Dịch giả: Phan Văn Các
Hồi 31
AI BẢO PHÚC BẤT TRÙNG LAI ?

T ây Môn Khánh và Kim Liên uống rượu xong lại vào giường ngủ. Xuân Mai ngồi ngoài hành lang khâu hài, thấy Cầm Đồng đứng thập thò ngoài xa bèn hỏi:
- Có chuyện gì không?
Cầm Đồng không đáp, lấy tay chỉ Thu Cúc đang đội đá quỳ ngoài thềm. Xuân Mai mắng:
- Đồ ôn dịch kia, có chuyện gì thì nói, sao lại chỉ trỏ huyên thuyên vậy.
Cầm Đồng cười bảo:
- Có Trương An muốn gặp gia gia để thưa chuyện Xuân Mai bảo:
- Trương An thì Trương An chứ sao mày phải làm ra bộ quan trọng vậy? Gia gia và Ngũ nương đang nghỉ, làm kinh động thì mày chỉ có nước chết. Cứ bảo Trương An đứng đợi đi.
Cầm Đồng bực mình trở ra, lát sau quay lại nói:
- Gia gia dậy chưa?
Xuân Mai gắt:
- Thằng khỉ này lạ nhỉ, làm cái gì mà rối lên vậy, có chuyện gì quan trọng không?
Cầm Đồng đáp:
.
- Trương An có chuyện cần thưa gấp với gia gia rồi còn phải trở ra ngoại thành kẻo sợ trời tối.
Xuân Mai bảo:
- Gia gia đang ngủ say ai mà dám gọi, mày ra bảo Trương An chịu khó đợi một lúc nữa đi, nếu trễ quá thì ở lại, ngày mai ra ngoại thành cũng được chứ gì.
Tây Môn Khánh nghe tiếng nói chuyện bèn gọi Xuân Mai vào hỏi:
- Có chuyện gì vậy?
Xuân Mai đáp:
- Cầm Đồng tới thưa là có Trương An muốn thưa chuyện.
Tây Môn Khánh nói:
- Đưa áo đây cho ta rồi ra bảo nó đợi ta.
Xuân Mai lấy áo. Kim Liên hỏi Tây Môn Khánh:
- Trương An nó tới có chuyện gì vậy?
Tây Môn Khánh nói:
- Ở ngoại thành, ruộng của bà quả phụ hộ Triệu ở ngay cạnh ruộng đất nhà mình, bà ta muốn bán với gia ba trăm lạng, tôi trả hai trăm năm chục lạng rồi dặn Trương An tới thương lượng. Nếu bà ta chịu bán thì mình nhập hai nơi làm một, vừa để trồng trọt, vừa cho làm nhà và hoa viên để làm nơi nghỉ ngơi giải trí. Có lẽ mình nên thêm ít lạng nữa mà mua cho xong. Kim Liên bảo:
- Phải đấy, mình nên mua đi, rồi hôm nào cho chúng tôi ra đó chơi.
Tây Môn Khánh mặc áo xỏ giầy xong, lên đại sảnh bàn tính với Trương An. Kim Liên tới gương trang điểm xong. bước ra ngoài định đánh Thu Cúc, Xuân Mai sai Cầm Đồng lấy roi. Kim Liên bước ra hỏi:
- Thu Cúc, ta bảo đem rượu, sao mày dám đem rượu lạnh, nói mày thì mày cãi lại, như thế thì còn phép tắc gì nữa.
Đoạn quay lại quát:
- Cầm Đồng, mày đánh cho con tiện tỳ này hai chục roi thật lực cho ta.
Cầm Đồng bước tới, nhưng mới đánh được mười roi thì Bình nhi tình cờ tới, xin cho Thu Cúc mười roi. Kim Liên bắt Thu Cúc lạy tạ Bình Nhi rồi cho ra. Bình Nhi bảo:
- Phùng ma ma dẫn tới một đứa a hoàn mười lăm tuổi, Nhị thư đã mua với giá bảy lạng năm tiền, thư thư tới coi chăng.
Kim Liên cùng Bình Nhi tới phòng Kiều Nhi. Kiều Nhi đổi tên cho a hoàn mới là Hạ Hoa Nhi, giao cho phận sự hầu hạ trong phòng.
