Bà lão chăn ngỗng

Ngày xưa có một bà già nua, sống cùng đàn ngỗng tại một nơi
hẻo lánh giữa núi rừng. Bà ở trong một căn nhà nhỏ. Chúng quanh
có một khu rừng lớn. Sáng nào bà cũng chống nạng lẩy bẩy đi vào
rừng. Bà bận nhiều việc lắm, một người nhiều tuổi như bà tưởng
khó có thể làm nổi: đi kiếm cỏ cho ngỗng, hái quả dại vừa tầm tay
với, vác cả lên lưng về nhà.
Trông thì tưởng chừng bà vác nặng đến ngã khuỵu xuống mất,
nhưng cũng may là bao giờ bà cũng mang về được tới nhà. Bà gặp
ai cũng chào hỏi niềm nở:
- Chào người bà con. Hôm nay trời đẹp nhỉ! Bà con thấy già đi
tha cỏ về thì chắc lấy làm lạ lắm nhỉ, ai mà chẳng phải vác gánh
nặng của mình trên lưng.
Tuy vậy, thiên hạ không thích gặp bà lão, họ thường đi đường
vòng để tránh bà. Khi một ông bố cùng con trai đi qua mặt bà, ông
khẽ bảo con:
- Con phải coi chừng mụ già này. Mụ ấy thâm hiểm lắm. Đó là
một mụ phù thủy đấy.
Một buổi sáng, có chàng thanh niên đẹp trai đi qua rừng. Trời
nắng, chim kêu ríu rít, gió mát thổi qua cành lá, lòng chàng lâng
lâng vui sướng. Chàng chẳng gặp một ai. Bỗng chàng nhìn thấy bà
phù thủy đang cắt cỏ bằng liềm. Bà đã nhét vào tay nải một mớ
nặng, cạnh đó còn có hai giỏ đầy lê và táo dại.
Chàng nói:
- Này bà lão, bà làm thế nào mà mang hết đi được?
Bà già đáp:
- Thưa ngài, thế mà tôi vẫn phải mang cho được đấy. Con nhà
giầu có đâu cần như vậy. Nhưng nông dân thường nói: "Thôi đừng
ngó quẩn ngó quanh làm gì! Cái lưng người vốn nó phải còng."
Chàng đứng bên bà, bà bèn bảo:
- Thế chàng giúp già một tay có được không? Lưng chàng còn
thẳng, chân còn cứng, đối với chàng thì dễ thôi. Nhà già cũng gần
đây, trên cái bãi hoang kia, ở ngay sau núi, chàng chạy một lát thì
đến ngay đấy mà.
Chàng thanh niên thương hại bà lão, trả lời:
- Quả cha tôi không phải là nông dân, mà là một v? bá tước
giàu có, nhưng thôi cứ để tôi mang giúp bà chiếc tay nải kia.
Bà già nói:
- Nếu chàng cố giúp cho thì quý hóa quá. Chắc chắn là chàng
phải đi mất một giờ đấy, nhưng đối với chàng thì thấm vào đâu.
Chàng phải mang giúp cho cả táo và lê đến đấy nữa nhé!
Nghe nói đi mất một giờ thì vị bá tước trẻ tuổi hơi phân vân,
nhưng bà già không buông chàng ra, bà buộc khăn gói trên lưng
chàng, khoác đôi giỏ vào cánh tay chàng và nói:
- Chàng thấy chưa, cũng dễ thôi mà!
Bá tước vừa đáp vừa nhăn nhó:
- Đâu, không dễ đâu! Cái bọc nặng như là bọc đá ấy, lê táo cũng
nặng như chứ. Thở chẳng ra hơi nữa!
Chàng muốn trút tất cả mọi thứ, nhưng bà già không chịu. Bà
nói mỉa:
- Trông kìa! Có đời thuở nhà ai một vị trai tráng mà không chịu
mang cái mà một bà già như ta đã từng lê đi bao nhiêu lần. Nói
hay, nói đẹp thì sao mà mau thế! Hễ công việc thật thì chỉ muốn lẩn
thôi.
Bà nói tiếp:
- Sao chàng lại chần chừ, đứng ỳ ra như thế! Chịu khó nhấc
chân lên chứ. Không ai đỡ gói cho đâu.
