Dịch giả: Doãn Điền
3. Khiếp sợ bao trùm lên Concarneau

 Le Pommeret thấy cần phải làm cho người ta tin khi anh nói rằng:
- Hồi nãy, chị ấy đã đến chỗ tôi van xin cho tiến hành tìm kiếm. Servières, tên thật là Goyard.
Đang mải nhìn con chó vàng, Maigret đảo mắt ra phía cửa khi người bán báo bước vào như bị gió đẩy, và thế là ông liếc thấy đầu đề in bằng chữ đậm, dù ông ngồi hơi xa nhưng vẫn có thể đọc được:
Sự khiếp sợ bao trùm lên Concarneau Những đề mục phụ tiếp sau là:
Mỗi ngày một thảm kịch. Jean Servières, cộng tác viên của chúng ta đã biến mất.
Những vết máu trên chiếc xe con.
Sẽ đến lượt ai?
Maigret túm lấy tay áo thằng bé bán báo:
- Mày bán được nhiều không?
- Gấp mười những ngày khác. Chúng tôi có ba người bán từ nhà ga.
Thằng bé được buông ra lại chạy dọc bến cảng, vừa chạy vừa rao:
Báo Hải Đăng Brest, số đặc biệt đây…
Viên cảnh sát trưởng chưa kịp có thì giờ để bắt đầu giở báo đọc thì Emma đến nói với ông:
- Ông có điện thoại…
Một giọng nói giận dữ cất lên ở phía đầu kia dây nói. Đó là ông thị trưởng:
- A… lô, ông đấy à, ông cảnh sát trưởng. Có phải ông đã đọc bài báo vớ vẩn ấy rồi không? Mà chính tôi cũng chưa rõ. Tôi nghe đây, có phải thế không? Là người đầu tiên được báo cho biết những gì xẩy ra trong thành phố mà tôi là người đứng đầu. Chuyện về chiếc ôtô ấy như thế nào? Và người đàn ông có vết chân lớn ấy… Đã một giờ nay tôi nhận được hơn hai mươi cú điện thoại của những người hoảng hốt hỏi tôi những tin ấy có chính xác không? Tôi nhắc lại với ông rằng tôi muốn từ nay…
Maigret bình tĩnh đặt ống nghe xuống, trở lại quầy cà phê, ngồi xuống bắt đầu đọc. Michoux và Le Pommeret cũng lướt mắt một lượt khắp tờ báo đặt trên mặt bàn bằng đá hoa cương.
"Cộng tác viên Jean Servières tuyệt vời của chúng ta vừa kể nhũng sự kiện của Concarneau mới xẩy ra. Đấy là ngày thứ Sáu một thương gia đáng kính của thành phố, ông Mostaguen bước ra khỏi khách sạn Amiral, dừng lại trên một bậc thềm để châm thuốc lá thì bị một viên đạn từ thùng thư của ngôi nhà không có người bắn vào bụng.
Ngày thứ bảy, cánh sát trưởng Maigret mới từ Paris biệt phái về, đứng đầu đội cánh sát lưu động của Rennes đã đến nhưng không ngăn cản được một thảm kịch mới lại xáy ra.
Quả vậy, đến tối một cú điện thoại báo cho chúng tôi biết lúc ba người có danh vọng trong thành phố là các ông Le Pommeret, Jean Servières và bác sĩ
Michoux đang uống rượu khai vị thì nhận thấy trong rượu Pernod mà họ được phục vụ có chứa một liều mạnh chất Strychnine. Lúc này các nhân viên điều tra cũng vừa mới đến.
Nhưng sáng Chú nhật này, xe hơi của Jean Servière đã được tìm thấy gần sông Saint - Jacques không có chủ. Chủ của nó đã mất tích vào tối thứ bảy,không ai biết ở đâu.
Đệm ngồi phía trước có vấy máu. Một tấm kính cửa bị vỡ, hoàn toàn có thể giả thiết là có sự vật lộn.
Ba ngày, ba thám kịch. Người ta cho rằng sự khiếp sợ bắt đầu bao trùm cả Concarneau. Nhân dân sợ hãi tự hỏi ai sẽ là nạn nhân mới tiếp theo.
