Chương 5

Dọn dẹp gánh hàng trong sự uể oải mệt nhọc, Hạnh Tiên ngưng tay khi thấy mệt và vội vã lấy thuốc để trong túi áo ra uống. Mấy hôm nay trời nắng, mưa thất thường nên cô thấy mình không được khoẻ. Đầu óc cô nóng ran, hơi thở thì nặng nhọc và cổ họng lại luôn đau rát khi cô nhai nuốt bất cứ thứ gì. Biết là mình đã bị cảm cúm, cô cũng định nghỉ vài hôm để chữa bệnh, nhưng do cần có nhiều tiền để Du đi học, nên Hạnh Tiên đã phải cố gắng đến kiệt sức. Mệt nhoài vì ánh nắng gay gắt củamột ngày đầu hè, Hạnh Tiên cố ngồi khép vào chỗ râm duy nhất nơi gánh hàng của mình để chờ Du tới. Đang nhăn nhó vì mùi hôi bốc lên từ chiếc miệng cống bị vỡ toang hoác gần đó, thì Du đến. Thấy vẻ mặt khổ sở của Hạnh Tiên, Du hoảng hồn.
- Trời đất! Mặt mày em sao vậy? Bộ bệnh nặng lắm à?
Hạnh Tiên nhìn Du rồi lắc đầu:
- Em không sao. Chỉ hơi mệtmột chút.
- Còn nói là hơi mệt à? Mặt em tái ngắt ra rồi kìa.
- Chắc tại gió quá em chịu không nổi đó mà.
Du chặc lưỡi, anh nhìn Hạnh Tiên hồi lâu rồi mới nói, giọng đầy vẻ lo lắng:
- Bệnh nặng lắm rồi, Hạnh Tiên ạ. Trông bộ dạng em bây giờ kinh khủng. Thôi, em ngồi đây nghỉ đi, đợi anh đẩy hàng về rồi sẽ quay xe ra đón em.
Hạnh Tiên xua tay:
- Không sao đâu. Em về được mà. Anh cứ đẩy xe giúp em, em sẽ đi theo anh về.
Giọng Du đầy vẻ lo ngại:
- Anh thấy em mệt lắm, hay anh gọi xích lô cho em về nha.
- Đã nói là em không sao mà. Nhà chỉ cách có hai ngã tư mà đi xích lô chi cho tốn.Vả lại nhà mình từ nay phải tiết kiệm nhiều hơn mới được.
Du loay hoay bỏ ghế lên xe hàng, vừa hỏi Hạnh Tiên:
- Dạo này buôn bán ế ẩm lắm hả em?
Vừa rút khăn lau mồ hôi đang tuôn tràn trên mặt, Hạnh Tiên vừa lắc đầu:
- Không vẫn bán rất đắt.
- Đắt hàng sao lại phải tiết kiệm chi tiêu?
Hạnh Tiên nhìn Dumột lát rồi nói:
- Em phải tiết kiệm cho anh đấy.
Du tròn mắt nhìn Hạnh Tiên:
- Tiết kiệm cho anh à? Em đừng nói là để dành tiền cưới vợ cho anh đó nhé.
Hạnh Tiên nhoẻn miệng cười:
- Chuyện đó thì nằm ở tập hai.
- Vậy thì còn tậpmột? Em làm cho anh lo lắng qúa.
- Có gì đâu, đơn giản là em tập trung lo tiền để cho anh đi học nghề đó mà.
- Học nghề? Nhưng nghề gì?
- Thì nghề lái xe chứ còn gì nữa?
- Nhưng anh đã bỏ lái xe lâu lắm rồi mà.
- Tuy bỏ lâu nhưng ôn lại để thi lấy bằng cũng đâu phải là chuyện khó.
- Thi lấy bằng? Em muốn nói đến bằng lái xe phải không?
Hạnh Tiên gật đầu rồi đứng lên:
- Ừ. Mình vừa đi vừa nói. Nhanh lên anh, nắng qúa.
- Nón nè. Em đội đi cho đỡ nắng. Anh sẽ đẩy xe chậm thôi. Còn em, cứ vịn vào xe mà đi, khi nào mệt thì nói anh, anh cõng về.
- Anh cõng về?
- Ừ. Cõng về.Có gì lạ đâu.
- Không lạ nhưng mà "dị" lắm. Cái cảnh đó chỉ có ở phim Hồng Kông thôi.
- Cõng người bệnh mà dị nỗi gì? Không cõng lỡ em mệt rồi xỉu ra đó luôn thì sao.
Hạnh Tiên xua tay rồi vừa đội nón của Du, cô vừa bước đi chầm chậm theo anh.
- Xỉu gì mà xỉu chứ. Bộ em dễ xỉu lắm sao?
- Em không dễ thì ai dễ xỉu nữa chứ. Người ốm như ma cây, lại thêm bệnh hoạn cả cân, không xỉu mới là lạ.
Hạnh Tiên đang định mở miệng cãi cọ thì chợt thấy choáng váng. Không dám nói sợ Du lo, nên cô mím môi giục Du:
- Thôi đi nhanh để còn về, ở đó mà nhiều chuyện.
Vừa nghe theo Hạnh Tiên, Du vừa theo dõi sắc mặt của cô rồi ái ngại nói:
- Anh sợ em đi không nổi qúa, Hạnh Tiên à.
- Ở đó mà không nổi. Anh có dám đánh cuộc với em không?
- Đánh cuộc gì?
- Thì con đường từ đây về đến nhà đó. Nếu em đi nổi thì anh thua cái gì?
Du gãi đầu cười cười:
- Anh... vô sản từ đầu đến chân thì lấy gì để đánh cuộc với em đây? Hay là anh đánh cuộc cái... mạng của anh vậy. Há?
Hạnh Tiên bĩu môi:
- Em đâu có nuôi... cá mập đâu mà cần đánh cuộc cái mạng anh. Em chỉ cần anh bằng lòng với emmột chuyện là được.
- Có phải chuyện thi bằng lái hôn? Dễ ợt.
- Không đơn giản như anh nghĩ đâu nhé.
- Ba cái chuyện lái xe là nghề của anh mà. Em yên tâm đi.
- Nhưng đây là chuyện nghiêm túc, lấy được bằng rồi, anh phải đi nhận việc làm.
- Việc làm à? Em nhận cho anh việc gì vậy? Lái xe tải hay taxi?
Hạnh Tiên vừa nhăn mặt nuốt nước bọt, vừa trả lời Du:
- Không phải tải hay taxi gì hết. Đây là việc ăn lương nhà nước hẳn hoi và có biên chế lâu dài.
- Việc nhà nước nhưng việc gì mới được?
- Lái xe cấp cứu cho bệnh viện.
Giật mình suýt buông xe hàng, Du tròn mắt nhìn:
- Trời đất! Chuyển bệnh nhân hả? Thôi. Anh không dám đâu. Cả đời anh, anh kỵ nhất là bệnh viện và luôn luôn " di ứng " với máu me, chết chóc.
- Anh chỉ ngồi ở cabin lái xe, chứ có ai bắt anh ngồi ôm bệnh nhân đâu mà sợ máu me chứ. Vả lại công việc này vừa có lương cao, vừa hưởng được phúc đức nữa.
- Gì đây? Sao có cái vụ phước đức ở đây vậy?
- Thì việc anh đưa bệnh nhân đi chính là giúp bệnh nhân chạy đua với tử thần. Nếu có sự giúp đỡ âm thầm này của anh thì nhất định những bệnh nhân đó sẽ có cơ hội thoát chết. Cứu được nhiều mạng người, chẳng phải là việc tốt lành sao? Anh nói đi
Vừa đẩy xe quamột ngã từ ồn ào, Du vừa ngẫm nghĩ những lời nói của Hạnh Tiên, vừa tỏ vẻ lưỡng lự:
- Sao em lại tìm cho anh việc này? Có phải vì em thấy bấy lâu nay anh qúa đỗi vô dụng hay không?
- Anh nói vậy là đã hiểu lầm em rồi. Sở dĩ em muốn anh có việc làm ổn định chính vì em rất lo cho tương lai của anh. Là con người mà, muốn tồn tại phải biết học hỏi và làm việc thật nhiều mới được.
- Nhưng nếu anh không nhận lời thì sao?
- Em biết anh sẽ nhận vì công việc này hợp với anh hơn bất cứ công việc nào khác?
Du nheo mắt nhìn Hạnh Tiên:
- Sao em biết anh sẽ nhận?
- Em sống chungmột nhà với anh ngần ấy năm trời, còn ai hiểu anh hơn em nữa chứ. Nói thật nha. Nếu anh không nhận công việc này, thì anh đại ngốc. Biết chưa?
Du cười khì:
- Biết rồi. Nhưng ai dại gì mà chịu làm đại ngốc chứ?
- Nói vậy có nghĩa là anh...
- Thì OK chứ sao? Anh cũng đâu đến ngốc khi lại đi từ chốimột lời mời hấp dẫn đến thế chứ?
Nghe Du nói vậy. Hạnh Tiên mừng rỡ ra mặt:
- Vậy là anh đã bằng lòng rồi há?
- Ừ. Đương nhiên rồi.
Hạnh Tiên thở hắt ra nhẹ nhõm:
- Vậy mà lúc anh Đường đề nghị, em đã cứ lo mãi...
Đang vui với vẻ hài lòng của Hạnh Tiên, nghe đến tên Đường, tự dưng Du khựng lại:
- Khoan đã. Cái gì Đường? Anh Đường nào lại liên quan đến chuyện này?
- Thì anh Đường bạn em đó. Anh là cái anh đã...ng vào xe hàng của em hôm trước đó.
Du nhìn Hạnh Tiên nhăn nhó:
- Sao? Nó là cái thằng đã...ng đổ hết gánh hàng của em đó à?
- Phải. Là ảnh đó, ảnh làmột người có học và tốt lắm. Nghe em nói muốn tìm việc làm cho anh thì ảnh đã sốt sắng giúp giùm.
- Sốt sắng giúp giùm. Hắn ta tốt qúa há.
- Ừ. Chẳng những tốt mà lại còn qúa tốt nữa. Nghe em bảo em bị phong thấp, anh ấy đã đề nghị giúp em chữa bệnh.