Lại nói về Lai Bảo và Ngô Chủ quản, gặp thời tiết viêm nhiệt, nên đi đường thật vất vả, nhiều khi đói cơm khát nước. Tới Đông Kinh, hai người thuê phòng ở Vạn Thọ môn nghỉ ngơi. Hôm sau chở các rương lễ vật tới đợi ở cổng phủ Thái sư. Lai Bảo dặn Ngô Chủ quản đứng ngoài coi đồ, rồi vào gặp người giữ cổng. Người này hỏi:
- Ngài ở đâu tới?
Lai Bảo đáp:
- Tôi là gia nhân của Tây Môn Viên ngoại ở huyện Thanh Hà tỉnh Sơn Đông, đem lễ vật tới chúc thọ lão gia. Viên chức giữ cổng mắng ngay:
- Đồ quê mùa ngu ngốc đáng tội chết, sao dám xưng tên tuổi của chủ ngươi tại đây? Đông Môn với Tây Môn gì? Lão gia ta chỉ ở dưới thiên tử, cho nên vương hầu khanh tướng gì tới đây cũng chẳng bao giờ dám xưng hô như vậy nữa là ngươi. Trong đám gia nhân Thái sư có người nhận ra Lai Bảo, bèn bước ra nói:
- Đây là vị coi cổng mới được phái tới nên không nhận ra ca ca, xin ca ca đừng buồn. Ca ca muốn yết kiến lão gia, để tôi mời Địch Quản gia..
Lai Bảo vội lấy ra một lạng bạc đưa cho gia nhân này. Gia nhân này nhận bạc rồi tươi cười nói:
- Ca ca cũng nên làm quen với vị coi cổng đây để lần tới anh em còn nhận được nhau.
Lai Bảo lại lấy ra một lạng nữa đưa cho người coi cổng. Viên chức này tươi cười nhận bạc rồi bảo:
- Thôi để tôi vào gọi Địch Quản gia cho, ca ca từ huyện Thanh Hà xa xôi tới đây, đâu để ca ca đợi lâu được. Lão gia cũng mới ở trong cung về, hiện đang nghỉ trong hậu đường.
Nói xong le te vào trong. Lát sau cùng Địch Quản gia đi ra. Lai Bảo vái chào, Địch Quản gia cùng đáp lễ rồi nói:
- Ngươi tới mừng lễ thọ lão gia đấy à, thật làm phiền ngươi quá.
Lai Bảo đưa một tấm thiếp ra và một bao gồm ba chục lạng bạc rồi nói:
- Chủ tôi cảm ơn Địch Quản gia lắm, nhưng chẳng biết lấy gì tạ Ơn, chỉ có lễ mọn này, xin nhận cho để thưởng cho người dưới. Lần trước, trong vụ thương gia họ Vương, cũng nhờ Địch gia nhiều lắm.
Địch Quản gia nói:
- Đáng lẽ tôi không dám nhận lễ này, nhưng thôi tôi xin nhận để đáp lại tấm lòng của Tây Môn quan nhân.
Lai Bảo đưa tấm thiếp ghi những lễ vật chúc thọ. Địch Quản gia xem xong mừng lắm, trả lại tấm thiếp rồi sai người mang mấa con của Bình Nhi sẽ chẳng ra gì. Tây Môn Khánh hiểu ý nhưng không nói gì. Đúng lúc đó thì Nghênh Xuân đem bình rượu tới. Ngọc Tiêu nói ngay:
- Đúng là cái bình đó dây rồi.
Nguyệt nương hỏi:
- Ở đâu ra đây?
Nghênh Xuân đáp:
- Anh Cầm Đồng đem tới phòng Lục nương bảo con cất giùm, thật ra không biết từ đâu đem tới.
Nguyệt nương hỏi vọng ra:
- Thằng quỷ Cầm Đồng đâu?
Đại An chạy vào thưa:
- Hôm nay Cầm Đồng phải ngủ đêm để coi nhà ở đường Sư Tử.
Kim Liên nghe xong cười khẩy. Tây Môn Khánh hỏi:
- Nàng cười gì vậy?
Kim Liên đáp:
- Cầm Đồng là gia nhân của Lục nương, rõ ràng là nó ăn cắp bình rượu rồi đem giấu tại phòng chủ, nó ỷ thế chủ mà làm bậy không trừng trị thì để làm gì. Theo tôi thì nên cho gọi nó về ngay, hỏi đầu đuôi rồi đánh cho một trận là xong. Tây Môn Khánh nghe xong nổi giận bảo:
- Nàng nói như vậy tức là bảo Lục nương muốn cái bình rượu đó rồi sai thằng Cầm Đồng ăn cắp phải không? Nàng nghĩ là Lục nương không có tiền mua nổi cái bình đó phải không?