Sự huyên náo đặc biệt được đồn đại trong dân chúng là do sự xuất hiện bí
ẩn của một con chó vàng mà không ai biết từ đâu ra. Con chó hình như vô chủ và cứ mỗi lần có tai hoạ xảy ra là y như người ta lại gặp nó.
Phải chăng con chó ấy đã không dẫn cánh sát đến một hướng điều tra quan trọng và người ta không tìm thấy một người chưa xác định được đã để lại nhiều dấu vết lạ ở một số nơi, như dấu bàn chân của hắn lớn hơn nhiều so mới bàn chân bình thường.
Một thằng điên ư? Một tên rình mò lượn quanh? Có phải hắn là tác giả của tất cá những hành động xấu ấy không? Ai sẽ bị hắn tấn công vào tối nay?
Có thể hắn sẽ phải đụng đầu với người ấy vì những người dân khiếp sợ sẽ thận trọng mang theo vũ khí và bắn vào hắn khi có dấu hiệu báo nguy.
Trong khi chờ đợi, Chủ nhật này thành phố như chết và bầu không khí gợi lại những thành phố miền Bắc trong chiến tranh khi được báo có một cuộc oanh tạc. Maigret nhìn qua cửa kính. Không còn mưa nữa, nhưng các đường phố ngập bùn đen và gió vẫn tiếp tục thổi mạnh. Bầu trời còn xám xịt. Nhiều người đi lễ nhà thờ về. Hầu như tất cả đều có tờ Hải Đăng brest trong tay. Và tất cả những khuôn mặt đều ngoảnh về phía khách sạn Amiral, còn những khách qua đường thì vội vàng gấp bước.
Hẳn là có cái gì chết chóc trong thành phố. Nhưng không phải sáng chủ nhật nào cũng như vậy? Chuông điện thoại lại reo lên. Có tiếng của Emma trả lời.
- Thưa ông, tôi không biết ạ. Tôi không được rõ ạ. Ông có muốn để tôi mời ông cảnh sát trưởng đến không? Alô… Alô. Người ta đã cúp máy.
- Chuyện gì vậy? - Maigret gầm lên - Một toà báo ở Paris, tôi nghĩ là… Người ta hỏi có phải có thêm những nạn nhân mới phải không…? Người ta đã đặt trước một phòng.
- Cô gọi điện thoại giúp tôi đến tờ Hải Đăng Brest.
Trong khi chờ đợi, ông bước dọc rồi lại bước ngang, không liếc nhìn người bác sĩ vừa buông ghế, cũng không để ý đến Le Pommeret đang ngắm nghía các ngón tay của mình đeo đầy nhẫn.
- A lô… Hải Đăng Brest phải không? Cảnh sát trưởng Maigret đây. Làm ơn cho gặp giám đốc. Alô!
Ông đấy à. Tốt! Ông có thể cho tôi biết số báo của ông sáng nay ra khỏi nhà in lúc mấy giờ? Thế nào, chím giờ rưỡi à? Thế ai viết bài về những thảm kịch ở
Concarneau? Ô! Không, chẳng có chuyện gì đâu! Hả!, ông nói gì? Ông nhận bài báo ấy có phong bì dán kín à? Không ký tên à? Và ông đã đăng như vậy bất kể thông tin nào gửi đến ông à? Xin chào ông!
Ông định đi ra bằng cửa mở thẳng ra cảng nhưng thấy cửa đóng kín.
- Thế là thế nào? - Ông hỏi Emma và nhìn vào mắt cô.
- Dạ, ông bác sĩ đấy ạ.
Ông nhìn chằm chằm vào, Michoux có cái đầu nghiêng nghiêng hơn bao giờ hết, rồi ông nhún vai, bước ra bằng một cửa khác, cửa của khách sạn. Phần lớn các cửa hàng đều đóng cửa. Nhiều người ăn mặc đẹp bước đi vội vã.
Ở phía kia của vũng, nơi những con tàu kéo căng dây neo, Maigret thấy lối vào của sông Saint - Jacques tận cuối thành phố, ở đấy những ngôi nhà thưa thớt, nhường chỗ cho các xưởng đóng tàu. Người ta nhìn thấy những con tàu chưa đóng xong trên bến cảng. Có những con thuyền cũ bị mục nát trong bùn.
Tại nơi có chiếc cầu bằng đá bắc qua sông chảy vào cảng, có một nhóm người tò mò vây quanh một chiếc ô tô con.
