Thưa quý vị bồi thẩm, đây là cuộc đời con người, cho nên phải thận trọng. Chúng ta đã nghe thấy bên công tố xác nhận rằng cho đến tận hôm nay, ngày mở phiên toà, công tố vẫn ngần ngừ chưa muốn buộc tội bị báo hoàn toàn chủ tâm giết người, cho đến lúc lá thư "say" ác hại ấy được đưa ra trình toà."Việc diễn ra như đã biết!" Nhưng tôi xin nhắc lại lần nữa: anh ta chạy đến chỗ nàng, tìm nàng, chỉ để biết nàng ở đâu. Đấy là sự kiện hiển nhiên. Nếu nàng ở nhà, anh ta sẽ chẳng chạy đi đâu cả sẽ ở bên nàng và sẽ tránh được cái việc mà anh ta đã doạ trong thư. Anh ta chạy đi một cách vô tình và bất ngờ, còn về lá thư "say" của mình thì có lẽ anh ta hoàn toàn không nhớ. "Anh ta sẽ vơ theo cái chày", và các vị nên nhớ, vì cái chày ấy mà người ta đã đưa ra cho chúng ta cả một pho tâm lý: tại sao anh ta phải lấy cái chày ấy làm vũ khí, vơ lấy nó làm vũ khí, v.v… và v.v đến đây tôi chợt nảy ra một ý nghĩ bình thường nhất: nếu như cái chày ấy không nằm ngay trước mắt, không nằm trên giá để đồ cho bị cáo vơ lấy, mà cất trong tủ thì sao? - khi ấy nó không đập vào mắt bị cáo, bị cáo sẽ chạy đi tay không, không vũ khí và có lẽ sẽ chẳng giết ai. Bằng cách nào tôi có thể kết luận về cái chày như bằng chứng về sự vũ trang và chủ mưu? Phải, nhưng anh ta đã gào thét khắp các quán rượu rằng anh ta sẽ giết cha, hai ngày trước, buổi tối anh ta viết lá thư say, anh ta trầm lặng và trong quán rượu anh ta chỉ cãi nhau với một người tài công vì "Karamazov không thể không cãi nhau". Về việc đó tôi xin trả lời rằng nếu như đã mưu tính việc giết người như thế, mà lại theo kế hoạch đã viết ra thì chắc chắn là sẽ không cãi nhau với viên tài công, mà có lẽ cũng không đến quán rượu làm gì vì một người mưu tính một việc như thế đi tìm sự yên tĩnh, lánh mình, biến mất, không đề ai nhìn thấy, nghe thấy mình: "Hãy quên tôi đi, nếu có thể được", mà đấy không phải là do tính toán, mà theo bản nàng. Thưa quý vị bồi thầm, tâm lý là chiếc đòn xóc hai đầu, và chúng ta cũng biết hiểu tâm lý. Còn về những lời la hét trong quán rượu suốt tháng đó thì trẻ con và những kẻ nhậu say sưa khi ra khỏi quán, cãi nhau thường vẫn nói: "Tao sẽ giết mày", nhưng rồi có giết đâu. Ngay chính lá thư ác hại ấy, phải chăng nó cũng là sự bực tức trong cơn say, là sự quát tháo của kẻ ra khỏi quán rượu: tao sẽ giết, tao sẽ giết tất cả chúng mày! Tại sao lại không phải như vậy, tại sao lại không thể như vậy? Tại sao lại có lá thư ác hại ấy, tại sao, nó không buồn cười ư! Chính bởi vì đã tìm thấy xác chết của ông bố bị giết, bởi vì người làm chứng đã nhìn thấy bị cáo ở trong vườn, có vũ khí và đang bỏ chạy, và chính ông ta bị đánh gục thành thử tất cả diễn ra như đã viết, vì thế lá thư không buồn cười, mà ác hại. Sáng danh Chúa, chúng ta đã đến điềm "ở trong vườn tức là giết người". Bằng hai từ đó: đã có mặt thì nhất định là, thế là đầy đủ hết, thâu tóm cả lời buộc tội, - "đã có mặt thì tức là". Nhưng nếu tuy có mặt nhưng không tức là thì sao? Ôi, tôi đồng ý rằng toàn bộ các sự kiện gộp lại, sự trùng hợp các sự kiện thực sự khá hùng hồn. Nhưng hãy xét các sự kiện ấy riêng biệt, không