Chương 1

Trời vào hạ, nóng đến ran người. Nằm mãi vẫn không ngủ được, Hạnh Tiên gỡ nhẹ đôi chân của Hạnh Giang đang gác chéo trên bụng ra, rồi lăn vào trong góc căn gác, nơi có chiếc cửa sổ nhỏ xíu và nằm luôn ở đấy cho đỡ nóng.
Đêm như đã khuya lắm nên ngoài phố tiếng xe cũng thưa dần, thỉnh thoảng chỉ còn vang lại tiếng chổi quét đường xào xạc của những người phu vệ sinh đang làm đêm, tiếng của vài con chó sủa cầm chừng và có cả tiếng của thằng nhóc bán mì gõ vang "cong cóc, cong cóc" ở xa xa.....
Nhướng đôi mắt đỏ kè vì mất ngủ lên chiếc đồng hồ treo tường, Hạnh Tiên mới biết là đã gầnmột giờ sáng. Lẽ ra vào khoảng thời gian này, Hạnh Tiên đã phải ngủ ngon lằm rồi, nhưng không hiểu sao đêm nay dù có cố gắng nhắm mắt đến đâu, nó cũng chẳng thì nào ngủ được.
Trằn trọc mãi, một phần có lẻ vì nóng, phần khác có lẽ vì Hạnh Tiên linh cảm thấy đang có điều gì đó không hay sẽ xảy đến cho nó và cho cả Hạnh Giang..... Đã ba tuần rồi, Hạnh Tiên không thấy Ba hay Má đến đón hai chị em về. Muốn hỏi cậu mợ Tư thì lại không dám, vì càng ngày nó càng thấy câu mợ nó có vẻ như không muốn trò chuyện cùng nó như trước, và nhất là mợ nó lại càng hay nhiếc móc, la mắng nó, thậm chí còn đánh chị em nó, dù nhiều khi hai chị em chẳng hề phạm phải lổi lầm gì.....
Hạnh Giang còn nhỏ đã đành, đánh nó đau, nó chỉ khócmột chút rồi nín. Còn Hạnh Tiên vốn từng được Ba Mẹ cưng chiều và nhất là không hề đánh đập bao giờ, nay cứ hở chút lại bị đòn thì nó lại tủi thân....
Trở mình nhè nhẹ rồi đưa tay lên xoa chổ vai đau vì bị cậu Tư đánh hồi chiều, trong trí óc non nớt củamột đứa con gái mới 13 tuổi đầu như nó, tự dưng lại dậy lên sự bất mãn và càng bất mãn bao nhiêu, nó lại thấy giận Ba Má nó bấy nhiêu. Đã ba tuần, Ba Má bỏ quên hai chị em nó ở đây, chẳng lẽ không thấy nhớ sao?
Đang suy nghĩ bâng quơ tự nhiên Hạnh Tiên đói cồn ruột, chợt nhớ tới buổi chiều vì giận cậu, nó đã không ăn cơm. Giờ không ngủ được, thì cơn đói lại trở dậy hành hạ nó. Nằm ráng một lát, vẫn thấy không chịu đựng nổi, Hạnh Tiên bò dậy và leo xuống gác để kiếm cái gì ăn. Nhưng khi đôi chân của nó len lén bước qua cửa phòng cậu mợ Tư, thì câu chuyện của cậu mợ đã kéo đôi chân nó đứng lại. Ngồi nhè nhẹ Ở cửa, nó nghe tiếng mợ nó càu nhàu:
- Ba tuần rồi đó, anh liệu cách nào thì liệu, chứ tôi chạy gạo hết nổi rồi. Ai đời đem con bỏ chợ, cha mẹ gì mà ác ôn.
Có tiếng cậu nó húng hắng ho, rồi nói khe khẽ:
- Em nói nho nhỏ thôi để chị em nó nghe được thì tội. Ba Mẹ nó bỏ nhau, mỗi đứa đi một nơi, nên nó mới gởi hai đứa nhỏ ở đây. Dù gì cũng là chổ ruột thịt, em biểu anh làm sao bây giờ.
- Anh làm sao thì làm chứ. Con tôi, tôi không nuôi nổi, giờ đèo bồng thêm hai đứa nữa, tôi lấy gì để lo đây. Vả lại, cuộc sống bây giờ rất khó khăn, tiền ăn cũng đã khó kiếm, hai đứa nó còn phải đi học, tôi thật chẳng biết làm sao để lo liệu cho được.
- Nhưng anh không thể tìm ra cha mẹ của nó.
- Không tìm ra cũng phải cố mà tìm. Còn nếu như chúng nó cứ lì ở đây hoài là không được đâu.
Cậu Tư nó im lặng hồi lâu rồi bật quẹt, đốt thuốc hút.
- Hai chị em nó là cháu tôi. Tụi nó còn nhỏ quá, không tìm thấy cha mẹ nó thì tụi nó phải ở đây chứ biết đi đâu bây giờ.
Giọng mợ Tư gắt gỏng:
- Ở đây là thế nào? Tiền đâu mà tôi nuôi tụi nó đây? Tôi chạy chợ cả ngày mà nhà cửa còn thiếu trước hụt sau như vây, giờ đeo mang theo hai đứa đó tôi chịu sao thấu?
- Không chịu cũng phải chịu chớ biết sao. Chẳng lẻ đem tụi nó vào trại mồ côi?
- Trại mồ côi giấy tờ rườm rà, phiền phức lắm. Có người xin là tôi cho.
- Cho à? Điên quá đi! Tụi nó có cha mẹ đàng hoàng, giờ em xách đem cho người khác, mai mốt cha mẹ nó tới tìm, biết lấy gì mà trả?
Giọng mợ Tư vùng vằng:
- Nhà của tôi đâu phải trại tị nạn, đúng không? Tôi đâu phải giàu có gì mà nuôi dùm con của người khác. Anh không để tôi cho tụi nó thì tôi sẽ cho con tôi.
Cậu Tư hục hặc rồi nói giọng khó chịu:
- Em có còn tim không vây, nói như thế mà cũng nói.
Nghe cậu nói tới đây thì mợ Tư thút thít khóc:
- Thế này cũng không được, thế kia cũng không được, vậy thì anh bảo tôi phải làm sao đây? Con cháu ai mà không thương, nhưng phú quý mới xin được lễ nghĩa chứ? Mai này nhà hết gạo rồi, tôi cũng chẳng biết làm sao để kiếm cho ra tiền nữa.
Giọng cậu Tư thở dài:
- Làm gì cũng phải cân nhắc em à. Chuyện nhân nghĩa ở đời, nhiều khi không thể tính bằng tiền được đâu.
- Nhưng người ta cũng đâu sống được bằng không khí chớ. Mà tôi thì lại không phải là nhà băng, nên nhân nghĩa lại càng không thể chỉ nói suông là được.
- Vậy bây giờ em tính sao?
- Còn tính sao nữa, ba nó thì cờ bạc, rượu chè, nợ nần tứ giang, cái thân lo không xong thì lấy gì lo cho hai đứa con? Còn má nó thì càng tệ hơn, có chồng con đàng hoàng lại đi ngoại tình, nay bụng mang dạ chửa như vậy làm gì còn dám nhìn mặt con nữa, đúng không?
- Chính vì thế mà em định đem đi cho hai đứa con của tụi nó sao?
- Ừ, cha me tệ vậy, có nuôi con thì cũng không nên thân đâu. Vả lại em gái của anh đã đem chúng đến quẳng ở nhà mình rồi chơi trò mất tích, cũng có nghĩa là quay lưng lại với chính khúc ruột của mình một cách vô trách nhiệm thì sao này làm gì có đủ tư cách để đòi con chứ?
- Nhưng chúng chỉ ở với mình có ba tuần?
- Con người ta không ăn không uống thì cùng lắm chỉ sống tối đa có một tuần, nay ba tuần rồi, hai mươi mốt ngày đủ để cho hai con bé đó thành ma.
- Em tính toán ích kỷ quá.
- Ích kỷ hay tàn nhẩn gì cũng được. Quy luật của cuộc sống mà. Vả lại nếu như cha mẹ không có khả năng nuôi chúng thì việc giúp chúng tìm lại tổ ấm không chừng lại là điều tốt đó.
Hạnh Tiên nghe tới đây thì hoảng hốt thật sự, nó thầm cầu nguyện cậu của nó từ bỏ giúp nó những quyết đinh điên rồ của mợ nó. Nhưng nó đã lầm, vì chỉ sau một lát yên lặng, Hạnh Tiên lại nghe cậu nó thở dài.
- Em nghĩ như vậy thật ư?
- Sao lại không thật. Gia đình người ta đàng hoàng, đem cho chúng để họ nuôi là quá tốt.
- Tốt à? Vậy họ nuôi cả hai đúa luôn chứ?
- Cả hai à? Bộ họ điên chắc? Mỗi nhà nuôi một đứa thôi chứ.
- Như vậy là tách chúng nó ra à?
- Chẳng lẻ anh tưởng đây là một chuyến đi du lịch hay sao? Bà Sáu nói, hai nhà nhận nuôi chúng, một ở Ban Mê Thuộc, còn một ở Cà Mau, cả hai nhà điều khá giả cả. Họ còn hứa khi nhận chúng về nuôi, họ còn cho chúng ta một khoảng tiền gọi là bồi dưỡng nữa đó....
Nghe những lời nói này của mợ Tư, Hạnh Tiên suýt hét lên vì sợ nhưng cũng may là nó đã tự đưa tay bịt miệng của mình lại kịp, và rồi quên cả cơn đói đang hành hạ, nó cố bò trở về chổ của mình trên một căn gác xếp tối om và đầy những muỗi mà ngồi ở đấy run lẩy bấy cho đến sáng.
- Chị Hai! chị Hai dậy đi, mợ Tư gọi kìa.
Cố nhăn mặt để dủi thẳng cái chân đang tê dại của mình, Hạnh Tiên nhìn Hạnh Giang rồi hỏi em.
- Bộ sáng rồi sao?
Giang chỉ ra cửa sổ rồi nhìn chị.
- Trời sáng lâu rồi. Chị không gọi em làm em dậy trể luôn rồi đó.
Hạnh Tiên uể oải đứng dậy rồi giục em.
- Hạnh Giang! Em thay quần áo đi học, rồi xếp hết quần áo của em cho vào cặp đi.
Tròn mắt nhìn chị, Giang hỏi nhanh:
- Sao lại bỏ quần áo vô cặp? Chật lắm.
- Em bỏ quần áo vào đi, không bỏ tập vào thì sẽ không chật đâu.
- Không mang tập à? Vậy em học bằng gì?
- Hôm nay không đi học.
- Không đi học hả? Vậy mình đi đâu?
Hạnh Tiên nhìn quanh rồi kề tai Giang nói nhỏ.
- Tụi mình đi chơi. Nhưng em phải nhớ là không được nói cho ai biết hết nha.
Nghe đến đi chơi, Giang thích chí gật đầu.
- Mình đi suối tiên hả chị Hai?
Thấy Giang có vẻ hứng thú, Tiên đành gật đại.
