Đầu năm 1967, việc không tìm được một giải pháp chính trị cho cuộc chiến tranh Việt Nam đã khiến các bên tham chiến rời bỏ bàn đàm phán. Trong thời gian này, triển vọng các cuộc đàm phán đã dẫn đến khả năng đụng độ quân sự ngày càng nghiêm trọng ở Đông Nam Á. Mặc dù năm 1966 ở Mỹ và Bắc Việt Nam, người ta hy vọng chấm dứt chiến tranh, nhưng những hy vọng đó đã tan thành mây khói bởi những kế hoạch chiến tranh mới.Các nhà phân tích Liên Xô ở Hà Nội cho rằng vào mùa xuân 1967, Ban lãnh đạo Bắc Việt Nam ngày càng lạc quan về những thời cơ thắng lợi của những người Cộng sản Việt Nam trong cuộc tấn công vũ trang chống "xâm lược Mỹ".Trong báo cáo của Đại sứ quán Liên Xô ở Bắc Việt Nam nhấn mạnh vào đầu năm đó, có nhiều dấu hiệu cho thấy trong nội bộ giới lãnh đạo Bắc Việt Nam, có sự đánh giá ngày càng thực tế hơn về tình hình chiến sự, bao gồm cả việc tìm kiếm những giải pháp chính trị và ngoại giao.Nhưng bối cảnh tình hình giờ đây đã thay đổi.Ban lãnh đạo Việt Nam đã khước từ những ý kiến và đề nghị được đưa ra trong các cuộc phỏng vấn hai ông Phạm Vân Đồng và Nguyễn Duy Trinh. Đảng Cộng sản Liên Xô tự hỏi phải chăng những đề nghị đó chỉ là một biện pháp tuyên truyền xoa dịu dư luận thế giới và làm giảm sức ép quân sự của Mỹ trong "mùa khô" năm 1967 hay không.Nhưng các nhà ngoại giao Liên Xô cũng không loại trừ khả năng có một số nhân tố mà họ chưa biết có thể đã ảnh hưởng đến chính sách của Hà Nội về một giải pháp chính trị cho cuộc chiến Việt Nam .Ngay từ khi Mỹ bắt đầu các cuộc ném bom phá hoại Bắc Việt Nam, Hà Nội đã coi biện pháp ngoại giao chỉ là một nhân tố hỗ trợ cho cuộc đấu tranh bằng quân sự. Thậm chí, khi quyết định tăng cường hoạt động ngoại giao đầu năm 1967, Hội nghị toan thể Đảng Lao động Việt Nam đã nhấn mạnh rằng sách lược quân sự và chính trị như lật đổ, tuyên truyền chống chế độ Sài Gòn ở miền Nam là những nhân tố chủ yếu quyết định để chiến thắng "Chủ nghĩa đế quốc Mỹ".Hoạt động ngoại giao là "quan trọng, tích cực và độc lập", nhưng không thể tách rời các hoạt động quân sự, chính trị: "trên cơ sở những thắng lợi trên các chiến trường", cần chủ động tấn công trên cả mặt trận ngoại giao. Kết hợp ngoại giao với tấn công chính trị và quân sự, cố gắng vạch trần tội ác và các hành động bẩn thỉu, đen tối của đế quốc Mỹ, tranh thủ sự đoàn kết ủng hộ và giúp đỡ quốc tế, tạo thành một Mặt trận dân tộc thống nhất trên thế giới chống lại bè lũ xâm lược Mỹ".Theo quan điểm này, các quan hệ ngoại giao và những cuộc đàm phán không phải là phương tiện giải quyết xung đột mà chỉ là một công cụ tuyên truyền.Như Đại sứ quán Liên Xô đã nhận xét, việc định hưởng lại chính sách và lập trường của Hà Nội, vào mùa xuân 1967, thiên về quân sự là phù hợp với quan điểm của các nhà lãnh đạo Bắc Việt Nam về các sách lược tiến hành Chiến tranh chống Mỹ và "bè lũ bù nhìn nguỵ Sài Gòn".Tuy nhiên, trong định hướng chính sách này, rõ ràng giới lãnh đạo Bắc Việt Nam đã nhận được sự giúp đỡ của đồng minh ở Bắc Kinh.Trong những tháng 10, tháng 11 năm 1966, giữa mùa hoa cúc vàng, Lê Duẩn sang thăm thủ đô Trung