Truyện Cổ Tích - Etruyen.com

Hồn Ma Nhà Ðạo Sĩ

( Truyện Cổ Phật Giáo Nhật Bản)

 Nam Mô A Di Ðà Phật.

Vị sư già đứng đó đã lâu nhưng chẳng ai để ý đến ông cả. Ðó là vị sư mình hạc , xương mai, khuôn mặc gầy gò, vàng bệch nhưng luôn luôn tươi cười, biểu lộ đức từ bi, bác ái.

 Cách mấy bước, gần đó là một nhà kiếm sĩ. Chàng ta cao lớn nhưng người khô đé . Nét mặt khắt khổ nhưng không giống vẻ khắc khổ của nhà tu. Ðó là vẻ khắc khổ của một kiếm sĩ hết thời, tài nghệ không còn nuôi sống nổi thân nên đành cắp kiếm đi giang hồ, rày  nay mai đó.

Kiếm sĩ vào quán một lần với nhà sư. Chàng thét gọi tửu bảo. Tên này chạy ra, lúng túng không biết nên tiếp ai trước giữa hai người.

Nhà sư nói với tửu bảo:

- Anh hãy dọn rượu thịt cho kiếm khách trước. Ông ấy đến trước ta và dáng chừng còn nhiều việc gấp.

Nghe vậy, chàng kiếm sĩ vội xua tay:

- Tửu bảo hãy tíếp nhà sư trước. Cần giữ lễ với một vị đạo cao đức trọng, còn kẻ giang hồ khốn khó, khỏi cần trọng đãi.

Hai người cùng thi lễ – Kiếm sĩ tự giới thiệu:

- Tôi là Ta Mã Sum.

Hai người cùng ngồi một bàn với nhau – thức ăn dọn ra chỉ có cơm trắng, măng kho và ngó sen luộc. Qua câu chuyện trao đổi , họ mới biết là cả hai cùng đang đến tỉnh Ki Ô Tô bằng con đường Tô cai Dô . Tại sao họ không cùng kết bạn với nhau, cùng đi một lượt cho dặm dài đỡ vắng vì có bạn đồng hành ? sau bữa cơm , hai người đã trở nên đôi bạn. Hành lý của họ không nhiều lắm. Ta Mã Sum chỉ có hai thanh kiếm , còn nhà đạo sĩ thì xách một cái bị vải trông rất  nghèo nàn . Họ vừa đi vừa trò chuyện rất tương đắc. Nhà sư luôn kể chuyện hành đạo còn Ta Mã Sum thì kể chuyện những kinh nghiệm từng trải trên bước đường giang hồ phiêu bạt của mình.

Con đường Cai Tô Dô thật nhộn nhịp. Hành khách ngược xuôi, đủ mặt các nhà sư, Kiếm sĩ, những người hành hương đi viếng các đền chùa, cả những người hát dạo , mãi võ, làm trò thủ thuật và rất nhiều hành khất đi xin ăn, đầu đội chiếc nón thật lớn, che kín mặt.

Nhiều vị lãnh chúa, thượng hạng ngự trong kiệu , có quân lính theo hầu. Mỗi lần họ đi qua , dân chúng lại kính cẩn cúi mình rạp đất, tỏ sự chào mừng. Nếu có vị lãnh chúa  cùng đi chung một đường thì vị nào chức vị cao, bổng lộc hậu sẽ được nhường đi trước.

Người ta còn thấy trên đường Tô Cai Dô những văn nhân , thi sĩ đi ngắm cảnh, tìm vần thơ hoặc những họa sĩ đang say mê ghi lại phong cảnh hữu tình trên nền lụa.

Ta Mã Sum kể cho nhà sư nghe về dĩ vãng của mình , đã theo học những ai để trở thành kiếm sĩ, đã từng đụng độ bao nhiêu trận và giết được bao nhiêu người.

Vị sư già không chê trách gì Ta Mã Sum. Theo oÂng , ông là người đạo đức suốt đời không hề làm hại ai, không giết ai, không gây cho ai buồn rầu, đau đớn . Nhưng , Ta Mã Sum, chàng là kiếm sĩ mà kiếm sĩ thì phải đánh, phải giết. Ông không thể khuyên chàng hay chỉ trích những hành động đó. Mỗi người có một số phận. Sau khi chết, họ sẽ đầu thai trở lại làm người hay làm thú vật tùy theo cái nhân mà họ gây ra . Ai cũng có thể gặp cơ duyên để trở nên tốt cả nếu họ chịu tu hành. Con người, súc vật, cây cỏ một ngày kia đều có thể thành Phật.

Nhà sư luôn miệng “Nam Mô” và đem các điều đạo lý ra nói cho Ta Mã Sum nghe. Ông kể chuyện Hoàng tử Ấn Ðộ bị Hoàng hậu độc ác móc mắt nhưng vẫn từ bi, tha thứ cho kẻ thù  vì áp dụng câu : “ Lấy oán báo oán, oán oán chập chồng, lấy ân báo oán, oán ấy mới tiêu tan”.

Sau mấy ngày làm bạn đồng hành , họ đã trở nên thân thiết. Nhà sư có điều gì đều nói hết cho kiếm sĩ nghe , không giấu một chuyện gì. Một hôm, ông trỏ cái bị vải đang đeo trên vai, nói với Ta Mã Sum:

-         Ông bạn có biết cái bị vải mà tôi đeo kè kè bên mình này đựng cái gì không?

Ta Mã Sum lắc đầu:

-         Không biết được! có gì quý giá không, thưa đạo sĩ.

-         Quý lắm.

-         Chắc là một tượng Phật?

-         Không.

-         Hay là một cuốn kinh quý giá mang lời vàng ngọc của đức Như Lai?

-         Cũng không nốt.

Ta Mã Sum nghĩ thầm: “ Hay là một chiếc răng của đức Phật”. Hắn định hỏi đùa thế nhưng không dám, đành tuyên bố chịu thua.

Nhà sư thông thả đáp:

-         Trong chiếc bị nghèo nàn này có hai trăm nén bạc.

Ta Mã Sum cười:

Ðạo sĩ  giỡn tôi làm chi, tội nghiệp! Nếu người có một số tiền lớn như vậy thì người đã chẳng đi khất thực như tôi đã gặp. Nếu quả thực là chiếc bị này đựng hai trăm nén bạc thì người phải mặc áo đẹp, trọ ở khách sạn sang trọng, mời tôi uống rượu quý, có đâu lại trọ ở  cái quán nghèo nàn, nơi chúng ta gặp nhau.

Gương mặt đạo sĩ sáng lên, hớn hở.

- Không, bần đạo không đùa đâu. Bần đạo mang theo 200 nén bạc nhưng không phải để  tiêu dùng cho mình. Bạn muốn biết để làm gì phải không? Ðã gọi là chỗ thân tình, tôi xin kể bạn nghe.

Số là một ngày nọ, tôi đi từ Ô Mô Ri đến đền I Kê Ga Ni. Có lẽ bạn biết vùng đó. (Ta Mã Sum gật đầu). Tôi chưa hề thấy cảnh sắc vùng nào đẹp hơn vùng ấy. Thời tiết êm dịu. Lòng tôi phơi phới , thanh thản. Thốt nhiên, tôi nghe tiếng chuông báo hiệu, mời tín đồ lại hành lễ tại đền thờ. Tiếng chuông thấm sâu trong lòng tôi và tôi cảm thấy mến yêu đức Thế Tôn vô vàn. Tôi nguyện rằng suốt đời phải làm sao đúc cho được một tượng Phật bằng đồng. Từ nhiều năm qua, tôi đã đi khắp nước Nhật để xin bố thí và để dành dụm được 200 nén bạc  đựng trong cái bị này. Chuyến đi này đến Ki Ô Tô, tôi sẽ mướn một nhà điêu khắc lành nghề thực hiện giấc mộng mà bao lâu nay tôi ấp ủ.

Ðôi mắt đạo sĩ rực sáng lên vì vui thích. Hình như ông đang hình dung trước mắt, pho tượng  Phật hiện lên, kết quả của bao nhiêu năm ông đã chịu gian khổ , dành dụm thực hiện điều mình ước nguyện.

