Dịch giả: Doãn Điền
5. Nguời đàn ông ở mũi Cabélou

Đã tám giờ sáng, Maigret không ngủ được đã đi tắm và cạo xong râu trước một chiếc gương treo ở then móc cửa sổ.
Trời lạnh hơn những ngày trước đấy. Mưa âm u tựa như tuyết tan. Một phóng viên ở dưới nóng long chờ đợi nhật báo của Paris. Người ta đã nghe tiếng còi tàu lúc bảy giờ rưỡi. Trong vài khắc nữa sẽ có người mang các ấn phẩm đặc biệt đến.
Dưới con mắt tinh tường của người cảnh sát trưởng, bãi rộng ngổn ngang bởi phiên chợ hàng tuần. Nhưng người ta có thể phỏng chừng phiên chợ này không có sự náo nhiệt thông thường của nó. Người ta không nói to. Nông dân dường như lo lắng về những tin tức mà họ biết được. Trên nền đắp cao có đến năm mươi sạp hang với những tảng bơ, những rổ trứng, rau quả, những dải đeo quần và những đôi tất dài bằng lụa. Bên phải, những cỗ xe bò đủ kiểu đổ kềnh càng, còn thì tất cả đều chuyểng động nhẹ nhàng như lướt đi của những chiếc khăn trùm đầu đủ loại.
Maigret nhận thấy toàn thể phiên chợ thay đổi trạng thái, khác hẳn mọi lần.
Nhiều người đã dồn đống, ùa lại nhìn vào một hướng nhất định. Các cửa sổ đóng kín. Ông không nghe thấy tiếng ồn ào hay đúng hơn là tiếng xì xào khó phân biệt dội đến chỗ ông.
Ông đưa mắt tìm kiếm xa hơn. Ngoài cảng, vài người đánh cá chất những chiếc sọt không và những tấm lưới lên thuyền. Nhưng thình lình họ đứng yên thành hàng rào khi hai nhân viên cảnh sát của thành phố giải một người tù đến toà thị chính. Một trong hai người cảnh sát rất trẻ, chưa có râu. Khuôn mặt của anh ta trông thật ngây ngô. Người kia có bộ râu mép hung hung và cặp lông mày rậm tạo cho anh có một vẻ gai ngạnh.
Ở chợ, những cuộc bàn cãi đã dừng. Người ta nhìn ba người đàn ông đang đi đến. Họ chỉ trỏ cho nhau những chiếc còng tay của tên tội phạm. Một tên khổng lồ. Hắn bước đi, chúi người về phía trước làm cho đôi vai của hắn có vẻ rộng gấp đôi. Hắn lê bước trong bùn giống như đang kéo hai ngời nhân viên đi theo hắn.
Hắn mặc một áo véc cũ xoàng xĩnh, đầu để trần, tóc dày, cắt ngắn và nâu sẫm.
Một nhà báo chạy trong cầu thang, giật cánh cửa, gọi người nhiếp ảnh đang ngủ.
- Bénoit! Bénoit! Nhanh lên, dày đi. Một bản âm rất cừ.
Anh ta không ngờ lại như thế. Vì trong khi Maigret đang lau những vệt xà phòng trên má và tìm chiếc áo khoác, mắt không rời bãi chợ thì đã xảy ra một sự việc thật sự lạ thường.
Đám đông nhanh chóng vây quanh các viên chức và người tù. Bất thình lình tên tù, chắc là đã chờ cơ hội từ lâu bổng giật mạnh, tung ra những cú đấm choáng váng bằng hai nắm tay rắn chắc.
Từ xa, ông cảnh sát trưởng thấy những mẩu xích thảm hại sót lại lủng lẳng ở bàn tay của hai nhân viên cảnh sát. Còn người đàn ông thì lao vào đám đông.
