Truyện Cổ Tích Khương Tử Nha - Etruyen.com

Khương Tu Nha -Hổ Thao

QUÂN LƯỢC


Võ Vương hỏi Thái công : Đem quân vào sâu đất chư hầu, gặp khe sâu suối lớn, dòng nước hiểm trở, ba quân chưa qua hết thì có mưa to, dòng nước chảy xiết, phía sau không liên lạc được với phía trước. Ta không chuẩn bị thuyền bè, dưới nước cũng không có cỏ cây có thể giúp mình sang sông, ta muốn qua sông hết để ba quân không phải lưu lại, thì làm thế nào ?

Thái Công đáp : Khi đem quân đi tưởng có nhiều việc lo nghỉ mà không tính trước như khí giới không đầy đủ, huấn luyện không tinh tường binh sĩ không thuần phục, như thế là không phải là quân của bậc vua chúa.

Phàm khi ba quân có việc hệ trọng, không ai là không biết sử dụng các loại khí giới. Công thành vây ấp thì phải có xe để đánh thành.
Trước khi xung kích, muốn nhìn rõ trong thành thì có thang cao. Ba quân đi hay dừng thì có xe võ xung phòng thủ trước sau .

Gặp đường cùng ngõ hẹp thì có quân giỏi nỏ cứng bảo vệ hai bên đường. Xây cất đình lũy thì có lưới sắt phên tre, cỏ gai ngăn cản ngựa, ban ngày lên thang cao nhìn xa, dựng cờ ngũ sắc, ban đêm thắp hàng vạn ngọn đèn, đánh trống khua chiêng thổi kèn. Vượt hào sâu thì có phi kiều, bừa cuốc. Qua sông to thì có Thiên Hoàng, phi giang. Đi ngược dòng nước thì có cầu nổi.
Ba quân có đầy đủ dụng cụ thì chủ tướng không còn lo gì nửa .

LÂM CẢNH

Võ Vương hỏi Thái Công : Ta với địch chưa đánh nhau ở biên cương, địch có thể đến chổ ta, ta có thể đến nơi được, hai bên đều dàn trận kiên cố, không ai dàm cử binh trước. Ta muốn đi kích địch, địch cũng có thể đi kích ta, thì phải làm sao ?

Thái Công đáp : Chia quân ra ba nơi. Lệnh cho tiền quân đào hào đấp lũy mà không ra, trương cờ xí đánh trống trận mà phòng ngự.

Lệnh cho hậu quân tích trử lương thực, không để địch quân biết ý định ta.

Sai quân tinh nhuệ len lỏi trà trộn vào trong trại địch, đánh lúc họ không để ý , cộng họ không phòng bị. Địch không biết tình hình ta, nên không ngăn cản được .

Võ Vương hỏi : Địch biết tình hình ta, rõ mưu kế ta, thám thính được sự việc của ta, đem quân tinh nhuệ mai phục nơi rậm rạp hiểm trở, đánh vào chổ yếu của ta, thì phải làm sao ?

Thái Công đáp : Lệnh cho tiến quân ban ngày khiêu chiến khiến địch nhọc lòng. Cho quân già yếu cầm cây đánh trống, hò reo qua lại ở bên trái hay bên phải, không quá trăm bước.

Tướng địch ắc phải mệt, quân địch ắc phải kinh như thế địch sẽ không dám đến chổ ta, còn ta có thể qua bên địch mà không bị ngăn cản hoặc bên trong hay kích bên ngoài, ba quân áp đánh thật nhanh thì địch phải thua.

ĐỘNG TỊNH

Võ Vương hỏi Thái Công : Đem quân vào sâu đất chư hầu, chạm trán với địch, hai bên đang ghìm nhau ít nhiều mạnh yếu ngang nhau, chưa ai dám cử binh trước.
Ta muốn làm tướng giặc phải sợ hãi, sĩ tốt lo âu khi ra trận thế không vững chắc, phía sau chỉ muốn chạy phía trước cứ nhìn ra sau, ta thừa cơ đánh trống reo hò khiến địch bỏ chạy thì phải làm sao ?

Thái Công đáp : Như thế thì ta đem quân đánh địch 10 dậm, mai phục hai bên sườn, cho quân xa kỵ vượt qua hai phía trước sau địch chừng 100 dậm, dùng nhiều cờ xí và chiêng trống.

Khi đánh nhau thì nổi tiếng reo hò, tướng địch ắt kinh, quân địch sợ hãi, chổ nhiều chổ ít không cứu nhau, người sang kẻ hèn không đợi nhau thì địch phải thua.

Võ Vương hỏi : Nếu địa thế địch khiến ta không thể mai phục hai bên, quân kỵ không thể vượt qua hai phía trước sau, địch biết ý ta nên đề phòng trước. Quân ta hoang mang tướng tá sợ hãi, không đánh địch thì ta làm sao ?