Quốc và gặp gỡ các nhà lãnh đạo Trung Quốc. Chu Ân Lai kiên trì thuyết phục các nhà lãnh đạo Việt Nam tiếp tục Chiến tranh chống Mỹ, ít nhất đến năm 1968. Tuy vậy, Lê Duẩn không hề có một lời hứa hẹn gì với Chu Ân Lai. Ông khẳng định với Chu Ân Lai rằng Việt Nam dân chủ cộng hoà mong muốn chấm dứt chiến tranh "với những lợi thế tối đa của mình".Một vài tháng sau, trong khi hội đàm giữa các nhà lãnh đạo Trung Quốc và Việt Nam ở Bắc Kinh tháng 4 năm 1967, vì lo ngại về những cử chỉ ôn hoà của Việt Nam, Ban lãnh đạo Bắc Kinh đã tăng sức ép đối với giới lãnh đạo Việt Nam nhằm ngăn chặn một giải pháp có thể đạt được cho cuộc chiến. Họ đã thành công trong việc thuyết phục Phạm Văn Đồng và Võ Nguyên Giáp "hứa hẹn" sẽ tiếp tục tiến hành chiến tranh. Có thể điều này phần nào giải thích nguyên nhân tại sao vào mùa xuân 1967 Việt Nam dân chủ cộng hoà tăng cường hoạt động quân sự.Mức độ điều chuyển quân đội Bắc Việt Nam vào Nam Việt Nam tăng lên, yểm trợ vật chất cho Việt cộng cũng tăng. Vào khoảng giữa năm, hơn nửa lực lượng Quân đội nhân dân Việt Nam đã được điều động vào Nam Việt Nam, gồm 120.000 bộ đội biên chế trong 11 sư đoàn.Hà Nội giờ đây có xu hướng thừa nhận sự có mặt của quân đội của họ trên đất Nam Việt Nam, một dấu hiệu mới thể hiện lập trường quân sự của giới lãnh đạo cộng sản Việt Nam.Sự đồng ý của Bắc Kinh với kế hoạch chiến tranh của Việt Nam không đáp ứng được toàn bộ các nhu cầu của Hà Nội, vì Trung Quốc không thể thoả mãn tất cả những đòi hỏi về vũ khí và phương tiện quân sự của Hà Nội.Đối với Bắc Việt Nam , Moskva luôn là nguồn cung cấp chính các loại vũ khí và phương tiện chiến tranh để mở các cuộc tiến công quân sự chống Mỹ. Do đó, Hà Nội đã phái một phái đoàn quan chức cao cấp do Phạm Văn Đồng và Võ Nguyên Giáp dẫn đầu đến Moskva vào tháng 4 để tranh thủ sự ủng hộ của Liên Xô. Nhiệm vụ của họ là phải thuyết phục Ban lãnh đạo Liên Xô cung cấp viện trợ cần thiết cho Bắc Việt Nam để mở trận chiến mới chống "Chủ nghĩa đế quốc Mỹ". Những cuộc hội đàm tháng 4 khẳng định việc Hà Nội huỷ bỏ đàm phán với phía Mỹ.Sau khi nghe Liên Xô khuyên nên tìm kiếm một giải pháp ngoại giao cho cuộc chiến, Phạm Văn Đồng kết luận rằng: "Các đồng chí Liên Xô vẫn chưa hoàn toàn tin tưởng Đảng Lao động Việt Nam , không tin chắc vào thắng lợi cuối cùng của nhân dân Việt Nam …". Ông lảng tránh thảo luận các kế hoạch của Hà Nội tìm kiếm một giải pháp cho cuộc chiến và không đáp lại việc Liên Xô kiên quyết thúc đẩy hơn nữa quan hệ trao đổi bí mật giữa hai nước.Trong một báo cáo của Đại sứ quán Liên Xô nhấn mạnh: ở thời điểm hiện tại, tình hình có vẻ như là các đồng chí Việt Nam sẽ tiến tới một giải pháp trong các tình huống có thể xảy ra như sau:- Cuộc đấu tranh quân sự ở Việt Nam phát triển bất lợi và nội tình đất nước không cho phép họ tiếp tục cuộc chiến.- Nếu phía Mỹ xuống thang và đồng ý đáp ứng những đòi hỏi chính của Bắc Việt Nam .- Vì một lý do nào đó, Trung Quốc thay đổi thái độ với cuộc chiến Việt Nam .