Du khó chịu:
- Sao? Định giúp em chữa bệnh hả? Chữa bệnh xong rồi còn giúp gì nữa, hả?
Nhìn vẻ mặt Du, Hạnh Tiên ngạc nhiên:
- Anh ăn nói gì nghe lạ vậy?
- Lạ gì? Thủ đoạn đó của hắn, anh rõ qúa mà. Giúp anh việc làm, giúp em chữa bệnh rồi giúp em kiếm chồng bằng cách lấy hắn luôn phải hôn?
Hạnh Tiên nhíu mày giận dữ, rồi vừa khúc khắc ho, vừa nói:
- Anh già rồi, chứ đâu phải con nít mà muốn ăn nói sao thì nói. Người ta tốt người ta giúp mình, không cám ơn thì thôi lại còn gieo tiếng oán. Anh đúng là...
- Đúng là gì? Em nói đi?
Hạnh Tiên dùng dằng đứng lại rồi quay nhìn Du:
- Đúng là không biết điều chứ gì? Anh biết không, người ta có ba làm bác sĩ, nhà người ta giàu, đã tốt nghiệp đại học và công việc ổn định đàng hoàng. Còn em thì có gì? Vừa mồ côi, vừa nghe vừa dốt, chỉ nghĩ đến thôi cũng chưa chắc có chứ nói chi đến chuyện cưới xin. Đầu óc anh u mê, nên nói ra lời nào là bậy tai lời đó liền.
- Nhưng không có thằng con trai nào lại tốt vớimột đứa con gái mà không có ý đồ.
- Vậy còn anh. Anh tốt với em là có ý đồ gì?
Thấy Hạnh Tiên bực dọc la lớn, em nhỏ giọng giùm chút đi.
Mặt Hạnh Tiên đỏ bừng vì giận dữ, cô quắc mắt nhìn Du:
- Em không làm điều gì xấu thì mắc mớ chi phải nói nhỏ chứ?
- Nhưng làm ồn ngoài đường thì khó coi lắm.
- Vô ơn bạc nghĩa, ngậm máu phun người, thì càng khó coi hơn.
Du giậm chân bực bội:
- Nhưng anh không thích hắn ta.
- Anh ấy làm gì để anh thù ghét ảnh dữ vậy?
Du nhún vai:
- Ừ... thì đơn giản là không ưa thôi. Vả lại, ở hắn, hình như anh không có chút thiện cảm nào dành cho hắn được?
- Anh đừng nói với em là anh ganh tỵ với điều kiện của anh ấy nha.
- Không phải là ganh tỵ mà vìmột điều anh rất... khó nói... hơn bất cứ những điều nào khác... Em biết không?
Không nghe Hạnh Tiên hỏi tiếp, Du quay nhìn sang cô và sửng sốt khi thấy cô đang đứng như trời trồng ở phía sau lưng anh.
- Hạnh Tiên! Đi tiếp đi nào, nắng quá rồi.
Vẫn như không nghe thấy lời Du, Hạnh Tiên cứ đứng sững ở đấy mà nhìn không chớp mắt về phía cuối con đường bên kia.
- Có chuyện gì vậy, Hạnh Tiên? Em sao vậy?
Cũng không trả lời Du, Hạnh Tiên vẫn đứng ở đấy đăm đăm nhìnmột lát rồi vụt chạy đi. Hết hồn vì hạnh động bất ngờ này của cô, Du gởi xe chomột chị bán vé số cạnh đấy rồi chạy theo Hạnh Tiên. Qua được ngã tư, Du bắt kịp Hạnh Tiên đang tựa vàomột cái cột đường và thở dốc. Thấy Du chạy đến, cô chỉ vàomột người đàn bà đi xa xa và nói với Du, giọng đứt quãng:
- Anh Du... anh chạy theo... bà ấy dùm em.
Nhìn nét mặt tái mét của Hạnh Tiên, du lo lắng hỏi dồn:
- Hạnh Tiên! Em sao vậy? Tại sao phải chạy theo bà ấy?
Thở hổn hển vì mệt, Hạnh Tiên cố giục Du:
- Chạy theo đi anh... chạy đi... Bà ấy mặc áo... màu tím... màu tím... đó.
- Nhưng bà ấy là ai mới được?
- Bà ấy là.... là... mẹ em. Là... mẹ em đó... anh Du ơi.
Nghe Hạnh Tiên nói vậy, Du vụt đứng lên định chạy đi nhưng bất chợt anh thấy mặt của Hạnh Tiên tái nhợt và rồi cô loạng choạng té khuỵu xuống đường. Hoảng hốt vì thấy Hạnh Tiên ngất đi, Du vột vã đỡ lấy cô, rồi đưa ngay cô đến bệnh viện... Đàng kia, ở cuối con đường, người đàn bà mặc áo tím vẫn thản nhiên bước đi rồi rẽ vàomột con hẻm nhỏ và mất hút...
- Dì Tư! Dì Tư đâu rồi?
Đang quét dọn ở dưới sân, nghe Lệ Quyên gọi giật giọng ở trên lầu, dì Tư vội quăng chổi rồi chạy nhanh lên phòng cô. Đến nơi, chưa kịp mở lời dì Tư đã hoảng hồn khi thấy vẻ mặt giận dữ của Lệ Quyên. Bước vội đến bên Lệ Quyên, dì Tư nhỏ giọng:
- Tôi đây, thưa cô.
Thấy mặt dì Tư, Lệ Quyên sấn tới nạt lớn:
- Thưa thưa cái gì? Nãy giờ dì ở đâu mà tôi gọi dì đến rát cổ mà không thấy?
- Dạ, tôi quét dọn ở dưới nhà.
- Quét dọn thì cũng phải chú ýmột chút chứ. Lúc nãy tôi còn tưởng là dì không biết nghe nữa đó.
Cúi đầu khi nghe Lệ Quyên mắng, giọng dì Tư buồn buồn:
- Xin lỗi, tôi xin lỗi cô. Cô gọi tôi có chuyện gì không vậy?
- Có mới gọi, chứ không ai gọi làm gì. Đôi vớ của tôi đâu rồi?
- Dạ... gì ạ?
- Tôi hỏi đôi vớ của tôi dì để đâu?
- Vớ hả? Tôi cất trong tủ quần áo của cô, ngăn dưới cùng.
- Ai cho phép dì được...ng vào tủ của tôi. Lần sau có giặt quần áo của tôi cứ để trên ghế là được, tôi không thích dì lục lọi trong phòng của tôi đâu, biết chưa?
Lặng lẽ gật đầu, dì Tư nói nhỏ:
- Dạ, tôi biết.
- Biết rồi thì ra ngoài đi. Bây giờ tôi có việc phải đi đến trường. Lát nữa, ba mẹ và anh hai tôi về, cứ nói họ ăn cơm trước đừng chờ tôi, dì nhớ chưa?
- Dạ, tôi nhớ rồi.
- Nhớ rồi thì biến giùm. Nhanh lên.
Nghe những lời nói có vẻ nặng nề của Lệ Quyên, dì Tư quay đi. Nhưng khi chưa ra đến cửa phòng dì chợt quay lại rồi buột miệng hỏi nhanh:
- Cô Ba! Từ trước đến giờ cô có nghe tên Hạnh Giang lần nào chưa?
Nghe câu hỏi này của dì Tư, Lệ Quyên giật mình. Nhưng chỉmột lúc sau đó, cô quay lại nhìn di Tư với vẻ mặt thật bình tĩnh:
- Hạnh Giang à? Chưa bao giờ. Mà Hạnh Giang là ai vậy?
Dì Tư chăm chú nhìn vẻ mặt của Lệ Quyên vừa trả lời:
- Hạnh Giang là tên con gái út của tôi, nó còn có chị tên là Hạnh Tiên.
- Hạnh Giang, Hạnh Tiên? Tên nghe hay đấy, nhưng rất tiếc tôi chưa từng nghe đến bao giờ.
Chưa từng nghe qua ư? Có thật là cô chưa từng nghe không, cô cố nhớ lại đi.
Cau mày nhìn dì Tư, giọng Lệ Quyên thật lạnh lùng:
- Nghe qua à? Đãnói là tôi chưa từng nghe mà, không nghe thì làm sao nhớ đây? Vả lại, họ là con của bà, bà không nhớ thì thôi, mắc mớ gì đến tôi mà tôi phải nhớ chứ?
Dì Tư vẫn cố thuyết phục Lệ Quyên:
- Tôi biết là cô nhớ mà, cô nhất định nhớ, đúng không?
- Tại sao tôi phải nhớ? Dì trả lời đi?
- Tại vì... tại vì tôi nghĩ... thế.
Lệ Quyên cười nhạt:
Dì điên rồi, dì Tư à. Dì chẳng là gì của tôi, con dì cũng chẳng có bà con họ hàng gì với tôi thì việc gì tôi phải nhớ chứ? Dì nghe cho kỹ đây, tôi không muốn dì lặp lại câu hỏi nàymột lần nào nữa, dì biết chưa? Vì tôi không muốn bất cứ ai khi nghe câu hỏi này của dì, sẽ hiểu lầm là giữa tôi và dì có mối liên quan...
Dì Tư nhìn Lệ Quyên đau khổ:
- Dì biết con nói vậy mà không phải vậy, đúng không con?
- Dì gọi ai là con? Tôi không phải là con cái chi của dì, mà là con của ba mẹ tôi và là chủ của dì.Dì đừng gọi nhảm nhí, mà có lỗi với ba mẹ tôi.
- Nhưng chính tai tôi nghe được, có lần bà chủ và cậu Hai có nói...
Dì Tư chưa kịp tiếp lời thì đã nghe tiếng của bà Bửu cắt ngang:
- Dì Tư!
Nghe tiếng quát của chủ, dì Tư hoảng hốt khép nép:
- Dạ, dạ thưa... bà chủ...
Bà Bửu nhìn dì Tư vẻ giận dữ:
- Dì ở đây định nói gì với con gái của tôi? Tôi đối đãi với dì tốt như vậy, không phải để dì ở sau lưng tôi phá hoại hạnh phúc gia đình tôi chứ?
