Chương 4

Bốn bà sơ bước chầm chậm, trang phục cả bốn tuy, nghèo nàn song lại trở nên “rắc rối” đối với một địa thế gồ ghề và phức tạp. Dép của họ quá mỏng manh, không chống đỡ nổi mặt đất đầy đá lởm chởm. Áo choàng của họ vướng víu vào mọi thứ. Sơ Theresa thậm chí còn không đọc được kinh. Hai tay sơ luôn bận bịu gạt những cành cây nhọn để chúng khỏi cào vào mắt.
Trong ánh sáng ban ngày, sự tự do càng trở nên kinh khủng hơn. Chúa Trời đã lôi họ ra khỏi cõi cực lạc để rồi quẳng vào một thế giới hoàn toàn xa lạ, và sự dẫn dắt của Người mà họ tự nguyện nhắm mắt theo lâu nay cũng đã bị rời bỏ.
Họ thấy mình như rơi vào một vùng đất chưa in dấu chân người, chẳng bản đồ, cũng chẳng la bàn. Những bức tường bấy lâu từng bảo vệ họ khỏi mọi hiểm họa bỗng dưng biến mất, và họ chợt thấy mình trần trụi, nhỏ nhoi. Sự nguy hiểm rình rập khắp nơi mọi chốn mà họ thì chẳng có đến một hang hốc giấu thân.
Cảnh vật và những âm thanh nơi đây thật đáng nghi ngờ. Côn trùng, chim chóc và cả những mảng trời xanh dồn dập ùa vào các giác quan họ. Còn một cái gì khác nữa rất đáng sợ mà họ chưa gọi được tên.
Khi mới rời tu viện, cả ba sơ Theresa, Graciela và Megan đều cố tránh nhìn mặt nhau, theo bản năng giữ gìn kỷ luật. Giờ đây người nào cũng hết sức hào hứng khi được quan sát lẫn nhau. Lại nữa, sau bao năm sống trong im lặng, họ bỗng thấy nói ra lời thật khó khăn. Khi cất giọng, tiếng họ nghèn nghẹn, như đang học một kỹ năng mới lạ. Và bên tai họ thì cứ vang lên cái giọng nói lạ lùng, không hiểu của người ở bên hay của chính mình. Chỉ Lucia là tỏ ra thoải mái, tự tin. Ba người kia tự nhiên đều hướng về Lucia tìm một sự dẫn dắt, như bao năm qua đã hướng về Chúa.
– Chúng ta cũng phải tự giới thiệu nhỉ. - Lucia nói. - Tôi là sơ Lucia.
Lúng túng một lúc, rồi Graciela dụt dè:- Tôi là sơ Graciela. Một cô gái mắt đen và có vẻ mặt thật hấp dẫn.
– Tôi là sơ Megan. Cô gái tóc vàng có cặp mắt xanh nổi bật.
Tôi là sơ Theresa. Người già nhất nhóm. Năm mươi hay sáu mươi Khi cả bọn đang nằm nghỉ ở vạt rừng ngoài làng, Lucia nghĩ. Họ cứ như những con chim mới nở bị rơi khỏi tổ. Nếu chỉ có một mình chắc họ sẽ chẳng tồn tại được dăm phút. Thật tội nghiệp. Thây kệ, ta sẽ lên đường sang Thụy sĩ với cây thánh giá.
– Lucia đi tới bìa rừng, rẽ cây nhìn về phía khu làng nhỏ phía dưới. Vài người đang đi lại trên đường. Không có dấu hiệu nào của những kẻ đã tấn công vào tu viện.
Nào, Lucia nghĩ bụng, cơ hội đến rồi. Cô quay lại phía ba người. - Có lẽ tôi vào làng kiếm chút đồ ăn. Các sơ đợi ở đây cô gật đầu ra hiệu cho sơ Theresa. - Sơ đi với tôi.
Sơ Theresa hết sức bối rối. Suốt ba chục năm nay bà chỉ tuân theo những lời chỉ bảo của Mẹ Bentina. Giờ đây bỗng dưng bà sơ trẻ này nhảy vào vị trí đó.
Nhưng điều gì sẽ diễn ra thì đó là ý nguyện của Chúa. Sơ nghĩ Người cử cô ta tới đây để giúp chúng ta, và cô ấy đang nói lời của Người.
Tôi phải đem cây thánh giá này tới tu viện Mendavia càng sớm càng tốt.
– Phải lắm, xuống đó ta sẽ hỏi đường đi.
Hai người ra khỏi rừng.
Có vẻ thuận lợi đây, Lucia nghĩ thầm. Họ đi tới ven thị trấn nhỏ. Một tấm biển đề Villacastin. Phía trước họ là phố chính của thị trấn. Bên trái là con phố nhỏ vắng lặng. Tốt, Lucia thầm nghĩ. Sẽ chẳng ai chứng kiến được điều sắp xảy ra.
Lucia quay sang phố nhỏ:
– Đi đường này thôi, ít có khả năng bị phát hiện. Sơ Theresa gật đầu, ngoan ngoãn đi theo. Vấn đề bây giờ là làm sao lấy được cây thánh giá khỏi tay sơ Theresa.
– Mình sẽ giật lấy, rồi chạy, Lucia nghĩ, nhưng mụ có thể sẽ kêu lên và sẽ khiến mọi người chú ý. Không được. Phải đảm bảo chắc chắn là mụ yên lặng.
Một cành cây rơi xuống từ lúc nào hiện ra trước mặt, Lucia dừng lại, cúi nhặt lên. Cành cây khá nặng. Tuyệt vời. Rồi đợi cho sơ Theresa tới kịp mình. Sơ Theresa...
Bà quay nhìn Lucia. Đúng lúc cô bắt đầu nâng cành cây lên thì một giọng đàn ông không hiểu từ đâu vang tới.
– Chúa ở bên các bạn.
Lucia giật mình nhìn quanh, cất chân định chạy. Một người đàn ông đứng đó trong chiếc áo choàng màu nâu và chiếc mũ trên đầu của kẻ tu hành. Ông có dáng người cao, gầy, khuôn mặt chim ưng với một ấn tượng thánh thiện nhất mà Lucia lần đầu được thấy. Cặp mắt ông ta lan tỏa một cảm giác nồng nàn và giọng nói thì thật nhẹ nhàng, ấm áp.
– Tôi là tu sĩ Miguel Carrilo.
Lucia bừng tỉnh. Kế hoạch của cô bị cản trở. Nhưng đột nhiên lại có một kế hoạch khác hay hơn. Ơn Chúa, người đã đến với chúng tôi. - Lucia nói. Người này sẽ giải thoát cho cô. Ông ta có thể biết được con đường ngắn nhất và an toàn nhất đưa cô ra khỏi Tây Ban Nha. - Chúng tôi từ tu viện dòng Cistercian gần Avila tới đây. - Cô giải thích. - Đêm hôm qua tu viện bị một số kẻ lạ mặt tấn công. Tất cả các nữ tu sĩ đều bị bắt giữ. Bốn người chúng tôi khó khăn lắm mới trốn được.