- Nếu các nước xã hội chủ nghĩa tuyên bố không thể chịu nổi gánh nặng viện trợ cho cuộc chiến Việt Nam , vì những lý do đối nội hoặc vì những hiểm hoạ do cuộc chiến kéo dài và lan rộng.Tuy nhiên, Đại sứ quán Liên Xô kết luận rằng hiện thời chưa hề có các nhân tố trên để thúc đẩy Bắc Việt Nam tích cực tìm kiếm một giải pháp hoà bình cho cuộc chiến.Đáng chú ý, theo báo cáo này thì biện pháp có thể thuyết phục Hà Nội ngồi vào bàn đàm phán là Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa từ chối giúp đỡ Bắc Việt Nam .Nhưng nếu tránh được việc dùng biện pháp đòn bẩy này đối với Việt Nam thì sẽ ít làm thiệt hại đến vị trí vai trò của Liên Xô ở Việt Nam đang luôn luôn bị đe doạ bởi ảnh hưởng của Trung Quốc.Trong khi đó, Washington cũng đi theo đường lối cứng rắn.Đầu năm 1967, quân đội Mỹ gây sức ép đòi chính quyền nhanh chóng đẩy mạnh chiến tranh. Tuy Tổng thống Mỹ thời đó đã kìm chế được sức ép của quân đội trong khi các quan hệ tay đôi Moskva và London vẫn tiến triển. Nhưng khi các quan hệ này không có kết quả thì một số giải pháp đã được đưa ra xem xét. Sức ép quân sự chống Bắc Việt Nam và đồng minh của họ ở Nam Việt Nam được tăng cường ngay sau khi sáng kiến hoà bình Sunflower bị thất bại.Ngày 24 tháng 2, các đơn vị pháo binh của Mỹ bắt đầu nã pháo vào các mục tiêu của Bắc Việt Nam bên kia khu phi quân sự (DMZ); ngày 27 tháng 2, máy bay Mỹ bắt đầu rải mìn phong toả các cảng sông, cảng biển của Bắc Việt Nam về phía Nam vĩ tuyến 20.Tháng 3, tướng Westmoreland yêu cầu chính quyền Mỹ tăng viện ít nhất 80.000 lính cho chiến trường Việt Nam, tuy đòi hỏi này không được chính quyền Mỹ đáp ứng, nhưng cuộc chiến ở Việt Nam vẫn tiếp tục được đẩy mạnh.Ngày 8 tháng 4, Kế hoạch Rolling Thunder 55 được chấp thuận, nhiều nhà máy điện và phi trường mới của Bắc Việt Nam được bổ sung vào danh sách các mục tiêu ném bom của không quân Mỹ. Mở đầu là trận không kích vào nhà máy điện ở Hà Nội ngày 19 tháng 5.Trong bối cảnh đó, hy vọng giành thắng lợi trên bàn đàm phán rất mong manh. Điều này hoàn toàn rõ ràng đối với các nhà lãnh đạo Liên Xô, những người đã theo dõi sát sao và hiểu rõ những diễn biến tình hình.Trong giai đoạn đối đầu mới này giữa Mỹ và Bắc Việt Nam , dường như tất cả hy vọng của Moskva nhằm tìm kiếm một giải pháp nhanh chóng cho cuộc chiến ở Đông Nam Á đã bị tiêu tan. Mối quan ngại của Liên Xô về Việt Nam cùng với nỗi lo âu về mối đe doạ của Trung Quốc được Moskva cho là tăng gấp đôi. Trước hết, Ban lãnh đạo Liên Xô sợ rằng Bắc Kinh có thể làm phương hại đến vị trí của Liên Xô ở Đông Nam Á bằng việc khoét sâu những bất đồng về chính sách giữa Liên Xô và Việt Nam. Mặt khác, Kreml cũng không kém phần lo ngại về khả năng có sự câu kết giữa Trung Quốc và Mỹ có thể tạo ra một giải pháp cho cuộc chiến ở Việt Nam hoặc có lợi cho Washington hoặc đáp ứng được đòi hỏi của Bắc Kinh. Trong trường hợp nào thì Moskva cũng đều có thể bị thua thiệt. Các quan chức Liên Xô không ngớt kêu ca với các quan chức Mỹ về "con bài Trung Quốc".Trong khi nói chuyện với Đại sứ Mỹ Liewellyn Thompson hồi tháng 3, Vasilii Kuznetsov, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Liên Xô nửa đùa nửa thật