Chương 5

Bà Cẩm Hằng bước xuống xích lô. Trả tiền rồi theo lời căn dặn của anh đạp xích lô với tờ địa chỉ cầm ở tay, ba1 đi thẳng vào con hẻm trước mặt. Từ lúc Vũ Thường trở lên Sài Gòn đi làm cho đến hôm nay đây là lần đầu tiên bà Cẩm Hằng mới trở lại Sài Gòn và cũng là lần đầu thăm con.
Không phải bà Cẩm Hằng chẳng rành đường đi, nhưng vì xa thành phố một thời gian dài, sự thay đổi của phố phường phần nào làm cho bà ngờ ngợ.
Cứ men theo con hẻm nhỏ, miệng nhẩm đọc số nhà trước mặt. Cuối cùng, bà Cẩm Hằng tìm đúng nơi cần đến.
Đây là căn nhà nhỏ nằm khiêm nhường bên cạnh một ngôi biệt thự nguy nga lỗng lẫy. Nhưng cách xây dựng cùng màu sơn phần nào không làm cho căn nhà nhỏ mất đi dáng vẻ hiện đại của nó.
Bà ấn chuông và chờ đợi. Trông lúc này, bà Cẩm Hằng mới quan sát xung quanh, nhận thấy đây là khu vực có khá nhiều nhà khang trang được xây cất theo dạng biệt thự riêng biệt từng căn một. Riêng ngôi nhà Vũ Thường đang ở là nhà của gia đình bác Hai của nàng, nhưng cả nhà đã đi di dân sang Mỹ theo diện đoàn tụ từ lâu. Vì muốn giữ lại làm nơi tá túc cho mỗi lần về thăm dân tộc, nên bác Hai của nàng không bán. Nhờ thế mà nàng có nơi nghỉ ngơi tạm trú trong những ngày làm việc tại thành phố.
Cũng nhờ có căn nhà này nên Vũ Thường rất đỡ phần thuê mướn hàng tháng. Bằng không, nàng chẳng biết xoay xở thế nào để phụ giúp cùng mẹ trong sinh hoạt gia đình.
Tiếng mở cửa làm cho bà Cẩm Hằng xoay đầu lại nhìn.
Vũ Thường trông thấy mẹ, nàng mừng ra mặt và nhảy cẫng lên như một đứa trẻ:
- A! Mẹ tới rồi.
- Cái cô này, như con nít không bằng.
- Vào nhà đi mẹ.
Bà Cẩm Hằng theo chân con đi vào trong. Từng cái ghế, chiếc bàn và những đồ vậy vẫn như cũ, gợi cho bà biết bao kỷ niệm.
Ở bộ ghế xa lông đằng kia, nơi ngày xưa bà và chồng bà từng ngồi đấy khi đến thăm gia đình anh chồng. Cũng chính nơi ấy, chồng bà và bà đã vạch định tương lai của họ mai sau. Còn chệch qua trái, nơi đặt cái ghế bành, bà Cẩm Hằng còn nhớ mãi hình ảnh khi bà mang bầu lần đầu tiên. Chồng bà ngồi bên cạnh thì thầm vào tai bà rằng, nếu sanh con gái đặt tên Vũ Thường, còn bằng trai thì là Vĩ Tân. Tất cả và tất cả như sống lại trong bà những chuỗi ngày ấm cúng hạnh phúc.
Thấy mẹ tần ngần đứng lặng, Vũ Thường cất tiếng hỏi:
- Mẹ mệt à? Chứng thấp khớp tái phát hả mẹ?
- Mẹ không sao cả. -- Bà Cẩm Hằng cố nuốt tiếng thở dài vào trong lòng --- Cảnh cũ vẫn còn đây mà người xưa không còn nữa.
Vũ Thường đưa qua cho mẹ ly nước khoáng kèm theo lời nói:
- Con nghĩ, chiều mẹ mới lên tới.
Bà Cẩm Hằng ngồi xuống thắc mắc:
- Có chuyện gì mà con nhắn mẹ lên gấp như vậy?
- Là chuyện của con và anh Bảo.
Bà Cẩm Hằng thắc mắc:
- Sao, có vấn đề rồi, phải không?
- Dạ, đúng vậy, nhưng theo chiều hướng tốt, mẹ a.
Bà Cẩm Hằng nhướng mắt e dè:
- Chẳng lẽ Thúy Cầm không còn phản đối chuyện của hai đứa?
- Mẹ nói không sai. Ba má ảnh co1n nói lo việc đám hỏi cho xong.
Bà Cẩm Hằng không tỏ ra vui mừng khi đón nhận nguồn tin này. Bà Ch thấy lạ trước sự thay đổi có phần đột ngột của bà La Cương. Nhưng bà không dám suy luận lung tung, mà chỉ dè dặt tiếp nhận một cách từ từ.
- Dường như mẹ không vui?
- Làm gì có. ---- Bà Cẩm Hằng không muốn để lộ suy nghĩ của mình trước niềm vui của con, nên bà nói tiếp ----- Như vậy mẹ mừng cho con và Thế Bảo. Mọi việc tốt hơn mẹ đoán --- Nói tới đây, rồi bà thăm dò ---- Thế Bảo còn nói gì với con nữa không?
- Dạ, ảnh chi nói sau nhiều lần thuyết phục, cuối cùng má ảnh cũng đã đồng ý cuộc hôn nhân của tụi con.
Bà Hằng gục gặc đầu:
- Ra là như thế.
Bây giờ thì bà đã hiểu lý tại sao bà La Cương bỏ ua mọi việc dễ dàng như vậy. Đừng ở phía cạnh người mẹ, nên bà Cẩm Hằng đoán ra ngay sao bà La Cương làm thế, chẳng qua vì bà Cương bó buộc, đè nén tất cả là vì thương Thế Bảo mà thôi. Như vậy, nữa đời sau của Vũ Thường càng găp nhiều rắc rối nhiều. Bà Cẩm Hằng nhìn qua con gái. Nét ngây thơ hồn nhiên trên mặt con làm bà không dám nói ra cái điều bà vừa nghĩ. Bà không muốn làm tắt đi niềm vui vừa đến với con.