Ông say sưa nói tiếp:

-         Ðức Phật sẽ ngự trên một tòa sen, ngồi theo lối kiết già. Bàn tay mặt của Ngài sẽ đưa lên vai, lòng tay xoay ra ngoài để ban phước cho chúnh sanh, trên trán Ngài có dấu hiệu toàn trí , toàn năng và nụ cười của Ngài sẽ là nụ cười từ bi vô lượng.

Ðo,ù bạn đã biết lý do vì sao tôi giữ gìn cẩn trọng cái bị này.

 Ông cười đùa:

- Người ta nói rằng ai mang vàng bạc trong người sẽ đeo theo mối hiểm nguy nhưng với một kẻ anh hùng mã thượng như ông bạn, tôi chẳng chút gì ái ngại hay lo lắng cả.

Ta Mã Sum nghiêng đầu một cách cung kính, tỏ lòng cám ơn mỹ ý của đạo sĩ  nhưng trong lòng gã đang ngổn ngang  trăm mối. Trán gã nhăn lại, cử chỉ gã mất phần tự nhiên. Gã nghĩ :

-         Suốt cả đời ta ngang dọc, tung hoành vào sinh ra tử , chưa bao giờ ta có được một phần mười số bạc mà lão sư già đang làm chủ. Ta đang đói rách, khốn khổ trong khi lão có 200 nén bạc lại nghĩ đến việc đúc tựơng Phật.

 Gã thở dài:

Ta đã già rồi! Tuổi 40 là tuổi veà vườn , vô dụng. Kiếm sĩ đếùn tuổi đó còn hoạt động gì được nữa? Chẳng ai thu dụng ta. Với số bạc 200 nén của lão sư già chắc chắn ta sẽ sống một cuộc đời sung sướng. Nhưng có bao giờ lão cho ta một ít. Họa là điên mới làm thế vì xem ra, lão đang say mê chuyện đúc tựơng Phật và chẳng nghĩ gì khác nữa.... . .

Lòng ghen tức bắt đầu giày vò tâm trí Ta Mã Sum. Ðôi lúc hắn mong cho vị sư già để quên đâu đó cái bị bạc và hắn sẽ chiếm lấy, trốn đi . Một ý nghĩ táo bạo đến với hắn . Hắn chép miệng ,nhủ thầm: “ Ðời chỉ là một cuộc phiêu lưu mà mục đích chỉ là tốt hay xấu mà thôi, gặp thời thế phải lợi dụng nó, có khi phải tự mình tạo ra thời thế. . .”

Ban đầu, Ta Mã Sum cố xua đuổi những ý nghĩ bất chính, nhưng lần hồi lòng tham đã làm mờ mịt lý trí của gã. Gã chỉ nghĩ cách làm sao đoạt cho  được số bạc của sư già. Sư già thì chẳng hề để ý gì  đến sự thay đổi của Ta Mã Sum. Ông luôn tin tưởng vào người mà ông đã nhận là bạn đồng hành.

Hai người đến thị trấn Quản A . Ðường đi bi gián đoạn bởi một eo biển  phải dùng thuyền mới qua được . Người lái thuyền chờ cho đủ 30 khách mới lái thuyền đi. Khi bước xuống thuyền , vị sư già loạng choạng thế nào xuýt té xuống nước. Trông thấy thế, Ta Mã Sum lòng mừng khấp khới. Hắn đã tìm ra cách  thủ tiêu nhà sư để đoạt gói bạc.

 Hắn dìu nhà sư đến ngồi sau lái, ở một chỗ vắng người. Gói bạc để ở giữa. Vờ trỏ cho nhà sư một con cá đang nhảy lên khỏi mặt nước, thừa lúc nhà sư nghiêng mình xuống xem, Ta Mã Sum bèn đẩy nhẹ một cái. Nhà sư té ngũm ngay xuống biển. Chờ cho thuyền chạy được  một quãng, Ta Mã Sum mới làm bộ la lớn:

- Trời ơi! Bạn tôi té xuống biển rồi, ngừng lại mau! Ngừng lại mau!

Gió lúc đó đang thổi mạnh. Buồm căng gió đẩy con thuyền đi vùn vụt. Khi người lái thuyền cố sức neo thuyền lại thì không còn thấy dấu vết nhà sư đâu nửa cả.

Ta Mã Sum gào lên, nước mắt hắn giàn giụa:

-         Lão đạo sĩ đó là bạn thân thiết của tôi. Trời ơi, bây giờ ông chết đi bỏ tôi lại một mình, khổ sở thân tôi! Mọi người trên thuyền thấy vậy đều xúc động. Ta Mã Sum lau nước mắt, đoạn nói với mọi người:

-         Chúng ta phải trình vịệc này tới nhà chức trách địa phương, nhưng tôi nghĩ làm thế mất nhìều thì giờ khai báo, phiền đến quý vị sợ chậm trễ công việc . Tôi cũng vậy, tôi cũng có việc gấp cần đi ngay. Vả lại, nếu khai báo, sợ bác lái thuyền bị nghi oan, tội nghiệp. Chi bằng ta cứ tiếp tuïc hành trình, đến Ki Ô Tô, tự tôi sẽ đứng ra khai báo việc này, khỏi phiền đến quý vị.

 Mọi người, kể cả bác lái thuyền, thấy có lý, sợ phiền phức, liên lụy nên ai cũng đồng ý là giữ kín chuyện này và cứ tiếp tục hành trình.

Khi thuyền cập bến, Ta Mã Sum cặp cái bị bạc, nhảy phóc lên bờ, trong chốc lát, không còn thấy hắn đâu nữa.

Tối hôm đó, trong phòng riêng tại lữ quán, Ta Mã Sum mở bị bạc ra xem. Hắn lóa mắt khi đếm đúng 200 nén bạc nằm trong chiếc bị vải cũ kỹ, rách rưới đó.

Bây giờ số bạc đó thuộc về hắn. Hắn vẽ ra trong đầu kế hoạch dùng số bạc đó làm vốn để mai này càng ngày, càng nẩy nở thêm ra. Từ đây, hắn đã thoát cơn nghèo đói.

Hắn đến Ki Ô Tô, thay tên đổi họ, không còn là kiếm sĩ nữa mà trở nên một thương gia: Tô Cự Bi, thương gia mễ cốc.

Hai thanh kiếm võ sĩ đạo, hắn bọc vào trong túi gấm và cất kỹ vào một chiếc hòm. Bây giờ, công việc hằng ngày của hắn là giao dịch, bán buôn, làm ăn càng ngày càng phát đạt, Tô Cự Bi lấy vợ, đẻ con. Hắn thành đạt ngoài sức tưởng tượng. Tuy nhiên, đôi lúc hắn cảm thấy lương tâm cắn rứt. Hắn biết rõ cái sự nghiệp đồ sộ của hắn hôm nay là do tội ác mà nên. Ðể cố quên chuyện xấu xa và những ám ảnh ghê rợn, hắn lao đầu công việc làm ăn, mong nhờ những bận rộn hằng ngày xua đuổi những ý nghĩ giày vò tâm trí hắn.

Từ lúc hắn đến lập nghiệp ở Ki Ô Tô thắm thoát mà đã ba năm. Tô Cự Bi cảm thấy cần nghỉ ngơi đôi chút để dưỡng già. Hắn mua một biệt thự xinh đẹp, có một vườn hoa to rộng đầy anh đào, có thêm mấy cây tùng.

Hôm ăn tân gia, tuy được bạn bè thân thuộc chúc mừng nhưng Tô Cự Bi không khỏi một thoáng buồn rầu vì cái sản nghiệp hắn mới tậu thêm đây cũng do nơi tội ác của hắn ngày xưa mà có. Hắn cứ nguyền rủa mãi sự nghèo đói. Chính nghèo đói đã xui hắn làm bậy, tạo nên tội ác. Càng nghĩ đến nhà sư, hắn càng hối hận. Nhà sư từ bi, đạo đức bao nhiêu thì hắn độc ác, xấu xa, bẩn thỉu bấy nhiêu.

Ðêm hôm đó, nhân trời có trăng, Tô Cự Bi dạo trong hoa viên. Mắt hắn chợt để ý đến một cây tùng. Câng tùng lạ làm sao! Hình như có một cái bóng người mờ ảo đang hiện ra từ thân và cành của cây tùng. Thân cây là thân người,cành cây là tay, chân. Hình ảnh đó ban đầu lờ mờ, ảo ảo nhưng càng lúc càng hiện rõ ra. Ðó là hình dáng một người mình hạc, xương mai, đầu trọc lóc, đôi mắt sâu, má hóp, da dẻ tái xanh như một người chết trôi sông. Người chết đó, trời ơi, đang cử động. Lại cười nửa! Nụ cười thật khoan hòa, hỉ xả. . .