Còn đi trên đất bằng thì chàng còn chịu nổi. Nhưng khi lên núi,
phải trèo, đá lăn dưới chân chàng y như chúng là những vật sống
thì thật là quá sức chàng. Mồ hôi nhễ nhại trên trán, chảy ròng
ròng xuống lưng chàng, khi thì nóng bốc lên, khi thì lại lạnh toát
sống lưng. Chàng nói:
- Bà già ơi, tôi không chịu nổi nữa, cho tôi nghỉ một tí.
Bà già đáp:
- Không nghỉ ở đây được. Để đến nơi đã, hãy nghỉ. Bây giờ cứ đi
đi. Biết đâu thế chả là điều hay cho chàng.
Bá tước nói:
- Mụ già kia, mụ thật hỗn xược.
Chàng định vứt chiếc khăn gói đi, nhưng loay hoay mãi mất
công toi. Khăn gói dính chặt vào lưng chàng y như là nó mọc từ
lưng ra. Chàng quay cuồng, vặn vẹo mãi mà không tài nào thoát ra
được.
Bà già thấy vậy cười và nhảy nhót trên đôi nạng một cách
khoái trá. Bà nói:
- Chàng ơi, xin chàng chớ tức giận, mặt chàng đã đỏ chín lên
như gà chọi rồi. Chàng cứ chịu khó đeo khăn gói đi, đến nhà, già sẽ
thưởng cho xứng công.
Chàng biết làm sao bây giờ? Chàng đành tuân theo số phận,
nhẫn nhục lê theo bà già. Bà ta có vẻ mỗi lúc một lanh lẹn, còn
chàng thì thấy gánh trên vai mỗi lúc một thêm nặng. Rồi bỗng bà
nhún người nhảy một cái, ngồi trên khăn gói.
Bà gầy khẳng khiu như cái cọc rào, mà sao nặng hơn cả một
mụ nông dân béo? Chàng thanh niên lảo đảo, nhưng nếu chàng
không chịu đi thì bà lây roi và cành gai đánh vào chân chàng.
Chàng không ngừng rên rỉ, trèo lên núi, mãi đến khi sắp khuỵu
xuống mới tới nhà bà. Đàn ngỗng thấy bà già gọi thì vỗ cánh vươn
cổ lên, chạy ra đón và kêu quang quác. Một mụ đã có tuổi, mạnh
khỏe to lớn, xấu như ma lem, cầm roi theo sau đàn ngỗng. Bác ta
bảo bà lão:
- Mẹ ơi, có việc gì mà sao lâu thế?
Bà lão đáp:
- Con cứ yên tâm, chả gặp điều gì dữ cả. Trái lại, chàng đây lại
mang giúp cho mẹ. Này con ạ, khi mẹ mệt chính chàng ta lại cõng
mẹ trên lưng nữa. Thành ra đường đi không thấy xa, đi rất vui vẻ
và luôn luôn đùa giỡn với nhau.
Mãi sau bà già mới chịu tụt xuống, đỡ khăn gói khỏi lưng
chàng, lấy giỏ khỏi tay chàng, thân mật nhìn chàng và bảo:
- Thôi bây giờ, chàng hãy ngồi ở chiếc ghế dài trước cửa mà
nghỉ. Chàng thật đáng được trả công một cách xứng đáng. Mà nhất
định là có thôi.
Rồi bà bảo mụ chăn ngỗng:
- Con hãy vào trong nhà, con ạ. Con đứng một mình với chàng
trai trẻ thật là không tiện, không nên đổ dầu vào lửa. Chàng ta có
thể mê con đấy.
Bá tước chẳng biết nên cười hay nên khóc. Chàng nghĩ bụng: đồ
của thừa như thế, giá có trẻ hơn ba chục tuổi cũng chẳng làm cho
mình rung động được.
Trong khi ấy, bà lão vuốt ve đàn ngỗng như con, bà cùng mụ
con gái vào nhà. Chàng thanh niên ngả mình trên chiếc ghế dài ở
gốc một cây táo. Không khí êm dịu, ấm áp. Chung quanh rải ra một
đống cỏ xanh rờn, đầy hoa ngọc châu, hoa bách lý và hàng trăm thứ
hoa khác. Một con suối trong veo, lóng lánh ánh mặt trời chảy
ngang. Đàn ngỗng trắng nhởn nhơ đi qua đi lại hoặc lội bì bõm dưới
nước. Chàng nghĩ bụng:
- Ở đây thật là yêu kiều, nhưng ta buồn ngủ quá, mắt cứ díp
lại. Ta phải ngủ đi một tí mới được. Chỉ mong đừng có cơn gió nào
thổi bay đôi chân mình đi, chân mình đã nhũn ra như bùi nhùi mất
rồi.