Phải đi vòng để đến được đấy vì những bến cảng đã bị cản bởi các cọc chắn.
Nhìn ánh mắt của mọi người, ông hiểu rằng họ đều biết ông. Và trên thềm của các quán hàng đã đóng cửa, ông thấy nhiều người lo lắng nói thầm với nhau.
Cuối cùng ông đã đến được gần chiếc xe bỏ lại bên lề đường. Bằng một cử chỉ nhanh nhẹn, ông mở cửa xe làm rơi mấy mảnh kính vỡ và không cần thiết tìm kiếm để làm rõ những vết màu nâu trên đệm ngồi bằng dạ.
Xung quanh ông, những chú nhãi con và những người trẻ tuổi tự đắc chen lấn nhau.
- Nhà của ông Servières ở đâu?
Có đến mười người trong số họ dẫn ông đến. Ngôi nhà cách đấy độ ba lăm mét, hơi biệt lập, một ngôi nhà bình dị có vườn bao quanh. Đoàn tuỳ tùng dừng lại trước hàng rào sắt, còn Maigret thì kéo chuông, được một người ở gái thấp bé với vẻ mặt sợ sệt dẫn vào.
- Bà Servières có ở đây không?
Người đàn bà mở cửa phòng ăn.
- Ông cảnh sát trưởng, ông nói đi! Ông nghĩ là người ta đã giết anh ấy à?…
Tôi phát điên mất… Tôi…
Một người đàn bà nhân hậu, chừng bốn mươi, có dáng dấp của một người nội trợ giỏi mà sự sạch sẽ, ngăn nắp của nội thất đã xác định điều ấy.
- Bà không thấy chồng bà trở về từ lúc nào?
- Hôm qua anh ấy về ăn bữa tối. Tôi nhận thấy anh ấy có điều gì lo lắng, nhưng anh ấy không hề nói gì với tôi cả. Anh ấy để xe trước cổng, điều ấy có nghĩa là đến tối anh ấy lại đi nữa. Tôi biết như thế là anh ấy sẽ đánh bài ở quầy cà phê Amiral… Tôi đã hỏi anh ấy… Đến mười giờ tôi đi nằm. Tôi còn thức rất lâu. Tôi nghe tiếng đồng hồ điểm mười một giờ, rồi mười một giờ rưỡi. Nhưng thường anh ấy về rất muộn, tôi đành phải đi ngủ… Khi thức dậy lúc nửa đêm tôi lấy làm lạ là không thấy anh ấy nằm cạnh tôi. Lúc ấy tôi nghĩ có người nào lại kéo anh ấy đến Brest. Lúc này thì không thể nào chịu được nữa mặc dù đôi khi… Tôi không thể ngủ lại được nữa… Từ năm giờ sáng, tôi đã đứng rình sau cửa sổ… Anh ấy không thích tôi có vẻ chờ anh ấy, và ít ra là tôi còn truy hỏi anh ấy. Đến chín giờ tôi chạy đến nhà ông Le Pommeret. Khi trở về bằng con đường khác, tôi trông thấy nhiều người xúm quanh chiếc xe hơi. Ông nói đi! Tại sao người ta có thể giết anh ấy? Đấy là người đàn ông tốt nhất trần đời. Tôi dám chắc là anh ấy không có kẻ thù.
Một nhóm người đứng lại trước hàng rào sắt.
- Có vẻ như có những vết máu… Tôi trông thấy nhiều người đọc một tờ báo nhưng không có ai muốn để lộ cho tôi xem.
- Chồng bà có mang nhiều tiền trong người không?
- Tôi không nghĩ là, vẫn như mọi khi… ba hay bốn trăm phơrăng.
Maigret hứa sẽ báo cho bà biết tin, ngay cả việc cố gắng làm cho bà yên tâm bằng những lời nói chung chung. Một mùi thơm của thịt cừu từ nhà bếp đưa lên.
Người ở gái khoác tạp dề trắng tiễn ông ra cổng.
Ra đến ngoài viên cảnh sát trưởng đi chưa được trăm mét thì có một ngườí qua đường nhanh nhẹn đến gần.
