Bêrya

Bêrya(1), tay sai của các tổ chức gián điệp ngoại bang, kẻ thù độc ác của đảng ta, đã đóng vai trò đê tiện nhất trong việc tổ chức các vụ việc nhơ bẩn và nhục nhã này. Y đã chiếm được lòng tin cẩn của Stalin. Tên khiêu khích ấy làm thế nào đoạt được địa vị trong đảng và nhà nước, để rồi trở thành Phó chủ tịch thứ nhất Hội đồng Chính phủ Liên Xô và ủy viên Bộ Chính trị Ban chấp hành trung ương đảng? Hiện nay chúng ta được biết là tên đốn mạt này đã dẫm lên không biết bao nhiêu xác chết để leo ngày một cao lên các bậc thang chính quyền.(2)
Có những bằng chứng nào cho ta thấy Bêrya là kẻ thù của đảng? Có, có những bằng chứng như thế! Ngay từ năm 1937, trong một hội nghị toàn thể của Ban chấp hành trung ương, đồng chí Kaminsky(3) - cựu Dân ủy Bộ Y tế - tuyên bố Bêrya làm việc cho tổ chức gián điệp Mussavát(4). Có điều, ngay khi cuộc họp Ban chấp hành trung ương vừa chấm dứt, đồng chí Kaminsky đã bị bắt và xử bắn.
Stalin có xem xét lời tuyên bố của Kaminsky không? Không, vì Stalin tin cậy Bêrya và đối với Stalin, thế là đủ. Và khi Stalin tin một người hay một điều gì đó, không ai có thể đưa ra ý kiến khác với đồng chí ấy, dù chỉ một câu: ai dám bày tỏ sự bất đồng, kẻ ấy cũng chịu chung một số phận như đồng chí Kaminsky.
Ngoài ra, còn nhiều dấu hiệu khác nữa. Đáng để ý đến lời báo cáo của đồng chí Snegốp(5) ở Ban chấp hành trung ương đảng (nên nhắc lại là Snegốp đã được phục hồi trong thời gian gần đây, sau khi bị tù 17 năm ở các trại lao động trừng giới). Trong lá đơn này, đồng chí Snegốp viết như sau:
Về dự định phục hồi cho đồng chí Cácvelichơvili-Lavrentiev(6), cựu ủy viên Ban chấp hành trung ương, tôi đã trao cho đại diện U'y ban An ninh Quốc gia một bản khai kỹ lưỡng về vai trò của Bêrya trong quá trình quyết định vụ án Cácvelichơvili và những nguyên ủy tội lỗi đã dẫn dắt Bêrya trong việc này.
Theo ý tôi, không thể để trôi vào quên lãng một sự kiện quan trọng dính líu đến vụ này và cần thông báo cho Ban chấp hành trung ương được biết, vì tôi thấy việc kèm tài liệu này với những hồ sơ điều tra là không nên.
Ngày 30-10-1931, trong cuộc họp của U'y ban Tổ chức của Ban chấp hành trung ương đảng cộng sản (bônsêvích) Liên Xô, đồng chí Cácvelichơvili - bí thư U'y ban Liên tỉnh miền Trans-Kápkadơ - đọc bản tường trình. Tất cả thành viên Ban Chấp hành liên tỉnh đều có mặt hôm đó, trong số đó chỉ mình tôi còn sống sót. Trong khóa họp này, sau khi chấm dứt bài diễn văn, Stalin đề nghị tổ chức lại Ban Bí thư của U'y ban Liên tỉnh miền Trans-Kápkadơ như sau: bí thư thú nhất - Cácvelichơvili; bí thư thứ hai - Bêrya (đây là lần đầu tiên trong lịch sử đảng, cái tên Bêrya được đưa ra ứng cử giữ một chức vụ trong đảng). Cácvelichơvili trả lời: đồng chí đã biết nhiều về Bêrya và vì thế, đồng chí dứt khoát từ chối làm việc với Bêrya. Khi đó, Stalin đề nghị hãy để vấn đề này lại đấy đã, sẽ quyết định sau trong quá trình công tác. Hai ngày sau, chúng tôi nhận được quyết định cử Bêrya giữ chức vụ trong đảng, còn Cácvelichơvili bị trục xuất khỏi miền Trans-Kápkadơ.