Bà chậm rãi hỏi:
- Con có nghe Thế Bảo nói, sẽ sống ra sao khi đã cưới không?
- Dạ, má ảnh muốn con về sống chung sau ngày cưới.
Bà Cẩm Hằng chột dạ:
- Vậy con phải nghĩ làm ư?
Hiểu sai ý mẹ, Vũ Thường cười:
- Mẹ yên tâm. Anh Bảo có bàn với con, sẽ chu cấp cho mẹ hàng tháng.
- Mẹ không quan tâm đến điều này, mà chỉ là...
Vũ Thường chợt hiểu, đoạn cất lời:
- Mẹ sợ con khổ khi về làm dâu phải không ạ?
- Rõ biết làm vợ người ta thì chuyện dâng cơm, hầu nước cho cha mẹ chồng là điều nên làm, nhưng... mẹ thật lòng không yên tâm.
Vũ Thường thấu hiểu tấm lòng của mẹ, nàng trấn an:
- Lúc đầu, con cũng sợ lắm mẹ ạ. Nhưng anh Bảo nói má của ảnh không đến nỗi khó khăn, thái quá. Cộng thêm vào đấy, ảnh hứa nếu có gì thì tụi con sẽ ra riêng ngay.
Thấy mẹ vẫn buồn, Vũ Thường nói tiếp:
- Với lại, con tin sức con có thể hoá được má anh ấy.
Bà Cẩm Hằng nở nụ cười buồn:
- Con có vẻ tự tin nhỉ?
Vũ Thường sà vào lòng mẹ, bất an:
- Nói chứ con cũng lo lắm nên mới nhắn mẹ lên đây góp ý cho con.
- Mẹ hỏi thật và con phải trả lời mẹ thành thật nhé.
Vũ Thường ngẩng đầu lên nhìn. Nàng gật nhẹ đầu, rồi chờ nghe mẹ nói tiếp:
- Con còn tình cảm với Thế Bảo, phải không?
- Sao mẹ lại hỏi thế?
Ba Cẩm Hằng giục:
- Cứ trả lời mẹ trước đã
- Dạ, còn chứ mẹ.
- Vậy con có yêu nó không?
Vũ Thường lộ vẻ mắc cỡ, ửng đỏ đôi má, nàng ấp úng:
- Dạ. Con yêu anh ấy nhiều lắm, mẹ ạ.
- Vậy thì được rồi.
Vũ Thường ngẩn người:
- Thế là sao hả mẹ?
Bà Cẩm Hằng giải thích:
- Con yêu thằng Bảo, ngược lại nó cũng yêu con. Như vậy còn sợ gì nữa? Nhưng mẹ chỉ muốn nhắc con một điều, con suy nghĩ kỹ chưa? Nếu đã thì đây là số kiếp của con, hãy đón nhận và vượt qua để đến bến bờ hạnh phúc.
- Mẹ!
- Hãy can đảm lên con gái.
Vũ Thường ôm siết lấy người bà Cẩm Hằng. Nàng hiểu rằng sau này, nàng sẽ không còn có nhiều cơ hội để nằm trong vòng tay của mẹ nữa. Ngày tháng sau này, nàng phải đối mặt với nó ra sao? Thật lòng, nàng không dám hình dung, không dám nghĩ tới nữa.
Đang tận hưởng những phúc giây hạnh phúc bên mẹ, chợt có tiếng chuông vang lên phá tan bầu không khí ấm cúng.
- Con có hẹn với ai à?
Vũ Thường nhíu mày, kèm theo cái lắc đầu:
- Dạ không. Ấy chết! Có lẽ là Đông Sơn.
- Nó tới đây làm gì?
Vũ Thường ngồi dậy sửa lại quần áo, nói:
- Hôm nay, Đông Sơn đưa ba anh ấy lên khám bệnh. Con có hẹn dẫn tới bác sĩ quen, thế mà con lại quên.
- Ba của nó bệnh gì?
- Tâm bệnh.
Câu trả lời của cỡn của Vũ Thường làm bà Cẩm Hằng ngơ ngác:
- Là bệnh gì?
Vũ Thường đáp nhanh:
- Nói vài câu mẹ không bao giờ hiểu được đâu. Để hôm nào con rảnh, con kể hết cho mẹ nghe.
- Dường như con rành rọt gia thế của người ta lắm thì phải?
- Trong công ty, con là người được Đông Sơn quý nhât, tất nhiên người được anh ấy tâm sự nhiều nhất là con rồi. Không nói với mẹ nữa, con ra mở cửa đây.
Nàng đi trở ra bên ngoài, sau đó trở vào cùng Đông Sơn
Vừa trông thấy bà Hằng, Đông Sơn cười tươi, lên tiếng:
- Cháu chào bác.
- Ba cháu không sao chứ?
Đông Sơn nhìn qua Vũ Thường rồi hiểu ra, đoạn trả lời bà Hằng:
- Dạ, không có gì quan trol.ng cả bác ạ.
Bà Cẩm Hằng chép miệng:
- Có lẽ ba của cháu có nhiều nỗi buồn trước đây trong quá khứ và những điều này lâu ngày thấm dần vào tâm não. Cộng với sự chịu đựng nhẫn nhục nên mới sanh ra tánh trầm cảm.
Vũ Thường pha trò:
- Ái chà! Em nghĩ anh Sơn không cần đưa chú Chín đi điều trị nữa, vì ở đây đã có bác sĩ rồi.
- Đừng chọc mẹ, đó là sự thật mà.
Đông Sơn góp lời:
-Cháu nghĩ bác tâm lý thế này, nếu ba của cháu được gặp bác thường xuyên không chừng bệnh trạng có lẽ thuyên giảm.
- Nếu vậy, em sẽ tính rẽ cho anh Sơn nhé?