Kim Liên thẹn đỏ mặt tía tai đáp:
- Có phải tôi bảo là Lục thư thư không có tiền đâu. Nói xong lủi mất. Tây Môn Khánh ra đại sảnh nói chuyện với Kính Tế. Kim Liên thì gặp Ngọc Lâu nói chuyện. Kim Liên nói toàn những lời trách oán Tây Môn Khánh và bôi nhọ Bình Nhi. Lát sau lại bảo:
- Sinh được đứa con trai thì cứ như là sinh Thái tử không bằng. Gia gia từ khi có con thì tôn người ta lên tận mây xanh còn coi chúng mình như đất bùn. Gia gia không thèm nhìn đến chúng mình, mà chúng mình có vô tình nói câu gì động đến người ta là y như gia gia nổi giận mắng mỏ. Ai không biết là Bình Nhi nó có tiền, lại sinh được con trai, nhưng cái gì cũng vừa phải thôi chứ. Ngọc Lâu chỉ ầm ừ cho qua. Lát sau Tây Môn Khánh và Kính Tế từ phòng khách bước ra hoa viên.
Ngọc Lâu bảo?
- Thư thư nên về phòng đi, chắc gia gia tới phòng thừ thư đó.
Kim Liên cười nhạt:
- Tới phòng người nào có con trẻ thì mới vui, chứ còn phòng chúng mình lạnh tanh vắng ngắt, không có tiếng trẻ con cười khóc, vui gì mà đến.
Đang nói thì Xuân Mai từ xa đi tới. Ngọc Lâu cười:
- Tôi nói là gia gia tới phòng thư thư, thư thư không tin. Xuân Mai nó chẳng ra gọi thư thư về là gì kia?
Đoạn hỏi Xuân Mai:
- Ngươi đi đâu vậy?
Xuân Mai bước tới đáp:
- Tôi đang định đi tìm Ngọc Tiêu dể hỏi xem chị ấy có muốn lấy ít khăn vuông không.
Ngọc Lâu hỏi:
- Gia gia bây giờ đang ở đâu?
Xuân Mai đáp:
- Gia gia đang ở phòng Lục nương.
Ngọc Lâu im lặng. Kim Liên thì cảm thấy như có ai cầm dao cắt từng khúc ruột mình, bèn nghiến răng nói:
- Quân bạc tình, từ nay nhất định không cho vào phòng tôi nữa.
Ngọc Lâu bảo:
- Sao lại nói vậy?
Kim Liên nói rít qua hai hàm răng:
- Chứ không ư? Bình Nhi thì hơn gì tôi, vậy mà có được đứa con trai thì một người ở trên chín từng mây. một người bị dìm xuống tận đất đen.
Trong khi Kim Liên đang thở than oán trách thì Tây Môn Khánh từ phòng Bình Nhi trở lên Sảnh đường. Có gia nhân của Tiết Thái giám đem rượu quý và các lễ vật rất hậu tới chúc mừng. Tây Môn Khánh thưởng tiền cho gia nhân nhà họ Tiết rồi cho về, Nguyệt nương sai a hoàn ra mời Tây Môn Khánh vào để Lý Quế Thư và Ngô Ngân Nhi từ giã. Tây Môn Khánh vào bảo:
- Hai nàng về làm gì, xin ở lại đây chơi, tiệc tùng còn nhiều, tôi sẽ gọi đoàn hát tới mua vui. Hai nàng là khách, cứ việc ngồi uống rượu nghe hát.
Quế Thư nói:
- Nếu gia gia có lòng giữ lại thì xin nói cho người tới báo cho mẫu thân tôi một tiếng để người được yên tâm.
Tây Môn Khánh cho hai cái kiệu trở về, lại sai người đi báo tin cho Lý bà biết.
Hôm sau, Tây Môn Khánh cho dọn tiệc lớn tại đại sảnh để đãi khách, lại mời Ứng, Tạ hai người tới tiếp khách giùm. Hai người tới sớm. Tây Môn Khánh mời ra Tụ Cảnh Đường trong hoa viên uống trà. Ứng Bá Tước hỏi:
- Tiệc hôm nay đại ca mời những ai?