Hai đồng chí Mikôian và Kaganôvích có mặt trong khóa họp đó có thể chứng thực điều này.
Ai cũng biết là giữa Cácvelichơvili và Bêrya đã có bất hòa từ lâu; điều này nảy sinh từ thời đồng chí Sécgô (biệt hiệu bình dân của O³ocgiônikítdê) còn làm việc ở vùng Trans-Kápkadơ: Cácvelichơvili là cộng sự gần gũi nhất của đồng chí Sécgô. Quan hệ thù nghịch với Cácvelichơvili đã thúc đẩy Bêrya tạo ra "vụ án Cácvelichơvili".
Một điều đặc trưng là trong "vụ án" này, Cácvelichơvili bị buộc tội có hành động khủng bố nhằm ám hại Bêrya.
Bản cáo trạng trong vụ án Bêrya chứa đựng toàn bộ danh sách những tội ác của y. Tuy nhiên, cần nhắc riêng vài sự việc vì các đại biểu dự Đại hội có lẽ chưa có cơ hội đọc tài liệu này. Tôi muốn nói đến những quyết định nhẫn tâm của Bêrya trong "vụ án" xử các đồng chí Kêđrốp(7), Gôlubiép và bà Baturina, mẹ nuôi của Gôlubiép; họ muốn thông báo cho Ban chấp hành trung ương biết hoạt động phản bội của Bêrya. Họ đều bị xử bắn không qua xét xử, bản án chỉ được đưa ra sau khi họ đã bị hành quyết.
Đồng chí Kêđrốp, một chiến sĩ cộng sản lão thành đã viết những dòng sau đây cho Ban chấp hành trung ương, thông qua đồng chí Anđrêép(8) (đồng chí Anđrêép lúc đó là bí thư Ban chấp hành trung ương ):
Từ xà-lim tối tăm của nhà tù Lêphôrơtôvô, tôi gửi lời cầu cứu các đồng chí. Hi vọng rằng tiếng kêu tuyệt vọng của tôi lọt đến tai các đồng chí và các đồng chí sẽ không bịt tai trước lời kêu ấy; hãy che chở cho tôi. Xin các đồng chí giúp tôi chấm dứt cơn ác mộng của các vụ lấy cung và chỉ ra rằng tất cả những điều này đều sai lầm.
Tôi hoàn toàn vô tội. Xin các đồng chí hãy tin ở tôi. Thời gian sẽ minh chứng cho tôi. Tôi không phải là một kẻ khiêu khích thuộc tổ chức Okhrana(9) của Nga hoàng; không phải gián điệp; không phải là thành viên của một tổ chức chống lại nhà nước xô-viết nào cả, như người ta buộc tội tôi qua những lời tố cáo. Tôi là một người bônsêvích cựu trào và trong sạch. Suốt gần bốn chục năm liên tục, tôi đã tranh đấu trung thành trong hàng ngũ đảng cho sự phồn vinh và thịnh vượng của đất nước.
Hôm nay, tôi - một ông già 62 tuổi - đang bị các nhân viên điều tra đe dọa bằng những phương pháp nhục hình ngày càng tàn ác hơn, tàn nhẫn hơn và nhục nhã hơn. Họ - tức là những nhân viên điều tra - không đủ khả năng nhìn nhận sai lầm của mình và công nhận những hành động trái pháp luật và không được phép mà họ đã áp dụng trung trường hợp tôi. Họ cố biện minh những việc làm của mình bằng cách coi tôi như một kẻ thù ngoan cố và tàn bạo, và đòi hỏi những biện pháp tra tấn mới - ác liệt hơn - đối với tôi. Nhưng đảng cần biết tôi là người vô tội và không thế lực nào có thể biến một đứa con trung thực thành kẻ thù của đảng, dầu nó đang thở những hơi cuối cùng. Đối với tôi, không còn đường ra. Tôi không thể chống cự được những đòn - mới và mạnh hơn - đang đe dọa tôi.
Nhưng mọi thứ đều có giới hạn của nó. Tôi đã bị tra tấn tột độ. Sức khỏe tôi đã suy sụp. Sức lực và nhiệt huyết của tôi đang kiệt quệ, đời tôi sắp tàn.
