảm thấy Tư Khấu đại nhân nói hợp tình hợp lý. Ông đành phải đi tìm Triệu Hiếu Thành Vương nghĩ rằng tối qua vị quốc quân này đã tới phủ để ban thưởng cho ông, Lã Bất Vi vì chuyện của Triệu Cơ nên niềm tin tăng lên gấp bội. Trong ngoài Tòng Đài, nhất loạt nghiêm túc cung kính, khắp nơi cờ tang bay phấp phới giống như trong một giấc mơ ảm đạm. Lã Bất Vi đi vào dường như đang đi qua cây ngọc cành quỳnh.
Triệu Hiếu Thành Vương trông thấy Lã Bất Vi đến khấu lạy ở đại điện thì biết được mục đích đến của Lã Bất Vi, buồn rười rượi nói: “Một người con gái như hoa như ngọc vậy, không có đôi chân thì chỉ như cửu đỉnh không chân, phượng hoàng không cánh, kỳ lân không vảy, bảo vật mất đi cái đẹp của nó đáng tiếc! Đáng tiếc!”
Lã Bất Vi phụ hoạ ngay theo: “Đúng vậy! Đúng vậy!”
Triệu Hiếu Thành Vương lại nói tiếp: “Quả nhân nghe nói việc này thì trong lòng thấy không yên, lo thay cho Triệu Cơ”.
Lã Bất Vi cảm ơn đại đức nói: “Đại Vương không chỉ là vị quốc quân nhân ái, người cha khaon dung. Như vậy xem ra thiếp của tiểu nhân – Triệu Cơ có thể hoá hiểm thành bình an rồi!”
Triệu Hiếu Thành Vương nói: “Quả nhân làm sao không muốn nghĩ như vậy. Tuy nhiên, quả nhân chuyển lệnh cho Tư Khấu ra lệnh cho hắn thả Triệu Cơ đang bị giam cầm kia. Một thời gian sau, Tư Khấu đến khấu đầu đại nhân, rất nhiều tướng quân và cai ngục nghe nói miễn tội cho Triệu Cơ đều kháng mệnh không phục. Họ nói bốn mươi vạn quân chết ở Trường Bình, trời đất cũng thương, quỷ thần cũng rơi lệ. Chỉ một người con gái nhỏ bé lại dám bất cung bất kính với linh hồn bốn mươi vạn quân, phải làm theo luật pháp. Ngươi đoán xem vị tướng quân và cai ngục này nói như thế nào? Họ nói Lã Bất Vi có tiền thì để họ mang đi một ít đến an ủi gia quyến người chết. Ý dân không thể xem thường, thổ khí không thể lừa, ngươi bảo quả nhân có cách gì!”
Lã Bất Vi vừa nghe, đây là Triệu Hiếu Thành Vương định nhân cớ này để tống tiền ông, trong lòng tức như lửa nhưng không dám phát ra đành phải mềm dẻo nói: “Đại Vương, cho tiểu nhân nói thẳng kẻ không biết thì không có tội. Thiếp tôi thực sự không trông thấy chiếu lệnh của Đại Vương. Nàng định khoe chiếc áo kim sa do Đại Vương ban cho cũng là cung kính với Đại Vương! Đại Vương không quên chứ, hôm qua Đại Vương đến nhà tiểu nhân đích thân bảo thiếp mặc áo kim sa sặc sỡ này ca hát đó sao. Vậy thì có thể nói Đại Vương đã bất cung với linh hồn của bốn mươi vạn tướng sĩ? Cũng phải xử Đại Vương theo luật sao?”
Mặt Triệu Hiếu Thành Vương trầm xuống, chối nói: “Hình không tới đại phu, lễ không xuống dân đen, hơn nữa quả nhân là vua một nước! Thứ hai trong nhà ngoài nhà cũng có sự khác biệt”.