- Ừ, đi suối Tiên. Nhưng em phải nhớ là lát nữa lúc ăn sáng, em cố ăn cho nhiều vào. Lúc chị xin tiền cậu để đóng tiền trường, em cũng phải xin đó nha.
- Em xin tiền hả? Nhưng cô em đâu có biểu đóng tiền?
Hạnh Tiên cốc đầu em rồi gắt.
- Đồ ngu! Không xin tiền rồi lấy tiền đâu mà đi suối tiên?
Như đã hiểu ra, Hạnh Giang gật gù.
- Ừ nhỉ! Nhưng em phải nói sao?
- Em cứ nói là cô bảo đóng tiền học phí. Hôm nay là hết hạn.
- Năm trăm đồng đủ hôn chị?
- Năm trăm đồng? Em nói có lộn không đó? Phải là năm ngàn đồng mới đủ.
Hạnh Giang nghe chị nói vậy thì tròn mắt:
- Năm ngàn đồng hả chị? Nhưng năm ngàn đồng là bao nhiêu?
- Ừ, thì là 10 tờ năm trăm đồng.
- Đến 10 tờ lận hả? Chị Ơi, như vậy nhiều lắm em sợ mợ không cho đâu.
- Em chưa xin sao biết mợ không cho chứ? Có năm ngàn đồng thì không nhiều đâu. Không có năm ngàn đồng thì mình không đi được.
- Không có đủ tiền sẽ không mua vé được đúng không?
Nghe em hỏi vậy, Hạnh Tiên đành gật đầu.
- Ừ. Nhưng nhớ phải mang giầy, đội mũ và mặc cả áo lạnh nữa. Có bao nhiêu quần áo phải đem cho hết biết chưa?
- Đem hết cả à? Mình đi chơi chiều về thì mang nhiều đồ làm chi vậy chị?
Vừa thay quần áo cho mình, Hạnh Tiên vừa càu nhàu:
- Người ta nói sao thì cứ nghe vậy đi, hỏi hoài!
Nghe chi rầy rà, Hạnh Giang không hỏi nữa, mà cố gắng làm theo lời Hạnh Tiên. Một lát, khi chuẩn bị cho mình xong, nó mon men đến bên chị mình rồi hỏi:
- Chị Hai! Em xong rồi nè, mình đi được chưa?
Vừa gom quần áo vào túi của mình, Hạnh Tiên nhìn sang em rồi gật đầu.
- Ừ thì đi, nhưng phải nhớ là ăn sáng cho thật nhiều nha. Nhớ lúc mà xin tiền phải thật tự nhiên để khỏi bị cậu mợ Tư nghi.
Hạnh Giang lắng nghe lời chị nó rồi gật đầu lia lịa
- Em biết rồi, chị Hai.
Thấy Hạnh Giang hiểu được mình, Hạnh Tiên vội níu tay em xuống gác.
- Nhanh lên Hạnh Giang, sắp trễ rồi.
Hạnh Giang "dạ" ngoan rồi gấp rút xuống theo chị. Đến bàn ăn, vừa thấy mợ Tư, hai đứa đã bị mắng như tát nước.
- Hai đứa đến giờ này mới chịu xuống hả? Đồ con gái hư, mười hai, mười ba tuổi đầu chứ đâu còn nhỏ nhít gì nữa mà ngủ nướng hả? Ngày mai đứa nào thức dậy sau sáu giờ tao sẽ không cho ăn sáng, biết chưa.
Hoảng hốt vì bị mợ mắng, Giang cố nép phía sau lưng chị vì sơ sệt. Thấy vậy, mơ Tư càng hét lớn.
- Hạnh Giang!
Tiếng hét bất thình lình của bà đã làm cho cô bé giật mình đánh rơi chiếc cặp, thế là bao nhiêu quần áo nãy giờ nó cố nhét vào cặp bị rơi xuống đất lại bật tung ra. Nhìn thấy đống quần áo, mợ Tư đanh mặt lại.
- Tụi mày đem quần áo đi đâu đây? Nói!
Run lập cập vì sợ, Hạnh Giang mắt đỏ hoe sắp khóc
- Dạ..... dạ......
Thấy em không nói được, Hạnh Tiên đành lấp bắp nói thay.
- Dạ.... tại hồi tối hai chị em con chơi đồ hàng, sáng nay lại dậy trể nên..... quên soạn tập..... để con lên thay cho nó.
Mợ Tư quắt mắt nạt lớn.
- Tụi mày đừng hòng qua mặt tao. Lấy quần áo đi, có phải định trốn không?
Hạnh Tiên lắc đầu:
- Dạ không. Không trốn đâu mợ..... tụi con không trốn đâu.
Mợ Tư nhìn Hạnh Tiên vẻ khó chịu.
- Mày già hàm lắm. Tao nói cho mà biết nghe, khôn hồn thì chị em bây bảo ban nhau cho ngoan ngoãn, tao còn lo cho sung sướng. Còn bằng không tao tống đầu vào trại cô nhi cho biết mặt nhé.
Hạnh Giang khóc sướt mướt, vừa ngước cái mặt đỏ hoe vì khóc lên nhìn Hạnh Tiên, nó vừa bảo chị.
- Chị Ơi, em muốn về nhà.
Câu nói của Hạnh Giang làm cho mợ Tư càng điên tiết. Vốn bản chất hung dữ, mợ gầm lên vì giận.
- Ừ, thì đi mà về. Hăm doa. tao đó hả? Tụi mày tưởng tao nuôi tụi mày thì tao sướng lắm hả? Tao cho tụi mày biết nghe, ba mẹ tụi mày bỏ nhau rồi, chồng đi đàng chồng, vợ đi đàng vợ, hai đứa mày bị tụi nó bỏ rơi rồi.
Hạnh Tiên vừa ôm lấy em vừa nói với mợ Tư.
- Mợ Tư, mợ đừng có nói bậy.
- Đồ mất dạy, mày bảo ai mất dạy hở con ranh? Tụi mày mà biết gì chứ? Nhà của tụi mày phải gán nợ cho người ta rồi, từ nay hai đứa mày sẽ trở thành con hoang, biết chưa?
Nghe câu nói của mợ, tự nhiên Hạnh Tiên thấy tức. Mặc dù trong trí ức non nớt của một đứa bé mười ba tuổi ấy chưa có sự hiểu biết sâu sắc, nhưng những từ ngữ mà mợ Tư nó dùng để nói vừa rồi đã làm tổn thương đến nó. Đang run run định mở lời phản kháng thì ở dưới bếp có tiếng cậu Tư cằn nhằn.
- Có chuyện gì mà sáng sớm đã ầm ầm vậy chứ? Bộ mấy mợ cháu tính làm điếc tai hàng xóm hay sao?
Thấy chồng lên, mợ Tư vừa níu lấy chồng vừa nói:
- Anh lên mà coi, cháu của anh dám mắng tôi là nói bậy đó. Nuôi nó bấy lâu nay hao công tốn của, vậy mà bây giờ nó mắng mỏ tôi để trả công kia kìa.
Quay nhìn hai đứa nhỏ đang ôm nhau khóc sướt mướt, cậu Tư dùng tay kéo bà vợ đang tru tréo của mình, mà đến bên cháu ôn tồn:
- Này, sắp trể học rồi, sao hai đứa không đi học mà ở đây cãi mợ chứ?
Hạnh Tiên dụi nhanh nước mắt rồi vừa mím môi vừa nói.
- Tụi con không cãi, chỉ có mợ Tư là mắng tụi con thôi!
- Còn dám bảo là không mắng mợ à? Thế đứa nào bảo mợ nói bậy chứ?
- Là con. Tại mợ bảo hai đứa con là con hoang.
Nghe Hạnh Tiên nói vậy, cậu Tư quay nhìn mợ thật sắc:
- Sao em lại bảo cháu như thế?
- Có sao thì tôi nói vậy chứ. Con vô thừa nhận không gọi là con hoang thì gọi là gì chứ?
Hạnh Giang mếu máo nắm lấy tay cậu nó:
- Cậu ơi! Con không phải là con hoang. Không phải là con hoang, đúng không?
Ôm lấy đứa cháu bé bỏng vào lòng, cậu Tư xót xa cho hoàn cảnh của cháu mình, nhưng vì khả năng của bản thân quá hạn hẹp, nên cậu cũng chỉ dừng lại ở mức độ thương cảm mà thôi.
- Ừ, Giang của cậu không phải là con hoang. Vài bửa nữa rồi cậu sẽ nhắn ba má Giang đến đón hai đứa về nhé.
Hạnh Giang phụng phịu.
- Nhưng mợ nói, ba má con bỏ đi rồi.
Cậu Tư lắc đầu:
- Bỏ đi là thế nào? Ba má đi làm đó chớ. Bao giờ có tiền thế nào ba má cũng về đón con và chị Hai thôi mà.
Hạnh Tiên níu tay cậu mếu máo:
- Nhưng đón con về ở đâu. Mợ nói nhà của con bị bán rồi.
Giận thái độ vô tâm của vợ, cậu Tư liếc vợ một cái rồi quay qua dỗ dành hai cháu.
- Sao lại bán chứ? Nhà chỉ cho người ta thuê, khi nào ba má con về sẽ lấy lại để ở thôi.
- Nhưng chừng nào ba má mới về?
- Sắp rồi, ba má các con cũng sắp về rồi, các con phải ngoan ngoãn mà chờ mới được. Nhưng thôi, dẹp chuyện đó qua một bên đi. Hạnh Tiên! Con đưa Hạnh Giang đi học nhanh, kẻo trể rồi.
Nghe lời cậu, Hạnh Tiên níu lấy Hạnh Giang rồi kéo em như chạy ra ngoài. Nhìn thấy hai gói xôi vẫn còn để trên bàn, cậu Tư vội chạy theo đưa cho Hạnh Tiên rồi đứng ở đấy nhìn theo hai đứa cháu ruột thịt của mình đang lầm lũi bước đi mà lòng đau như cắt. Một lúc, khi quay vào nhà, cậu đến bên vợ mình gắt gỏng.
- Tại sao em lại nói với chúng nó những điều đó? Chúng nó vẫn còn quá nhỏ để kịp nhận thức được vấn đề mà.
Giọng bà vợ gằn từng tiếng.
- Lớn nhỏ gì chứ? Sự thật là sự thật, bộ giấu hoài là được sao? Con Tiên mười ba tuổi rồi, còn con Giang cũng đã gần chín tuổi, nhỏ nhít gì nữa mà không cho chúng nó biết chứ?
- Nhưng bây giờ nói là không nên, biết đâu mai mốt vợ chồng con Linh lại trở về rước con thì sao? Chừng đó cháu nó nói lại với mẹ thì tôi có quê mặt không nào?
Mợ Tư nhìn chồng bĩu môi:
- Ở đó mà về? Vợ chồng nó nợ như chúa chổm, quay về đây thế nào cũng bị bọn cho vay tuốt xác chớ chẳng chơi.
- Chúng nó nợ nần gì? Ai bảo thế?
