Hiếu đi nhanh vào lớp với nét mặt căng thẳng và đôi mắt quá nhiều hoảng loạn lo lâu. Nó gầm mặt, lủi nhanh như muốn né tranh mọi bạn bè. - Hiếu. - Kim Hà gọi làm nó giật bắn người. - Gì? - Lại nói nghe nè. Hiếu dè dặt theo cái vẫy tay thân ái của nhỏ Hà, lòng hồi hộp hoang mang. - Nè! Hiếu bị cảm hả, sao mặt nhợt nhạt quá vậy? - Hà ân cần để tay lên trán Hiếu rất tự nhiên. - Không có, nói gì thì lẹ lên đi. - Hiếu gắt gỏng. - Sao bữa nay tự nhiên tốt đột xuất vậy? Ý gì đây? - Dạo này coi bộ Hiếu giận Hà và Hương hả? Chung lớp mà chơi mặt ngầu hoài khó thở muốn chết luôn. Mình xí xóa nhé. - Vừa nói Hà vừa đẩy về phía Hiếu những quả cóc xanh tươi, món ăn hợp khẩu của bọn con gái. - Chiều nay đến nhà Hà chơi nha, trái cây độ này nhiều lắm. Ăn một trái đi, muối ớt nè... hơi cay nhưng rất ngon. Hà vừa nói vừa xuýt xoa bởi vị cay và mặn của ớt tẩm muối thêm vị chua đậm của quả cóc nó vừa đưa vào miệng nhai ngon lành. - Không ăn đâu. - Hiếu đẩy lại phía Hà. - Có người mới chơi thân rồi, đâu cần bọn này, bày đặt chi màu mè. Rủ Dũng cận đi. Nơi nào có nó là không có thằng Hiếu này đâu. - Sao kỳ vậy? - Hà nhăn nhó cố hòa giải cầu thân cho tình bạn khỏi bị rạn nứt vô duyên cớ. - Thật ra Dũng cận dễ mến lắm đó. Nó rất hòa đồng và không cầu kỳ. Từ xa nó chuyển về trường mình học đâu phải là cái tội chứ, ghét bỏ cô lập gì, đoàn kết phải vui vẻ hơn không. Mình giúp nó hòa nhập cuộc sống nông thôn, nó giúp mình lại kiến thức xã hội thành phố. Cả hai đều có lợi trong học hỏi tìm tòi. Hiếu với Dũng cận đều là những kỳ thủ trong môn bóng rổ rất có nhiều khả năng tâm đắc chơi thân, đối nghịch hoài... làm Hà và Hương khổ ghê đi. Con trai rộng lượng một chút, lúc trước Hiếu dễ gần lắm đâu có như bây giờ. Giọng Kim Hà thật nhẹ nhàng êm dịu, càng khiến cho Hiếu nổi khùng: - Nè, Hà nói đủ chưa vậy? Đừng cho tôi biết là làm "thuyết khách" đó, không được việc đâu. - Hiếu... Hà ấm ức. - Đừng nói nhiều nữa, mệt rồi, không muốn nghe. Còn chơi bóng rổ hả, giao luôn cho thằng Dũng làm đội trưởng đi, tôi chẳng thèm nữa đâu. Hiếu bật dậy định rời khỏi bàn nơi Hà ngồi, nhưng chợt khựng lại bối rối nhìn cánh phượng vĩ ép khô nằm cẩn thận trong trang vở của Kim Hà. Hình như nó xúc động nhưng cố khỏa lấp nói: - Giữ làm gì mấy thứ này, bỏ đi cho rồi. Con gái chúa cầu kỳ. - Bỏ sao được, hai mùa hoa phượng nở rồi, Hiếu đều leo cao hái cho Hà những chùm rất đẹp, ép để dành làm kỷ niệm khi mai này mình xa nơi đây, lìa mái học đường và sân trường thiếu vắng bọn mình. Năm học này là năm học thứ ba và cũng là năm học cuối cấp đấy. Hết phổ thông và trung học mình vào giảng đường, mỗi đứa một nơi rồi. Hiếu cứ giận hoài, rồi hè đến ai tặng hoa phượng đẹp cho Hà ép vào trang vở chứ? - Biểu thằng Dũng cận leo cây hái, đâu nhất thiết phải là... tôi. - Nhưng Hà thích của Hiếu tặng, hay và có ý nghĩa hơn. - Xì. - Hiếu dài giọng. - Màu mè, không ai thèm hái nữa đâu ở đó nói chi lời tặng. Nói xong nó bỏ đi nhanh một cách bực tức khó chịu và khó hiểu. Hình như lòng Hiếu rưng rức về một tình bạn đẹp bị rạn nứt mà