- Dạ không. Thưa bà chủ, ý của tôi là...
- Tôi không cần biết ý của dì là gì. Nhưng nếu dì vẫn còn muốn tọc mạch vào chuyện của nhà tôi, tôi sẽ cho dì nghỉ việc ngay, dì biết không?
Thấy thái độ cương quyết của bà Bửu, dì Tư đành cúi đầu:
- Dạ, thưa bà.
- Dì biết rồi thì xuống dưới nhà làm tiếp công việc của mình đi. Nên nhớ, ở nhà của tôi, biết ít chừng nào thì có lợi cho dì chừng ấy, hiểu chưa?
Dì Tư nhìn bà Bửu gật đầu rồi lẳng lặng xuống dưới nhà. Đợi cho tiếng bước chân của dì Tư đi đến nấc thang cuối cùng, bà BửU mới quay vào chỗ Lệ Quyên.Thấy cô ngồi thừmột mình bên bàn trang điểm, bà đến phía sau cô rồi khẽ nói:
- Có phải con đang bực mình lắm không?
Ngước nhìn mẹ Lệ Quyên khẽ lắc đầu:
- Dạ không. Con có bực mình gì đâu mẹ.
- Con còn dối mẹ nữa à? Trông mặt con nhăn nhó thế kia mà còn bảo là không bực mình? Có phải con không thích sự quấy nhiễu của dì Tư?
- Mẹ hỏi con thế là có ý gì?
Bà Bửu cẩn thận ngồi xuống ghế rồi nhìn Lệ Quyên:
- À không! Chẳng là mẹ thấy dạo này mẹ đã khoẻ lại, chân cũng đã tháo băng rồi, nên mẹ nghĩ đã đến lúc mẹ phải phục vụ lại cho ba và các con thôi.
Giọng Lệ Quyên sốt ruột:
- Vậy còn dì Tư, dì Tư thì sao mẹ?
- Mẹ thấy cũng nên cho dì Tư nghỉ, thứmột là để tiết kiệm chi tiêu trong gia đình, thứ hai là để tránh cho con những bực bội không cần thiết.
- Con đâu có bực bội, mẹ.
- Còn nói là không? Mẹ để ý thấy thái độ của con đối với dì Tư hình như không cómột chút thiện cảm, chính vì vậy mà mẹ mới quyết định cho dì Tư nghỉ.
- Mẹ à! Nếu mẹ quyết định cho dì Tư nghỉ vì con thì không nên đâu mẹ. Vì tuy chân mẹ đã tháo bột nhưng vẫn chưa thật khoẻ. Vả lại, nhà ta rộng lớn như vầy cũng cần phải có người giúp việc chứ mẹ.
- Nhưng mẹ không thích dì Tư nhúng mũi vào chuyện riêng của gia đình mình, lại càng không thích dì ấy quấy rầy con.
Lệ Quyên nhìn mẹ giọng khẩn khoản:
- Dì ấy không quấy rầy con đâu mẹ.
Thấy thái độ khác thường của Lệ Quyên, bà Bửu ngạc nhiên:
- Con làm cho mẹ bất ngờ đấy, Lệ Quyên ạ. Vừa lúc nãy, rõ ràng mẹ thấy con rất cáu kỉnh với dì Tư kia mà.
Lệ Quyên vụt đứng dậy rồi đến bên cửa sổ, rồi trả lời mẹ:
- Tính con vẫn hay gắt gỏng mà mẹ.
Bà Bửu lắc đầu:
- Làm gì có. Xưa nay con vẫn vui vẻ hoạt bát lắm mà. Mẹ để ý thấy con cau có, gắt gỏng nhiều như vậy bắt đầu từ lúc có dì Tư về ở trong nhà mình thôi.
Tránh tia nhìn của mẹ, Lệ Quyên trả lời ỡm ờ:
- Chắc là vì con chưa quen, mẹ à. Tự dưng có người lạ trong nhà, con cứ thấy như mình mất tự nhiên.
- Chính vì vậy, nên mẹ mới định cho dì Tư nghỉ.
- Nhưng nguyên nhân nào?
- Thì cũng như con vậy, mẹ cũng thấy mất tự nhiên khi có người lạ trong nhà.
- Nhưng dì Tư là người tốt mà.
- Mẹ đâu phủ định điều đó, nhưng mình không thể ép buộc bản thân phải gò bó với những điều mình không thích.
- Nhưng dù sao dì Từ cũng đã ở đây lâu rồi, và con cũng đã thấy quen dần sự có mặt của dì ấy...
Chăm chú quan sát Lệ Quyên, bà Bửu hỏi dò:
- Con làm sao vậy? Mẹ thấy con lạ lắm đó.
Lệ Quyên quay mặt chỗ khác vừa khẽ nói:
- Con bình thường mà mẹ.
- Bình thường mà vậy à? Thương hay ghét cũng không biết mà gọi là bình thường hay sao?
- Nhưng dì ấy chỉ là người giúp việc, thương hay ghét cũng phải có giới hạn chứ mẹ.
- Với con, điều ấy không thể gọi là giới hạn, mà là sự nhập nhàng, rối rắm và mâu thuẫn đến lạ kỳ. Nhiều lần mẹ bắt gặp con ngắm nhìn dì ấy bằng tia nhìn yêu thương và chính vì ánh mắt ấy đã làm cho mẹ phải ghen lên.Nhưng đến khi con nói chuyện với dì ấy thì mẹ lại nghe con chì chiết, gắt gỏng, thậm chí quát tháo như đang nói chuyện với kẻ thù. Điều ấy con giải thích với mẹ sao đây?
Lệ Quyên ngồi xuống ghế rồi nhìn mẹ, nhún vai:
- Điều ấy cũng bình thường thôi mà mẹ. Con người ta yêu ghét, thương giận cũng thất thường như là mưa nắng của đất trời vậy. Với dì Tư, nhiều khi dì ấy làm được cho con những điều thích thú thì con vui, còn ngược lại thì con phải khó chịu thôi mà.
- Nhưng xưa nay con luôn là người bình tâm, đối với con, niềm vui hay nỗi buồn khó mà nhận biết.
Lệ Quyên bật cười rồi trả lời mẹ thật bình tĩnh:
- Mẹ làm như con là Robot vậy. Không biểu lộ cảm xúc, chẳng lẽ mẹ nói con là tượng đá hay sao?
- Không phải, nhưng mà...
- Mẹ à! Cặp từ ngừ " không phải, nhưng mà " của mẹ không thể nằm chung trongmột phạm trù đâu mẹ. Và con cũng vậy, tuy có đôi lúc con vui, buồn, dè dặt, nhưng cũng không có nghĩa là con đã chai sạn trong tình cảm từ trái tim mình. Cuộc sống mà, chẳng lẽ kiểm soát được mức độ tất cả những cơn hỉ, nộ, ái, ố của mình là không bình thường sao mẹ?
- Nhưng rõ ràng rằng con luôn luôn mâu thuẫn trong cách đối xử với dì Tư.
- Sao mẹ lại quan tâm đến dì Tư? Chẳng lẽ mẹ cũng có vấn đề với dì ấy?
Bà Bửu nhìn Lệ Quyên một cách ý tứ:
- Có vấn đề với dì Tư là con chứ không phải mẹ. Còn với vai trò trung gian này, mẹ chỉ muốn giúp con giải toa? tâm lý mà thôi.
- Giải toa? tâm lý à? Có cần phải dùng những từ ngữ đao to búa lớn thế không mẹ?
- Mẹ nói vậy để con hình dung được vấn đề thôi, vì mẹ linh cảm điều làm con lo lắng bất an kia không chỉ đơn giản vì lẽ yêu ghét thường tình mà chính vì một nguyên nhân sâu xa hơn...
- Con không hiểu...
Bà Bửu mím môi suy tư, rồi nóimột cách thận trọng với Lệ Quyên:
- Con hiểu và con cũng biết được việc mình đang làm mà, đúng không?
- Mẹ làm con lo lắng...
- Người làm con lo lắng không phải là mẹ, mà chính là dì Tư... Có thể dì ấy chính là nơi cho con câu trả lời đúng nhất về nguồn cội của mình...
Lệ Quyên sững sờ nhìn mẹ, môi cô run run:
- Mẹ! Mẹ nói gì vậy?
Bà Bửu đứng dậy đóng cửa phòng lại, rồi ngồi xuống bên Lệ Quyên thở dài:
- Mẹ biết hết rồi. Mẹ biết là cả con và dì bốn đều đang cố tìm những bằng chứng xác thực để nhận ra nhau, có đúng không?
- Nhận nhau?
- Ừ, nhận nhau sau tám năm chia cách.
- Ý của mẹ là...
- Chẳng lẽ đến giờ này con còn giấu mẹ? Tuy không trực tiếp sinh ra con nhưng đã nuôi dạy con tám năm thời gian, chẳng lẽ mẹ không hiểu được con?
Lệ Quyên vụt đứng dậy, cô đến bên cửa sổ rồi đứng ở đấy lặng thinh. Bên tai cô tiếng của bà Bửu vẫn vang lên thật đều.
- Mẹ biết là con đã nhận ra được dì bốn là mẹ ruột của con ngay lần gặp mặt đầu tiên. Nhưng vì nỗi hận bà ấy đã bỏ rơi, nên con đã chối từ nhận mặt bà ấy. Những lần nhìn cung cách của con đối xử với dì bốn, mẹ hiểu trong lòng con đang có những giằng xé dữ dội giữa tình mẫu tử và sự thù hằn, đúng không?
Nghe đến đây thì Lệ Quyên bật khóc. Cô chạy vào chỗ bà Bửu ngồi rồi ôm chầm lấy bà nức nở:
- Mẹ Ơi... Con khổ quá... con phải làm sao đây mẹ?
- Sao con lại hỏi mẹ? Đó là chuyện của con cơ mà.
- Nhưng bây giờ con rối lắm. Con thật sự muốn điên lên khi cứ phải cố gắng giải quyết những mâu thuẫn tình cảm trong con theomột chiều hướng tốt đẹp...
- Đương nhiên rồi, vì đó chính là những điều không thể tránh khỏi trong những bi kịch kiểu này. Nhưng cũng chính trong lúc này, con không được phép chạm phải sai lầm...