Tây Môn Khánh đáp:
- Có hai Tướng công Lưu, Tiết, có Chu đại nhân ở Soái phủ, có Đô giám Kinh Nam Giang, Hạ Đề hình, Trương Đoàn luyện Tổng binh, Phạm Thiên hộ, Ngô đại ca, Ngô nhị ca và ít người nữa, nhị vị tiếp đãi giùm cho.
Nói xong thì thấy Ngô đại cữu và Ngô nhị cữu tới, đôi bên vái chào rồi cùng ngồi. Ứng Bá Tước hỏi:
- Ca nhi đã đầy tháng rồi, đã cho bồng ra ngoài chưa?
Tây Môn Khánh đáp:
- Coi vậy chứ cháu nó hãy còn non nớt, bồng ra ngoài sợ gió máy, nhưng vú em bảo là không sao cả.
Hôm nay đã cho quấn chăn thật ấm rồi bồng ra cho mấy người trong thân quyến coi rồi.
Bá Tước nói:
- Nếu như vậy thì bây giờ nhân lúc khách khứa chưa tới, xin đại ca cho bồng ca nhi ra đây cho chúng tôi thăm một chút. Tây Môn Khánh quay lại bảo gia nhân:
- Đại cữu và Nhị cữu cùng Ứng nhị gia, Tạ đại gia muốn thăm ca nhi, vào thưa với Đại nương cho bồng ca nhi ra đây một lát.
Gia nhân vào thưa. Nguyệt nương sai vú em Như Ý quấn chăn thật ấm cho Tố Quan rồi dặn bồng cho cẩn thận, lại sai Đại An đi theo canh chừng. Mọi người xúm lại coi, thấy mặt mũi khôi ngô đều khen tặng hết lời. Ngô đại cữu, Ngô nhị cữu và Hy Đại đều tặng quà cho đứa nhỏ, riêng Bá Tước tặng sợi dây đeo có mấy đồng tiền Trường Mệnh. Sau đó Tây Môn Khánh cho vú em và Đại An đem Tố Quan về phòng, dặn là đi cẩn thận, kẻo ca nhi giật mình. Ứngy rương lễ vật vào, đồng thời mời Lai Bảo vào phòng khách tạm tại nhị môn uống trà chờ đợi. Lát sau Địch Quản gia mời Thái sư ra sảnh đường, rồi dẫn Lai Bảo và Ngô Chủ quản vào quỳ trước thềm yết kiến. Lai Bảo chào mừng xong, đưa tấm thiếp ghi các lễ vật lên. Địch Quản gia chuyển tấm thiếp cho Thái sư. Gia nhân khiêng các rương lễ vật để giữa sảnh đường, Lai Bảo rón rén bước lên mở các nắp rương ra. Thái sư đọc xong tấm thiếp rồi nhìn qua các rương lễ vật, trong lòng hoan hỉ vô cùng, bèn bảo:
- Lễ vật nhiều quá như thế này, làm sao ta dám nhận, các ngươi nên đem về là hơn.
Lai Bảo hoảng quá rập đầu thưa:
- Chủ tôi là Tây Môn Khánh cũng biết là lễ này quá nhỏ, nhưng chỉ xin Thái sư nhận giùm để thưởng cho người dưới mà thôi.
Thái sư cười:
- Nếu vậy thì được.
Bèn truyền cho tả hữu đem lễ vật vào trong, sau đó bảo:
- Vụ thương gia họ Vương lúc trước, ta đã dàn xếp xong xuôi, lại sai người viết thư báo cho chủ ngươi, chẳng hay đã nhận được chưa?
Lai Bảo thưa:
- Mong ân Thái sư, chủ tôi đã nhận được rồi, các thương gia trong nhóm họ Vương cũng được thả hết rồi.
Thái sư trầm ngâm một lúc rồi bảo:
- Ta được chủ ngươi đối đãi thật chu đáo, muốn đền ơn nhưng chẳng biết phải làm sao. Chủ ngươi tuy giàu có nhưng đã có chút danh phận quan gì chưa?
Lai Bảo thưa:
- Chủ tôi tuy vậy mà chỉ là thường dân, có quan tước danh phận gì đâu.
