Hồi 9


Hồi 36
Một tay chôn biết mấy cành phù dung

Từ Văn đánh bạo hỏi:
- Còn vụ liên quan đến Diệu Thủ tiên sinh...
Không Cốc Lan Tô Viên ngắt lời:
- Ở đây không có Diệu Thủ tiên sinh.
Từ Văn ngập ngừng:
- Nhưng...
Không Cốc Lan Tô Viên chẹn họng:
- Từ Văn! Ta bảo thật cho ngươi hay. Nếu không có chuyện liên quan kia, thì
ngươi mất mạng rồi đó. Hiện giờ ta chưa thay đổi chủ ý, ngươi lập tức rời khỏi nơi
đây là hơn... nếu không thì...
Từ Văn hỏi:
- Thì sao?
Không Cốc Lan Tô Viên đáp:
- Ta sẽ giết ngươi.
Từ Văn không còn dằn lòng được nữa, lạnh lùng nói:
- Vãn bối sỡ dĩ tôn kính chỉ vì tiền bối là đại mẫu...
Không Cốc Lan Tô Viên lại gạt đi:
- Đừng nói nữa!
Từ Văn đâm liều xẳng giọng:
- Tiền bối muốn giết vãn bối e rằng không phải chuyện dễ đâu.
Không Cốc Lan Tô Viên thản nhiên nói:
- Này! Ngươi hãy tiến lên một bước rồi ngoảnh đầu lại mà coi!
Từ Văn bán tín bán nghi tiến lên một bước và ngoảnh đầu lại...
Xẹt một tiếng! Một mủi mâu sắc nhọn từ khe vách phóng ra ngay ở sau lưng Từ
Văn. Bất giác chàng sợ toát mồ hôi. Quả nhiên là một vụ không thể đề phòng được.
Tiếp theo lại một trận rít lên veo véo. Mười mấy mủi ám khí bắn lướt qua mặt
chàng, cắm phập vào hai bên vách.
Không Cốc Lan Tô Viên hỏi:
- Thế nào?
Từ Văn nghiến răng không nói gì nữa, băng mình chạy vọt đi. Chàng ra khỏi ngôi
nhà ma đã vào khoảng cuối canh tư. Chàng chạy một mạch về tiểu điếm, len lén
chuồn vào phòng không để phát ra một tiếng động.
Từ Văn lên giường nằm, lẳng lặng nghĩ lại những chuyện vừa qua.
Trong hai trống canh vừa qua, chàng đã gặp những cảnh ngộ ly kỳ, nghĩ không tới,
đoán không ra... Đầu óc chàng nẩy ra nhiều cảm giác rất phức tạp. Thoạt tiên chàng
nghĩ tới gia sự, nhưng nhà tan người mất, ngoài việc báo thù chẳng còn việc gì đáng
suy nghĩ nữa. Bất luận phụ thân chàng trước kia là người thế nào thì kẻ làm con cũng
phải cho hết bổn phận, nhất thiết không cần hỏi đến chuyện gì khác.
Từ Văn chuyển ý nghĩ đến Khách qua đường. Lão đã đưa chàng lá thơ, nếu lão
cũng là Diệu Thủ tiên sinh hóa trang thì chàng còn có cơ hội gặp lão, chàng chỉ cần
theo lời dặn của lão mà hành động. Chàng nhất định giải quyết vụ nguy hiểm này
trước, rồi tự nhủ:
- Nếu mình đã tính chuyện báo thù thì dĩ nhiên không nên đem điều kiện trao đổi
Phật tâm lấy Phương Tử Vi ra nói với Vệ Đạo Hội chủ. Đồng thời chuyện bí hiểm về
Diệu Thủ tiên sinh khó mà phanh phui được. Khách qua đường đã nói rõ, đối
phương ưng thuận thì giao Phật tâm cho mình, rồi lão sẽ hẹn ngày giờ và địa điểm
trao đổi. Hiển nhiên lão cũng sợ những tay cao thủ trong Hội Vệ Đạo. Lão bày ra
chước này thật là giảo quyệt! Liệu Vệ Đạo Hội chủ có ưng chịu điều kiện này không
? Phải chăng Phật tâm hiện ở trong tay Vệ Đạo Hội chủ?
Chàng mừng thầm là may mình chưa nói rõ lai lịch với Phương Tử Vi và cũng
không động thủ với Thái Y La Sát. Nếu chàng phạm vào hai vụ đó thì cục diện hoàn
toàn khác hẳn. Lai lịch chàng mà bị tiết lộ, tất nhiên Hội Vệ Đạo sẽ dốc hết lực lượng
để đối phó chàng, không còn nghi ngờ gì nữa.
Từ Văn đã chật vật quá nửa đêm mà vẫn không thấy mõi mệt. Những vấn đề phức
tạp kinh hồn khiến chàng không sao ngủ được.
Trong tiểu quán tại tòa thị trấn nhỏ bé này, những người ngủ trọ phần đông là nhân
vật dậy sớm. Chưa tàn canh họ đã ồn ào.
Từ Văn dậy rửa mặt, ăn qua loa mấy miếng điểm tâm. Trời chưa sáng tỏ, chàng đã
tính tiền trả nhà hàng rồi nhằm phía núi Đồng Bách mà chạy. Đây là lần thứ ba chàng
trở lại núi này.
Chẳng bao lâu trời đã sáng rõ. Vừng thái dương đã ló ra ở phương Đông. Ánh sáng
rực rở chói mắt.
Từ Văn đang đi bỗng thấy một cổ kiệu hoa rần rần đi tới.
Chàng định thần nhìn kỷ thì chính là cổ kiệu của nhân vật thần bí. Người trong
kiệu có địa vị khá cao trong Hội Vệ Đạo.
Từ Văn tính vậy liền chắp tay nói:
- Kính chào tôn giá.
Người trong kiệu hỏi:
- Tiểu hữu đi đâu vậy?
Từ Văn đáp:
- Tại hạ đang muốn lên núi bái kiến Hội chủ.
Người trong kiệu hỏi:
- Có việc gì không?
Từ Văn đáp:
- Có một việc lớn cần được gặp Hội chủ để trình bài.
Người trong kiệu nói:
- Ồ! Hội chủ xuống núi đi rồi. Tiểu hữu có việc gì cứ cho lão thân hay cũng được
để lão thân liệu dùm cho.
Từ Văn liền lấy mảnh giấy của Khách qua đường đưa ra nói:
- Xin tôn giá coi mảnh giấy này sẽ rõ.
Một tên hán tử khiêng kiệu đón lấy tờ giấy trên tay Từ Văn, đưa vào trong kiệu.
Từ Văn yên lặng chờ đợi xem đối phương phản ứng ra sao.
Thoáng cái, trong kiệu có tiếng hắng giọng ra chiều tức giận. Tiếp theo một giọng
nói run run cất lên hỏi:
- Tiểu hữu! Vụ này là thế nào đây?
Từ Văn hửng hờ đáp:
- Đúng như lời trong giấy. Phương cô nương đã bị đối phương bắt giử rồi.
Người trong kiệu hỏi:
- Đối phương đưa ra điều yêu cần này ư?
Từ Văn đáp:
- Đúng thế!
Người trong kiệu hỏi:
- Khách qua đường là nhân vật thế nào?
Từ Văn đáp:
- Tại hạ cũng không biết.
Người trong kiệu hỏi:
- Tiểu hữu chỉ là người môi giới thôi hay sao?
Từ Văn đáp:
- Phải rồi! Tại hạ có một chiếc vòng tay ngọc đã bị lọt vào tay đối phương. Đối
phương liền giữ lấy để yêu sách tại hạ làm việc này.
Người trong kiệu hỏi bằng một giọng nghi ngờ:
- Bản lãnh như tiểu hữu mà để cho người ta uy hiếp ư?
Từ Văn đáp:
- Việc trong thiên hạ thường không thể lấy tình lý mà đo được.
Người trong kiệu hậm hực nói:
- Thật là khả ố! Phiền tiểu hữu bảo cho Khách qua đường hay là lão phải đến
diện đàm với lão thân...
Từ Văn ngắt lời:
- Về điểm này tại hạ khó lòng mà làm được vì không có cách nào tìm thấy lão.
Người trong kiệu nói:
- Lời nói của tiểu hữu dường như không hợp lý.
Từ Văn tức mình cất giọng lạnh lùng hỏi:
- Tôn giá tưởng tại hạ cùng một phe với lão chăng?