- Ông cảnh sát trưởng, ông xá lổi cho. Tôi xin tự giới thiệu, Dujardin, giáo viên tiểu học. Đã một giờ đồng hồ nay có nhiều người, nhất là cha mẹ học sinh của tôi đến hỏi tôi là những điều đăng trên báo có đúng sự thật không. Một số muốn biết nếu trường hợp họ trông thấy người đàn ông có đôi bàn chân lớn, họ có quyền được bắn không.
Maigret không phải là một thiên thần của kiên nhẫn, ông thọc hai tay vào túi mà lẩm bẩm:
- Hãy để tôi yên.
Rồi ông đi đến trung tâm thành phố.
Thật ngu ngốc! Ông chưa bao giờ thấy sự việc như vậy. Điều ấy gợi lên cho người ta nhớ đến những cơn giông bão đôi khi gặp trong điện ảnh: Người ta được xem một đường phố tươi vui, một bầu trời quang đãng. Rồi một đám mây dày đặc ùn đến che lấp mặt trời. Một ngọn gió mạnh quét trên đường phố. Chớp sáng xanh lè. Cánh cửa va đập. Lốc bụi. Những giọt nước lớn rơi xuống.
Rồi thế là phố xá dưới một trận mưa rào, dưới một bầu trời rất kịch.
Concarneau thay đổi trông thấy. Bài báo của tờ Hải đăng Brest chỉ là một điềm khởi đầu. Từ lâu, những lời bình luận bằng miệng đã vượt qua những lời bình luận bằng văn. Rồi chính ngày Chủ nhật lại tăng hơn. Các cư dân không có gì để làm. Người ta thấy họ chọn chiếc xe hòm của Jean Servières như mục đích đi dạo. Bên cạnh xe đã có hai lính cảnh sát đứng. Những kẻ hiếu kỳ dừng lạichuẩn bị cuộc hành trình vào ngày hôm sau nhờ vào tập thương mại kỹ nghệ niên giám. Thỉnh thoảng ông gọi Emma.
- Chauffier đấy là một cửa hàng ngũ kim quan trọng chứ? Cảm ơn.
Người bác sĩ thú y đa gắp được viên đạn ra và băng bó phần thân sau cho con chó.
- Những con vật ấy, chúng có cuộc sống đến là gay go!
Người ta đã trải một tấm chăn cũ lên trên rơm rạ trong một góc lát đá hoa cương xanh, vừa thông ra sân vừa nhìn ra cầu thang xuống hầm rượu. Con chó đã nằm ra đấy, hoàn toàn cô độc, cách nó mười mét có một miếng thịt mà nó không hề màng tới.
Ông thị trưởng đã đến bằng xe hơi. Một ông già có chòm râu trắng ăn mặc chải chuốt với những cử chỉ cứng đờ. Ông chau mày bước vào khu vực của đội vệ binh này, hay đúng hơn là của đại đội cảnh sát trung tâm.
- Các ông này là ai?
- Các nhà báo ở Paris.
Ông thị trưởng sắp nổi khùng.
Đẹp thật. Đến ngày mai thì tất cả ước Pháp, người ta sẽ nói đến chuyện ngớ ngẩn này! Các anh vẫn không tìm thấy gì cả à?
- Cuộc điều tra đang tiếp tục! - Maigret cằn nhằn, vẫn bằng cái giọng của ông khi ông tuyên bố:
- Điều ấy không ảnh hưởng gì đến ngài!
Vì dễ cáu bẳn nên thái độ ai nấy đều biểu hiện sự bực dọc.
- Còn ông, ông Michoux, ông không về nhà à?
Ánh mắt của ông thị trưởng khinh khỉnh, buộc tội sự hèn nhát của người bác sĩ.
Cứ theo chiều hướng ấy thì đấy là sự hoảng sợ chung trong suốt hai mươi tiếng đồng hồ. Điều nhất thiết như tôi đã nói, chính là một sự bắt giữ bất kể cuộc bắt giữ ấy như thế nào.
Rồi ông nhấn mạnh những lời vừa rồi với ánh mắt nhìn về phía Emma.
- Tôi biết là tôi không có lệnh cho ông. Còn về cơ quan cảnh sát địa phương, ông chỉ nên để cho họ một vai trò không đáng kể. Nhưng tôi nói với ông điều này: chỉ một thảm kịch, một thảm kịch thôi thì điều ấy sẽ là thảm hoạ. Nhiều người trông chờ vào điều ấy. Những ngày chủ nhật khác, các quán hàng đều mở cửa cho đến chín giờ thì nay các cánh cửa đều đóng kín. Bài báo ngớ ngẩn ấy của tờ Hải Đăng Brest đã làm cho dân chúng lo sợ.
