Lại nói về trong nhà Tây Môn Khánh, sau khi Tây Môn Đại Thư tự ải chết, thì ít lâu sau, đại quản gia Lai Chiêu cũng bị bệnh mà qua đời. Vợ Lai Chiêu đem con là Thiết Côn đi lấy chồng khác. Lai Hưng thay thế Lai Chiêu, cai quản đám gia nhân và trông coi nhà cửa. A hoàn Tú Xuân lại xuất gia đầu Phật, theo Vương sư bà làm đồ đệ. Lai Hưng từ khi vợ là Huệ Tú chết, vẫn ở một mình. Về sau, nhũ mẫu Như Ý thường bồng Hiếu ca nhi tới phòng Lai Hưng chơi. Lai Hưng thấy Như Ý không đẹp nhưng có duyên, thường mời ăn thức này thức kia, dần dần hai người quyến luyến, ăn nằm với nhau. Nguyệt nương biết chuyện, gọi cả hai lên mắng cho một trận, rồi chọn ngày tốt, cho Như Ý một bộ quần áo mới và bốn cây trâm bạc, cho về làm vợ Lai Hưng. Từ đó ban ngày, vợ chồng mỗi người một việc, nhưng ban đem thì sum họp đầm ấm. Thời gian qua mau, thấm thoát đã tới rằm tháng tám, sinh nhật của Nguyệt nương. Ngô Đại cữu mẫu, Nhị cữu mẫu và ba vị sư bà cùng tới đưa lễ mừng và ở lại ăn tiệc sinh nhật. Đến tối, mọi người ngồi cả tại phòng cũ của Ngọc Lâu uống trà trò chuyện. Lát sau thì ba vị sư bà thay nhau giảng Phật pháp và đọc kệ. Khoảng canh hai, Nguyệt nương gọi đem trà, chẳng có a hoàn nào thưa, Nguyệt nương phải trở lên thượng phòng tự mình lấy trà. Nhưng vừa đẩy cửa bước vào, thì thấy ngọn đèn trong phòng đượ vặn nhỏ lại, Đại An và Tiểu Ngọc đang ôm nhau ngồi trên tràng kỷ thầm thì trò chuyện. Hai đứa thấy chủ vào, vội buông nhau ra. Nguyệt nương chỉ mắng: - Đồ khốn, không coi trà nước gì cả, cứ ngồi đây mà làm yêu làm quỷ hay sao? Tiểu Ngọc vặn đèn lên rồi ngượng ngùng đáp: - Để tôi bảo Trung Thu nó pha trà đem lên. Nói xong lủi ra ngoài mất. Đại An cũng nhân dịp lẻn ra theo. Hôm sau, khi khách khứa về hết, Nguyệt nương gọi Lai Hưng lên, bảo dọn nhà ra căn nhà Lai Chiêu ở trước để tiện cho Đại An. Nguyệt nương lại gọi Đại An lên cho một cái giường, một bộ quần áo mới, một cái mũ mới, một đôi hài mới, cũng gọi Tiểu Ngọc tới cho hai cái trâm bạc, hai món nữ trang bằng vàng và hai bộ quần áo lụa, rồi chọn ngày tốt, cho hai người thành vợ chồng. Ban ngày mỗi người một việc, ban đem thì vợ chồng sum họp đầm ấm. Từ đó Tiểu Ngọc thường lén lấy đồ ăn bánh trái trong phòng Nguyệt nương đem về phòng cho chồng ăn. Nguyệt nương biết nhưng cứ lời đi. Thật đúng như người ta thường nói: Qúa yêu không còn sáng suốt, Tham lam không biết chán chê, Làm chủ mà quá dễ dãi, Gia nhân đâu biết nể vì. Về phần Bình An, thấy Đại An được lấy Tiểu Ngọc làm vợ, lại được Nguyệt nương cho áo quần đồ đạc, thì trong lòng không vui. Bình An năm nay hai mươi hai tuổi, nghĩa là lớn hơn Đại An hai tuổi, vậy mà chưa được chủ lo cho yên bề gia thất. Nguyên tiệm dược phẩm của Tây Môn Khánh cũng còn là tiềm cầm đồ. Một hôm có người tới cầm hai món nữ trang để lấy ba chục lạng bạc, hẹn là một tháng sau sẽ trả cả vốn lẫn lời để chuộc đồ về. Phó quản lý cất đồ vào tủ như thường lệ. Không ngờ Bình An thấy của tối mắt, lòng tham nổi dậy, đánh cắp hai món nữ trang đó, bán lấy tiền, tới nhà một kỹ nữ, gọi luôn một lượt hai kỹ nữ ngủ đêm với mình và ở luôn đó hai đêm. Chủ chứa thấy Bình An lạ mặt, lại tiêu tiền như rác thì nghi ngờ, sợ liên luỵ, liền báo với lính tuần. Lính tuần tới đánh Bình An hai bạt tai, trói lại mà dẫn đi. Lại nói về Ngô Điển Ân, mới thăng chức