Những ngày kế tiếp, cuộc sống trên núi thật trầm lặng. Phục bất đầu vùi đầu trên những trang giấy với một cốt truyện vừa thành hình. Lúc đầu Phục lo ngại bé Nhụy sẽ buồn vì không có bạn, nhưng sau đó chàng mới nhận thấy diều lo lắng của mình thừa thãi. Con bé không buồn như chàng tưởng. Suốt ngày nó rong chơi trong rừng phong đỏ lá, nhặt lá rụng, hái hoa dại. Đôi khi bé Nhụy đi dạo với bà cô và chị Liên trong thung lũng. Đấy lànơi Phục cấm nhặt không cho bé Nhụy lai vãng đến, vì bóng đen hôm nọ vẫn còn ám ảnh chàng. Đến nay hình như bóng đen kia không xuất hiện mà ngay cả cô Liên cũng không xôn xao vì những chuyện dị nghị bên đường. Đi chợ thì cùng đi với bà Cao bên vườn Sa Mù nên cũng không có gì lạ xảy ra. Cuộc sống bắt đầu yên ổn. Phục sung sướng hưởng thụ đời sống êm ả nơi thôn dã. Buổi sáng, tiếng chim ríu rít trên cành thay cho tiếng ồn ào của xe cô. Nhìn đám sa mù trong thung lũng tan dần dưới ánh nắng đầy màu sắc của buổi bình mình, hay nhìn những hạt sương lóng lánh trên lá. Nhìn những tia nắng vàng len lỏi qua càng một cách yếu ớt trong buổi hoàng hôn, buổi chiều quả thật tuyệt vời. Đêm xuống, ánh sao lấp lánh trên trời cao với gió núi vi vu thổi, cảnh núi còn chi đẹp hơn? Màu sắc biến đổi từng giờ từng phút trong ngày, đâu là niêm vui nào miên man say đắm hơn được? Phục bất chợt hối tiếc tại sao mình lại vùi đầu ngủ mên trong thành phố một khoảng thời gian quá dài để khám phá ra cuộc sống lý tưởng này quá muộn màng như vậyMấy ngày nay, công việc của chàng tiến hành đều đặn. Hôm nào Phục cũng viết được trên hai ngàn chữ. Nếu không có những phút giây cô đơn và buồn bã, thì có lẽ đời chàng sung sướng tuyệt vời. Hôm ấy, sau khi dùng cơm tối xong, Phục trở về thư phòng sửa chữa lại bản thảo ban chiều mình vừa viết xong, bỗng ngh etiếng cười vang của bé Nhụy: - Cha ơi, chị đến chơi nè! Chị nào? Tâm Hà hay Tâm Hồng đây? Nhất định là Hà rồi, vì con người dễ e thẹn như Hồng đâu bao giờ dám đến chơi đâu? Phục bước ra khỏi thư phòng, đến phòng khách. Chàng khựng lại vì người thiếu nữ đứng bên song cửa lại là Hồng! Chỉ có áo sơ mi là trắng, người nàng toàn là đen. Mái tóc xõa dài ôm kín gương m ặt không điểm trang. Đôi mắt đen sâu thẳm như chiếc hồ không đáy. Hồng đứng tựa cửa sổ, dưới ánh đèn mờ ao? trông nhẹ nhàng như cơn mộng. Bên ngoài bầu trời chưa tối hẳn, một màu xám nhẹ che phủ thiên nhiên. Phục cười đưa đẩy: - À... không ngờ, mạnh giỏi chớ cô Hồng? - Dạ mạnh! - Hồng đáp, cô bé nhìn Phục, trên môi nụ cười nhẹ nhàng ẩn hiện - Tôi đi dạo mát loanh quanh, không ngờ bước tới đây lúc nào không biết! - Mời cô ngồi! - Dạ không dám tôi về ngay- Sao gấp thế? Chị Liên mang lên một tách trà. Hồng đỡ lấy, Phục tư lự nhìn chiếc áo choàng màu đen của Hồng. Sao lại màu đen? cô bé này có vẻ thích màu đen lắm. Bé Nhụy đứng cạnh, đưa