Chàng ngủ được một lát thì bà già đến lay dậy, bà bảo:
- Dậy đi, chàng ơi! Chàng không ở lại đây được đâu, quả là già
đã làm cho chàng vất vả, nhưng cũng chưa hại gì đến tính mạng.
Giờ thì già trả công cho chàng. Tiền bạc và của cải thì chàng không
cần đến, để ta cho thứ khác.
Nói rồi, bà nhét vào tay chàng một chiếc hộp nhỏ làm bằng một
viên ngọc xanh nguyên khối và dặn:
- Chàng hãy giữ hộp này cẩn thận, nó sẽ mang phúc đến cho
chàng.
Bá tước vùng dậy, cảm thấy trong người khoan khoái, lại sức,
cảm ơn bà già rồi lên đường, không buồn quay lại nhìn con gái xinh
đẹp của bà lấy một lần. Chàng đi được một quãng đường vẫn còn
nghe thấy tiếng ngỗng kêu vui vẻ từ xa vọng lại.
Bá tước phải lang thang ba ngày trong rừng hoang mới tìm ra
được lối đi. Chàng đến một thành phố lớn. Ở đấy không ai biết
chàng. Người ta dẫn chàng đến cung điện. Vua và hoàng hậu đã
ngự triều. Bá tước quì xuống, rút chiếc hộp bằng ngọc xanh ở túi ra
để xuống chân hoàng hậu. Bà truyền cho chàng đứng dậy, chàng
cầm lấy chiếc hộp dâng lên bà vừa mở ra xem thì ngã xuống đất bất
tỉnh nhân sự. Bá tước bị bọn thị vệ nắm chặt lấy định đem tống
ngục. Nhưng hoàng hậu mở mắt, truyền phải tha chàng. Bà đuổi
mọi người ra và muốn tiếp chuyện riêng chàng.
Khi chỉ còn mình bà với bá tước, hoàng hậu khóc lóc thảm thiết
và bà nói:
- Giàu sang phú quí đối với ta có làm gì, vì sáng nào ta thức
dậy cũng phải lo âu phiền não. Ta có ba con gái, con gái út đẹp
nhất, thiên hạ coi là của quí kỳ diệu. Da nó trắng như tuyết, má nó
hồng như táo, tóc nó rực rỡ như ánh sáng mặt trời. Khi nó khóc,
không phải giọt lệ thường, mà là hạt châu, hạt ngọc ở mắt nhỏ ra.
Năm nó mười lăm tuổi, vua cho đòi ba chị em nó đến trước ngai
vàng. Chàng không thể tưởng tượng quần thần trố mắt ra nhìn thế
nào khi đứa thứ ba bước vào. Thật y như mặt trời mọc. Vua phán
"Các con ạ, cha không biết ngày nào cha chết. Hôm nay, cha muốn
quyết định xem sau khi cha chết, mỗi con được hưởng gì. Các con
đều yêu cha cả, nhưng con nào yêu cha tha thiết nhất sẽ được
hưởng cái quý nhất". Cô nào cũng nhận là yêu cha tha thiết nhất.
Vua hỏi: "Các con hãy nói xem các con yêu cha thế nào. Cha sẽ hiểu
được lòng các con". Cô cả nói: "Con yêu cha như yêu đường ngọt
nhất". Cô thứ hai nói: "Con yêu cha như yêu chiếc áo đẹp nhất của
con". Cô thứ ba lặng thinh. Vua cha liền hỏi: "Thế nào, con yêu ta
như thế nào?". Cô đáp: "con không biết lấy gì ví lòng con yêu cha".
Nhưng vua cha đòi cô phải nói lên cái gì để ví. Sau mãi cô mới nói:
"Món ăn ngon nhất mà thiếu muối thì con không thể ăn ngon được.
Do đó con yêu cha như muối". Vua cha nghe vậy, nổi giận phán:
"Nếu mày yêu ta như muối thì ta sẽ lấy muối thưởng tấm lòng của
mày". Vua liền chia giang sơn làm đôi cho hai cô con gái lớn và sai
bược lên lưng cô đi một bị muối, rồi cho hai người nông nô dẫn cô
vào rừng hoang.