Người trong kiệu lẳng lặng một lúc rồi đáp:
- Không phải lão thân có tính đa nghi, mà sự thực bất cứ là ai cũng chẳng khỏi có ý
nghĩ như vậy.
Từ Văn hậm hực nói:
- Nếu vậy thì tại hạ lỡ lời. Vậy xin cáo biệt.
Người trong kiệu gọi giựt lại:
- Tiểu hữu hãy khoan!
Từ Văn hỏi:
- Tôn giá còn muốn nói gì nữa?
Người trong kiệu hỏi lại:
- Tiểu hữu có biết Phật tâm là gì không?
Từ Văn đáp:
- Tại hạ không biết mà cũng không muốn biết.
Thanh âm chàng đầy vẻ ngạo nghể và rõ ra bản sắc của người võ sĩ.
Người trong kiệu dịu giọng hỏi:
- Theo chỗ phỏng đoán của tiểu hữu thì lão Khách qua đường này là nhân vật ở
phe phái nào?
Từ Văn ngập ngừng đáp:
- Cái đó... còn ở trong vòng phỏng đoán, nên chỉ để trong lòng chưa thể nói ra
miệng, vì tại hạ không dám đoán càn.
Hai bên trầm lặng hồi lâu, người trong kiệu lại cất giọng trầm trọng nói:
- Tiểu hữu! Lão thân đứng chủ ưng chịu điều kiện của đối phương, nhưng...
Từ Văn không ngờ người trong kiệu lại ưng chịu một cách chóng vánh như vậy,
chàng hỏi ngay:
- Nhưng làm sao?
Người trong kiệu đáp:
- Lão thân vẫn thắc mắc về sự an toàn của con nha đầu Phương Tử Vi.
Chữ an toàn mụ nói đây không những chỉ riêng về vấn đề sống chết. Phương Tử Vi
là một khuê nữ xinh tươi, lọt vào tay hạng đê hèn thì còn nhiều chi tiết đáng lo ngại.
Dĩ nhiên Từ Văn cũng hiểu ý. Chàng nhíu cặp lông mày đáp:
- Kẻ trộm cũng phải có đạo lý. Tại hạ chắc không đến nỗi xảy ra chi tiết khác.
Người trong kiệu nói:
- Cái đó khó nói lắm.
Từ Văn nói:
- Về điểm này tại hạ cũng không có cách nào bảo đảm được.
Người trong kiệu nói:
- Chẳng phải lão thân yêu cầu tiểu hữu bảo đảm, nhưng mình không thể không băn
khoăn được. Vậy lúc trao đổi, xin tiểu hữu chú ý về điểm này cho.
Từ Văn đáp:
- Tại hạ sẽ tùy cơ ứng biến.
Người trong kiệu ôn tồn nói:
- Tiểu hữu ơi! Lão thân xin ký thác ở nơi tiểu hữu.
Từ Văn đáp:
- Tại hạ xin hết sức.
Tuy miệng chàng nói vậy mà trong lòng nảy ra một cảm giác khác lạ. Chàng thấy
hành vi của mình thật đáng buồn cười, chính chàng cũng không tự hiểu. Hết lần này
đến lần khác, chàng chỉ vì mối thù chẳng đội trời chung mà cố gắng thì đồng thời lại
bị những ý tưởng bất ngờ cản trở, khiến cho chàng dỡ khóc dỡ cười.
Người trong kiệu lại hỏi:
- Tiểu hữu định chờ hắn ở đâu?
Từ Văn nghĩ lại thì chàng đã nhận được mảnh giấy của Khách qua đường trong
quán trọ kia. Vậy chỗ đó là đích đáng hơn cả.
Nghĩ vậy chàng liền đáp:
- Ở quán Nghinh Tân trong tiểu trấn cách thành Chính Dương chừng năm dặm.
Người trong kiệu nói:
- Được rồi! Trong vòng ba ngày lão thân sẽ cho người mang vật đó tới.
- Tại hạ chờ đợi ở đó.
- Xin trân trọng ký thác.
- Bất tất phải nói thế. Thực tình tại hạ cũng không chủ ý làm việc này đâu. Đây
cũng chỉ là việc bất đắc dĩ mà thôi.