- Hai cô cậu đem tôi ra làm trò đùa đấy ư? -- Bà Cẩm Hằng ôn tồn --- Các cô các cậu thì biết cái gì về người già chúng tôi. Nhưng nếu có thể giúp được gì, cháu cứ lên tiếng, nhất định bác sẽ không từ chối.
- Cháu cám ơn bác nhiều.
Vũ Thường chun mũi:
- Đã nói mẹ là người nhân hậu nhất mà lị.
- Đừng nịnh tôi ra mặt như thế, cô Hai ạ. Không hiểu có phải vì sắp lấy chồng, nên tâm trạng con người ta trở nên phấn chấn vậy không nhỉ?
- Kìa! Bây giờ mẹ trêu con rồi.
Riêng Đông Sơn lộ chút bất ngờ khi nghe bà Cẩm Hằng nói thế. Sơn vờ ngây ngô:
- Dạ, bác nói ai lấy chồng vậy?
Vũ Thường bật cười. Nàng hồn nhiên trả lời thay mẹ:
- Ở đây chỉ có hai người phụ nữ. Theo anh thì là ai có được diễm phúc đó?
- A! Thì ra em và Thế Bảo
Bà Cẩm Hằng tự hào, tuyên bố luôn:
- Chúng nó sẽ cưới nhau, vì Thế Bảo đã ngỏ ý cầu hôn.
Sắc măt Đông Sơn chợt thay đổi, nhưng chỉ thoáng qua trong vài giây chẳng để ai nhận ra. Một nụ cười nở rất tươi để che giấu bên trong sự bực tức, khó chịu. Sơn chìa tay ra:
- Chúc mừng em.
- Cám ơn anh. - Vũ Thường đưa tay ra, rồi nhíu mày hỏi --- Tại sao anh không hỏi em lý do?
Đông Sơn gượng gạo:
- Anh nghĩ điều ấy không cần thiết nữa, một khi hai người đã đi quyết định sau cùng.
- Thật sự anh không buồn em chứ?
- Cho dù có thì sao? Nó làm em thay đổi ý định được à?
Bà Cẩm Hằng không muốn câu chuyện đi vào ngõ cụt, bèn nhắc khéo con gái:
- Hình như con nói đi đâu với Đông Sơn thì phải?
- Cám ơn mẹ. Suýt chút nữa con quên mất. Chú Chín đâu anh?
- Anh đưa ba anh về nhà nghĩ và tới đây.
Vũ Thường giục:
- Chúngta đi ngay đi anh.
- Vậy còn bác gái?
Bà Cẩm Hằng nhẹ giọng:
- Có sao đâu. Hôm nay, bác gái ngủ lại đây. Cứ lo cho xong chuyện của cháu /.
- Cám ơn bác.
Hai người chào tạm biệt bà Cẩm Hằng rồi rời nhà đi ngay. Bà Cẩm Hằng nhìn theo, chỉ khe khẽ lắc đầu. Chẳng biết bà đang nghĩ gì.
Đông Sơn đỡ ông Chín cho nằm nghĩ trên chiếc giường đặt ngoài phòng khách, rồi xoay qua Vũ Thường.
- Cám ơn em đã vất vả suốt ngày với anh.
- Anh lại khách sáo nữa rồi.
- Chúng ta ra ngoài tìm cái gì lót bụng nhé. Từ trưa tới giờ, mình có ăn gì đâu.
Vũ Thường khước từ:
- Em không thấy đói lắm. Vả lại, để chú Chín một mình, sao yên tâm hả anh?
- Nhưng mà...
- Được rồi. Nếu anh cám thấy áy náy, thì cho em xin ly nước.
- Em coi đó, anh đãng trí chưa? Nãy giờ quên mời nước em -- Đông Sơn đi rót nước, Vũ Thường theo sau. Sơn đưa qua -- Mời em.
Vũ Thường nhận ly nước từ tay Đông Sơn và ngồi xuống ghê.
Cả hai im lặng. Một sự tĩnh lặng chẳng đáng có giữa họ. Vũ Thường cố ngồi thêm một chút nữa, đoạn đứng lên phá tan bầu không khí bằng câu kết:
- Trời cũng tối. Thôi em về.
- Dường như em muốn trốn tránh anh.
Nàng hiểu Sơn muốn nói gì, nhưng không đồng ý câu nói này:
- Anh Sơn em muốn anh phân biệt rõ ràng. Giữa chúng ta nào đã có gì đâu, tại sao em phải trốn tránh anh?
- Xin lỗi vì anh yêu đơn phương, nhưng anh không nghĩ, chúng ta lại có một kết thúc buồn đến như vậy.
Vũ Thường khoanh tay trước ngực, bật cười khẽ. Lúc này, nàng càng khó chịu hơn:
- Em nhắc lại một lần nữa, giữa chúng ta chưa hề có sự bắt đầu thì làm gì có một kết thúc?
- Nhưng em biết anh yêu em cơ mà?
- Anh cũng vừa nói anh " yêu đơn phương " mà anh Sơn.
Đông Sơn cầm lấy chai rượu để dưới gầm bàn:
- Em thật là tàn nhẫn.
- Sai. Em không hề có. Chính anh mới là người gây ra sự tàn nhẫn ấy.
Đông Sơn đưa cả chai lên miệng nốc một hơi. Vũ Thường ngồi trở xuống, đưa tay ngăn lại:
- Anh làm cái gì vậy? Anh điên rồi sao? Uống rượu kiểu này có mà chết.
- Em không yêu anh, cần gì quan tâm anh làm chi.
Vũ Thường rút tay lại, lắc đầu:
- Em phải nói bao nhiêu lần nữa thì anh mới chịu tĩnh đây? Em không hề quan tâm anh, nhưng là người bạn của nhau, nên em chỉ muốn khuyên anh.
- Một lời khuyên lúc này đối với anh không có ý nghĩa, ngoại trừ em hãy cho anh một cơ hội.
Nói dứt, Đông Sơn tiếp tục tu lấy tu để rượu vào miệng, làm tràn cả ra hai bên mép.