- Còn ai bảo nữa, ngoài chợ người ta đồn rùm beng lên kìa. Bỏ của chạy lấy người như vậy thì thân còn lo chưa xong, lấy gì mà lo cho con chứ?
- Em học ở đâu ra cái lối ăn nói đanh đá, bất nhân ấy thế? Ở ngoài đường người ta xử sự ra sao mặc người ta, còn vợ chồng con Linh là ruột thịt của nhà mình, sao em nỡ ăn nói như vậy hả?
Mợ Tư quắt mắt nhìn chồng
- Tôi ăn nói thế đó thì sao? Tôi đanh đá bất nhân vậy đó thì sao? Vợ chồng con cái nhà ai, có ruột thịt là ruột thịt với anh chứ ruột thịt gì với tôi mà bắt tôi phải chịu khổ vậy chứ? Nữa đêm nữa hôm mò đến gữi con rồi bỏ đi mất biệt, hai đứa con của nó phải ăn, phải mặc chứ đâu chỉ có thể mà đủ đúng không?
- Nhưng tụi nó cũng còn nhỏ, cũng đâu hao tốn bao nhiêu, bất quá nó ăn lấn sang phần anh một chút là được thôi mà.
- Còn dám nói là không tốn à? Tụi nó ăn mặc đã đành, còn tiền học nữa, tôi đào đâu ra mà cung phụng chứ? Vả lại thời buổi bây giờ con ai nấy nuôi còn khó, huống hồ là nuôi dùm con người ta, đúng hôn?
Nghe vợ bắt đầu chuyển sang chuyện tiền bạc, cậu Tư thở dài rồi đứng dậy. Bởi vì với cậu, vấn đề này cũng là vấn đề nhức nhối trong lòng.
- Sao, tôi nó vậy anh có nghe ra chưa? Chiều nay chúng nó về anh phải tìm cách khuyên chúng nó đi. Sớm muộn gì cũng phải giải quyết theo kiểu đó thôi, vì tôi không có khả năng để cưu mang nữa. Một ông chồng đau cột sống và ba đứa con đang sức ăn sức lớn cũng đủ để cho tôi cực khổ rồi, bây giờ thêm hai miệng ăn nữa tôi chịu không nỗi đâu.
Lặng lẽ nhìn cái miệng dữ dằn của vợ đang tuôn ra những lời nhiếc móc nặng nề, trong lòng cậu Tư chợt thấy xót xa. Nhưng xót xa cho mình thì ít mà xót xa cho hai đứa cháu thì nhiều. Vì đành rằng quyết định của vợ cậu có hơi tàn nhẫn nhưng cuối cùng nó vẫn là biện pháp tối ưu nhất để giải quyết vấn đề đời sống của bọn trẻ. Bởi vì đúng như lời vợ cậu nói, kinh tế gia đình cậu không thể đảm đương được việc nuôi thêm hai đứa cháu, dù rằng chúng chính là ruột thị của mình. Và ngay cả đến viẹc cho hai đứa đến ở hai gia đình khác nhau là một quyết định tàn nhẫn nhưng nếu không làm thế thì đời sống của hai đứa sẽ ra sao?
Thở dài khi nhìn thấy những bi kịch đang ập xuống đầu hai đứa bé, cậu Tư oằn lòng với những xót xa. Nhưng nếu số phận chúng đã định thế rồi thì cho dầu cậu có cố gắng cách mấy cũng đành chấp nhận thế mà thôi.
Đi theo sau chân chị, Hạnh Giang vừa cố gắng bước vừa hỏi như mếu:
- Chị Hai ơi! Tới suối tiên chưa vậy chị Hai?
Không quay lại nhìn em, Hạnh Tiên vừa níu tay Hạnh Giang vừa giục.
- Ráng đi đi, sắp đến nơi rồi.
Ở trên đầu, mặt trời nóng như đổ lửa, Hạnh Giang vừa quẹt mồ hôi đang tuôn rủ rượi trên mặt vừa rên:
- Chị Hai ơi! Em khác nước quá!
Nghe tiếng Giang rên rĩ, Hạnh Tiên vội quay lại:
- Em ráng một chút nữa, tới đàng kia chị xin nước cho uống.
- Chị Hai mua đi, em thích uống Coca Cola thôi.
Hạnh Tiên lắc đầu:
- Chị không có tiền, hồi nãy mợ đâu có cho.
Hạnh Giang nhìn chị rồi nói:
- Hay là mình về nhà mợ đi, em không thích đi suối tiên nữa.
- Không được, mình phải đi em à. Mình không về nhà mợ Tư nữa đâu.
- Sao lại không về? Không về thì mình ở đâu?
Hạnh Tiên kéo em vào bóng cây bên đường rồi ngồi xuống.
- Mợ Tư nói, mợ sẽ cho chị và em để người khác nuôi.
Giọng Hạnh Giang ngây thơ:
- Sao mợ không nuôi chị em mình nữa?
- Mợ bảo mợ không nuôi nổi.
- Nhưng em đâu có ăn nhiều cơm?
- Không ăn nhiều, mợ vẫn cho, vì mợ không thích chị em mình.
- Lúc nãy cậu nói ba má sẽ về rước em với chị mà?
- Cậu nói là nói vậy thôi chứ ba má không về đâu, mình bị ba má bỏ rồi.
Hạnh Giang phụng phịu:
- Em không chịu, em không chịu đâu.
Thấy em có vẻ sợ sệt, Hạnh Tiên giang cánh tay nhỏ xíu của mình rồi ôm lấy em.
- Không chịu cũng phải chịu. Vì bây giờ về, không có ba má, mợ sẽ đem hai đứa mình cho người ta. Một đứa ở Cà Mau, còn một đứa ở Ban Mê Thuột, em chịu hôn?
Tròn mắt nhìn chị, Hạnh Giang hỏi giong sợ sệt.
- Cà Mau ở đâu? Còn Ban Mê Thuột ở đâu?
Hạnh Tiên lắc đầu.
- Chị cũng không biết nhưng mà hai chổ đó xa lắm. Với lại khi bị cho người ta rồi, hai chị em mình sẽ chẳng bao giờ gặp lại nhau nữa đâu.
Nghe chị nói vây, Hạnh Giang ôm chị khóc ròng.
- Em không chịu, em muốn ở với chị Hai thôi.
- Ừ, nếu muốn ở với chị thì hai đứa mình phải trốn đi chổ khác mới được.
- Nhưng trốn đi đâu bây giờ? Mình không có nhà mà.
- Mình đi kiếm ba má, nhất định ba má sẽ nuôi mình.
Hạnh Giang lau nước mắt rồi gật đầu:
- Nếu vậy thì đi, nhưng đi chậm thôi, em mỏi chân lắm.
- Chừng nào mỏi chân, thì chị cõng, chịu chưa?
- Nhưng em đang đói, em còn khác nước nữa.
- Em lấy xôi ra ăn đi, lát nữa chị đi xin nước cho em uống.
- Xôi hả? Em ăn rồi.
- Vậy ăn luôn gói của chị đi.
Hạnh Giang nhìn chị rồi cười lỏn lẻn.
- Em cũng ăn luôn rồi.
Hạnh Tiên tròn mắt nhìn em.
- Ăn hết rồi à? Em ăn hồi nào mà lẹ vậy?
- Thì vừa đi vừa ăn, em đói mà.
- Ăn hết hai gói mà cũng vẩn còn đói hả?
Hạnh Giang lấm lét nhìn chị rồi vuốt bụng mình.
- Chị Hai đừng có đánh em, em no rồi.
Thấy em có vẻ sợ sệt, Hạnh Tiên thút thít khóc. Vì trong lúc này thật sự nó không biết phải làm sao để kiếm cái ăn cho em nó.
- Chị Hai! Chị đừng khóc mà, em không đòi ăn nữa đâu.
Nghe tiếng Hạnh Giang khóc theo mình, Hạnh Tiên vội quay qua em rồi chùi nước mắt.
- Thôi. Chị không khóc nữa đâu. Em cũng đừng khóc nữa. Một lát chị sẽ kiếm cái gì cho em ăn đỡ chịu hôn?
Lấy tay quẹt nước mắt thành một vệt ngang trên má, Hạnh Giang vội hỏi:
- Nhưng mà mình đâu có tiền mua?
- Không mua được thì xin.
- Ăn xin hả chị? Thôi kỳ lắm.
- Kỳ gì chứ. Mình xin ăn chứ đâu có ăn cắp.
Hạnh Giang nhăn mặt.
- Nhưng... dơ lắm, em không dám ăn đâu.
- Dơ cũng phải ăn, vì nếu không ăn sẽ đói biết chưa?
- Giống như mấy thằng nhóc trong chợ lúc ba má mình dẫn đi ăn bún, mình ăn không hết mình cho nó phải hôn?
- Ừ, thì vậy là xin ăn đó.
- Mình ăn thừa hả chị?
- Ừ, đói thì phải ăn, ăn mới sống để đi tìm ba má chứ.
- Nhưng phải đi trong bao lâu?
- Ai mà biết. Chừng nào gặp thì thôi.
- Nếu không gặp thì sao chị Hai?
Nghe em hỏi, Hạnh Tiên hơi lo nhưng cũng ráng trả lời cứng.
- Sao không gặp chứ, Ba má ở gần đây thôi mà.
Hạnh Giang nhìn dáo dác:
- Ở gần đây à? Sao em không thấy?
Hạnh Tiên không trả lời em mình vì thật sự nó cũng không biết trả lời sao cho phải. Ba Má nó ở đâu? Nó và em nó phải đi đâu mà tìm? Và tìm như vậy thì chừng nào mới gặp? Những câu nói đó của em nó cũng chính là những câu hỏi của Hạnh Tiên và thật tình nó cũng không thể tìm câu trả lời cho thật đúng nữa.
- Chị Hai! Vậy bây giờ mình đi đâu?
Hạnh Tiên nhìn Hạnh Giang ái ngại.
- Chị cũng không biết nữa. Nhưng nếu đến tối mà vẫn không tìm thấy ba má chắc chị em mình phải ngủ ngoài đường rồi.
- Ngủ ngoài đường hả chị Hai, em sợ ma lắm!
- Chị cũng sợ vậy nhưng nếu bây giờ mình không ngủ ngoài đường thì biết ngủ đâu?
Giọng Hạnh Giang ngây thơ.
- Nhưng mình đâu có đem theo mùng, không ngủ mùng muổi cắn chết.
Hạnh Tiên chỉ vào túi quần áo trong cặp của Hạnh Giang rồi nói:
- Mình đâu có mùng mà mang theo, bởi vậy hồi nãy chị kêu em mang nhiều quần áo là vì vậy đó. Tối đến mình mặt nhiều quần áo vào rồi cứ thế mà ngủ thì đâu sợ mũi cắn.
Hạnh Giang nhìn quanh quất.
- Nhưng em sợ chuột, má nói ngoài đường có nhiều chuột cống lắm.
Hạnh Tiên nhìn em mình và lần đầu tiên trong đời nó, nó thấy trách nhiệm chăm sóc và bảo vệ em gái là một trách nhiệm thật lớn lao.