Từ Văn nói câu này là có ý nghĩ khác biệt, song người trong kiệu cho là cá tính
chàng như vậy, mụ cũng chẳng để tâm. Bốn tên tráng hán lại khiêng kiệu quay trở về
đường củ chạy nhanh như bay.
Dĩ nhiên Từ Văn chẳng thể ngồi trong điếm ba ngày để chờ đợi. Chàng dự tính ít ra
là ngày thứ ba đối phương mới cho người đưa vật kia tới. Nhưng trước mắt, chàng
chẳng khác gì tình trạng chó nhà tang không có chỗ nào chạy đến để mà nghỉ chân.
Chàng đi vào đường rẽ, từ từ cất bước chẳng có mục đích gì. Chàng định bụng sau khi
xong cuộc trao đổi thì việc đầu tiên là lật tẩy đối phương, rồi vặn hỏi Phương Tử Vi
cho ra kẻ thù...
Từ Văn sắp đặt lại ý nghĩ cho có thứ tự, rồi tự hỏi:
- Tại sao đại mẫu Không Cốc Lan Tô Viên lại ẩn thân trong ngôi nhà ma ở thành
Chính Dương?
- Giữa bà và phụ thân có thù hận gì?
- Thằng nhỏ tên gọi Tiểu Bảo kia là ai?
- Đại mẫu phủ nhận chuyện có liên quan với Diệu Thủ tiên sinh, có thể tin được
chăng?
- Người che mặt mặc áo cẩm bào bị thảm sát cùng với phụ thân là ai? Phải chăng
hung thủ là Thượng Quan Hoành?
- Lúc đại mẫu nghe tin mẫu thân không biết lạc lỏng nơi đâu, bà đã nói tất có ngày
như vậy là nghĩa làm sao?
Chàng càng nghĩ càng thấy phức tạp, không sao tìm ra được manh mối. Đầu óc
khẩn trương như muốn bể ra.
Vừng thái dương đã lên cao, cả vùng khoáng đã đều sáng tỏ, nhưng Từ Văn trong
lòng tựa hồ có đám mây dầy đặc che phủ khiến cho óc loạn tâm cuồng.
Đột nhiên một bóng người nhỏ nhắn lao tới nhanh như bay, nhằm nhảy xổ vào
người chàng.
Từ Văn né mình tránh khỏi. Đối phương là một thiếu nữ chừng mười bảy mười tám
tuổi, đầu bù tóc rối, nhỡn thần toán loạn, nhưng vẫn không che hết vẻ đẹp mê hồn.
Thiếu nữ kia vọt vào quảng không, liền quay đầu lại cười khanh khách nói:
- Lục ca ca! Tiểu muội nhất định rằng ca ca sẽ trở về.
Nàng vừa nói vừa dang hai tay ra lại nhảy xổ tới.
Từ Văn giật mình kinh hãi, vội vàng né tránh, bụng bảo dạ:
- Nàng loạn óc mất rồi!
Thiếu nữ điên khùng chau đồi mày liểu, buồn rầu đáp:
- Lục ca ca! Ca ca không thương tiểu muội nữa ư?
Từ Văn vội đáp:
- Tại hạ không phải họ Lục.
Thiếu nữ cười khanh khách như người điên, nói:
- Lục ca ca! Dù ca ca có thành cục than, tiểu muội cũng nhận được. Ca ca đừng
hành hạ tiểu muội nữa...
Từ Văn sửng sốt hỏi:
- Ai là Lục ca ca của cô nương?
Thiếu nữ điên khùng biến sắc, lớn tiếng quát hỏi:
- Lục Quân! Tiểu muội đã hiến cho chàng hết thảy mà chàng nỡ bỏ tiểu muội ra đi
ư?... Chàng thật là con người tàn nhẫn.
Từ Văn chợt tỉnh ngộ. Chàng biết thiếu nữ điên khùng này đã nhận lầm mình là
thiếu Hội chủ Hội Tụ Bảo, tên gọi Lục Quân. Xem chừng nàng đã bị Lục Quân dụ dỗ
lừa gạt rồi ruồng bỏ nên nàng buồn quá hóa điên.
