Thanh tra Leroy hai mươi lăm tuổi rất giống với cái mà người ta gọi anh là một chàng trai được đào luyện tốt thành một thanh tra cảnh sát.Anh đã ra trường. Đấy là một công việc đầu tiên của anh và từ khi anh quan sát Maigret một lát với vẻ tẻ nhạt, anh cố kín đáo thu hút sự chú ý của ông. Cuối cùng anh đỏ mặt thốt lên. - Xin ông thứ lổi, ông cảnh sát trưởng. Nhưng, những dấu vết. - Chắc anh nghĩ rằng sếp của anh học ở trường lâu rồi nên không biết giá trị của những việc nghiên cứu khoa học vì Maigret vừa kéo một hơi thuốc vừa buông thõng: - Nếu anh muốn. Người ta không còn thấy thanh tra Leroy ở đâu. Anh đã thận trọng mang cái chai và những chiếc cốc vào phòng của anh, và suốt buổi tối anh làm một gói mẫu, chuẩn bị kỹ lưỡng để gửi những vật chứng bị xoá vết tích đi xét nghiệm. Maigret ngồi trong một góc của quầy cà phê. Người chủ tiệm mặc áo bờ lu trắng và mũ đầu bếp nhìn ngôi nhà của mình bằng chính con mắt của mình để xem xét nó có bị tàn phá bởi trận bão hay không. Người dược sĩ đã nói xong. Có nhiều người xì xầm bên ngoài. Jean Servières, người đầu tiên đội mũ lên đầu, đứng dậy: - Không phải tất cả như thế! Tôi đã có vợ và bà Servières nhà tôi đang chờ tôi! Xin tạm biệt, ông cảnh sát trưởng, hẹn gặp lại Le Pommeret ngừng đi đi lại lại. - Chờ tôi với! Tôi cũng đi ăn tối đây. Anh ở lại chứ, Michoux? Người bác sĩ chỉ trả lời bằng cái nhún vai. Ông dược sĩ thì tiếp tục đóng một vai trò của kế hoạch ban đầu Maigret nghe ông nói với người chủ tiệm: - … Và tất nhiên cần phải phân tích chất đựng trong tất cả các chai. Chính vì ở đây có người của sở Cảnh sát, chỉ cần ra lệnh cho tôi là được. Có hơn sáu mươi chai đựng rượu khai vị đủ loại và rượu mùi trong tủ. - Ông nghĩ sao về việc này, ông cảnh sát trưởng? - Đây là một ý kiến đúng, có lẽ phải thận trọng. Người dược sĩ vốn nhỏ con, gầy và cứng cáp. Ông hối hả làm việc gấp ba lần. Người ta phải tìm cho ông một cái sọt đựng chai. Rồi ông gọi điện thoại cho một tiệm cà phê của thành phố cổ để người ta đến nói với người nhân viên của ông là ông rất cần anh ta giúp sức. Đầu để trần, ông đi từ khách sạn Amiral đến phòng thuốc của ông năm đến sáu lần, tất bật, bận rộn. Ông thấy cần phải nói vài lời với những người thóc mách tập trung trên vỉa hè. Người chủ tiệm rên rỉ: - Tôi sẽ làm như thế nào đây nếu người ta đem tất cả rượu của tôi đi? Rồi không còn ai nghĩ đến ăn uống nữa! Ông không ăn tối à, ông cảnh sát trưởng? Còn ông, ông bác sĩ, ông về nhà phải không? - Không, mẹ tôi ở Paris, bà đầy tớ nghỉ phép. - Vậy ông ngủ lại đây chứ? Trời mưa. Các đường phố ngập ngụa bùn đen. Gió giật từng hồi các cánh cửa chớp của lầu một. Maigret đã ăn trưa trong phòng ăn, không xa chiếc bàn mà người bác sĩ đang ngồi ảo não. Qua những ô kính nhỏ màu lục, người ta đoán được có những cái đầu hiếu kỳ ở bên ngoài đôi khi dán vào kính. Cô gái hầu phòng vắng mặt nửa giờ đồng hồ; đã đến phiên ăn trưa của cô. Rồi cô lại về vị trí quen thuộc của mình bên phải chiếc két, một khuỷu tay tì