– Ông tu sĩ đáp lời, giọng tràn đầy căm giận:
– Tôi tới đây từ tu viện ở San Generro, nơi tôi đã cầu nguyện suốt hai mươi năm qua. Chúng tôi bị kẻ lạ mặt tấn công đêm hôm kia, - ông ta thở dài. - Tôi biết rằng Chúa đã có sẵn kế hoạch cho những đứa con của Người, nhưng tôi phải thú thật là chính tôi lúc này cũng không hiểu được dự tính của Người.
– Những người đó đang truy lùng chúng ta. - Lucia nói. - Điều quan trọng là chúng ta phải ra khỏi Tây Ban Nha càng sớm càng tốt. Ông có cách nào không?
Tu sĩ Carrillo cười khẽ:
– Tôi nghĩ mình có thể giúp được các sơ. Chúa đã cho chúng ta gặp nhau. Xin hãy đưa tôi tới chỗ những người còn lại.
Vài phút sau, Lucia đã đưa vị tu sĩ tới bìa rừng.
– Đây là tu sĩ Carrillo, - cô nói - đã sống trong tu viện suốt hai mươ năm qua.
Ông ấy đến để giúp đỡ chúng ta.
Phản ứng của mỗi người đối với ông tu sĩ mỗi khác. Graciela không dám nhìn thẳng vào mặt; Megan thì dò xét với những cái liếc nhanh, thích thú còn Theresa thì coi ông như một vị sứ giả được Chúa phái đến để dẫn dắt bà tới tu viện ở Mendavia.
Tu sĩ Carrillo nói:
– Không nghi ngờ gì, bọn người đã tấn công vào tu viện đang truy tìm các bạn. Để đánh lạc hướng chúng, việc đầu tiên là các bạn phải thay đổi trang phục.
– Chúng tôi chẳng có bộ nào để thay cả. - Megan nói.
– Tu sĩ Carril1o mỉm cười sung sướng:
– Đức Chúa trời có một tủ quần áo vĩ đại, Người sẽ cho chúng ta. Hãy theo tôi quay vào thị trấn.
Quãng hai giờ, là giờ ai nấy nghỉ trưa, tu sĩ Carril1o cùng bốn bà sơ vừa đi vào phố chính của thị trấn vừa kín đáo quan sát xem có bị ai theo dõi không.
Các cửa hiệu đều đóng cửa nhưng quán ăn và tiệm giải khát vẫn mở, từ bên trong vang ra những điệu nhạc hỗn độn, lạ tai.
Tu sĩ Carrillo quan sát vẻ mặt của sơ Theresa rồi nói:
– Đó là loại nhạc Rock, rất phổ biến với bọn trẻ thời nay. Hai phụ nữ trẻ đứng trước một quầy rượu nhìn đám tu sĩ đi qua. Các nữ tu cũng tròn xoe mắt nhìn quần áo của họ. Một người mặc chiếc váy ngắn không che nổi cặp đùi, kẻ kia váy dài hơn nhưng lại xẻ toang hoác ở vế Cả hai đều mặc áo lót không tay bó sát người.
Mặc thế thì cũng như không, sơ Theresa hoang mang nghĩ. Đứng ở lối vào là một người đàn ông mặc chiếc áo bó chặt không có cổ, trông thật lạ mắt. Một sợi dây gắn đá óng ánh lủng lẳng trước ngực. Những hương vị lạ lùng chào đón khi họ đi qua. Mùi nicotin và mùi whisky.
Megan dán mắt nhìn theo cái gì đó đang đi ngang qua đường. Cô dừng lại.
– Gì thế Có chuyện gì vậy? - Cô nhìn Carrillo, hỏi. Megan nhìn theo người phụ nữ đang bế một đứa bé. Bao nhiêu năm đã trôi qua, kể từ lần cuối cô được nhìn một đứa bé, hay là một đứa trẻ con? Lần cuối cùng khi cô còn ở trại mồ côi, mười bốn năm về trước. Hình ảnh bất ngờ làm cho Megan chợt nhận thấy cuộc sống của cô đã xa vời với cuộc sống bên ngoài biết bao nhiêu.
Sơ Theresa cũng nhìn theo đứa bé, nhưng bà lại nghĩ về một điều khác. Nó là con của Monique. Đứa bé bỗng dưng khóc toáng lên. Nó khóc vì mình bỏ nó.
Nhưng không thể thế được. Ba chục năm qua rồi cơ mà. Theresa vội quay mặt nhưng tiếng khóc của đứa bé vẫn vang bên tai bà. Họ tiếp tục đi. Qua một rạp xinê. Tấm phông quảng cáo đề Ba người tình. Mấy bức ảnh phô diễn những người phụ nữ hở hang đang ôm ghì lấy người đàn ông để trần bộ ngực. Sao mà họ.... họ gần như trần truồng thế - Sơ Theresa kêu lên.
Ông tu sĩ Carrillo chau mày:
Phải, thật đáng hổ thẹn với những cái mà các rạp chiếu bóng đưa lên màn ảnh. Một cảnh khiêu dâm thuần túy. Những hành động riêng tư nhất, kín đáo nhất cũng đem bày ra cho mọi người cùng xem. Chúng biến những đứa con của Chúa thành súc vật.
Họ đi qua một cửa hàng bán đồ kim khí, hiệu làm đầu, cửa hàng bán hoa, bán kẹo, tất cả đều đóng cửa. Cứ tới mỗi cửa hiệu, các tu sĩ lại dừng chân ngắm nghía những món hàng bày trong tủ kính, bồi hồi với những hình ảnh mờ ảo một thời nào đó.
Tới một hiệu trang phục phụ nữ, tu sĩ Carrillo ra dấu:
Dừng lại.
– Mấy tấm màn đã kéo xuống che kín mặt trước cửa hiệu, trên đó treo tấm biển đóng cửa.
– Hãy đợi tôi ở đây.
Bốn người phụ nữ nhìn theo ông ta bước đi, rồi biến mất sau góc phố. Họ lúng túng nhìn nhau. Ông ta đi đâu thế nhỉ, nếu không quay lại thì sao?
Vài phút sau, họ nghe thấy tiếng cửa trước mở ra, và tu sĩ Carrillo xuất hiện ở lối vào, tươi cười.
– Nhanh lên. - Ông ra hiệu cho họ.
Khi họ đã vào bên trong và tu sĩ khóa cửa lại, Lucia hỏi:
– Làm sao ông...
– Chúa tạo ra cửa sau cũng như Người đã tạo ra cửa trước. - Ông tu sĩ nói bằng giọng trang nghiêm song vẻ tinh quái trong câu nói khiến Megan bật cười.
Mấy bà sơ nhìn quanh, lo lắng. Đây là một kho lớn toàn váy áo, giày dép, tất nịt...đủ loại, đủ màu. Toàn những thứ từ nhiều năm họ không được thấy. Các kiểu cách trông đến lạ. Lại có cả túi xách, ví tay, phấn son... quá nhiều thứ, không biết phải để mắt vào thứ nào.
Đám đàn bà đứng đó, há hốc mồm. - Chúng ta phải nhanh lên. - Carril1o đe.