thâm tâm nó chưa bao giờ nghĩ là sẽ có ngày này. Hà và Hiếu thân nhau từ năm lớp mười, kỷ niệm đẹp học trò luôn đầy ắp như mớ hành trang của tuổi đời đẹp nhất một con người. Tuy không nói ra thành lời, nhưng cả hai đã cố giữ kỷ tình cảm ấy như báu vật. - Hiếu. - Hà giật lại những cánh phượng khô bị Hiếu vò nát trong tay rồi nói như muốn khóc. - Thường cho Hà đi, sao nhẫn tâm quá vậy... con trai gì... thấy ghét quá trời. Mau trả lại đây. Cả hai đang giằng co với cánh phượng khô nhàu nát thì Thiên Hương ùa vào như cơn gió lốc, mang theo cả một nỗi lo sợ lớn, nói nhanh: - Dũng bị xe đụng nặng lắm Hà ơi! - Trời! Thiệt hả. Đi đâu mà bị tai nạn chứ? - Hà rụng rời. - Chiều nay nó nói đi câu mà? - Không biết. - Hương bối rối. - Chắc không học nhóm Anh văn được đâu. Hương phải tới bệnh viện huyện mới được. - Hà đi nữa. - Ừ! Nhanh lên. Hiếu ơi... lát mấy bạn vào nói hộ lại giùm Hương nhé. Còn nữa, có gì sáng mai vào lớp gặp. - Biết rồi. - Hiếu nói nhỏ, rồi ném cánh phượng xuống chân khi thấy Hà luống cuống theo chân Thiên Hương hấp tấp đi nhanh ra khỏi cổng trường. Nhưng không biết nghĩ sao nó lại cúi xuống nhặt cánh phượng khô, phủi sạch cẩn thận rồi cho vào túi. Cũng đi vội ra khỏi trường. - Hiếu. - Quang gọi lớn hằn học. - Mày gan quá hén. - Chuyện gì? - Hiếu tỉnh bợ - Có gì không? - Nè! Mày thật quá đáng đó, thù oán gì người ta mà hại mãi thế? Con người ta cận thị luôn bị mày chơi khăm, chẳng quân tử chút nào. Nếu không lấn đường, ép xe thằng Dũng thì nó không đến nỗi té nhào vào thằng nhỏ chạy kế ben và phải đi nằm viện. Lương tâm mày để đâu hả? - Giọng Quang càng ngày càng giận dữ. - Đôi mắt nó kém, nhưng không chịu thua mày cái đầu đâu. Học, chơi, đều không lại người ta, sinh lòng đê tiện tiểu nhân. Ở lớp này, ai cũng lầm mày đấy Hiếu ạ. Lần cuối cùng tao cảnh cáo, sau này còn bất lợi với thằng Dũng là coi chừng đấy. - Trời... tao sợ quá. - Hiếu dài giọng như con gái. - Tao không ngán gì cả. Nó té kệ nó, mày nói ẩu tả coi chừng lại thân mình tốt hơn. Bạn bè lầm tao còn hơn lầm mày bày đặt ba hoa ta đây con ông chủ này nọ giàu có. Ối trời... - Hiếu cười miệt thị. - Té ra mẹ mày là bà bán xôi hàng rong chợ huyện. Nghèo chịu nghèo, đèo bồng học đòi làm công tử. Tao biết rồi và đang lợm giọng muốn ói nè. Tưởng ngon lắm à, nhìn lại mình coi, hơn được ai chứ. Chưa chắc gì thằng người Sài Gòn nó chịu làm bạn với mày như tao mà bênh nó ra mặt. - Im đi. - Quang tái mặt vì giận, nó nắm chặt quả hai tay thành quả đấm muốn thoi thẳng vào Hiếu cho phù mỏ bỏ ghét... nhưng không biết nghĩ thế nào nó lại quắc mắt nhìn trừng trừng rồi lặng lẽ bỏ đi. Đuổi theo dáng người thất thểu của Quang là chuỗi cười dài trêu chọc thỏa thích của Hiếu. Phải! Có lẽ Hiếu nói đúng, bởi Quang không dám nhìn thẳng vào sự thật cuộc đổi đời của bản thân mình. Đôi lúc nghĩ suy, nó tự trách sự yếu hèn, run sợ của nó... nhưng vẫn không tài nào đón nhận được. Đi đâu, nó đều cảm thấy bao ánh mắt bè bạn cứ như cười chế giễu, cợt nhả đủ điều dù đó chỉ là ảo giác. Với thực tế, nó là một đứa con nuôi của một