Hoàng hậu nói tiếp:
- Tất cả chúng tôi đều van xin, nhưng vua vẫn không nguôi
giận. Chao ôi! Con tôi nó khóc lóc thảm thiết làm sao khi nó phải từ
bỏ chúng tôi. Suốt dọc đường rơi đầy châu ngọc ở mắt nó tuôn ra.
Sau đó ít lâu, vua hối hận vì đã quá nhẫn tâm. Vua cho đi tìm đứa
con đáng thương khắp trong rừng nhưng chẳng ai thấy nó. Ta cứ
nghĩ nó bị thú dữ ăn thịt là ta lại buồn rầu. Đôi khi, ta tự an ủi với
hy vọng là nó vẫn còn sống, chui rúc trong một cái hang nào đó hay
nương tựa ở nơi nào có người thương hại. Chàng có thể tưởng tượng
được không, khi ta mở chiếc hộp con bằng ngọc xanh của chàng ra,
ta thấy có một hạt ngọc đúng như hạt lệ ở mắt con ta nhỏ ra. Chàng
hiểu tại sao ta thấy ngọc mà lòng ta xúc động. Chàng phải nói cho
ta biết làm sao ngọc ấy lại vào tay chàng.
Bá tước kể lại cho hoàng hậu biết là chàng nhận được ngọc của
một bà lão trong rừng, có vẻ khả nghi lắm, chắc là một mụ phù
thủy. Chàng không hề nghe nói gì về công chúa hoặc trông thấy
nàng. Vua và hoàng hậu quyết định đi tìm bà lão vì nghĩ là ngọc ở
đâu ắt là có thể tìm ra tung tích con mình ở đó.
Bà lão ngồi ở ngoài trời, chỗ bãi hoang, kéo sợi bên chiếc
giường. Trời đã tối. Ở dưới bếp, một thanh củi hắt ra ánh sáng leo
lắt. Bỗng ở ngoài có tiếng ồn ồn, ngỗng từ đồng cỏ về nhà, kêu
quang quác ầm lên. Một lát sau, một người đàn bà bước theo vào.
Bà lão chả buồn chào đáp lại người ấy, chỉ khẽ gật đầu. Người đàn
bà lại ngồi bên mẹ cầm guồng quay sợi nhanh nhẹn như một thiếu
nữ. hai người ngồi vậy hai giờ, không nói với nhau nửa lời. Mãi sau
có tiếng động khẽ ở cửa sổ. Rồi có đôi mắt sáng như lửa chằm chằm
nhòm vào. Đó là một con cú, nó hú lên ba lần. Bà già ngẩng lên
nhìn một tí rồi bảo:
- Con ạ, đã đến lúc con đi ra làm việc rồi con ạ.
Người đàn bà đứng dậy đi ra. Bác đi đâu vậy? Bác băng qua
đồng cỏ, đi mãi đến thung lũng. Sau đó bác đến một dòng suối, trên
bờ có ba cây sồi cổ thụ. Trong khi ấy mặt trăng tròn và to đã lên
quá đỉnh núi. Trăng sáng đến nỗi có thể tìm được cái kim nhỏ. Bác
bỏ miếng da úp trên mặt ra rồi xuống suối rửa. Xong xuôi, bác
nhúng miếng da vào nước rồi đặt xuống đồng cỏ để phơi khô và cho
bạc màu dưới ánh trăng. Bác biến đổi khác hẳn. Chưa ai được thấy
một người đẹp đến thế! Mái tóc hoa râm vừa rơi xuống thì mớ tóc
vàng sổ ra như ánh mặt trời, phủ lên khắp người như một chiếc áo
khoác. Đôi mắt cô thiếu nữ sáng ngời như sao trên trời, đôi má ửng
hồng mịn dịu như hoa táo.
Nhưng cô gái xinh đẹp lại buồn rầu. Cô ngồi khóc thảm thiết,
nước mắt tuôn lã chã trên mớ tóc dài rơi xuống đất. Cô cứ ngồi mãi
cho đến khi trên cành cây gần đó có tiếng loạt xoạt, rào rào.
Cô nhảy chồm lên như con hoẵng nghe tiếng súng của người đi
săn, đúng lúc ấy mặt trăng bị mây che phủ. Chỉ trong giây lát, cô
lấy miếng da đắp lên mặt như cũ rồi biến đi như ngọn đèn bị gió
thổi tắt.
Cô run rẩy như lá liễu, bỏ chạy về nhà. Bà già đứng trước cửa.
