Chương 3

Nghiêm trọng hơn, những hậu quả của trận nắng nóng vừa qua lại dường như gắn liền với mức độ y tế kém cỏi của các cơ sở cả tư nhân lẫn nhà nước. ‘Bây giờ, có phòng chống trong nhiều nhà dưỡng lão, đặc biệt là vùng Paris... ấy vậy mà mùa hè vừa qua, không có trường hợp tử vong nào được xác nhận tại đây. Thật là lạ đúng không? Tôi cho rằng rất nhiều người đã ở trong tình trạng sốt cao khi rời nhà dưỡng lão để đến bệnh viện và qua đời ở đấy’, Christophe Fernandez - chủ tịch hội Bảo vệ và Giúp đỡ người cao tuổi (AFPAP) lên tiếng. Cựu nhân viên cảnh sát, ông từng nổi tiếng với những cuộc điều tra tố giác cung cách làm việc tồi tệ của các nhà dưỡng lão. ‘Thực hành y tế bất hợp pháp, không có mặt trong phút nguy kịch, lạm dụng chuyên trở tới bệnh viện... phần lớn những chuyện này xuất phát từ sức ép quá mạnh của lợi nhuận, ông nói tiếp. Một trên năm lời ca thán dính dáng đến các cơ sở nhà nước và bốn trên năm giành cho các cơ sở tư nhân’. Theo sự đánh giá của ông: trong 600 000 phòng thì 200 000 sẽ bị xếp hạng kém (Báo Le Figaro, 07/11/2003)
Nửa năm tiếp theo, Liên không có việc làm. Hàng tháng phải cắp cặp đến gặp văn phòng quản lý người thất nghiệp, gọi tắt là ANPE. Hồ sơ của Liên gồm mỗi cái bằng đại học Mỏ-Địa Chất, cũng chưa được dịch công chứng. Cô thư kí bảo cố mà học thêm tiếng Pháp, sau đó đi thi lại, trường Mỏ là một trong ba trường danh giá nhất Paris, dân Việt Nam nổi tiếng có chí, có vị năm mươi lăm tuổi mới thành bác sĩ, mở phòng mạch tư được mươi năm, khi chết, đăng cáo phó trên báo Le Monde, thêm chữ docteur cạnh họ tên, con cháu cũng mát mặt. Lần nào Liên cũng im lặng, không hiểu tán thành hay từ chối. Liên chưa bao giờ thích địa chất. Liên đã thi vào đấy chỉ vì biết là thế nào cũng đỗ. Liên đã lên tận sở Giáo Dục để tham khảo danh sách học sinh dự thi. Bảy mươi chín Nguyễn Văn, Trần Đình, Phạm Hữu, Lê Khắc, Bùi Huy, Đỗ Quốc. Mỗi khoá cũng cần một người để thỉnh thoảng vo gạo, nấu cơm, rửa bát. Nữ sinh dù sao cũng đỡ nghịch hơn nam sinh, con gái không đẹp càng không lo làm mất đoàn kết. Các thầy trong ban giám khảo đều công nhận như vậy nên Liên thiếu hai điểm mà vẫn nhận được giấy báo trúng tuyển đại học. Rồi cứ thế tự động lên lớp, tự động ra trường. Năm năm trôi qua không mấy khó khăn. Cái bằng rơi vào tay như chiếc lá tháng mười là đà đậu xuống chậu nước giữa sân. Kiến thức thu được chẳng đáng kể ra. Bây giờ có nhớ lại thì chỉ nhớ những ngày mồng 8 tháng 3 nằm nhà, những buổi nghỉ học đi khám mụn, những viên vi-ta-min C ngậm thì ngọt, cắn làm đôi mới thấy chua, những đợt thực tập đeo cuốc chim và búa tạ ở vùng Hòa Bình, cả ngày leo núi gẫy chân, gặp gì lạ là gõ, phần đông chỉ thấy ổ mối với mồ mả, mồ mả sao mà lắm, toàn vô danh, đi mãi mới tìm được vài cái còn dấu chân hương, đi mãi cũng chẳng bao giờ hết. Tháng sau, văn phòng ANPE gửi Liên đi học vi tính, món ấy bây giờ nghề nào cũng cần, không biết không xong. Cô thư kí bảo tháng nào cũng tổ chức hai lớp thế mà