lên đấy, tay cầm một chiếc khăn lau. Maigret nói với cô: - Cô lấy cho tôi một chai bia. Ông cảm thấy rất rõ người bác sĩ đang quan sát ông trong khi ông uống, rồi sau đấy, như để đoán những triệu chứng của sự trúng độc. Jean Servières không trở lại như đã nói với ông khi ra về. Le Pommeret cũng không, đến nỗi quầy cà phê vắng vẻ vì nhiều người không muốn vào và không thích uống. ở ngoài, người ta khẳng định là tất cả những cái chai đã nhiễm độc. - Chẳng lẽ lại giết cả thành phố! Ông thị trưởng từ biệt thự "Cát Trắng" của mình gọi điện thoại đến để biết thực hư điều gì đã xảy ra. Rồi một sự im lặng buồn tẻ. Bác sĩ Michoux ngồi trong một góc, lật từng trang của các tờ báo mà không hề đọc. Cô gái hầu phòng không nhúc nhích. Maigret bình thản hút thuốc, còn người chủ tiệm thỉnh thoảng đến liếc mắt xem có chuyện gì lôi thôi không. Người ta nghe tiếng đồng hồ của thành phố cổ điểm giờ từng nửa giờ một. Tiếng bước chân và tiếng xầm xì trên vỉa hè đã ngừng, chỉ còn có tiếng rì rào đơn điệu của gió và tiếng mưa vỗ vào cửa kính. Ông ngủ ở đây à? - Maigret hỏi người bác sĩ. - Vâng, đôi khi phải thế. Tôi sống với mẹ tôi cách thành phố ba kilômét. Một biệt thự lớn. Mẹ tôi đi Paris vài hôm và bà đầy tớ của tôi lại xin nghỉ phép để dự đám cưới của người em trai. Anh đứng dậy, do dự, nói rất nhanh: - Xin chào. Rồi anh biến mất trong cầu thang. Có thể nghe được tiếng anh cởi giầy ở lầu một, đúng phía trên đầu của Maigret. Chỉ còn lại cô hầu phòng và viên cảnh sát trưởng trong quầy cà phê. - Lại đây! - Ông nói với cô gái và ngã hẳn người ra trên lưng ghế tựa. Rồi ông nói tiếp, vì cô gái vẫn đứng trong một tư thế rất đắn đo. - Ngồi xuống đi! Cô bao nhiêu tuổi? - Hai mươi bốn. Ở cô có sự nhún mình quá đáng. Đôi mắt có quầng, mệt mỏi; cách đi đứng của cô không có tiếng động, không va chạm vào bất cứ gì, run run lo ngại, không thốt lên lời nào. Tất cả những cái ấy phù hợp với ý nghĩ mà người ta cho cô là thuộc hạng người "bẩn thỉu", quen với tất cả những điều khắc nghiệt. Thế nhưng người ta cảm thấy dưới vẻ bề ngoài ấy là những nét nào đấy của lòng kiêu hãnh mà cô cố không để lộ cho người ta nhận thấy. Cô xanh xao, bộ ngực xẹp lép không đủ gợi được sự kích thích của tính hám dục. Tuy vậy, trông cô vẫn quyến lũ bởi vì trong cô có sự biến loạn, sự nản lòng và ốm yếu. - Cô làm gì trước khi làm việc ở đây? - Tôi mồ côi. Cha tôi và anh tôi chết ngoài biển trên con thuyền hai buồm "Ba Đạo sĩ''. Mẹ tôi chết đã lâu. Đầu tiên tôi là người bán hàng ở cửa hàng giấy bút, quảng trường bưu điện. Ánh mắt của cô như tìm tòi, lo lắng điều gì. - Cô có người yêu chưa? Cô quay đầu đi không nói gì, còn Maigret, hai mắt dán chặt vào khườn mặt cô, từ từ rít thuốc lá, uống một ngụm bia. - Có những khách hàng có lẽ là hâm mộ cô đấy! Những người hồi nãy ở đây đều là khách quen, cứ chiều chiều họ đến đây. Họ yêu những cô gái đẹp. Nào! - Ai trong số ấy? Nhợt nhạt hơn, cô nói bằng một cái bĩu môi chán nản: - Chỉ có ông bác sĩ. - Cô là người tình của