Lã Bất Vi thấy ý đồ của Triệu Hiếu Thành Vương, không tránh khỏi có chút lo sợ, nghĩ bụng: “Tranh luận phải trái với Triệu Hiếu Thành Vương thì chẳng phải là đào đất trên đầu Thái tuế sao. Cho dù nói thế nào Triệu Cơ vẫn là kháng lại chiếu lệnh. Một khi Triệu Hiếu Thành Vương lật mặt vô tình đừng nói chặt đôi chân Triệu Cơ mà có thể bị chặt đầu cắt lưỡi. Nghĩ tới đây, lưng Lã Bất Vi toát mồ hôi, trách mình đây không phải là vì lợi mất khôn quên đi tất cả sao? Triệu Hiếu Thành Vương thấy Lã Bất Vi ngẫm nghĩ một hồi không nói gặng hỏi một câu: “Quý thương, khanh xem nên làm thế nào thì tốt?”
Lã Bất Vi nói: “Vậy phiền Đại Vương nói với cai ngục một tiếng, Lã Bất Vi nguyện an ủi thân quyến tướng sĩ chết trận đến để chuộc tội cho Triệu Cơ”.
Triệu Hiếu Thành Vương vui mừng hỏi: “Quý thương bỏ ra bao nhiêu tiền?”
Lã Bất Vi đáp: “Tiểu nhân nguyện hiến năm trăm dật vàng”.
Triệu Hiếu Thành Vương vội nói: “Được! Được!”
Lã Bất Vi nói: “Quân tử nhất ngôn”.
Triệu Hiếu Thành Vương nói: “Vậy năm trăm dật vàng…”.
Lã Bất Vi nói rõ ràng: “Trước cuộc chiến Trường Bình, Đại Vương có vay tiểu nhân năm trăm dật vàng, như vậy sẽ không phải trả nữa, dùng nó để đi an ủi thân quyến các tướng sĩ chết trận”.
Triệu Hiếu Thành Vương khổ não nói: “Rốt cuộc quả nhân tính chẳng qua các khanh quá xảo trá điệu toa”. Lã Bất Vi ngồi trên xe tới ngục đón Triệu Cơ, nhưng lại không cho cô ngồi xe. Lã Bất Vi muốn trừng phạt và dạy cho nàng một bài học. Khi Triệu Cơ thể xác tâm hồn thoải mái chạy lại, bám vào thành xe định bước lên xe, Lã Bất Vi ngồi trên xe gỡ tay cô ra nói: “Thiếp yêu của ta, vì đôi chân của nàng đã tiêu tốn năm trăm dật vàng, không chạy thì lãng phí quá”.
Phải một thời gian dài, Hoàng Phủ Kiều vui mừng nói với môn khách và đày tớ: “Mọi người phải cách xa Triệu Cơ một chút, chạm vào con nhà lá ngọc cành vàng thì đền không nổi. Một đôi chân năm trăm dật vàng!”
°

*

Tư Không Mã nhìn qua cửa xe thấy lá rơi như bóng của neo sắt, nghiêng nghiêng rớt xuống. Anh ta biết đã vào thu. Bốn tuần nay anh ta có một áo ấm dày, tuy nhiên trong lòng vẫn như cánh đồng trơ trụi, lạnh lẽo và trống trải.
Tư Không Mã được Triệu Hoảng coi là ân nhân cứu mạng mà được về nhà. Song thân của Triệu Hoảng vừa trông thấy con trai mình có thể trở về lành lặn sau trận bốn mươi vạn quân bị chôn sống dường như đang nằm mơ. Đợi nghe Triệu Hoảng kể hết quá trình chín chết một sống, song thân lập tức dập đầu bái tạ Tư Không Mã nhận làm binh. Mọi người đều cố giữ Tư Không Mã ở lại vài ngày, để báo tạ công ơn. Bữa sáng là cơm ngon rượu ngọt, bữa chiều là rượu ngọt cơm ngon, áo mặc bên ngoài là áo lụa áo bông, áo mặc bên trong cũng là áo bông áo lụa.