Ông thị trưởng không nhấc chiếc mũ qua dưa ra khỏi đầu mà còn kéo sụp nó xuống thấp hơn rồi bỏ đi sau khi đã nhắc nhở:
- Ông cảnh sát trưởng, tôi buộc lòng báo cho ông biết…Và tôi nhắc lại với ông rằng tất cả những gì xảy ra trong lúc này là thuộc về trách nhiệm của ông.
Maigret gọi.
- Một cốc nửa lít, Emma!
Người ta không thể ngăn cản các nhà báo xuống khách sạn Amiral cũng như vào quầy cà phê, gọi điện thoại, bàn cãi ầm ĩ Họ đòi mực, đòi giấy. Họ chất vấn Emma làm cho cô thêm hốt hoảng, đáng thương.
Bên ngoài, trời đã tối đen. Luồng ánh sang yếu ớt của mặt trăng đã bị đám mây dày cản trở. Rồi các thứ bùn quánh này dính vào tất cả giầy dép vì
Concarneau chưa hề biết đến những đường phố lát gạch.
Maigret thốt lên với Michoux:
- Le Pommeret đã nói với anh là sẽ trở lại phải không?
- Vâng. Anh ấy về dùng bữa tối ở nhà.
- Địa chỉ ở đâu? - một nhà báo hỏi khi thấy mình không có gì để làm nữa.
Người bác sĩ nói cho nhà báo biết chỗ ở của Le Pommeret, trong khi ông cảnh sát trưởng chỉ biết nhún vai và kéo Leroy vào một góc.
- Anh có nguyên bản của bài báo ra sang nay không?
- Tôi cũng vừa nhân được. Nó đang ở trong phòng tôi. Bài báo vết bằng tay trái do một người nào đấy sợ người ta nhận ra mặt chữ của mình.
- Không có dấu của bưu điện à?
- Không. Bài được ném vào trong thùng báo toà soạn Ngoài phong bì có lời ghi chú: "cực kỳ khẩn cấp".
- Mãi đến tám giờ sáng thì một người nào đấy mới biết được sự mất tích của Jean Servières, biết được chiếc ô tô đã hoặc có thể bị bỏ lại gần sông Saint-
Jacques, và người ta nhận thấy có những vết máu trên đệm ngồi. Và them vào đấy là người ấy không biết rằng nguời ta còn phát hiện được nơi nào đấy những dấu vết của người lạ mặt có đôi bàn chân rất lớn.
- Thật khó tin - Viên thanh tra thở dài. Còn về những dấu vết, tôi đã gửi đến cơ quan nghiên cứu vết tích bằng ảnh truyền xa. Họ đã tham khảo các hồ sơ. Tôi đã được trả lời: chúng không tương ứng với một đặc điểm nào của kẻ gian.
Không có gì phải nhầm lẫn. Leroy để cho sự sợ hãi xung quanh chinh phục.
Nhưng người bị đầu độc nhất về tư tưởng bởi mầm độc hại, nếu người ta có thể nói được thì chính đó là Ernest Michoux mà bong dáng càng lu mờ vì nó đối lập với bộ quần áo thể thao, nhưng điệu bộ thư thái và sự tự tin của các nhà báo.
Anh ta không biết phải bắt đầu từ đâu. Maigret hỏi anh ta:
- Anh chưa đi ngủ à?
- Chưa. Tôi không bao giờ ngủ trước một giờ sáng.
Anh ta cố gắng hé một nụ cười ngượng nghịu, để lộ ra hai chiếc răng vàng.
- Thực ra thì anh đang nghĩ gì?
Chiếc đồng hồ dạ quang của thành phố cổ điểm mười tiếng. Người ta gọi ông cảnh sát trưởng đến nghe điện thoại. Đấy là ông thị trưởng.
- Có còn gì nữa không?
Không biết ông ấy còn chờ gì, một thảm kịch chăng?
Nhưng xét cho cùng, chính Maigret không chờ như vậy. Với cái trán bướng bỉnh, ông đến xem con chó vàng đang thiu thiu ngủ. Nó không sợ, mở một mắt ra nhìn ông đang đi đến. Ông cảnh sát trưởng vuốt ve đầu nó, đẩy thêm một ít rạ đến dưới chân nó.