- Em yên tâm đi. Tối đến, khi em ngủ, chị sẽ thức canh chừng. Con chuột nào đến chị sẽ đập nó chết tươi chịu chưa?
Chừng như những lời nói của Hạnh Tiên khiến cho Hạnh Giang an tâm, nó siết nhẹ tay chị nó rồi gật đầu.
- Em chịu. Nhưng chị đuổi nó đi thôi chứ đừng đập chết nó nghe chị, kẻo không thôi lát nữa mẹ nó đi tìm nó mà không gặp thì tội lắm.
Nghe những lời nói này của Hạnh Giang, bất chợt Hạnh Tiên tấm tức khóc, vì tự dưng nó nhớ má và ba của nó quá.
- Chị Hai sao chị khóc vây?
Đang sụt sịt vì tâm sự trong lòng, nghe Giang hỏi, nó nhìn em rồi nói:
- Tại chị nhớ Ba má.
Cố nép vào người chị để tránh tia nắng chói chang của buổi trưa hè, Giang cũng rơi nước mắt.
- Em cũng vậy. Em muốn về nhà mình thôi.
- Chị nghe mợ Tư nói, má bán nhà mất rồi.
- Bán nhà thì lấy đâu mà ở chị Hai.
- Ba má bỏ đi chổ khác ở, còn chị em mình thì đi gởi cậu Tư.
- Nhưng cậu Tư sắp đem chị em mình đi cho người ta rồi. Nếu ba má không hay kịp thì chị em mình sẽ ở đâu?
Hạnh Tiên lau nước mắt rồi lắc đầu:
- Chị cũng không biết nữa. Chị chỉ nghe mợ Tư nói ba của mình đã chạy trốn nợ, còn mẹ của mình thì ngoại tình....
- Ngoại tình là gì hả chị hai?
- Chị cũng không biết nữa, nhưng hình như là tội lớn lắm. Mợ Tư nói chính vì vậy mà má mới bỏ đi.
- Ba bỏ đi, má cũng bỏ đi, vậy còn tụi mình?
Hạnh Tiên nhìn em rồi khóc:
- Tụi mình bị ba má bỏ rồi Hạnh Giang ơi.
Giang nghiêng đầu nhìn chị ngạc nhiên.
- Bỏ là sao chị Hai?
- Bỏ là không ở với chị em mình nữa. Từ nay hai đứa mình không có ba cũng không có má, không có nhà để ở, không có cơm để ăn và cũng không được học hành nữa đâu.
Giang lắc đầu.
- Không có đâu. Hôm ba đi, ba nói với em là ba đi làm mà. Còn má thì nói má về quê ít hôm sẽ lên.
- Ba má nói dối đó. Ba má không còn thương chị em mình nữa.
- Sao lại nói dối. Ba má là người lớn mà.
- Người lớn còn nói dối nhiều hơn con nít nữa em biết không?
Như đã hiểu ra vấn đề, Giang mếu máo:
- Nếu vậy thì chị em mình sống với ai? Ai nuôi chị em mình đây chị Hai?
- Thì chị nuôi em, hai chị em mình nuôi nhau.
- Nhưng chị Hai đâu có tiền.
- Không có thì mình kiếm
- Nhưng kiếm ở đâu bây giờ?
Nghe Giang hỏi tới, Hạnh Tiên không biết trả lời sao, đành lắc đầu.
- Chị cũng không biết nhưng nếu có ai đó thuê chị, thì chị sẽ đi làm để kiếm tiền.
- Chị nhỏ như vậy, ai mà thèm thuê.
- Nhỏ thì làm việc nhỏ, miễn là họ cho chị em mình ăn cơm là được rồi.
Nghe chị nói thế, Hạnh Giang sáng mắt lên.
- Lúc đó em sẽ phụ chị kiếm tiền há.
Hạnh Tiên cũng cười rồi gật đầu.
- Ừ thì phụ. Nhưng em phải nhớ bỏ tật khóc nhè thì chị mới cho.
Hạnh Giang lấy tay biểu thị chiều cao của mình rồi nhìn Hạnh Tiên vẻ tự phụ.
- Em lớn rồi chứ bộ, em không khóc nhè đâu.
Hạnh Tiên gật nhẹ nhưng không nói gì, vì tư dưng nó thấy buồn ngủ quá. Dựa hẳn vào gốc cây mát rượi, Hạnh Tiên níu lấy tay em, vừa lắng nghe tiếng của một chú ve lạc loài nào đó đang cố cất giọng hát nỉ non của mình giữa những tiếng động bộn bề của thành phố. Thấy chị lim dim, Hạnh Giang cũng ngáp dài rồi tựa vào chị mà ngủ quên đi cơn đói đang hành hạ mình. Và thế là chỉ một lúc sao đó, bên vỉa hè của con đương xe cộ đang ngược xuôi, dưới những tán lá me đang nhú những giọt xanh tươi, có hai cô bé lạc loài đang mệt nhọc dỗ giấc ngủ nhỏ bé của mình bên những giấc mơ, trong niềm khao khác cháy bỏng về một mái ấm ngày xưa, với chúng đã từng là hiện thực.....
- Nè! Hai con nhỏ kia, dậy đi. Dậy nhanh đi.
Đang ngủ ngon giấc, tự dưng tiếng quát lớn của ai đó vang lên bên tai làm Hạnh Tiên và Hạnh Giang giật mình. Mở mắt nhìn lên, Hạnh Tiên vội ngồi dậy khi thấy trước mặt nó là mấy đứa con trai lem luốt, hôi hám dữ dằn đang nhìn chị em nó như muốn ăn tươi nuốt sống. Cố kèm cơn sợ hãi, Tiên nắm tay em mình rồi hỏi:
- Có chuyện gì vậy mấy anh?
Một thằng ốm nhách, đen đuổi, lách đến gần chổ Hạnh Tiên rồi lớn giọng.
- Anh anh cái gì? Tụi mày là tụi nào, sao dám chiếm chổ của tụi tao?
Hạnh Tiên nhìn quanh rồi kéo em đứng dậy.
- Đây là chổ của mấy anh à, tụi em không biết, tụi em xin lỗi.
Một đứa khác mập ú, tóc dựng đứng, đưa đôi tay cáu bẩn về phía Hạnh Tiên và nạt nó.
- Xin lỗi mà được à. Tới ở nhà của tụi tao phải trả tiền biết chưa?
Hạnh Tiên giữ chặt túi quần áo của mình và của Hạnh Giang rồi lắc đầu.
- Em không có tiền đâu mấy anh ơi.
Một thằng nhóc lớn hơn, to con, mặt dữ dằn, nhìn Tiên và Giang rồi gầm gừ.
- Tụi bây như vầy mà nói không có tiền, ai tin. Quang mập! Bắt nó đưa tiền mau mày.
Thấy vẻ mặt Quang mập dữ tợn, Hạnh Giang sợ quá khóc lớn. Còn Hạnh Tiên nhìn quanh quất định cầu cứu. Nhưng đáp lại nó, người đi dường chung quanh khi thì không thèm để ý, hoặc khi nhìn thấy thì lại giả lờ đi. Qúa lo lắng, nó ứa nước mắt van nài.
- Mấy anh ơi, em không có tiền đâu, em nói thật đó.
- Không có tiền mà ăn mặt bảnh bao vậy hả? Tụi mày nhất định là con của tụi nhà giàu. Xét cặp của tụi nó đi Quang mập.
Nghe lời của thằng nhóc lớn, Quang mập hùng hổ giật phăng cái cặp của Hạnh Giang và Hạnh Tiên. Sau khi quăng tung toé quần áo của hai cô bé, nó nhìn thằng nhóc lớn rồi lắc đầu.
- Không có đồng nào hết anh Qúy ơi.
Thằng nhóc tên Qúy quay sang thằng còn lại rồi nói:
- Du đen, mày lại lục túi nó coi.
Du đen gật đầu rồi lục lọi thật nhanh túi áo quần của Giang và Tiên.
- Cũng không có gì anh Qúy ơi.
Thằng Qúy mím môi suy nghĩ:
- Vô lý. Trông tụi này đâu phải nhà nghèo, vậy mà cặp chỉ đựng toàn quần áo vậy là sao?
Quang mập nói ôm ồm:
- Đích thị là tại tụi nó đi bụi rồi. Theo mốt mà.
Qúy hất hàm nhìn Hạnh Tiên:
- Tụi mày là con gái, không đi học lại đi đâu đây? Nói!
Lấm lét trước vẻ dữ dằn của Qúy, Hạnh Tiên vừa mếu máo vừa trả lời:
- Tụi em đi tìm ba má
- Ba má tụi mày đi đâu mà phải tìm.
- Em cũng không biết nữa. Tư dưng ba má em đem gởi hai chị em của em cho cậu mợ Tư rồi đi đâu mất tiêu, nên bây giờ em dẫn em của em đi tìm.
Quang mập che miệng cười.
- Đích thị là li dị rồi. Giống hệt tụi mình đó anh Qúy. Ban đầu thì ổng bả gây lộn, sau đó thì dẫn nhau ra toà và rồi.... a lê, biến.
Qúy đứng mân mê mấy cọng ria mép còn non rồi gật gù.
- Vậy là tụi mày đi bụi rồi đó, ba má tụi bây đã bỏ tụi bây rồi, còn đi tìm làm gì cho uổng công?
Hạnh Giang nghe đến đây rồi quệt nhanh nước mắt rồi cự nự:
- Không có bỏ đâu. Ba tui chỉ đi trốn nợ. Còn má tui chỉ đi ngoại tình thôi. Mai mốt xong việc, ba má tui về.
Nghe Hạnh Giang nói, bọn con trai chợt cười ồ lên hô hố.
- Ngốc ạ! Vậy mà còn nói không bỏ. Ba mày đi trốn nợ, cái thân lo còn không xong ở đó mà về với tụi bây. Còn má mày đi ngoại tình rồi thì còn khuya mới quay trở lại, biết chưa?
Giọng Giang ngây thơ.
- Đi ngoại tình sao lại không về?
Quang mập ôm bụng cười ngất. Vừa cười, nó vừa trả lời.
- Tao chưa thấy ai ngu như mày vậy. Đi ngoại tình là đi lấy trai đó biết chưa? Lấy trai rồi thì còn về cái... mốc xì gì nữa chứ?
- Lấy trai là sao?
- Mày ngốc quá đi! Lấy trai là bỏ ba mày để lấy chồng khác đó, hiểu chưa? Có chồng khác, bả đẻ ra em bé khác, ở đó mà về rước tụi mày.
Đến lúc này, cách giải thích trần trụi của Quang mập đã làm cho chị em Hạnh Tiên lờ mờ hiểu ra mọi chuyện. Thì ra ba má chúng quả thật đã rời xa chúng vì những lý do đó, để bây giờ đây giữa ngã ba đời, số phần của chúng chắc là chông chênh và bơ vơ đến tội nghiệp.
- Sao, đã biết chưa vậy hả? Tụi mày đừng hòng tìm ba má. Bởi vì ổng bà đã bỏ tụi mày rồi, thì sau này dù cho tụi mày có tìm thấy được, ổng bà cũng không thèm nuôi tụi mày đâu.