Thái sư bảo:
- Nếu vậy thì để ta bổ chủ ngươi vào chức Lý hình Phó Thiên hộ, điền khuyết vào chổ của Hạ Thiên hộ trong sở Đề hình tỉnh Sơn Đông. Như vậy được chăng?
Lai Bảo rập đầu thưa:
- Ơn lão gia như trời biển, chủ tớ chúng tôi có thịt nát xương tan cũng không báo đáp được.
Thái sư sai tả hữu đem án thư ra, tìm công văn về việc thăng bổ, đề tên Tây Môn Khánh vào rồi bảo:
- Vậy là xong, các ngươi chẳng quản đường sá xa xôi tới đây thật nhọc nhằn quá, mà người quỳ sau ngươi là ai vậy?
Lai Bảo thưa:
- Đó là viên Kế toán trong nhà.
Ngô chủ quản vội rập đầu nói:
- Tôi là cậu Tây Môn Khánh, tên là Ngô Điển ân.
Thái sư ngẫm nghĩ rồi bảo:
- Ngươi đã là cậu của Tây Môn Khánh thì để ta cho ngươi làm chức Dịch thừa tại Sơn Đông, được chăng?
Ngô Chủ quản lạy tạ như tế sao.. Thái sư lại lấy giấy ra viết tên Ngô Điển Ân, đoạn nói:
- Còn Lai Bảo thì ta cho làm chức Hiệu úy phủ Vận Vương tại Sơn Đông.
Lai Bảo rập đầu lạy tạ. Thái sư bảo:
- Sáng mai hai ngươi, một tới Lại bộ, một tới Binh bộ lãnh giấy bổ nhậm.
Đoạn quay bảo Địch quản gia:
- Cho dọn tiệc đãi hai người này.
Lai Bảo và Ngô Chủ quản theo Địch Quản gia vào trong uống rượu, lúc ra về còn được Thái sư thưởng cho mười lạng bạc làm lộ phí.
Thế mới biết lúc triều chính suy vong kỷ cương rối loạn thì quan tham nhũng lại đầy đất mặc sức lộng hành. Bốn tên đại gian thần tại triều là Cao, Dương, Đồng, Thái kéo bè kết đảng mua quan bán tước, tự tiện thăng giáng. Người hiền lương thì bị diệt trừ. Hóa cho nên thiên hạ đảo điên, muôn dân cùng khốn.
Thật là:
Gian nịnh nếu không đường tác quái, Thì sao dân chúng phải điêu linh.
Lại nói Địch Quản gia mời Lai Bảo và Ngô Chủ quản vào căn phòng phía Tây dọn tiệc thết đãi. Ba người nâng chung trò chuyện. Địch Quản gia nói:
Ta có việc này nhờ chủ ngươi, chẳng hay chủ ngươi có sẵn lòng giúp cho chăng?
Lai Bảo nói:
- Địch gia gia sao lại dạy vậy? Chủ tôi được Thái sư hết lòng che chở, được Địch gia hết lòng giúp đỡ, nay có chuyện gì xin cứ dạy, lẽ nào chủ tôi dám từ nan. Địch quản gia nói:
Chẳng nói giấu gì hai ngươi, ta ở đây được Thái sư tin cậy nên chỉ một mình mà lo mọi việc, nay đã gần bốn mươi tuổi rồi mà bên mình không có người bầu bạn. Nay nhờ chủ ngươi và các ngươi coi ở Sơn Đông có thiếu nữ nào tài sắc, tuổi chừng mười lăm mười sáu thì đưa lên đây cho ta. Cần tốn kém bao nhiêu, ta xin chu toàn hết.
Nói xong đưa một bức thư viết sẵn cho Lai Bảo, lại thưởng thêm cho hai người năm lạng bạc. Lai Bảo nhất định không nhận nói:
- Hồi nãy lão gia đã cho mười lạng làm lộ phí rồi, xin Địch gia đừng bận tâm nữa.
Địch Quản gia bảo:
- Mười lạng đó là của lão gia, nằm lạng này là của ta, xin đừng từ chối.
Lai Bảo bất đắc dĩ phải nhận. Ba người này tiếp tục ăn uống. Lát sau Địch Quản gia nói:
- Bây giờ hai ngươi cũng là người có chức phận rồi, để ta sai một Biện sự quan cùng hai ngươi tới hai bộ Lại, Binh lãnh giấy tờ bổ nhậm cho khỏi bị làm khó dễ, khỏi mất công đi lại. Có người trong phủ này đi theo thì hai bộ đó không dám chậm chễ giấy tờ đâu.