mắt trầm trồ nhìn Hồng, nó tíu tít: - Chị Hồng ơi, sao chị không đến đây chơi với em? Hồng mỉm cười: - Thế chị đến đây là gì đây? Bé xin phép cha, hôm nào đến vườn Sa Mù chơi với chị vài hôm đi, được không nào? Gương mặt bé Nhụy rạng rỡ, nó đưa mắt nhìn Phục, mở miệng định xin cha, nhưng rồi bỗng nhiên mím môi lại lắc đầu: - Không được, đâu, như vậy ai ở nhà chơi với cha đây? Tim Phục đau nhói, chàng nhìn con, bé Nhụy chỉ mới sáu tuổi không lẽ nó cũng ý thức được sự cô đơn của chàng sao? Hồng đứng ngẩn người, nàng nhìn Phục. - Bé ngoan lắm. Hồng nói, nàng hớp một hớp trà, đoạn đặt ly trên bàn, đưa mắt nhìn quanh quan sát. - chúng tôi đã sống ở đây thời gian dài. Thuở bé tôi thường leo lên gác núp trong một góc nào đó, khiến bà Cao phải hoảng hốt tìm kiếm khắp nơi. - Thế cô trốn ở đấy làm gì? Hồng nhìn Phục, suy nghĩ một lúc rồi lắc đầu: - Tôi cũng không biết. thế thuở nhỏ ông không chơi trò trốn tìm vậy sao? Phục ngẩn người, một thứ tình cảm vui vui len vào hồn. - Có chứ, tôi cũng thường chơi trò trốn tìm lắm. Hồng mỉm cười, hôm nay cô bé có vẻ vui, chớ bình thường dễ gì tìm được một nét mặt dễ dãi như vậy! Hồng quay người nhìn ra cổng nông đưa mắt ngắm khoảng đất trống, triền núi và cây cỏ bên ngoài. - Thuở trước tôi có trồng một vài cây hoa trà ở đây, bây giờ có lẽ hoang dại rồi, vì khônng ai chăm sóc. Hồng bước ra cửa, nhìn lan can. Phục nắm tay bé Nhụy bước theo. Hồng chỉ về phía đấy nói: - Ông có thể rải dọc theo hàng lan can này một số hột giống dây leo như loại hoa kèn, tóc tiên... Đến mùa hạ sang năm dây leo sẽ bám đầy đẹp lắm! - Vâng, cô đề nghị hay lắm! Lần sau về Đài Bắc nhất định tôi phải mua một số hạt giống mới đượcHồng như rơi vào trạng thái suy tư; - Tôi nghĩ đến cách này lâu lắm rồi. Vì tôi yêu nơi này, yêu hơn Vườn Sa Mù của chúng tôi nhiều. Không lẽ gia đình dọn về đấy mà tôi không đi theo? Vườn Sa Mù chỉ là một khu nhà để ở, còn nơi này mới là nơi thật sự có tâm hồn, là một nơi an nghỉ lý tưởng. Nói có vẻ cổ kính, êm đềm và trang nhã. Vì vậy, dù đã dọn đến Vườn Sa Mù tôi vẫn thường đến đây, vẫn mong mỏi được biến lan can này thành một hàng rào dây leo đẹp. Nghĩ thế nhưng tôi vẫn không thực hiện đượcPhục chăm chú nhìn Hồng, chàng nghe tim mình đập mạnh, cô bé này thật lạ, hình như trên cơ thể đó chưa hề nhuốm một chút bụi trần nào. Bao năm lăn lộn trong xã hội, đây là lần đầu tiên Phục mới tìm thấy một người dáng dấp đặc biệt như thế. Chàng nói: - Tôi mong rằng, khi tôi dọn đến đây không có nghĩa là tước đoạt niềm vui của cô. Hồng khẽ liếc Phục, nàng nói thật nho? - Tôi không nghĩ thế, vì tôi biết anh là một nhà văn, anh phải hiểu rõ nơi này như tôi hiểu mới dọn đến đây, phải không? Phục không đáp, chỉ lẳng lặng nhìn Hồng, đôi mắt to và đen kia thông minh, trầm lặng. Hồng quay mặt về phía sau nông