" Cần rời khỏi trước khi hết giở nghỉ trưa, cửa hàng mở lại. Thôi, nhanh tay lên.
Chọn lấy bất cứ thứ nào mình mặc vừa.
Lucia nghĩ bụng. Nhờ trời, cuối cùng mình lại được ăn mặc đúng như một người phụ nữ. Cô bước tới một giá treo quần áo và bắt đầu lựa chọn kỹ càng, cuối cùng lấy ra chiếc váy màu ve và chiếc áo khoác lụa cùng bộ. Không phải loại Belenciaga, nhưng lúc này thì cũng được. Cô chọn thêm vài chiếc quần áo lót đôi giày mềm, rồi bước vào ngăn thay đồ và chỉ sau vài phút đã sẵn sàng lên đường.
Những người khác vẫn còn đang loay hoay với bộ đồ mặc ngoài. Graciela chọn chiếc váy vải hoa trắng, làm nổi bật mớ tóc đen và nước da sẫm của cô, rồi một đôi dép.
Megan lựa chiếc váy hoa màu xanh bày mẫu, chiếc váy dài quá đầu gối, và đôi giày đế thấp.
Sơ Theresa lúng túng không biết chọn gì. Những vải vóc và màu sắc làm bà hoa mắt. Nào đồ lụa, đồ flanen, đồ tuýt đồ da...Nào hàng vải bông, vải chéo, vải nhung. Rồi kẻ ngang, kẻ dọc, carô...Và đủ các màu. Và mọi thứ đều như... hở hang. Hở hang, đó là từ bật ra trong đầu Theresa. Suốt ba mươi năm qua, bà được che phủ kín đáo với bộ đồ tu sĩ nặng nề, giờ đây bà phải cởi bỏ chúng và khoác lên người những vật nhẹ bẫng và thiếu đứng đắn này. Cuối cùng bà cũng tìm được chiếc váy dài nhất và chiếc áo khoác vải dày, cổ cao, và dài tay.
Nhanh lên, các bạn. Cởi bỏ hết đồ cũ ra và thay cái mới vào đi. - Tu sĩ Carrillo giục.
Họ nhìn nhau bối rối. - À, phải, tôi sẽ đợi ở phòng ngoài. - Ông ta cười.
Ông ta đi về phía sau cửa hiệu, rồi vào phòng giao dịch. Ba bà sơ bắt đầu cởi bỏ quần áo, đứng trước nhau e thẹn.
Ở phòng bên, tu sĩ Carrillo vội vàng kê một chiếc ghế dài phía dưới ô cửa sổ nhìn sang gian hàng và qua đó, dán mắt theo dõi các bà sơ thay đồ. Hắn tính toán:
Ta thịt đứa nào trước bây giờ Miguel Carrillo bắt đầu sự nghiệp từ năm lên mười, với nghề ăn trộm. Sinh ra, hắn đã có khuôn mặt đẹp, như thiên thần và mớ tóc xoăn hoe vàng, những thứ đã tỏ rõ giá trị không thể lường hết được trong nghề hắn chọn. Hắn bắt đầu từ hành vi lưu manh thấp hèn nhất:
“giật ví nẵng đồ trong các cửa hiệu. Hắn lớn lên,”nghiệp vụ cũng phát triển theo. Rồi hắn sinh nát rượu và bắt đầu săn những phụ nữ giàu có. Nhờ dáng vẻ bên ngoài tuyệt vời, hắn đã rất thành công. Hắn tiến hành một số vụ lừa đảo độc đáo, cứ vụ sau lại tài tình hơn vụ trước. Thật không may, vụ lừa đảo mới đây nhất đã lại chẳng chịu theo ý muốn của hắn.
Làm ra vẻ nhà tu hành từ một tu viện xa xôi, Carrillo đi từ nhà thờ này tới nhà thờ khác xin trú qua đêm. Hắn luôn được đón tiếp niềm nở, nhưng buổi sáng hôm sau, khi các vị cha cố mở cửa nhà thờ, thì thấy những đồ có giá trị của Chúa cùng vị khách tu hành “cơ nhỡ” đã không cánh mà bay. Cũng thật vô phúc, số phận đâm ra lừa đảo lại hắn. Hai đêm trước, tại Bejor, vị linh mục trưởng tự dưng khó ngủ lại đi thơ thẩn trong đêm và Carrillo đã bị bắt quả tang khi đang “lau chùi” đồ quý của nhà thờ. Tu viện trưởng vốn to khỏe nên dễ dàng vật ngã Carrillo và tuyên bố nộp hắn cho cảnh sát. Một cái cốc bằng bạc lớn bỗng rơi ra. Carrillo nhặt lên và nện thẳng vào đầu kẻ dám mang cảnh sát ra dọa mình. Hoặc là cái cốc bạc quá nặng, hoặc giả xương sọ ông linh mục quá mỏng, nhưng dù thế nào chăng nữa thì ông cũng đã nằm lăn ra và:..như ngủ thiếp đi. Carrillo chạy trốn, cố gắng càng xa càng tốt. Hắn chạy qua Avila, nghe được vụ tấn công của đại tá Acoca và tổ chức GOE bí mật vào tu viện. Cũng là.
số phận đã cho Carril1o gặp bốn vị nữ tu đang bỏ trốn này.
Giờ đây, say sưa với những toan tính, hắn vuốt ve cặp mắt trên những tấm thân trần của họ, nghĩ bụng:
Còn một lý thú nữa. Vì đại tá Acoca đang truy lùng bọn này nên chắc chắn sẽ có một khoản tiền thưởng béo bở dành cho ai bắt được chúng. Trước hết, ta ấp chúng đã, rồi sau sẽ đem chúng nộp cho Acoca.
Ba bà sơ vẫn đang hoàn toàn trần trụi. Carrillo chăm chú theo dõi họ lóng ngóng mặc quần áo lót. Rồi họ cũng mặc xong, ngượng ngập cài những chiếc cúc không quen thuộc, kéo những sợi dây khóa xa lạ, cố gắng nhanh nhất có thể. Đến lúc hành sự rồi, Carrillo hân hoan nghĩ. Hắn tụt xuống, đi sang gian hàng, tiến tới quan sát họ với vẻ hài lòng, nói:
Tuyệt vời. Không ai trên đời này còn ngờ được các bạn là tu sĩ. Tôi xin khuyên thêm là các bạn nên quàng khăn. - Hắn chọn cho mỗi người một chiếc, rồi theo dõi họ quàng lên đầu. Migllel Carril1o quyết định Graciela sẽ là người đầu tiên. Không nghi ngờ gì, cô là một trong những người đàn bà đẹp nhất mà hắn đã gặp. Và cái thân hình kia? Làm sao mà con bé lại phung phí nó cho Chúa thế nhỉ Ta sẽ chỉ cho con bé biết phải làm gì với nó.
Hắn quay sang Lucia, Theresa và Megan:
Chắc các bạn phải đói lắm. Tôi muốn các bạn tới tiệm cà phê ta vừa đi qua và đợi chúng tôi ở đó. Tôi sẽ tới nhà thờ mượn một ít tiền của linh mục để trả tiền ăn. - Hắn quay sang Graciela.