không còn chỗ, ai cũng tranh thủ, mấy khi có thời gian, lại không phải trả tiền. Liên đến lớp, ba chục khuôn mặt vô cảm, gặp nhau chẳng buồn chào. Phòng học hình chữ nhật, trang bị toàn đèn tuýp. Tường quét màu be. Trần xốp đồng màu kẻ ô vuông. Ba mươi máy vi tính xếp thành ba hàng. Chồng ghế nhựa xanh lá cây đặt một góc. Ai đến tự lấy ra mà ngồi. Thầy giáo đưa cho một danh sách, bảo học viên nào có mặt thì kí vào bên cạnh. Cả lớp truyền tay nhau, có đứa chẳng thấy tên đâu, có đứa đúng tên lại sai họ, hay đúng họ lại sai tên, Liên đánh thành Leng, Roxana thành Rosona, Than thành Tang, Mohamet thành Ahmet, Pavlovitch thành Polonov, Martinez thành Marlinès. Ba mươi tên chỉ có ba là hoàn chỉnh. Cả lớp cáu rinh. Có đứa văng bậy. Tên người ta chứ có phải chuyện đùa đâu. Nay mai giấy chứng nhận tốt nghiệp vi tính mà ghi thế này thì toi mấy tháng đèn sách. Thầy giáo cũng cáu, bảo ANPE làm ăn ẩu thật, càng ngày càng tệ, ba trên ba mươi là tỉ lệ có mười phần trăm. Bọn kia vẫn chưa hết tức, một đứa bảo thư kí ANPE chép tên cũng không xong. Một đứa khác bảo không biết đã học vi tính chưa. Một đứa khác nữa bảo thế mà bắt người ta đi học. Rầm rĩ. Thầy giáo phải hứa sẽ phản ảnh lên ban giám hiệu. Không khí lớp học thế mới dịu đi. Hai tiếng sau thì chữa xong danh sách, viết đè lên trên, hàng này chập hàng kia, gạch xóa nhằng nhịt. Thầy giáo bảo sẽ mang lên văn phòng nhờ thư kí đánh máy lại. Cả bọn thở dài ngán ngẩm, thư kí trường dạy nghề khéo kém cả thư kí ANPE. Đến giờ cơm trưa cũng chẳng học được gì. Chuông reo, thầy giáo đứng dậy bảo: ăn ngon nhé, rồi cầm cặp biến thẳng. Thầy giáo tóc hói, mặc quần bò, áo vét ca-rô đen trắng, cà vạt chấm đỏ, giày thể thao, rất khó đoán tuổi nhưng có vẻ thoáng. Ba mươi học viên lục tục bỏ đồ ăn lên bàn. Chủ yếu là bánh mì và Coca Cola. Liên mang nửa bánh mì đũa và hai lát thịt hun khói. Thằng bên cạnh lôi từ túi du lịch ra một gói bánh mì gối nửa cân, một cây xúc xích còn bọc ni-lông, dưa chuột, cà chua đều còn nguyên quả. Liên vẫn chưa kẹp xong thịt vào bánh mì thì thằng kia đã ngốn sạch đống đồ ăn. Không hiểu gọt vỏ bằng cách nào. Có cắt bánh mì hay không. Một lúc sau Liên quay sang, thấy trước mặt nó lăn lóc hai hộp bánh bích qui rỗng. Cả lớp im lặng. Chẳng ai nói với ai câu nào, cặm cụi nhai và xem họa báo. Chốc chốc có tiếng tu nước ừng ực. Năm phút, thằng bên cạnh đã dựa đầu vào ghế, mắt nhắm nghiền, ngáy oang oang, lỗ mũi phập phồng, giống hệt một con hà mã. Một bà tóc quăn bỏ bộ bài ra xem bói, vừa xem vừa thở dài thườn thượt. Ba chị xồn xồn mặc váy ngắn rủ nhau ra toa lét rửa mặt và khoe đồ lót. Một ông đeo kính dựa tường đọc báo. Những người còn lại chơi trò chơi điện tử trên máy vi tính, nhạc bật rất to, giật liên hồi. Hà mã bật dậy bảo: để im cho người ta nghỉ. Chẳng ai trả lời. Nhạc vẫn không giảm. Liên ăn xong cuối cùng. Đang buồn ngủ thì một con bé tiến lại gần. Nó bảo: cà phê nhé. Rồi chẳng đợi Liên trả lời, chạy vụt !!!8914_7.htm!!! Đã xem 54376 lần.