Một người đàn bà lăn ra đất. Mọi người chạy túa ra. Ai cũng sững sờ, trừ tên tù đã nhảy vào một ngõ cụt cách khách sạn Amiral hai mươi mét ngay gần ngôi nhà bỏ không mà một viên đạn sung ngắn từ thùng thư đã bắn ra ngày thứ sáu trước đây.
Một cảnh sát - người trẻ nhất - định bắn, nhưng do dự, bắt đầu đuổi theo, tay vẫn cầm vũ khí. Maigret đã chờ đợi việc bất trắc có thể xảy ra. Một lán che bằng gỗ đã sập xuống dưới sự xô đẩy của những kẻ chạy trốn và cái mái bằng vải của nó đã ụp xuống những tảng bơ.
Người nhân viên cảnh sát trẻ một mình, can đảm nhào vào ngỏ cụt. Maigret đã biết các đường ngang ngỏ dọc; ông mặc xong quần áo, không hề vội vàng.
Con đường hẹp, bề ngang độ hai mét hình thành hai khuỷu của một góc vuông. Hai mươi ngôi nhà quay mặt về phía bến cảng hay ra bãi chợ có một lối ra ngõ cụt. Và còn có những láng hàng, những nhà kho của một người buôn thừng, chão cùng những mặt hang phục vụ cho thuyền bè, một kho vỏ đồ hộp.
Toàn bộ là một mớ hỗn độn những công trình không theo một quy củ nào; những ngóc, ngách và xó xỉnh, những nóc nhà dễ ẩn náu làm cho việc truy đuổi rất khó khăn.
Đám đông, bây giờ đứng cách xa. Người đàn bà lúc này bị hất ngã, đỏ mặt và phẫn nộ, giơ nắm tay về mọi hướng, nước mắt chảy dài xuống tận cằm.
Người nhiếp ảnh ra khỏi khách sạn đi chân trần, khoác chiếc áo đi mưa ra ngoài bộ pi-gia-ma.
Nửa giờ sau ông thị trưởng đến, sau viên đội phó mật thám một chút. Những người có nhiệm vụ bắt tay vào lục soát những ngôi nhà lân cận.
Vừa tìm thấy Maigret ngồi ở bàn trong của quầy cà phê cùng với viên cảnh sát trẻ đang ăn những lát bánh mì nướng, vị quan viên đứng đầu thành phố giận run lên.
- Ông cảnh sát trưởng, tôi đã báo cho ông là tôi giao trách nhiệm cho ông là… là… Nhưng điều ấy có lẽ không làm cho ông quan tâm. Lát nữa tôi sẽ gửi một bức điện cho ông Bộ trưởng Nội vụ để báo rằng… rằng… và đề nghị Bộ…
Nhưng ông đã thấy điều gì xảy ra ngoài ấy chưa? Nhiều người lánh xa ngôi nhà của mình. Một ông già bại liệt hét lên kinh hãi vì ông ấy phải bất động trên lầu hai… Người ta nghĩ đâu đâu cũng gặp phải tên cướp.
Maigret quay người lại, thấy Ernest Michoux như một đứa bé sợ sệt cố đứng gần ông chừng nào hay chừng ấy, không thể rời đi đâu khác.
- Ông có nhận thấy đấy là cảnh sát địa phương, tức là những nhân viên cảnh sát bình thường đã bắt được hắn trong khi…
- Ông vẫn tin vào điều mà tôi tiến hành một vụ bắt giữ à?
- Ông muốn nói như thế nào? Ông chắc chắn là ông sẽ bắt được tên chạy trốn chứ?
- Hôm qua ông đã yêu cầu tôi tiến hành một vụ bắt giữ, bất cứ vụ bắt giữ
ấy…
Các nhà báo đang ở ngoài khách sạn. Quầy cà phê đã hầu như vắng người, lộn xộn, bừa bãi vì người ta không có thì giờ để dọn dẹp, quét tước Một mùi hăng hắc của thuốc lá tưng tức ngang cổ họng. Người ta dẫm lên những mẩu thuốc lá, nhưng bải đờm, mạt cưa và những mảnh cốc vỡ.