Thấy Tư Không Mã thường trầm ngâm suy nghĩ, Triệu Hoảng và bố mẹ cho rằng Tư Không Mã vẫn còn cảm thấy bi thương trước bốn mươi vạn quân lính bị chôn sống liền an ủi nói: “Tướng lĩnh sống chết tại mệnh, từ xưa tới nay đã vậy”. Kỳ thực những điều Tư Không Mã lo nghĩ chẳng liên quan gì đến bốn mươi vạn quân nước Triệu bị chôn đó. Điều Tư Không Mã nghĩ ngày suy đêm đó là làm sao phụng mệnh Lã Bất Vi, Triệu Quát chết rồi, nhưng gái trai trong thành Hàm Đan đều biết hắn chết vì một mũi tên của quân Tần. Trước lúc đó, mình đã làm gì? Giết nhầm một vị phó tướng, nói như vậy với Lã Bất Vi, mọi người sẽ cho rằng đây chỉ là một lời nói khoác! Bôn mươi vạn quân đã về nơi suối vàng. Ngươi – Tư Không Mã dựa vào mệnh to phúc lớn tạo hoá lớn thoát khỏi cái chết? Phải chăng ngươi không theo Triệu Quát đi Trường Bình, tham sống sợ chết nửa đường tháo binh…
Tư Không Mã quay về lại sợ Lã Bất Vi và môn khách nghi ngờ hắn. Nếu như không phải giữ sứ mệnh đặc biệt theo quân tới Trường Bình thì đã rời khỏi nhà Triệu Hoảng từ lâu rồi, hà tất phải ở đây để mọi người dùng chín binh bát lễ hầu hạ. Những lời từ đáy lòng biết nói cùng ai đây? Có thể nói với Triệu Hoảng tôi đến Trường Bình là định giết chết Triệu Quát sao. Triệu Quát là chú họ xa với Triệu Hoảng.
Một hôm Triệu Hoảng vui mừng nói với Tư Không Mã: “Tư Không đại ca, chúng ta đi tạ ơn Khương Đào Hoa Dương”. Tư Không Mã phút chốc không hiểu hỏi: “Ai là Khương Đào Hoa Dương? Chúng ta vì sao phải đi cảm tạ Khương Đào Hoa Dương?”
Triệu Hoảng cười nói: “Tư Không đại ca đúng là đồ vô ơn bội nghĩa! Anh quên rồi sao, khi ở biên giới nước Triệu có một cô gái tên Khương Đào Hoa đã cho chúng ta ăn, đổi quần áo cho chúng ta!”
Triệu Hoảng nói như vậy, Tư Không Mã mới nghĩ lại mình và Triệu Hoảng bị thương đã gặp cô gái đó ở trong thôn trang gần biên giới Tần Triệu. Một cô gái chỉnh tề đoan trang, có đôi mắt sáng hiền hòa.
Tư Không Mã nói: “Chúng ta nên báo đáp cẩn thận vị cô nương đầy nhiệt tình này, chỉ tiếc đường xa, nơi đó lại là biên giới của Triệu, Tần…”. Triệu Hoảng nói: “Lần này tôi và anh không phải đi bộ. Anh chưa trông thấy những con ngựa trong chuồng nhà tôi à? Biên giới Tần, Triệu sợ gì? Ở đó cũng chẳng có quân Tần sống, cho dù có gặp phải chúng ta mặc áo vải chứ không phải quân lính mặc áo giáp làm gì ta”. Triệu Hoảng nói xong bèn kéo Tư Không Mã đến trước chuồng ngựa, đã có hai con ngựa được dắt từ trong ra buộc ở cọc ngựa. Hai con ngựa này béo chắc khỏe, từ trên xuống dưới một màu đen như than đang đạp bốn móng như võ sĩ khỏe mạnh.
Tư Không Mã khen: “Ngựa đẹp thật!”
Tư Không Mã và Triệu Hoảng nhảy lên ngựa cầm roi vàng nhỏ mềm khởi trình lên đường.
Long Mã Thần Cẩu, dùng bốn móng như bay, gõ gấp gáp xuống đường. Những miếng đất nhỏ bị giẫm nát thành bột cùng với nó là lớp bụi màu vàng bay lên.
Bọn họ ra đi từ sáng sớm. Ngựa không dừng bước lao như tên bay, đến hoàng hôn đã tới được nhà Khương Đào Hoa.
Đẩy cửa ra, từ trong bước ra một bà lão vừa nhìn nét trên khuôn mặt cũng biết đó là mẹ của Khương Đào Hoa. Giữa hàng lông mày của bà Khương đầy những nếp nhăn. Bà vẫn còn chìm trong nỗi đau khi mất chồng.