trại tiếp: - Phiá sau này có một rừng cây phong? - Vâng, đấy là một nơi tuyệt vời. Hồng đi về phía rừng phong, Phục bước theo, Hồng hỏi: - Ông có biết tôi đặt cho khu rừng này tên gì không? Tôi gọi nó là "Rừng hoàng hôn". Vào lúc hoàng hôn, mà đứng ở lan can nhìn qua, ta sẽ thưởng thức được cái đẹp khi mặt trời lặn, ráng chiều đầy màu sắc, khói núi bốc lên trên thung lũng. Ờ quên nữa, tôi chưa nói cho ông biết, thung lũng là nơi mà lần đầu tiên ông gặp tôi ở đấy đó. Tất cả núi đá, cây cỏ của thung lũng bị ráng chiều nhuộm hồng cả lên, rồi cả cây phong với những chiếc lá màu đỏ nữa, cảnh vật tạo cho ta cảm giác như đây là một khu rừng của hoàng hôn. Ông thấy có đẹp không? Sao lại không? Phục mỉm cười, đã không biết bao nhiêu buổi chiều rồi, chàng đã ngồi hằng giờ để ngắm rừng phong. Bước vào rừng, tuy trời chưa tối hẳn, nhưng cảnh rừng đã có một vẻ gì trâm mặc lôi cuốn, nhừng hàng cây phong to lớn, rung rinh chiế cbóng của mình trên mặt đất, làm cho cảnh vật lay động mơ hồ, hàng lan can màu đỏ, vẫn in rõ trên nền trời. Hồng bỗng đứng dừng lại chăm chú nhìn hàng lan can. Phục hỏi: - Sao đấy? - Chiếc lan can này... lan can này, Hồng lấp bấp, đôi chân mày chau lại - màu đỏ ông thấy không? - Màu đỏ thì màu đỏ, có sao không? Phục nói, chàng ngạc nhiên trước dáng dấp hoảng hốt, lo ngại của Hồng: - Không! Không! không phải màu đỏ ", đúng ra không nên là màu đỏ! Hồng tái mặt, hơi thở gấp rút. Nói phải là màu trắng mới đúng, nói không thể chiếm ngự của ráng chiều và của lá phong, nói phải là màu của cây, của gỗ... Trừng mắt nhìn hàng lan can, miệng Hồng lải nhải, rồi cô bé ngừng lại, mắt mở to, gương mặt xanh như người chết, lảo đảo đưa tay bấu lấy trán. Phục hoảng hốt vội đỡ Hồng, hỏi nhanh: - Cô Hồng, cô thấy thế nào? Làm sao vậy? - Chị Hồng ơi, chị Hồng! Bé Nhụy đứng một bên cũng lo lắng. Hồng thở hổn hển, thân thể yếu đuối như sẵn sàng ngã quỵ xuống, nàng thở dài: - Trời đất sao quay tròn thế này, tôi chóng mặt quá. Cô vào nhà nghỉ một lúc nhé? Phục nói, một tay choàng nang lưng dìu Hồng bước vào nhà, chàng lớn tiếng gọi bà cô lấy nước đem vào thư phòng cho chàng, vì nơi này có chiếc ghế dài để Hồng nằm nghỉ. Bà cô mang nước vào, Phục đỡ lấy kề môi Hồng nói: - Uống chút nước sẽ khỏe ngay Hồng à! Bà cô đứng cạnh lo lắng nhìn Hồng: - Tốt nhất cho cô ấy dùng tí rượu, rượu làm tỉnh người nhanh hơn nước. - Thôi được rồi, Hồng đáp thật khẽ, nàng thở dài nhìn Phục với ánh mắt hối tiếc, miệng lấp bấp - Thật làm phiền... - Đừng nói vậy, Phục đặt tay lên vai Hồng, nói trấn an - Cô nằm nghỉ một tí nhé! Hồng định mỉm cười, nhưng nụ cười không thoát ra được khỏi môi, quay đầu đi, nhắm mắt rồi lại thở dài, Phục ra dấu cho bà cô và bé Nhụy bước ra, chàng nói: - Cô ấy yếu quá, chúng ta cần phải để cho cô ta nghỉ yên một lúc. - Có cần để cô