- Nhưng con...
- Sao lại nhưng? Con phải có quyết định chính xác mới được. Vì dù sao dì bốn cũng là mẹ ruột của con.
Lặng nghe những lời nó này của bà Bửu, Lệ Quyên gật nhẹ rồi nói với giọng bi thương:
- Vâng. Con biết, con biết là con đã không lầm khi nhìn ra mẹ ruột của mình ngay cái nhìn đầu tiên, nhưng cũng chính vì sự nhận mặt ấy qúa dễ dàng khiến cho con thấy bất mãn dữ dội hơn...
- Bất mãn vì dì bốn đã không nhận ra được con ư?
- Vâng. Bất mãn vì sự lãng quên gần như vô tình của hiện tại, gợi cho con thêm những bất mãn lớn lao khi nhớ về sự lãng quên cố ý của qúa khứ đã qua... Nếu ngày ấy, con không gặp được ba mẹ thì giờ này chẳng biết số phận con đã ra sao rồi.
Ôm lấy Lệ Quyên trong tay, bà Bửu cảm nhận được những xung đột dữ dội trong nội tâm của cô. Và với tấm lòng của người mẹ, bà nhẹ nhàng khuyên cô những lời đồng cảm:
- Con gái cưng! Mẹ con mình gặp nhau là duyên là phận, là sự bù đắp cho nhau những hụt hẫng trong tình cảm và những cay đắng trên đường đời. Nhưng còn mẹ con, thì bà ấy chỉ tìm thấy được những đau thương, mất mát chen lẫn sự tiếc nuối và ân hận giày vò bao nhiêu năm qua, như vậy chính bà ấy mới là người đau khổ hơn chứ. Mẹ biết bây giờ trong tim con đang tồn tại hai tình cảm mâu thuẫn trái ngược nhau. Nhưng nếu như con bỏ đi được sự hằn thù, giận dỗi thì mẹ nghĩ con sẽ thấy dễ chịu hơn đó.
- Nhưng việc bà ấy không nhìn ra con, làm cho con tủi thân quá.
Bà Bửu cười nhẹ nhàng:
- Chuyện không nhìn ra con cũng đâu là chuyện lạ, bởi vì con bây giờ và con của tám năm về trước khác hẳn nhau nhiều lắm. Còn mẹ con, con nhận ra ngay được vì tuổi già ít làm thay đổi nét mặt mà chỉ làm cằn cỗi đi những nét vốn có mà thôi.
- Nhưng ít ra thì...
- Con muốn nói đến linh cảm phải không? Bà ấy đã có đấy thôi. Chẳng lẽ con quên là bà ấy vừa mới hỏi con về Hạnh Giang đó sao? Điều ấy cũng chứng minh rằng, dù chưa có bằng chứng xác thực gì về con, nhưng rõ ràng trong tiềm thức của bà ấy đã lờ mờ réo gọi tên con từmột hấp lực mạnh mẽ của tình mẫu tử thiêng liêng.
Giọng Lệ Quyên phản đối:
- Có thể bà ấy chộp được những thông tin từ sự hớ hênh gì đó trong nhà mình rồi cầu may thì sao?
- Làm gì có sự cầu may nào trong tình cảm thiêng liêng ấy được con.
- Nhưng không lý nào lại có sự trùng hợp ngẫu nhiên đến thế.
- Chuyện đời mà con, có rất nhiều chuyện vượt lên trên tất cả mọi sự bất ngờ và nhiều khi đón nhận được nó trong những điều kiện thật tình cờ, người ta vẫn cứ ngỡ như là trong mơ.
Lệ Quyên lau nước mắt gật đầu:
- Phải. Cảm giác hôm con gặp lại mẹ con đúng là giống nhưng đang ở trongmột giấc mơ, thật ngỡ ngàng và cũng thật chua chát.
- Vậy khi biết đó là sự thật thì con giải quyết thế nào?
- Theo mẹ thì con phải làm sao?
- Mẹ tôn trọng ý kiến của con, vì con bây giờ đã trưởng thành rồi mà.
- Nhưng con rất bối rối?
- Có phải vì ba nguyên nhân không?
- Sao mẹ biết?
- Mẹ biết chứ, vì đó là những bước phát triển tâm lý bình thường của một con người mà.
Lệ Quyên cúi đầu rồi gật khẽ:
- Đúng rồi mẹ ạ. Con nửa muốn nhận mẹ, nhưng nửa muốn không, cũng chỉ vì ba nguyên nhân đó.
- Thứmột là con sợ nhận mẹ sẽ ảnh hưởng hoàn toàn đến cuộc sống của con hiện nay? Thứ hai là vi con vẫn còn uất hận mẹ con? Và thứ ba có phải vì địa vị xã hội của bà ta thấp kém mà con phải lâm vào cảnh tiễn thoái lưỡng nan?
- Mẹ! Sao mẹ biết?
Bà Bửu nhìn Lệ Quyên cười nhẹ:
- Nếu không biết thì mẹ đâu phải là mẹ của con, đúng không?
Lệ Quyên nhìn bà Bửu vẻ thán phục:
- Mẹ! Mẹ nói hay qúa, giống như là đã đọc được tất cả những ý nghĩ của con vậy.
- Đừng tán dương mẹ nữa mà hãy tìm cách để giải quyết vấn đề đi con.
Lệ Quyên đi tới đi lui trong phòng rồi buột miệng:
- Tốt nhất là không nhận mẹ ạ. Vì nhận nhau trong hoàn cảnh này khó chịu lắm. Vả lại, con không phải là kẻ dễ tha thứ.
- Nhưng con cũng thừa biết lúc đó mẹ con cũng vì hoàn cảnh mà.
- Nếu ngày nay bà ấy đổ thừa cho hoàn cảnh để phủ nhận tội lỗi của mình, thì con cũng có thể dùng hoàn cảnh hiện tại của con mà chối bỏ bà ấy. Vì con thật sự không muốn làm đau lòng mẹ, mẹ biết không?
- Sao lại đau lòng mẹ?
- Mẹ đã có công nuôi dưỡng con suốt tám năm trời, con không thể quay lưng lại với mẹ.
- Con nói gì lạ vậy? Việc nhận mẹ ruột sao lại có liên quan đến việc quay lưng với mẹ?
- Chẳng lẽ mẹ nghĩ đơn giản là bà ta có thể dừng lại ở việc nhận lại con thôi sao?
Biết được người nuôi dưỡng con là mẹ và mẹ lại nặng tình với con, biết đâu đó không làmột cái cớ để bà ta là tiền mẹ? Và chắc chắn rằng khi bà ta đã xác định quyền lực của bà ấy lên con thì đâu dễ gì bà ấy để cho con được ở lại đây với mẹ chứ?
Nghe những lời nói này của Lệ Quyên, bà Bửu sửng sốt vì qúa bất ngờ. Bởi vì đây là lần đầu tiên bà hiểu rõ Lệ Quyên, đứa con gái lạc loài mà bà đã cưu mang suốt tám năm thời gian dằng dặc. Nhưng bà chưa kịp mở lời phản kháng thì ở cửa phòng đã vang lên tiếng thét của dì Tư:
- Hạnh Giang! Con không được phép nói mẹ như thế.
Nghe tiếng của dì Tư ở cửa, Lệ Quyên giật mình. Nhưng chỉmột lái sau cô lấy lại được sự bình tĩnh, rồi ngước nhìn dì Tư, lớn giọng:
- Ai cho dì lên đây? Xuống dưới nhà ngay.
Nghe giọng ra lệnh của Lệ Quyên, dì Tư cười nhạt:
- Mẹ quên rằng bây giờ con đã là cô chủ của mẹ rồi. Nhưng dù gì thì lúc nào con cũng là con của mẹ, và cung cách ra lệnh của con là không đúng lắm đâu.
Thấy dì Tư buông những lời lẽ đó, Lệ Quyên nổi giận thật sự:
- Bà là mẹ của ai và ai là con của bà ở đây chứ? Hạnh Giang gì đó của bà đã chết cách đây tám năm rồi. Còn tôi, tôi là Lệ Quyên con gái của bà chủ nhà này.
Dì bốn cười buồn:
- Tự khai tử tên mình rồi mang lại tên chomột người đã chết, điều đó không làm cho con khổ sở hay sao?
- Khổ sở à? Sao lại khổ sở chứ? Mẹ tôi yêu tôi, tôi sống hạnh phúc êm ấm thế này, sao gọi là khổ sở chứ?
- Nhưng lúc nào con cũng chỉ làmột cái bóng,một đứa con gái giả danh nhằm thay thế chỗ cho đứa con gái đã chết của người ta. Con không thấy đó là sự thiệt thòi cho mình à?
Lệ Quyên nhìn bà Bửu rồi bật khóc:
- Chưa bao giờ mẹ tôi coi tôi nhưmột đứa giả danh, có đúng không mẹ?
Giữa hoàn cảnh trớ trêu này, bà Bửu cũng thấy khó xử. Nhưng vì là người nắm giữ toàn bộ những gì đã xảy ra từ bi kịch của qúa khứ nên bà đành phải lên tiếngmột cách dè dặt:
- Đúng là chưa bao giờ, chưa bao giờ đâu con. Nhưng theo mẹ, mẹ nghĩ rằng con không nên đối xử với dì Tư như thế. Vì dù sao dì ấy cũng là...
Chưa kịp dứt lời, bà Bửu đã bị Lệ Quyên ngắt giọng:
- Không bà ấy không là gì của con cả, trước đây cũng vậy, bây giờ cũng vậy. Mẹ Ơi..
- Nhưng sự thật đúng là thế mà. Đúng dì ấy là mẹ ruột của con.
Lệ Quyên bịt chặt tai và khóc sướt mướt:
- Con không nghe, không biết gì hết, con chỉ có mỗi mình mẹ thôi. Vì nếu như mẹ và ba không nhặt con lên từ dưới gầm cầu tăm tối đêm ấy, thì giờ này làm gì còn con để nhận chứ.
Rươm nước mắt đau khổ, dì Tư khẽ cúi đầu:
- Xin lỗi, mẹ ngàn lần xin lỗi con, lúc đó chỉ tại hoàn cảnh...