Bà Khương để Tư Không Mã và Triệu Hoảng vào nhà nói với họ Khương Đào Hoa đi bái sư tập võ, sắp về rồi. Điều này làm cho Tư Không Mã và Triệu Hoảng cảm thấy hết sức ngạc nhiên.
Chẳng bao lâu Khương Đào Hoa với bộ quân trang về, trông thấy Tư Không Mã và Triệu Hoảng, đầu tiên cảm thấy rất kỳ lạ, tiếp đó chợt nhận ra họ là ai.
Triệu Hoảng vui tới mức không nhịn được nói: “Sĩ biệt ba ngày nay nhìn bằng con mắt khác. Khương Đào Hoa hôm nay đã là hiệp phong sĩ cốt, khí thế hiên ngang”.
Tư Không Mã nói: “Đào Hoa cô nương, có thể biểu diễn vài chiêu để chúng tôi - vị khách từ nơi xa đến thưởng thức được không?”
Khương Đào Hoa vẫn đôi mắt trong sáng thanh tú mà hiền hòa chớp chớp ánh mắt e lệ, nói: “Đó không phải là góp chút tài hèn đức mọn!”
Triệu Hoảng hứng khởi, khích lệ nói: “Không sao, chúng ta bảo đảm không chê cười cô. Vị Tư Không đại ca này là người võ nghệ siêu quần, để anh ta chỉ đạo cho”.
Khương Đào Hoa nói: “Vậy thì cung kính chẳng bằng tuân mệnh”. Nói rồi cầm kiếm múa. Nhảy múa khua chém, đưa dao như rắn, hất dao nổi gió. Chỉ nhìn thấy mắt Tư Không Mã và Triệu Hoảng hoa lên, không chớp mắt. Triệu Hoảng tay múa chân đạp vỗ tay cổ vũ.
Khương Đào Hoa diễn tập xong một bộ đao pháp, Tư Không Mã nói: “Đào Hoa cô nương, cô đã mệt cả ngày rồi, mau ngồi nghỉ đi”.
Triệu Hoảng nói: “Tư Không đại ca, xin cho mấy lời bình luận”.
Tư Không Mã nói: “Đào Hoa cô nương, tập võ bao lâu rồi?”
Khương Đào Hoa đáp: “Hơn một năm rồi”.
Triệu Hoảng nói: “Lần trước chúng tôi đến vẫn chưa nhận ra, lúc đó phải cẩn thận sợ không khéo lại bị nếm mùi khổ”.
Tư Không Mã nói: “Một người con gái sau một năm luyện được thế này, không thể nói là giản đơn, xuất chúng nhưng cũng là tạo hóa tạo ra không phải người nào cũng có thể. Ở đây ngoài Đào Hoa cô nương khắc khổ tập luyện e rằng chỉ còn danh sư hướng dẫn”.
Khương Đào Hoa tự hào nói: “Tư Không đại ca, anh nói đúng sư phụ tôi là con cháu hậu duệ nước Tề mưu gia tôn binh, tên Tôn Áo. Sư phụ công danh thanh đạm ẩn dật nơi núi rừng. Nếu các anh muốn tôi có thể dẫn các anh tới bái kiến”.
Tư Không Mã luyến tiếc nói: “Đáng tiếc Đào Hoa cô nương, một cô gái yểu đệiu, anh hùng không có đất dụng võ!”
Khương Đào Hoa nói: “Tư Không đại ca, lời nói này là sai rồi! Trước đây cha và các đại ca múa súng vung dao tầm sư học võ. Tôi cũng theo tới, tai nghe mắt nhìn, chơi đùa theo. Từ khi cha và các đại ca bị giết ở Trường Bình, ta quyết chí báo thù rửa hận cho họ, đối với việc tập võ không dám sao nhãng. Tinh thông võ nghệ để giết quan nhà Tần, giết lính nhà Tần”. Chí hướng của Khương Đào Hoa khiến Tư Không Mã và Triệu Hoảng cảm động. Thấy Tư Không Mã và Triệu Hoảng mang nhiều lễ phẩm quý giá như vậy đến thăm cô, Khương Đào Hoa có phần thấy áy náy.