Đánh máy: Sympatiquela & HuyTran
Nguồn: Sympatiquela & HuyTran
VNthuquan - Thư viện Online
Được bạn: Ct.Ly đưa lên
vào ngày: 6 tháng 3 năm 2007

Truyện Paris 11 tháng 8 Giới thiệu tiểu thuyết Paris 11 tháng 8 Chương 1 Chương 2 Chương 3 Chương 4 Chương 5 Chương 6 Chương 7 Chương 8 Chương 9 g ấy bốt thường trực, cửa quay, thang máy, hành lang dài. Khủng khiếp nhất là không hiểu bằng cách nào lại đâm sầm vào bao cao-su vĩ đại. Ông đầu hói, bỏ dở trò chơi điện tử ngẩng lên: ấn tượng quá hả? cứ như chưa nhìn thấy Liên bao giờ. Liên chợt nghĩ tới thầy giáo vi tính, đầu hói, áo vét ca-rô đen trắng, cà vạt chấm đỏ. Hèn nào tưởng đã gặp ở đâu. Dân vi tính nhiều cái trùng lập. Liên tưởng tượng thầy giáo vi tính đang chơi trò xếp gạch, gạch rơi chít chít, sau lưng là áp phích quảng cáo xi-líp dây.
Vừa đi vừa cười cũng đến được phòng giáo viên. Cửa mở hết cỡ. Đèn sáng trưng. Giáo viên ngồi giữa phòng. Sơ mi tím than cổ bẻ. Mặt nghiêm trang. Thấy Liên bước vào, đưa mắt nhìn đồng hồ. Nguyên tắc đầu tiên là đúng giờ. Giọng cũng nghiêm trang khủng khiếp. Liên ngồi xuống ghế đối diện, mắt nhìn vào quả bóng thủy tinh để trên bàn, nhìn một lúc thấy cung điện Versailles chơi vơi trong tuyết, nhìn một lúc nữa thấy bức tượng vua Louis XIV bé đúng bằng cái đầu tăm, bộ tóc dả phập phồng. Phòng sáng trưng, có vẻ còn sáng hơn cả hôm qua. Im lặng tuyệt đối. Tiếng cốc cốc lúc nhanh lúc chậm theo một điệu nhạc vừa hiện đại vừa cổ điển. Giáo viên hình như quên hẳn Liên, mắt nhìn màn hình, tay bấm bàn phím như chơi piano, trước mặt là một cuốn sách vừa to vừa dày. Liên e hèm. Giáo viên không phản ứng, không hiểu có nghe thấy không. Thỉnh thoảng mở sách, tìm một trang nào đó, lẩm bẩm mấy từ vô nghĩa, rồi lại gõ máy tính. Liên ngó lên tường. Một khung mạ vàng treo ảnh giáo viên với gia đình. ảnh cưới cô dâu chú rể hớn hở. ảnh tuần trăng mật du thuyền trên biển. ảnh cả nhà hai vợ chồng, hai đứa con một trai một gái, đồng phục trượt tuyết áo đỏ, quần tím than, trên đầu mặt trời rực rỡ. Cạnh khung mạ vàng là mấy bức tranh trẻ con, toàn người máy và máy bay, khói nhằng nhịt. Một bức bố cục có vẻ chắc nhất, có lẽ do cô giáo gà hộ, vẽ lẵng hoa nhiều màu, bên dưới là một bài thơ được in sẵn, chữ to và đậm
Hôm nay là ngày lễ gì?