ấy ngủ đêm ở đây không? bà cô lo lắng. - Để xem, Phục trả lời - Nếu không có gì lại thì con sẽ đưa cô ấy về. bằng ngược lại, ta sẽ đến Vườn Sa Mù thông báo cho họ hay. Một lúc sau, bà cô đã cho bé Nhụy ngủ yên. Phục trở về thư phòng, chàng thật ngạc nhiên khi thấy Hồng bình tĩnh như không có việc gì xảy ra, không có một vết tích gì là cô bé vừa mất bình tĩnh. Nhìn cảnh trên, Phục không hài lòng lắm, chàng nói: - Sao cô không nằm nghỉ một tí đi? - Tôi khỏe lắm rồi, bệnh này cũ rồi, đến nhanh mà hết cũng nhanh lắm. Giọng nói của cô bé thật êm đềm. Phục bước tới, ngồi xuống ghế, lặng lẽ nhìn Hồng: - Thế chứng bệnh này bắt đầu từ bao giờ? - Hơn nữa năm rồi, lúc ấy tôi ngã bệnh thật nặng, sau đó cái tật này lại đến, theo lời bác sĩ, từ từ rồi bệnh sẽ hết. Phục đã nghe Hà nói đến bệnh của Hồng, chàng nói: - Cô không thích chiếc lan can màu đỏ ư? Tôi sẽ mua màu sơn lại nhé! - Chiếc lan cà à? Lan can nào? Hồng chau mày, nàng có vẻ không để ý đến. Rồi sực nhớ, Hồng tiếp - Thôi kệ nó, cha tôi bảo màu đỏ dễ đập vào mắt hơn, như vậy trẻ con sẽ lánh xa; không sợ bị té. . Định thần một lúc như suy nghĩ, Hồng lắc đầu rồi nhắm mắt lại, một cái gì phiền nhiễu lẫn quẫn trong đầu. Mở mắt ra, nhìn Phục nàng cười nói - Lúc nãy tôi vừa mới xem bản thảo của anh. - Cô đã có đọc tiểu thuyết của tôi chứ? - Vâng hầu như tất ca?- Thế cô thích quyển nào nhất? - Quyển Hai Hạt CátPhục hơi bàng hoàng, đây không phải là quyển hay nhất của chàng, nhưng nói là một quyển sách tình cảm gần như là lời tự thuật Trong đó có tình yêu, có niềm đau, nỗi sung sướng và tiếng gọi u hoài của con tim chàng. Lúc Phục viết quyển tiểu thuyết thì cũng là lúc Mỹ Như bỏ chàng ra đi. Phục đã từng hy vọng mơ hồ là quyển tiểu thuyết này sẽ mang Như trở về, nhưng rồi nàng đã đi mãi không bao giờ trở lại. - Tại sao cô thích? Phục hỏi- Điều này hẳn anh đã biết. Hồng nói, giọng nói thật nhỏ nhẹ, - Đây là tác phẩm sống, trong đó chứa đựng tâm hồn của chính anh. - Quyển sách nào tôi lại không có những ý nghĩ của con tim tôi trong đấy? Phục nói như biện hô. Hồng mỉm cười, tay đùa nghịch cây thước trên bàn. - Nhất định là có rồi, nhưng Hai hạt cát là một sáng tác tâm hồn, một tả thực tình cảm. Phục trố mắt nhìn Hồng, bỗng nhiên chàng cảm thấy bực mình làm sao! Con bé này có vẻ hiểu biết nhiều quá. Nhày nhớ rằng cô không có quyền khai quật những uẩn khuất của người khác nhé, làm như thế trân tráo và bực mình người ta. Quay lưng lại, Phục tiến về phía về cửa sổ, tựa lưng vào thành, chàng ngắm cánh đồng trải dài dưới ánh trăng và những vì sao lấp lánh trên cao. Hồng rón rén bước tới, cô bé có vẻ buồn: - Tôi đã nói điều không phải phải không? Đây có thực sự là quyển sách tự thuật cuộc đời ông không? Phục quay nhanh lại nhìn Hồng, sự đau khổ làm chàng giận dữ. Chau mày, chàng nói nhanh