ông ấy? Cô gái nhìn ông với lòng tin mới chớm. - Ông ấy đã có các cô khác. Đôi khi ông ấy mới đoái hoài đến tôi. Ông ấy nghỉ ở đây. Ông ấy bảo tôi gặp ông ấy trong phòng riêng của ông. Ít khi Maigret có được một sự thú nhận thành thật như thế. - Anh ấy có cho cô gì không? - Có, nhưng không thường xuyên. Hai ba lần, đấy là ngày tôi vắng ở khách sạn, ông ấy báo tôi đến nhà ông ấy. Và ngày hôm kia nữa, nhân khi mẹ ông ấy đi xa. Nhưng ông ấy có những cô gái khác. - Còn ông Pommeret thì sao? - Cũng vậy thôi. Trừ có lần tôi đến nhà ông ấy, đã lâu rồi. Ở đấy có một cô thợ làm ở nhà máy cá hộp và, và tôi không muốn! Tuần nào họ cũng có những ô gái mới. - Ông Servières cũng thế chứ? - Không! Cùng một giuộc… ông ấy đã lấy vợ. Có vẻ như ông ấy sắp tổ chức tiệc cưới ở brest. ở đây,ông ấy chỉ thích đùa cợt, véo vào người tôi mỗi khi đi qua. Trời vẫn đổ mưa. Xa xa vang lên tiếng còi của một con tàu, có lẽ nó tìm đường vào cảng. - Và suốt cả năm như vậy chứ? - Không phải cả năm đâu. Mùa đông họ lẻ loi trơ trọi. Đôi khi họ uống một chai với một khách bườn. Nhưng mùa hè thì đông lắm. Khách sạn đầy người. Ban đêm, họ vẫn có mươi, mười lăm người uống sâm banh hay nhậu nhẹt trong các biệt thự. Có những chiếc xe hơi, những người đàn bà đẹp. Chúng tôi, chúng tôi có đủ việc. Mùa hè, không phải tôi phục vụ mà là những chú bồi bàn. Khi ấy tôi ở dưới kia rửa bát đĩa. Vậy cô gái đang tìm gì xung quanh cô? Cô ngồi không yên trên mép ghế và dường như cô sắp giải lao. Một hồi chường lanh lảnh reo lên. Cô nhìn Maigret, rồi nhìn bảng điện đặt sau két. - Ông cho phép chứ? Cô leo lên. Viên cảnh sát trưởng nghe tiếng bước chân, rồi một tiếng rì rầm không rõ ở lầu một, trong phòng của người bác sĩ. Người dược sĩ bước vào, hơi say. Xong rồi, ông cảnh sát trướng ạ! Bốn mươi tám chai đã được phân tích! Rất chu đáo, tôi thề với ông không có một dấu vết thuốc độc nào khác trong rượu mùi và rượu táo. Ông chủ tiệm cứ nằng nặc đòi lại đồ đựng của ông… Ông nghĩ sao, ý kiến của ông thế nào? Emma đã trở lại, ra phía ngoài đường để hạ những tấm cửa rèm xuống, chờ để có thể khoá cửa. - Thế nào? - Maigret nói khi họ chỉ còn lại hai người. Cô gái quay đầu đi với một vẻ thẹn thùng, còn người cánh sát trưởng có cảm tưởng như mình có thái độ đuổi cô ra và cô đã bật lên khóc. Ông nói: - Chúc ngủ ngon, cô bé. Khi viên cảnh sát trưởng bước xuống lầu, ông tự cho mình là người thức dậy đầu tiên, bầu trời còn đầy mây xám xịt. Nhìn từ cửa sổ, ông thấy ngoài cảng vắng vẻ, nơi ấy chỉ có một chiếc cần trục đang bốc dỡ một tàu cát xuống. Trong các đường phố, vài ba chiếc ô đang chạy mưa sát các ngôi nhà. Đến giữa cầu thang, ông gặp một người khách bườn và một người đàn ông vất vả vác một chiếc hòm lớn. Emma quét phòng ở dưới. Trên một chiếc bàn bằng đá cẩm thạch có một chiếc tách đầy cặn cà phê. Maigret hỏi: - Có ông thanh tra của tôi đến không. Đã lâu rồi, ông ấy có hỏi tôi đường ra ga để mang một gói gì lớn đến đấy. - Ông bác sĩ thế nào? Tôi đã đem bữa điểm