gộp chúng lại với nhau: tại sao bên công tố nhất quyết không muốn chấp nhận lời khai của bị cáo rằng anh ta chạy xa cửa sổ là chân thực? Hãy nhớ lại sự châm chọc mà bên công tố nói về sự kính cẩn và những tình cảm hiếu thảo đột nhiên dậy lên trong bị cáo. Nhưng nếu ở đây quả thật có cái gì giống như thế, nghĩa là dù không tôn kính, nhưng hiếu thảo thì sao? "Hẳn là mẹ tôi đã cầu nguyện cho tôi lúc ấy", - bị cáo khai trong lúc điều tra, anh ta đã chạy đi ngay khi tin chắc rằng Xvetlova không có ở trong nhà cha. "Nhưng nhìn qua cửa sổ thì không thể biết rõ được". - bên công tố phản bác chúng tôi. Tại sao không thể được nhỉ? Cửa sổ mở ra theo mật hiệu mà bị cáo đã gõ kia mà! Ở đây Fedor Pavlovich có thể thốt ra một tiếng gì đó, có thể kêu thét lên, và bị cáo có thể biết chắc rằng Xvetlova không có trong phòng. Tại sao lại cứ giả định như chúng ta tưởng tượng, như người ta đề nghị chúng ta tưởng tượng ra? Thực tế có thể có cả ngàn sự việc mà ngay nhà tiểu thuyết tinh vi nhất cũng không quan sát thấy. "Phải, nhưng Grigori thấy cửa mở, như vậy bị cáo chắc chắn ở trong nhà, tức là bị cáo giết". Về cánh cửa đó, thưa quý vị bồi thẩm… Các vị thấy đấy, vì cánh cửa ấy chỉ có mỗi một người làm chứng, nhưng lúc đó người ấy ở trong trạng thái mà… Nhưng thôi được, cứ cho là cửa mở đi, cứ cho là bị cáo chối cãi, nói dối vì ý thực tự vệ rất dễ hiểu trong hoàn cảnh của anh ta, cứ cho là anh ta lọt vào nhà. Ở trong nhà thì đã sao, tại sao hễ đã ở trong nhà thì nhất định là giết? Anh ta có thể xộc vào, chạy qua các phòng, có thể xô đẩy cha, thậm chí có thể đánh cha, nhưng thấy rõ ràng "Xvetlova không ở đây" anh ta chạy đi, vui sướng vì Xvetlova không ở đây và anh ta đã chạy đi mà không giết cha. Có lẽ chính vì thế lát sau anh ta từ bờ tường nhảy xuồng chăm sóc Grigori đã bị mình đánh gục trong lúc hãng máu, là bởi anh ta có khả năng cảm thấy một tình cảm trong sạch, động lòng thương xót, bởi vì anh ta đã tránh được sự cám dỗ giết cha, bởi vì anh ta cảm thấy trái tim mình trong sạch và vui sướng vì không giết cha. Ông công tố sẽ miêu tả hùng hồn với chúng ta tâm trạng ghê gớm của bị cáo ở làng Mokroe, khi tình yêu lại đến với anh ta, kêu gọi anh ta đi xây cuộc đời mới, khi anh ta không còn có thể yêu được nữa, bởi vì đằng sau lưng là cái thây đẫm máu của cha anh ta, tiếp đó là án tử hình. Tuy nhiên công tố viên vẫn chấp nhận tình yêu mà ông giải thích theo tâm lý học của mình: "Trạng thái say rượu, người ta đưa kẻ phạm tội đi hành hình, thời gian còn lâu v.v… và v.v…". Nhưng thưa vị công tố, có phải ông đã tạo nên nhân vật khác không, tôi lại xin hỏi? Bị cáo có thô thiển và bất nhân đến mức trong lúc ấy vẫn có thể yêu đương và quanh co trước toà nếu như quả thực trên mình còn vấy máu cha? Không, không, không! Vừa mới khám phá ra rằng nàng yêu anh, gọi anh theo mình, hứa hẹn với anh hạnh phúc mới, ôi, tôi xin thề rằng anh ta cảm thấy nhu cầu gấp đôi, gấp ba phải tự vẫn và nhất quyết sẽ tự vẫn, nếu như sau lưng anh ta là cái xác cha! Ồ không, anh ta sẽ không quên mấy khẩu súng của mình ở đâu! Tôi biết bị cáo: sự nhẫn tâm mọi rợ, gỗ đá mà