Nhìn bộ dạng Đông Sơn trong lúc này, Vũ Thường cảm thấy thương hại. Nhưng nàng biết làm gì hơn là ngồi im để theo dõi mọi hành động của Đông Sơn.
Đưa tay chùi qua mép miệng,, Sơn chợt hỏi:
- Tại sao em không trả lời anh?
- Trả lời cái gì chứ?
- Thì tại sao em không cho anh một cơ hội chứ?
Vũ Thường cúi đầu lẫn tránh cái nhìn nơi Đông Sơn, trả lời:
- Cơ hội do mình tạo ra và nắm bắt, nhưng trong chuyện này, cho dù anh có cơ hội thì sao? Anh Sơn! Chuyện tình cảm là sự tự nguyện của đôi bên, cho nên cơ hội phải được chia đều cho cả hai.
- Em chẳng khác một vị thẩm phán. Không chịu để cho phạm nhân được quyền tự bào chửa, mà chưa gì em đã phán tội tử ngay bản án đầu tiên.
- Anh so sánh thật là ví von vày hay đấy. --- Nàng cố thuyết phụ --- Nhưng ở đây, em không là thẩm phán và anh cũng không là kẻ tội phạm.
Đông Sơn bật cười giòn tan:
- Nhưng anh là một kẻ tội đồ đang đi tìm con đường hoàn lương. Song, mọi người đâu ai ban cho anh một chút tình thương nào, dù chỉ là sự thương hại.
Nói tới đây, bất chợt Đông Sơn quý xuống trước mặt Vũ Thường, giọng van xin:
- Em hãy cho anh được một lần đón nhận nơi em chút ân huệ dành cho người sắp hấp hối, đang chờ sự cứu rỗi và ban ơn nơi người bố thí, được không em? ( === hê"t nói nỗi ==== )
Bất ngờ trước hành động của Đông Sơn, Vũ Thường đứng bật dậy:
- Anh đã say rồi, em về đây.
Nàng dợm chân bước, nhưng Đông Sơn đã nắm lấy cổ chân nàng, tiếp tục cầu khẩn:
- Em nhẫn tâm đến vậy sao?
Vũ Thường đâm ra lúng túng. Nàng đỡ Đông Sơn đứng dậy, giọng nàng thật nhẹ:
- Tội tình chi anh phải làm vậy? Em không xứng đáng để cho anh phải tự hành hạ mình như thế. Hãy nghe em, vì trên đời này vẫn còn có nhiều cô gái tốt hơn em, xứng đáng được anh yêu
Đông Sơn ôm cứng lấy Vũ Thường, trong vòng tay của mình:
- Không. Không có ai ngoài em hết.
Vũ Thường cố sức lắm mới đẩy Đông Sơn ra. Sơn ngã dúi về phía sau ngồi luôn xuống ghế. Nàng lộ vẻ bực dọc:
- Anh quá đáng lắm.
Vũ Thường bỏ chạy ra ngoài. Đông Sơn chồm dậy đuổi theo, nhưng đạp phải chai rượu dưới chân, nên ngã lăn ra sàn nhà.
- Vũ Thường! Vũ Thường!
Ông Chín chứng kiến từ đầu, chỉ còn biết lắc đầu. Đến chừng thấy con trai vùng dậy định đuổi theo, ông không biết phải ngăn con lại bằng cách nào, đành thốt đại ra một câu:
- Ba muốn uống nước.
Câu nói của ông có tác dụng, Đông Sơn đứng lại. Trong lòng Sơn rối tung, nhưng rất giận dữ.
Ông Chín lặp lại câu nói:
- Ba muốn uống nước
Đông Sơn quay phắt lại, đôi mắt ném qua cha cái nhìn nảy lửa:
- Ông im đi! Ông phiền phức quá.
Đông Sơn để mặc người cha bệnh hoạn, chạy bổ ra bên ngoài.
Ông Chín không hề giận, có thể ông đã quá quen với những lời lẽ ấy. Nhìn bóng Đông Sơn khuất hẳn ngoài xa, ông chỉ còn biết thở dài ngao ngán, rồi lẩm bẩm:
- Oan nghiệt quá!
Đôi mắt ông đỏ hoe, nỗi lòng của ông sâu thẳm khó đoán. Nào có ai hiểu được nó như thế nào.
Cuối cùng, ngày vui của Thế Bảo và Vũ Thường cũng đến. Sau một tháng chuẩn bị và ngày rước dâu đã tới.
Ngoài sân xe hoa, lòng Thế Bảo lâng lâng một niềm vui khó tả. Bây giờ nhớ lại những chuyện vừa trải qua, đôi lúc anh còn rùng mình vì sợ. Nếu như anh không kiên trì, có lẽ cuộc hôn nhân này chưa chắc có ngày hôm nay.
Thế Bảo nhìn vào kính chiếu hậu. Ở ghế phía sau, ông bà La Cương ngồi yên, nét mặt trầm ngâm chạy đuổi theo suy nghĩ riêng của họ. Thế Bảo nhớ lại hai hôm trước, lúc bàn cùng cha mẹ về hình thức rước dâu, người khó thuyết phục nhất chính là bà La Cương
Bà dõng dạc tuyên bố:
- Hôm đó, tôi sẽ không đi.
Ông La Cương cau có:
- Mẹ chồng không đi, đàng gái sẽ nghĩ sao về điều này?
- Mặc họ muốn nghĩ gì tùy.
Ông La Cương bực tức, nhìn thẳng vào mặt vợ:
- Bà chứng thì chứng vừa vừa thôi, đến nước này bà nói không đi là sao?
Bà La Cương không vừa:
- Tôi không muốn nhìn thâ"y người mà tôi không muốn gặp.
Thế Bảo ngồi yên không lên tiê"ng, chỉ nghe cha mẹ đối đáp.
Tiếng ông La Cương lại cất lên:
- Trước đây, bà đã đồng ý để cuộc hôn nhân này hoàn tất, bây giờ gây khó khăn?
- Tôi nói đồng ý để cưới, chứ đâu nói sẽ đi rước dâu.
- Bà... Bà... Tôi thiệt tức chết vì bà.