Triệu Hoảng vừa lấy trong túi đeo bên mình ngựa ra vật phẩm vừa nói: “Đây là 30 dật vàng có thể làm nhà dựng vườn; đây là lụa là gấm vóc có thể may áo may lĩnh; đây là phấn sáp dùng trang điểm, người cầu hôn sẽ liên tục không ngớt…” Một câu nói làm Khương Đào Hoa hai má ửng hồng, làm lạ hỏi: “Triệu đại ca, anh lảm nhảm cái gì đấy?”
Triệu Hoảng cũng phát hiện câu cuối của mình nói lung tung, tự trách nói: “Nói lảm nhảm, nói lảm nhảm!”
Lão Khương dùng cơm rượu đầy đủ để khoản đãi Tư Không Mã và Triệu Hoảng. Tư Không Mã thấy Triệu Hoảng cứ lúng túng, không để tâm đến rượu ngon canh ngọt mà cứ trân trân nhìn mặt ngọc da trắng và hai chỗ thịt gồ lên phía trước ngực của Khương Đào Hoa Dương, nghĩ bụng: “Thằng tiểu tử này đã chọn Khương Đào Hoa nhà người ta rồi”.
Uống xong rượu, Tư Không Mã thấy Triệu Hoảng cũng không đến phòng bà Khương xin phép hai người ra về mà có ý lưu luyến không muốn rời, nói chuyện trên trời dưới biển với Khương Đào Hoa Dương. Lúc nằm trên giường muốn ngủ nhưng không ngủ được, Tư Không Mã hỏi Triệu Hoảng: “Ngươi có phải đã chọn được Khương Đào Hoa rồi phải không, định lấy con người ta làm thiếp sao?”
Triệu Hoảng nói: “Cũng có ý đó”.
Tư Không Mã nói: “Bây giờ không được, chúng ta là đến để tạ ơn. Một khi nhắc tới chuyện này như là mưu đồ không chính đáng. Ngày mai đến sơn lâm bái kiến sư phụ của Khương Đào Hoa. Đơi mấy ngày xem thái độ của Khương Đào Hoa ra sao?”
Cũng giống như tất cả các vương tôn nản lòng, Dị Nhân để có được người bạn như Lã Bất Vi - vị thương gia giàu có này như vòng hào quang từ từ nâng lên trước quán trọ Liêu Cảng chiếu sáng bên trong cũng như bên ngoài lòng y. Sự hào hoa trượng nghĩa của Lã Bất Vi khiến y cảm động. Lã Bất Vi nhìn xa trông rộng khiến y khâm phục, Lã Bất Vi tài giỏi khiến y thấy đường tiền cảnh rạng rỡ phản Tần lập kế vị. Một khi rảnh rỗi, y liền nghĩ ngay đến cảnh tượng lúc được làm thái tử, thậm chí trở thành Tần Vương. Có khi trong lúc say, y nghĩ nếu như có một ngày y thực sự được lập làm kế vị phải luận công ban thưởng. Phải phong thưởng Lã Bất Vi thành tướng quốc hiển hách. Còn có một đày tớ Chu Kiểm, một lòng trung thành, vì y đã phải lo lắng, chịu khổ sở cũng phải phong hầu bái tướng. Thế hệ này vẫn còn con cháu của y đều có thể hưởng vinh hoa phú quý bất tận… Cũng chưa biết khi nào Lã Bất Vi mới đích thân sang Tần, kết quả đến Thành Dương thế nào? Vừa nghĩ tới đây, y lại cảm thấy một khung cảnh như hoa như gấm, một ảo tưởng hão huyền hiện ra. Có lúc y cũng do dự, một vị thiên tướng đặt nhiệm vụ lớn vào người này, có lúc lo lắng, có lúc như kiến ngồi trên nồi nóng.
Điều Dị Nhân quan tâm và mong ngóng nhiều nhất là Lã Bất Vi đi Thành Dương.
Thực ra, tâm trạng của Lã Bất Vi khi đến nước Tần còn căng thẳng hơn Dị Nhân.