Mồ hôi Tô Cự Bi vả ra như taém. Hắn hốt hoảng hét lên:

- Kìa, nhà sư!

Thây ma của nhà sư từ từ đi về phía Tô Cự Bi, càng lúc càng lớn dần nên làm Tô Cự Bi hoảng sợ, chôn chặt chân một chỗ, không còn đủ sức chạy trốn.

Thây ma đạo sĩ đưa đôi tay khẳng khiu đã rửa hết thịt ra ôm choàng lấy Tô Cự Bi, kề bộ mặt buồn thảm sát dần, sát dần mặt tên trọc phú.

Trước hình ảnh khiếp đảm đó, dầu là một kiếm sĩ đi nữa cũng phải kinh hoàng, chết giấc nhưng vì nguy hiểm đến kề bên mình nên Tô Cự Bi thấy máu anh hùng nổi lên. Hắn sực nhớ mình là một kiếm sĩ. Lập tức hắn chạy vào nhà lấy thanh kiếm ra. Hắn múa lên như gió bão, nhắm thây ma của nhà đạo sĩ mà chém tới tấp. Hắn chém rất trúng nhưng lạ thay, thây ma đạo sĩ giống như sương khói, hết tan lại tụ, cứ sán lại, ôm choàng lấy tên cựu kiếm sĩ. Sốt ruột, Tô Cự Bi chém mạnh một kiếm, chiếc đầu của nhà sư bay tung lên. Nhưng kìa lạ lùng thay, chiếc đầu lại rơi xuống nối liền vào cổ và thây ma lại lạnh lùng tiến tới.

Cuộc chiến đấu giữa người và ma cứ thế mà kéo dài suốt đêm. Ðến rạng sáng hồn ma mới tan đi.

Ðêm sau, rồi đêm sau nữa cũng vậy, thây ma của nhà sư xuất hiện từ cây tùng và cuộc chiến lại tái diễn làm Tô Cự Bi cảm thấy kiệt lực. Hắn ra lệnh đốn ngã cây tùng nhưng đêm đến, thây ma nhà sư lại hiện ra từ một cây tùng khác. Tô Cụ Bi đâm ra sợ đêm tối. Cứ tắt mặt trời là hắn đã hoảng hốt, lo sợ. Cuối cùng, hắn đóng chặt của phòng, giam mình trong nhà, không dám ra ngoài vườn khi đêm đến. Nhưng lạ thay, vừa đóng cửa phòng, hắn đã thấy thây ma của nhà sư hiện lên trên đầu giường, trên cửa sổ.

Tô Cự Bi phát bịnh nặng. Suốt ngày hắn vùi đầu trong chăn nệm, miệng luôn luôn nói sảng.

Vợ hắn tìm khắp mặt các lương y trong vùng, xin đơn, hốt thuốc nhưng bịnh tình của Tô Cự Bi vẫn không mảy may thuyên giảm. Bịnh tình kỳ lạ của nhà đại phú thong Tô Cự Bi đươïc loan truyền đi khắp vùng, ai nghe cũng lấy làm thắc mắc.

Trong vùng đó có một nhà sư, nghe chuyện lạ thì tìm tới. Nhà sư này nổi tiếng là đạo đức, ai gặp việc gì khó khăn cũng tìm tơí ông chỉ dẫn. Con hầu của Tô Cự Bi, một hôm, đem chuyện nhà kỳ lạ của chủ nhân mình bạch với nhà sư. Nhà sư hỏi rõ ngọn nguồn, suy nghĩ một lát, đoạn bảo người tớ gái nhà đại phú.

- Nếu đã uống đủ mọi thứ thuốc thang mà không lành thì làm lễ khấn nguỵên, xin Trời Phật hộ trì, may ra sẽ thuyên giảm chăng.

Vợ Tô Cự Bi nghe vậy bèn rước nhà sư về nhà, kể lể đầu đuôi câu chuyện cho nhà sư biết. Ðoạn, bà ta đưa nhà sư vào phòng của Tô Cự Bi. Vừa trông thấy nhà sư, bệnh tình của Tô Cự Bi bỗng gia tăng trầm trọng, Hắn chỉ tay vào nhà sư mà la hoảng:

- Ðó. . . đó. . . Nhà sư. Rõ ràng không còn ai vào đó. Nhà sư ngày trước trở về báo thù ta. Bắt lấy hắn, bắt lấy hắn. Cứu tôi, trời ơi!

Hắn run lên cằm cặp, vơ vội mền chiếu trùm kín lên người, che kín mặt như cố chạy trốn hình ảnh người đối diện.

Nhà sư yêu cầu để ông ở lại một mình trong phòng, đoạn bước tới gần Tô Cự Bi, ông nói:

-         Phải, tôi là nhà sư, bạn đồng hành của ông mấy năm về trước. Tôi chính là người đã bị ông xô xuống biển cách đây 3 năm qua.

-         Tô Cự Bi run lên. Tay chân hắn cử động như một thây ma của người treo cổ bị gió đùa. Thây ma mọi hôm ở trong vườn không hề nói một tiếng, tại sao hôm nay lại nói? Còn hình phaït khủng khiếp nào nửa đây?

 Có lẽ đoán được ý nghĩ của Tô Cự Bi, nhà sư thong thả nói:

Tôi không phải là thây ma. Tôi là người sống. Tôi nhắc lại, tôi là nhà sư đã kết bạn cùng ông trên đoạn đường đến Ki Ô Tô. Tôi chính là người đã bị ông xô xuống biển cho chết chìm. Cũng may từ nhỏ tôi đã tập bơi nên hôm đó, tôi bơi được vào bờ, thoát chết.

Tôi đã tìm ông khắp chốn để xin lại số bạc hầu đúc cho được tượng Phật nhưng không tìm thấy ông đâu cả. Tôi bèn tiếp tục cuộc sống lanh thang, đi khắp bốn phương, khất thực, xin mọi người bố thí và tôi đã gom được số tiền đủ để đúc tượng Phật. Tượng Phật hiện đã hoàn thành.

Sự tình cờ đưa tôi đến đây. Tôi đẵ hiểu vì đâu ông sinh bịnh. Ông đã phạm vào một tội ác kinh khủng nhất đời, đó là tội sát nhơn. Tuy nhiên, tôi là kẻ tu hành, tôi tha thứ cho ông. Ðức Phật đã dạy : “ Lấy đức báo oán, oán ấy tiêu tan”. Phải chấm dứt thù oán và sẳn sàng tha thứ. Tôi không hề thù oán gì ông cả. Ông cứ yên tâm. Hãy nhìn tôi đây. . .

Tô Cự Bi lấm lét nhìn nhà sư. Ông ta đang mỉm cười với hắn. Ôi, nụ cười đầy khoan dung, hiền hòa vô lượng, làm lòng hắn tự nhiên cảm thấy nhẹ nhàng. Cuối cùng hắn khóc nức lên, quỳ xuống chân nhà sư :

-         Tội lỗi tôi thật tày đình. Tôi đã xô Ngài xuống biển để đoạt lấy số bạc. Xin Ngài tha tội cho tôi, chỉ vì tôi quá khốn khổ . . .

-         Phải, con người sinh ra bản tính vốn thiện nhưng rồi cuộc đời làm cho vẩn đục. Nghèo khổ đẩy con người vào mê lầm, tội ác, nhưng biết sám hối thì tội lỗi sẽ được nhẹ đi. . .

-         Thưa đạo sĩ, con hối hận vô cùng. Ðêm nào con cũng bị ám ảnh giày vò, hành hạ không nguôi. Lương Tâm con không được yên ổn để hưởng cảnh giàu sang.

-         Phải rồi, khi mình làm điều ác thì lương tâm không yên ổn, chỉ một thoáng gió xao động cành cây cũng đủ giật mình.

Nhà sư và cựu kiếm sĩ nói chuyện với nhau y như ba năm trước họ gặp nhau trên con đường đến Ki Ô Tô vậy.

Tô Cự Bi khẩn khoản xin trả cho nhà sư 400 nén bạc, tức gấp đôi số bạc mà hắn đã cướp của nhà sư, nhưng nhà sư khoát tay, từ chối:

-         Không, tôi không cần dùng đến số bạc đó nữa. Tôi đã đúc xong tượng Phật rồi.