Người cảnh sát trưởng rút trong ví ra một lệnh bắt giam khống chỉ.
- Xin ông cho ý kiến, thưa ông thị trưởng, để tôi …
- Tôi rất tò mò muốn biết ông định bắt giử người nào đây…
- Emma! Bút mực đây, xin ông vui lòng.
Maigret rít từng hơi ngắn tẩu thuốc của ông, hy vọng được đồng ý. Ông nghe ông thị trưởng nói lầm bầm:
- Dối trá!
Nhưng ông không hề bối rối, điền vào chỗ trống bằng nét đậm theo thói quen những từ sau đây: Ernest Michoux, quản lý Hội bất động sản Cát Trắng.
Điều ấy buồn cười hơn là bi thảm; Ông thị trưỏng đọc ngược dòng chử trên.
Maigret nói:
- Thế đấy! Chính vì ông đồng ý, tôi bắt ông bác sĩ.
Người bác sĩ nhìn hai viên quan chức, nở một nụ cười gượng gạo như để đáp lại lời đùa cợt. Nhưng ông cảnh sát trưởng quan sát thấy Emma bước đến gần cái két và đột nhiên quay lại, ít xanh xào hơn thường ngày. Cô đã không thể kìm nén được cái rung mình, mừng rỡ.
- Ông cảnh sát trưởng tôi nghĩ là ông biết được tính nghiêm trọng của…
- Đấy là nghề nghiệp của tôi, thưa ông thị trưởng.
- Và tất cả những gì ông phải làm sau việc vừa xảy ra, đấy là bắt giữ một trong những người bạn của tôi, một người tâm đắc của tôi, đúng hơn là, tóm lại là một trong những người danh vọng của Concarneau, một người …
- Ông có một nhà giam thoải mái đủ tiện nghi không?
Trong lúc này, Michoux dường như chỉ bận tâm bởi cái khó khăn là nuốt nước bọt.
Trừ cái bót của cảnh sát ra, ở toà thị chính thì chỉ có trại mật thám, trong thành phố cổ.
Thanh tra Leroy vừa vào. Anh thở không ra hơi khi Maigret nói với anh rất tự nhiên:
- Này anh bạn thân mến! Anh sẽ vui lòng áp giải ông bác sĩ đến trại mật thám. Phải thận trọng, không cần thiết xích tay ông ta, Anh tống giam ông ta phải hết sức chăm lo, đừng để ông ta thiếu thốn gì cả.
Người bác sĩ ấp úng:
- Thật là điên rồ hết chỗ nói. Tôi chẳng hiểu gì cả. Tôi… Thật lạ lùng!… Thật bỉ ổi!
- Tất nhiên! - Maigret lẩm bẩm.
Rồi quay về phía ông thị trưởng:
- Tôi không phản đối việc người ta tiếp tục truy tìm tên du đãng của ông.
Như thế là lừa phỉnh dân chúng. Biết đâu cũng có ích … Nhưng ông đừng quá quan trọng hoá vào người bị bắt. Ông nên làm cho mọi người yên tâm.
- Ông có biết rằng sang nay khi bắt hắn, người ta đã thấy hắn cầm một con dao sẳn sàng gây án không.
- Điều ấy không thể có.
Maigret bắt đầu sốt ruột. Ông đứng thẳng lên, khoác chiếc áo pác-đờ-xuy nặng nề, cổ lót nhung, dung ống tay áo phủi phủi chiếc mũ quả dưa của mình.
- Xin hẹn gặp lại ông, thưa ông thị trưởng. Tôi sẽ báo lại cho ông biết. À tôi còn một lời khuyên:
Đừng để cho người ta kể quá nhiều chuyện với các nhà báo. Thực ra, trong toàn bộ việc này, nêu cần thiết mới phải lưu tâm đến việc nhỏ nhặt… ông nhất trí chứ?