– Tôi muốn sơ đi cùng để giải thích cho linh mục biết chuyện xảy rạ ở tu viện.
Tôi...xin vâng.
Carrillo nói với ba người còn lại. - Chúng tôi sẽ tới chậm một lát. Bây giờ xin các bạn hãy dùng cửa sau.
Hắn nhìn theo Lucia, Theresa và Megan đi khuất. Khi nghe thấy tiếng cánh cửa đóng lại sau lưng họ, hắn quay sang Graciela. Con bé thật tuyệt vời, hắn nghĩ, có lẽ phải giữ nó lại với ta, và sẽ dùng nó vào một vài vụ. Nó có thể giúp ta nhiều đây. Tôi xong rồi. - Graciela nhìn hắn.
– Chưa được. - Carrillo ra vẻ quan sát cô một lát. - Không được:
Tôi sợ cách ăn mặc này không hợp với cô. Cởi ra đi.
– Nhưng... sao lại thế – Bộ này không vừa lắm. - Carril1o liến thoắng. - Người ta sẽ để ý, mà cô thì không muốn làm họ chú ý, đúng không?
Graciela ngập ngừng đi về phía sau gian hàng. - Nhanh lên nào. Chúng ta có rất ít thời gian. Graciela lóng ngóng kéo chiếc váy qua đầu. Đang lúng túng với bộ đồ lót thì Carrll1o đột ngột xuất hiện.
– Cởi tất cả ra. - Giọng hắn khàn khàn. Graciela tròn mắt nhìn hắn. - Cái gì thế” Không? - Cô kêu lên. - Tôi... tôi không thể. Xin ông...
Để tôi giúp sơ - Carrillo tiến sát bên cô. Tay hắn vươn ra giật tung chiếc xu chiêng và xé rách toang chiếc quần lót.
Không, - cô hét lên. - Ông không được làm thế dừng lại ngay.
– Graciela, chúng ta vừa mới chỉ bắt đầu, em sẽ thấy yêu nó ngay thôi.
Đôi tay khỏe của hắn ôm vòng lấy cô. Hắn đè cô xuống sàn và nhanh chóng cởi quần áo của mình. Tấm màn che trí nhớ Graciela đột nhiên rơi xuống. Chính là tên Marôc da đen đang cố sức ấn vào trong cô, xé ruột gan cô, và cái giọng the thé của mẹ cô đang gầm lên. Graciela hãi hùng. Không, không thể như thế nữa.Không. Không được. Cô nghiến răng đạp Carrillo ra và vùng dậy. Đồ chết tiệt. Hắn kêu lên, vung tay đấm vào mặt cô. Graciela ngã ra, quay cuồng, choáng váng. Cô thấy mình đang trở về với thời gian.
Ngày đó... Ngày đó...

*

LAS NAVAS DEL MARQUES, TÂY BAN NHA, 1955
Graciela tròn năm tuổi, những hình ảnh đầu tiên, đọng lại trong ký ức của cô là một dòng người lạ trần truồng trèo lên, trèo xuống giường của mẹ. Mẹ cô giảng giải:
Đấy là các bác của con. Con phải tỏ ra kính trọng các bác ấy. Những ông bác phì nộn, tục tằn và không chút tình cảm. Họ ở lại một đêm, một tuần, một tháng, rồi biến mất. Khi họ đi khỏi, Dolores Pinero lập tức tìm được một người mới.
Thời trẻ, Dolores Pinero có một vẻ đẹp khác thường và Graciela đã thừa hưởng được những nhan sắc cũng như thân hình của mẹ.
Nhìn Graciela hồi nhỏ cũng đã thấy choáng váng. Đôi gò má cao, nước da màu ôliu, mớ tóc đen óng ánh và đôi mày rậm dài. Cơ thể trẻ trung của cô tràn đầy hứa hẹn.
Năm tháng trôi qua, thân hình Dolores Pinero trở nên béo phì và khuôn mặt thanh tú tuyệt hảo đã trở nên thâm tím lại bởi những cú đấm của thời gian. Mặc dù không còn đẹp nhưng bà vẫn dễ gần và lại nổi tiếng là một người bạn giường sôi nổi. Bà sống cuộc sống đạm bạc của một thợ may, sống bất cần đời, và chỉ được những phụ nữ nghèo khó hoặc bần tiện trong làng thuê mướn. Dolores Pinero căm ghét con mình bởi lẽ cô bé luôn gợi lại cho bà về một người đàn ông bà đã yêu. Cha của Graciela, một thợ cơ khí đẹp trai đã xin được cưới cô gái.
xinh xắn Dolores, nhưng khi cô gái báo tin về cái bầu thì anh ta biến mất, bỏ mặc cô với cái mầm đáng nguyền rủa. Dolores tính tình cay độc, và cô,đã dồn sự trả thù lên đầu đứa trẻ. Bất cứ khi nào con gái làm điều gì không phải bà lại đánh đập nó và hét toáng:
“Mày cũng ngu như thằng bố mày!”.
Cô bé không biết làm cách nào để tránh được những cơn mưa đòn, hoặc những lời chửi mắng mỗi ngày một nhiều hơn, đau hơn độc địa hơn. Cứ mỗi buổi sáng Graciela lại thức dậy và cầu nguyện:
Chúa ơi, xin Người đừng để mẹ đánh con hôm nay. Chúa ơi, xin Người làm cho mẹ được hạnh phúc hôm nay.
Chúa ơi, xin Người hãy làm cho mẹ nói là mẹ yêu con hôm nay. Khi không đánh đập Graciela, mẹ cũng tránh mặt cô. Graciela tự sửa soạn các bữa ăn và tự giặt giũ. Cô bé làm lấy bữa trưa để mang tới trường và nói với cô giáo:
– Hôm nay, mẹ làm cho em món empanađas. Mẹ biết em thích món này lắm mà. Hay:
Em xé rách quần áo, nhưng mẹ khâu lại cho em. Mẹ thích làm mọi thứ cho em.
Hoặc:
– Hai mẹ con em sẽ đi xem phim vào ngày mai. Và điều đó làm cô giáo đau đớn.
Las Navas del Marques là một làng nhỏ cách Avila một giờ đường và cũng như mọi xóm làng khác, mọi người ở đây đều biết chuyện riêng của nhau. Lối sống của Dolores Pinero bị mọi người ghét bỏ lại được thể hiện ra qua cách cư xử với Graciela. Các bà mẹ không dám cho con mình chơi với cô bé, sợ rằng đạo đức của con mình sẽ bị vấy bẩn. Graclela cũng được đi học ở trường, tại Plazoletadel Cristo, nhưng cô không có bạn bè cùng lớp và cả cùng trường. Cô là một trong số học trò thông minh nhất, nhưng đạo đức thì xấu. Cô không thể để tâm vào việc học hành vì luôn cảm thấy mệt mỏi. Thầy cô giáo thường nhắc nhở:
Em phải đi ngủ sớm hơn, Graciela, em phải nghỉ ngơi đủ để có thể tỉnh táo làm bài. Song sự mệt mỏi của cô chẳng liên quan gì tới chuyện ngủ muộn. Hai mẹ con ở chung một phòng nhỏ, có hai ngăn. Graciela nằm trên chiếc đi văng trong cái ngăn chật hẹp, cách giường ngủ của mẹ chỉ bằng một bức màn mỏng, lại còn rách, khiến những âm thanh kích động trong đêm đã làm cô thức giấc, và buộc cô phải nghe, khi mẹ cô “vật lộn” với một người lạ mặt không rõ từ đâu trèo lên giường bà.