Tô Cự Bi van nài:

-         Nếu đạo sĩ không nhận tức là đạo sĩ chưa thật lòng tha thứ cho đệ tử. Xin Ngài cứ nhận rồi bố thí lại cho chúng sinh nghèo khổ.

-         Nếu nhận để cho người nghèo khổ thì được, tôi nhận. Bây giờ, tôi xin phép cáo từ. Nếu ông bạn muốn tôi được vui lòng xin ông bạn hãy dọn mình cho trong sạch, từ nay nên làm vịêc thịên. Cần tha thứ kẻ khác và lộng lượng với những kẻ khốn nghèo.

Từ đó, nhà phú thương Tô Cự Bi hết bịnh, tâm hồn trở nên thư thái. Ông tỏ ra nhân đức, sẵn lòng cứu giúp mọi người.

 Cuộc đời về già của ông được dùng để làm toàn việc thiện. Người ta thường thấy ông lim dim mắt và niệm:

- Nam Mô A Di Ðà Phật!

Tô Kiều Ngân

“Ở thế gian này, chẳng phải hận thù trưø được hận thù, chỉ có từ bi trừ được hận thù. Ðó là định luật của ngàn xưa”.

 

Chiếc Cầu Muôn Thuở

 

Ðây là một khu rừng xanh tươi trong dãy núi Hy Mã Lạp Sơn, lòng sông Hằng từ ngàn cao đổ về, chầm chậm chảy như muốn nghỉ ngơi sau khi đã vượt qua nhiều đoạn thác ghềnh.

Bên bờ sông phía Nam, vượt lên trên muôn ngàn cây lá xanh tốt, có một cây xoài khổng lồ. Thân cây vút tận trời. Cành xoài đâm ngang che cả một vùng trời rộng lớn. Nhiều nhánh ngã ngang trên giòng sông, soi hình xuống đáy nước, trái xoài mập mạp, to trĩu cả cây.

 Cây xoài là nơi tụ họp của một đoàn vượn đông đúc. Tám ngàn con, chúng họp thành một quốc gia hẳn hoi đứng đầu là một vượn chúa, thân hình cao đẹp, sức khỏe phi thường. Nguồn lợi thiên nhiên đủ cung cấp cho toàn đoàn lương thực trong suốt cả một mùa. Nhưing phải cẩn thận, không được để trái nào chín tới, phải ăn quả lúc còn xanh. Ðó là lịnh của vượn chúa biết lo xa, và bầy vượn  ngoan ngoãn làm theo.

Một hôm, một điều không may xảy đến. Một trái xoài che khuất bởi một tổ kiến to, dần dà chín mùi, chín mùi, rơi xuống dòng sông. Trái xoài bị nước cuốn đi, trôi dạt vào bể bơi của vua xứ Ba La Nại vừa đúng lúc nhà vua đang tắm. Trái xoài to một cách khác thường, mập mạp và thơm tho. Nhà vua bèn với nhặt lên bóc ra ăn thử, ngài không đợi ý kiếàn của viên cận thần. Chưa khi nào vua được ăn một trái cây ngon như thế.

Thế là sau đó, các người thợ rừng được gọi đến hỏi ý kiến. Mọi người đều trả lời là họ chưa thấy cây xoài nào trái to như vậy. Nhưng nhà vua đã quyết định sẽ tìm cho kỳ được cây xoài quý giá kia. Và ngày hôm sau cả một đội binh thuyền được huy động để vượt dòng sông, họ chuẩn bị rất nhiều lương thực, quyết dừng lại khi nào đến được dưới gốc xoài. . .

 Sau ba ngày đường, một buổi chiều kia, người ta tìm thấy trên một triền núi xa, một cây xoài cao lớn. Tin vui mừng truyền đi rất nhanh. Cánh tay được chuyền thêm sức mạnh. Người ta chèo suốt đêm ấy và cả ngày hôm sau.

Ðến chiều người ta đã gần đến được dưới cây xoài. Không thể tả hết nỗi ngạc nhiên của quân binh và vua quan. Họ chưa bao giờ thấy một cây to như thế. Ðứng trước cảnh núi non hùng vĩ, con người thấy mình bé nhỏ quá. Ai nấy đều có ít nhiều lo ngại. Mà hình như trên cây có những con vật đang chuyển động. Không phải một vài chục, một vài trăm mà hàng ngàn. Ðoàn thuyền  đến gần. Người ta nhận ra đó là một thế giới vượn đang chiếm cứ  cả cây xoài và sinh sống ở đấy. Nhà vua đứng ở mũi thuyền cũng vừa nghiệm thấy như thế. Quả là một sự khinh mạn lớn vì tất cả những trái xoài ngon từ trước đến giờ đều bị loài vượn đáng ghét kia ăn trước hết cả. Lịnh truyền ra cho tất cả quân lính phải bao vây chặt chẽ, và chuẩn bị sẵn sàng cung tên chờ ngày mai, khi mặt trời trở dậy,bắt đầu tàn sát tất cả đoàn vượn kia!

Về phía đoàn vượn, tất cả đều tỏ vẻ hoảng sợ. Chúng đoán biết có một tai nạn không tiền khoáng hậu sẽ xảy đến với chúng, mặc dầu vượn chúa đã tìm cách làm an lòng.

Trong đêm ấy, vượn chúa băn khoăn nát óc nghĩ cách cứu đoàn. Rồi thình lình, vượn chúa vụt trèo ra đầu cành ngả sang sông. Từ đây qua bờ bên kia còn xa lắm. Sông rộng, nước sâu khó có một con vượn nào có thể thoát được sang ngã này. Bỗng vượn chúa nhún mình lấy hết sức mạnh, đánh một cái nhảy sang bên kia bờ. Rồi vượn chúa đi tìm những sợi mây dài, nối liền lại và loay hoay cột một đầu dây vào thân cây, còn đầu dây kia cột vào thân mình, xong xuôi, vượn chúa lại lấy hết sức để nhảy trở về cây xoài. Vượn chúa định làm một chiếc cầu bằng dây để cứu thoát cho cả đoàn mình chuyển sang bên kia bờ. Nhưng, nguy thay! Sợi dây bị hụt đoạn chừng một sải tay và vừa đúng khi hai tay vượn chúa nắm được cành xoài đâm ra sông là sợi dây vừa căng thẳng, kéo chân vượn ra phía sau. Không còn có thể chậm trễ một giây lát nữa. Tám ngàn vượn phải chuyền sang sông đêm nay. Cho nên vượn chúa nằm ngay trong thế đó, hai tay vượn nắm kỹ nhánh xoài, chân vượn nối dài thêm sợi dây để làm cầu, vượn chúa ra lịnh cho toàn đoàn qua sông. Bầy vượn ngần ngừ. Phải bước lên mình vượn chúa? Phải chuyền mình trên sợi dây  đang kéo nặng thân vượn chúa? Trước sự đau lòng ấy, nhiều con đã nức nở, chảy nước mắt. Nhưng không còn chậm trễ được. Hoặc xót thương để ngày mai phải tiêu diệt cả? Hoặc phải cứu sống cả đoàn.

Và lịnh được lập lại một lần nữa trước sự cương quyết của vượn chúa. Bầy vượn chuyền sang sông. Con nào con nấy đều cố sức đi thật nhẹ nhàng. Chúng cảm thấy như đang dày vò lên một cái gì quí, một trái tim đã hết mức hy sinh cho chúng.

Vượn chúa đã ngất đi nhiều lần, nhưng lại cố trấn tĩnh ngay để nắm vững thân cây. Bầy vượn qua gần hết. Con vượt qua cuối cùng là con vượn Devadatta. Ðây là con vượn xấu xa nhất, đã nhiều lần tỏ lòng ganh ghét vượn chúa và tìm cách ám hại. Nó cho là cơ hội đã đến. Nó nhảy mạnh lên mình vượn chúa với tất cả sức mạnh của nó và nhún thật mạnh trên cầu dây. Vượn chúa tưởng chừng như dập cả buồng gan, nhưng vẫn cố ráng sức nắm chặt thân cây để nó sang sông được an toàn. Rồi vượn chúa mệt lả đi. Qua bên kia bờ sông, con vượn Devadatta quay nhìn lại. Trong ánh lờ mờ của ngày sắp dậy, nó thấy thân hình vượn chúa lông lá phờ phạc, im không cử động. Tự nhiên nó cuối mặt xuống, rơi hai hàng lệ nóng, nó hối hận, nó cảm phục đức độ bao dung của vượn chúa.

