Dịch giả: Nguyễn Ước
16.

- Ông ngủ à.

Đầu và vai của người lái xe thình lình in bóng nơi cửa xe tải vừa được đẩy lên. Sau nhiều giờ trong bóng tối, mộng mị, đau nhức, và rêm mình vì nhồi xóc trên con đường gồ ghề, ông đờ đẫn nhìn người đàn ông vừa lên tiếng hỏi. Ông ngửi ra mùi tươi mát của không khí ban đêm, rồi nhìn ra thấy bầu trời sáng lạng với vẻ rực rỡ của trăng rằm.
- Ra đây, thưa ông - người ấy nói - đưa tay lên giúp ông nhảy xuống đất. Không để ý tới cử chỉ đó, ông tự mình nhảy, loạng choạng, nhưng trước khi té thì g ượng người lại được. Chân ông cảm thấy nhu bị ai đá vào, ngay chỗ đầu gối.
- Không, không,~ ông nói - Tôi không sao, cám ơn.
Người định giúp ông đó trùm đầu bằng chiếc mũ đồ tể trông giống mũ thầy tu. Lúc này, anh ta đứng như một hình bóng trung cổ, chờ đợi.
- Có phải đây là Gorodok.
- Phải. Thưa ông, ông có biết chỗ này không?
- Có, tôi có biết - Ông nhìn quanh, thấy những đoạn đường ray trảnh nhau và cùng với những ngọn núi mờ xa kia, các đống xỉ khổng lồ của quặng mỏ Gorodok lấp loáng dưới ánh trăng.
Chiếc xe tải có máy lạnh chạy tới phía trước một cơ sở trông như một xí nghiệp. Có ánh sáng le lói từ lều của người gác cửa ở bên cạnh cổng xí nghiệp, và lúc này, ông thấy người gác cổng mặc đồng phục, bước ra khỏi lều, tay cầm đèn lồng.
- Có phải ông là Zaron? - người gác hỏi.
- Phải.
- Tới lều đi. Tôi nghe nói là ông có thể muốn một tách trà hoặc ăn chút gì đó.
- Cám ơn.
Người lái xe đội mũ đồ tể trùm đầu bỗng dưng quay lại nhìn ông, ngượng nghịu và trìu mến, đặt tay lên vai ông.
- Thiên Chúa phù hộ ông, thưa ông! - anh ta nói xong, đi vòng tới phòng lái của chiếc xe to lớn, nhảy lên, đóng mạnh cửa. Bánh xe nặng nề lăn và chiếc xe tải lao ra đường lộ.
- Mấy giờ rồi vậy? - ông hỏi người gác.
- Tám giờ, hoặc khoảng đó - người gác trả lời.
Ông ngó xuống đường, nhìn theo chiếc xe tải khổng lồ đang chạy rầm rầm dưới ánh đèn huỳnh quang.
Tôi đã ở tám giờ bên trong bóng tối đó.
- Lối này, thưa ông - người gác nói, tay đưa cao đèn lồng lên soi đường tuy việc ấy có vẻ thừa thãi dưới ánh trăng đang chiếu thật sáng. Họ đi về phía chiếc lều nhỏ cạnh cổng. Bên trong, trên bếp lò bằng sắt dính đầy dầu mỡ, trà đã pha sẵn, và trên chiếc bàn giấy ngăn nắp của người gác cổng, ông thấy có mấy quả trứng đã luộc thật chín và một dĩa giăm bông. Từ lúc điểm tâm tới giờ này, ông chưa ăn gì. Lúc này, ngồi trong khoảng ánh sáng nhỏ bên cạnh cửa sổ, ông ăn ngấu nghiến. Người gác đưa ông tách trà bốc khói.
- Chỗ này là gì? - Ông hỏi - Có phải là một xí nghiệp?
- Xí nghiệp ư, thưa ông? Không, thưa ông, đây là Mỏ Borod in ngày trước. Số bốn. Dĩ nhiên nay đã đóng cửa rồi.
