Truyện Cổ Tích Người Thành Tiên - Etruyen.com

Người Thành Tiên

Ngày xưa, ngoài những tiên ở thượng giới xuống sống trên đất nước Việt Nam, còn có một số người Việt thành tiên. Như anh chàng không một manh khố che thân Chử Đồng Tử lấy công chúa Tiên Dung rồi cả hai vợ chồng học đạo mà thành tiên. Hay anh chàng thư sinh đa tình yêu người đẹp trong tranh là Tú Uyên, được nàng Hà Giáng Kiều kết làm vợ chồng rồi dìu dắt cùng về cõi tiên. Hay là vị quan thoát tục Từ Thức ngao du lạc vào nơi tiên ở. Đó là các người thành tiên danh tiếng.

Còn một số người thành tiên nhờ tu đạo thoát tục, ít được nhắc nhở đến.
Như chuyện "Ông già Na Sơn" dưới đây:
Về đời nhà Trần, triều Xương Phù (1377-1388), có một ông già người đời vẫn gọi là Tú Na tu tiên đắc đạo, ở ẩn tại Na Sơn, Thanh Hóa. Núi này thuộc vùng Cổ Định, huyện Nông Cống, dân thường vẫn gọi là núi Nưa, ở trên đỉnh cao có một ngôi đền kêu là Am Tiên, có một động sâu đường rất khó đi. Người ta vẫn gọi ông tiên ở đây là ông già Na Sơn.
Dưới đời Lê, cứ mười hoặc hai mươi năm, có người lại gặp ông.
Tục truyền rằng đời Hồ, Hồ Hán Thương (1404-1407) có gặp ông già núi Nưa trong một cuộc đi săn. Biết là gặp tiên, vua Hồ nài nỉ mời ông ra giúp nhưng ông một mực từ chối, chỉ cho hai câu thơ tiên đoán cái chết bi đát của cha con họ Hồ.

Đến đời Minh Mạng (1820-1840), người ta gặp tại tỉnh lỵ Thanh Hóa một ông lão lưng còng ngoài trăm tuổi ngồi trong quán uống hết vò này đến vò khác. Thiên hạ ở khắp trong tỉnh kháo nhau đi xem. Bỗng nhiên không ai thấy ông đâu. Bấy giờ người ta mới biết ông lão đó là ông già núi Nưa.

Đời Trần, ở huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương, có một vị đạo sĩ ở ẩn tại chùa Lệ Kỳ trên núi Niết Sơn (hay là Phụng Hoàng Sơn) để chế tiên dược. Người đời gọi ông là Huyền Vân Chân Nhân.
Vua Trần Dụ Tôn cho vời đạo sĩ Huyền Vân vào triều để dạy cho vua cách chế thuốc trường sinh. Sau khi gặp đạo sĩ, vua tặng cho ông một nơi để ở gọi là Huyền Thiên động.
Về sau người ta không tìm thấy dấu tích Huyền Vân chân nhân, cho là ông đã thành tiên bay về Bồng Lai.
Cuối đời Lê, có chàng thư sinh trẻ tuổi thi đỗ tiến sĩ, nhưng sớm chán đời nên bỏ mộng làm quan, bầu rượu túi thơ, ngao du sông núi khắp nơi. Trên đường giang hồ, thư sinh gặp đạo sĩ Phạm Viên ở dãy núi Hồng Lĩnh, liền bén gót theo người. Khắp những chốn danh lam thắng cảnh đều có vết chân của thư sinh.
Một hôm, chàng theo Phạm Viên đi ra phía ngoài biển. Giữa cảnh sông sóng nước trùng dương hiện ra một con đường quanh co. Hai người lần đến một ngọn núi có nhiều cây đào nặng trĩu trái lớn chín đỏ.
Họ ngồi dưới bóng cây nghỉ mát. Phạm Viên lấy rượu ra mờ thư sinh cùng mấy kẻ đi theo. Đào được hái xuống ăn, Phạm Viên dặn mọi người đừng giữ lấy hột.
Uống cạn rượu xong, Phạm Viên ra đi trước. Nhân dịp có mấy người cùng đi theo lấy hột đào cất dấu vào trong túi áo.

Họ ra đi lạc mất đường, cứ quanh quẩn ở trong núi, hơn nửa ngày không tìm thấy Phạm Viên. Biết là còn hột đào trong túi thì không tìm thấy đường ra, họ bèn vứt cả đi. Đến lúc ra khỏi núi, họ gặp Phạm Viên đang ngồi uống rượu trên một tảng đá bên đường.
Phạm Viên hỏi: "Làm sao các ngươi về muộn thế"? Rồi sau khi trao cho thư sinh một chồng sách về đạo tiên, Phạm Viên ra đi cùng các môn đệ.
Thư sinh từ đó lấy danh hiệu là Thành Đạo Tử và bắt đầu học đạo.
Một hôm, chàng gặp một người đàn ông mắc chứng bịnh nội thương mà không có thuốc men, phù phép nào chữa nổi, bèn ngỏ lời muốn giúp. Con bệnh hỏi: "Phải làm lễ cúng ra sao"? Chàng đáp: "Không phải cúng lễ gì cả! Ông chỉ có việc bắt một con cóc buộc lên sà nhà rồi la lớn lên là được"! Người bệnh làm theo lời quả nhiên khỏi bệnh ngay. Thành Đạo Tử từ chối mọi sự đền ơn mà ra đi.
Trong vòng ba năm sau, Thành Đạo Tử mới ra khỏi núi. Về sau người ta không biết chàng ra sao