Hạnh Tiên khóc ròng.
- Vậy bây giờ làm sao?
Du đen nãy giờ đứng nhìn, giờ mới góp ý:
- Thì về chứ còn sao? Về nhà với cậu mợ mày đi.
- Cậu mợ đòi cho chị em của em, nên tụi em mới trốn ra đây.
Qúy bĩu môi:
- Cho mà có người nhận là qúy rồi, ở đó mà lựa chọn đẩy đưa.
- Nhưng họ chia chị em của em mỗi đứa mỗi nơi.
- Chia thì sao, người ta nuôi hai đứamột lượt cho mạt hả? Chia ra vậy cho đỡ gây lộn. Biết chưa?
Hạnh Tiên ôm lấy em rồi khóc.
- Nhưng em thương em của em lắm.
Quang mập cất giọng ồ ồ:
- Vậy là quyết định đi bụi phải hôn? Hổng ấy nhập băng tụi tao đi, tụi tao dẫn tụi mày đi bụi luôn
- Đi bụi là sao?
- Thì đi lang thang vậy nè. Muốn ăn thì cứ chôm lấy đồ rồi bán lấy tiền ăn, tối về thì nằm gốc cây hoặc vỉa hè mà ngủ.
Nghe Quang mập nói đến đây thì Hạnh Tiên giẫy nảy lên:
- Ăn cắp hả? Thôi, không được đâu.
- Sao lại không?Đi bụi mà không ăn cắp, thì chết đói đó mày.
- Nhưng má tôi dặn không được ăn cắp, vì ăn cắp xấu lắm.
Qúy xua tay:
- Ối xời! Hơi đâu mà nghe người lớn nói, vì những điều mà người lớn làm còn xấu xa hơn nhiều nữa kìa.
Hạnh Tiên lắc đầu.
- Anh không được nói vậy.
- Sao lại không được. Như má mày đó, dạy mày không được làm điều xấu, vậy mà chuyện bả làm còn xấu động trời hơn. Ăn cắp coi vậy không xấu bằng theo trai đâu nghe mậy.
- Anh không được nói xấu mẹ tôi.
Qúy vênh váo:
- Mẹ mày là cái gì mà không được nói xấu chứ? Cái thứ đàn bà mà bỏ chồng bỏ con để đi theo trai như bả đó hả...
Qúy chưa kịp nói dứt câu thì đã nghe huỵchmột cái vào mặt. Thì ra Hạnh Tiên đã quẳng thật mạnh chiếc cặp của mình vào giữa mặt Qúy. Bị đau, anh chàng nổi xung thiên định nhào đến đánh Hạnh Tiên, thì Du đen đã ngăn lại kịp:
- Kìa anh! Nó là con gái mà, đánh nó người ta cười.
Qúy xoa tay lên mặt rồi nhìn Du khó chịu.
- Nó chọi tao như vậy mà còn bênh hả?
- Không phải em bênh, nhưng đánh con gái thì không phong độ đâu.
- Phong... phong cái đầu mày đó. Mày thử đứng cho nó chọi vào giữa mặt mày coi còn sợ mất phong độ nữa không?
- Tại anh nói xấu mẹ người ta.
- Chứ mẹ nó có gì tốt lành đâu mà không nói xấu chứ?
- Nhưng dù gì đi nữa bà ta cũng là người sinh ra nó. Làm con mà, phải có hiếu chứ, đúng hôn?
Nghe Du nói vậy, Qúy dịu lại, nhưng trong giọng nói vẫn hằn học.
- Mày làm tao mất hứng quá. Đi bụi mà có hiếu, nói ai tin. Nhưng thôi, không đánh thì không đánh. Nể mặt mày, tao tha cho nó. Nhưng để bồi thường danh dự cho tao, tao quyết định... tịch thu tài sản của hai chị em nó.
Du đen tròn mắt vẻ ngạc nhiên:
- Tài sản của tụi nó là hai cái túi đựng quần áo cũ mèm, đâu làm gì được mà lấy anh Qúy?
Qúy xua tay.
- Mới bán theo mới, cũ bán theo cũ. Giẻ rách cũng đỡ nóng tay vậy.
- Nhưng mình lấy thì tụi nó lấy gì mặc?
Thằng Quang mập gặt phăng Du đen sangmột bên rồi sấn sổ bước tới chỗ hai chị em Hanh Tien và lớn giọng.
- Lấy đồ của tụi nó để tụi nó về nhà cậu mợ nó cho rồi. Con gái mà bày đặt đi bụi, lớn lên hư như mẹ nó cho coi.
Hanh Tien giữ chặt lấy túi đồ rồi lùi lại ôm em.
- Mấy anh không được lấy quần áo của tôi. Tụi tôi đi lần này, dù có chết cũng không trở về nhà của cậu mợ tôi đâu.
Quang mập hăm he:
- Tụi mày đi ra đường bộ tưởng dễ lắm hả? Gặp mấy đứa khá, nó thịt tụi mày liền. Thôi, ngoan thì đưa đồ đây cho tao rồi về nhà ngay đi.
- Tôi không về. Nhất định không về.
- Về hay không thì kệ tụi mày, nhưng đồ thì nhất định phải đưa ngay, chứ để chút nữa vừa khóc vừa đưa cũng vậy hà.
- Tôi không đưa, chết cũng không đưa.
Quang mập trừng mắt rồi vừa xông tới giựt lấy hai cái cặp đựng quần áo của Hanh Tien và Hạnh Giang rồi gầm gừ:
- Bộ không đưa mà được à? Đồ nhãi ranh!
Hạnh Tiên khóc sướt mướt vừa cố giằng lại chiếc túi:
- Trả lại đây, trả lại đây cho tôi.
Quang mập bị Hanh Tien níu kéo giằng co liền tức khí, quay sang tát vào mặt cô bémột cái nảy lửa. Bị đau, Hanh Tien liền chụp lấy tay Quang mập cắnmột phát thật đau đế trả thù. Nhưng không ngờ bị cắn, Quang mập đã nổi khùng quay lại định đấm vào mặt Hanh Tien. Lúc này, thấy Quang mập định ra tay hung bạo, Du đen vội nhảy ra cản ngăn.
- Không được đánh, dừng tay lại đi.
Bị Du cản, Quang mập tức giận:
- Sao mày cản tao? Để tao đập chết con nhỏ đó, coi nó còn dám cắn càn nữa không? Con gái gì mà dữ như chằn, dám liệng đồ vô mặt anh Qúy, lại còn dám cắn tao nữa. Mày tránh ra để tao bẻ răng nó, cho nó biết tay.
- Không được. Tụi nó còn nhỏ, lại là con gái, mình lấy đồ của tụi nó là đủ rồi, đừng có đánh nó tội nghiệp.
Quang mập dằn dỗi:
- Bộ nó là... má mày sao mày lo dữ vậy? Nó cắn tao chứ đâu có cắn mày mà mày biết đau. Đúng hôn?
- Thì tại mày lấy đồ của nó, nó mới cắn chứ đâu phải tự nhiên. Nếu là mày bị cướp của kiểu đó, mày có chịu ngồi yên không, hử?
- Nhưng tao lấy đồ của tụi nó là muốn cho tụi nó về. Đi bụi bộ sướng lắm sao?
- Mày đừng chống chế, lấy của người khác là xấu. Vả lại, đó là tất cả tài sản của hai đứa nhỏ này, nếu đem bán mụ béo thì tụi mày cũng chỉ được vài ngàn, nhưng nếu tụi nó bị mất thì làm gì tụi nó có tiền sắm lại? Hai đứa này cỡ tuổi bằng con Bính, con Lân nhà mày, nếu em mày mà rơi vào hoàn cảnh như vậy thì mày co đau lòng khổng?
Qúy nghe Du đen nói thế vội lên tiếng:
- Dẹp mày đi mày! Mày thay tim hồi nào mà tốt ngang xương vậy hả? Thằng Quang mập làm vậy là đúng đó. Vả lại, tụi tao không lấy thì đứa khác cũng lấy hà. Có khôn thì dắt em về, chứ lang thang đầu đường xó chợ coi chừng mạng cũng không còn, chứ ở đó mà nói tía lia.
Nói rồi, quay sang Quang mập, Qúy tiếp:
- Thôi, đi mày, nhanh đi để dò sổ coi. Mẹ kiếp! Chiều nay mà tao trúng đềmột cái thì tao nhất định trả hai cái túi lại cho hai con nhãi này ngay.
Quảy hai cái cặp lên vai, Quang mập gật đầu:
- Ừ đi thì đi. Tao cũng không muốn nhìn mặt con qủy cái đómột chút nào nữa. Nè! Mày liệu hồn đó, lần sau gặp tao thì tránh đi. Chứ không thì tao nhổ hết răng của mày cho coi.
Vừa xán xả vào mặt Hanh Tien, Quang mập vừa quay lưng đi, Hạnh Giang nhìn theo khóc ròng:
- Chị Hai ơi! Mất đồ hết rồi.
Hanh Tien uất ức, mặt đỏ bừng, rồi hét lớn.
- Đồ ăn cướp! Trả đồ lại cho tôi!
Vừa hét, nó vừa định chạy theo Quang mập thì bị Du đen kéo lại:
- Thôi, mày đừng chạy theo nó. Vì chẳng những nó không trả đồ, mà nó còn đánh mày nữa đó.
- Nhưng tụi nó lấy đồ của tụi em, tụi em lấy đồ đâu mà mặc?
- Mặc mà ăn thua gì, chủ yếu là ăn kìa. Mày nên dắt em mày về thì hơn, lang thang như vầy nguy hiểm lắm.
- Nhưng nếu về thì mợ em sẽ đem hai chị em cho người ta.
- Cho người ta cũng còn đỡ hơn là đi bụi.
- Nhưng em không muốn xa em của em. Du đen lấy tay quẹt mồ hôi trên mặt vừa thở dài.
- Bộ không muốn xa mà được à? Hai chị em mày cứ lang thang như vậy không bệnh chết, đói chết thì cũng bị người ta bắt đem bán hà. Chừng đó hai chị em mày làm gì mà còn được ở gần nhau.
- Nhưng em nhất định phải tìm cho ra ba má. Em muốn biết tại sao họ lại bỏ chúng em?
Du đen nhún vai:
- Người lớn thì có đến trăm ngàn lý so để bỏ con. Mày cứ tin tao đi lý do nào của họ cũng chính đáng hết. Tốt nhất là tụi mày tự lo cho mình đi.
- Nhưng mẹ em thương tụi em lắm.
- Thương mà bỏ ngang xương vậy hả? Nói đùa không?
- Nhưng nhất định mẹ em sẽ quay về tìm tụi em.
Du đen xua tay:
- Thôi đi mày ơi! Mày mơ mộng viễn vông qúa đó. Hồi mẹ tao bỏ tao, tao cũng đã từng nghĩ như vậy, nhưng rồi thì mẹ tao cũng đâu có trở về. Năm ngoái, tao có nghe nói bả bị chồng mới đánh đến sinh bệnh mà chết rồi. Từ đó, tao không còn dám mơ ước gì nữa.