Bà La Cương tỏ ra quyết liệt:
- Tôi cho làm đám cưới là chịu nhịn nhục lắm rồi, đừng có quá đáng.. Bằng không...
- Bằng không bà dẹp đám cưới luôn chứ gì?
- Ông biết vậy thì tốt.
Ông La Cương gỡ cặp mắt kiếng đang đeo bỏ xuống bàn:
- Tôi nghĩ dẹp luôn là vừa, không cưới xin gì nữa. Để rồi xem bà ăn nói sao với người chị quá cố của bà?
Đòn tâm lý của ông La Cương có hiệu lực tức thì. Bà La Cương dịu giọng:
- Sao tự dưng ông kéo chị Hai vào cuộc?
- Không phải sao? Trước lúc chị Hai mắt, chị đã dặn dò gì với bà?
Câu nói ấy làm bà La Cương nhớ lại ngày bà ngồi cạnh bên giường của chị bà. Lúc ấy, chị của bà rất yếu ớt nắm lấy tay bà căn dặn, bà phải thay mặt lo cho Thế Bảo đàng hoàng đến khôn lớn và lo bề thành gia lập thất. Bà đã hứa sẽ lo tròn bổn phận và lời hứa này đã theo bà hai mươi mấy năm nay. Bà không thể nào làm chị của bà nơi chín suối phải phiền lụy thêm lần nữa.
Bà La Cương đảo mắt nhìn cha con Thế Bảo, rồi dừng lại nơi anh. Sự bực bội lắng dịu, nhường chỗ cho lòng yêu thương vô bờ của bà dành cho anh. Với một giọng nhỏ nhẹ, bà thốt lên:
- Cũng được. Tôi sẽ đi, nhưng tôi sẽ không nói chuyện với người đàn bà đó, dù chỉ nửa lời.
- Cái này tùy bà.
Ông La Cương nhìn qua con trai, háy mắt một cái. Còn Thế Bảo kín đáo thở phào nhẹ nhõm.
Tiếng của ông La Cương đưa Thế Bảo trở lại thực tế:
- Lát nữa tới nhà người ta, bà đừng có làm bộ mặt " hình sự " đấy.
- Biết rồi. Ông tưởng tôi thích gây sự lắm à ---- Bà ngoái đầu nhìn ra phía sau qua kính hậu. Chiếc xe 15 chỗ chở một số bà con đi rước dâu theo sau, bà bâng quơ nói chẳng có chủ định --- Chạy gì mà lâu quá.
- Bà còn nôn nóng hơn thằng Bảo đấy.
Biết chồng hiểu sai ý mình, bà La Cương cáu kỉnh:
- Tôi chỉ muốn mau chóng kết thúc chuyện này thì đúng hơn.
Bà La Cương vừa nói dứt thì bất thình lình, từ con lộ nhỏ, một chiếc xe máy phóng ra với vận tốc khá lớn. Nó tạt ngang vào mạn sườn chiếc xe con của Thế Bảo. Tình huống xảy ra ngoài ý muốn của mọi người. Anh tài xế kéo tay lái lệch đi một góc, nhưng cũng tránh chẳng được bao nhiêu.
" Rầm "
Chiếc xe máy va vào cốp sau của chiếc xe con, rồi bắn văng vào lề, người ngồi bên trên ngã lăn ra xa.
Chiếc xe con của Tb cũng đạp thắng dừng lại, nhưng trớn xe vần còn nên để lại một vẹt đen trên mặt đường một đoạn khá dài, sau đó mới dừng lại.
Hai ông bà La Cương ngã dúi về trước, gần như nhảy tọt ra băng ghế trước.
Ông Cương hốt hoảng:
- Có ai làm sao không?
Bà La Cương cáu gắt:
- Cái thằng chạy xe máy chết tiệt.
Lúc này, chiếc xe 15 chỗ cũng dừng lại. Mọi người lục đục xuống xe.
Bà La Cương lẩm cẩm:
- Xui xẻo quá. Chưa gì đã có chuyện, cưới nó vê1 đi rồi sẽ biết.
Thế Bảo đẩy cửa xe, bước thẳng tới chỗ người nọ.
- Thì ra là anh à? - Thế Bảo nhận ra Đông Sơn --- Anh không sao chứ?
Đông Sơn cũng làm ra vẻ bất ngờ:
- Tôi không nghĩ là anh. Không ngờ chúng ta lại gặp nhau trong hoàn cảnh này.
- Tôi rất mừng được gặp lại anh.
Đông Sơn vờ hỏi:
- Hôm nay, anh cưới vợ à?
- Phải đó. Tôi xin lỗi anh nghen.
Đông Sơn cười:
- Sao tự dưng anh đi xin lỗi tôi?
- Tôi rất muốn mời, nhưng đâu biết anh nơi nào. Nghĩ cho cùng, đây cũng là dịp mai. Hay nhân tiện, tôi mời anh luôn.
Đông Sơn thở dài thảm não. Làm lạ, Thế Bảo hỏi:
- Anh có chuyện không vui hả?
Nét mặt u buồn, Đông Sơn thốt:
- Ba của tôi đang nằm bệnh viện.
- Ra là vậy. Thảo nào anh chạy nhanh đến thế.
Đông Sơn bước trở lại chiếc xe máy của mình. Mọi người hiểu ra là bạn của Thế Bảo, nên ai nấy đã trở lại xe ngồi chờ. Đông Sơn dựng chiếc xe đứng dậy, nhìn qua Thế Bảo:
- Tôi chúc mừng anh.
- Thật là tiếc.
- Có sao đâu. Tuy không dự được, nhưng tôi cũng vui cùng anh mà.
Đông Sơn đề máy, nhưng nó cứ ỳ ra, làm cách nào nó vẫn im ỉm. Sơn ra vẻ lo lắng.
- Chết rồi! Làm sao đây?
Thế Bảo đề nghị:
- Cũng phần lỗi tại tôi, hay anh đi cùng xe với tôi đến bệnh viện.