Thái công đáp : Câu hỏi nầy thật là tế nhị, . Như thế thì trước khi giao chiến 5 ngày, cho quân xích hầu thám thích tin tức địch, để biết rõ nơi họ sẽ đến, rồi dàn quân phục kích chờ đợi dụ địch vào tử địa.

Ta tránh giao phong với địch, đưa cờ xí ra xa sắp hàng ngũ lơ là, địch ắt tiến về phía trước đuổi theo, ta bèn chống cự, đánh nhau một trận rồi bỏ chạy không ngớt khua chiêng, chạy được ba dậm rồi quay lại khi ấy phục binh nổi lên, hoặc vây hãm hai bên sườn, hoặc công kích hai phía trước sau, ba quân phải áp đánh thật nhanh thì địch phải chạy


KIM CỔ

Võ Vương hỏi Thái Công : Đem quân vào sâu đất chư hầu, chạm trán với địch, gặp thời tiết lạnh, hoặc nóng, hoặc mưa hết ngày nầy qua ngày khác. Hào lũy hư, cửa ải không phòng thủ, quân xích hầu biếng nhác, sĩ tốt không cảnh giới. Ban đêm địch đến ba quân không đề phòng, trên dưới rối loạn thì phải làm sao ?

Thái Công đáp : Phàm trong ba qưân, phải lấy sự cảnh giác làm chắc, mà biếng nhác thì thua.
Hạ lệnh cho quân trên thành, ai nấy đều cầm cờ xí, trong ngoài nhìn nhau, dùng dấu hiệu để truyền lệnh mà không dùng lời nói.
Tất cả đều hướng về bên ngoài, ba ngàn người lập thành một đồn, răn bảo và ước hẹn nhau mỗi người gìn giữ cẩn thận chỗ của mình.

Nếu địch quân đến thấy sự cảnh giới của ta, thì đến rồi cũng phải vế, đã mệt sức lại nhục chí. Bây giờ ta cho quân tinh nhuệ đuổi theo mà đánh.

Võ Vương hỏi : Nếu địch biết ta đuổi theo mà phục binh tinh nhuệ, giả thua chạy qua chỗ phục kích rồi quay lại, hoặc phía trước, hoặc đánh phía sau hoặc đánh thành ta. Ba quân sợ hãi rối loạn, mất cả trật tự bỏ chỗ của mình, thì làm thế nào.

Thái Công đáp : Chia quân làm ba đội mà đuổi theo, đừng vượt qua chỗ phục binh của họ, khi ba đội cùng đến, hoặc đánh hai phía trước sau, hoặc hãm hai bên sườn, hiệu lệnh rõ ràng, cùng đánh nhanh tới trước thì địch phải thua

TUYỆT ĐẠO
Võ Vương hỏi Thái Công : Đem quân vào sâu đất chư hầu, cầm cự với địch, địch chận đường vận lương của ta, lại vượt qua hai phía trước sau của ta.

Nếu ta đánh thì không thắng, mà thủ thì không giữ được lâu, vậy phải làm sao ?

Thái Công đáp : Khi đi sâu vào đất địch, phải xét hình thế đất đai tìm chỗ tiện lợi, dụa vào núi rừng hiểm trở, có thế suối nước cây cối mà cũng cố, phòng thủ cẩn thận các nơi quan trọng, lại biết lợi điểm địa hình của thành ấp gò mả. Như thế thì quân ta vững vàng, địch không thể tuyệt đường vận lương, cũng không thể vượt qua hai phía trước sau của ta .

Võ Vương hỏi : Ba quân qua đồi cao đầm rộng hay chổ đất bằng phẳng, quân bị thất lạc, đột nhiên giao chiến với địch, nếu đánh thì không thắng, mà thủ thì không vững. Địch bố trí hai bên sườn và vượt qua hai mặt trước sau của ta khiến lòng quân kinh sợ thì phải làm sao ?

Thái Công đáp : Phàm phép cầm binh, cách địch hai trăm dặm phải cho quân xích hầu đi trước để biết rõ địa thế bất lợi của địch, rồi đem xe võ xung làm thành lũy mà tiến tới .
Đặt hai cánh viện binh phía sau, cách xa 100 dặm, cách gầm 50 dặm. Nếu có chuyện khẩn cấp thì trước sau có thể cứu nhau.
Ba quân luôn luôn phòng bị vững chắc thì không bị tổn thất .


LƯỢC ĐỊA


Võ Vương hỏi Thái Công : Khi chiến thắng tiến sâu vào đất địch gặp thành lớn không hạ được, lại có một đạo binh của địch đóng nơi hiểm yếu chống ta.
Ta muốn công thành vây ấp, chỉ e đạo binh cùa đ5ch kéo đến, trong gnòai lien kết vây đánh ta, khiến ba quân rối loạn, trên dưới sợ hãi, thì phải làm sao ?