Viên cảnh sát trẻ đưa mắt nhìn ông thị trưởng có vẻ như ngầm nói rằng: Xin lỗi ông, nhưng tôi buộc phải nghe theo ông ấy. Anh ta ngại ngần bước xung quanh người bác sĩ như một người do dự trước một gánh nặng cồng kềnh.
Người ta trông thấy Maigret vỗ vào má Emma khi ông đi qua, rồi bước qua bãi chợ, không quan tâm đến sự tò mò của nhiều người.
- Đúng chỗ này chứ?
- Đúng, cần phải đi vòng qua vũng. Chúng ta phải mất đến nửa giờ đấy.
Những người đánh cá không đến nổi hoang mang như cư dân trong thành phố bởi cái thảm kịch diễn ra xung quanh quầy cà phê của khách sạn Amiral, nên có một chục con thuyền lợi dụng sự bình yên tương đối để chèo đến tận lối ra cảng hứng gió.
Viên cảnh sát trẻ phóng ánh mắt ân cần của một cậu học trò tiểu học về phía Maigret như đề làm vừa lòng người thầy của mình:
- Ông biết đấy… Ông thị trưởng và tay bác sĩ cùng chơi bời với nhau ít ra là mỗi tuần hai lần. Việc này ắt phải gây cho ông ta một vố…
- Những người trong vùng kể lại như thế nào…
- Điều ấy còn tuỳ thuộc ở nhiều người, dân nghèo, thợ thuyền, những người đánh cá không quá xúc động. Và hầu như họ hài lòng về việc này, vì tay bác sĩ, ông Le Pommeret và ông Servières, tiếng tăm không được tốt cho lắm. Dĩ nhiên là… người ta không dám nói gì về các ông ấy. Tuy nhiên các ông ấy cũng hơi lạm dụng, lừa phỉnh làm hư hỏng tất cả những cô bé của các nhà máy. Mùa hè, họ cùng với bạn bè ở Paris, điều ấy còn tệ hại hơn. Họ nhậu nhẹt, lám ầm ĩ phố xá đến hai giờ sáng như thể thành phố là của riêng họ… Chúng tôi thường nhận được những lời than phiền. Nhất là những ai có liên quan đến ông Le Pommeret khi ông không thể nào nhìn thấy một chiếc váy mặc trong mà không lồng lộn lên. Thật là buồn phải nói rằng… Nhưng các nhà máy ít làm việc, ở đấy thất nghiệp… Thế là, với đồng tiền…, tất cả những cô gái ấy…
- Trong trường hợp ấy ai là kẻ bị lay chuyển?
- Những người khác! Những kẻ phàm tục! và các nhà buôn có quan hệ với nhóm ở quầy cà phê Amiral. Đấy như là trung tâm của thành phố, phải không?
Ngay như ông thị trưởng cũng đã đến đấy.
Người cảnh sát cảm động về sự ân cần mà Maigret đã quan tâm, chú ý đến anh.
- Chúng ta đang ở đâu?
- Chúng ta vừa rời thành phố. Kể từ đây trở đi, bờ biển hầu như vắng vẻ… chỉ có những mỏm đá, những lùm cây lãnh sam, vài ba ngôi biệt thự có người Paris về nghỉ hè. Đấy là nơi chúng ta gọi là mũi Cabélou.
- Điều gì làm cho anh có ý nghĩ lục lọi ở phía này?
- Khi ông nói với chúng tôi, tôi và người đồng sự của tôi, là phải truy tìm một tên du đãng có thể là chủ của con chó vàng, chúng tôi đã bắt đầu lục soát những con thuyền củ ở cảng trong… Thỉnh thoảng chúng tôi thấy ở đấy một kẻ sống lần hồi. Năm vừa rồi, một chiếc thuyền buồm bị cháy vì một tên lang thang đã quên tắt ngọn lửa mà hắn đã đốt lên để sưởi.
- Không tìm thấy gì à?