Chàng nhớ lại tấn kịch Thái Y La Sát muốn xé xác Lục Quân, rồi thiếu nữ áo hồng
Phương Tử Vi đã năn nỉ xin tha cho gã. Khi đó Lục Quân chỏ trời vạch đất phát lời thề
độc suốt đời chỉ yêu một mình Phương Tử Vi. Cho đến bây giờ Phương Tử Vi cũng
vẫn mê mang chưa tỉnh ngộ. Xem ra nàng và cô gái điên khùng này chẳng khác gì
nhau, và đều là vật hy sinh cho gã Lục Quân trêu cợt.
Chàng lẩm bẩm:
- Không ngờ thằng lõi kia lại là con quỉ hiếu sắc, khiến cho người nghe phải căm
hờn.
Thiếu nữ điên khùng đột nhiên khóc bù lu bù loa, vừa khóc vừa kể lể:
- Lục ca ca ơi! Ca ca đã nói biển dù cạn đá dù mòn mối tình này vẫn không thay
đổi... mà sao ca ca... lại bỏ tiểu muội, không hỏi gì đến nữa?
Hiển nhiên nàng vẫn nhận lầm Từ Văn là Lục Quân.
Từ Văn chợt nhớ đến tâm sự ngày trước. Trong lòng chàng còn mối cảm tình rất vi
diệu với Phương Tử Vi. Tình cảm vô hình này vượt khỏi mối thù hận. Lòng người ta
thật khó gột rữa, nhất là hình bóng đầu tiên đã in vào tâm khảm. Nhiều tình thế cản
trở, chàng không thể tiếp tục mối tình yêu đơn phương này, nhưng chàng chẳng thể
không nghĩ tới nó được. Ngoài mặt tưởng chừng như mối tình đó đã bị chôn vùi,
nhưng một khi gặp ngoại cảnh kích thích thì nó lại xuất hiện như ma quỉ lập lờ. Ý
thức này chuyển biến thành cừu hận, mà cừu hận bây giờ lại trút lên đầu Lục Quân.
Bất giác chàng gầm lên:
- Lục Quân! Nếu ta không giết được ngươi thì thề chẳng làm người nữa!
Thiếu nữ điên khùng ngưng tiếng khóc ngơ ngác nhìn Từ Văn. Nàng ngớ ngẩn hỏi:
- Lục ca ca! Ca ca bảo sao?
Từ Văn cười dỡ khóc dỡ, lớn tiếng đáp:
- Tại hạ không phải là Lục ca ca của cô đâu.
Thiếu nữ điên khùng cặp mắt bâng khuâng bỗng trợn tròn xoe, nét mặt hung dữ ghê
gớm bược lại gần Từ Văn.
Từ Văn không khỏi kinh hoàng luống cuống. Con người đã mất trí thì chẳng thể
nào nói cho họ hiểu được, mà chàng cũng không thể động thủ. Con người nàng đã
đáng thương, bỏ mặt nàng mà đi thì trong lòng lại không nở. Chàng không làm sao
được, liền giả vờ hỏi:
- Phải chăng cô nương muốn kiếm Lục Quân?
Quả nhiên thiếu nữ điên khùng dừng bước ngoẹo đầu hỏi:
- Chẳng lẽ ngươi không phải là Lục Quân ca ca?
Từ Văn đáp:
- Không phải đâu, nhưng tại hạ sẽ tìm y cho cô nương.
Thiếu nữ điên khùng hỏi ngay:
- Có thiệt thế không?
Từ Văn nói:
- Đáng tiếc là cô nương không nói được nhà ở đâu.
Diệu Thủ tiên sinh nói:
- Lão phu biết rồi. Nhà y ở trong thành Chính Dương. Phụ thân y là Điền Bách
Vạn...
Từ Văn hỏi:
- Ông ta cũng là võ lâm đồng đạo ư?
Diệu Thủ tiên sinh đáp:
- Không phải! Lão là nhà làm ăn. Phải rồi! Trong nhà họ Điền có hạt Dạ Minh
Châu, là vật tổ truyền, đã không cánh mà bay. Té ra y đã mắc vào tay bọn Tụ Bảo
Hội.