Ngày lễ của bà?
Ngày lễ của bố?
Ngày lễ của ông?
Không,
Hôm nay là ngày lễ của mẹ
Mẹ ơi,
Con không biết chúc mẹ điều gì,
Sách thì dày
Từ điển cũng dày
Mà con thì một chữ cũng không biết
Nếu mẹ muốn
Thì đây là những bông hoa con vẽ cho mẹ
Còn nói thành lời
Thì con chịu đấy
Một chữ con cũng không biết.
Hôm nay là ngày lễ gì?
Ngày lễ của bà?
Ngày lễ của bố?
Ngày lễ của ông?
Hôm nay là ngày lễ gì?
Liên đọc thêm hai lần nữa. Vẫn chỉ nhớ mỗi câu: Hôm nay là ngày lễ gì. Thời gian tưởng như không dừng. May mà có tiếng còi hú. Giáo viên ngẩng đầu bảo: ăn ngon nhé. Nói xong tắt máy vi tính, đứng lên. Hóa ra bên dưới áo sơ mi màu tím than là váy màu tím than, guốc cao gót cũng màu tím than. Giáo viên hẳn tự hào về cơ thể lắm nên áo và váy bó sát người không đủ còn thắt thêm hai vòng dây da. Tóc cắt cao. Mắt đeo kính. Móng tay tỉa gọn. Mặt dài. Mũi dài. Gò má cao. Môi dầy. Không hiểu đẹp hay xấu. Cũng không thể đoán tuổi. Chỉ cảm giác là nghiêm trang và năng động. Liên xuống đường, lang thang mãi cũng kiếm được một vườn hoa nhỏ, hai phụ nữ bụng to đang trông năm đứa trẻ con nghịch cát. Liên ngồi xuống một cái ghế trống, gặm bánh mì, gặm xong lại bỏ một hộp bích qui ra ăn. Vườn hoa mùa đông chẳng có bông hoa nào, cây cối xơ xác, bầu trời xám xịt, đài phun nước im lìm. Năm đứa trẻ thôi nghịch cát, lại gần nhìn Liên chằm chằm. Liên rút bích qui ra cho mỗi đứa một chiếc. Hai phụ nữ bụng to khệnh khạng đứng lên, mồm kêu suỵt sụyt, rồi đồng thanh: về nhà ăn cơm đi. Cả bọn xếp thành một hàng. Đi qua một gốc cây, năm đứa trẻ chạy ra vứt bích qui vào sọt rác công cộng. Liên ăn hết gói bánh, tìm chai Coca Cola. Uống một ngụm to, đỡ khát hẳn. Bụng căng phồng. Liên tự hỏi do đâu mỗi khi sợ lại phải nhét một cái gì đấy vào mồm. Có phải để chèn nỗi sợ vào dạ dày. Nhưng vì sao vào dạ dày mà không vào tim hay phổi hay dạ con là một chỗ chắc chắn khá rộng? Bản năng của con người là ham sống sợ chết nên không chọn cả tim lẫn phổi để chèn nỗi sợ, còn dạ con thì đàn ông không có. Cuối cùng dạ dày là thùng nước gạo, chứa đồ ăn đồ uống, còn chứa thêm cả nỗi sợ. Mỗi ngày con người có thể cho vào bụng cơm nếp, rau xào, thịt kho, bánh mì, mì ống, gà rô ti, xà lách trộn dầu, Coca Cola, cá sạc đin sốt cà chua, sô-cô-la và các loại bánh... nhiều nhất là ba cân. Con số cũng đáng kể nhưng chúng không được giữ trong bụng lâu hơn một ngày mà bị thải ra ngoài liên tục bằng con đường tiểu tiện và đại tiện (theo thống kê, toa-lét là chỗ được sử dụng nhiều nhất trong nhà). Trong khi đó, nỗi sợ tuy không thể tính thành cân, nhưng phong phú không kém, đã nhập vào rồi thì khó bỏ đi, có thể đến từ vô vàn lý do, hoặc không xuất phát từ một nguyên nhân nào cả. Người Việt Nam đẻ ra là tự động biết sợ ma, sợ mơ thấy lửa, sợ gò má cao, sợ nốt ruồi ở tuyến lệ, sợ ăn thịt chó đầu tháng, sợ ăn thịt vịt đầu năm, sợ hương không uốn, sợ pháo không nổ, sợ năm hạn, sợ tuổi xung, sợ sao Thái Bạch, vân vân và vân vân. Người Pháp không sợ vu vơ như vậy. Người Pháp gọi đó là mê tín dị đoan. Nhưng người Pháp học cấp một đã sử dụng trôi chảy các thuật ngữ: thất nghiệp, trợ cấp xã hội, lương tối thiểu, tiền thuê nhà, tiền trả góp, tiền bảo hiểm ô tô, hợp đồng làm việc ngắn hạn, dài hạn, thời gian thử thách, thuế thu nhập, thuế thổ trạch, thuế ngự cư, thuế vô tuyến truyền hình, thuế giá trị gia tăng... Người nước ngoài ở Pháp còn sử dụng trôi chảy thêm một số thuật ngữ khác: thẻ cư trú tạm thời, thẻ cư trú vĩnh viễn, thẻ lao động, hồ sơ tị nạn, hồ sơ quốc tịch, hồ sơ đoàn tụ gia đình, hồ sơ xin trợ cấp...Liên thở dài, từ ngày sang đây nhai luôn mồm. Xong lại nghĩ nhưng lúc này đây sợ cái gì mới được. Không lẽ sợ hai phụ nữ bụng to. Hai phụ nữ bụng to không mắng mỏ, không chê trách, không gây gổ, không dọa báo lên công an, không đòi tát cho một cái, không bắt bồi thường, không lập biên bản rồi nhờ người qua đường làm chứng. Nghĩ mãi chẳng hiểu sợ gì. Mà vẫn thấy sợ. Vu vơ không kém Hà Nội. Kết quả là gói bích qui và chai Coca Cola vật vã trong bụng. Năm đứa trẻ vẫn dắt tay nhau thành một hàng dọc. Hai phụ nữ bụng to đi hai đầu. Cả bọn lặc lè, mãi mới ra tới cổng, rồi từ cổng mãi mới ra tới ngã tư. Đường hai chiều. Ô-tô phải dừng lại, bấm còi tin tin. Liên vẫn loay hoay với nỗi sợ vu vơ thì thấy giáo viên và bà váy đỏ tiến lại. Hai người vừa đi vừa nói chuyện. Tay bà váy đỏ chém vào không khí. Tay giáo viên chém vào không khí. Bên ngoài sơ mi tím than là một áo khoác cũng màu tím than. Cả cây tím than nhìn từ xa vẫn không hết nghiêm trang và năng động. Liên tự hỏi có nên trốn vào gốc cây bên cạnh thì cả hai đã đi qua. Giầy cao gót mà bước nhanh ghê. Phăm, phăm, phăm. Cứ như không có gì dưới đất. Những phụ nữ quan trọng như thế chắc không bao giờ bị vấp ngã. Không nhìn xuống đất cũng không bị vấp ngã. Những phụ nữ kém quan trọng thì không đi guốc cao gót cũng vấp ngã. Bà gác cổng khu nhà Liên ở chẳng hạn, hay vấp ngã đến nỗi bạc cả mũi giầy. Bà đưa thư cũng vài lần vấp ngã, từ cổng đến hộp đựng thư có mấy bước chân mà cũng vấp ngã, không hiểu thế nào. Hai cô nhân viên siêu thị Franprix tuần trước bê sọt rau xà lách va phải chiếc xe đẩy, cả người cả hàng đổ kềnh đổ càng. Các cụ già thì thường xuyên vẫp ngã, nhất là trong buồng tắm, móng tay dài cào rách da Liên. Con