Thái Công đáp : Phàm khi công thành xây ấp thì cho quân xa kỵ đóng đồn ở xa để cảnh giới và ngăn trở sự liên lạc giữa bên trong và bên ngòai. Nên bên trong hết lương bên ngòai không thể đưa vào, người trong thành sợ hải thì tướng địch phải đấu hàng.

Võ Vương hõi : Nếu bên trong hết lương, bên ngoài không thể đưa vào, địch lén giao ước với nhau, mưu kế bí mật, ban đêm đua quân cảm tử ra quyết chiến quân xa kỵ tinh nhuệ xong thẳng vào trong trận ta, hoặc đánh từ ngoài vào khiến cho quân ta kinh sợ ba quân tán loạn , thí làm thế nào ?

Thái Công đáp : Như thế thì chia quân làm ba phần, xem xét địa hình mà chiến đấu, dò xét nơi trú quân và thành lũy địch, nhân dó bố trí cho họ nhữ địch, rồi đề phòng cẩn mật không để sơ thất.
Quân địch sợ hãi, nếu không chạy về rừng núi thì cũng chạy về ấp to. Chờ toán quân địch đi rồi, đem quân xa kỵ vượt lên đón phía trước đừng để cho họ trốn thoát .

Người trong thành là toán quân đi trước đạ tìm được lối thoát ắt cho quân giỏi ra theo, chỉ để lại binh sĩ già yếu. Khi ấy ta đem quân xa ky đuổi theo thật xa, khiến địch không dám ra nửa, nhưng tránh giao chiến với địch, mà chỉ bao vây phòng thủ bên ngoài để tuyệt đường vận lương cùa địch.

Không đốt đồ vật, không phá nhà cửa, không đốn cây cối, không giết kẻ đầu hàng, không hại người bị bắt. Chỉ thị điều nhân nghĩa, ban ân đức sâu rộng, lệnh cho quân dân địch biết là tội chỉ do một người, như thế thì thiên hạ sẽ yên phục

HỎA CHIẾN

Võ Vương hỏi Thái Công : Đem quân vào sâu đất chư hầu, gặp nơi cỏ rậm um tùm bao phủ bốn phía quân ta, đi vài trăm dặm thì người ngựa mệt mõi nghĩ ngơi.
Địch thừa lúc trời nắng gió to, đốt lửa ở trên ngọn gió, lại cho quân giỏi và xa kỵ phục sau lưng ta khiến ba quân sợ hãi, bỏ chạy tán loạn, thì phải làm sao ?


Thái Công nói : Như thế thì dùng thang mây và lầu cao để nhìn xa hai bên phải trái, quan sát hai phía trước sau, thấy lửa cháy thì lập tức đốt luôn phía trước cho cháy rộng ra và đốt luôn phía sau ta.
Nếu địch đến phía trước thì dẫn quân lui theo chỗ đất đen. Nếu địch đến phía sau, thấy lửa cháy ắt chạy trở về. Ta tìm chỗ đất đen mà đóng, cho quân giỏi nỏ cứng bảo vệ hai bên phải trái và đốt luôn hai phía trước sau thì địch không thể hại ta được.

Võ Vương hỏi : Địch đốt hai bên phải trái của ta , lại đốt cả hai phía trước sau, khói mù che lấp quân ta, đại binh địch cũng tìm chỗ đất đen mà đến thì phải làm sao ?

Thái Công : Như thế thì áp dụng Tứ võ xung trận, cũng xong ra bốn mặt, cho quân giỏi nỏ cứng bảo vệ hai bên phải trái, theo cách nầy thì không thắng nhưng cũng không thua .

LŨY HƯ

Võ Vương hỏi Thái Công : Làm thế nào mà biết sự hư hay thực, việc đi hay đến trong thành lũy địch ?

Thái Công đáp : Làm tướng phải trên rõ đạo trời, dưới rành địa lý. Giữa thông nhân sự .

Lên chổ cao trong xuống để quan sát sự biến động của địch, nhìn thành lũy thì biết thực hay hư, nôm sĩ tốt thì biết đi hay đến.

Võ Vương hỏi : Lảm sao mà biết ?

Thái Công đáp : Nghe không có tiếng trống, chiêng, trong lên thành thấy nhiều chim bay lượn mà không sợ hãi, không thấy có hung khí, thì biết địch giả đặt người gỗ.

Địch bỏ đi không xa, chưa ổn định quân thế mà quay trở lại, là họ dùng binh quá vội vàng. Vội vàng thì trước sau không theo thứ tự, mất thứ tự thì ra trận phải loạn.

Như thế. Ta mau đem quân tấn kích, lấy ít đánh nhiều cũng thắng địch