Từ Văn sực nhớ tới màn kịch tranh đoạt Thạch Phật trên ngọn Bạch Thạch. Giang
hồ thường đồn đại Diệu Thủ tiên sinh là một trong những bậc thượng bối ở Không
đạo. Bọn họ là tổ bợm già. Chàng không nhịn được cất giọng lạnh lùng hỏi:
- Mưu đoạt tiền tài, ăn trộm nữ sắc, đạo trời không dung. Các hạ đối với hành vi
của quí đồng đạo có cảm tưởng gì không?
Diệu Thủ tiên sinh trừng mắt, xẳng giọng đáp:
- Quốc có quốc pháp, gia có gia quy. Đó là một điều tối kỵ trên chốn giang hồ, mà
cũng là một sự nghiêm cấm của bản môn. Lão phu tự có cách xử trí.
Từ Văn lạnh lùng nói:
- Tại hạ tự thề với mình phải giết cho bằng được con quỉ sứ tham dâm nữ sắc kia.
Diệu Thủ tiên sinh không nói gì nữa. Lão đưa tay ra điểm lẹ vào huyệt đạo Điền
Dung Dung, nàng liền ngã quay ra. Lão mở bì thuốc, bới móc tìm kiếm một ít thuốc
hoàn, chừng hơn mười viên nhét vào miệng cô gái điên khùng, rồi nói:
- Chứng bệnh mất tâm thần này chữa bằng dược vật không chưa đủ mà còn phải có
thuật châm cứu nữa. Nơi đây không tiện thi hành thủ thuật. Vậy phải đưa y về nhà rồi
hảy châm cứu.
Từ Văn lại hỏi:
- Phải chăng các hạ muốn chạy cho thoát thân?
Diệu Thủ tiên sinh cứ đủng đỉnh thu thập bì thuốc rồi đứng lên nói:
- Cứu binh như cứu hỏa, đành phải khuất tất ngươi một chút.
Từ Văn nói:
- Không được!
Diệu Thủ tiên sinh hỏi:
- Ngươi nói vậy là nghĩa làm sao?
Từ Văn đáp:
- Chúng ta phải thanh toán nợ với nhau đã.
Diệu Thủ tiên sinh ra vẻ ngạc nhiên hỏi:
- Ô hay! Lạ thiệt! Giửa chúng ta có nợ gì nhau mà thanh toán?
Từ Văn tức mình đáp:
- Tại hạ không rảnh để nói chuyện dài dòng. Các hạ muốn cái gì trong ba ngày sẽ
có người đưa tới!
Diệu Thủ tiên sinh dương cặp mắt kinh dị hỏi:
- Lão phu có đòi ai vật gì đâu?
Từ Văn nổi giận đùng đùng, nói huỵch tẹt:
- Phật tâm chứ gì?
Diệu Thủ tiên sinh lại càng ngạc nhiên:
- Phật tâm nào?
Từ Văn xẳng giọng:
- Các hạ còn giả vờ phải không?
Diệu Thủ tiên sinh nói:
- Lão phu không hiểu thật mà.
Từ Văn giận quá, không ngăn được nữa liền giơ chưởng lên nói:
- Cứ đánh phát chưởng này là các hạ hiểu ngay.
Diệu Thủ tiên sinh xua tay nói:
- Đừng nóng nảy! Hãy nói cho rõ ràng đã. Ngươi bảo... Phật tâm gì?
Vẻ mặt của lão khiến cho Từ Văn không khỏi nghi ngờ. Dù đối phương có giảo
quyệt như hồ ly, nhưng hắn là vai chủ động đưa điều kiện ra thì không có lý hắn lại
phủ nhận.
Chàng xoay chuyển ý nghĩ rất mau, rồi trầm giọng nói:
- Các hạ hãy bỏ chiếc khăn đội trên đầu ra.
Diệu Thủ tiên sinh ngơ ngác hỏi:
- Tại sao vậy?
Từ Văn đáp:
- Tại hạ muốn chứng minh chân tướng các hạ.
Diệu Thủ tiên sinh hỏi:
- Lão phu có chân tướng gì mà lại ở trên đầu ra?
Từ Văn lạnh lùng đáp:
- Các hạ đừng nói nữa, cứ làm theo lời tại hạ đi là hơn.
Diệu Thủ tiên sinh cười khanh khách, lật chiếc khăn trên đầu bỏ xuống. Từ Văn coi
rồi bất giác đưng thộn mặt.