Khi Graciela mang sổ 1iên lạc về, mẹ cô rít lên:
– Tao cũng như mày, mang về những điểm đạo đức xấu xa này, và mày biết tại sao lại như thế không?Bởi vì mày ngu. Ngu? Graciela thường tin mẹ nói đúng và gắng không khóc. Cứ mỗi buổi chiều tan học cô lại thẫn thờ một mình theo con đường nhỏ ngoằn ngoèo giữa những hàng cây keo và sung dâu, đi qua những ngôi nhà bằng đá quét vôi trắng, nơi có những người giàu tình thương đang vui vầy với gia đình. Graciela cũng có những người bạn, nhưng họ đều trốn trong trí não cô. Ở đó có những cô bé xinh xắn và các cậu bé đẹp đẽ, họ mời cô tới dự những cuộc liên hoan vui vẻ với những chiếc bánh ngọt cùng những cây kem. Các bạn bè tưởng tượng của cô hết sức tốt bụng và họ đều nghĩ là cô rất đẹp Khi vắng mẹ, Graciela thường ngồi một mình, với những đoạn độc thoại dài với bạn bè.
Bạn giúp mình làm bài tập với, Graciela, mình không biết làm số học, mà bạn thì lại giỏi toán Tối hôm nay chúng mình làm gì nhỉ, Graciela? Đi xem phim nhé! Hay vào phố uống CôcaCola Mẹ bạn sẽ cho bạn đến ăn tô ở nhà mình chứ, Graciela Nhà mình mở tiệc to lắm. Không, mình sợ khó đấy. Mẹ mình sẽ cảm thấy cô quạnh nếu mình không ở bên. Mình là tất cả của mẹ, bạn biết đấy.
Mỗi chủ nhật Graciela lại dậy thật sớm, nhẹ nhàng mặc quần áo, thận trọng không 1àm thức giấc mẹ cô đang cùng ngủ với một ông bác nào đó trên giường, rồi một mình tới nhà thờ San Juan Bavtista. Ở đó có cha Perez kể về những miền hạnh phúc của cuộc sống sau khi chết, về cuộc sống thần thoại bên Chúa Giêsu.
Nhưng Graciela không thể đợi đến khi chết mới được gặp Người. Đức cha Perez trạc tuổi bốn mươi, rất có duyên. Ông tới Navas del Marques đã vài năm nay. Cha lo lắng từ người giàu đến kẻ nghèo, người ốm đau lẫn kẻ khỏe mạnh và trong cái làng nhỏ bé này không một bí mật nào mà cha không tường. Cha Perez biết Graciela là một cô bé ngoan đạo và cũng biết câu chuyện về dòng đàn ông lạ mặt thường xuyên chung giường với mẹ cô. Đó không phải là căn nhà thích hợp cho một cô gái trẻ. Nhưng liệu ai có thể làm gì để thay đổi điều đó.
Cha Perez luôn tự hỏi, không hiểu bằng cách nào mà Graciela vẫn giữ được mình trong trẻo như thế. Cô gái bé nhỏ tốt bụng, dịu dàng và không hề phàn nàn về cuộc sống của mình.
Graeiela luôn xuất hiện ở nhà thờ trong bộ quần áo gọn gàng, sạch sẽ mà cha biết chắc là cô bé tự giặt lấy. Cha cũng biết cô bé bị bọn trẻ trong thị trấn xa lánh và vì thế, cha thường tỏ ra thông cảm với cô. Sau mỗi buổi lễ ông lại dành cho cô một khoảng thời gian và khi thư thả lại dẫn cô tới một tiệm cà phê nhỏ.
Mùa đông đến, cuộc sống của Graciela như hòa trộn với cảnh vật, trở thành một bức tranh ảm đạm đáng lo sợ Las Navas del Marques nằm trong một thung lũng, bốn phía núi bao quanh và bởi vậy, mùa đông ở đây dài tới sáu tháng. Về mùa hè thì dễ chịu hơn nhiều, khách du lịch tràn vào thị trấn, mang theo những tiếng cười, điệu nhảy và phố xá trở nên sống động. Họ dồn tới quảng trường Manuel Delgado Barudo dễ thương trước những vở nhạc kịch biểu diễn trên một sân khấu nhỏ dựng trên đá và ngắm nhìn những, dân địa phương tưng bừng trong điệu Sartana, một điệu nhảy dân tộc đã tồn tại hàng thế kỷ, với đôi chân trần, tay nối tay kết thành một vòng tròn rực rỡ. Graciela ngắm nhìn những vị khách quây quần quanh các bàn cà phê bên đường nhấm nháp aperitivos hay mua cá ở pescađeria chợ cá, hoặc tụ tập ở các tiệm hút. Vào một giờ chiều, các tiệm giải khát luôn đông nghịt khách du lịch thưởng thức món Chateo với đồ ăn biển, ô liu và khoai tây rán.
Hấp dẫn nhất đối với Graciela là được xem paseo vào mỗi buổi tối. Các chàng trai cô gái đi lên đi xuống dọc đường Mayse theo những nhóm riêng, họ liếc nhìn nhau, mặc các bậc cha mẹ, ông bà và bạn bè theo dõi bằng những cặp mắt chăm chú từ các quán cà phê lề đường. Đó là một buổi lễ tìm bạn truyền thống đã được truyền qua nhiều thế kỷ. Graciela háo hức muốn tham gia nhưng bị mẹ nghiêm cấm.
Mày muốn làm đĩ à? - Bà thét vào mặt Graciela. - Hãy tránh xa lũ con trai.
Chúng nó chỉ muốn duy nhất một thứ trên người mày. Tao quá hiểu điều đó, - giọng bà cay đắng.
Nếu ban ngày còn khả dĩ chịu đựng được thì hằng đêm lại đem đến cho Graciela một nỗi khổ nhục quá sức Qua lần vải thưa ngăn cách, cô phải nghe những âm thanh rên rỉ, oằn oại và những tiếng thở mạnh đầy luôn kích động:
– Nhanh nữa... mạnh nữa...nữa.
Chưa tới mười tuổi, Graciela đã biết tất cả mọi từ ngữ tục tĩu trong tiếng Tây Ban Nha. Chúng được thầm thì hay hét lên, hay rên rỉ. Những tiếng kêu đê mê làm Graciela khó chịu, song đồng thời cũng thức dậy những ham muốn là lạ trong cô.