Tuần kiểm, đang cưỡi ngựa đi trên đường, tình cờ trông thấy đám lính tuần đang dẫn một người đi thì gọi là hỏi: - Người này là ai, phạm tội gì vậy? Lính tuần quỳ thưa: - Tên này ở đâu tới xóm kỹ nữ, ăn tiêu phung phí, trong người nhiều tiền bạc, rất khả nghi, nên bắt lại tra hỏi. Ngô Điển Ân bảo: - Dẫn nó lại phủ cho ta thẩm vấn. Nói xong cưỡi ngựa về trước. Bình An bị dẫn vào phủ Tuần kiểm. Ngô Điển Ân ngồi vào án thư tại sảnh đường, quân hầu đeo cung tên cầm giáo mác đứng dọc hai bên. Bình An quỳ trước án thư, nhận ra Ngô Điển Ân, nghĩ bụng: - Lúc trước người này là quản lý của gia gia mình, nếu nhận ra mình tất sẽ tha ngay. Do đó thưa rằng: - Tiểu nhân là Bình An, gia nhân trong nhà Tây Môn lão gia. Ngô Điển Ân hỏi: - Ngươi đã là gia nhân, sao lại lấy cắp nữ trang tiền bạc của chủ? Bình An đáp: - Mấy món nữ trang đó là do Đại nương tôi cho một người thân thích ở ngọai thành mượn, hôm qua sai tôi đi đòi về, nhưng đường xa về trễ, cổng thành đã đóng, không vào thành được, nên tôi phải ngủ đỡ một đêm ở ngàoi, không ngờ lại bị hiểu lầm mà phải tới đây. Ngô Điển Ân quát: - Đừng nói láo, chủ mày nữ trang nhiều, tiền bạc lắm, đồ đạc vật dụng bằng kim ngân trong nhà không thiếu, nhất định là mày đã ăn cắp để tới xóm yên hoa vui thú. Có gì thì khai thật hết ra, đừng để ta phải dùng tới cực hình. Bình An nói: - Quả là Đại nương tôi sai tôi đòi mấy món nữ trang đó, tôi không dám nói dối. Ngô Điển Ân đập bàn thét: - Thằng này gớm thật, không đánh không được. Nói xong quát tả hữu: - Đem đại côn ra trị tên này cho ta. Tức thì lính tráng đem côn ra đè Bình An xuống mà đánh, Bình An đau quá kêu rống lên rồi nói lớn: - Xin cho ngừng tay, tôi xin khai thật. Ngô Điển Ân ra lệnh ngưng đánh mà bảo: - Ngươi khai thật thì khỏi bị đòn thêm. Bình An nói: - Tôi lấy cắp ngoài tiệm của chủ. Đó là mấy món nữ trang do người ta đem đến cầm thế. Ngô Điển Ân hỏi: - Vì cớ gì mày lại lấy cắp của chủ như thế? Bình An nói: - Chẳng giấu gì lão gia, năm nay tôi đã hai mưoi hai tuổi rồi mà Đại nương chưa lo gia thất cho tôi, vậy mà thằng Đại An cũng là gia nhân trong nhà, năm nay mới hai mươi tuổi, lại được Đại nương gả a hoàn cho nó, lại cho nó nơi ăn chốn ở, đồ đạc của cải, vì thế mà tôi uất ức, mới lấy trộm mấy món đó. Ngô Điển Ân ngẫm nghĩ rồi bảo: - Chắc là thằng Đại An và chủ mày là Ngô thị có tình ý gì với nhau nên mới gả a hoàn cho nó để có người liên lạc che mặt thế gian. Có thật như thế thì mày cứ khai ra, mày sẽ không liên can gì cả, ta thả mày ra ngay. Bình An nói: - Chuyện đó có hay không thì quả tôi không được biết. Ngô Điển Ân bảo: - Mày không nói thật thì tao kẹp mày. Nói xong thét tả hữu lấy kẹp ra. Bình An hoảng lên: - Xin đừng dùng cực hình, để tôi nói vậy. Ngô Điển Ân bảo tả hữu cất kẹp đi rồi nói: - Mày nói thật thì được yên lành, chớ có cứng đầu mà khổ. Bình An không biết nói sao, chỉ thưa: - Quả là Đại nương tôi và thằng Đại An có tư tình. Đại An đòi lấy con a hoàn Tiểu Ngọc, Đại nương bằng lòng ngay, lại còn cho nó quần áo nữ trang nữa. Ngô Điển Ân sai thư lại lấy khẩu cung của Bình An, ghi vào giấy đàng hoàng, rồi cho giam Bình An lại. Đoạn cho trát gọi Nguyệt nương, Đại An và Tiểu Ngọc tới. Lại nói về Phó Quản lý khi thấy mấy món nữ trang trong tủ biến mất thì hoảng lên, hỏi Đại An. Đại An đáp: - Đồ đạc cầm thế tôi có biết gì đâu. Phó quản lý bảo: - Ta để trong tủ này mà sao biến đi đâu mất. Nói xong sai Đại An tìm Bình An, nhưng tìm mãi cũng không thấy. Phó quản lý càng hoảng. Người cầm đồ lại tới hỏi chuộc lại, phó quản lý cứ hẹn lần hẹn lữa. Người này tới lui mấy lần không chuộc được, bèn không chịu về, cứ đứng tại tiệm làm rầm lên: - Tôi cầm thì tôi chuộc lại, món đồ của tôi trị giá bảy tám chục lạng chứ có ít đâu. Tiền vốn tiền lời tôi trả đủ, sao không cho tôi chuộc? Phó quản lý phải năn nỉ hết lời, người này mới chịu về và hẹn là hôm sau sẽ tới. Bình An đi cả mấy ngày đêm không về, Phó quản lý biết chắc là Bình An đã lấy cắp, bèn cho người đi tìm kiếm khắp nơi trong huyện. Hôm sau người cầm đồ lại tới làm rầm lên. Phó quản lý không biết làm sao, đành phải thưa thật với Nguyệt nương là Bình An ăn trộm đồ rồi trốn đi. Nguyệt nương bảo Phó quản lý lấy năm chục lạng bạc mà đền, nhưng người cầm đồ không chịu, nói: - Món đồ của tôi trị giá bảy tám chục lạng chứ đâu có rẻ như thế. Phó quản lý đề nghị thêm mười lạng nữa nhưng người này vẫn không chịu, đòi đúng bảy chục lạng. Đôi bên đang lời qua tiếng lại thì có người tới báo: - Thằng Bình An ăn cắp đồ nữ trang, đem tới nhà kỹ nữ mua vui, hiện đang bị giam tại ty Tuần kiểm, sao không cho người tới lãnh nó ra? Phó quản lý vội sai Đại An vào báo với chủ. Nguyệt nương bảo: - Ngô Tuần kiểm là quản lý cũ của nhà này, chuyện có gì đáng lo. Nói xong sai mời Ngô Đại cữu tới bàn tính. Ngô Đại cữu bảo là nên làm đơn xin lại những đồ vật đã bị trộm. Hôm sau Phó quản lý cầm đơn tới ty Tuần kiểm, nghĩ bụng là Ngô Điển Ân nghĩ tình cũ, công việc sẽ dễ dàng, nào ngờ Ngô Điển Ân quát mắng thậm tệ, lại còn dọa đánh đòn, sau thì bảo: - Thằng gia nhân đó khai là Ngô thị và Đại An thông gian, ta đang cho gọi Ngô thị tới để xét hỏi, vậy mà mày dám dẫn xác tới đây đòi nọ đòi kia hay sao? Phó quản lý đã không lấy lại được vật bị trộm, lại còn bị một phen hoảng vía, liền ba chân bốn cẳng chạy về thưa lại hết với Nguyệt nương, không dám giấu giếm. Nguyệt nương nghe xong lạnh tóat cả người, chưa biết tính sao. Trong khi đó, người cầm đồ tìm tới cổng la lối: - Mấy người tính sao đây? đồ của tôi không trả mà cũng không chịu đền là thế nào? cứ hẹn lần hẹn lữa dối gạt tôi, hôm nay nói là đi lấy lại đồ vật, rút cục cũng không có cho tôi. Hôm nay mà tính không xong thì biết. Phó quản lý phải chạy ra dùng lời ngọt ngào nói: - Xin cứ để cho chúng tôi thêm một hai ngày nữa, đồ vật sẽ được trả lại, làm sao mà mất được, mà nếu không lấy lại đựoc thì chúng tôi xin bồi thường xứng đáng. Người này vùng vằng bỏ về. Nguyệt nương trong lòng hết sức lo ngại, cho mời ngay Ngô Đại cữu tới để tìm người tới nói với Ngô Điển Ân, cho dẹp vụ này đi. Ngô Đại cữu bảo: - Chỉ sợ là hắn cố tình từ chối, có lẽ mình nên cho hắn ít tiền bạc phẩm vật. Nguyệt nương bảo: - Lúc hắn chưa làm quan thì hắn là quản lý cũ của nhà này, lúc đó gia gia tôi có cho hắn vay một trăm lạng, nhưng lại vị tình nên không làm giấy tờ gì cả, nay hắn nỡ lấy ân làm oán như thế này hay sao. Ngô đại cữu nói: - Hắn là kẻ vong ân bội nghĩa như vậy thì biết làm sao. Nguyệt nương nói: - Xin ca ca tính giùm cho chuyện này, hay là mình cho hắn chục lạng bạc để hắn dẹp v!!!1361_94.htm!!!
Đã xem 1763625 lần.
http://eTruyen.com