tâm lên cho ông ấy. Ông ấy ốm. Ông ấy không muốn đi ra ngoài. Rồi cái chổi lại tiếp tục làm tung bụi lên trộn lẫn với mạt cưa. - Ông dùng gì ạ? - Cà Phê đen. Cô gái phải đi qua gần ông để đến nhà bếp. Lúc này ông nắm lấy hai vai cô gái bằng đôi bàn tay hộ pháp của ông, nhìn vào mắt cô vừa thô bạo vừa thân mật. - Nói đi xem nào, Emma. Cô gái chỉ có một cử động rụt rè để cô thoát ra, rồi đứng im, run rẩy cố thu mình lại. - Giữa chúng ta thôi, cô biết gì nào. Cô im đi. Cô lại nói dối đấy. Cô là một cô gái đáng thương, tôi không muốn xoi mói những điều khốn nạn của cô. Cô hãy nhìn thẳng vào tôi. Cái chai… Thế nào?… Bây giờ cô nói đi… Tôi thề với ông… - Khỏi phải thề. - Không phải là tôi? - Tôi biết rõ như vậy, tất nhiên, mong rằng không phải là cô Nhưng ai mới được chứ? Bỗng nhiên cặp mi mắt mọng lên, nước mắt trào ra. Môi dưới của cô cong lên, co thắt và cô gái hầu phòng xúc động đến nỗi Maigret thôi không giữ lấy vai cô nữa. - Tay bác sĩ… đêm qua? - Không. Không phải là điều mà ông nghĩ. - Anh ta muốn gì? - Ông ấy đã hỏi tôi cũng như thế, như ông đã… Ông ấy đã doạ tôi. Ông ấy muốn tôi nói cho ông ấy biết ai đã sờ vào chai. Ông ấy chỉ còn thiếu đánh tôi nữa thôi. Tôi không biết, thật mà! Tôi lấy mẹ tôi ra để thề rằng … - Cô mang cà phê đến cho tôi đi. Đã tám giờ sáng, Maigret đi mua thuốc hút, dạo một vòng trong thành phố. Khi ông trở lại, vào khoảng mười giờ, người bác sĩ đã ở trong quầy cà phê, đi đôi giày păng-túp, một chiếc khăn quàng vắt qua cổ. Nét mặt của anh ta võ vàng, tóc màu hung rối bù. - Trông anh có vẻ không được khỏe thì phải. - Tôi ốm, quả tôi không ngờ lại như thế. Lại những quả thận của tôi đấy mà. Khi xảy ra vào chuyện vặt, tôi phiền lòng, xúc động, chính vì vậy mà nó sinh chuyện. Suốt đêm tôi không tài nào chợp mắt được. Mắt anh không rời khỏi cửa ra vào. - Anh không về nhà à? - Chẳng có ai ở nhà cả. Tại đây tôi được chăm sóc tốt hơn. Anh tìm tất cả những báo buổi sang nằm trên bàn. - Ông không thấy các bạn của tôi à? Servières, Le Pommeret. Thật buồn cười họ không đến xem tin tức. - Ối dào! Có lẽ họ vẫn còn ngủ! - Maigret thở dài. Lạ thật, tôi không trông thấy con chó vàng thảm hại ở đâu. Emma, cô có thấy con chó không, không à? Leroy đây rồi, có lẽ anh ấy đã gặp nó trong phố. Có gì mới không, Leroy? Những cái chai và cốc đã được gửi đến phòng sét nghiệm. Tôi đã đến Sở mật thám và toà thị chính, Tôi nghĩ là ông đang nói đến con chó phải không? Có vẻ như sáng nay một người nông dân đã trông thấy nó trong vườn của ông Michoux thì phải… … - Trong vườn của tôi? - Người bác sĩ đã đứng dậy. Đôi bàn tay xanh xao của anh run lẩy bẩy. - Nó làm gì trong vườn của tôi nhỉ? - Như điều người ta nói với tôi là nó nằm trên thềm của biệt thự và khi người nông dân đến gần thì nó gầm gừ đến nỗi người ấy phải chuồn khỏi đấy. Maigret liếc mắt quan sát các khuôn mặt. - Nào bác sĩ, chúng ta cùng đi đến nhà anh chứ? Một nụ cười không tự nhiên. - Trong cơn mưa thế này à. Với căn bệnh của tôi. Như thế đối với