- Thôi đi, đừng đổ thừa hoàn cảnh nữa, tôi không muốn nghe các người thanh minh hành động nhẫn tâm của các người bằng cách đổ lỗi cho hoàn cánh nữa đâu.
- Nhưng sự thật đúng là như vậy mà.
- Sự thật nào? Làm gì có sự thật nào có thể biện minh được cho việc chối bỏ con mình? Tôi và chị tôi lúc đó còn nhỏ lắm mà. Bỏ con mình mà đi như vậy, sao có thể gọi là mẹ được chứ?
Giọng dì bốn đau khổ:
- Cũng chỉ vì lúc đó nhà mình lâm cảnh nợ nần, mẹ mới đưa hai con lên nhà cậu để lánh nạn, ai ngờ hai con lại bỏ đi. Các con có biết mẹ tìm các con khổ sở lắm không?
- Khổ à? Có khổ bằng cảnh chúng tôi sống trong nhà cậu hay không? Cơm không đủ no, áo không đủ mặc, bệnh không uống thuốc, bị thường xuyên đánh đập, bỏ đói rồi còn định đem bán chúng tôi đi để kiếm tiền. Bức bách qúa, khốn nạn qúa, nên chị em tôi mới trốn đi...
- Dù gì thì các con cũng phải gắng ở đấy chờ mẹ chứ. Mẹ nhất định sẽ quay trở lại mà?
Lệ Quyên cười chua chát:
- Quay lại à?một ngày,một tháng haymột năm, 10 năm? Trong khoảng thời gian chờ đợi dặn vặt đó, bà có biết chị em tôi sống ra sao không? Bỏ nhà ra đi cũng chắng sung sướng gì, nhưng trong trí óc non nớt của chúng tôi cũng chỉ vì muốn được ở bên nhau thôi. Lê la đầu đường xó chợ gặp gì ăn nấy, gặp đâu ngủ đấy giống hệt nhưng hai con chó hoang. Rồi cái đêm định mệnh đó, tôi bị sốt thương hàn và bị người ta vứt bỏ dướimột gầm cầu ven đường. Cũng may, số phận lại dun dủi thế nào mà ba mẹ tôi lại nhìn thấy tôi để rồi họ cưu mang, nuôi dưỡng để cho tôi có được như ngày nay. Theo tôi... lẽ ra bà phải xấu hổ mà bỏ đi luôn cho biệt xứ mới phải chứ?
Nghe giọng lưỡi của Lệ Quyên, bà Bửu vội lên tiếng:
- Lệ Quyên à! Con không được ăn nói như vậy với dì Tư, vì dì ấy dù muốn, dù không cũng chính là mẹ ruột của con. Ít ra con cũng phải nghe dì ấy nóimột lời chứ. Thật ra con còn nhỏ, con không thế hiểu được hoàn cảnh chi phối con người ta khổ sở đến thế nào đâu? Vả lại tuy tuổi thơ của con có nhiều sóng gió, nhưng những bù đắp sau đó của ông Trời dành cho con cùng đâu phải nhỏ, đúng không?
- Nhưng con cũng rất hận người đã bỏ rơi con.
- Nếu không vì hoàn cảnh bắt buộc thì không có người mẹ nào lại nhẫn tâm bỏ rơi con mình đâu.
Lệ Quyên quắc mắt nhìn dì bốn rồi gằn giọng:
- Hoàn cảnh à? Ngoại tình thì có gọi là hoàn cảnh được không? Bỏ con để đi theo trai, hoàn cảnh ấy có đáng thương không?
Dì bốn tái mặt rồi xua tay:
- Không, không phải đâu, con đã hiểu lầm mẹ rồi. Thật ra... Thật ra lúc ấy...
- Chẳng cần phải thanh minh vì tôi không tin bà đâu. Bây giờ, mọi chuyện đã rõ rồi, bà nên đi thì hơn...
- Con đuổi mẹ à.
- Không phải là đuổi, mà là mời bà đi cho. Vì mỗi lần nhìn thấy bà thì tôi lại thấy hận và nhục nhã lắm.
- Lệ Quyên!
Lệ Quyên nhìn dì Tư rồi khẽ gật:
- Bà gọi đúng tên tôi rồi đấy, và đúng là với cái tên ấy, tôi đã chẳng còn can hệ gì đến bà hết.
- Nhưng sau lưng con vẫn là sự thật và quá khứ mà.
- Sự thật đau buồn, ê chề vàmột qúa khứ tối đen đâu đáng để tôi lưu giữ chứ.
- Nhưng con không thể chối bỏ nguồn gốc của mình.
- Sau tất cả những gì xảy ra cho tôi, tôi lại thấy việc quay lưng lại với quá khứ và chối bỏ nguồn gốc của mình là điều duy nhất tôi cần làm. Tôi thật sự chẳng muốn liên can gì với các người nữa. Bà hiểu chưa?
Đưa đôi mắt đau khổ đến tuyệt vọng nhìn con, dì bốn đứng lặng hồi lâu rồi mới lên tiếng:
- Nếu con không muốn nhìn mẹ nữa thì hãy để cho mẹ ngắm nhìn conmột lát rồi mẹ đi, được không?
Lệ Quyên nhún vai:
- Nhìn à? Đương nhiên rồi, nhìn thôi thì được.
Nghe giọng lạnh lùng của Lệ Quyên, dì bốn bật khóc, rồi lấy trong túi áo ramột chiếc yếm màu vàng đã cũ, và nhìn Lệ Quyên hỏi nhỏ:
- Con à! Con còn nhớ cái yếm này không?
- Đó mà là yếm à? Giẻ lau thì có. Dơ chết đi được.
Mân mê cái yếm nhỏ trong tay, giọng dì bốn sụt sùi:
- Vậy mà con đã rất thích nó và đã đeo nó suốt trên người từ năm con ba tuổi đến bảy tuổi đó con. Mẹ còn nhớ, mẹ đã cắt cái áo mà mẹ yêu thích nhất để may cho con chiếc yếm này, ngày đó con rất yêu thích nó và nhất định không chịu bỏ đi, dù nó đã cũ...
- Bây giờ bà nhắc đến chuyện ấy làm gì chứ? Nó đã xưa như trái đất rồi.
- Mẹ nhắc để con nhớ lại rằng ngày con còn bé, dù chỉ làmột chiếc yếm nhỏ cắt đi từ áo mẹ, con cũng qúy, cũng thích. Vậy mà bây giờ, khi mẹ trao trọn cho con tình cảm của mẹ thì con lại nỡ chối từ. Con có biết là mẹ đau khổ lắm không?
Lệ Quyên bĩu môi:
- Bà mà cũng biết đau khổ nữa à? Tôi nghĩ nếu thật sự bà còn có cảm giác ấy bà đã không bỏ rơi con của mình như vậy đâu.
Thấy Lệ Quyên ăn nói với dì bốn càng lúc càng hỗn xược, bà Bửu vội lên tiếng:
- Lệ Quyên! mẹ không ngờ lòng dạ của con lại sắt đá đến thế. Làm người, sao lại có thể chối bỏ cội nguồn được chứ?
- Ai làm không được nhưng con thì được, vì với con sự yêu ghét phải rạch ròi.
- Nhưng con đã hiểu lầm mẹ con. Con không sợ rằng khi đối xử tồi tệ với người đã sinh ra mình như thế, thì sau này nhất định sẽ có lúc con hối hận hay sao?
Lệ Quyên cười chua chát, nụ cười của tám năm trời nuối nấngmột sự hằn thù:
- Con sẽ không bao giờ hối hận. Mà trái lại, con còn thấy sự sảng khoái khi đã làm đượcmột điều nói lên công lý.
- Công lý hay sự tàn nhẫn? Con làm mẹ thất vọng qúa. Mẹ không ngờ đứa con gái mà mẹ nuôi dưỡng lại cómột tâm địa ích kỷ hẹp hòi đến thế. Chẳng lẽ thấy mẹ con đau khổ như vậy, mà con không có chút động lòng hay sao?
- Con chỉ lặp lại cái điều mà tám năm trước bà ấy đã làm với con thôi. Vả lại so với sự tàn nhẫn ngày ấy thì sự vô tình của con bây giờ lại thua xa.
Không ngăn được sự giận dữ, bà Bửu đưa tay tát mạnh vào mặt Lệ Quyên:
- Mày có im đi không, đồ bất hiếu.
Ngẩn người vì cái tát đầy bất ngờ của bà Bửu, Lệ Quyên vừa đưa tay xoa đôi má đang đỏ ửng đỏ, vừa tròn mắt ngạc nhiên:
- Sao mẹ lại đánh con?
- Chẳng những mẹ đánh con lần này, mà sẽ còn đánh nữa nếu như con ăn nói hỗn xược như thế đối với mẹ con.
- Nhưng bây giờ bà ấy chẳng còn là mẹ con. Bà ấy đã giũ bỏ con như giũ bỏmột mớ giẻ rách.
- Nói láo! Nếu bà ấy giũ bỏ con như thế thì đâu việc gì khiến bà ấy phải đi tìm các con của mình trong suốt tám năm trời ròng rã.
Giọng Lệ Quyên ngoan cố:
- Có thể vì bà ấy muốn cho lương tâm của mình đỡ cắn rứt...
- Nhưng chẳng lẽ vớimột hoàn cảnh như vậy, con lại có thể nỡ quay lưng với người đã sinh ra con sao?
- Sinh ra mà không nuôi nấng dạy bảo thì sinh ra để làm gì? Quẳng con mình giữa chợ đời như vậy, chính bà ấy mới là kẻ nhẫn tâm.
- Nhưng con cũng vì hoàn cảnh đặc biệt của qúa khứ để có thể độ lượng với những lỗi lầm của mẹ con chứ. Là người mà, sai phạm cũng là chuyện đương nhiên.
- Nhưng những lỗi lầm của bà ấy đã dẫn đến bi kịch của gia đình. Sự gă.p mặt này có thể làmột may mắn cho bà ấy, vì con còn có đượcmột kết thúc dễ chịu. Nhưng còn chị hai con, biết đâu giờ này, vì lỗi lầm của bà ấy mà chị con đã bị bán vào nhá chứa nào đó, hoặc đã chết cũng nên...