Ông nhác thấy người chủ khách sạn sau lưng ông.
- Ông nghĩ là mấy ông nhà báo ấy ở lại lâu à? Vì trong trường hợp này tôi cần phải nghĩ đến việc dự trữ thức ăn. Chính ngày mai lúc sáu giờ có phiên chợ.
Khi người ta chưa quen biết Maigret, thì trong trường hợp như thế thật hoang mang nếu nhìn thấy đôi mắt trợn trừng của ông nhìn xoáy vào trán anh mà như không trông thấy anh, rồi nghe ông lẩm nhẩm điều gì khó hiểu trong khi ông rời xa ra với vẻ ít quan tâm đến anh.
Người phóng viên của tờ Petit Parisien trở về, rũ chiếc áo vải dầu đầm đìa nước.
- Này! Mưa à? Sao, có gì mới không? Groslin?
Một tia sang long lanh trong con ngươi của chàng trai; anh nói nhỏ nhẹ vài lời với người nhiếp ảnh đi theo anh, rồI nhấc ống nghe của máy điện thoại, Petit Parisien, cô… Trụ sở báo… Ưu tiên đấy nhá! Sao? Cô nối trực tiếp với Paris được chứ? Nào, cô cho nhanh lên … Alô… A lô… Báo Petit Parisien đấy à?, Cô Germaine phải không? Chuyển cho tôi người ghi tốc ký của cơ quan. Đây, Groslin đây!
Giọng nói của anh có vẻ như sốt ruột. Còn ánh mắt của anh dường như thách thức các đồng nghiệp đang nghe anh nói.
- Alô! Cô phải không, cô Jeanne? Nhanh lên nhé! Đang còn thì giờ cho vài tờ báo của tỉnh. Những bài khác phải dành cho tờ báo ở Paris. Cô phải nói với thư ký của toà soạn là thảo bài báo đi. Tôi không có thì giờ. Sự việc của Concarneau. Nhưng dự kiến của chúng tôi là chính xác. Vụ ám sát mới… Alô!
Đúng, vụ ám sát!… Một người đàn ông bị giết, nếu cô muốn, thì tốt hơn là…
Tất cả mọi người im lặng. Người bác sĩ bị thôi miên đến gần nhà báo đang tiếp tục công việc một cách hăng say, đắc thắng và giậm chân suốt ruột - Sau ông Mostaguen, sau nhà báo Jean Servière thì ông Le Pommeret!
Đúng, tôi đã đọc cho cô hồi nãy. Ông ấy vừa được tìm thấy, đã chết trong phòng của nhà ông ấy! Không có vết thương, Các cơ đã cứng lại nên hoàn toàn có thể tin là bị trúng độc Cô hãy chờ… Cô hay kết thúc bằng: "sự khiếp sợ bao trùm … "
Đúng! Cô hay chạy đến gặp thư ký toà soạn. Lát nữa tôi sẽ đọc cho cô một bài báo cho các báo xuất bản Paris, nhưng tin tức phải qua các tờ báo tỉnh.
Anh móc ống nghe lên, thấrn mồ hôi, ném ra xung quanh một cái nhìn hớn hở.
Điện thoại lại hoạt động.
Alô! Ông cảnh sát trưởng à? Đã mười lăm phút chúng tôi cố gắng để gọi cho ông. Đây, nhà của ông Le Pommeret. Nhanh lên. Ông ấy đã chết.
Rồi giọng nói nhắc lại trong một tiếng rú:
- Chết…
Maigret nhìn ra xung quanh. Trên các bàn có những chiếc cốc không. Emma mặt cắt không ra máu, mắt nhìn theo người cảnh sát trưởng - Yêu cầu không để ai sờ vào một cái cốc cũng như cái chai nào! Anh nghe không Leroy? Từ bây giờ, anh không được động đậy.
Người bác sĩ, trán đẫm mồ hôi, đã giật chiếc khăn quàng ra để lộ cái cổ gầy, chiếc áo sơ mi còn được giữ lại bằng một cái khuy cổ kiểu cần gạt.
Khi Maigret đến căn hộ của Le Pommeret, một người thày thuốc ở ngôi nhà bên cạnh đã bước đầu khám nghiệm tử thi.