tôi cũng bằng ít ra là tám ngày nằm liệt giường. Con chó ấy thì có quan trọng gì đến thế, một con chó tầm thường chạy rông, có thể là… Maigret đội mũ, mặc áo khoác. - Ông đi đâu thế? - Viên thanh tra hỏi. - Tôi không biết nữa. Thở hít không khí. Anh đi cùng tôi chứ, Leroy? Khi hai ngườl đã ra đến bên ngoài, họ còn có thể nhìn thấy cái đầu dài dài của người bác sĩ mà những tấm kính mầu đã làm cho biến dạng, dài hơn và làm cho nó có một màu lục nhạt. Viên thanh tra hỏi: - Chúng ta đi đâu đây? Maigret nhún vai, lang thang suốt mười lăm phút quanh vũng như một người quan tâm đến những con tàu. Đến gần đê chắn song ông quay sang phải, theo một con đường có biển chi lối của đường Cát Trắng. Leroy bắt đầu nói sau một cơn ho: - Nếu người ta phân tích tàn thuốc lá tìm thấy trong hành lang của ngôi nhà không có người ở. - Anh có nghĩ gì về Emma không? - Maigret ngắt lời anh. - Tôi… tôi nghĩ. Theo ý kiến tôi, cái khó khăn nhất là trong mộtxứ sở như xứ sở này, nơi mọi người đều quen biết nhau, tự kiếm cho mình một lượng Strychnine như thế… … - Tôi không hỏi anh về điều ấy, mà là, anh có thể làm như sẵn sàng trở thành tình lang của cô ấy thì sao? Viên thanh tra đáng thương không tìm được câu gì đề trả lời Và Maigret buộc anh ta dừng lại, mở cúc chiếc áo măng tô ra che gió cho ông châm tẩu thuốc. Đường Cát Trắng có vài ba biệt thự xây xung quanh, giữa những biệt thự có một toà nhà lộng lẫy xứng với cái tên lâu đài. Nó thuộc quyền sở hữu của ông thị trưởng. Lâu đài kéo dài ra giữa hai mũi đá cách Cocarneau ba kilômét. Maigret và người đồng hành của ông lội trong cát phủ đầy tảo giạt, hầu như không để ý nhìn những ngôi nhà không có người ở, cửa đóng kín. Ở phía kia của bãi cát, khoảnh đất nhô lên, những mỏm đá thẳng đứng, trên đầu viền những cây lãnh sam chúc xuống phía biển. Một tấm biển lớn có chữ: Phân lô của Cát Trắng. Một sơ đồ nhiều màu sắc, có mảnh đã bán, có mảnh chưa. Một kiốt bằng gỗ có biển ghi: Văn phòng bán đất. Cuối cùng là lời ghi chú: Trường hợp vắng mặt, xin hỏi ông Ernest Michoux, người quản lý. Về mùa hè, tất cả có lẽ sẽ tươi tắn, được sơn lại như mới, còn trong mưa gió, bùn lầy, trong sự hỗn độn của sóng dồi thì thật là thê thảm. Ở chính giữa là một ngôi biệt thự lớn bằng đá xám với bồn đất cao và bề nước, còn bồn hoa thì chưa trổ bong Xa hơn, phác thảo của những toà biệt thự khác chưa xây xong, vài vạt tưòng xây dở trồi lên trên nền đã vạch sẵn các căn phòng. Còn thiếu những tấm cửa kính ở kiốt nói trên. Những đống cát nằm chờ để trải ra trên con đường mới, nơi ấy, một chiếc trục lăn nằm chắn ngang ở đoạn giữa. Trên đỉnh vách đá, một khách sạn, hay đúng hơn là một khách sạn tương lai, chưa xây xong với những bức tường chưa tô trát, những khung cửa sổ tạm bít kín bằng những tấm ván và bìa cứng. Maigret lặng lẽ bước lên trước, đẩy rào chắn mở lối vào biệt thự của bác sĩ Michoux. Khi ông đã ở trên bậc thềm giơ tay cầm nắm cửa thì thanh tra Leroy nói thầm: - Chúng ta không có giấy phép. Ông không