Nói xong sai một Biện sự quan tới, người này tên là Lý Trung Hữu. Địch Quản gia bảo Lý Trung Hữu:
- Ngày mai đi cùng với nhị vị đây tới bộ Lại, bộ Binh lo giấy tờ bổ nhiệm, sau đó thì về cho tôi biết.
Ngô Chủ quản và Lai Bảo đứng dậy vái chào. Lai Bảo đưa cho viên chức này ba lạng bạc, hẹn ngày mai tới bộ Lại trước rồi tới bộ Binh sau. Lý Trung Hữu cảm tạ lui ra.
Hai người ăn uống một hồi rồi cáo từ Địch Quản gia, về nhà trọ nghỉ.
Sáng sớm hôm sau, Lý Trung Hữu tới nơi hẹn dẫn Ngô chủ quản và Lai Bảo tới các bộ. Nhân viên trong các bộ thấy có người trong phủ Thái sư tới thì vội lo giấy tờ, không dám chậm trễ. Chu Thái úy trong Kim Ngô Vệ lo xong thì viết thiếp để Lý Tr
  • Hồi 1
  • Hồi 2
  • Hồi 3
  • Hồi 4
  • Hồi 5
  • Hồi 6
  • Hồi 7
  • Hồi 8
  • Hồi 9
  • Hồi 10
  • Hồi 11
  • Hồi 12
  • Hồi 13
  • Hồi 14
  • Hồi 15
  • Hồi 16
  • Hồi 17
  • Hồi 18
  • Hồi 19
  • Hồi 20
  • Hồi 21
  • Hồi 22
  • Hồi 23
  • Hồi 24
  • Nguyệt nương dặn:
    - Chuyện này chỉ có mình muội muội biết, đừng nói hở ra ngoài, một là gia gia phiền trách, hai là người ta bàn tán lôi thôi.
    Ngọc Lâu gật đầu bước ra.
    Lại nói về tiệm tơ sợi của Tây Môn Khánh ở đường Sư Tử, được giao cho viên quản lý họ Hàn, tên là Đạo Quốc, tự là Hy Nghiêu. Hy Nghiêu ham mê thanh sắc. giỏi ăn nói, nhưng thường hay ba hoa, thấy tiền tài thì híp mắt lại. Từ khi được làm quản lý cho Tây Môn Khánh thì có đồng vào đồng ra, sống rất phong lưu. Vợ là em gái của đồ tể họ Vương, là con thứ sáu trong nhà nên thường gọi là Lục Thư. Lục Thư khoảng hai mươi tám tuổi, có được một đứa con gái. Lục Thư là người có nhan sắc mặn mà, miệng tựa hoa xuân, mặt như thoa phấn. Hy Nghiêu lại có một em trai là Hàn Nhị, sống lêu bêu du thủ du thực, không sống chung với anh, nhưng lúc Hàn Đạo Quốc không nhà, thường tới uống rượu với chị dâu. Vợ Hàn Đạo Quốc thường ra đứng trước cửa tiệm tơ sợi, thanh niên đi đường thấy có nhan sắc, thường nhìn hoặc trêu ghẹo, đều bị chửi mắng, do đó đám thanh niên lêu lổng quanh đó thù ghét vợ họ Hàn lắm, bèn để ý dò xét.
    Chỉ trong vòng nửa tháng, đám thanh niên xung quanh đã biết được chuyện Vương thị với em chồng.
    Một hôm Hàn Nhị biết anh mình vắng nhà, bèn tới bày tiệc rượu cùng chị dâu nói cười đối ẩm. Ngờ đâu đám thanh niên lối xóm đã theo dõi từ đầu, phen này nhất định trả thù. Đang lúc hai người say sưa thì đám thanh niên chạy tới tông cửa vào tri hô rầm rĩ. Hàn Nhị sợ quá vẹt mọi người định thoát thân nhưng bị một thanh niên đánh ngã. Sau đó đám thanh niên lấy giây thừng trói chặt lại. Cả xóm náo động, người này chạy tới hỏi một câu, người kia chạy tới ghé mắt nhìn một cái. Hàng xóm bu lại bàn tán không ngớt. Một ông già len lỏi giữa đám đông vào hỏi:
    - Chuyện gì vậy?