- Chẳng thấy gì. Chính người đồng sự của tôi đã nhớ đến một cái trạm tuần canh cũ ở Cabélou. Chúng ta đến đấy. Ông có thấy cái công trình vuông vuông bằng đá đẽo trên phần nhô ra của mỏm đá không? Nó bắt đầu có từ thời cùng với những công sự của thành phố cổ. Ông lại đây. Hãy cẩn thận, có nhiều rác rưởi đấy. Đã lâu lắm có một người gác, sống ở đấy như một người canh tuần có nhiệm vụ là báo hiệu cho những con tàu đi qua. Người ta nắm vững cái lạch đi qua của quần đảo Glénan, cái lạch duy nhất để vào vũng tàu. Nhưng có lẽ nó đã được cải dụng năm mươi năm nay rồi.
Maigret đã vượt qua một lối đi mà cánh cửa đã mất, vào trong một căn phòng, nền bằng đất nện. Có những lỗ châu mai hẹp hướng ra khơi. Ở phía kia, một cửa sổ độc nhất không có ô kính, không có nẹp.
Và trên những bức tường bằng đá có những chử khắc bằng mũi dao. Dưới đất, những tờ giấy bẩn, những mảnh vụn và rác rưởi nhiều vô kể.
- Thế đấy, trong gần mười lăm năm, một người đàn ông đã sống ở đây hoàn toàn một mình. Một tâm hồn mộc mạc. Một kiểu người cô độc. Ông ấy ngủ trong góc này, dửng dưng với rét lạnh, với ẩm ướt, với giông bão đã ném những vốc nước biển vào qua lỗ châu mai. Đấy là một sự lạ. Mùa hè những người dân Paris đã đến gặp ông, cho ông nhưng đồng tiền. Một số người bán bưu ảnh đã có ý nghĩ chụp ảnh ông và bán những chân dung ấy ở lối vào. Người đàn ông đã chết trong chiến tranh. Không ai nghĩ đến dọn sạch nơi này. Hôm qua tôi đã nẩy ra ý nghĩ là nếu có người nào ẩn trốn trong vùng, thì có thể là ở đây.
Maigret chui vào bên trong, một cầu thang hẹp bằng đá đào hõm vào cùng với chiều dài của bức tường, đến một chòi gác, đúng hơn 1à một cái tháp canh bằng đá hoa cương, nhìn được ra bốn phía, có thể ngắm nhìn được toàn vùng.
Đấy là trạm canh tuần. Trước lúc phát minh ra hải đăng, người ta đốt lên một ngọn lửa trên sân thượng. Vậy là sáng hôm ấy, rất sớm, tôi và người đồng sự đã đến. Chúng tôi bước lên trước bằng mũi bàn chân. Ở dưới, chính nơi ngày xưa người canh tuần điên rồ đã ngủ ở đấy, chúng tôi trông thấy một người đàn ông đang ngáy. Một tên khổng lồ. Cách mười lăm mét đã nghe được tiếng thở của hắn. Thế là chúng tôi đến khoá tay hắn lại trước khi hắn thức dậy.
Họ đã tụt xuống căn phòng vuông vắn có gió lạnh tràn vào.
- Hắn có giãy gịua không?
- Hầu như không. Người đồng sự của tôi đã hỏi giấy tờ của hắn nhưng hắn không trả lời. Ông không thể gặp được hắn đâu khi chỉ một mình, hắn khỏe hơn cả hai chúng tôi. Tôi không lúc nào lỏng tay với cái báng súng ngắn của tôi. Đôi bàn tay của ông to có phải không? Này, ông thử tưởng tượng xem bàn tay hắn lớn gấp hai lần đôi bàn tay của ông, đầy hình xăm.
- Anh có thấy những hình xăm ấy biểu thị cái gì không?
- Tôi chỉ thấy có một cái mỏ neo trên bàn tay trái và các chữ cái ''S. S '' ở hai bên. Nhưng có những hình vẽ rắc rối. Có lẽ là một con rắn thì phải? Chúng tôi không sờ vào những cái vung vãi trên đất. Ở đấy có tất cả: những chai rượu quý, hảo hạng, những chiếc vỏ đồ hộp và hai chục hộp còn nguyên, chưa đụng đến.