nghĩ là… Lại một lần nữa, cấp trên của anh lai nhún vai. Trên các lối đi, họ nhìn thấy những vết chân sâu xuống của con chó vàng để lại. Có cả những dấu vết khác của những bàn chân lớn đi giày đinh, dễ chừng cỡ bốn sáu là ít. Quả đấm xoay, cửa mở ra như có phép lạ và người ta có thể xác đính chính những vết bùn của chân chó và của đôi giày là đáng chú ý. Ngôi biệt thự, một kiểu kiến trúc phức tạp được bày biện một cách kiêu kỳ, bất kể đâu, cả xó xỉnh cũng vậy được sắp xếp những chiếc ghế đi văng, tủ sách thấp, những chiếc giường hòm bretagne biến đổi thành tủ kính, những chiếc bàn Thổ Nhĩ Kỳ hoặc Trung Hoa. Rất nhiều bức thảm đẹp và trướng phủ tường. Rõ ràng là chủ của biệt thự muốn trang trí bằng gỗ cổ, một tập hợp những thiết bị vừa mộc mạc lại vừa hiện đại. Một vài phong cảnh Bretagne. Những bức tranh khoả thân có ký tên đề tặng: Tặng người bạn tốt Michoux, hay là: Tặng người bạn của các nghệ sĩ. Ông cảnh sát trưởng nhìn cái mớ hổ lốn ấy với một thái độ càu cạu, còn viên thanh tra Leroy thì không biểu lộ cảm xúc của mình về sự bày biện lung tung này. Rồi Maigret mở các cửa ra vào, liếc mắt vào các phòng. Một số phòng chưa có đồ gỗ, vừa trát tường mới khô. Cuối cùng, ông dùng chân đẩy một cánh cửa và thì thầm, thoả mãn khi trông thấy nhà bếp. Trên mặt bàn bằng gỗ mộc có hai chai Bordeax đã hết rượu. Độ chục chiếc vỏ hộp mở rồi, có con dao con bên cạnh. Mặt sàn bẩn thỉu dây mỡ nhầy nhụa. Người ta đã ăn hết, ngay cả những hộp cá trích ướp vang trắng, ra-gu nguội, nấm xép và mỡ ướp. Nền nhà rác rưởi, vương vãi những miếng thịt. Một chai rượu sâm banh quí bị vỡ và mùi thơm bốc lên trộn lẫn với mùi thơrn của thức ăn. Marget nhìn người đồng hành bằng một nụ cười rất lạ - Leroy này, anh tin là người bác sĩ đã làm bữa ăn này bằng thịt lợn bột à? Nhưng viên thanh tra sững sờ không đáp lại. Ông lại nói: - Mẹ anh ta cũng không, tôi tin như vậy. Ngay cả bà ở. Này, anh là người thích những dấu vết. Đây là những vệt bùn làm nổi bật một đế giày cỡ bốn lăm hay bốn sáu. Và những dấu vết của con chó! Ông nhồi một tẩu thuốc mới, nhặt ống diêm trên một cái giá. Anh hãy ghi chép cho tôi những gì cần ghi chép ở đây! Đấy là việc không thể thiếu được. Chốc nữa, chúng ta gặp lại. Ông bước đi, hai tay thọc trong túi, cổ áo pác-đơ-xuy dựng ngược, men dọc theo bãi Cát Trắng. Khi bước vào khách sạn Amiral, người đầu tiên ông nhìn thấy là bác sĩ Michoux ngồi trong góc vẫn đi giầy păng-túp, râu không cạo, khăn quàng quấn xung quanh cổ. Le Pommeret cũng ăn mặc nghiêm chỉnh như hôm trước, ngồi né sang bên cạnh để ông cảnh sát trưởng đi qua mà không nói năng lời nào Cuối cùng người bác sĩ nói bằng một giọng không được bình thường: - Ông biếtt điều gì người ta đã báo cho tôi không? Servières mất tích. Vợ ông ấy gần như phát điên lên, ông ấy đã rời khỏi đây tối hôm qua. Từ khi ấy, không còn gặp lại ông ấy nữa. Maigret giật nảy mình, không phải vì lý do mà người ta nói với ông, mà vì ông vừa nhìn thấy con chó vàng nằm dưới chân Emma.