Khi Graeiela mười bốn tuổi thì ông bác Marôc xuất hiện. Da hắn đen bóng, râu cạo nhẵn. Hắn có đôi vai vĩ đại, ngực to bè và đôi cánh tay khổng lồ. Người Marôc đến vào lúc nửa đêm, khi Graciela còn đang ngủ. Sáng hôm sau cô mới nhìn thấy, khi hắn kéo tấm ri đô, trần truồng đi ngang qua chỗ cô nằm để ra phía sau. Graciela suýt nữa thì kêu lên. Hắn thật vĩ đại, mọi thứ đều vĩ đại Gã..... sẽ giết mẹ mình mất. Graciela nghĩ.- Ồ Còn ai đây nữa nhỉ? Dolores Pinero vội ra khỏi giường, cộc lốc:
– Con em Sự bối rối ngượng ngùng trùm lên Graciela, khí cô nhìn người mẹ trần truồng đứng nép mình bên gã Marôc. Gã cười, để lộ hàm răng trắng nhởn:
Tên là gì, cô bé?
Graciela quá xấu hổ trước hắn. Bà mẹ đáp thay. - Tên nó là Graciela. Con bé chậm phát triển.
– Cô bé xinh quá. Tôi đánh cuộc là hồi trẻ cô cũng đẹp như thế.
– Em vẫn trẻ mà. - Dolores ngắt lời. Rồi quay sang con gái. - Thay quần áo đi. Nhanh không muộn học bây giờ Vâng, thưa mẹ.
Tên Marôc đứng nhìn cô gái chầm chậm bước đi. Người đàn bà có tuổi kéo tay hắn phỉnh phờ:
Về giường đi, anh yêu. Chúng ta chưa xong mà. - Tí nữa, - gã đáp, vẫn đứng nhìn theo Graciela.
Gã Marôc ở lại. Mỗi chiều, khi ở trường về, Graciela lại cầu nguyện rằng hắn đã đi. Vì những lý do nào đó mà cô chưa hiểu, gã làm cô sợ hãi. Gã luôn tỏ ra lịch sự và chưa hề làm điều gì bậy bạ với cô, vậy mà chỉ cần nghĩ tới gã đã khiến cô rùng mình.
Sự đối xử của hắn với mẹ thì lại hoàn toàn khác. Hắn hầu như cả ngày uống rượu, ở lì trong nhà, và nốc bằng hết bất cứ đồng tiền nào Dolores kiếm được.
Thỉnh thoảng trong đêm, ngay khi đang làm tình, hắn lại đánh bà, và đến buổi sáng Dolores lại xuất hiện với một bên mắt thâm tím hoặc cặp môi rách.
Mẹ ơi, sao mẹ lại phải chịu đựng ông ấy Graciela hỏi.
– Đó là người đàn ông thật sự chứ không phải loại tí hon như bọn khác. Ông ấy biết làm cách để một người đàn bà mãn nguyện. Hơn nữa, ông ấy yêu ta điên dại Graciela không tin. Cô biết tên quỷ da đen đang vắt kiệt hình hài mẹ, nhưng không dám chống lại. Cô quá kinh hãi sự giận dữ của bà, vì khi bà thực sự giận dữ thì trong nhà như xuất hiện một người điên. Đã có lần bà cầm dao nhọn đuổi theo cô, bởi cô đã dám pha trà, chứ không phải rót rượu, cho một “ông bác”.
Một buổi sáng chủ nhật Graciela trở dậy và sửa soạn vào nhà thờ. Mẹ cô đi từ sớm để trả vài bộ quần áo khách cần. Đúng lúc Glaciela cởi bỏ váy ngủ, tấm màn che bị kéo sang bên và gã da đen hiện ra, trần truồng. - Này, cô bé xinh đẹp! Mẹ cháu đâu?
– Mẹ đi trả hàng từ sớm rồi.
Hắn chăm chú nhìn tấm thân trần của Graciela. Quả thật cô rất đẹp. - Hắn khẽ nói. Graciela nóng bừng khắp người. Cô biết mình phải làm gì:
che đậy sự trần trụi bằng cách nhanh chóng mặc áo váy và đi. Nhưng thay vào đó cô lại đứng yên, cảm thấy không sao cử động được. Cảm thấy ngạt thở. Gã Marôc nói giọng khàn khàn:
Cô còn bé lắm. Mặc quần áo vào rồi đi đi.
– Không. - Cô nới qua hơi thở:
– Tôi không còn bé nữa.
Sự đau đớn tiếp theo không giống bất cứ cảm giác nào Graciela đã biết.
– Chúng mày làm cái mẹ gì thế này?
– Tiếng Dolores Pinero rít lên. Trong khoảnh khắc, mọi thứ đều sững lại, đông cứng. Bà đứng bên giường, mắt trợn trừng nhìn con gái và con quỷ đen.
Graciela nhìn mẹ, sợ đến chết được. Cặp mắt Dolores hằn lên cơn giận điên cuồng.
– Đồ đĩ - Bà gào lên. - Đồ con đĩ thối tha.
– Mẹ.... xin mẹ....
Bà vớ chiếc gạt tàn bằng gang vẫn để góc giường phang mạnh vào đầu con gái. Đó là hình ảnh cuối cùng Graciela còn nhớ.
Cô tỉnh lại trong căn phòng bệnh viện trắng, rộng. Phòng có tới hai chục giường, đều kín người. Những hộ lý bận rộn ngược xuôi theo tiếng la gọi của bệnh nhân.
Cuối chiều, một bác sĩ trẻ đến bên giường cô. Anh ta trạc ba mươi, nhưng nom già và mệt mỏi.
– Tốt? - Anh ta nói. - Cuồi cùng cô cũng tỉnh lại.
Tôi ở đâu thế này? Cô nhăn mặt hỏi.
– Cô đang ở phòng làm phúc bệnh viện thị trấn Avila. Cô vào đây từ hôm qua, trông lúc đó thật kinh khủng. Chúng tôi phải khâu cái trán cho cô. Tự tay ông trưởng khoa Ngoại khâu đấy, bảo cô quá đẹp, không thể mang sẹo được.
Ông ấy nhầm, Graciela nghĩ bụng. Mình sẽ phải mang sẹo cho đến hết đời.
Vào ngày thứ hai, cha Perez đến thăm Graciela. Một hộ lý đẩy chiếc ghế tới bên giường. Linh mục nhìn cô gái xinh đẹp và nhợt nhạt nằm đó mà trái tim tan ra. Cái việc kinh khủng đến với cô đã lan ra khắp LasNavas del Marques, nhưng không ai có thể làm gì được. Dolores Pinero đã nói với cảnh sát rằng con gái bà bị vỡ đầu do ngã.
– Con có thấy khá hơn không, con của ta?- Cha Perez hỏi.
Graciela gật đầu. Cử động làm cô cảm thấy đau đớn:
– Cảnh sát đang muốn hỏi nhiều vấn đề. Con có muốn Cha nói lại với họ điều gì không?
Chỉ là tai nạn thôi mà. - Cuối cùng cô nói.
Linh mục không chịu nổi cái nhìn trong mắt cô gái. - Cha hiểu. Điều cha phải nói đau đớn khôn tả. Graciela, cha đã nói chuyện với mẹ con...
Và Graciela hiểu ra.
Con... con không thể về nhà được nữa, phải không?
Cha sợ là không được. Chúng ta sẽ nói chuyện đó sau. - Cha Perez cầm tay Graciela.- Mai cha sẽ quay lại thăm con.