Hanh Tien chớp mắt:
- Anh cũng bị mẹ bỏ à?
- Bộ mày tưởng chỉ có hai chị em tụi mày bị mẹ bỏ thôi sao? Tao, thằng Quang mập và anh Qúy đều bị mẹ bỏ hết đó. Tao thì bị bỏ lúc 10 tuổi, Quang mập 12 còn anh Qúy thì 11 tuổi. Nhưng Quang mập là khổ nhất, vì nó còn hai đứa em gái sinh đôi bị tật liệt giường từ lúc nhỏ, ba đứa nó cấtmột cái chòi ở trong nghĩa địa để ở, nhưng đến khi nghĩa địa bị dời đi thì tụi nó dời ra bãi rác.
Hanh Tien bịt mũi:
- Bãi rác sao mà ớ được? Hôi thấy mồ.
- Hôi thì hôi thiệt, nhưng cũng nhờ có bãi rác mà tụi tao sống được, vì ở đó có nhiều thứ xài được lắm. Bịch nylon mócmột ngày cũng được mấy ngàn, rồi sắt, mủ cao su, tập giấy cũ, đồ chơi hoặc cả thức ăn dư nữa.
- Thức ăn dư à?
- Ừ. Thức ăn người ta ăn không hết, bỏ vô bịch rồi quăng đi, nhiều bịch còn ăn được, cũng đỡ đói.
Hanh Tien nghe lợm giọng, nó nhăn mặt:
- Ăn à? Ghê muốn chết!
- Ở đó mà ghê. Đi bụi mà ghê là chết đói đó. Tao còn ăn cả thịt cho nữa kìa.
- Ăn thịt... con chó hả?
- Không. Thịt con chó đâu có mà ăn? Tao ăn thịt dư của con chó đó. Ớ đây nhà giàu nào cũng nuôi chó bẹc giê hết đó. Họ cho nó ăn thịt bò không hà. Bữa thì tái, bữa thì xào, hết sẩy. Một bữa, con chó của nhà kia bị bệnh nên thức ăn của nó dư ra, vậy là tao đượcmột bữa no.
Hạnh Giang nghe Du nói vậy liền hỏi:
- Ăn thịt bò ngon hả anh Du?
Hanh Tien ngắt lời.
- Ngon gì mà ngon, nghe là sợ rồi.
Giang xoa bụng, mếu máo:
- Chị thì sợ, nhưng em thì đói, nghe đến thịt bò thì em thèm liền.
- Thèm gì, em vừa ăn xôi xong.
- Em ăn hồi sáng lận chứ bộ.
- Nhưng bây giờ...
- Chiều rồi đó mày, cho nó ăn cơm đi.
Giọng Hanh Tien buồn thiu.
- Nhưng em không có tiền.
Du đen nhìn Hanh Tien, và chính vẻ buồn bã đó của Hanh Tien kiến Du tin là nó nói thật. Lụi lọi trong túi của mìnhmột lúc, Du đen lấy ra tờ giấy 20 ngàn đồng dơ dáy nhàu nát rồi đưa cho Hanh Tien.
- Mày cầm lấy rồi đi mua đồ cho em mày ăn đi. Tiền của tao để dành đó.
- Nhưng mà anh...
- Nhưng nhưng cái gì, bảo cầm là cầm. Ăn xong rồi thì dắt em về nhà, dù gì cómột chỗ để nương tựa vẫn tốt hơn.
- Em không về đâu.
- Đừng cãi mà. Còn quần áo của mày, để khi nào gặp thằng Quang thì tao sẽ nói nó đưa lại cho.
Hanh Tien xua tay:
- Thôi. Nếu anh Quang cần thì cứ lấy đi, ảnh bán cũng được hoặc đem về cho em gái ảnh mặc cũng được. Mai mốt, em sẽ tìm cái khác để mặc.
Du đen nhìn Hanh Tien.
- Mày định chôm hả?
- Không. Em sẽ xin bạn em.
Du đen gật gù:
- Vậy thì được. Chứ lù khù như mày mà đi chôm, sẽ bị người ta đánh chết tươi. Nhưng thôi, tao phải đi rồi. Chị em mày ăn rồi kiếm chỗ ngủ đi, kẹt quá thì đến cái gầm cầu chỗ tao mà ngủ. Hồi chưa đến bãi rác, tao vẫn thường ngủ chỗ đó, mát nhưng hơi nhiều muỗimột chút.
Hanh Tien nhìn Du đen vẻ ái ngại.
- Ngủ dưới gầm cầu, dơ lắm.
Hạnh Giang cũng góp lời.
- Lại có nhiều muỗi, vừa hôi, lại vừa có chuột...
Giọng Du đen tỉnh bơ.
- Vậy thì có hai cách,một là tụi mày về ngay nhà cậu mợ, còn hai là ra khách sạn năm sao mà ở. Đi bụi mà sợ dơ, lạ thiệt đó. Thương tụi bây, tao mới chỉ chỗ đó vì tụi bây là gon gái, ngủ vỉa hè dễ bị ăn hiếp lắm. Gầm cầu là êm nhất, an toàn và mát nữa. Chỉ có điều ngủ sát ở trên chứ đừng nằm ở dưới, nửa đêm nước triều lênmột cái là tụi bây ra biển nuôi cá liền.
Hạnh Giang ngây thơ hỏi:
- Ra biển nuôi cá gì vậy anh Du?
- Nuôi cá mập chứ cái gì, đồ ngu! Nằm ở phía dưới, khi triều lên sẽ bị nước cuốn đi, ra tới biển thì bì cá mập xơi tái ngay.
Hanh Tien rùng mình:
- Vậy thôi, em không dám ngủ ở dưới gầm cầu, em không biết lội.
Du đen cười khì:
- Bộ sợ thành ma da hả? Coi vậy chứ hà bá cũng khó tính lắm. Tụi con gái ốm nhách như tụi bây ổng chê đó.
- Sao anh không ở lại với tụi em? Tụi em sợ ma lắm.
- Làm gì có ma chứ nhóc? Nhưng nếu có ma thật thì nó cũng chẳng đáng ghê bằng con người đâu. Từ nay tụi mày phải thật cẩn thận biết chưa?
Hanh Tien nhìn Du đen vẻ cảm kích:
- Em cám ơn anh nhiều. Nếu say này gặp lại thì nhất định em sẽ đền ơn anh.
- Đừng có hẹn hò, nếu trái đất này tròn thì nhất định có ngày tụi mình sẽ gặp lại nhau thôi.
- Vậy thì bây giờ anh về đây ở đi. Có anh, tụi em đỡ sợ.
- Đâu có được, đây đâu phải là đất sống của tao. Vả lại, sống ở bãi rác có bạn bè, tao quen rồi.
- Bộ anh không còn người thân nào sao?
Du đen nghe Hanh Tien hỏi thì ngập ngừngmột lát mới trả lời:
- Còn. Tao còn bà ngoại, là bà già bán xôi gấc ở ngã tư đường kia kìa.
- Sao anh không về ở với bà ngoại?
- Bà tao già rồi, tao không muốn làm gánh nặng cho bà tao. Vả lại, trong con người tao hình như có máu giang hồ,tao không thích cứ ớ ru rú trong nhà hoài như vậy.
Hanh Tien không hỏi gì. Vì nó tự dưng cảm nhận được sự bất hạnh của Du đen cũng không khác gì chị em nó. Có cha có mẹ mà phải sống côi cút lang bạt thì còn đau khổ nào hơn.
- Thôi, tao đi đây. Rảnh rỗi thì tao tới thăm. Còn như không xin được gì ăn, thì hai đứa mày đến chỗ bà ngoại tao mà xin xôi. Bà ngoại tao tốt lắm, rất hay giúp đỡ mọi người.
Hanh Tien nhìn Du đen rồi gật đầu:
- Em nhớ rồi. Nhưng anh Du cũng phải nhớ là hễ rảnh thì tới thăm tụi em nha.
Du đen nhăn mặt:
- Cái gầm cầu kia chỉ là nơi tá túc tạm thời thôi. Chẳng lẽ tụi bây định ở luôn đó hay sao mà hẹn với hò? Tốt nhất là nên quay về, vì mấy cái chỗ này không thích hợp với con gái đâu. Biết chưa?
Không kịp chờ câu trả lời của Hanh Tien, Du đen vừa nói xong, quay lưng đimột nước. Nhìn theo cái dáng đen đủi còm cõi của nó, tư dưng Hanh Tien muốn khóc. Vì nó biết bây giờ bên chị em nó chẳng còn ai sẵn lòng giúp đỡ như Du đen, và 20 chục ngàn đồng mà Du vừa cho chắc cũng chỉ giúp cho chị em nó no lòng vài bữa... rồi thôi. Lặng lẽ dắt tay Hạnh Giang đi dọc theo đường, Hanh Tien chơ.t thấy thương em qúa đỗi. Và lần đầu tiên, khi bước chân ra đi đến giờ, nó đã tự hỏi lòng mình rằng không biết những quyết định của nó có đúng hay không nữa...
Nằm co ro trênmột chiếc chiếu cũ vừa rách vừa hôi, Hanh Tien vừa ôm em vừa lo lắng vì tự dưng Hạnh Giang lên cơn sốt đột ngột suốt từ chiều đến giờ. Sờ vào cái trán nóng hâm hấp như lửa của Giang, Hanh Tien bật khóc thút thít khi thấy chốc chốc, Hạnh Giang lại run lên bần bật trong tay nómột cách tội nghiệp. Cởi vội chiếc áo ngoài của mình và chiếc quần dài đồng phục, Hanh Tien cố quấn chặt vào người Hạnh Giang rồi ngồi ở đấy giữ lấy em trong tay mà lo sợ đến não ruột. Ngồi như thếmột lúc lâu, tự dưng Hanh Tien nghe tiếng gọi khe khẽ thật quen.
- Hanh Tien ơi! Ngủ hay chưa vậy?
Lắng nghe rồi nhận ra giọng Du đen, Hanh Tien mừng quýnh vội lên tiếng.
- Em đây, em ở dưới này. Em đang còn thức, anh Du ơi.
Nghe tiếng của Hanh Tien, Du xốc cái túi trên vai rồi mò mẫm bước xuống. Gầm cầu tối om, ẩm ướt và nhớp nháp, khiến Du sợ té mấy lần, nên vừa đi, nó vừa gọi Hanh Tien để định hướng. Một lát, khi đến chỗ của hai chị em, Du quăng cái bao trên vai xuống rồi vừa phủi tay, vừa nói:
- Tao đem cho chị em mày mớ củi, mày nhen lên để sưởi cho ấm, ở dưới này lạnh lẽo và ẩm ướt lắm.
Hanh Tien nghe Du nói đến đây thì rên rên:
- Anh Du ơi! Em sợ qúa.
Du đen lặng lẳng gom củi lại rồi vừa nhen lửa, nó vừa nói:
- Sợ là phải, ở dưới gầm cầu tối thui như vầy mà không sợ sao được? Để tao đốt lửa lên tự nhiên sẽ đỡ sợ hơn hà.