Mỏ Borodin. Ông có thể thấy lại, như đang nhìn trên màn ảnh vô tuyến truyền hình, các bích chuơng và biều ngữ, hàng hàng lớp lớp thợ mỏ quì cầu nguyện trong sân lớn, các đống xỉ nằm xa xa, một hàng lính tráng, súng tiểu liên đã lên đạn, mặt hoang mang. Thời gian đó ông đang ở La mã, bị triệu tập tham dự một hội nghị, và tại Học viện Tây ban nha, ông đã xem trên màn ảnh vô tuyến truyền hình khoảnh khắc đó, khoảnh khắc hy vọng lớn lao nhẩt của các nghiệp đoàn, khoảnh khắc mà, về mặt lãng mạn, ý chí của người thợ mỏ có thể vô hiệu hoá sức mạnh hữu hạn của xe bọc sắt và các khẩu đại bác xịt nước. Nhiều năm đã trôi qua. Nó đã thuộc về một thời đại khác.
- Đóng cửa? - ông hỏi - Tại sao vậy? có phải vì chính trị?
- Không, không - người gác nói - Đơn giản là vì mỏ cạn rồi - Người gác đứng lên, bước tới cửa sổ như thề đang tìm kiếm cái gì ở bên ngoài - Lúc này họ đang nói tới việc biến nơi này thành một viện bảo tàng mỏ. Trong các hòm kính triển lãm sẽ không những thứ như mũ an toàn cũ và đèn soi hoặc đại loại như vậy. Không, cái được dùng để triển lãm chính là bản thân cái mỏ. Các chuyến du ngoạn xuống hầm lò. Họ sẽ triển lãm những chuồng ngựa con dưới đất và những chiếc lồng chim sẻ nhỏ mà người ta đã dùng để thử thán khí. Họ sẽ triển lãm các đường hầm.
Ông biết không, thưa ông, khoán sản phẩm, nghĩa là ngày nay thợ phải đi bộ năm cây số mới tới cổng mỏ và không được tính lương cho tới khi kéo lên được thứ tốt nhất. Những ngày xưa cũ tốt lành. Thuở tư bản ấy, khi một người làm việc mười giờ một ngày và lãnh bốn chục đồng một tuần. Dù sao, người ta cũng đã nói tới chuyện biến mỏ thành viện bảo tàng. Tôi hy vọng sẽ xảy tới chuyện đó. Nếu nó xảy tới, họ hứa cho tôi làm người hướng dẫn.
- Ông từng là thợ mỏ?
- Vâng, và trước cả tôi là bố tôi nữa. Đó là những ngày xưa cũ mà tôi nói tới. Hà hà… - Người gác nhìn chăm chú hơn qua ô cửa sổ.
- Người đưa ông tới rồi, thưa ông. Ông dùng thêm chút trà?
- Không, cám ơn.
Người gác giơ lồng đèn lên cao, đưa qua đưa lại như thể ra hiệu. Dưới ánh trăng, có chiếc Fiat nhỏ chạy vào và dừng lại trước cổng. Đèn trước đầu xe chớp nháy. Một thanh niên bước ra khỏi xe. Anh ta mặc áo sơ-mi đỏ, đầu đội chiếc mũ cứng bằng nhựa màu xanh. Anh để máy xe tiếp tục nổ.
- Đi ngay thôi, thưa ông - người gác nói - Anh ấy không muốn chần chg sàn nhà. Lẹ lên.
Ông không có vật dụng gì ngoài tấm thẻ căn cước của chính mình, chiếc nhẫn và tiền. Ông lấy chiếc nhẫn và tiền ra, thả chúng xuống sàn nhà.
- Chỉ thế này thôi à? - người cao nhòng hỏi.
- Vâng.
Và rồi người công an kia bắt đầu lật các túi của ông ra, lộn lui lộn tới. Tìm được thẻ căn cước thật của ông và đưa cho người cao nhòng.