Có điều lạ hơn là: tro của một bếp lửa đã được đốt lên chính giữa phòng, và, rất gần đây là một ống xương của một đùi cừu, những khúc bánh mì, vài cái xương cá, một vỏ chai Saint - Jacques và những cái gọng tôm hùm.
- Một chầu nhậu nhẹt thực sự, chứ sao! - Viên cảnh sát trẻ ngẩn người ra, có lẽ anh ta chưa bao giờ dự một bữa tiệc như thế.
- Điều này cắt nghĩa cho chúng tôi rõ những lời phàn nàn mới đây mà chúng tôi đã nhận được. Chúng tôi đã không quan tâm đến bởi vì không quan hệ đến những sự việc quan trọng. Một chiếc bánh 3 kilôgam ăn cắp được ở hiệu bánh mì. Một rổ cá hét đã biến mất khỏi chiếc thuyền câu. Người quản lý của nhà kho Prunier khẳng định trong đêm người ta đã ăn cắp mất tôm hùm của ông.
Maigret làm một phép tính nhẩm thử chứng minh mất bao nhiêu ngày một người đàn ông ăn khỏe có thể ngốn hết những cái mà gã đã tiêu thụ hết ở đấy.
- Một tuần lễ. Ông nhẩm tính. Phải, kể cả cái đùi cừu. Bất thình lình, ông hỏi:
- Thế con chó?
- Đúng! Chúng tôi chưa tìm được nó. Rõ ràng là có những dấu chân trên đất, nhưng chúng tôi không thấy con vật. Ông biết đấy! Ông thị trưởng chắc phải cuống cuồng lên vì sự việc của ông bác sĩ. Điều ấy làm tôi ngạc nhiên là ông ấy không đánh điện về Paris như ông ấy đã nói.
- Người đàn ông mà anh nói có vũ khí chứ?
- Không, chính tôi đã lục soát tất cả túi của hắn trong khi người đồng sự
Piedboeuf của tôi cầm coòng tay và ngắm bắn bằng tay kia. Trong một túi quần của hắn có hạt đẻ rang … bốn, năm hạt… cái ấy chắc từ một chiếc xe ngựa đậu trước nhà chiếu bóng ngày thứ bảy và tối chủ nhật. Rồi vài ba đồng tiền. Không đến mười phơ-răng… Một con dao con… nhưng không phải là con dao ghê gớm, một con dao như những con dao của các thuỷ thủ dùng để cắt bánh mì.
- Hắn không nói lời nào?
- Không một lời. Đến mức người đồng sự của tôi và tôi nghĩ hắn là một tên tầm thường như người thuê nhà cũ. Hắn nhìn chúng tôi theo kiểu của một con người thô lỗ. Hắn có bộ râu cằm độ tám ngày chưa cạo, hai chiếc răng cửa bị gãy.
- Hắn ăn mặt thế nào?
- Tôi không thể nói được với ông, một bộ quần áo cũ. Tôi không biết bên trong hắn mặc áo sơ mi hay áo dệt kim. Hắn đã ngoan ngoãn đi theo chúng tôi.
Chúng tôi tự hào về việc bắt giữ mà chúng tôi thực hiện. Hắn đã có thể chạy trốn được mười lần trước khi về đến thành phố, đến nỗi chúng tôi không nghi ngờ gì thì một cái giật mạnh, hắn đã bứt đứt sợi xích của khoá tay. Tôi ngỡ là cổ tay phải của tôi đã bị giật đứt, cổ tay tôi đang mang vết tích. Vấn đề của ông bác sĩ Michoux.
- Rồi sao nữa?