- Sao được? Hôm nay là ngày trọng đại của anh cơ mà. Tôi không dám làm phiền.
Thế Bảo xua tay:
- Phiền gì chứ? Đây là lúc để tôi trả ơn lại cho anh.
Thấy Đông Sơn chần chờ, Thế Bảo nắm tay kéo tới xe.
Bà La Cương bèn hỏi chồng:
- Thằng BẢo nó làm gì thế?
- Hình như chúng quen nhau từ trước.
Thế Bảo nói khi tới gần cha mẹ:
- Ba má! Đây là bạn của con. Ba anh ấy đang nằm bệnh viện, con muốn chở anh ấy tới đó.
Ông bà La Cương chưng hửng, rồi bà La Cương nghiêm khắc:
- Con nói gì vậy Bảo? Đây là xe cưới chứ đâu là xe chở thuê?
- Người ta đang có việc mà má.
Ông La Cương góp lời:
- Lần này, ba không beNh con được rồi, Bảo ạ.
Đông Sơn xoay lưng toan bỏ đi, Thế Bảo giữ lại:
- Anh định đi đâu?
- Hai bác nói đúng đấy, để tôi tự lo được rồi.
Thế Bảo tần ngần. Anh đang ở vào thế chẳng đặng đừng, tới lui đều khó. Anh ái ngại thốt:
- Tôi thành thật xin lỗi, không giúp gì được cho anh.
Vừa lúc đó, tài xế nói vọng tới:
- Xe của mình cũng có vấn đề đấy, nó không chạy.
Trong lòng Đông Sơn vui mừng khôn xiết, hăm hở vô cùng.
Ông La Cương đẩy cửA xe bước ra. Ông không được vui, giọng cằn nhằn:
- Cái gì kỳ vậy? Trễ giờ hết còn gì?
Còn bà La Cương tỉnh bơ. Cứ ngồi yên trong xe coi như chẳng xảy ra chuyện gì. Bởi lẽ bà nào có muốn cuộc hôn nhân này hoàn thành.
Thế Bảo kéo Đông Sơn tới chỗ chiếc xe 15 chỗ. Ông La Cương để ý xem con trai mình đang làm gì. Đến chừng thấy mọi người đều bước xuống xe, ông lấy làm lạ, bước nhanh tới.
- Bảo! Con làm gì vậy?
- Con đưa bạn con tới bệnh viện rồi trở lại ngay.
- Con điên rồi à? Còn đám cưới của con thì sao?
- Con sẽ về ngay mà ba. Với lại, xe hoa hư máy có chạy được đâu. Không nói với ba, con đi đây.
- Bảo... Bảo...
Mặc ông La Cương gọi, Thế Bảo cứ bước lên xe cùng Đông Sơn và nói tài xế chạy đi, trước sự ngơ ngác của mọi người bên dưới.
Đông Sơn ra vẻ ái ngại:
- Anh làm như vậy không đúng đâu.
- Đúng hay sai bây giờ mọi việc cũng có cứu vãn được đâu nào. Yên tâm đi, tôi sẽ có mặt đúng giờ tại buổi lẽ rước dâu mà.
Đông Sơn cầm lấy tay Bảo tỏ vẻ ân cần, cảm động:
- Cám ơn anh nhiều lắm.
- Chúng ta là bạn, có cần khách sáo vậy không?
Họ cười nhìn nhau, nhưng hai nự cười ấy lại hoàn toàn mang ý nghĩ khác nhau. Với Thế Bảo, nự cười của anh hàm chứa sự vui mừng, vì giúp được việc cho người bạn. Nói đúng hơn là ân nhân cứu mạng anh dạo nọ. Anh cho đây là cơ hội để trả được cái ơn này. Còn nụ cười của Đông Sơn chứa đựng sự hài lòng vì làm chậm lại cuộc hôn nhân của Thế Bảo và Vũ Thường. Sơn muốn phá tan đám cưới này cho hả cơn giận, bởi Vũ Thường đã từ chối tình cảm của Sơn. Đông Sơn không làm sao đồng lòng nếu để cho cuộc hôn nhân ấy thành hình, vì như vậy nó đồng nghĩa với việc thất bại của Sơn.
Đông Sơn cầu mong sao chiếc xe cứ chạy mãi đừng bao giờ dừng lại.
Vũ Thường giận lắm khi Thế Bảo trở lại đám trễ hơn cả giờ đồng hồ. Trong lòng nàng ấm ức và khó chịu vì việc làm ấy của anh.
Nhưng vì chuyện lớn nên nàng đành cho qua để tiếp tục giờ làm lễ.
Đêm hôm ấy, sau khi về nhà chồng. Trong phòng hoa chúc, Vũ Thường không thèm nói với Thế Bảo một lời nào.
Biết mình có lỗi nên Thế Bảo lẳng lặng làm tất cả mọi việc.
Nằm trên giường, Vũ Thường nghe tiếng mẹ chồng chì chiết bên ngoài:
- Mới cưới về chưa đầy một ngày đã mang xui xẻo tới rồi.
Tiếng cha chồng càm ràm:
- Lỗi ở con trai mình chứ có phải nơi con dâu, sao bà cằn nhằn không đâu hoài vậy?
- Đi rước dâu thì đụng xe. Làm lễ thì thiếu đi chú rễ, vậy không là xúi quẩy hay sao? Sống lâu ngày dài tháng, thử hỏi còn xảy ra gì nữa đây?
Vũ Thường bỗng dưng hụt hẩng đến kỳ lạ. Những gì nàng nghĩ trước đây trong đầu sẽ bằng mọi cách để cảm hóa dần tánh ý mẹ chồng. Giờ đây nàng nhận ra rằng điều đó không dễ gì thực hiện được. Nhưng càng nghĩ, nàng càng tức. Tất cả mọi chuyện đều do nơi Thế Bảo mà ra cả. Nếu anh đừng vì mau mắn đưa người bạn đi bện viện, thì đâu có đến trễ. Mà không đến trễ thì làm gì có chuyện ba La Cương có cớ nặng nhẹ nàng.