Sáng hôm sau, vua Ba Tư Nại truyền tiến quân. Nhưng một ngạc nhiên lớn! Toàn thể bầy vượn đông đảo đang đêm đã trốn đi ngã nào hết. Quan quân đang đứng dưới gốc cây xoài. Người ta nhìn lên. Cảnh tượng thật là cảm động. Một con vượn to lớn khác thường đang nối mình với một sợi dây to bắt từ bên này sang bên kia bờ sông.Vượn nằm im không cử động, hình như mệt ngất đi. Theo nhiều người thợ săn cho biết thì đây là con vượn đầu đàn. Lúc bấy giờ nhà vua rõ đầu đuôi. Thì ra con vượn đầu đàn đã lấy thân mình nối thành cầu để cứu thoát cho cả bầy của mình. Vượn đầu đàn đã nêu gương hy sinh cao cả làm nhà vua cảm phục lắm. Ngài đột nhiên tỉnh ngộ, nghĩ đến việc làm ích kỷ và thấp hèn của mình: Chỉ vì muốn có những trái xoài ngon ngọt mà ngài đã dùng uy quyền huy động nhiều người đến đây. Chỉ vì một ý muốn tầm thường nếu không muốn nói là sai lầm, một sự tức giận nhỏ nhen mà ngài suýt gây nên một sự tàn sát thảm khốc. Rồi ngài quay sang bọn thợ săn đang đứng yên, không còn hăm hở muốn giết hại như trước. Ngài nói to để chỉ cho họ một bài học và lập tức truyền lịnh lui quân, sau khi đã sai đưa vượn chúa xuống và tự tay ngài vuốt ve săn sóc cho vượn chúa tỉnh lại.

Vượn chúa đã nêu lòng hy sinh cao cả để cứu đoàn một cách cảm động trên đây, chính là tiền thân Ðức  Phật Thích Ca.

“ Người tu hạnh Bồ Tát phải lấy từ bi làm gốc. Cây Bồ Ðề lớn mạnh nhờ bám sâu gốc rễ trong đất, kẻ tu hành lấy Từ Bi lợi lạc hữu tình làm lẽ sống”.

 

Tôn Giả Tí Hon

 

Thuở Phật còn tại thế, một hôm vị đệ tử Ðại Trí của Ngài, Tôn Giả Xá Lợi Phất, đi khất thực trong thành Vương Xá. Ngài bỗng nhớ đến một người bạn nghèo của thân phụ, và muốn đến gieo phước cho ông. Tôn giả đi đến nhà ông lão. Khi thấy Tôn giả từ xa đi lại, ông lão nghĩ thầm “ Kìa là cháu Upatissa ( tên của Tôn giả lúc ở đời ) yêu dấu của ta ngày xưa đến khất thực. Y không biết rằng ta không còn gì để cho y”. Nghĩ thế, ông lão lánh mặt, tự nhủ xin được chút gì mới cúng dường Tôn giả. Ít hôm sau, ông lão kiếm được một ít cháo và một mảnh y phục nhờ sự tụng đọc kinh điển Bà La Môn. Ông định bụng sẽ cúng dường Tôn  giả. Lúc ấy Tôn giả đang nhập định quán sát thấy ông lão muốn bố thí, nên Ngài xuất định, ôm bát đến nhà ông lão. Tôn giả đứng trước cửa như thường lệ, ông lão ra đảnh lễ Tôn giả mời vào nhà để cúng dường. Tôn giả chỉ nhận phân nửa bát cháo, rồi đậy nắp bát. Nhưng ông lão năn nỉ: “ Bạch Tôn giả, đây chỉ là một phần ăn. Xin Tôn giả nhận tất cả, cho con trọn phước báo đời sau. Con muốn cúng tất cả cho Ngài.

Nói rồi ông lão đổ trọn bát cháo vào bát Tôn giả. Tôn giả Xá Lợi Phất dùng cháo ngay tại chỗ. Khi Ngài dùng xong, ông lão lại cúng nốt mảnh y phục cho Ngài.         - Bạch Tôn giả, nguyện cho con đời sau sẽ có được trí tuệ sieâu việt như Ngài.

- Này Bà LaMôn, ngươi sẽ được toại nguyện.

Tôn giả đáp, và sau khi nói lời tùy hỷ công đức, Ngài đứng lên tiếp tục du hành đến Kỳ Viên tịnh xá.

Ông lão sau khi cúng dường Tôn giả thì vui mừng vô hạn, và tăng lòng ái mộ đối với Tôn giả. Do sự ái kính này, ông lão thác sanh vào một gia đình thí chủ thường xuyên của Tôn giả Xá Lợi Phất. Khi bà tín nữ mang thai, bà đâm ra khát khao hơn bao giờ hết là được cúng dường cháo hằng ngày cho chúng Tỳ kheo của Tôn giả Xá Lợi Phất, gồm tất cả 500 vị. Bà khao khát được mặc y vàng, đến ngồi ngoài cổng tịnh xá mà chực ăn phần cháo thừa của chúng Tăng để được thừa hưởng phước trí trang nghiêm. Thân quyến và chồng bà giúp bà thực hiện ước nguyện ấy, cúng dường cháo hằng ngày cho chúng tỳ kheo. Có người cho rằng sự thích mặc áo vàng của bà là điềm báo trước người con trong bụng sẽ là một vị Tỳ kheo đệ tử Phật, và họ lấy làm sung sướng.

Ðúng kỳ sanh nở, một hài nhi xinh đẹp ra đời, cả gia đình hân hoan đón tiếp. Họ tắm em bé bằng nước thơm, mặc cho em bé những y phục vô cùng quý giá đã may sẵn từ trước, và đặt em bé trong một chiếc nôi lộng lẫy như một hoàng cung, đắp cho em bé một mền gấm sang trọng. Rồi thỉnh Tôn giả Xá Lợi Phất và chúng Tỳ kheo đến quy y cho em bé. Khi Tôn giả đến, em bé đang nằm ngửa nhìn chăm chăm vào Tôn giả với một cặp mắt tinh anh lạ kỳ, một cái nhìn trìu mến như đối với đồng hàng quyến thuộc. Em bé nghĩ “ Ðây là thầy của ta đời trước nhờ Ngài mà ta được sang quý đời này. Ta phải cúng dường Ngài một cái gì”. Khi mẹ ẵm em bé lên để thọ tam quy với Tôn giả, những ngón tay của em quấn vào trong cái mền gấm. Gia nhân la lên “ Kìa tay em bé kẹt trong cái mền gấm” và chạy lại gỡ ra thì em bé òa khóc như không muốn rời. Người mẹ nói: “Ðể vậy đừng làm em bé khóc” và ẵm con đến cho Tôn giả. Khi đến trước Tôn giả, em bé thả tay cho cái mền rớt phủ trên chân Ngài. Người mẹ thông ngôn rằng: Bạch Tôn giả, xin Ngài nhận cho con của cúng dường này, và cho con được thọ tam quy làm đệ tử Ngài.

Tôn giả hỏi:

-         Tên đứa bé là gì?

-         Bạch Tôn giả xin cho hài nhi cái tên của Ngài lúc tại thế.

-         Vậy nó sẽ mang tên Tích Sa ( Upatissa là tên của Tôn giả ).

Khi được bảy tuổi, Tích sa nói với mẹ:

Thưa mẹ, con muốn xuất gia theo Tôn giả Xá Lợi Phất.

-         Tốt lắm, cho con xuất gia.

Rồi bà mời Tôn giả lại nhà bạch:

-         Bạch tôn giả, đệ tử của Ngài xin được xuất gia với Ngài. Chiều nay con sẽ đưa y đến tu viện.

 Sau khi được Tôn giả nhận lời, bà mẹ sắm nhiều lễ vật cúng dường và dẫn chú bé đến Kỳ Viên tịnh xá. Tôn giả nói với Tích Sa:

-         Tích Sa này, đời sống của người xuất gia rất kham khổ. Khi muốn ấm thì người phải gặp lạnh, muốn mát người lại gặp nóng. Những Tỳ kheo phải sống ngược đời như thế đấy. Liệu ngươi có chịu đựng không?