Ở đấy có một người đàn bà độ năm mươi tuổi, bà chủ của ngôi nhà, là người đã gọi điện thoại cho ông.
Một ngôi nhà đẹp bằng đá xám, nhìn ra biển. Rồi suốt hai mươi giây đồng hồ, chùm sáng của ngọn hải đăng làm rực đỏ các cửa sổ.
Một bao lơn. Một cán cờ và một phù hiệu quân sự của Đan Mạch.
Xác chết nằm duổi ra trên một tấm thảm đỏ nhạt trong căn phòng nhỏ ngổn ngang những đồ mỹ nghệ không có giá trị. Trên tường, những bức ảnh nữ điệp viên, bức vẽ cắt từ những tờ báo phong nhã và lồng dưới kính, vài ba bức có đề tặng của đàn bà.
Le Pommeret mặc chiếc áo sơ mi bị giật rách. Đôi giầy của anh dính đầy bùn nặng trĩu.
- Strychine! - Người thày thuốc nói - ít ra tôi cũng thề đúng như thế. Ông hãy nhìn đôi mắt của ông ấy. Và nhất là ông nhận thấy xác bị cứng đơ… Sự hấp hối đã kéo dài đến nửa tiếng đồng hồ. Có thể là hơn…
- Bà ở chỗ nào? -Maigret hỏi người cho thuê nhà.
- Ở dưới. Tôi cho ông Le Pommeret thuê toàn bộ lầu một. Ông ấy ăn tại nhà tôi. Mãi đến tám giờ ông mới về đùng bữa tối. Ông ấy hầu như không ăn gì. Tôi nhớ 1à ông ấy đã cho rằng điện bị trục trặc trong khi ấy những ngọn đèn sang không được bình thường. Ông ấy có nói với tôi là ông sẽ lại ra ngoài, nhưng trước tiên, ông ấy dùng một viên Asperine bởi vì ông váng đầu.
Ông cảnh sát trưởng nhìn người bác sĩ bằng con mắt dò hỏi.
- Đúng như vậy! Nhưng triệu chứng đầu tiên…
- Những ai có ý kiến sau bao nhiêu thời gian thì thuốc độc ngấm?
- Điều ấy tuỳ thuộc liều lưọng và thể trạng của từng người. Đôi khi chỉ nửa giờ đồng hồ. Nhiều khi là hai giờ.
- Thế cái chết?
- Chỉ bất thần xảy ra tiếp theo sau cơn tê liệt toàn thân. Nhưng trước đây có những tê liệt cục bộ. Như vậy có khả năng là ông ấy đã cố gắng gọi. Ông ấy nằm trên chiếc, đi-văng này.
Chính chiếc đi-văng có giá trị như nơi trú ngụ của Le Pommeret. Những tranh khắc duyên dáng nhiều hơn nơi khác xung quanh chiếc đi-văng. Một ngọn đèn ngủ để lọt ra một ánh dáng hồng.
- Ông ấy đã giãy gịua như trong một cơn mê sản động kinh do rượu. Cái chết đã quật ông xuống đất.
Maigret bước đến tận cánh cửa mà một người chụp ảnh định vượt qua, đóng sập cửa lại. Ông thấp giọng nhẩm tính:
- Le Pommeret đã rời tiệm cà phê Amiral lúc gần bảy giờ. Ông ấy đã uống một ít rượu trắng. Ở đây mười lăm phút sau, ông ấy đã ăn và uống. Theo những gì mà ông nói với tôi về tác dụng của Strychine thì ông ta đã có thể hoàn toàn uống thuốc độc dưới ấy cũng như ở đây.
Bất thình lình Maigret đến tầng trệt, nơi bà chủ nhà cho thuê phòng đang khóc, có ba ba hàng xóm ngồi vây quanh.
- Các cốc đĩa của bữa cơm tối đâu?
Trong một lát, bà khônghiểu. Rồi khi bà ta định trả lời thì ông đã nhìn thấy trong nhà bếp có một chậu nước còn nóng, những chiếc đĩa sạch bên phải, những chiếc bẩn ở bên trái và cả những chiếc cốc nữa.
- Tôi đang bận rửa bát đĩa thì…
Một người cảnh sát đến. Maigret nói:
- Anh canh gác ngôi nhà. Bảo tất cả mọi người ra ngoài, trừ bà chủ không có một nhà báo nào, không để cho ai sờ mó vào một cái cốc hay một cái đĩa.