Nghe đến những lời tàn nhẫn này bà Bửu thì sững người, còn dì bốn thì ôm mặt khóc sướt mướt, và rồi như chịu đựng không nổi áp lực của sự đau đớn từ nội tâm, dì bốn thét lớn " Trời oi " rồi bỏ chạy ra ngoài. Sau giây phút sững sờ, bà Bửu không nói gì mà chỉ nhìn Lệ Quyên, lắc đầu:
- Con thật sự làm mẹ thất vọng rồi, Lệ Quyên à.
- Còn con, con cũng không ngờ mẹ lại quay ra bênh vực cho bà ấy.
- Vì mẹ là mẹ, nên mẹ cũng có sự đồng cảm từ trái tim.
- Nhưng bà ấy thì không có tim, mẹ hiểu chưa?
Bà Bửu đang định nói tiếp những lời phản kháng thì bất chợt từ phía bên ngoài có tiếng nhốn nháo thật lớn, rồi bà nghe có ai đó kêu:
- Tai nạn rồi! co tai nạn rồi!
Linh cảm có điều chẳng lành, bà Bửu chạy nhanh ra đường. Lệ Quyên thấy vậy cũng hấp tấp chạy theo, nhưng đến khi lách được vào chỗ người bị nạn thì cả hai cùng kêu lên rồi ngã xuống bất tỉnh ngay bên cạnh nạn nhân... Một chút gió từ đâu len lỏi chợt đến hất nhẹ chiếc yếm màu vàng cũ và chỗ máu đang tuôn ra từ vết thương của người bị nạn. Chiếc yếm em bé màu vàng tươi tư dưng nổi bật trên nền đỏ thắm của máu, nhìn đến rợn người....
- Mẹ! Mẹ! Mẹ Ơi!
Đang ngồi ngủ gà ngủ gật bên giường bệnh của Hạnh Tiên, chợt nghe tiếng cô kêu lên thảng thốt, Du giật mình thức dậy, rồi gọi Hạnh Tiên.
- Hạnh Tiên! Hạnh Tiên! Tỉnh lại đi em, tỉnh lại đi. Anh là Du đây, là anh Du đây mà.
Cố giương đôi mắt mệt nhọc nhìn Du, Hạnh Tiên cố hỏi:
- Em đang ở đâu đây?
Du vừa lấy khăn lau mồ hôi đang túa ra trên trán của Hạnh Tiên rồi trả lời:
- Thì ở bịnh viện chứ còn ở đâu. Mấy bữa nay, em lúc mê lúc tỉnh làm anh sợ thấy mồ.
- Em bị... bệnh gì vậy, anh Du.
- Bác sĩ nói em bị sốt thương hàn nặng lắm. Có lẽ phải nằm điều trị lâu lắm mới khỏi.
- Nhưng... tiền?
- Tiền phải hông? Em đừng lo, anh có mà.
- Nhưng tiền... đó là...
- Tiền gì thì chẳng là tiền. Em buôn bán dành dụm cho anh đi học, giờ anh chưa học mà em lại bị bệnh thì anh phải lo cho em trước chứ.
- Nhưng anh... phải đi... học mới lấy bằng được.
Du xua tay rồi ngắt lời Hạnh Tiên:
- Ối trời! Bằng thì lúc nào lấy chẳng được, nhưng mạng thì không thể giỡn chơi đâu nha. Nếu không kịp thời cứu chữa, thì có bằng nhiều như cái nhà thương này cũng không có ý nghĩa gì đâu.
- Nhưng... anh nhớ... đừng phung phí...
Du nhăn mặt gật đầu:
- Biết rồi... bà kiết. Bệnh hoạn cả cân không lo, ở đó lo hết tiền. Em yên trí đi, anh hứa khi em lành bệnh, anh sẽ đi... bán xôi trở lại để kiếm tiền, chịu chưa?
Đang còn mệt nhọc trong người, nhưng nghe Du nói đến đây Hạnh Tiên cũng phải bật cười:
- Anh... mà bán xôi... chỉ có... khỉ mới ăn thôi.
Hơi ngạc nhiên vì nụ cười méo xẹo của Hạnh Tiên, Du vỗ tay mừng rỡ:
- Biết cười và biết cả... móc lò nữa là hết chết rồi, hoan hô. Nói thiệt nha, mấy hôm nay không ai mắng mỏ, la lối anh, anh thấy thiếu làm sao đó. Em ráng hết bệnh đi rồi về nhà với anh. Há?
Hạnh Tiên khẽ gật rồi nhìn Du:
- Mấy hôm nay... anh ở... đây với em hả?
- Ừ, không ở đây thì ở đâu. Em đang nằm hồi sức cấp cứu nên anh đâu thể bỏ về được. Nhưng nói thật nghe, ở đây mấy bữa, anh bị ép tim thấy mồ luôn. Kế bên đây là phòng cấp cứu, cứ đem vô là nằmmột đống, ớn thấy... bà cố.
- Anh sợ thì về nhà đi. Em nằm đây... có y tá lo làm được rồi.
- Đâu có được, nói là nói như vậy, nhưng riết rồi quen. Ban đầu thì sợ riết rồi tò mò, cứ nghe xe vô là chạy lại coi, ớn cũng có ớn, nhưng cũng ngộ lắm. Vả lại, anh về nhà cũng đâu có làm gì, ở đây chăm sóc em, anh thấy yên tâm hơn.
Nhìn vẻ mặt hồn nhiên của Du, Hạnh Tiên khẽ cười:
- Nhưng... sau này không được kể công đâu nhé.
- Yên trí đi, công đi không kể đâu, nhưng sẽ nhất định... đòi.
- Đòi?
- Ừ đòi chứ sao? Sau này khi khỏi bệnh, nhất định anh sẽ bắt em phải đấm bóp cho anh mỗi ngày, anh mới chịu.
Hạnh Tiên nguýt dài:
- Đấm... đá thì có... chứ ở đó mà đấm bóp. Liệu hồn anh đó. Chưa gì đã... đòi ăn hối lộ rồi.
- Bất qúa lâu lâumột lần, bộ cũng không được à?
- Lâu lâu thì được, nhưng thường xuyên thì không? Chịu há?
Du gãi đầu giọng ỉu xìu:
- Lúc nằmmột đống, người ta lo đến trọc đầu. Tỉnh tỉnhmột chút là đã đá giò lái rồi. Thôi được, lâu lâu thì lâu lâu, miễn có là OK rồi, chứ nếu không suốt ngày anh sẽ kêu lên cho xem.
- Anh kêu gì?
- Thì cứu vật vật tra ơn còn cứu nhân thì nhân trả... đá.
Phì cười vì vẻ mặt tiếu lâm của Du, Hạnh Tiên khẽ cựa mình rồi nói:
- Anh Du! Em khát nước qúa.
Du nghe Hạnh Tiên nói vậy thì vội chụp ly nước trên bàn rồi đến đỡ Hạnh Tiên định cho uống. Nhưng tự nhiên Du để Hạnh Tiên nằm trở xuống rồi quay lưng hắt ly nước ra cửa sổ. Ngạc nhiên Hạnh Tiên hỏi nhanh:
- Gì vậy anh?
Du cười bẽn lẽn:
- Suýt nữa thì em được uống có nguồn gốc từ... động vật rồi.
- Sao?
- Còn sao trăng gì nữa. Có nguyênmột con thằn lằn trong ly...
- Thằn lằn?
- Ừ. Và còn rất béo nữa nhé. Chẳng hiểu thế nào mà lại làm rớt toi cái đuôi ra. Thế là mặc thằn lằn, thằn lằn vẫy, mặc đuôi đuôi vẫy. Cũng may là nó chưa... ỉ ra ly...
Hạnh Tiên cố nhịn cười nhưng không được nên cười khanh khách:
- Trời đất! Vậy là mấy hôm nay, anh đã cho em uống nước của... cả họ nhà thằn lằn này rồi sao? Đến giờ mới phát hiện được... hèn gì bệnh của em lại nặng như vậy.
Du gãi đầu:
- Xin lỗi nha, chỉ tại anh vô ý. Anh đi rửa ly ngay bây giờ. À! Hay để anh đi mua cho em chai nước suối. Dạo này uống nước suối đang là mốt đấy.
- Thôi, đừng phí tiền anh. Anh đi rửa ly cho em là được rồi.
- Vậy thì chờ anh chút nhé. Anh sẽ đi rửa ngay bây giờ:
- Vừa nói, anh vừa hấp tấp cầm chiếc ly đi. Một lát, anh mang chiếc ly vào rồi rót cho Hạnh Tiênmột ly nước đầy. Rồi anh đỡ cô dậy và giúp cô uống nước.
- Nước nè, em uống đi. Nước này anh nấu chín rồi để nguội đấy.
- Chắc chắn là không có thằn lằn chứ?
- Làm gì còn... ủa quên.... làm gì có.
- Không có thằn lằn, nhưng có gián chuột.... thì không sao chứ gì?
Du cười khì:
- Không đâu, anh kiểm tra kỹ rồi mà. Lúc nãy tại anh quên dậy nắp ly lại đó thôi.
Thấy Du có vẻ thành khẩn, Hạnh Tiên thôi không ghẹo Du nữa mà nhẹ nhàng đón lấy ly nước rồi uốngmột hơi. Du nhìn Hạnh Tiên cười cười:
- Uống gì giống như vừa ở sa mạc về vậy, nhìn thấy em uống mà anh thấy thèm nước dễ sợ.
- Thèm thì uống đi. Còn em, có lẽ vì bị sốt nên em thấy khát nước dữ lắm.
- Khát nước nhiều, chắc cũng đói dữ rồi há. Em ăn gì để ăn đi mua?
- Khoan đã anh. Em chưa đói đâu, để lát nữa ăn cũng được. Còn anh, anh ăn gì chưa?
- Ăn ăn rồi, vừa gặm xong một ổ bánh mì cứng như ngói, ớn muốn chết.
- Sao anh không mua cơm ăn? Ăn bánh mì hoài nóng lắm.