Lã Bất Vi đợi Triệu Cơ về phủ bình an vô sự xong rồi hỏi lại chuyện cô mặc áo kim sa bị giam vào ngục ra sao, trong lòng đã hiểu được tám chín phần, cũng chỉ là việc ghen tuông, tranh giành giữa thê thiếp, ở nhà nào mà chả có! Là một đại trượng phu thì nên để việc to hóa nhỏ, việc nhỏ hoá không, giữ vai trò hoà giải.
Lã Bất Vi thấy trước khi đi phải dặn dò khách môn thê thiếp một lượt. Ông cảm thấy không tiện phân minh cuộc giành giật giữa Hoàng Phủ Kiều và Triệu Cơ. Ông nói với Triệu Cơ: “ Phủ Lã chúng ta được xem như là một đại gia lớn, người đông, lời ra tiếng vào, sau này cũng phải để tâm, ngủ cũng phải canh chừng. Thiếp là tiểu giả cũng nên chịu khổ một chút, chịu nhục để gánh vác trọng trách”. Lã Bất Vi đến bên Hoàng Phủ Kiều nói: “Ta tuy sang Tần, nàng là chính thiếp, là chủ gia đình, nên xử việc quang minh để mọi người phục theo”. Lã Bất Vi nói hết những gì cần nói rồi đến Liêu Cảng từ biệt Dị Nhân. Dị Nhân tìm bộ quần áo mà y và Chu Kiểm đã từng mặc đưa cho Lã Bất Vi nói: “Ngươi tới nước Tần, lành ít dữ nhiều, hãy mặc bộ quần áo này để tránh điều bất trắc và mới có thể vào được nơi cần vào.
Lã Bất Vi nói với Dị Nhân: “Cuộc chiến vừa qua, phong vận biến ảo khôn lường, Công tử điện hạ phải thận trọng, quyết không thể hồ đồ giương oai. Thần nhanh chóng đi rồi về, xin công tử điện hạ ngồi yên chờ tin lành”. Lã Bất Vi cầm phục sức vương tôn nước Tần mà Dị Nhân tặng cho trở về phủ. Ông chọn bốn con tuấn mã, lại đóng thêm đinh cho ngựa chuẩn bị đầy đủ những vật dụng, tiền bạc, ngày hôm sau gà vừa gáy sáng, Lã Bất Vi liền cùng Dương Tử lên đường.
Chỉ ở hai đêm trọ, Tư Không Mã cảm thấy ở chỗ Khương Đào Hoa thật buồn tẻ. Nhưng Triệu Hoảng do yêu quý Khương Đào Hoa nên lúc nào cũng vui mừng, trong lòng rất thoải mái, Tư Không Mã cảm thấy mệt mỏi rã rời. Có lúc trong người nguội lạnh, mệt mỏi, kiên quyết dừng lại giữa đường, không chịu đi, để Triệu Hoảng một mình đi cùng Khương Đào Hoa đến chỗ thầy dạy võ, để cho Triệu Hoảng và Khương Đào Hoa có cơ hội gần gũi. Họ cũng để tùy ý Tư Không Mã chứ không bắt ép phải đi theo. Tư Không Mã nhàn tản ngắm mây, trêu bọ ngựa, ngủ… đợi Triệu Hoảng và Khương Đào Hoa trở về, lại tiếp tục xuống núi cùng họ. Sáng nay, Triệu Hoảng và Khương Đào Hoa vừa đi được không lâu, Tư Không Mã thấy đói cồn cào bèn hái một quả dại nuốt chửng. Vừa có chút cảm giác vị đắng bỗng nghe thấy phía trước có tiếng binh khí, tiếng ngựa phi và tiếng người la hét, liền bật dậy, nắm chặt chuôi dao. Rất nhanh Khương Đào Hoa xuất hiện trước mặt Không Mã cùng với tiếng xào xạc của lau khao tử. Khương Đào Hoa thở hổn hển nói: “Tư Không đại ca, đi mau”. Tư Không Mã nói: “Đừng vội, nói từ từ”. Khương Đào Hoa cuống quýt: “Vừa nãy, tôi và Triệu Hoảng nhìn thấy một chiếc xe, người ngồi trên là Vương hầu của Tần Quốc, muốn giết chết. Không ngờ, thủ hạ của hắn ta thân thủ phi phàm, đánh một chập. Đại ca mau đi trợ chiến!”