Cô định kể lại sự việc xảy ra. Nhưng bà lão cười thân mật và bảo:
- Mẹ biết hết cả rồi.
Bà dẫn cô vào buồng và nhóm thêm một thanh củi nữa. Nhưng
bà không ngồi bên guồng nữa mà đi lấy một cái chổi quét tước sạch
sẽ.
Bà bảo cô:
- Tất cả mọi thứ đều phải tinh tươm, sạch sẽ.
Cô bảo:
- Này mẹ, nhưng sao khuya rồi mẹ mới bắt đầu làm việc? Mẹ
định làm gì?
Bà già hỏi:
- Thế con không biết mấy giờ rồi à?
Cô đáp:
- Chưa đến nửa đêm, nhưng đã quá mười một giờ rồi.
Bà nói tiếp:
- Thế con không biết cách đây ba năm, đúng ngày này năm ấy,
con đã đến đây với ta à? Vận hạn của con đã hết, chúng ta không
thể cùng ở với nhau nữa.
Cô gái sợ hãi hỏi:
- Trời ơi, mẹ yêu dấu, mẹ định bỏ con à! Con biết đi đâu bây
giờ? Con không có bạn bè, không có quê hương, con biết nương tựa
vào ai? Mẹ muốn gì, con đều đã làm cả, có bao giờ con làm phật ý
mẹ đâu. Xin mẹ đừng đuổi con đi!
Bà già không muốn nói cho cô gái việc sắp xảy ra.
Bà bảo cô:
- Mẹ không thể ở đây lâu hơn nữa. Nhưng khi mẹ dọn đi thì
nhà cửa phải cho sạch sẽ. Vì vậy, con đừng làm cản trở công việc
của mẹ. Về phần con, chớ có lo ngại. Con sẽ tìm ra một mái nhà có
thể ở được. Con cũng sẽ hài lòng về công xá mẹ trả cho con.
Cô gái lại hỏi:
- Nhưng mẹ hãy nói cho con biết việc sắp xẩy ra.
- Mẹ bảo con lần nữa là đừng có quấy rầy mẹ trong khi mẹ bận
làm. Con đừng nói gì nữa, con cứ về phòng riêng bỏ miếng da che
mặt xuống, mặc chiếc áo lụa vào, chiếc áo mà con mặc khi con đến
với mẹ, rồi cứ đợi ở trong phòng cho đến khi mẹ gọi ra.
Nhưng để tôi kể cho các bạn nghe về việc vua và hoàng hậu
cùng bá tước ra đi tìm bà già ở bãi hoang. Ban đêm, vào rừng, bá
tước bị lạc vua và hoàng hậu nên phải đi một mình. Chàng đi mãi
đến xẩm tối. Chàng trèo lên một cây định ngủ qua đêm vì lo lạc
đường. Ánh trăng vừa tỏ xuống, sáng khắp vùng thì chàng thấy có
một bóng người thẫn thờ từ trên núi xuống. Người đàn bà không
cầm roi trong tay nhưng chàng nhận ra ngay là bác chăn ngỗng mà
chàng đã gặp ở nhà bà già trước kia. Chàng kêu lên:
- Chà, mụ ấy đây rồi. Ta đã vớ được mụ phù thủy này thì mụ
kia cũng không thoát được đâu.
Chàng rất ngạc nhiên khi thấy mụ đến bên suối, bỏ tấm da che
mặt ra rửa thì mớ tóc vàng xõa xuống cả người. Trên đời, chàng
chưa từng thấy có ai đẹp thế. Chàng nín thở, cố vươn cổ qua cành lá
nhìn không chớp mặt. Không hiểu tại chàng vươn quá xa hay tại
duyên cớ gì khác, bỗng cành cây kêu đánh rắc một cái và ngay lúc
đó cô gái lại đeo bộ da mặt vào, nhảy như con hoẵng khỏi nơi đó.
Cùng lúc ấy, mây che khuất mặt trăng, chàng không nhìn thấy
nàng nữa.
Nàng vừa biến mất thì bá tước trèo xuống, rảo bước theo sau.