Chờ Thế Bảo vừa đặt lưng nằm xuống giường, Vũ Thường ngồi bật dậy. Thái độ này làm Thế Bảo ngần ng.ai thốt:
- Anh biết mình đã sai, em có cần làm thế không?
- Anh ngồi dậy đi. Em có chuyện muốn nói với anh.
- Gì nữa đây? Để sáng mai nói được không? Hôm nay anh mệt lắm.
Vũ Thường vùng vằng bỏ lại ghế ngồi xuống.
- Nếu vậy, anh ngủ một mình đi.
Biết khó thoát khỏi sự việc, Thế Bảo lồm cồm ngồi dậy, hất hàm:
- Là chuyện gì nữa?
- Anh tới đây ngồi đi rồi hẳng nói.
Chẳng đặng đừng, nên Thế Bảo bước tới ngồi đối diện:
- Em nói được chưa?
- Anh đưa ai tới bệnh viện.
Thế Bảo nhăn mặt:
- Lúc trưa, anh đã nói rồi mà, là bạn của anh.
- Em có biết người này không?
-Bạn của anh, em biết được bao nhiêu người?
- Em nghĩ đây chắc là người bạn rất thân của anh, phải không?
- Cũng không hẳn là vậy --- Nói tới đây chợt Thế Bảo làm lạ, hỏi - Nhưng tại sao em hỏi thế?
Vũ Thường chậm rãi thốt:
- Bởi vì chỉ có bạn thân đến vậy, mới khiến anh dám bỏ cả hôn sự mà đi với người ta.
Thế Bảo thở phào ra:
- Thân thiết gì đâu, chỉ là người bạn mới quen.
- Mới quen? Em không hiểu? Mới quen mà anh dám... Anh nói thật đi. Anh còn giấu em chuyện gì, phải không?
Sợ vợ nghi ngờ lung tung, Thế Bảo nói luôn:
- Thôi, để anh kể cho em nghe chuyện này --- Thế Bảo kể về việc Đông Sơn cứu anh dạo nọ. Sau đó kết luận -- Chuyện có vậy. Giờ anh ta gặp việc, lý nào anh bỏ mặc không giúp.
- Anh nói thật chứ?
Thế Bảo gắt gỏng:
- Trời ạ! Anh gạt em để làm gì? Hôm nào có dịp, anh sẽ đưa em đi gặp anh ấy.
- Tại sao từ trước giờ, em không hề nghe anh nói đến chuyện này?
- Bị người ta đánh lầm, hay ho gì mà kể với em? -- Thấy Vũ Thường có chiều êm xuôi, Thế Bảo liền hỏi -- Xong nhé, anh đi ngủ đây.
- Khoan đã!
- Gì nữa đây?
Vũ Thường nhỏ giọng:
- Anh ngồi đây chút nữa đi.
- Để làm gì?
- Xem ba má còn nói gì nữa không?
- Em thấy sợ rồi, phải không?
- Anh trả lời xem có sợ hay không?
Thấy Vũ Thường xụ mặt, Thế Bảo cười trừ:
- Để sáng mai, anh nói với má một tiếng là xong thôi mà.
- Anh thừa biết má có thành kiến với gia đình em, vậy mà anh còn bày ra chi nhiều chuyện, để rồi người nhận lâ"y hậu quả lại là em.
Thế Bảo hối hận:
- Anh xin lỗi. Anh chẳng để việc tương tự xảy ra nữa.
- Hứa thì phải giữ lời đấy.
- Biết rồi, nói mãi.
Vũ Thường lườm chồng một cái, đoạn bước theo tới giường,
Đêm đã chìm sâu vào yên tĩnh. Tiếng côn trùng bên ngoài vườn thi nhau kêu rỉ rả cả một góc. Vũ Thường không tài nào ngủ được. Phần lạ chỗ, phần trong lòng bất ổn. Nàng chẳng biết cuộc sống làm dâu sắp tới có được suôn sẻ hay có nhiều trắc trở chờ đón phía trước? Bao nhiêu suy nghĩ cứ lẩn quẩn trong đầu, làm nàng rối tung lên như một mớ bòng bong.
Vũ Thường giật mình tỉnh dậy khi ánh sáng mặt trời phả chiếu ngay vào mắt của nàng.
Vũ Thường bật người như cái lò xo hết cỡ. Bên cạnh, Thế Bảo đi đâu mất. Nàng nhìn vào cái đồng hồ báo thức đặt ở chiếc bàn nhỏ cạnh đấy. Đã hơn tám giờ sáng Vũ Thường run bắn cả người và tự trách: " Sao mình lại ngủ quên đến thế cơ chứ "
Do thức gần suốt cả đêm, đến gần sáng Vũ Thường thiếp đi lúc nào cũng chẳng hay, nên đến giờ này nàng mới thức.
Bước nhanh ra khỏi phòng, Vũ Thường đi xuống nhà bếp, nhưng chẳng thấy một ai. Nàng vào phòng khách. Thấy cha chồng ngồi uống nước ở bàn giữa, nàng bước đến lễ phép:
- Con chào ba.
Ông La Cương xoay đầu lại nhìn tươi cười:
- Chào con
- Dạ, con xin lỗi vì thức dậy trễ ạ.
Ông La Cương không hề quan tâm:
- Còn mệt thì ngủ thêm chút nữa, có sao đâu con. Mới xong đám cước ngày hôm qua, chắc con chưa lấy lại sức đâu nhỉ?
Đạ, con không thấy mệt -- Vũ Thường nhìn tìm, rồi hỏi -- Thưa ba, má và anh Bảo đâu rồi?
Ông La Cương rót trà ra ly, vừa trả lời con dâu:
- Chồng con chở mác on đi tới vài nhà bà con để cám ơn người ta đã phụ giúp mấy ngày qua.
- con xin phé p ba ra sau dọn dẹp.
- Thường này! Ông La Cương trìu mến nhìn con dâu.
- Thường này! Ông La Cương trìu mến nhìn con dâu -- Ngồi xuống, ba có việc để nói với con.