-         Bạch Tôn giả, con sẽ làm tất cả những gì Ngài dạy bảo.

-         Tốt lắm.

Rồi Tôn giả dạy cho Tích Sa quán pháp bất tịnh bằng cách năm món đầu trong 32 món ô uế trong thân là tóc, lông, móng, răng, da. Tôn giả lại truyền cho Tích sa thập giới và từ đó Tích Sa khởi sự cuộc đời của một chú tiểu.

 Ðể mừng việc xuất gia của con, cha mẹ Tích Sa cúng dường toàn thể chúng Tăng ở Kỳ Viên tịnh xá suốt một tuần với một thứ cháo thập cẩm ngon lành. Những Tỳ kheo chưa chứng quả không ngớt thì thầm với nhau: “Ngon lành thật! Ðâu phải chúng ta luôn luôn được như thế này”.

Sau bảy ngày thiết đãi chúng Tăng, cha mẹ Tích Sa từ giả trở về nhà. Qua ngày thứ tám, chú tiểu Tích Sa bắt đầu ôm bát đi bọc hậu đoàn Tỳ kheo do Tôn giả Xá Lợi Phất dẫn đầu vào thành Xá Vệ để khất thực.

Những người trong thành phố bảo nhau: “ Nghe đồn hôm nay chú tiểu Tích Sa sẽ đi khất thực trong thành phố. Ta hãy sửa soạn tặng phẩm cúng dường”. Bởi thế, khi Tích Sa vào thành, những người quen biết cha mẹ chú tiểu đều đem phẩm vật cúng dường tới tấp. Chú tiểu nhận được 500 bát đầy phẩm vật và 500 bộ y phục đem về chùa. Hôm sau, những người chưa được cúng lại thân hành đem phẩm vật đến tịnh xá. Chú tiểu nhận thêm 500 bát, 500 y, rồi dâng tất cả 1000 y,1000 bát cho chúng Tỳ kheo tại vườn Cấp Cô Ðộc. Do đó, chú được mệnh danh là thí chủ Tích Sa.

Một hôm vào tiết trời giá buốt, trong khi Tích Sa quét dọn chung quanh tịnh xá, chú tiểu thấy chư Tăng tụm năm tụm ba, đang sưởi bên đống lửa liền hỏi:

-         Bạch chư Ðại đức, tại sao chư Ðại đức phải hơ lửa vậy? ( trẻ con thường không biết rét là gì).

-         Chú tiểu ơi, chúng tôi lạnh cóng cả người phải hơ cho ấm. Bạch chư Ðại đức, khi nào trời rét thì ta đắp mền cho ấm. Mền sẽ ngăn cái lạnh không cho thấm vào cơ thể. Chú tiểu có nhiều phước đức mới có mền mà đắp, chớ chúng tôi làm sao có mền được!

-         Bạch chư Ðại đức, thế thì ngày mai, vị nào cần mền, xin hãy đi với con vào thành.

Rồi chú xin chư Tăng thông báo như vậy cho chúng Tỳ kheo trong tịnh xá. Bởi vậy, hôm sau có 1000 vị Tỳ kheo cùng đi theo chú tiểu.Trước khi vào thành Xá Vệ, chú ghé từng nhà ở ngoài thành và đã được 500 cái mền. Khi vào thành, mọi người đều đổ xô đến cúng dường theo lời yêu cầu của chú tiểu. Tại một cửa tiệm, ông chủ đang ngồi sau một đống mền cao ngất. Một người đi đường đêÙn rỉ tai:

-         Này, có một chú tiểu đang đi xin mền đó, nên giấu hết đi.

Ông chủ nói:

-         Nếu tôi muốn cho, thì tôi cho. Không muốn, thì tôi không cho. Giấu làm gì? Nhưng người ta đi khỏi, ông chủ ngẫm nghĩ, và giấu bớt hai cái mền thượng hạng trong số mền bày bán. Ngay lúc ấy Tích Sa cũng vừa đến. Mới thấy mặt chú tiểu ông đã đem lòng thương mến vô cùng. Cả người ông tràn ngập sự kính yêu chan chứa. Ông nghĩ: Coi đáng yêu chưa tề! Trông mặt mũi một bé trai kháu khỉnh như thế kia, thì dù có đem cho cả thịt da, tim ruột của ta, ta cũng không tiếc, nói chi tới vài ba cái mền”. Và lập tức ông rút ngay hai cái mền quý giá nhất đặt dưới chân Tích Sa đảnh lễ mà bạch:

-         Bạch Ðại đức, mong sao cho con được thấm nhuần ánh sáng đạo mà Ngài đã thấy.

Cư sĩ sẽ được toại nguyện.

 Chú tiểu chúc tụng, rồi nói lời tùy hỷ công đức. Ngày hôm ấy chú nhận đúng 1000 cái mền cho chúng Tỳ kheo. Do đó, chú được mệnh danh là người cho mền. Ðó là nhờ công đức lúc mới sanh Tích Sa đã cúng dường meàn cho Tôn giả Xá Lợi Phất.

Tại tịnh xá Kỳ Viên, chú tiểu Tích Sa phải tiếp đón những cậu bé bạn củ đến thăm. Ngày nào chúng tới, hỏi han mọi chuyện, làm cho chú không có thì giờ mà tham thiền nhập định gì hết. Nghĩ rằng sanh tử là việc lớn chú đến xin đức Phật một đề mục thiền định để rút sâu vào rừng mà tu tập.

Khi đến một khu làng. Tích Sa gặp một ông lão. Chú hỏi:

-         Thưa cư sĩ, gần đây có một khu rừng nào cho tu sĩ ẩn cư không?

-         Bạch Ðại đức có. Vậy, xin người  hãy chỉ đường cho tôi đến đó.

Mới nhìn chú, ông lão đã có cảm tình, nên bằng lòng dẫn chú đi. Vừa đi chú vừa hỏi ônglão địa danh những nơi đi qua. Khi tới rừng ông lão nói:

-         Bạch Ðại đức, đây là chỗ tốt lành. Ngày hãy ở đây và xuống làng tôi khất thực. Tích Sa nhận lời, và từ đấy ngày ngày chú xuống làng để khất thực.

Dân chúng yêu kính chú khôn cùng và năn nỉ: “Ðại đức hãy ở đây thật lâu với chúng tôi để chúng tôi được thọ tam quy ngũ giới với Ngài”. Họ cúng dường những vật dụng cần thiết cho Tích Sa. Mỗi khi nhận Tích Sa đều chúc lành cho thí chủ như sau:

- Mong thí chủ được hạnh phúc an vui. Mong thí chủ khỏi khổ ách.

Sau hai tháng ở rừng nỗ lực tu tập thiền định, Tích sa chứng quả A La Hán. Bấy giờ Tôn giả Xá Lợi Phất có ý định thăm chú, nên bạch Phật:

-         Bạch Thế Tôn, con sẽ đi thăm chú tiểu Tích Sa.

-         Ðược ngươi cứ đi.

Tôn giả đến bên người bạn cố tri của Ngài là Tôn giả Mục Kiền Liên.

-         Hiền huynh tôi sẽ đi thăm Tích Sa.

-         Tôi cũng đi với.

Và tất cả những vị Ðại đệ tử của Phật như Ngài Ca Diếp, A Nậu Lâu Ðà, Ưu Ðà Di, Phú Lâu Na v. v...đều đi cùng Tôn giả Xá Lợi Phất để thăm chú tiểu ở rừng. Khi đoàn Thánh chúng đến, dân cư tiếp đón nồng nhiệt. Họ vô cùng hân hoan khi thấy vị Thánh đệ tử Phật nổi danh thiên hạ, và xin Ngài ban một thời pháp. Nhưng Tôn giả từ chối.

- Ta đến thăm chú tiểu Tích Sa của ta cái đã.

Khi Tích Sa được tin, chú xuống làng thi lễ và làm bổn phận của một chú tiểu đối với những vị trưởng thượng đầy uy đức của mình. Chỗ nghỉ ngơi đã được dân cư lo chu đáo tại một ngôi chùa trong làng. Họ lập lại lời thỉnh cầu nghe pháp, mặc dầu trời đã tối. Tôn giả Xá Lợi phất nói:

-         Vậy hãy đốt đèn lên và loan tin cho Phật tử xa gần đến nghe.

Khi dân làng tề tựu, Tôn giả Xá Lợi Phất bảo Tích Sa:

-         Này, Tích Sa, các thí chủ của con ngỏ ý muốn nghe pháp. Con hãy nói pháp cho họ đi.

Toàn thể dân làng đều đồng thanh thưa:

-         Bạch Tôn giả, vị Ðại đức của chúng con đây, không biết gì ráo, ngoài ra hai câu: “Mong gia chủ được hạnh phúc an vui, mong gia chủ thoát khỏi khổ ách.” Xin Ngài cho vị khác nói pháp cho chúng con nghe.

Khi ấy Tôn giả hỏi chú tiểu:

-         Tích Sa, nhưng làm sao để được hạnh phúc an vui? Người ta làm thế nào để thoát khổ ách? Con hãy giảng rộng hai câu ấy.

-         Thưa vâng, bạch Tôn giả.

Tích Sa thăng tòa, giảng như nước chảy về khổ đế, nguyên nhân khổ, Niết Bàn và con đường đưa đến tịch diệt. Và chú kết luận:

-         Bạch chư Tôn giả, đó là đường đi của một vị A La Hán để thoát khỏi khổ ách, để được an vui.

-          Giỏi! Con đã thông thuộc rành rẽ giáo pháp.

Những cư dân nghe xong thời pháp đều rất ngạc nhiên. Một số mừng vì lâu nay được cúng dường một vị thông tuệ, nhưng một số tỏ ý bất mãn bảo nhau:

-  Không dè Ðại đức ấy thuyết pháp hay như vậy. Tại sao lâu nay Ðại đức cứ câm miệng hến, không chịu nói gì cả. Thật là gan lì.

Từ tịnh xá Cấp Cô Ðộc, Ðức Thế Tôn biết được tâm niệm bất kính của những cư dân này đối với Tích Sa. Ngài động lòng từ bi, muốn cho họ thoát khỏi tội báo xúc phạm một vị A La Hán, nên đích thân đến làng thăm chú tiểu. Khi thấy Ðức Phật đích thân đến làng chỉ vì để thăm Tích Sa dân làng mới hoàn toàn công nhận tầm quan trong của vị Ðại đức tí hon này. Ngài bảo Tích Sa đưa Ngài lên tận núi cao nhất từ đó có thể nhìn xuống biển cả, và hỏi:

-         Tích Sa, khi đứng trên đỉnh núi này, nhìn quanh con thấy gì?

-         Bạch Thế Tôn, con thấy nước biển mênh mông không bờ bến.

-          Con nghĩ gì khi thấy đại dương?

-         Bạch Thế Tôn, con nghĩ: trong vô số kiếp luân hồi, ta đã đổ bao nhiêu là nước mắt để khóc vì những nổi đau khổ, nước mắt ta có lẽ còn nhiều hơn nước trong bốn biển lớn kia.

-         Ðúng lắm, Tích Sa.

Rồi Ngài đi thăm động đá nơi Tích Sa cư trú.

-         Con nghĩ gì khi cư trú nơi đây?

-         Bạch Thế Tôn, con nghĩ, ta đã chết vô số lần, vô số lầøn thi hài ta đã nằm trên mặt đất này.

-         Ðúng lắm, Tích Sa! Không có một nơi nào trên mặt đất mà chúng sanh không xả bỏ thân mạng vô số lần ở đó.

Và Ngài hỏi tiếp:

-         Tích Sa, khi con nghe tiếng hổ báo gầm trong rừng sâu con có sợ không?

-         Bạch Thế Tôn, con không sợ. Trái lại một niềm yêu thích núi rừng lại tăng lên trong tâm thảm con.

Và Tích Sa đã đọc cho Phật nghe 60 bài thơ mình đã cảm hứng từ rừng sâu.

 Sau khi thăm các nơi, Ðức Thế Tôn từ giã:

-         Tích Sa, bây giờ ta trở về tịnh xá. Con muốn đi theo ta hay ở lại rừng?

-         Bạch Thế Tôn, nếu thầy con (chỉ Tôn giả Xá Lợi Phất) muốn con trở về, con sẽ trở về. Ngài muốn con ở lại, con sẽ ở lại.

Tôn giả đoán biết Tích Sa không muốn trở về nên bảo:

-         Tích Sa, con hãy ở lại núi rừng, nếu con muốn vậy.

Tích Sa đảnh lễ Phật và chư Tôn Giả rồi quay trở về rừng, sau khi đưa tiễn các Ngài một quãng xa.

Tại Diệu Pháp đường trong tịnh xá Cấp Cô Ðộc, khi chúng Tỳ kheo ngồi bàn tán về hạnh xả ly của Tích Sa, họ không ngớt lời tán thán:

- Khó thay những gì Tích Sa đã làm, bỏ tất cả lợi dưỡng, cung kính, để rút vào ẩn sâu trong rừng! Ðức Phật nhân đó thốt lên bài kệ thứ 75 trong kinh Pháp cú.“Một nẻo đường dẫn đến thế lợi, một nẻo đường khác dẫn đến Niết Bàn. Hàng Tỳ kheo đệ tử đấng Giác Ngộ khi hiểu nhhư vậy, không nên tham bám lợi dưỡng thế gian, mà hãy chuyên tâm vào hạnh độc cư thiền định”.

Thích Nữ  Trí Hải

“Mắt trông thấy sắc rồi thôi

Tai nghe thấy tiếng nghe rồi thì không

Trơ trơ lẳng lặng cõi lòng

Nhẹ nhàng ta bước ra vòng thế gian.”

 

Không Ðau Ruột Bằng . . .

 

Sau khi nhập Niến Bàn, tại Câu Xá Hi có một ông già nhờ Ngài A Thù hướng dẫn thấu triệt đựơc giáo pháp nên thường cúng dường chư Tỳ kheo.

Ông Trưởng giả ấy có một người con và một người cháu kêu bằng cậu. Khi ông Trưởng giả gần lâm chung, mời Ngài A Thù đến chỉ chỗ cất vàng bạc và thưa với Ngài A Thù rằng:

-         Sau khi con qua đời, hai đứa nhỏ này, đứa nào tín mộ Phật – Pháp thì Ngài chỉ chỗ cất của báu đó cho nó... . . .

Vị Trưởng giả ấy thưa xong liền trúc hơi thở cuối cùng!

Sau một thời gian khi hai đứa trẻ thành niên, Ngài A Thù xét thấy đứa cháu của ông Trưởng giả lại mến mộ Phật – Pháp, còn đứa con ông ta lại hoang nghịch nên Ngài A Thù kêu người cháu của ông ta đến chỉ chỗ chôn cất của báu ấy.

Con ông Trưởng giả nghe được việc đó, liền đến Ngài A Nan hỏi:

-         Của cha mẹ để lại, ai được hưởng?

Ngài A Nan trả lời:

-         Dĩ nhiên là con của người ấy được hưởng!

 Con ông Trưởng giả liền thưa lại rằng:

-         Như vậy tại sao của cha tôi để lại mà ông A Thù lại cho con của em gái cha tôi?

Ngài A Nan nghe xong liền tức tốc đến chỗ Ngài A Thù và dồn dập hỏi Ngài A Thù rằng:

-         Tạo sao. . . tại sao ? Như vậy Ngài chẳng phải Sa Môn, không phải Thích chủng tử. . .

 Ngài A Thù bình tỉnh trả lời:

-         Tôi là Thích chủng tử, tôi theo đúng kinh luật để quyết định việc đó.

Ngài A Nan giận quá hỏi vặn:

-  Kinh luật nào dạy như vậy?. . .

Khi đó các Trưởng lão Tỳ kheo đều công nhận Ngài A Thù là phải.

Ngài A Nan và Ngài A Thù bất đồng ý kiến với nhau, không hòa hợp với nhau phải trải qua một thời gian khá lâu nên trong trú xứ của hai Ngài ở không có Bố Tát, Tự Tứ được.

Vấn đề ấy được đồn khắp các nơi, tất cả mười phương thiện tín đều khổ tâm và đau buồn nhất là các thiện nam tín nữ trong dòng họ Thích.