– Cám ơn cha.
Khi linh mục đi khỏi, Graclela nằm đó cầu nguyện. Lạy Chúa kính yêu.
Chúa hãy để cho con được chết. Con không muốn sống.
Cô còn biết đi đâu về đâu. Sẽ chẳng bao giờ cô được nhìn lạì căn nhà của mình, hay những khuôn mặt quen thuộc của thầy cô giáo. Chẳng còn gì trên thế giới này dành cho cô cả.
Một hộ lý đến bên giường.
– Em cần gì không?
Graciela nhìn cô hộ lý, tuyệt vọng.
Hôm sau. Người bác sĩ lại xuất hiện.
– Có tin vui đây. - Ông ta nói lúng túng. Cô đã khỏe, ra viện được rồi. Đó là lời nói dối, nhưng phần sau thì là sự thật. Chúng tôi cần giường cho bệnh nhân mới.
Cô được tự do đi. Nhưng đi đâu?
Một giờ sau cha Perez tới, có thêm một linh mục khác.
– Đây là Cha Berrendo, một bạn cũ của cha.
Graciela liếc nhìn vị linh mục nom yếu ớt.
– Chào cha.
Ông ấy nói phải. Cha Berrenđo nghĩ. Cô ấy thật đẹp. Cha Perez đã kể cho ông về những chuyện xảy ra đối với Graciela. Linh mục cho rằng có thể thấy những dấu ấn của môi trường mà đứa trẻ đã lớn lên, một sự khắc khổ, một vẻ thách đố, hay tự thương hại. Nhưng hoàn toàn không thấy gì trên khuôn mặt cô gái này.
– Cha lấy làm tiếc con đã phải khổ như vậy. - Cha Berrendo nói với cô. Lời ông mang đầy hàm ý. Cha Perez nói:
Graciela con, cha phải quay về Las Navas del Marques. Cha đã nhờ cha Berrendo.
– Nỗi lo sợ tràn đầy trên mặt Graciela. Cô cảm thấy sợi dây cuối cùng nối cô với căn nhà thân thuộc đang bị cắt đứt – Đừng đi, con xin cha. - Cô nài nỉ.
Cha Perez nắm lấy tay cô:
Cha hiểu, con cảm thấy cô đơn. - Ông nói nồng hậu. - Nhưng con không cô đơn, hãy tin cha. Hoàn toàn không.
Người hộ lý mang một bọc nhỏ tới. Cô ta đưa cho Graciela.
– Đây là quần áo của em. Có lẽ em sắp phải đi rồi đấy. Hai linh mục đưa mắt nhìn nhau.
– Sao con không mặc đồ vào, rồi đi với cha? Cha Berrendo nhắc. - Chúng ta sẽ nói chuyện. Mười lăm phút sau đó, cha Benendo giúp Graciela bước ra ngoài, hòa vào dòng ánh sáng ấm áp. Ngay cửa bệnh viện là mảnh vườn đầy những bông hoa rực rỡ, nhưng Graciela đang choáng váng nên chẳng nhìn thấy gì.
Khi đã ngồi trong phòng mình, cha Berrendo nói:
Cha Perez bảo rằng con không có chỗ nào để đi.
Graciela gật đầu.
– Không một ai thân thuộc.
– Mỗi... - Thật khó nói. - Mỗi... mẹ con.
– Cha Perez nói con hay đi một mình trong làng. Cái làng nhỏ mà cô không bao giờ được thấy nữa.
– Vâng.
Graciela nhớ về những sáng chủ nhật, về những buổi lễ đẹp đẽ và nhớ đến sự khao khát được ở bên Chúa, trốn khỏi sự tủi nhục của cuộc đời mà cô phải sống.
– Graciela, có khi nào con nghĩ tới chuyện vào tu viện?”.
– Chưa. - Cô giật mình với ý kiến đó.
– Tại Avila đây có một tu viện dòng Cistercian. Ở đó mọi người sẽ quan tâm đến con.
Con... Con cũng không biết. - Ý nghĩ thật đáng sợ.
– Nơi đó không phải là dành cho tất cả mọi người. Và cha phải nói trước, đó là nơi nghiêm khắc nhất trong các tu viện. Một khi con đã bước qua cổng và thề, thì có nghĩa là con đã hứa với Chúa sẽ không bao giờ rời khỏi tu viện.
Graciela lặng lẽ nhìn ra bên ngoài cửa sổ với những ý nghĩ lẫn lộn trong đầu.
Ý nghĩ tách mình ra khỏi xã hội khiến cô sợ hãi. Sẽ như vào tù vậy. Nhưng cái thế giới mà cô yêu mến này đã dành cho cô điều gì? Toàn những đau khổ và tuyệt vọng ngoài sức chịu đựng. Đôi lúc cô đã định tự hủy hoại cuộc đời. Chỉ cách đó mới làm cho cô thoát khỏi những đau đớn. Cha Berrendo lại nói.
– Điều đó tùy con định đoạt. Nếu con thuận, cha sẽ đưa con tới gặp Mẹ Trưởng tu viện.
Graciela gật đầu.
– Vâng, được ạ.
Bà Nhất nhìn kỹ gương mặt cô gái trẻ đứng trước mình. Đêm qua, lẩn đầu tiên sau bao năm bà lại được nghe giọng nói ấy. Một đứa trẻ sẽ đến với con.
Con hãy bảo vệ nó.
Con mấy tuổi? - Bà hỏi.
– Mười bốn.
Cũng đủ tuổi Vào thế kỷ thứ IV người ta đã ra sắc lệnh cho các cô gái ở tuổi mười hai cũng được phép làm tu sĩ.
– Con sợ. - Graciela nói với Mẹ Bentina.
Con sợ. Câu nói vang lên trong trí nhớ Bentina. Con sợ....
Điều đó bao năm về trước ta cũng thất ra như vậy.
Bentina nói với cha linh mục:
– Con không biết làm sao nếu có tiếng gọi, thưa cha. Con sợ!
– Bentina, lần đầu tiên tiếp xúc với Chúa có thể rất xáo động, vì quyết định hiến dâng cuộc đời cho Người là một việc hết sức khó khăn. Làm sao tiếng gọi lại đến với mình nhỉ. Bentina tự hỏi. Thời đó bà hầu như chẳng thích thú gì việc theo đạo. Khi là một cô gái, chủ nhật bà còn trốn cả đi lễ nhà thờ. Tuổi học trò, bà thường đắm mình trong các cuộc vui, ăn diện và bạn trai. Nếu bạn bè cùng đám ở Madrid được hỏi để chọn lầy người có khả năng trở thành tu sĩ thì Bentina sẽ đứng vào hàng cuối cùng.
Nhưng khi đến tuổi mười chín, nhiều sự kiện xảy đến đã làm thay đổi cuộc đời bà.
Hôm ấy, một giọng nói vang lên lúc cô đang nghỉ.
– Bentina, dậy ngay và đi ngay ra ngoài. Cô mở mắt, sợ hãi. Bật đèn đầu giường lên, cô thấy có mỗi mình trong phòng. Giấc mơ lạ quá. Nhưng giọng nói đó thì thật biết bao. Cô lại nằm xuống nhưng không tài nào ngủ lại được.