một cách không thân thiện: - Vâng, đấy là quyển sách tự thuật của tôi, đấy đã đủ thỏa mãn tánh tò mò của cô chưa? Hàng mi Hồng chớp nhanh nhìn xuống, gương mặt vừa khởi sắc hồng ban nãy đã trắng bệnh ra. Cô bé sợ sệt bước lui về sau một bước như muốn tìm nơi trốn lánh, dáng dấp như một đứa bé vừa phạm tôi. Lấy vội chiếc khăn choàng trên bàn Hồng nói: - xin lồi ông, tôi về. Phục vội đưa tay chận lại, gương mặt chàng đã trở lại vẻ bình thường. Mặc cảm về tính nóng nảy làm chàng ngượng ngùng, nhất là điều chàng làm cho một cô gái khó chịu vừa qua. Phục nói một cách khó khăn: - cho tôi xin lỗi, đừng giận tôi Hồng nhé! Hồng đứng lại, chăm chúnhìn Phục rồi lắc đầu: - Tôi không giận ông, ông là người lạ mặt đầu tiên mà tôi quen biết sau hơn một năm trời, vì vậy tôi nghĩ rằng có lẽ lỗi tại tôi không biết cách ăn nói.... Đôi mi dài của Hồng phủ kín đôi mắt đẹp, một lúc cô bé lại mở mắt ra với lời nói đầy vẻ hành khẩn - Không phải tôi tò mò, nhưng... tôi nhận thức được tình cảm đó của ông trong sách... và tôi chỉ muốn nói lại cho ôn ngghe. Ngưng lại một chút, Hồng tiếp - Nếu ông nghĩ rằng ông viết sách ra là để cho độc giả thưỏng thức thì... có lẽ truyện "hai hạt cát" là quyển sách thành công nhất của ông, nhất là đối với tôi. Phục ngây người ra vì ngạc nhiên, nhìn gương mặt dễ thương trước mặt, chàng ấp úng. Cô bé còn quá trẻ, chưa nhuốm bụi trần, một cô gái suốt cuộc đời giam mình trong khu núi rừng như thế này, đối với cuộc sống, với xã hội bên ngoài, kiến thức của cô đã đến đâu? Hồng lo lắng trước cái nhìn của Phục, cúi đầu nhìn xuống, nàng khoác nhanh chiếc áo: - Tôi phải về nhà ngay, nếu không cha tôi sẽ cho ông Cao làm ồn cả rừng núi. Hình như ai cũng sợ ma qui? trong vùng này ăn thịt tôi mất không bằng! Quay ra nhìn khung trời ngoài cửa, Hồng tiếp - Thật ra rừng núi, bóng tối... tôi đều không sợ, mà tôi chỉ sợ có... Cố bé rùng mình, ngưng ngay câu nói, Phục không buông tha- Cô sợ gì? Hồng chậm rãi lắc đầu: - nếu tôi biết được thì còn gì bằng, nhưng không hiểu sao tôi lại không biết, hình như đó là bóng đen trầm lặng, lúc nào cũng hiện đến đe dọa tôi. Ngoài ra còn có cả nỗi buồn, không hiểu tại sao cứ quanh quẫn mãi không buông thạ... Nàng thở dài nhìn Phục - Thật lạ hôm nay không hiểu sao tôi lại lắm mồm thế này. Thôi chào ông tôi về đây. Phục chậm rãi: - Tôi sẽ đưa cô về nhé? - Không sao đâu ông Phục Tôi không sợ núi rừng cũng như bóng tối, vì con đường này tôi qua lại đã vạn lần rồi. - Nhưng tôi thích được đưa cô đi. Phục nói - Tôi thích được đi dạo trong thung lũng khi trăng sáng thế này. Và tôi cũng muốn nhân cơ hội này đến thăm cha cô một lúc. Hồng không nói gì cả, Phục mở cửa thư phòng. Bà cô đang ngồi trong phòng khách may áo, chàng dặn dò vài câu xong cùng Hồng bước ra khỏi nông trại. Ánh trăng phủ kín cả hai người.