nhà giàu có. Tình cảm nó sống bao lâu nay là vay mượn, tạm đỡ. Quang như loài chùm gởi sống nhờ thân cây cổ thụ che mưa chắn gió... nhưng sao nó hài lòng và hầu như cam tâm với cuộc sống đó. Còn hiện tại... nó tìm lại được mẹ, dù nghèo khó cơ cực, nhưng vẫn là thâm tình mẫu tử thiêng liêng ruột rà. Đối với mẹ nó là tất cả niềm tin yêu của bà, chứ không phải như nhà bác Phú... nó chẳng là cái thá gì trong đôi mắt họ. Thâm tâm Quang vẫn thừa nhận là thế... nhưng sao khi nghĩ thì được... còn hiện tại là một việc quá khó. Vượt xa khả năng nó. Tâm trí Quang luôn bất ổn định thì làm sao học nổi những con số toán học quá khô khan khó nuốt. Đôi khi nó giận mình vì sự tụt dốc trong học tập đến thảm hại, bởi hơn ai hết Quang biết rằng năm học này đối với những ai đang ngồi ở ghế nhà trường hoặc đã từng đi học thì đây là một năm hết sức quan trọng. Quyết định con đường tương lai cho suốt cuộc đời người. Dẫu khẳng định được là thế... nhưng nó vẫn chán nản buông lơ, phó mặc tất cả. - Quang! - Thiên Hương gọi lớn và dừng xe lại. - Đi đâu có một mình vậy? - Tới đây nè. - Quang lơ đãng trả lời, ánh mắt nhìn xuống đất như tránh né sự trách móc của nhỏ lớp trưởng. - Quang rảnh không? - Thiên Hương lại hỏi. - Chi? - Mình tìm nơi nào ngồi uống nước nhé, Hương và Hà có việc cần nói đó. - Để khi khác. - Quang từ chối rồi nhìn Hà. - Lúc nãy mới gặp thằng Hiếu. Dạo này nó điên dữ lắm, Hà cố khuyên để muộn đó. - Nói gì ghê vậy Quang. - Hà cau nhẹ mặt. - Hiếu làm gì à? - Hà tìm nó mà hỏi. Tóm lại đó là những việc làm không mấy tốt đẹp. Còn nữa, Quang có chuyện phải đi đây, hẹn dịp khác nhé Hương. - Khoan đã, Hương không cho Quang đi bây giờ đâu, nếu như bạn không nói rõ lý do cụ thể về sự tuột dốc của mình. Tụi mình là bạn thân lâu ngày, không lẽ nào chẳng thể giúp được nhau. Ngoài vấn đề đó ra thầy chủ nhiệm cũng đã phân công Hà và Hương theo sát giúp đỡ Quang lấy lại thăng bằng trong học tập. - Hương... - Đừng nói nữa. Xin lỗi Quang, việc của bạn... tụi này đã được biết. Nhưng không lẽ vì như thế mà ảnh hưởng trực tiếp vào sức học của bạn à? - Quang...! - Mình tới đàng kia uống nước nhé. - Hương kéo nhẹ tay Quang bằng động tác dịu dàng nhất. - Đi! Coi như lần này phá lệ Hương ưu đãi cho Quang bao một chầu kem được không? Hình như cái bụng này còn đòi "bún riêu" nữa đó. Hương thân ái pha trò, cố tạo sự gần gũi cho Quang thích nghi lại với tình bạn. Tỏ ý cho nó thấy không có gì gọi là khoảng cách giữa nghèo và giàu grong tình cảm học trò và bè bạn. Dù nó là Quang con nhà giàu có hoặc là Quang con của bà bán xôi dạo đi nữa vẫn không có gì thay đổi, và không nên mặc cảm để ảnh hưởng không tốt cho sự tiến bộ trong học tập. - Đi! - Hà xô nhẹ vai nó, rồi thản nhiên giao xe đạp nói. - Quang chở Hà nhé! Dạo này... chị Ốm xuống mất mấy ký. Không còn nặng nữa, hết là bị gạo rồi, đừng lo. Cả ba cùng cười theo câu pha trò duyên dáng của Kim Hà. Quang cảm thấy vui vui như tìm lại được không khí ấm cúng tình bạn của ngày xưa. Nó nhìn Hương và Kim Hà với ánh mắt rạng rỡ niềm tin tưởng bị đánh