Phải chạy đến năm trăm mét trong cơn lốc để trở lại khách sạn. Thành phố nằm trong bong tối. Chỉ có hai, ba khung cửa sổ, cái nọ cách cái kia một quãng xa là còn ánh sáng. Trái lại trên bãi ở góc bến cảng, ba lỗ cửa màu lục nhạt của khách sạn Amiral là còn ánh đèn sáng trưng, nhưng vì những kính ghép màu nên chúng gây cho người ta có cảm giác như một cái bể nuôi cá kỳ lạ. Khi đến gần, người ta nhận thấy những tiếng nói ồn ào, tiếng reo của máy điện thoại, tiếng rù rù của một chiếc xe con đang nổ máy.
Maigret hỏi một nhà báo:
- Anh đi đâu?
- Đường dây điện thoại đang bận. Tôi đi gọi điện nơi khác. Trong mười phút nữa thì sẽ quá chậm cho bản in của tôi ở Paris.
Viên thanh tra Leroy đứng trong quầy cà phê có vẻ như một viên giám thị đang coi thi. Một người nào đấy không ngừng ghi chép. Người khách buôn ngơ ngác, nhưng ông lại say mê môi trường mới này.
Tất cả những chiếc cốc đều nằm lại trên bàn. Có những chiếc ly có chân đựng rượu khai vị, những chiếc cốc nửa lít dính nhiều bọt, những chiếc cốc nhỏ đựng rượu mùi.
- Người ta thu dọn bàn lúc mấy giờ?
Emma lục tìm trong trí nhớ của mình.
- Tôi không thể nào nói được. Có những chiếc cốc mà tôi đã lần lượt cất đi.
Những chiếc khác đã ở đấy từ chiều…
Chiếc cốc của ông Pommeret đâu? - Ông ấy đã uống gì, ông Michoux?
Ông bác sĩ trả lời:
- Rượu trắng pha nước lọc.
Cô hầu phòng lần lượt nhìn những chiếc đĩa kê.
- Sáu phơ-răng. Nhưng tôi đã phục vụ một ly Whisky cho một trong các ông ấy và cũng giá tiền như thế. Có lẽ là chiếc ly này chăng? Có thể là không phải…
- Anh hãy tìm cho tôi người dược sĩ - Ông cảnh sát trưởng nói với Leroy.
Người ta mang tất cả những thứ ấy từ trong nhà của phó lãnh sự Đan Mạch ra. Các phóng viên vào trong phòng xét nghiệm của người dược sĩ như vào nhà của họ và trong số ấy có một sinh viên y khoa củ cũng tham gia vào việc phân tích.
Qua điện thoại ông thị trưởng buộc bòng buông lỏng một câu bằng giọng rất xẵng:
- … Tất cả là trách nghiện của các ông.
Người ta chẳng tìm thấy gì cả. Bỗng ông chủ khách sạn xuất hiện và nói:
Không biết người ta đã làm gì với con chó?
Cái xó mà người ta cho con chó nằm trên rơm rạ đã trống không, Con chó vàng được băng bó chặt phần thân sau không có khả năng bước được, ngay cả kéo lết cung không nổi, thế mà nó đã biến mất.
Những chiếc cốc không biểu lộ được điều gì cả.
Cốc của ông Le Pommeret có lẽ đã được rửa sạch. Tôi không còn nhớ gì nữa trong lúc thu dọn đống cốc chén này - Emma nói.
Tại nhà của bà cho thuê phòng cũng vậy, phân nửa chén đĩa cũng đã nhúng qua nước nóng.
Ernest Michoux, nước da nhợt nhạt, lo lắng về sự biến mất của con chó.
- Người ta đã tìm kiếm khắp sân. Có một lối ra bến cảng, một kiểu ngỏ cụt.
Cần phải cho bịt cái cửa lại, ông cảnh sát trưởng ạ. Nếu không… Ông nghĩ là người ta có thể vào đây được mà không ai nhìn thấy và có thể lại ra đi với con chó ấy trên tay!
Hình như Michoux không dám rời khỏi chỗ trong cùng của gian phòng, anh ta cũng ngồi xa các cửa ra vào chừng nào hay chừng ấy.