người ta buộc cho anh ta không phù hợp với tính cách anh ta. Anh ta sẽ tự vẫn, đấy là điều chắc chắn; anh ta không tự vẫn chính bởi vì "mẹ cầu nguyện cho anh ta", tôi giết cha không trĩu nặng trong tim anh ta, đem hôm ấy ở Mokroe anh ta đau khổ, buồn phiền chỉ vì lão Grigori bị anh ta đánh gục và cầu trời cho lão tỉnh lại, đòn đánh của anh ta không giết chết lão và anh ta không mắc tội. Tại sao lại không chấp nhận cách giải quyết sự việc như thế? Chúng ta có bằng chứng vững chắc nào là bị cáo nói dối chúng ta? Thế còn cái xác của người cha; người ta sẽ lại vạch ra với chúng ta: anh ta đã bỏ chạy, anh ta không giết, vậy thế ai giết ông già? Tôi xin nhắc lại: đây là toàn bộ logic của bên công tố: ai giết, nếu không phải là anh ta? Chẳng có ai thay anh ta. Thưa quý vị bồi thẩm, có phải như vậy không? Có thật là là dùsao cũng không tìm được ai thay vào không? Chúng ta đã nghe thấy bên công tố điểm tên từng người vẫn ở đấy và đêm hôm ấy có mặt tại nhà này. Có năm người. Tôi đồng ý là có ba người không chịu cách nhiệm, ấy là: nạn nhân, Grigori và vợ lão. Thành thử chỉ còn bị cáo và Xmerdiakov vị công tố đã kêu lên một cách đầy cảm hứng rằng bị cáo đổ cho Xmerdiakov vì không có ai mà đổ tội nữa nếu có người thứ sáu nào đó, chodù là bóng ma của một người thứ sáu thì bị cáo sẽ lập tức không đổ cho Xmerdiakov nữa vì xấu hổ, mà đổ cho người thứ sáu ấy ngay.Nhưng thưa quý vị bồi thẩm, tại sao tôi không thể kết luận hoàn toàn ngược lại? Có hai người: bị cáo và Xmerdiakov - tại sao tôi không thể nói rằng công tố buộc tội khách hàng của tôi chỉ vì không còn ai khác? Mà không còn ai khác là vì do thiên kiến có sẵn, ông đã loại bỏ bất cứ sự nghi ngờ nào đối với Xmerdiakov. Phải, quả thực là đổ tội cho Xmerdiakov chỉ có bản thân bị cáo, hai anh em bị cáo và Xvetlova, chỉ có vậy thôi. Nhưng vẫn còn những người trong số những người khai cung: đấy là sự rì rầm trong xã hội, tuy là mơ hồ, với những câu hỏi, những nghi ngờ nào đó, có những tin đồn mập mờ, ta cảm thấy có sự chờ đợi nào đó. Cuối cùng, sự đối chiếu các sự kiện, sự đối chiếu rất đặc sắc, tuy xin thú thật là vu vơ, cũng là một bằng chứng; thứ nhất là lên cơn động kinh đúng vào ngày xảy ra đại hoạ, không hiểu sao bên công tố buộc phải ra sức biện bạch, bảo vệ nó, tiếp đến sự tự sát bất ngờ của Xmerdiakov trước phiên toà. Tuy nhiên, lời khai không kém "phần bất ngờ của người em lớn của bị cáo tại phiên toà hôm nay, cho đến lúc ấy anh ta vẫn tin rằng anh mình có tội, vậy mà anh ta mang tiền đến và lại nêu đích danh Xmerdiakov là kẻ giết người! Ôi, cùng với toà và bên công tố, tôi hoàn toàn tin chắc rằng Ivan Karamazov ốm và lên cơn sốt mê sảng, lời khai của anh ta thực sự có thể là một mưu toan tuyệt vọng, mà lại trong cơn mê sảng, để cứu anh bằng cách đổ tội cho kẻ đã chết. Tuy nhiên, tên Xmerdiakov đã được thốt lên, dường như là nghe thấy một cái gì bí ẩn. Ở đây có cái gì chưa nói hết, thưa quý vị bồi thẩm, chưa xong hắn. Và có lẽ sẽ còn được nói nốt. Nhưng ta hãy tạm gác chuyện ấy lại, chuyện ấy để sau. Ban nãy toà đã quyết định tiếp tục phiên xử, nhưng bây giờ, trong lúc chờ đợi, tôi có thể vạch ra một đôi điều, chẳng hạn những nhận xét về tính cách của Xmerdiakov đã qua đời mà vị công tố đã vẽ ra một cách tinh vi và tài ba. Nhưng tuy ngạc nhiên về tài năng của ông, tôi không thể đồng ý với ông về thực chất của những nhận xét của ông. Tôi đã đến nhà Xmerdiakov, đã gặp hắn và nói chuyện với hắn, hắn gây cho tôi ấn tượng hoàn toàn khác, hắn yếu sức khỏe, đấy là sự thật, nhưng về tính cách, trái tim thì hoàn toàn không, đây hoàn toàn không phải là con người yếu đuối như bên công tố kết luận. Đặc biệt tôi không thấy hắn nhút nhát, sự nhút nhát mà vị công tố đã miêu tả hết sức đặc sắc với chúng ta. Hắn hoàn toàn không chất phác, trái lại, tôi thấy một sự đa nghi ghê gớm ẩn dưới cái vẻ ngoài ngây thơ và một trí tuệ có khả năng quan sát rất nhiều. Ồ! Bên công tố quá chất phác cho rằng hắn gàn dở. Hắn để lại cho tôi một cảm tưởng hoàn toàn dứt khoát: tôi ra về với niềm tin chắc rằng con người này rất độc đáo, háo danh vô tận hay trả thù và ghen tị kinh khủng. Tôi đã thu thập được một số điều: hắn căm thù nguồn gốc của mình, xấu hổ về điều đó và nghiến răng nhắc lại rằng hắn là "con của Xmerdiasaia".". Đối với Grigori và vợ lão là những ân nhân của hắn thời thơ ấu, hắn có thái độ thiểu tôn trọng. Hắn nguyền rủa và chế nhạo nước Nga. Hắn mơ ước sang Pháp để trở thành người Pháp. Trước đó, hắn nói nhiều và thường xuyên rằng hắn không có tiền đề làm việc đó. Tôi có cảm giác rằng hắn không yêu ai ngoài bản thân mình, hắn tự đánh giá mình cao kỳ lạ. Hắn cho rằng trình độ học thức thể hiện ở bộ quần áo bảnh bao, sơ mi sạch sẽ và đôi ủng bóng lộn. Tự coi mình là con hoang của Fedor Pavlovich (mà đây là sự thật), hắn có thể căm thù địa vị của mình so với các con chính thức của chủ: họ có tất cả, còn hắn chỉ là tên nấu bếp. Hắn cho tôi biết rằng hắn cùng với Fedor Pavlovich cho tiền vào phong bì. Cố nhiên hắn căm ghét mục đích dùng số tiền đó - với số tiền ấy hắn có thể tiến thân. Thêm nữa, hắn đã nhìn thấy ba ngàn rúp toàn bạc trăm mới tinh (tôi cố ý hỏi hắn điều đó). Ôi, đừng bao giờ cho kẻ ghen tị và tự ái trông thấy số tiền lớn, đây là lần đầu tiên hắn nhìn thấy một bàn tay cầm số tiền như thế. Xấp giấy bạc trăm có thể gây cảm tưởng bệnh hoạn đến trí tưởng tượng của hắn, lần đầu thì chưa có hậu quả gì cả. Vị công tố tài năng của chúng ta đã vạch ra một cách tình vi lạ thường tất cả những giả thuyết pro và contra về khả năng kết tội Xmerdiakov giết người và đặc biệt hỏi: vì cớ gì hắn giả vờ động kinh? Phải, nhưng hắn có thể hoàn toàn không giả vờ, cơn bệnh có thể đến hoàn toàn tự nhiên, nhưng cũng có thể qua khỏi hoàn toàn tự nhiên, người ốm có thể chợt tỉnh. Ta giả sử là không khỏi hẳn, nhưng đến một lúc vẫn cứ hồi tỉnh lại như thường có trong những cơn động kinh. Công tố hỏi: Xmerdiakov giết người vào lúc nào? Nhưng chỉ ra lúc đó hết sức dễ. Hắn có thể tỉnh giấc và trở dậy sau giấc ngủ sâu (bởi vì hắn chỉ có chìm trong giấc ngủ; sau cơn bệnh động kinh bao giờ cũng là giấc ngủ sâu), đó chính là lúc lão Grigori chộp lấy chân bị cáo leo lên bờ tường, gào vang: "Thằng giết cha!", tiếng gào ấy thật