mất, giờ đã tìm lại được, trong vòng tay đầy quan tâm của bạn, nhất là ở hai cô bạn gái thân mến này. Cái mặc cảm tai hại đột nhiên bay biến. - Nè! Có tiền không, sao đứng hoài vậy Quang? - Hà tinh nghịch. - Hay để mình cho vay lãi suất nhẹ lắm, ăn năm phần trăm lời thôi. - Cao dữ vậy? - Quang cười tươi. - Định làm giàu trên xương máu bạn bè cố hữu à? - Biết sao được, kinh doanh dạng này mau phát lắm. - Hà nhún nhẹ vai. - Hà cũng đâu muốn, nhưng có tiền phải biết sử dụng theo vòng quay chứ. - Nói năng y như mấy bà chạy chợ cho vay bạc góp ấy. Thôi đi chị a... cho em xin. - Hương chấy tay xá dài, khiến cả bọn cười vang thật vui vẻ. Có lẽ tâm trạng Quang là phấn khởi nhất, nó như đã trút bỏ được cái gánh nặng ngàn cân tự đeo lên vai mấy tháng naỵ Hai chiếc xe đạp chạy song song chở ba người bạn có vẻ tâm đắc. Họ nói cười thật ăn ý. - Nè! Nghe đây... Hương có đề nghị. - Nói đi. - Hà giục. - Ăn kem xong, chiều tập trung tại nhà Hương để đi thăm Dũng cận nhé. Tuy không nặng lắm, nhưng xây xát nhiều, băng bó tứ tung. Tội nhất là bể cái kiếng cận nữa. Tháng này coi bộ nó xui dữ quá. Toàn gặp tai nạn. À phải, Quang trở lại đội văn nghệ nha, thiếu tay đàn ghi ta điêu luyện làm tụi Hương ca hát không ra hồn gì cả, lạc giọng tá lả, dợt hoài vẫn thấy không đạt như ý. Còn nữa, nhỏ Thạch Thảo lớp 12A1 cứ hỏi mãi anh Quang sao không đến nghe giọng êm ái thế nào ấy. Hương còn đem lòng ganh tỵ nữa đó. Chuyện này... Quang không biết đâu, Hương đừng chọc quê nhạ - Nó đỏ mặt cười e thẹn. - Muốn làm ba mai ăn đầu heo chắc chẳng được đâu. Chỉ có thể tặng Hương đầu... đầu chuột thôi. Tiếng cười lại cất lên rộn rã vang khắp trời, hòa trong không gian bát ngát làm ngọt ngào của tuổi hoa niên ngọc ngà thơ mộng. Dũng trở lại lớp sau mấy ngày nghỉ điều trị vết thương do bị tai nạn xe. Mặt mũi tay chân còn nhiều trầy trụa chưa kịp lành dạ Một bên mặt thâm tím có lẽ do va chạm khi té. Hiếu nhìn Dũng cười nửa miệng hài lòng thấy rõ. Nó chừng như rất hả hê với nét mặt méo mó thương tật của bạn. Nhưng Hiếu chợt tắt hẳn nụ cười vì nhận ra đôi kính cận là ánh mắt của Dũng đang nhìn mình. Bất giác Hiếu đâm lúng túng lẩn tránh ngay tia mắt đó. Dũng thản nhiên bước hẳn vào chỗ ngồi chú tâm vào cuốn tự điển Anh văn mà sao Hiếu vẫn thấy nhột nhạt thế nào. Nó luôn cảm nhận vẫn còn đôi mắt ai đó dõi theo từng cử chỉ, cử động của nó. - Ê Dũng! - Hiếu ngang tàng cất tiếng gọi lớn. - Muốn gì nói đại ra đi, đừng có thái độ đó... tao không chịu được. - Có gì đáng nói đâu. - Dũng tỉnh bơ trả lời, không vồ vập cũng chẳng tỏ thái độ niềm nở, càng khiến cho Hiếu đâm e dè, đề phòng. - Vậy sao lúc mới vào lớp mày lại nhìn tao? - Thế Hiếu có nhìn tôi không? Có mới biết tôi đang nhìn bạn chứ? Đôi mặt cận này không nhìn đúng vị trí hoặc đối tượng đâu, Hiếu đừng lo. - Tao... có gì đáng lo chứ? Nói tào lao, còn nữa, mày để ý việc gì hả? - Đâu có. - Dũng lắc nhẹ đầu, đôi mắt vẫn không rời cuốn tự điển. - Ở trên đời này nếu muốn người ta đừng biết trừ khi mình đừng làm. Giấy thì chẳng bao giờ gói được lửa. - Ê! Mày