Chết trong nhà ngục của Liên Xô, bị mang theo cái nhãn hiệu "kẻ phản bội tổ quốc" - thử hỏi còn gì kinh khủng hơn đối với một con người trung thực? Mọi điều này mới đáng sợ làm sao! Nỗi đau và niềm cay đắng vô bờ bến ngập tràn trái tim tôi. Không! Không! Không thể như thế được! Không thể được! - tôi phải thét lên. Đảng, chính phủ Liên Xô và đồng chí Dân ủy Bêrya không thể để xảy ra một sự bất công ác độc và không thể bù đắp như thế này được! Và tôi tin tưởng sắt đá rằng nếu trường hợp của tôi được xem xét từ tốn, khách quan, minh bạch và nếu không có những lời xỉ vả thô bạo, những tràng gào rống cuồng nộ và những vụ tra tấn ghê sợ, có thể chứng minh một cách dễ dàng tính vô căn cứ trong những lời buộc tội tôi. Tôi tin tưởng sâu sắc là công lý và bộ máy tư pháp sẽ chiến thắng. Tôi tin tưởng như thế. Tôi tin tưởng như thế.
Chiến sĩ bônsêvích lão thành, đồng chí Kêđrốp, đã được Tòa án Quân sự công nhận là vô tội. Dầu vậy, đồng chí vẫn bị hành quyết theo lệnh của Bêrya. (Phòng họp công phẫn).
Bêrya còn thanh trừng tàn nhẫn với gia đình đồng chí O³ocgiônikítdê. Vì sao? Vì đồng chí O³ocgiônikítdê đã muốn ngăn cản, không cho Bêrya thi hành những ý đồ đê tiện của hắn, Bêrya đã gạt bỏ tất cả những ai có thể là trở ngại trên con đường của hắn. Đồng chí O³ocgiônikítdê luôn luôn là địch thủ của Bêrya và đồng chí cũng nói thẳng điều ấy với Stalin. Nhưng, đáng lý phải khảo sát vụ này và thực hiện những biện pháp cần thiết thì Stalin lại để cho người em của đồng chí O³ocgiônikítdê bị thủ tiêu và đưa đồng chí O³ocgiônikítdê vào một trạng thái khiến đồng chí đành phải tự vẫn.(10) (Cả phòng họp phẫn nộ)
Bêrya là con người như thế đó.
Bêrya đã bị Trung ương đảng vạch mặt sau khi Stalin chết. Sau khi thẩm xét kỹ lưỡng mọi hành vi của Bêrya, tòa án nhận định hắn đã phạm nhiều tội ác tàn bạo. Do đó, Bêrya đã bị xử bắn.
Vấn đề đặt ra là làm sao trong lúc sinh thời Stalin, Bêrya không bị vạch mặt dù khi ấy, y đã thủ tiêu hàng vạn cán bộ cao cấp của đảng và xô-viết? Sở dĩ Bêrya không bị lột mặt nạ sớm vì hắn đã biết lợi dụng rất khéo léo những nhược điểm của Stalin: khêu gợi sự ngờ vực, tính đa nghi của Stalin, Bêrya đã phục vụ Stalin trong mọi việc và đã hành động với sự ủng hộ của Stalin(11).
Chú thích:
1- Lavrenti P. Bêrya (1899-1953): tay chân đắc lực của Stalin trong các vụ thanh trừng thập niên 30.
Giữa lúc lên án những phương pháp tố cáo bịa đặt của Stalin, Khrushốp cũng dùng những biện pháp này đối với Bêrya: tố giác Bêrya là "tay sai của các tổ chức gián điệp ngoại bang". Sự thật, Bêrya là một tên quan liêu, xuất thân từ giai cấp công nhân như Khrushốp. Là đảng viên từ năm 1920, thành viên (O.) G.P.U. năm 1922, ủy viên Ban chấp hành Trung ương năm 1934 cùng một lượt với Khrushốp và Bunganin, Dân ủy Nội vụ từ cuối năm 1938, ủy viên Bộ Chính trị từ năm 1939, nguyên soái công an Liên Xô, phó chủ tịch thứ nhất Hội đồng Chính phủ. Bêrya là một trong ba ủy viên Bộ Chính trị được đọc điếu văn trong đám tang Stalin. Bị bắt và tử hình sau khi Stalin chết.