lạ thường trong đêm hôm thanh vắng và có thể làm Xmerdiakov thức giấc, lúc ấy hắn có thể ngủ không say lắm: tất nhiên hắn cũng có thể thức giấc một giờ trước đó. Rời khỏi giường, vô ý thức và không có dự định nào, hắn ra chỗ có tiếng gào, xem có chuyện gì, đầu hắn mụ mị, trí tưởng tượng vẫn còn mơ màng, nhưng hắn đã ở trong vườn, tới gần những cửa sổ sáng và được chủ cho biết một tin làm hắn hết sức mừng. Nhưng tính toán lập tức bừng lên trong đầu hắn. Ông chủ sợ hãi cho hắn biết mọi chi tiết. Thế là dần dần, trong trí não ốm đau, rồi loạn của hắn nảy ra một ý nghĩ ghê rợn, nhưng hấp dẫn và có tính logic không cưỡng lại được: giết, lấy ba ngàn đồng và đổ tất cả cho cậu chủ - bây giờ người ta còn nghĩ đến ai nếu không phải là con ông chủ, có thể kết tội ai nếu không là con ông chủ, mọi chứng cứ, cậu ta có mặt ở đây kia mà? Máu tham tiền, tham chiếm đoạt choán hết tình thần hắn, đồng thời với ý nghĩ về việc thoát khỏi sự trừng phạt. Ôi, những cơn bốc đồng bất ngờ và không thể cưỡng lại được ấy thường xảy đến khi có dịp, cái chính là thường đến một cách bất ngờ với những kẻ giết người mà một phút trước không hề biết rằng mình muốn giết người! Thế là Xmerdiakov có thể vào chỗ ông chủ và thực hiện kế hoạch của mình, bằng vũ khí gì - bằng viên đá đầu tiên mà hắn nhặt trong vườn. Nhưng để làm gì, với mục đích gì? Thế còn ba ngàn rúp đấy là con đường công danh. Ôi, tôi không tự mâu thuẫn với mình: có thể có số tiền. Thậm chí có thể chỉ mình Xmerdiakov biết tìm tiền ở đâu, tiền ông chủ giấu ở đâu. "Ờ, thế còn giấy phong bao tiền, chiếc phong bì bị xé rách nam trên sàn?" Ban nãy, khi ông công tố nói về chiếc phong bì ấy, ông đã trình bày cực kỳ tinh tế suy nghĩ của ông vế việc chỉ có kẻ không quen ăn cắp như Karamazov mới có thể để lại chiếc phong bì trên sàn, chứ hoàn toàn không phải là Xmerdiakov, hắn không đời nào để lại tang chứng như vậy, - thưa quý vị bồi thẩm, tôi nghe và bỗng cảm thấy rằng tôi nghe một điều gì hết sức quen thuộc. Các vị tưởng tượng xem, chính sự suy nghĩ như vậy, sự phỏng đoán như vậy về việc Karamazov có thể làm như thế nào với chiếc phong bì, đúng hai ngày trước tôi đã nghe chính Xmerdiakov nói, hơn thế nữa hắn nói điều đó khiến tôi sửng sốt: tôi có cảm giác rằng hắn vờ làm ra vẻ ngây ngô nói chặn trước ràng buộc cho tôi ý nghĩ ấy để tự tôi rút ra kết luận, như thể gà cho tôi. Phải chăng hắn đã mớm ý nghĩ ấy cả cho vị công tố tài ba của chúng ta. Người ta sẽ nói: thế còn bà già vợ Grigori? Bà ta đã nghe những người ốm nằm gần bà rên suốt đêm. Vâng, có nghe thấy, nhưng đấy là lý do rất lung lay. Tôi đã nghe một bà già phàn nàn một cách chua xót rằng tiếng chó sủa ở sân suốt đêm làm bà thức giấc, không để bà ngủ yên. Thế nhưng người ta biết rằng con chó tội nghiệp suốt đêm chỉ sủa có hai ba lần. Điều đó tự nhiên thôi: một người ngủ và bỗng nghe tiếng rên, thức giấc, bực bội vì mình bị đánh thức, nhưng lại ngủ thiếp đi ngay. Khoảng hai giờ sau lại có tiếng rên lại thức giấc và lại ngủ thiếp đi, cuối cùng lại rên lần nữa, lần này cũng lại hai tiếng sủa, cả đêm chỉ có ba lần. Sáng ra, người ngủ trở