Vũ Thường làm theo lời cha chồng, đoạn thốt:
- Dạ, ba có gì dạy bảo.
- Có lẽ không cần dài dòng, chắc con biết ba muốn nói gì rồi, phải không?
Vũ Thường chớp mắt:
- Dạ, con hiểu ạ.
- Má con là vậy đó, nhưng thật ra bà ấy dễ yếu đuối lắm. Thôi thì con cố rắng chịu đựng. Lâu dần, đâu lại vào đó thôi.
Vũ Thường dịu giọng:
- Dạ, má có thương con thì má mới rầy dậy. Con biết ơn không hết thì lấy đâu buồn má ạ.
- Ba đã có bàn với chồng con. Có lẽ vài ba hôm nữa, tụi con về lại Sài Gòn sinh sống. Như vậy tiện việc cho hai đứa đi làm.
- Chuyện này con nghĩ con hỏi qua ý má trước đã.
Ông La Cương cười xòa:
- Con nói cũng phải. Để lát nữa má con về, ba nói cho.
Ông vừa nói dứt, đã nghe tiếng xe đỗ lại trước sân nhà. Bà La Cương và Thế Bảo đi vào.
Nhìn thâ"y Vũ Thường, bà La Cương lườm một cái rồi bỏ lại ghế ngồi, Vũ Thường rót trà đưa qua chỗ bà, nàng lễ phép:
- Con mời má uống nước.
Bà La Cương chẳng trả lời chỉ nhìn qua chồng:
- Sao ông còn ngồi ở đây? Mấy việc tôi nhờ, ông làm đã xong chưa?
- Tôi uống nước, chút nữa sẽ làm.
Bà Cương nói trống không?
- Ở nhà này có làm thì mới có cái ăn, trăm công nghìn việc đổ vào mình tôi thôi.
Bà đứng dậy, ông La Cương hỏi:
- Bà đi đâu vậy?
- Đi nấu cơm chứ đi đâu? Giờ này chưa chịu nổi lửa thì chừng nào có cơm ăn đây?
Thế Bảo chen lời:
- Cơm nước, má cứ để vợ con làm.
- Nếu làm thì đã làm từ lâu rồi, đâu chờ tới giờ này.
Vũ Thường bặm môi:
- Dạ, để con ra sau làm cơm.
Nàng rời phòng khách đi xuống nhà bếp. Thế Bảo thấy vậy, định bụng theo sau, an ủi Vũ Thường, nhưng bà La Cương giữ lại:
- Con đứng lại đó! Có muốn chiều vợ thì chiều cho đúng, chứ không phải muốn gì được nấy. Làm vậy, có ngày nó leo lên đầu ba má ngồi đấy.
- Sao má nói thế? Con đã làm gì đâu nào?
Bà La Cương hứ khẽ một tiếng:
- Chứ không phải con định theo xuống dưới năn nỉ nó sao? Má! Má nuôi con từ nhỏ. Tánh ý con thế nào, chẳng lẽ má không biết.
Ông La Cương chen lời vì sợ tình hình căng thẳng:
- Thế Bảo ở lại là phải. Ba cũng có chuyện muốn bàn với mẹ con và con.
EThế Bảo bước tới ngồi cạnh cha. Bà La Cương uống chút trà và nhìn qua chồng chờ đợi.
Ông La Cương ôn tồn lên tiê"ng:
- Chuyện không có gì quan trọng lắm chỉ là việc của vợ chồng thằng Bảo.
- Chuyện gì nữa đây? - Bà La Cương tỏ ra sốt ruột.
Ông La Cương nói tiếp:
- Trước ngày cưới, tôi và thằng Bảo có tính với nhau. Sau đám cưới sẽ để hai đứa nó trở lại Sài Gòn.
- Cái gì? -- Bà La Cương nhíu mày --- Sao lại có chuyện này? Tôi đồng ý cước là vì muốn con Thường ở đây kia mà.
- Nhưng với tánh ý của bà, chẳng ai làm dâU nổi cả.
Bà La Cương gắt gỏng:
- Ông nói vậy là ý bảo tôi mẹ chồng hà hiếp nàng dâu đó hả?
- Tôi nào có ý đó. Nhưng bà sẽ vì chuyện cũ má khó dễ con Thường hoài, làm sao coi được.
- Tôi đã không muốn nhới, nhưng ông cứ nhắc hoài là sao?
Ông La Cương cười khì:
- Có thật là bà không muô"n nhớ chứ?
Bà La Cương nhìn chồng, nhưng khôn gnói gì. Thế Bảo bèn lên tiếng:
- Về việc này, theo con hãy đợi thêm thời gian nữa. VẢ lại, con nghĩ chưa chắc Vũ Thường đã chịu.
- Đó! Nghe thằng Bảo nói chưa.
- Nó nói vậy là vì khôn gmuốn tôi với bà có chuyện với nhau thôi.
Thế Bảo tiếp lời:
- Con không muốn vì chuyện vợ chồng con, mà ba má chẳng vui. Con xin phép vào trong.
Chờ Thế Bảo đi khỏi, ông La Cương đấu dịu:
- Thật ra, tôi cũng đâu muốn tranh cãi với bà. NHưng nhìn thấy con nó buồn mà không dám nói, tội cho nó quá.
Bà Cương cũng hoà nhã:
- Thật lòng, tôi đâu muốn vậy. Nhưng mỗi lần nhìn mặc con Thường, tôi lại nghĩ tới mẹ của nó. Mà như vậy làm tôi nhớ tới chị Hai của tôi, cơn giận lại bừng lên.
- Oán hận nên giải, không nên kết bà ạ.
Bà La Cương ngồi im, lẳng lặng suy tư nghĩ về mọi việc.
Buổi trưa hôm đó trong giờ cơm, mọi người im lặng dùng bữa, không ai nói với ai lời nào. Xong bữa, Vũ Thường nói hơi mệt vào phòng nghĩ, nhưng thực chất là nàng đã quá mệt mỏi với sự căng thẳng ở căn nhà này.