2- Chẳng những Bêrya đã "dẫm lên không biết bao nhiêu xác chết để leo ngày một cao lên các bậc thang chính quyền", những kẻ khác cũng có hành vi tương tự, chẳng hạn Kaganôvích và Mikôian đã "dẫm lên xác chết" của Dinôviép và Kamênép ở Bộ Chính trị. Và chính nhờ việc Stalin thủ tiêu các cựu đồng chí của Lênin mà Khrushốp được đề cử làm bí thư Ban chấp hành Trung ương đảng bộ Ukraina, thay thế Kốtsiô bị xử bắn.
3- G.N. Kaminsky (1895-1938): gia nhập đảng năm 1913, ủy viên Ban chấp hành Trung ương năm 1930, Dân ủy Bộ Y tế. Bị bắt và bị tử hình năm 1938.
4- Phong trào quốc gia thân Thổ Nhĩ Kỳ ở vùng Aderbaigian. Chống lại cách mạng tháng Mười năm 1917, bị đè bẹp năm 1920.
5- Alếchsanđrơ Snegốp: đảng viên từ năm 1917, chủ tịch Ban Tổ chức đảng miền Trans-Kápkadơ năm 1931.
6- Lavrentiép Cácvelichơvili (1891-1938): gia nhập đảng từ năm 1910, ủy viên dự khuyết Ban chấp hành Trung ương năm 1930, chủ tịch Hội đồng Dân ủy vùng Grudya thời kỳ 1927-1929, bí thư thứ nhất đảng ủy vùng Trans-Kápkadơ..
7- Mikhain S. Kêđrốp (1878-1940): gia nhập đảng từ năm 1901. Được Lênin giao nhiệm vụ xuất bản cuốn Trong mười hai năm, thâu tóm các văn kiện của Lênin. Thành viên cao cấp của cơ quan Chêka thời kỳ 1918-1924. Biệt tích trong một thời gian dài. Sau khi Bêrya bị xử án, người ta mới được biết Kêđrốp đã bị hành quyết năm 1940.
8- Anđrây Anđrêiép (1895-1971): ủy viên Ban chấp hành Trung ương từ năm 1920, ủy viên Bộ Chính trị từ năm 1932.
9- Bộ phận do thám chính trị của cơ quan mật vụ Nga hoàng trong thời kỳ 1880-1917.
10- Grêgôri O³ocgiônikítdê (1886-1937): biệt hiệu là Sécgô, cùng quê (miền Grudya) và là bạn thân của Stalin, từng cộng tác với Stalin trong việc thanh trừng tàn nhẫn đảng bộ Grudya, khiến Lênin phải lên tiếng phê phán nghiêm khắc. Trong thư viết cho Ban chấp hành Trung ương ngày 31-12-1922, Lênin nói:
Phải trừng phạt đồng chí O³ocgiônikítdê để làm gương.... Về mặt chính trị, dĩ nhiên phải coi Stalin và Gierginsky là những người chịu trách nhiệm trong chiến dịch tuyên truyền chủ nghĩa quốc gia - Đại Nga.
O³ocgiônikítdê đã tiếp tay cho Stalin trong việc thủ tiêu các cựu đồng chí của Lênin. Được cử vào Bộ Chính trị cùng lượt với Kaganôvích và Mikôian. O³ocgiônikítdê "tự vẫn" sau khi người bạn thân - Piatakốp - bị bắt. Nhiều sử gia cho là bị ám sát.
11- Ở đây, Khrushốp có phần biện hộ cho S
Lênin
Chú thích:
1- Kèm theo lá thư ngắn này, Lênin gửi Trốtsky tập hồ sơ về vấn đề Grudya.
2- Trốtsky gặp gỡ Lênin và Krúpskaia lần đầu tiên tại London tháng 10-1902, khi ấy ông vừa trốn khỏi Sibérie ra nước ngoài.
3- Lá thư này được viết vài ngày sau khi Lênin mất. Nó bác bỏ lập luận thịnh hành trong nhiều năm của bộ máy tuyên truyền xta-lin-nít, bảo rằng Lênin đang hồi phục, nhưng bị chảy máu não và qua đời khi đọc những bản tranh luận của Trốtsky và các đồng sự của ông trên tờ Prápđa.
4- Đến tháng 7-1917, Trốtsky mới gia nhập đảng bônsêvích.