dậy và than phiền rằng ai đó suốt đêm rên rỉ và luôn luôn làm mình thức giấc. Nhưng nhất định người ấy phải cảm thấy như thế. Khoảng thời gian ngủ, mỗi lần chừng hai tiếng, người ấy không nhớ, chỉ nhớ những lần thức giấc, và có cảm giác rằng mình tỉnh giấc suốt đêm. Nhưng tại sao, ông công tố kêu lên, tại sao Xmerdiakov không thú nhận trong thư để lại? "Về một việc thì đủ lương tâm, về việc khác thì không". Nhưng xin nói: lương tâm, đấy là sự sám hối những kẻ tự sát không thể có sự sám hối, chỉ có sự tuyệt vọng mà thôi. Tuyệt vọng và sám hối là hai điều hoàn toàn khác nhau. Tuyệt vọng có thể độc ác và không thoả hiệp, kẻ tự sát, lúc kết thúc cuộc đời, có thể căm thù gấp bội những người mà y ghen tức suốt đời! Thưa quý vị bồi thẩm, hãy tránh sai lầm khi phán quyết! Tất cả những điều tôi vừa trình bày và miêu tả với quý vị, có cái gì khó đáng tin không? Hãy tìm sai lầm trong sự trình bày của tôi, hãy tìm xem có cái gì không thể có, phi lý? Nhưng nếu trong các giả thuyết của tôi thoáng có chút gì có thể đúng nghe được thì xin đừng kết án. Mà lẽ nào chỉ thoáng có phần thật? Xin viện tất cả những gì thiêng liêng ra mà thề rằng tôi hoàn toàn tin ở cách giải thích tôi vừa trình bày với quý vị về vụ giết người. Cái chính làm tôi bối rối và không yên tâm vẫn là ý nghĩ rằng trong tất cả khối sự kiện mà bên công tố chồng chất lên bị cáo, không có lấy một sự kiện ít nhiều chính xác và không thể bác bỏ được, mà kẻ xấu số chết chỉ vì tập hợp các sự kiện đó. Phải, tập hợp các sự kiện đó thật kinh khủng; máu nhỏ từ các đầu ngón tay, áo trong bết máu, đêm tối mịt, tiếng hét "thằng giết cha" vang vọng, kẻ la hét ngã lộn nhào, đầu vỡ toác, rồi đến bao nhiêu lời nói, lời khai, điệu bộ, tiếng la hét, - Ôi điều ấy có ảnh hưởng rất lớn, có thể lấy được lòng tin, thưa quý vị bồi thẩm, liệu có thể lấy được lòng tin của quý vị không? Các vị nên nhớ, các vị có quyền hành mênh mông, quyền gỡ tội và quyết định. Nhưng quyền càng lớn thì sử dụng quyền càng đáng sợ! Tôi nhất quyết không từ bỏ điều tôi vừa nói, nhưng thôi được, cứ cho là trong giây lát tôi tạm đồng ý với lời buộc tội rằng khách hàng của tôi đã hai tay vấy máu cha. Đấy chỉ là giả thuyết, tôi nhắc lại, tôi không một phút nào nghi ngờ sự vô tội của anh ta nhưng thôi được, tôi cứ giả định rằng bị cáo của tôi phạm tội giết cha, nhưng xin hãy như tôi nói, chodù tôi có chấp nhận giả thuyết ấy đi nữa. Trong lòng tôi vẫn có điều phải nói với quý vị bởi vì tôi cảm thấy trong trái ti.ai và khối óc quý vị vẫn diễn ra cuộc đấu tranh mãnh liệt… Xin thứ lỗi cho tôi đã nói về trái tim và khối óc quý vị. Nhưng tôi muốn chân thành đến cùng. Chúng ta sẽ thành thực!…"Đến đây một tràng vỗ tay khá rầm rộ ngắt lời luật sư. Quả thật, những lời cuối cùng của ông nói với giọng thành thực đến nỗi mọi người đều cảm thấy có lẽ thực sự ông có điều gì muốn nói và điều ông sắp nói là quan trọng nhất. Nhưng chánh án nghe tràng vỗ tay, lớn tiếng doạ "mời hết ra khỏi phòng", nếu "sự việc tương tụ" còn tái diễn. Cả phòng im lặng, và Fetiukovich bắt đầu bằng một giọng thấm thía khác hẳn giọng ông vẫn nói cho đến giờ.