- Ông biết rằng mẹ của anh ta phải trở về, hôm nay hay ngày mai. Đấy là người đàn bà goá của một nghị sĩ. Hình như bà có thế lực, và bà là bạn thân của vợ ông thị trưởng.
Maigret nhìn đại dương xám xịt qua các lỗ châu mai. Những con thuyền buồm đan nhau giữa mũi Cabélou, rồi đổi hướng và thả lưới xa ra ít nhất là một hải lý vì một bãi đá ngầm có thể đoán thấy do sóng dồi.
- Ông thực sự tin rằng ông bác sĩ đã…?
Ông cảnh sát trưởng cắt ngang:
- Ta đi thôi!
Thuỷ triều lên. Khi họ đã ra khỏi, nước bắt đầu mấp mé chỗ họ đứng. Một thằng bé cách họ độ một trăm mét nhảy từ mô đá này lên mô đá khác, tìm kiếm nhưng chiếc lờ mà nó đặt trong các mõm đá. Viên cảnh sát trẻ không chịu được sự im lặng.
- Điều lạ lùng nhất, đấy là người ta đã tấn công ông Mostaguen là người đàn ông tốt nhất của Concarneau. Có lần ông ấy muốn làm một người tổng cố vấn.
Hình như ông ấy đã được cứu sống nhưng không thể lấy viên đạn ra được. Có lẽ suốt đời ông phải giữ mẫu chì trong bụng. Khi người ta cho rằng giá như ông không có cái ý nghĩ là đốt điếu xì-gà thì …
Họ không đi vòng hết các vũng mà đi qua một phần bến cảng bằng một chiếc thuyền qua lại thường xuyên giữa cù lao Passage và thành phố cổ.
Hơi xa nơi hôm trước mà bọn trẻ đã tấn công con chó vàng bằng những hòn đá, Maiglet trông thấy một bức tường có một tấm cửa lớn, bên trên có một lá cờ và dòng chữ: Sở mật thám Quốc Gia.
Ông đi qua sân của một ngôi nhà có từ thời Colbert. Trong một phòng làm việc, thanh tra Leroy đang bàn cải với một viên đội trưởng.
- Người bác sĩ ở đấy à?… - Maigret hỏi.
- Đúng! Người đội trưởng không muốn có những bửa ăn từ bên ngoài đưa đến…
- Hay là thuộc trách nhiệm của ông - Người đội trưởng nói với Maigret - Và tôi xin ông cho một căn phòng để tôi làm việc, giúp tôi tránh được sai sót.
Ngoài sân yên tĩnh như ở một tu viện. Một lạch nước chảy róc rách, thật tuyệt.
- Anh ấy đâu?
- Ở kia, bên phải. Ông cứ đẩy cửa ra. Sau đấy là cánh cửa thứ hai ở hành lang. Ông có muốn tôi đến mở ra cho ông không? Ông thị trưởng đã gọi điện thoại đến để dặn dò phải đối xử với người tù tử tế.
Maigret gãi cằm. Thanh tra cảnh sát và Viên cảnh sát hầu như cùng tuổi với nhau rụt rè nhìn ông với sự tò mò đặc biệt.
Một lát sau, ông cảnh sát trưởng một mình bước vào phòng giam, tuờng quét vôi trắng không còn ảm đạm như phòng của trại lính. Michoux ngồi sau một chiếc bàn con bằng gỗ mộc, đứng dậy khi ông bước vào, do dự một lát và bắt đầu nói nhưng mắt nhìn đi nơi khác.
- Ông cảnh sát trưởng, tôi tưởng chừng ông chơi cái trò hề này để tránh một thảm kịch mới, khi ông giam tôi để…
Maigret để ý người ta không thu dây đeo quần của anh cũng như khăn quàng, các dây giầy theo quy định. Bằng mu bàn chân, ông kéo một chiếc ghế lại gần, rồi ngồi xuống, nhồi một tẩu thuốc và hiền từ lẩm bẩm:
- Tất nhiên! Nhưng anh hãy ngồi xuống đi, bác sĩ!