Chàng đi được một lát thì thấy bóng tối lờ mờ, hai bóng người đi
trên đồng cỏ. Đó là vua và hoàng hậu. Hai người nhìn thấy xa xa có
ánh đèn trong chiếc nhà nhỏ của bà già bèn đi lại đó. Bá tước kể lại
những điều kì lạ chàng được nhìn thấy bên suối và hai người đinh
ninh đó là cô con gái bị lạc. Họ vui mừng đi tiếp và chẳng mấy chốc
tới căn nhà con. Chung quanh nhà, ngỗng nằm ngủ, đầu ấp vào
cánh, không con nào động đậy. Họ nhìn qua cửa sổ thấy bà lão ngồi
yên lặng, kéo sợi, đầu gật gù, không nhìn ngang ngửa.
Trong buồng sạch sẽ y như là nơi ở của những người ngoài trần
tục, chân không dính một tí bụi nào. Nhưng họ không nhìn thấy con
gái bà đâu cả. Họ đứng nhìn mọi thứ một lúc rồi đánh bạo, khẽ gõ
cửa sổ.
Hình như bà lão vẫn chờ họ nên bà đứng dậy một cách niềm
nở:
- Xin các vị cứ việc vào, già biết các vị rồi.
Khi họ vào buồng rồi bà lão nói:
- Nếu cách đây ba năm, các người đừng đuổi đưa con ngoan
ngoãn dễ thương một cách bất công thì có phải đỡ một quãng đường
dài không? Kể ra thì cũng chẳng thiệt hại gì cho cô ta, cô phải chăn
ngỗng ba năm thôi. Cô chẳng tiêm nhiễm điều gì xấu cả, cô vẫn giữ
được tấm lòng trong sạch. Các người đã bị trừng phạt khá đủ rồi vì
đã sống trong lo sợ.
Nói rồi, bà lão đi đến phòng gọi:
- Con ơi ra đi con.
Cửa mở, công chúa đi ra, mặc áo lụa, tóc vàng mắt sáng ngời.
Nàng đi tới cha mẹ, ôm choàng lấy cổ hôn. Lẽ dĩ nhiên là tất cả mọi
người đều khóc vì vui mừng. Vị bá tước trẻ tuổi đứng bên họ. Khi
nàng nhìn thấy chàng thì mặt nàng đỏ ửng như đỗá hoa hồng, chính
nàng cũng không biết tại sao.
Vua bảo:
- Con yêu dấu ơi, biết lấy gì cho con bây giờ, giang sơn của cha,
cha đã cho đi hết rồi.
Bà lão nói:
- Nàng không cần gì đâu. Già đã tặng cho nàng những giọt lệ
đã vì các người mà khóc. Đó toàn là ngọc cả, đẹp hơn hạt châu dưới
bể, quí giá hơn tất cả giang sơn nhà vua. Để trả công hầu hạ của
nàng, già để cho nàng căn nhà con của già.
Bà lão nói xong thì biến mất. Ở trên tường có tiếng nổ khe khẽ,
họ nhìn quanh thì thấy căn nhà nhỏ đã biến thành một tòa lâu đài
rực rỡ, tiệc hoàng gia dọn linh đình, kẻ hầu người hạ chạy đi chạy
lại tới tấp.
Câu chuyện còn tiếp diễn, bà tôi kể chuyện này trí nhớ kém
quá nên quên mất đỗån sau. Thôi thì tôi cứ cho là nàng công chúa
đẹp đẽ lấy bá tước, hai vợ chồng ở lại lâu đài, hưởng phúc trời cho.
Tôi không rõ nhưng tôi không ngờ những con ngỗng trắng như
tuyết chăn ở bên nhà cũng đều là những cô thiếu nữ (xin đừng ai
mếch lòng) mà bà cụ đã đem về nuôi, và có lẽ các cô ấy cũng đã hiện
nguyên hình để làm thị nữ cho bà hoàng hậu trẻ tuổi.
Có một điều chắc chắn là bà lão không phải là một mụ phù
thủy như người ta tưởng mà là một bà lão tốt bụng. Rất có thể đó là
bà mụ khi sinh ra công chúa đã chúc cho nàng khóc ra châu lệ chứ
không phải nước mắt thường. Ngày nay truyện ấy không xẩy ra
nữa, nếu không thì người nghèo khó chẳng mấy chốc trở nên giàu
có.
Các em có bao giờ ăn cơm mà không có muối chưa, chắc là chưa
đúng không nào? Vậy các em hãy thử bảo bố mẹ làm các món ăn mà
không cho muối xem sao! Ta coi muối là rất bình thường trong các
bữa ăn mà không biết nó quý giá đến chừng nào. Từ đó các em có
thể đỗán được tại sao nàng công chúa út lại quý cha như muối.