định ám chỉ ai hả? - Người nào có tịch tự rục rịch thôi. - Dũng bỏ đứng lên dự định ra khỏi lớp, tỏ ý chấm dứt cuộc nói chuyện không mấy tốt đẹp này thì Hiếu đã vội chặn lại và ngang nhiên giật nhanh cuốn từ điển Anh ngữ mà Dũng vừa cho vào hộc bàn xé vụn ném xuống nền, lớp, dùng chân chà đạp một cách tức tối, giận dữ. - Nè, Hiếu làm gì vậy chứ? - Dũng cuống cuồng ngồi thụp xuống nhặt lại nhưng không được. Vữa lúc đó Thiên Hương và Kim Hà cũng bước vào cười nói ríu rít. Cả hai chợt chựng lại, trố mắt. - Chuyện gì vậy Hiếu? - Hà bước nhanh tới hỏi dồn. - Sao rách nát cả vậy? - Hiếu xé của Dũng à? - Chuyện của con trai, ai mượn Hà xen vào hỏi làm gì? - Hiếu cau có đá mạnh cuốn từ điển vào chân bàn rồi bỏ đi không quên lận nhanh mấy quyển vở học vào trong áo. - Hiếu đứng lại đã. - Hương bước theo. - Hai bạn bị sao vậy? Cự cãi hoài. - Không nói nhiều, bà trở vào với cái thằng Sài Gòn đi. Chuyện của tôi, không thích người ta quan tâm đâu. Nhưng bây giờ đã đến lúc học, Hiếu đi đâu? - Bữa nay chán, nghỉ học được không? - Hiếu nhấn giọng muốn gây sự. - Đừng tưởng làm lớp trưởng là ngon, dòm ngó người khác. - Hiếu... - Mệt quá đi. - Hiếu phóng vù qua bờ tường bao quanh trường biến mất dạng. Nó lầm lũi đi giữa cái nắng gay gắt như đổ lửa. Trong suốt thời gian đi học, chưa bao giờ nó cay cú đến như thế. Mọi sự đều tại cái thằng người Sài Gòn mà ra cả. Không có nó, cái lớp này bình ổn lắm. Mọi việc chẳng bị xáo trộn chút nào. Tối một đoạn đường vắng, Hiếu lật áo, lôi ra một số bài kiểm tra một tiết lẫn bài thi học kỳ I của Dũng, hằn học ghé mắt vào đó rồi xé vụn tung theo gió. Những mảnh giấy nhỏ bay lả tả rơi khắp nơi, mà cơn giận trong Hiếu chưa nguôi. Bởi số điểm của Dũng quá cao so với nó. Hiếu đã không thể trụ nổi với học sinh khá giỏi như mọi năm. Nó thật sự không can tâm. Hiếu bị mất mọi thứ trong tay của Dũng cận, làm sao chịu được? Hiếu phải ăn nói thế nào với ba mẹ, bạn bè và thầy cộ Cái thằng thật là may mắn, mọi sự tốt đẹp đều đến với nó dễ dàng trót lọt như chỗ không người. Nó muốn tự tung tự tác bất cần đời. Lòng đố kỵ, ganh ghét làm lòng Hiếu nặng nề như treo đá. Nhất định Hiếu không thể đễ thằng người Sài Gòn vượt trội mãi kiểu này. Sinh ra và lớn lên ở mãnh đất này. Nó có hàng trăm cách để chơi khăm Dũng và tin chắc Dũng không tài nào né tránh được. Hiếu bước thẳng vào khu đất vườn rậm rạp đầy dây leo chằng chịt của bà Tư và nhìn quanh. Đôi mắt nó vụt sáng lên khi nhìn thấy thứ trái màu đất cong cong. Cởi phanh áo, nó hái và túm lấy khá nhiều thứ trái độc đó rồi lủi nhanh ra khỏi khu vườn. Cười nửa miệng, Hiếu quay trở về trường, dù phải vượt qua đoạn đường khá xa. - Hiếu. - Mai Liên cau mặt khi thấy nó chui tọt cửa số vào lớp và nhảy phóc lại chỗ ngồi đã bỏ trống hai tiết đầu. Vừa lúc đó, thầy môn Toán quay lai, ông nhíu mày nhìn Hiếu, rồi thình lình chỉ tay xuống chỗ nó mới ngồi vào nói: - Hiếu! Em lên đây. - Ghi lại bài tập tôi vừa giảng xong. - Thưa thầy... em... - Hiếu bối rối bật dậy. - Lên bảng đi rồi hãy nói, mang luôn cuốn tập bài làm ở nhà lẫn