- Phải vậy chứ, - người cao nhòng nói, săm soi tấm thẻ. Anh ta nhìn nó thêm lần nữa, rồi nhìn lên, mặt rạng rỡ như thể trúng số - Bem. Hồng y Bem!
Người cảnh sát mặc sắc phục và hai người công an An ninh nội chính lập tức vây ông lại, như thể ông là một con vật quái đản nào đỏ. Người công an thứ hai nhìn lên vách, lột tấm bích chương in hình ông xuống khỏi bảng yểt thị. Như một diễn viên đang đóng kịch câm, anh ta múa may một cách kệch cỡm và giơ cao tấm bích chương có hình ông lên trên đầu mình.
- Nhìn em đây! Nhìn em đây người ơi… - anh ta hát.
Người công an An ninh nội chính cao nhòng nhìn tấm hình và nổi cơn cao hứng, hú lên một tiếng man dại, rền vang khắp căn phòng.
- Giêsu Ma… khốn nạn! Ôi tha lỗi cho con. Đức Giáo chủ - Anh ta quay qua người công an An ninh nội chính thứ hai - Mẹ kiếp, cám ơn ông trời, nhờ chiếc xe thổ tả của nhà ngươi, nếu nó không cà rịch cà tàng thì chúng ta theo họ suốt đường và đã tới Gneisk rồi, để cho họ bị đội công an Gneisk tóm được, phỏng tay trên của mình, và lúc đó chúng ta chẳng kiếm chác được chút cứt đái nào cả!
- Tôi là người chặn ông ta lại cho các anh - người cảnh sát sắc phục nói.
- Đúng đếch chịu được, anh chí lý. Tôi sẽ báo cáo tên anh. Lúc này, cùm họ lại cái đã. Điện thoại đỏ đặt chỗ nào?
- Ở trong kia - Người cảnh sát sắc phục chỉ vào một phòng kế bên.
Thêm lần nữa, người công an cao nhòng lại hú lên quái đản:
- Lẹ lẹ lên, mẹ kiếp. Chúng ta báo cáo lên thiếu tá ngay lập tức.
Người cảnh sát sắc phục lúc này bước tới tay cầm mấy sợi dây xích dài. Trước tiên, cả ông lẫn Janik đều bị còng, rồi tay họ bị xích vào một lòi tói sắt. Sợi xích kéo xuống cột luôn hai cồ chân.
Khi người cảnh sát quấn xích sắt quanh mắt cá chân, anh ta nhìn lên, - Con xin lỗi phải làm việc này, thưa Đức cha. Con là người Công giáo sốt sắng. Đây chỉ là nghề nghiệp thôi.
- Không sao, - ông nói.
Người cảnh sát có vẻ áy náy, tuy vậy vẫn khoá sợi xích lại và dẫn họ đi như thể họ là hai con chó bị dắt dây, tới một băng ghế sát bên nhà cầu. Họ ngồi, chân tay bị xiềng xích, đối mặt với buồng giam rộng lớn mà những cư dân bên trong đang bu lại song sắt nhìn họ chằm chặp.
- Tôi làm cho anh bị rắc rối thậm tệ - Ông nói với Janik.
- Đừng lo, thưa Đức giáo chủ. Con quen làm khách của chính phủ rồi. Cha nghĩ là họ sẽ đưa cha con mình đi đâu?
- Tôi không biết.
Vào lúc ấy người công an An ninh nội chính cao nhòng từ phòng bên bước ra, theo sau là trợ thủ của mình. Cả hai tới bàn giấy, cười gằn.
- Phục Vụ Yếu Nhân, - người cao nhòng nói với người cảnh sát sắc phục - Sân bay Mito ở đâu?
- Đó là một căn cứ quân sự, cách đây chừng mười sáu cây số.
- Được rồi. Chúng tôi cần hai xe. Một cho chúng tôi, một hộ tống.
- Chúng tôi chỉ có hai chiếc thôi - người cảnh sát nói - Mà một chiếc đang đi tuần bên ngoài.
- Thế thì trưng dụng luôn, gọi nó về đây. Chúng ta đi.