Không Mã vội cùng Khương Đào Hoa đuổi theo. Nhìn thấy đằng xa một khu đất rộng rãi, ba người đang giao đấu quyết liệt. Tư Không Mã rút dao, xông lên trước, vừa định ra tay, bỗng ngây người há hốc mồm, người mặc sắc phục Tần vương tôn đó chẳng phải Lã Bất Vi sao? Tư Không Mã liền định thần, rõ ràng đích thị là Lã Bất Vi. Liền lớn tiếng hô: “Ngừng tay, mau ngừng tay!”. Hai bên giao đấu, bị tiếng hét của Không Mã khiến cho ngừng tay. Không Mã đặt dao xuống đất, quỳ bái trước mặt Lã Bất Vi, tạ lỗi nói: “Lã đại nhân, đã làm kinh động đến ngài!”. Lã Bất Vi nhìn thấy Không Mã, chợt bừng tỉnh hỏi: “Sao lại là ngươi? Sao ngươi lại ở đây?”. Tư Không Mã thở dài: “Chuyện dài lắm”. Triệu Hoảng và Khương Đào Hoa thấy vậy, đoán rằng Tư Không Mã và Lã Bất Vi có quan hệ rất thân mật. Sau khi nghe Tư Không Mã giới thiệu mới biết Lã Bất Vi là chủ của Không Mã, Không Mã là môn khách của Lã Bất Vi, vội vàng quỳ bái tạ tội.
Tư Không Mã hỏi Lã Bất Vi sao lại mặc sắc phục của Tần vương tôn mà đến đây. Sau khi Lã Bất Vi biết rõ thân phận của Triệu Hoảng và Khương Đào Hoa, cảm thấy không tiện trả lời Tư Không Mã trước mặt bọn họ. Lã Bất Vi nói lấp: “Ngươi hãy kể về ngươi trước đi”. Tư Không Mã thấy Triệu Hoảng ở đó cũng không tiện nói thật. Lại là Triệu Hoảng nhanh mồm nói: “Tôi và Tư Không Mã đều là có mệnh lớn, nếu không đã trở thành quỷ từ lâu rồi”. Triệu Hoảng và Khương Đào Hoa vừa nhìn thấy chủ nhân của Không Mã thì cũng không lên núi luyện tập nữa, trở về lều cỏ của Khương gia hâm rượu uống. Nhân lúc Triệu Hoảng và Khương Đào Hoa đều không có mặt, Lã Bất Vi kể cho Không Mã nghe chuyện mình đi Tần để lập kế hoạch cho Dị Nhân lên ngôi. Tư Không Mã hỏi: “Lã đại nhân, nói như vậy, từ nay về sau vận mệnh của chúng ta có quan hệ nơi Tần vương tôn Dị Nhân ư?”. Lã Bất Vi nói: “Đúng vậy. Tư Không Mã nay về sau chúng ta tập trung giúp sức cho Dị Nhân. Nhục cùng nhục, vinh cùng vinh. Con át chủ bài của chúng ta coi như đặt nơi Dị Nhân”. Tư Không Mã nói: “Tiểu nhân đã hiểu được ý đồ của Lã đại nhân. Đã thế, thì để tiểu nhân bảo vệ đại nhân đến Hoặc Dương”. Lã Bất Vi nói: “Ta và Dương Tử đến Hoặc Dương, dự tính cũng không có chuyện gì, chỉ là trong thành Hàm Đan xáo động không dứt, khiến ta lo lắng không yên”. Tư Không Mã nghe xong hiểu ra nói: “Thế tiểu nhân về Hàm Đan?”. Lã Bất Vi nói: “Ý ta cũng là như vậy. Sau khi ngươi về Hàm Đan, chủ yếu là đến chỗ Dị Nhân bảo vệ ông ta, đề phòng bất trắc. Có vài chuyện đợi ta trở về rồi hãy hay”.