Ngồi nhìn ánh lửa bập bùng, Hanh Tien thút thít khóc. Nghe nó khóc, Du ngạc nhiên:
- Gì vậy? Tự nhiên mà khóc là sao? Bộ mày đói hả?
Hanh Tien lắc đầu rồi lấy tai chỉ vào Hạnh Giang.
- Không phải. Tại em sợ, Hạnh Giang tự nhiên bị sốt quá. Em sợ nó chết.
Nghe Hanh Tien nói vậy, Du đen lật đật chạy lại chỗ Hạnh Giang.
- Vừa đưa tay chạm vào trán nó, Du đen đã hoảng hốt kêu lên:
- Trời đất! Sao nóng dữ vậy?
Hanh Tien khóc sướt mướt rồi nói:
- Em cũng không biết. Hồi chiều em mua cho nómột gói xôi, nhưng nó không ăn, nó nói nó nhức đầu và buồn ngủ. Em dắt nó xuống đây, cho nó ngủ. Ai ngờmột lát xau, em sờ nó thì thất nó nóng như lửa vậy.
- Chết cha! Vậy là nó trúng gió rồi.
- Vậy bây giờ làm sao anh? Mình đưa nó đến bệnh viện đi hả?
- Tiền đâu mà đi bệnh viện mậy? Bây giờ mà dẫn nó vô bệnh viện cũng không ai thèm chữa đâu.
- Vậy thì mình đưa tiền. Hồi chiều anh cho 20 chục ngàn, em muamột gói xôi hết 1000 đồng, còn 19000 đồng nè, anh đưa Hạnh Giang vô bệnh viện đi.
Du đen bĩu môi:
- 19000 đồng mà ăn nhằm gì. Gấp 10 lần như vậy hoa. may.
Hanh Tien cầm mớ tiền trong tay rồi nhìn Du.
- Gấp 10 lần này mới được hả anh?
- Có khi còn nhiều hơn nữa kìa.
- Nhưng em...
- Mày làm gì có đúng hôn? Nhưng để giúp chị em mày, tao có cách.
- Cách gì vậy anh?
- Chôm chứ còn gì?
Hanh Tien nghe đến đây thì giãy nảy.
- Em không chôm đâu. Ăn cắp xấu lắm.
Giọng Du đen tỉnh queo:
- Vậy thì coi như em mày tiêu rồi. Sốt kiểu này mà không chữa thì chết chắc.
Nghe Du nói vậy,Hanh Tien khóc oà lên.
- Không đâu. Hạnh Giang không chết được đâu.
- Sao lại không? Nó là con nít, sốt kiểu này không chữa ngay thì làm gì qua khỏi được chứ?
- Nhưng ăn cắp xấu lắm, mẹ em nói vậy.
Du đen chặc lưỡi.
- Ăn cắp để cứumột mạng người thì đâu có xấu. Vả lại, nếu mày cứ chần chừ, bệnh em mày ngày càng nặng thì coi như tiêu đời.
- Nhưng em đâu biết ăn cắp.
- Không biết thì cản địa cho tao.
- Cản địa là gì anh?
- Ngốc ơi là ngốc. Cản địa là che cho tao chôm đó. Tao với mày đi kiếm mấy cái bà nhà giàu, vàng đeo cả khúc mà chôm, thế nào cũng kiếm được nhiều tiền hà.
- Nhưng lỡ người ta bắt được thì sao?
- Chôm trình độ như tao mà dễ gì bắt chứ? Chừng tao ra hiệu thì mày sáp là gần con mồi, sàng qua sàng lại cho tao kiếm cơ hội để chôm. Khi xong rồi thì mạnh đứa nào nấy vọt, thoát được thì quay về đây.
- Nhưng ai trông chừng Hạnh Giang bây giờ?
- Để nó nằm đây, tao với mày đi chút xíu thì quay lại.
- Nhưng lỡ nó thức dậy không thấy em, nó đi tìm thì sao?
- Nó mê man kiếu này, mò dậy có được đâu mà sợ. Thôi gom củi lại cho nó ấm, rồi tao với mày đi. Chỉ một chút là quay lại thôi mà.
Nghe lời Du đen, Hanh Tien tới gom củi lại rồi đến quấn chặt áo của mình vào cho em. Trán của Hạnh Giang vẫn nóng như lửa khiến chomột chút do dự còn lại trong lòng nó tan biếng đi. Cúi xuống hôn em gáimột cái, Hanh Tien lột chiếc vòng bạc có khắc hai chữ Hanh Tien ở trên rồi đeo vào tay cho Hạnh Giang vì nó tin chiếc vòng sẽ mang lại may mắn cho em gái nó. Loay hoaymột lúc, nó đứng dậy và bước theo Du lên trên cầu, gió mát lạnh. Nhìn những lứa đôi đang sánh vai ngồi trêN những chiếc ghế đá hóng gió, tự dưng Hanh Tien thấy giận ông trời vì đã qúa bất công, khi ông ấy chẳng hề sớt chia cho chị em nó chút may mắn nào trong cuộc sống.
- Sao vậy, nhanh lên đi chứ?
Vừa quyến luyến nhìn đống lửa đang cháy âm ỉ cạnh chỗ của Hạnh Giang nằm, Hanh Tien vừa bước chân theo Du đen trongmột tâm trạng hồi hộp. 13 tuổi đầu, nó chưa bao giờ hình dung được mình sẽ thànhmột kẻ cắp a sao. Nhưng vì tính mạng của em, nhất định đêm nay nó sẽ phải làm cái điều mà ngay cả đến nằm mơ nó cũng không dám nghĩ tới.
- Gì mà run dữ vậy? Chôm chỉa mà run như vậy thì bị tóm ngay đó.
Vừa đi theo Du đen len lỏi vào phố xá đông đúc, Hanh Tien vừa hỏi.
- Em không đi có được không anh?
- Mày không đi thì ai đi? Em của mày chứ đâu phải em tao.
- Nhưng em sợ...
- Mày sợ, còn tao không sợ à?
Nhưng em chưa làm như thế bao giờ.
- làm cái gì cũng phải có lần đầu, cứ làm đi rồi sẽ quen.
Biết không thể thay đổi được ý định của Du đen. Hanh Tien cứ lầm lũi bước theo chân Du đen mà trong lòng đầy lo âu. Một lát, nghe tiếng Du đen reo khe khẽ, Hanh Tien ngẩng lên nhìn theo hướng nó chỉ.
- Có mồi rồi kìa mày. Bà này giàu nên mập thấy sợ luôn. Mày thấy chiếc lắc trên tay bả hôn? Lượm được chiếc đó, mày với em mày sướng mát trời ông địa luôn.
Hanh Tien nghe Du nói mà run bắn lên, nó nhìn con mồi rồi lắp bắp.
- Trời ơi. Bả... bự quá... em sợ.
Du đen gạt tay Hanh Tien.
- Đồ ngu! Mồi phải lựa cỡ bự đó mới được. Vì bả mập như vậy làm sao mà rượt mình cho nổi. Biết chưa? Thôi bây giờ mày giả bộ đến bên bả hỏi mấy giờ đi, hỏi giờ xong thì hỏi đường, mày nói mày bị lạc đường, thế nào bả cũng giúp. Trong lúc bả đang bận trả lời mày, tao sẽ giựt chiếc lắc chạy đi, giựt được rồi thì mày cũng phải chạy nhưng đừng chạy theo tao, mày chạy vòng vo đâu đó rồi quay lại cầu chờ tao, biết hôn?
Hanh Tien gật đầu mà mặt tái mét. Nhìn thấy nó, Du đen lắc đầu.
- Trời đất! Mặt mày xanh như tàu lá vậy thì làm sao đi? Mày phải bình tĩnh lại chứ?
Hanh Tien mếu máo:
- Anh Du ơi! Em sợ quá.
- Mày sợ thì em mày chết đó. Chần chừ hoài, không có tiền đưa nó đi nhà thương, là nó tiêu đời chứ chẳng chơi đâu.
Nghe nhắc đến em, Hanh Tien oà khóc.
- Anh Du ơi! Em làm sao bây giờ?
Hiểu được tâm trạng của Hanh Tien, Du đen liền vỗ đầu nó, an ủi:
- Cố gắng đi, coi vậy chứ dễ ợt hà. Vả lại, tao giựt chứ đâu phải mày giựt đâu mà sợ. Mày chỉ có nhiệm vụ hỏi chuyện bả cho tao làm thôi. Ráng lên, em mày đang chờ ở nhà dó. Biết chưa?
Nghe nhắc đến em, Hanh Tien mím môi rồi gật đầu. Biết Hanh Tien đã sẵn sàng, Du đen liền kéo tay nói đi theo con mồi. Lúc sắp đến gần người đàn bà, Du đen dặn nhỏ:
- Mày nhớ là phải thật bình tĩnh mới được hiểu chưa. Bây giờ mày gọi bả đi, nếu cần cứ khóc sướt mướt làm như là mày bị lạc đường vậy. Chừng tao thấy được thì tao nhào tới.
Hanh Tien gật đầu, rồi cố gắng bình tĩnh nó cố bước theo chân người đàn bà. Chừng cách bà tamột bước chân, Hanh Tien cố gắng cất tiếng.
- Di! Dì ơi!
Nghe tiếng Hanh Tien gọi, người đàn bà dừng lại rồi nhìn Hanh Tien hỏi.
- Có gì hôn?
Thấy người đàn bà hỏi, Hanh Tien vội bước tới. Dưới ánh đèn đường gương mặt bự phấn của người đàn bà làm cho Hanh Tien thấy sợ, nó rút người lại rồi hỏi nhanh:
- Dạ, cho con hỏi mấy giờ rồi?
Nhìn vào người Hanh Tien, người đàn bà lớn tiếng.
- Nhóc con! Hỏi giờ làm gì?
Phần thì sợ, phần thì thấy Du ra hiệu, Hanh Tien bật khóc, rồi vừa khóc nó vừa nói.
- Con... con bị lạc đường rồi.
Nhìn cách ăn mặc của Hanh Tien cùng với vẻ mặt chân thật của nó người đàn bà có vẻ quan tâm:
- Sao lạc đường à? Nhà con ở đâu?
Vừa lắc đầu, Hanh Tien vừa nói.
- Con cũng không biết nữa... con đi với mẹ và em...
- Vậy ả? Con bị lạc mất mẹ là em rồi phải không?
Hanh Tien cố gắng hết sức để kiềm chế nỗi sợ hãi rồi níu lấy vạt áo của người đàn bà khóc kể:
- Dì ơi! Dì giúp con tìm mẹ và em con đi, con sợ lắm dì ơi.
Thấy Hanh Tien khóc lóc thảm thương người đàn bà định ngồi xuống để dỗ dành Hanh Tien thì nhanh như cắt, Du đen từ phía sau nhào tới giựt phăng lấy chiếc lắc của người đàn bà. Cầm lấy chiếc lắc trong tay, Du đen vừa chạy vừa la.