tập bài học ở lớp để học. - Giọng thầy thật nghiêm khắc. Cả lớp đều nhìn về phía Hiếu. Thiên Hương và Kim Hà lo âu thấy rõ. Bởi hai nhỏ đều biết kết quả sẽ thế nào. Mấy lúc gần đây, Hiếu ít chịu học nhóm nên khó thể làm hết những bài tập toán cho về nhà. Còn nữa, hai giờ toán vừa qua Hiếu đâu có học thì làm sao nghe được lời thầy giảng để ghi lại. Phen này chắc chắn Hiếu sẽ bị điểm liệt và có thể tệ hại hơn nữa với "cây gậy" về đường. - Tại sao lại không chịu lên bảng? Hiếu bước khỏi chỗ như cái máy và đứng như cục đá bất động. Chưa bao giờ nó cảm thấy quá nhỏ bé so với tấm bảng đen của lớp như lúc này. Cảm giác của Hiếu bây giờ thật khó tả vô cùng. Nó cúi gầm mặt trước cái nhìn trách móc khắt khe của thầy toán. - Em về chỗ đi - Giọng thầy cố nén cơn bực tức - Tôi thật sự quá thất vọng về các em đấy. Tất cả ở đây đều đã lớn, sắp trưởng thành nay mai. Tại sao lại không chịu suy nghĩ mà thương cho cha mẹ và tôi chứ? Những con người này lao tâm khổ trí vì ai hả? Sao không chịu học? Đã thế còn vào đây làm gì? Ảnh hưởng thêm cho tập thể. Hiếu! Em trả lời xem, cúp tiết đi đâu mới về? - Thưa thầy, em... - Hết giờ, em lên văn phòng gặp tôi nhé. - Dù hết sức cố nén, nhưng âm giọng thầy vẫn có cái gì đó vừa buồn vừa giận. Nhìn lại đồng hồ đeo tay khi tiếng chuông báo hết giờ, không nói gì thêm, thầy bước nhanh ra cửa sau khi gọi: - Dũng, em đến thầy nhờ chút việc. - Vâng! Dũng đáp và bật dậy theo chân thầy. Cả lớp túa ra sân bàn tán xôn xao trong lúc Thiên Hương xem xong sổ đầu bài và ngồi phịch xuống ghế bởi nó vừa đọc được lời phê với giờ C tổ bố. Nó nhìn Hiếu trách móc rồi lặng lẽ bỏ đi không nói thêm lời nào. Kim Hà cũng vậy. Ở lớp chỉ còn mỗi mình Hiếu và Mai Liên. - Hiếu - Liên hỏi khẽ - Nãy nghỉ học làm gì vậy? - Hỏi để làm gì? Hiếu bực dọc - Bà ra ngoài đi cho tôi nhờ. Con gái nhiều chuyện tò mò quá. - Chửi à? - Liên nhìn Hiếu soi mói vào cái bọc được gói kín cẩn thận - Cái gì trong bọc đó. Me hả? Ngọt hay chua, hái về năn nỉ nhỏ Hà à? Nè, đưa coi, cho Liên một ít đem về nhà ăn với mắm ruốc chắc ngon lắm. Liên hít hà nuốt nước bọt vào họng. Đúng là đồ chua nghe nói là thèm. Hiếu chẳng thèm quan tâm, nó lầm lì lôi ra những trái đỏ nâu, thoạt nhìn như me dốt, nhưng xem kỹ lại thì không phải. Mai Liên trố mắt: - Trái gì vậy Hiếu? - Hỏi hoài! - Nó gắt gỏng - Phụ một tay đi bà Liên, nhanh lên đi, sắp tới giờ vào lớp rồi đấy. - Làm gì, Liên đâu biết! - Bà lấy dép đập dập ra. - Chi? - Thì làm đi, hỏi nhiều quá. Ờ. - Liêng làm theo lời Hiếu, đoạn cau mày nhìn nó thoa đều lên chỗ ngồi của Dũng cận một cách kỹ lưỡng, miệt mài. Hiếu phủi tay lau nhẹ vào chiếc khăn và ném luôn vào sọt rác cuối lớp đoạn lận mấy quyển vở học vào áo nói với Liên: - Bà ra ngoài sân chơi hoặc vê chỗ ngồi lại đi, tránh để tụi nó nghi ngờ. Còn nữa, tay bị dính thì lau cho ráo. Trái này ngứa dữ lắm đó. - Mắt mèo hả? - Ừ! Phen này cho nó biết thế nào là lễ độ với tụi mình. Đừng nói gì hết nhé Liên, Hiếu đi đây. - Còn hai giờ học nữa mà Hiếu. - Nghỉ - Nó nói xong lại phóng vút qua cửa sổ và biến