Một hôm tình cờ ông La Hầu La du hóa đến thành Ca Duy La Vệ, các nữ Thích chủng tử đều cùng nhau ra nghinh đón La Hầu La để trình bày sự vieäc ấy và thưa rằng:

-Tại sao Thế Tôn mới Nê hoàn ( nhập diệt) chưa bao lâu mà chúng Tăng lại không hòa hợp với nhau như thế? Chúng tôi tha thiết muốn chư Tăng hòa hợp lại mà không biết làm cách nào. Xin La Hầu La chỉ vẽ cho.

Ông La Hầu La hướng dẫn:

-         Việc đó dễ lắm. . . Khi nào Ngài A Nan đến đây các người ai có con nhỏ khi ra nghinh đón Ngài nhớ bồng theo, vừa gặp Ngài thì bỏ nó xuống đất. Dĩ nhiên là nó khóc. . . Chắc chắn Ngài A Nan hỏi tại sao các người bỏ nó xuống đất và Ngài sẽ bảo bồng chúng nó lên. Khi ấy quý vị thưa rằng khi nào Trưởng lão (A Nan) và Ngài A Thù hòa hợp thì chúng tôi mới bồng chúng nó lên. . .

Ông La Hầu La hướng dẫn như vậy xong, tiếp tục lên đường du hóa.

Sau đó mấy hôm, Ngài A Nan đến, 500 Thích nữ bồng con ra nghênh đón Ngài và thi hành đúng như La Hầu La hướng dẫn, khi Ngài A Nan bảo bồng lên  và nói:

-         Tại sao con các người đẻ ra, bỏ nó khóc như vậy, các người không đau ruột? ! Các tín nữ dòng họ Thích liền thưa lại rằng:

-         Dĩ nhiên là chúng tôi đau ruột, nhưng “không đau ruột bằng. . .”

Ngài A Nan cảm thông được nổi đau lòng của 500 Thích nữ. . . nên quay về yêu cầu họp chúng để giải quyết vấn đề với Ngài A Thù. Khi họp cúng tiền phương tiện xong. Ngài Ưu Ba Ly hỏi:

-         A Thù có tội gì?

Ngài A Nan liền thủ lễ thưa rằng:

-         Ngài A Thù không có tội gì, chính tôi mới là người có tội. . .

-         Khi nghe Ngài A Nan thưa như vậy, trong chúng xúc động đến nỗi đều chảy nước mắt. Ngài A Nan liền đến trước Ngài A Thù để sám hối.

Vài ngày sau tin ấy loan truyền khắp nơi, mười phương thiện tín,nhất là các Thích nữ lũ lượt kéo nhau đến đảnh leã cúng dường vui mừng không xiêÙt kể! ! !

Ðổng Minh

“Nhập thế thì phải tùy thời tùy duyên, đó là điều không thể chê trách, nhưng nếu vì danh vì lợi mà sân si tật đố, phá hòa hiệp Tăng, đó là điều đau buồn nhất của hàng Phật tử, mà cũng là kẻ đắc tội với Phật Pháp”.

 

Dạy Khỉ Nói

 

Ngày xưa, có một ông vua nước nọ, đã hơn 70 tuổi, khi cao hứng liền ban ngay sắc chỉ xuống cho quan chức và thần dân: “Ai dạy khỉ nói được, nhà vua sẽ thưởng một ngàn lượng vàng, các quan ai làm được sẽ thăng chức cao, ai không làm được sẽ bị cất chức”.

Lệnh đưa ra, cả triều đình đều xôn xao, lo lắng vô cùng. Xưa nay có ai dạy khỉ nói được bao giờ. Ðột nhiện, một ông lão hơn 70 tuổi đến xin vào yết kiến nhà vua. Lão quỳ trước bệ rồng tâu:

-         Khải bẩm Hoàng thượng, thần có nghề gia truyền dạy khỉ biết nói, xin sẵn sàng làm theo ý Hoàng thượng.

Nhà vua hết sức hài lòng, nhưng ông Lão lại nói thêm:

 Nghề dạy khỉ nói rất công phu, ít nhất phải 20 năm khỉ mới nói rõ ràng được như người. Vậy thần xin nhận trước 500 lượng vàng để đi khắp nơi tìm một con khỉ thật thông minh về dạy.

Nhà vua nghe nói rất hứng thú liền ra lệnh xuất kho cho ông lão 500 lượng vàng. Ðình thần cũng mừng rỡ như trút được gánh nặng.

Nhưng khi ông lão về đến nhà, vợ con ông khóc lóc ầm ĩ nói với ông:

-         Xưa nay có ai dám cả gan gạt nhà vua bao giờ, ông có biết dạy khỉ bao giờ đâu mà dám nhận. Như vầy thì chỉ có “tru di tam tộc” mà thôi.

Ông lão cả cười nói với vợ con:

-         Nghe chi mà nghe lắm thế! Ðức Phật đã dạy đời là vô thường. Năm nay tôi đã hơn 70 tuổi, nhà vua cũng vậy, chắc chi vua còn sống được đến 20 năm nữa. Mà vua chết, tôi chết thì chuyện chi cũng đều xí xóa cả, có chi mà lo!. . .

Thái Thanh

“Dù tiếc thương hoa kia vẫn rụng,
Chán ghét nhiều cỏ vẫn xanh tươi”.

Mục Lục Cổ Tích Chiếc cầu muôn thuở - Truyện cổ Phật Giáo Tôn Giả tí hon - Truyện cổ Phật Giáo Không đau ruột bằng - Truyện cổ Phật Giáo Dạy khỉ nói - Truyện cổ Phật Giáo Mục Kiền Liên - Truyện cổ Phật Giáo Bát cơm cúng dường - Truyện cổ Phật Giáo Vườn Nai - Truyện cổ Phật Giáo Duyên xưa nghiệp củ - Truyện cổ Phật Giáo Ca Lưu Ðà Di - Truyện cổ Phật Giáo Phật Pháp nan văn - Truyện cổ Phật Giáo Tâm nhìn - Truyện cổ Phật Giáo Nắm tro tàn - Truyện cổ Phật Giáo Sự tích chim tu hú - Truyện cổ Phật Giáo Ông trưởng giả keo kiệt - Truyện cổ Phật Giáo La Hầu La xuất gia - Truyện cổ Phật Giáo Ðạo đức trở về - Truyện cổ Phật Giáo Không biết mình điên - Truyện cổ Phật Giáo Chuyện chàng 4 vợ - Truyện cổ Phật Giáo Chú tiểu hiền triết - Truyện cổ Phật Giáo Nhờ nghe Phật pháp khỏi phải tự thiêu - Truyện cổ Phật Giáo Ông sư Huyền Trân - Truyện cổ Phật Giáo Nguyễn Minh Không - Truyện cổ Phật Giáo Vọng phu - Truyện cổ Phật Giáo Hồ ly vượt bể mót vàng - Truyện cổ Phật Giáo Trư hòa thượng - Truyện cổ Phật Giáo Sự tích con muỗi - Truyện cổ Phật Giáo Phước Huệ song tu - Truyện cổ Phật Giáo Quạ cú thù nhau - Truyện cổ Phật Giáo Vô duyên với Phật thì không độ được - Truyện cổ Phật Giáo Bà lão kỳ dị - Truyện cổ Phật Giáo Voi trung nghĩa - Truyện cổ Phật Giáo Nhà sư vướng lụy - Truyện cổ Phật Giáo Sự tích cây huyết dụ - Truyện cổ Phật Giáo Công đức xuất gia - Truyện cổ Phật Giáo Vị Sa Di giữ giới - Truyện cổ Phật Giáo Vạ mẹ - Truyện cổ Phật Giáo Hòa thượng cua - Truyện cổ Phật Giáo Hái hoa cúng Phật - Truyện cổ Phật Giáo Con trâu - Truyện cổ Phật Giáo Sư bác quản tượng - Truyện cổ Phật Giáo Cây táo núi Thíết Sơn - Truyện cổ Phật Giáo Chàng ngốc - Truyện cổ Phật Giáo Mãnh lực lời nguyền - Truyện cổ Phật Giáo Nụ cười em bé - Truyện cổ Phật Giáo Gương mặt hoa mè - Truyện cổ Phật Giáo Ðoạn đường phải đến - Truyện cổ Phật Giáo Người dốt giác ngộ - Truyện cổ Phật Giáo Một chút lửa địa ngục - Truyện cổ Phật Giáo Pothila ông sư rỗng - Truyện cổ Phật Giáo Dưới gốc mai vàng - Truyện cổ Phật Giáo

Xem Tiếp Trang 13