- Được rồi. Chạy đi Hanh Tien
Người đàn bà saumột phút bất ngờ thì chợt hiểu ra chuyện nên vội chụp lấy tay Hanh Tien, vừa giữ vừa kêu cứu.
- Cướp! Cướp! Bớ người ta, cướp!
Nghe người đàn bà la hoảng lên và vừa giữ lấy tay mình chặt cứng Hanh Tien vừa vùng ra vừa van nài.
- Dì ơi! Dì bỏ con ra đi! Bỏ con ra!
Càng giữ chặt lấy tay Hanh Tien, người đàn bà gằn giọng.
- Ranh con! Nhỏ vậy mà làm cướp hả? Tao đưa mày đến đồn công an.
Nghe đến công an. Hanh Tien hốt hoảng thật sự. Nó suy nghĩ thật nhanh rồi quay cắn vào tay người đàn bàmột phát thật mạnh. Bị đau, người đàn bà hét lớn rồi buông Hanh Tien ra. Chỉ chờ có thế Hanh Tien chạy thật nhanh ra ngoài. Nhưng cũng đúng vào lúc đó, cómột chiếc xe máy cũng đang hối hả chạy đến. Và chiếc xe đã va phải Hanh Tien đúng vào lúc nó đang hấp tấp chạy qua đường... Còn Du đen vì mãi lo nhìn theo Hanh Tien, nó đã bị người đàn bà tóm được khi trên tay nó vẫn còn cầm chiếc lắc...
//////
- Sao rồi? Em thấy trong người có đỡ hơn không?
Nghe câu hỏi của chồng, bà Bửu vừa lững thững thả đôi chân trên cầu, vừa trả lời:
- Không hiểu sao cứ mỗi lần ra đây, em lại thấy nhớ con mình qúa. Nếu còn sống, chắc giờ này nó cũng gần 10 tuổi rồi.
Siết chặt lấy vai vợ, ông Bửu vừa đi vừa khuyên nhủ:
- Thôi, em đừng nhắc đến chuyện của Lệ Quyên nữa. Con nó đã chết lâu rồi, và em cũn đã vì nó mà đau khổ nhiều rồi. Dù sao vợ chồng mình cũng còn có thằng Chương, con trai mình cũng hiếu thảo và ngoan ngoãn lắm mà.
Bà Bửu nhìn chồng thở dài:
- Đành là mình cũng vẫn cònmột đứa con trai, nhưng Lệ Quyên lại là đứa con gái mà em yêu thương nhiều nhất. Mất nó, giống như cuộc đời của em đã bị chết đimột nửa.
- Em nói vậy mà không sợ thằng Chương nó buồn à?
- Con nó hiểu lòng em mà. Nó cũng rất yêu thươn Lệ Quyên.
Vừa nói, bà Bửu vừa nhìn lên bầu trời, nơi vừa cómột vì sao băng vừa sa xuống mà thầm thì:
- Và nó cũng giống như em... đã từ ao ước rằng sẽ cómột ngày Lệ Quyên sẽ quay trở lại...
- Em à! Lệ Quyên mất đã lâu rồi làm sao còn quay trở lại được nữa chứ.
Bà Bửu nhìn xuống đáy dòng sông, nơi chứa ngôi sao mơ ước của bà vừa rơi xuống rồi nói như trong mơ.
- Tự dưng hôm nay em có linh cảm lạ lắm. Em thấy giống như Lệ Quyên của mình đang ở gần đâu đây, giống như em đang nghe được hơi thở yếu ớt của nó, nó đang rất cần chúng ta, anh à.
Đứng lặng nghe bà Bửu huyên thuyên về những điều đang chế ngự trong cảm nhận của bà, ông Bửu buồn bã thở dài. Vì ông biết, tình mẫu tử thiêng liêng sâu sắc trong lòng bà bao nhiêu năm nay đã trở thành tâm bệnh, từ sau cái chết thảm khốc của Lệ Quyên, đứa con gái yêu của hai ông bà... Dù làmột bác sĩ có tài, nhưng ông cũng đành bất lực trước thảm cảnh của gia đình, vì bà Bửu đã gần như hóa điên sau khi nhận được tin con gái mình chết thảm trongmột tai nạn giao thông. Và từ đó cho đến nay cứ mỗi lần đến trăng tròn, bà lại buộc ông phải đưa bà đến đây, trên chiếc cầu đã chứng kiến cái chết của con gái mình mà tưởng thương Lệ Quyên rồi khóc.
- Anh ơi! Ngôi sao băng của em khi nãy hình như đang rơi xuống gầm cầu này, phải không?
Đang mải suy nghĩ, nghe câu hỏi của vợ, ông Bửu gật đầu cho qua:
- Ừ. Có lẽ thế. Ngôi sao chắc đã nghe lời em khấn nguyện rồi đấy.
Vừa đăm đăm nhìn vào đốm lửa lập loè dưới chân cầu, giọng Bà Bửu như rên lên:
- Anh ơi! Lệ Quyên... em thấy Lệ Quyên rồi. Em thấy con rồi, anh ơi.
Tưởng bà phát bệnh trở lại, ông Bửu vội giữ bà lại rồi nói:
- Em à! Con của mình chết đã lâu rồi, làm sao còn trở lại được nữa. Thôi, mình về đi em, đứng trên cầu nhiều gió lắm.
Vẫn không rời tia nhìn khỏi đám lửa huyền hoặc dưới chân cầu, mắt bà Bửu sáng rực lên nỗi vui mừng khôn xiết.
- Không, không. Con mình không chết, nó chỉ bị bệnh thôi, nó đang nằm dưới kia, nó không chết đâu.
- Em à! Mình về thôi. Trên này gió lạnh lắm.
- Không, em không về. Em phải xuống dưới với con.
Hoảng hốt vì thái độ của vợ, ông Bửu vội níu lấy tay bà, khi thấy bà Bửu gần như lao đi về phía có ngọn lửa bập bùng.
- Không phải là Lệ Quyên đâu mà em. Con mình đã chết rồi mà.
Chỉ vội tay về phía chân cầu, bà Bửu nói như reo:
- Làm gì có. Con mình đang nằm đó, anh thấy không? Nó vẫn còn đang mặc đồng phục mà.
Nhìn theo hướng vợ chỉ, ông Bửu cũng kịp nhận ra một hình dáng bé nhỏ đang nằm co cạnh đống lửa.
- Có thể đó làmột đứa bé bụi đời nào đó mà em.
Bà Bửu lắc đầu giọng cương quyết:
- Không. Chính là Lệ Quyên, là con em,em muốn xuống dưới với nó.
- Không được đâu em. Đã khuya lắm rồi, em xuống dưới đó nguy hiểm lắm.
Vẫn cứ lướt băng băng đôi chân về hướng chân cầu, bà Bửu vừa đi vừa nói:
- Em không sao đâu. Anh cho em xuống với con di, chắc nó chờ em lâu lắm rồi đó.
Biết khó lòng ngăn cản được, ông Bửu đành phải đi theo vợ. Và giống như cómột ma lực thúc bách, bà Bửu đi băng băng xuống chân cầu đen ngòm và lạnh lẽo mà khôngmột chút ngại ngần. Cố gắng bước theo vợ, ông Bửu vừa cẩn thận nhìn quanh, khi gần đến nơi, ông Bửu giật thót mình khi nghe vợ réo lên.
- Đúng là Lệ Quyên rồi. Đúng con rồi anh ơi.
Vừa reo như một đứa bé mừng vui khi nhận được quà, bà Bửu vừa chạy gấp gáp đến chổ cô bé đang nằm cạnh đống lửa rồi ôm xốc lấy cô bé lên. Thấy vậy, Ông Bửu vội vã ngăn lại.
- Kìa em, nó chẳng phải Lệ Quyên đâu. Vừa ngước đôi mắt sợ hãi nhìn ông Bửu bà Bửu nói như khóc:
- Lệ Quyên... Lệ Quyên chết rồi. Chết rồi anh ơi.
Thấy bà Bửu có vẻ kích động khi bế đứa bé, ông Bửu vội giằng lại:
- Anh đã nói với em đây không phải là Lệ Quyên, có lẽ nó trạc tuổi Lệ Quyên thôi. Anh thấy nó có vẻ bệnh nặng lắm.
Vừa lau lấy la để gưởng mặt của đứa bé, bà Bửu liền giục chồng:
- Anh ơi! Anh phải cứu con, anh ơi. Phải cứu lấy nó, anh ơi.
Sờ nhanh trán và bắt mạch cho đứa bé, ông Bửu bảo vợ:
- Nó đang sốt cao, mạch đập rất yếu cần phải cấp cứu ngay. Nhưng chúng ta không thể đưa nó đi được vì không có người nhà của nó ở đây.
Giọng bà Bửu luýnh quýnh:
- Nó là con em, phải cứu con ngay đi. Mình là người nhà của nó mà.
- Không được, mang nó đi bây giờ là phạm tội bắt cóc trẻ con đó. Em nghe chưa? Em bình tĩnh lại đi, con bé này chẳng phải là Lệ Quyên đâu.
Bà Bửu khóc tấm tức rồi soi cho ông Bửu thấy gương mặt của đứa bé:
- Đây nè. Anh xem đi, đây không phải là Lệ Quyên nhà mình thì còn là ai nữa chứ?
Gom đống củi lại cho chân cầu sáng hơn, ông Bửu mới nhìn kỹ gương mặt đứa bé. Thì ra, đúng như lời bà Bửu nói, đứa bé mà ông bà vừa tìm thấy quả thật có gương mặt rất giống Lệ Quyên. Nhưng nói gì thì nói, hơn ai hết, ông biết rõ ràng con gái ông đã chết và đứa bé đanh nằm kia lại là một đứa bé xa lạ hoàn toàn. Nhưng bây giờ với tình trạng đứa bé như thế, là một bác sĩ, ông không thể nhẫn tâm bỏ nó nằm đó mà ra về cho được. Nhưng nếu bây giờ mang nó đi cấp cứu thì người thân của nó nhất định sẽ hiểu lầm... Vẫn còn đang chần chừ, ông đã nghe tiếng vợ bên tai khấn thiết.
- Cứu con đi anh Bửu ơi. Nó chết mất.
Sau những phút đắn đo, cuối cùng những lời kêu gọi của vợ và tình trạng nguy kịch của đứa bé đã đưa ông đến quyết định... Đỡ lấy đứa bé qua tay mình, ông vừa gấp rút đứng dậy vừa hối vợ:
- Thôi được rồi, chúng ta đưa nó vào bệnh viện, rồi mọi chuyện sẽ tính sau. Còn em, em phải đi theo anh, cẩn thật biết chưa?
Bà Bửu lau vội theo chồng mà trong lòng rộn lên một niềm vui khôn tả.
Đêm đã khuya, đường phố đã thưa bớt, ông Bửu cho xe chạy như lướt trên những con phố, hồi hả và tất bật giống như ngày ông chở con gái mình đi cấp cứu và rồi đồng cảm với những gì đang xảy ra trong lòng vợ, ông quay nhìn bà và siết nhẹ tay người vợ tội nghiệp của mình như để chia sớt cùng bà những âu lo về số phận của một đứa bé chưa quen...