    Một thanh niên đáp:
    - Lão không biết hay sao? Đây là đôi gian dâm phu phụ vừa bị bắt tại trận đó!
    Ông lão gật đầu bảo:
    - Kể cũng tội, chuyện thông gian mà đem lên quan thì chỉ có cái chết.
    Một người lắm chuyện biết ông già này tính tình lăng nhăng, có tới ba vợ, liền bảo:
    - Người ta lăng nhăng thì lão khép vào tội chết, còn lão lăng nhăng thì ghép vào tội gì?
    Ông già im lặng, xấu hổ bỏ đi. Thật là:
    Nhà mình tường đầy tuyết đóng, Chê mái nhà người ướt sương. Lát sau, đám thanh niên dẫn Hàn Nhị và Vương thị lên quan.
    Hôm đó Hàn Đạo Quốc không ngủ đêm ở tiệm nên muốn về nhà sớm, thời tiết trung tuần tháng tám nên Đạo Quốc chỉ mặc một bộ quần áo lụa, tay cầm quạt phe phẩy mà đi. Trên đường, Đạo Quốc gặp một đám người tụ tập ngồi đứng chuyện trò, trong đó có hai người quen là Trương Nhị mở tiệm bán giấy và Bạch Tứ là thợ kim hoàn, bèn bước tới chào hỏi. Trương Nhị bảo:
    - Lâu lắm không gặp Hàn huynh, nghe nói huynh quản lý tiệm tơ sợi cho Tây Môn Thiên hộ mà anh em chúng tôi không tới mừng được, thật là có lỗi, xin huynh đừng chấp.
    Đạo Quốc vênh mặt, phe phẩy cái quạt trên tay đáp:
    - Cám ơn, tôi tuy bất tài nhưng may được Tây Môn Đại quan nhân dùng tới, cho cai quản mấy tiệm lớn, trong tay giữ cả trăm vạn, lại được yêu quý kính trọng lắm, tuy vậy mà công việc bề bộn, cũng mệt lắm.
    Bạch Tứ hỏi:
    - Sao nghe nói huynh chỉ cai quản có một tiệm tơ sợi mà thôi?
    Đạo Quốc cười:
    - Nếu vậy là huynh không biết rồi. Tiệm tơ sợi chỉ là một thứ bề ngoài mà thôi, còn bao nhiêu chuyện làm ăn buôn bán lớn lao, mọi việc kinh tài khác, đều do một tay tôi coi sóc, công chuyện gì cũng phải có tôi bàn tính. Quan nhân mỗi khi ở phủ về, đều sai người nhà dọn cơm rượu cùng tôi ngồi ăn và tính toán công việc. Sau đó lại mời tôi vào thư phòng uống trà nói chuyện dứt không ra, có khi suốt cả đêm ấy chứ. Hôm qua là sinh nhật của Tây Môn Đại nương, tôi có ngồi kiệu tới tặng quà chúc thọ, được Đại nương giữ lại trò chuyện ăn uống cho tới canh hai. Ôi thôi, kể ra không hết, mà có nhiều điều không thể nói cho các huynh biết được. Tóm tắt là tôi được quan nhân hoàn toàn tin cậy kính trọng, tôi làm lợi trừ hại cho chủ, rất minh bạch trong vấn đề tiền bạc. Tôi không phải nói khoe, quan nhân có tôi là được nhờ tôi lắm đó...
    Đạo Quốc đang hứng chí ba hoa thì có một người chạy tới bảo:
    - Hàn đại ca, giờ này mà còn đứng đó nói dóc hay sao? Làm tôi tới tiệm kiếm không thấy.
    Đoạn bước tới kéo Đạo Quốc ra một chỗ mà bảo nhỏ:
    - Tẩu tẩu ở nhà thông gian với Hàn Nhị, hàng xóm bắt được giải lên quan rồi, đại ca không lo chạy vụ này cho sớm đi.
    Đạo Quốc nghe xong như sét đánh ngang đầu, chân tay rụng rời, không biết nói gì, bèn rảo bước đi ngay. Đám bạn bè gọi:
    - Hàn huynh, chuyện chưa hết mà bỏ đi sao?
    Đạo Quốc quay lại vung tay nói:
    - Có chuyện cần kíp lớn lao lắm, quan nhân cho người tìm tôi tới ngay để thương nghị, tôi phải đi ngay. Nói xong tất tả mà đi..