- Ai ở đây trông em mà đi ăn cơm? Mấy hôm nay em cứ nửa mê, nửa tỉnh nên anh không dám bỏ emmột mình. Ăn, ngủ đều ở đây để trực 24/24.
- Bộ anh sợ em chết hả?
- Đương nhiên rồi. Em chết thì ai... nuôi anh? Anh đâu có biết bán xôi.
Hạnh Tiên nhoẻn cười:
- Nhưng ở đây cũng có y tá, bác sĩ, anh cũng có thể gửi em để nghỉ ngơi đôi chút. Chứ nếu không, em sợ anh rồi cũng sẽ nhập viện cùng em thôi.
- Bậy bạ qúa! Cái miệng ăn mắm ăn muối, nói xui xẻo không hà. Em nhập viện thì được vì đã có anh nuôi. Còn anh nhập viện thì ai nuôi?
- Có thể lúc đó em ra viện rồi, em sẽ nuôi anh...
Du xua tay:
- Điên qúa! Có vậy cũng nói. Em ráng lo cho mau hết bịnh thì hay hơn đó.
Hạnh Tiên gật khẽ:
- Em thấy mình đỡ hơn nhiều lắm, chắc em sắp khỏi bệnh rồi.
- Chưa đâu, em chỉ mới hơi tỉnh táo thôi, nhưng bệnh thì chưa đỡ nhiều đâu. Trông em kìa xanh xao nhưmột tàu lá chuối vậy. Mấy hôm nay, em luôn nằm mơ, chắc có lẽ là ác mộng hay sao đó mà anh thấy mặt em tái mét, mồ hôi lạnh tuôn ra như tắm. À! Cũng như hồi lúc nãy đó, em cứ hét lớn gọi mẹ rồi la hét um sùm. Cũng may là khi la xong, em đã tỉnh lại.
Hạnh Tiên nằm ngửa đầu nhìn lên trần nhà rồi khẽ nói:
- Em vừa nằm mơ thấy mẹ nhưng lại làmột cơn mơ dữ. Em thấy mẹ bị...ng xe té xuống đường, chảy rất nhiều máu. Lúc đó em sợ lắm, chỉ muốn chạy đến bên mẹ nhưng chân em cứ bị chôn chặt dưới đất. Vậy là em hét, cứ hét cho đến khi giật mình tỉnh giấc.
- Em có biết là khi hét lên như vậy nghe rất kinh khủng không? Lúc nãy anh định cầu cứu bác sĩ nữa đó.
- Nếu anh là em, anh cũng vậy thôi vì giấc mơ đó thật là hãi hùng. Anh biết không? Em thấy mẹ nằm trongmột vũng máu, nhiều máu lắm. Gương mặt mẹ rất đau đớn, khổ sở.
- Nhưng dù gì cũng làmột giấc mơ mà, lo làm gì không biết nữa.
- Đành rằng đó đúng là mơ, nhưng tự dưng em thấy sợ qúa, vì dường như linh tính cũng báo cho em những điều dữ...
- Ôi trời! Nếu mơ là thật thì có lẽ trái đất này đã tận thế lâu rồi, vì lúc trước luôn chán đời, anh cứ nằm mơ thấy trái đất này bị vỡ tan hoang hoài.
- Nhưng giấc mơ của anh chỉ là nhảm nhí.
Du cười cười:
- Vậy còn những giấc mơ của em, bộ ít nhảm nhí lắm chắc. Mẹ thì ở đâu mất tiêu mà nằm mơ là nằm mơ nỗi gì? Nói thật nha, mẹ của em bây giờ mặt mũi ra sao, chưa chắc em biết nữa chứ đừng nói thấy.
Giọng Hạnh Tiên buồn buồn:
- Nếu bây giờ gương mặt mẹ em không thay đổi lắm, thì có lẽ mẹ em vẫn còn rất đẹp.
Du nhăn mặt:
- Đẹp à? Già cúp bình thiếc rồi mà còn đẹp nỗi gì? Thực ra, anh chỉ cầu trời bà ấy đừng qúa tệ như Thị Nở thì đã là tốt lắm rồi.
Hạnh Tiên có vẻ giận:
- Xúc phạm đến mẹ em là anh gây chuyện với em đó nhé.
Du cười khì rồi xua tay:
- Đó là anh đùa thôi, chứ bố bảo anh cũng không dám...ng đến mẹ em.Bộ em tưởng là anh đã chán sống rồi sao?
- Ừ. Biết vậy thì tốt. Nhưng còn chuyện em nhờ anh hôm trước,anh có giúp em không?
Du gãi đầu suy nghĩ:
- Chuyện gì nhỉ, sao anh không nhớ?
- Thì chuyện em nhờ anh chạy theo người đàn bà mặc áo tím đó.Anh có biết bà ấy đi đâu không?
- Trời ạ! Giá như anh có phép phân thân thì tốt qúa. Vừa chỉ về phía bà ấy, vừa nói lẩm bẩm cái gì mà anh chưa kịp nghe cho rõ thì em đã lăn đùng ra đất rồi. Ban đầu anh còn tưởng em bị bà ấy giật tiền nên anh định chạy theo. Nhưng đến lúc thấy em nằmmột đống, anh lại nghĩ phải đưa em đi bịnh viện rồi hãy tính, thế là mất toi dấu tích.
- Mất dấu rồi ư? Vậy là khổ em rồi.
Giọng Du tỉnh queo:
- Có gì đâu. Nếu đó là con đường mà bà ấy hay qua, thì nhất định sẽ gặp lại, nếu như chịu khó phục kích dài dài.
- Phục kích ư?
- Ừ, giống như công an truy lùng tội phạm vậy. Chịu khó canh vài hôm sẽ gặp thôi.
- Nhưng lỡ như không gặp thì sao?
- Yên trí đi. Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ mà. Nếu mà đúng hai người còn duyên là mẹ con với nhau, thì dù cho có cách nhau nửa vòng trái đất, nhất định cũng có cơ hội mà.
Giọng Hạnh Tiên ỉu xìu:
- Anh an ủi em đó phải không?
- An ủi ư? Anh đang nói thật lòng đấy. Bởi vì anh thấy rõ ràng hạnh phúc nhất của đời em chính là tìm gặp lại được gia đình mình.
- Nếu thế thì... em cảm ơn anh.
- Cảm ơn à? Em làm anh ngượng chết đi được.
- Sao lại ngượng?
- Còn sao nữa? Khách sáo thấy bà cố luôn. Anh là dân bụi đời nên anh to nói lớn quen rồi, vì vậy hễ cứ nghe tới hai chữ " cảm ơn " là anh lại nổi da gà... cục cục...
- Nhưng đúng lẽ em đã mang ơn anh và còn rất nhiều nữa kìa. Chẳng lẽ chỉ nói cám ơn thôi mà cũng không được sao?
- Giữa em và anh... chẳng lẽ còn có sự phân biệt nữa à? Chẳng lẽ sống chung tám năm trời, em không hiểu lòng anh?
Nghe những lời nói này của Du, Hạnh Tiên hiểu là anh đang muốn nói gì. Nhưng hiểu thì hiểu, Hạnh Tiên vẫn thấy rằng luôn luôn giữa anh và cô vẫn mãi cònmột khoảng cách không tên, mà cô đã nhiều lần tự hỏi mình nhưng vẫn chẳng hiểu vì sao...
- Ở đó mà chẳng với lẽ mãi, bụng dạ anh thẳng như ruột tượng ấy, lời nói gió bay, có điên mới tin.
- Em không tin anh thề, anh rất là...
Du chưa kịp nói gì, thì bất chợt ở phòng cấp cứu bồng ồn ào hẳn lên, có tiếng chân người gấp rút và cả tiếng khóc than đến cháy lòng. Thấy vẻ mặt căng thẳng của Hạnh Tiên, Du trấn an:
- Không có gì đâu, chỉ làmột ca cấp cứu mà thôi. Chuyện đó ở đây ngày nào lại không xảy ra.
- Nhưng mà người ta khóc dữ qúa.
- Nhìn người thân cận kề cái chết thì tượng đá cũng phải mủi lòng nữa là...
- Anh ra xem thử coi mình có giúp gì cho họ được không?
Du tròn mắt nhìn Hạnh Tiên:
- Giúp hả? Em tưởng anh là tiên chắc? Qua được cái cửa này chỉ có bác sĩ mới có thể giúp được thôi.
- Em biết, nhưng nếu như đó là người quen của mình thì chỉmột lời an ủi thôi, cũng có thể giúp họ vơi bớt thống khổ.
Du lắc đầu:
- Không đâu. Nỗi đau mất mát người thân của ai người đó gánh, vì nỗi đau nó vô cùng, vô tận và càng không thể chia sớt cho bất cứ ai.
- Nhưng nếu tìm đượcmột chút đồng cảm, haymột cái vai để trút nước mắt thì chắc chắn nỗi đau ấy sẽ vơi bớt chứ.
Giọng Du buồn buồn:
- Nỗi đau sinh ly tử biệt, nếu không từng trải qua thì em không biết đâu.
Nghe giọng Du, hiểu được những cảm nhận hiện tại của anh, Hạnh Tiên không thúc anh nữa. Cô lặng yên lắng nghe tiếng khóc của những người thân nạn nhân, mà tự dưng thấy lo lắng đến cháy ruột. Cố xoay người về phía đám đông đang lố nhố trước cửa phòng, bất chợt Hạnh Tiên gọi Du rốt rít:
- Anh Du! Anh Du! Sao anh Đường lại có mặt ở đây?
Du ngạc nhiên nhìn Hạnh Tiên:
- Đường à? Chắc hắn cũng vì tò mò như em thôi đấy mà?
- Không đâu. Em thấy hình như anh ấy đang ôm giữmột cô gái...
- A! Hoá ra là ghen. Mắt tinh nhỉ. Trai chưa vợ thì ôm gái có gì lạ đâu.
- Nhưng bộ điệu của anh ấy...
- Thích chớ gì? Ôm gái mà.
Đến lúc này, Hạnh Tiên đùng dằng hét to:
- Anh đừng giỡn có được không? Rõ ràng là cô gái anh đang giữ trong tay khóc dữ lắm. Chắc là nhà ảnh có chuyện gì rồi.