bé Cuba có vẻ rắn rỏi thế mà cũng vấp ngã, nó bảo nhà cửa ở đây kinh thật, toàn kính là kính, lại lau trong veo, nhiều khi tưởng không có gì cứ thế lao đi, may mà kính năm ly chứ không đền sạt nghiệp. Bà hàng xóm của Liên thì sau đợt vấp ngã một mạch từ tầng bảy xuống tầng năm còn ngã thêm một lần nữa, cũng vì dẫm nhầm vỏ chuối, nhưng đến tầng sáu thì dừng lại, cái chổi vẫn leo xuống đến tầng trệt. Liên nghe thấy nhưng không chạy xuống đỡ, cũng không bấm điện thoại gọi xe cấp cứu. Bà ta biết nên hôm chống chổi về nhà, nhìn thấy Liên thì quay mặt đi. Nhờ thế mà Liên đỡ phải nghe một bài ca khác về những con chuột sạch sẽ ở tầng sáu. Một buổi chiều mùa thu mốc meo đã lâu, một trong những con chuột đó từng xông thẳng vào phòng Liên, không gõ cửa trước, để bảo rằng la-va-bô của Liên đang làm phòng ngủ của nó ngập trong trận hồng thủy. Liên bị kéo xềnh xệch xuống hiện trường để có dịp chứng kiến bức tường cao bốn mét rưỡi, gắn hoa văn mạ vàng, bị rộp lỗ chỗ như mắc bệnh phỏng dạ. Con chuột sạch đẹp vò đầu bứt tai chưa đầy một ngày mà bức tường biến dạng, nó chầu trực hai chục năm mới được hưởng gia tài, lại phải đóng mấy trăm nghìn euro tiền thuế mới được vào ở. Nó bảo: nhìn chùm nho kìa, thợ nề nào làm lại được bây giờ. Sau đó Liên phải kí vào bản tường trình gửi lên văn phòng bảo hiểm nhà cửa, trong đó ghi bức tường phòng ngủ thiệt hại nặng nề, nặng nề nhất là ba quả nho hoa văn mạ vàng bị rụng khỏi cành. Văn phòng bảo hiểm ngày hôm sau đã gửi đến một thợ nề. Bức tường được trát và sơn lại hoàn toàn, có phần còn phẳng và đẹp hơn xưa. Nhưng ba quả nho mạ vàng thì thợ nề bó tay, loay hoay mấy ngày mà chúng cứ nhất định biến thành ba quả táo. Con chuột sạch đẹp lại vò đầu bứt tai, đòi văn phòng bảo hiểm gửi thợ nề khác. Văn phòng bảo hiểm không chịu, bảo thợ nề tay nghề bậc bảy không chuyển được táo thành nho thì đành thôi. Nghe nói bây giờ con chuột sạch đẹp vẫn đang theo kiện, luật sư mấy lần mang máy ảnh số đến chụp ba quả táo. Liên vẫn một mình một vườn hoa. Mùa đông, chẳng ai ra vườn hoa ngồi ăn trưa. Giáo viên và bà áo đỏ chắc vẫn đang tranh luận trong quán ăn, hai cái dao chém vào không khí. Còi hú lần nữa. Liên nhìn đồng hồ rồi đứng lên. Lúc đi qua cổng công viên mới thấy bảng nội qui:
1. Cấm mang chó vào dạo,
2. Cấm bẻ hoa, vặt lá cây,
3. Cấm nằm ngủ trên ghế,
4. Cấm tắm ở đài phun nước,
5. Cấm ăn, uống và xả rác ra vườn.
--!!tach_noi_dung!!--

Đánh máy: Sympatiquela & HuyTran
Nguồn: Sympatiquela & HuyTran
VNthuquan - Thư viện Online
Được bạn: Ct.Ly đưa lên
vào ngày: 6 tháng 3 năm 2007

--!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!--