nhanh sau bờ rào, lủi mất. Tiếng chuông vào học ngân dài trong gió, cả lớp vào cười nói ồn ào huyên náo sau mười lăm phút thư giãn, để tập trung cao độ vào học tập. Dũng thản nhiên ngồi vào chỗ của mình và theo thói quen vốn có, nó dùng tay phủi nhẹ lên bàn để lôi mấy cuốn tập vừa mang ra khỏi cặp. Liên kín đáo liếc nhìn về phía Dũng như chờ đợi sự cố. Bên này Thiên Hương nói nhỏ với Kim Hà: - Hiếu cúp cua nữa rồi Hà ơi! - Kệ nó. Nói với Hà làm gì - Hà bực bội ra mặt - Mặc thứ ngu đó đi. Nói hoài không chịu nghe. - Bỏ đi, thầy vào lớp rồi kìa. Mai chiều đến nhà Hiếu nói chuyện sau. Tiết học hoá bắt đầu và đôi tay Dũng cũng bắt đầu ngứa, lan nhanh khắp người nhất là những nơi da thịt trực diện tiếp xúc với bàn ghế chỗ Hiếu cố ý bôi mắt mèo. Tội nghiệp cho Dũng cứ gãi liên tục hết nơi này đến chỗ khác khắp cùng cơ thể đỏ tía, thậm chí trầy da, chảy máu. Cả lớp bắt đầu chú ý tới Dũng và bàn tán ồn ào hẳn lên. Không thể chịu đựng thấu, Dũng đứng lên cố gắng thật nhiều để khỏi gãi: - Thưa thầy... em có lẽ bị dị ứng da... cho nen em muốn xin phép được nghỉ. Nó lủi nhanh như chạy ra khỏi lớp và phóng lên chiếc xe đạp, cố trân người chịu đựng cơn ngứa khắp cùng cơ thể,mà thật sự không hiểu vì lý do chi xuất hiện quáy ác vậy. Dũng ngủ say được sau khi buộc phải dùng khá nhiều thuốc an thần để tạm quên đi cơn ngứa, chưa từng bị từ nhỏ tới giờ. Hiếu trở vào lớp, bình thản như chưa từng làm điều gì và hầu hết chẳnt ai nghi ngờ chi cả. Chỉ có Hiếu và Mai Liên hiểu được. Cả hai rất hài lòng, bởi trút được cơn giận dữ ầm ĩ bao lâu nay. Thời tiết đột nhiên trở xấu, thất thường đỏng đảnh như những cô gái mười tám biết mình đẹp nên làm cao. Vụ lúa hè thu đã đến kỳ thu hoạch nhưng mua liên tục, với những tin áp thấp buồn bã được truyền thông. Những cơn mưa như trút nước, làm dòng sông đỏ ngầu v`i quá tải. Nước tràn lên bờ, ngập lụt cây lúa lẫn hoa màu. Học sinh từ các xã xa tới trường huyện phải vất vả lắm vì con đường bị sạt lỡ nhiều đoạn đường trơn trợt, không biết đâu để đề phòng té ngã. Giao thông đình trệ mọi bề. Hầu hết các học sinh cấp III trường huyện tham gia cứu giúp đồng bào các xã cần chi viện. Lớp Thiên Hương cũng hăng hái lên đường. Đi đầu phong trào là những đoàn viên ưu tú. Sân trường từ mờ sáng đã đầy ắp những tiếng nói cười, rôm rã khí thế. - Thiên Hương! - Ủa Dũng! - Hương ngạc nhiên lẫn mừng rỡ ra mặt - Định theo đoàn vào vùng sâu à? - Ừ! - Liệu được không, coi chừng da bạn không quen nguồn nước nhiễm phèn dễ bị dị ứng lắm đó... Hay đợi đợt sau hãy đi! - Phải đó, dị ứng da, gặp nước phèn, thì thường bị nhiễm trùng. - Kim Hà xen vào - Dũng ở lại trường tiếp nhận cứu trợ hay hơn. - Không! Mình rất muốn vào nơi đó để tận mắt xem cảnh đồng bào sin sống. Thật ra... tận miền trung du đồi cọ, rừng thông bạt ngàn hùng vĩ Dũng đều đã đi tới qua rất nhiều lần theo cha mẹ đi tham quan... Nhưng chưa hề tới với đồng bào vùng lũ, vùng sâu, vùng xa, nông thôn hẻo lánh thì chưa có dịp. Hơn bao giờ hết, Dũng rất muốn được góp chút công sức nhỏ bé để giảm bớt và chia sẻ mất mát khổ cực cùng họ. Còn nữa, đây là số tiền Dũng đóng góp. Tuy ít, nhưng nó là tấm lòng. - Thế... bao nhiêu đây? - Hương đón nhận và thật sự xúc động, nhỏ nhìn thật sâu vào đôi mắt cận của Dũng, lòng bồi hồi đến lạ, chuyền tay qua Kim Hà nói nhỏ - Hà đếm đi, nhớ ghi cẩn thận vào sổ để trình lên văn phòng ban giám hiệu. - Biết rồi! Ý trời... sao nhiều dữ vậy Dũng? Hà ngỡ ngàng như không tin vào mắt mình bởi số tiền vượt xa tầm suy nghĩ của nó. - Hương ơi... những một triệu đấy. - Nhiều quá... Dũng xin của bà hay chú? - Hương đắn đọ - Hay cất bớt lại đi... ngần ấy tiền... - Đừng lo gì cả Hương ơi. - Dũng cười nhẹ như trấn an hai nhỏ bạn - Đây là số tiền để dành đó. Dũng mới đập con heo đất, nuôi hơn hai năm rồi, nó béo quá, bụng phệ mang hết nổi nên... thịt thôi. Dũng lại gãi nhẹ đầu. - Hương cứ tiếp nhận đi... đừng ngại. - Nhưng... còn chú và bà Dũng... Liệu họ đã đồng ý chưa? - Rồi! Tiền này là của Dũng, mình sử dụng đúng mục đích tốt thì ngại gì chứ? Bà vui lòng lắm, sáng nay chú cũng theo đoàn bác sĩ tình nguyện khám, chữa bệnh và phát thuốc miễn phí cho đồng bào vũng lũ nữa đó. Chú cháu Dũng hẹn sẽ gặp nhau ở đấy. Hay lắm Dũng - Thầy bất ngờ lên tiếng. Vỗ nhẹ vai nó - Em luôn làm cho tôi và các bạn ở đây bất ngờ lẫn thú vị. Ở đâu, trên khắp đất nước mình ai cũng có tấm lòng như thế này... thì lo gì đất nước chúng ta không giàu mạnh. Thầy... cảm ơn em nhé. - Không a... xin thầy đừng nói vậy, em cảm thấy khó xử... Thật ra tiền ba mẹ gửi về cho, ở đây đâu xài gì, cho nên... - Tôi hiểu rồi - Thầy gật gù niềm hãnh diện về đứa học trò tràn qua mắt - Thiên Hương, em tiếp nhận nhé. Tôi lên văn phòng giây lát sẽ quay trở lại. - Dạ! Thầy vừa quay gót vào đám đông học sinh nhốn nháo ở sân trường thì Minh Hiếu và Mai Liên bước nhanh lại, chúng tò mò nhìn Dũng cận, rồi Hiếu ngang nhiên túm ngực áo Dũng rít giọng qua kẽ răng: - Mày chơi nổi hả thằng khốn nạn! Tưởng người Sài gòn giàu có làm phách? - Nè! Hiếu làm gì kỳ cục vậy? - Hương xen vào bằng cái cau mặt - Mau buông áo Dũng ra! - Không thì sao? Hương tránh ra đi thì tốt - Hiếu gầm gừ - Mày dư tiền học đâu chẳng được, lại về đúng chốn này. Khôn hồn cút xéo về trên đó, trả lại bình yên cho lớp của tao. - Hiếu sai rồi - Dũng từ tốn nhìn thẳng vào Hiếu - Bạn buông áo tôi ra trước đã, đừng tạo sự dòm ngó của mọi người để có ấn tượng không đẹp trước lúc mình lên đường làm nghĩa cử đẹp. - Mày... - Nên nhớ rằng, đây là sân trường. Hiếu với tôi còn đang độ tuổi cắp sách trau dồi kiến thức và đạo đức. Học tập để cùng nhau tiến bộ đã khó mà tác phong đạo đức của con người tốt đối với xã hội, nhà trường lại càng khó hơn. Tôi về đây chỉ đơn giản có thế. Còn Hiếu muốn nghĩ sao là tuỳ, chẳng ai có thể ép người khác nghĩ tốt về mình được trong khi thực tế chứng minh ngược lại. Các em nhỏ học sinh ở vùng sâu vùng xa đang bị lũ, thiếu trầm trọng tập vở. Tôi làm là vì máu chảy ruột mềm, chẳng có ý chơi trội. Lương tâm không cho phép mình vung tay phí phạm, khi số tiền ngần ấy có thể giúp được và đem lại niềm vui cho các em nhỏ.