- Có thì kệ hắn, liên quan gì đến anh?
- Nhưng anh ấy là người quen, và chúng ta không thể là những kẻ vô tình.
- Vô tình thì sao? Chẳng lẽ em muốn anh phải nhảy xổ vào hắn, rồi lau nước mắt an ủi và cho hắn mượn vai để khóc hay sao chứ?
Hạnh Tiên thở dài:
- Em không biết là máu của anh lại lạnh lẽo đến thế. Thôi được, anh không đi thì thôi, để em đi.
Du tròn mắt ngạc nhiên:
- Cái gì? Em đi ư? Đi ra ngoài ấy để có thêmmột ca cấp cứu nữa ư? Không được.
- Nhưng em không thể nằm yên ở đây khi biết người bạn của mình đang gặp chuyện thống khổ ngoài kia.
- Nhưng em ra ngoài cũng đâu làm được gì? Đúng không?
Hạnh Tiên nhìn Du bặm môi:
- Chần chừ như vậy, có phải là anh muốn chọc tức em? Em xưa nay đâu phải là đứa vô tình.
Biết ý Hạnh Tiên đã quyết, Du đành phải gật đầu:
- Thôi được, sợ em qúa rồi. Đi thì đi làm gì dữ vậy? Nhưng anh nói trước nghe, anh chỉ là người thu thập tin tức thôi nha, anh sẽ không thèm dính vào chuyện của hắn đâu.
- Em cũng không hiểu là tại sao anh lại luôn có ác cảm với anh Đường như vậy. Anh ấy có làm gì anh đâu?
- Sao không làm gì? Hắn đang làm... tình địch của anh đó, em biết không?
Vừa nói dứt lời, Du vừa bực tức bỏ ra phòng ngoài. Đượcmột lúc sau, Du trở lại cùng Đường vàmột cô gái trẻ đang khóc than thảm thiết. Vừa thấy họ, Hạnh Tiên cố ngồi dậy nhìn Đường:
- Anh Đường! Sao anh lại ở đây?
Đường gật chào Hạnh Tiên rồi nói:
- Mẹ của em gái anh bị tai nạn, vừa được đưa vào cấp cứu ở đây. Em gái anh nó khóc dữ quá nên bác sĩ bảo anh đưa nó tạm lánh qua bên này. Còn em, em đỡ bịnh chưa?
- Em cũng đỡ rồi, nhưng phải vài hôm nữa mới khỏi được.
- Nếu vậy thì để hôm sau anh đến thăm em nghe. Bây giờ anh bận lắm. Sẵn có anh Du và em ở đây, cho anh gởi Lệ Quyênmột chút nhé. Y tá vừa cho nó uống thuốc an thần, cho nó ngồi nghỉ với emmột chút, mẹ anh sẽ đến liền.
- Vậy còn anh đi đâu?
- Anh phải ra lo cho dì Tư, và đóng tiền viện phí cho dì ấy.
- Liệu có nặng lắm không anh?
- Chưa biết, bác sĩ đang cấp cứu, nhưng tình trạng rất xấu.
- Thế thì anh đi đi, để cô ấy ở lại đây với tụi em.
Đường nhìn Lệ Quyênmột chút rồi gật đầu:
- Nó đang bị sốc nặng, hai bạn hãy giúp tôi chăm sóc nó nhé. Tôi đi đây, lát nữa tôi sẽ quay lại.
Thấy Đường có vẻ gấp rút, Hạnh Tiên hối anh:
- Được rồi, anh cứ yên tâm mà đi đi.
Nhận được sứ giúp đỡ nhiệt tình của Hạnh Tiên và Du, Đường yên lòng quay bước. Còn lại trong phòng, Du đang loay hoay giữ lấy cô gái đang rũ rượt trong tay. Hạnh Tiên ngồi dậy rồi ôm lấy cô mà tựa vào tường rồi nhẹ lời an ủi:
- Nín đi em, mẹ em rồi sẽ qua khỏi mà.
Vẫn lấy tay ôm kín mặt, Lệ Quyên vẫn cứ nức nở. Đang định tìm khăn giấy để lau nước mắt cho Lệ Quyên, tự dưng Hạnh Tiên giật nảy mình khi thấy chiếc yếm ấy quen thuộc và hình như nó đã ở đâu thật lâu trong tiềm thức của cô... Giật vội lấy chiếc yếm trong tay Lệ Quyên, Hạnh Tiên hỏi vội:
- Lệ Quyên! Chiếc yếm này ở đâu em có?
Bị Hạnh Tiên giật yếm, Lệ Quyên cũng hoảng hốt không kém. Cô giằng lại chiếc yếm nơi tay Hạnh Tiên và hét lớn:
- Của tôi. Chiếc yếm này của tôi, trả lại đây cho tôi.
Nghe những lời nói này từ miệng Lệ Quyên, Hạnh Tiên tái mặt hỏi nhanh:
- Của em ư? Nhưng ở đâu em có? Nói cho chị biết đi? Nói đi.
Giật lấy được chiếc yếm, Lệ Quyên ôm ghì nó vào lòng rồi khóc sướt mướt:
- Là của mẹ tôi... mẹ tôi cho tôi... mẹ tôi thương tôi lắm.
Run rẩy khi nghe những lời nói của Lệ Quyên, Hạnh Tiên chồm đến hỏi vội:
- Vậy mẹ em là ai? Còn em, em tên là gì?
Thấy Lệ Quyên vẫn khóc như mưa trước những câu hỏi của Hạnh Tiên, Du liền lên tiếng:
- Kìa, Hạnh Tiên! Em làm sao vậy? Em không thấy cô ấy đang khóc hết nước mắt hay sao?
Lần này đến lượt Lệ Quyên giật nẩy mình khi nghe Du nói. Cô ngừng khóc rồi hói Du:
- Anh vừa gọi ai là Hạnh Tiên? Hạnh Tiên là ai vậy? Là ai vậy?
Du tròn mắt ngạc nhiên rồi chỉ vào Hạnh Tiên mà nói:
- Hạnh Tiên đang ngồi cạnh em đó.
Quay sang nhìn Hạnh Tiên, mắt Lệ Quyên nhoà lệ vì đến bây giờ cô mới kịp nhìn thấy trên gương mặt cũng đang tái mét bên cạnh cô, những đường nét thân quen mà đã tám năm trời ròng rã cô đã tìm kiếm đến rã rời.
- Chị là... là Hạnh Tiên?
Hạnh Tiên khẽ gật đầu rồi nhìn Lệ Quyên lắp bắp hỏi:
- Còn em. Em có phải là... Hạnh Giang?
Nghe câu hỏi này từ miệng Hạnh Tiên, Lệ Quyên lại oà khóc rồi ôm chầm lấy Hạnh Tiên trong vòng tay mình.
- Hạnh Tiên! Chị Hạnh Tiên! Em là Hạnh Giang đây. Hạnh Giang của chị đây.
Vì qúa bất ngờ, Hạnh Tiên suýt ngất đi vì mừng rỡ. Cô cũng ôm siết lấy Hạnh Giang trong tay rồi cũng khóc với em:
- Đúng là Hạnh Giang rồi. Em đi đâu, để chị đi tìm em cực khổ qúa.
Hạnh Giang mếu máo nhìn chị:
- Còn chị, sao chị lại bỏ em?
Nâng gương mặt nhạt nhoà nước mắt của em, Hạnh Tiên nói khẽ:
- Đó làmột câu chuyện dài, sau này chị sẽ kể lại cho em nghe. Còn bây giờ, hãy kể cho chị nghe về em đi.
Nhắc đến chuyện của mình, Hạnh Giang sực nhớ đến dì bốn lại oà khóc tiếp tục. Hạnh Tiên thấy thế liền hỏi:
- Sao... sao em lại khóc? Hình như em đang có chuyện gì đau lòng lắm phải không?
Nghe động đến nỗi niềm tâm sự, Hạnh Giang vừa khóc vừa chỉ tay về phía phòng cấp cứu:
- Mẹ... mẹ... đang ở bên.... đó.
- Mẹ? Mẹ nào? Em đã gặp mẹ rồi sao?
- Gặp rồi. Em gặp rồi. Nhưng mẹ... mẹ bị tai nạn... nguy lắm.
Điếng người vì thông tin này từ Hạnh Giang, Hạnh Tiên lặng đimột lát rồi lấy bẩy bước xuống giường. Du thấy thế, liền chạy vội đến đỡ Hạnh Tiên:
- Kìa! Em đi đâu vậy. Em đã hết bệnh đâu mà xuống giường chứ?
Hạnh Tiên vừa cố vùng khỏi tay Du, vừa khóc mếu máo:
- Mẹ của... em. Anh Du ơi! Mẹ... của em...
Vừa gật đầu với vẻ thông cảm, Du vừa cố trấn tĩnh Hạnh Tiên:
- Ừ. Anh biết rồi. Mẹ em đang được các bác sĩ chạy chữa, chắc không sao đâu. Em cứ yên tâm nằm dưỡng bệnh đi. Nếu có gì anh sẽ báo cho em biết liền.
- Em không sao. Anh cho em qua mẹ em đi mà. Mẹ của em đang gặp nguy hiểm, anh biết không?
- Đã nói là anh biết mà. Nhưng bây giờ em qua đó làm gì đây? Tốt nhất là em hãy ở lại phòng cùng Hạnh Giang để còn an ủi nó chứ?
Hạnh Giang cũng ôm lấy chị sụt sùi:
- Chị đừng đi, Hạnh Tiên. Chị đang bệnh mà.
Vẫn cố vùng ra khỏi tay Du và Hạnh Giang, Hạnh Tiên vừa oà lên khóc vừa gào to hai tiếng " Mẹ Ơi " rồi ngất lịm đi trong nỗi lo lắng đến tột cùng. Ôm giữ lấy Hạnh Tiên trong tay, lần đầu tiên trong đời, Du thấy cô thật nhỏ bé và đáng thương biết bao nhiêu. Rồi từ những cảm nhận đó, Du mới thật sự hiểu được lòng mình, rằng với cô, anh đã đặt nặng tình yêu...một tình yêu say đắm... mất rồi.