– Bentina, dậy ngay và đi ra ngoài. Đó là tiềm thức của mình, cô nghĩ, sao mình lại muốn đi ra ngoài vào nửa đêm thế này?
Cô tắt đèn đi. Một lát sau, giọng nói lại vang lên. Thật là điên. Cô khoác áo, xỏ dép và xuống gác. Cả nhà còn đang say giấc.
Cô mở cửa bếp, làm sao cô biết mình phải đi ra sân bằng cửa sau? Làn gió lạnh vây bọc quanh mình. Cô nhìn vào bóng đen dầy đặc, bắt gặp một đốm sáng mờ ảo từ chiếc tủ lạnh cũ đã bỏ, chứa những đồ lặt vặt. Bentina hiểu ngay cô ở đó để làm gì. Cô bước tới cái tủ lạnh bỏ đi cứ như bị thôi miên và mở ra. Cậu em trai ba tuổi co ro trong đó, bất tỉnh.
Đó là sự việc đầu tiên. Lúc ấy Bentina tự lý giải rằng đó là một ngẫu nhiên bình thường. Hẳn là mình nghe thấy tiếng đứa em thức dậy đi ra sân, và mình biết là cái tủ lạnh ở đó. Mình lo lắng cho nó nên đến kiểm tra.
Song việc thứ hai thì không dễ gì lí giải. Nó đến khoảng một tháng sau đó.
Trong giấc ngủ, Bentina nghe thấy giọng nói:
– Phải dập lửa đi.
Cô bừng tỉnh, mạch đập dồn dập. Không thể ngủ lại được Cô choàng áo, xỏ dép và bước ra hành lang. Không có khói. Không có lửa. Cô mở cửa buồng ngủ của cha mẹ. Mọi thứ đều bình thường.
Phòng cậu em cũng không có lửa. Cô xuống gác và xem xét mọi phòng.
Không có dấu hiệu nào của lửa.
Mình là một con ngốc, Bentina nghĩ bụng. Đó chỉ là giấc mơ.
Đúng lúc cô trở lại giường thì cả ngôi nhà rung lên bởi một tiếng nổ lớn.
Cả nhà thoát chết. Lính cứu hỏa khó khăn lắm mới dập được đám cháy.
– Ngọn lửa bắt đầu dưới tầng hầm, làm cho chiếc nồi hơi bị nổ. - Một anh lính giải thích.
Sự việc tiếp theo đó ba tuần lễ thì không có giấc mơ nào. Bentina đang ngồi đọc sách ở sân trong thì bỗng thấy một người lạ mặt đi ngang qua. Anh ta nhìn cô, và khoảnh khắc đó cô cảm giác một ý nghĩ độc ác nào đó gần như sờ thấy được từ cái nhìn đó. Đột nhiên anh ta quay đi và biến mất. Bentina không thể xua đi được hình ảnh người đó.
Ba ngày sau, khi cô đang đứng đợi thang máy trong một tòa nhà. Thang máy mở ra, và đúng lúc định bước chân vào thì cô bắt gặp người điều khiển vẫn đứng sẵn bên trong. Đó chính là người đàn ông cô đã thấy hôm trước. Bentina hoảng sợ bỏ chạy. Cánh cửa đóng lại và thang máy chạy tiếp. Một khoảnh khắc sau, chiếc thang máy nổ tung, giết chết tất cả mọi người trong đó.
Chủ nhật đó, Bentina đến nhà thờ.
Chúa cao cả, con không biết chuyện gì đang xảy ra, nhưng con rất sợ. Xin Người hãy dẫn dắt con và nói với con. Người muốn con phải làm gì.
Đêm hôm đó câu trả lời đã đến trong giấc ngủ. Giọng nói đó cất lên đúng một từ “Dâng hiến”.
Suốt đêm cô nghĩ đến câu nói ấy. Sáng hôm sau cô kể lại cho linh mục nghe.
– A, con là một trong số người may mắn. Con đã được lựa chọn. - Ông reo lên.
– Chọn làm gì?
– Con có tự nguyện hiến dâng đời mình cho Chúa không, con của ta?
– Con... con không biết! Con sợ!
Nhưng cuối cùng, cô gia nhập tu viện. Mình đã chọn con đường đúng. Mẹ Bentina nghĩ. Bởi vì chưa bao giờ mình được biết đến niềm hạnh phúc như thế?
Và giờ đây, là một đứa trẻ đang run rẩy nói “con sợ”.
Mẹ Nhất cầm tay Graciela:
– Chưa vội đâu, Graciela. Chúa không bỏ ta. Hãy suy nghĩ kỹ và trở lại khi con muốn, chúng ta sẽ nói chuyện.
– Nhưng có gì để nghĩ? Mình còn nơi nào trên trái đất này nữa đâu. Sự im lặng cũng tốt. Mình đã nghe quá nhiều tiếng ồn hãi hùng.
Cô ngước nhìn Mẹ, nói:
– Con xin đón chào sự im lặng.
Đó là mười bảy năm về trước. Và từ bấy giờ, lần đầu tiên cô tìm thấy sự thanh bình. Cuộc đời cô đã hiến dâng cho Chúa. Quá khứ kia không còn là của cô. Những tội lỗi mà cô đã từng lớn lên cùng với chúng đã được rũ sạch. Cô trở thành nàng dâu của Đức Kitô. Và tới phút cuối của cuộc đời cô sẽ hòa nhập với mọi người.
Cùng với năm tháng trôi qua trong yên lặng, mặc cho những cơn ác mộng đôi lúc hiện về, mọi âm thanh hãi hùng trong trí nhớ của cô cũng dần dần lắng xuống.
Sơ Graciela dược giao làm vườn, trông nom những chiếc cầu vồng nhỏ bé của phép mầu nhiệm của Chúa. Sơ không hề biết chán trước vẻ lộng lẫy của chúng. Những bức tường tu viện sừng sững bao quanh như núi đá nhưng Graciela không bao giờ cảm thấy chúng giam cô bên trong, mà là chúng giam cái thế giới kinh khủng ở bên ngoài, một thế giới cô không bao giờ muốn gặp lại.
Cuộc sống trong tu viện thật thanh bình, yên ả. Bỗng chốc, những cơn ác mộng lại trở về, ngay trong hiện thực. Thế giới của cô bỗng bị những kẻ mọi rợ xâm phạm. Chúng đẩy cô ra khỏi nơi tôn nghiêm để rơi vào thế giới mà cô đã vĩnh viễn từ bỏ, khiến những tội lỗi dồn dập đổ về, bao trùm lên cô nỗi kinh hoàng. Tên quỷ da đen đã trở lại. Cô cảm thấy hơi thở nóng hổi của hắn trên mặt mình. Trong khi chống cự, Graciela mở mắt nhìn. Đó là một tu sĩ đè lên cô, đang cố cưỡng hiếp cô. Hắn bảo:
Dừng tay, sơ! Sơ sắp sửa được thưởng thức thứ này!
– Mẹ ơi. - Graciela kêu to. - Mẹ cứu con với