hỏi về những cuộc hội đàm bí mật của Trung Quốc với Mỹ tại Warsawa, ám chỉ đến sự thoả thuận chung giữa hai nước về vấn đề Việt Nam."Câu chuyện đùa" của Kuznetsov cùng những lời cạnh khoé của Chính quyền Liên Xô và những thông tin của Thompson và đồng nghiệp của ông phơi bầy mối hoài nghi được che đậy vụng về của Liên Xô về mối quan hệ Mỹ-Trung.Bô Ngoại giao Mỹ lập tức chỉ thị cho Thompson phải từ chối thẳng thừng rằng Mỹ không hề thông đồng với Bắc Kinh trong các cuộc hội đàm với Bắc Việt Nam . Nhưng lời từ chối này không làm giảm mối hoài nghi của giới lãnh đạo Liên Xô. Trong những bối cảnh này, người ta có thể hiểu vì sao Moskva không rút bỏ các khoản viện trợ cho Bắc Việt Nam . Liên Xô có thể chỉ cố vấn cho Hà Nội và hoan nghênh từng bước phát triển chính sách của Bắc Việt Nam mà có thể dẫn tới thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Bắc Việt Nam và Mỹ.Nguyễn Duy Trinh có lần đã phân nhóm các đồng minh của Bắc Việt Nam theo sự ủng hộ của họ đối với nhường bước tiến tới hội đàm với Mỹ. Trong bài phát biểu trước cán bộ nhân viên Bộ Ngoại giao Bắc Việt Nam tháng 2 tháng 1967, ông đã nhận xét rằng có ba quan điểm rõ ràng.Trước hết, có "các đồng chí nước ngoài" không ủng hộ các sáng kiến ngoại giao của Bắc Việt Nam .Thứ hai là, có các đồng chí rất hoan nghênh các đề nghị của chúng ta.Và thứ ba là, "có các đồng chí hoan nghênh tất cả mọi việc chúng ta đang làm".Tuy Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bắc Việt Nam không nói cụ thể về những nhóm nước trên, nhưng sau này các trợ lí của ông đã giải thích cho một nhà ngoại giao Liên Xô biết điều mà ông muốn nói.Theo họ, nhóm thứ nhất gồm Trung Quốc và An-bani.Nhóm thứ hai gồm Liên Xô và các nước Đông Âu.Nhóm thứ ba gồm Bắc Triều Tiên , Cuba và có thể cả Rumania .Rõ ràng là Hà Nội có thể xem đồng minh Liên Xô thuộc trong nhóm thứ ba. Nhưng như vậy có thể biến Liên Xô thành con tin của Bắc Việt Nam .Chính sách gây sức ép mạnh với quân đồng minh Bắc Việt Nam là rất mạo hiểm và có thể làm mất ảnh hưởng của Liên Xô đối với tiến trình các sự kiện xảy ra ở Đông Nam Á.Vì vậy, Moskva theo đuổi một chính sách kiên trì và thận trọng, đôi khi kém hiệu quả để vừa gây sức ép gián tiếp, vừa thuyết phục nhằm không làm mất lòng đồng minh hoặc làm hại cho toàn bộ quá trình thực hiện chính sách, và đồng thời giành lợi thế cho mình trong nền chính trị quốc tế càng nhiều càng tốt.Do đó, ngay cả khi các quan hệ giữa Washington và Hà Nội đã bị đình chỉ Ban lãnh đạo Liên Xô vẫn không hết hy vọng giành được một giải pháp chính trị cho cuộc chiến Việt Nam .Trong cuộc phỏng vấn Đại sứ Liên Xô Shchenbakov ngày 15 tháng 2, đúng lúc Mỹ tái ném bom Bắc Việt Nam, họ nói rằng ông Trinh không hề từ bỏ ý đinh tiếp tục đàm phán với Mỹ, tuỳ thuộc bối cảnh tinh hình trong tương lai. Mặc dù Mỹ leo thang chiến tranh mùa xuân 1967, Mỹ vẫn thể hiện sẵn sàng tiếp tục con đường đàm phán. Chính quyền Johnson đã cố giữ sợi dây liên hệ này ngay sau khi sáng kiến Hoa Hướng dương thất bại, và theo sự thúc đẩy của một nhà ngoại giáo Liên Xô.Ngày 12 tháng 3, Bộ Ngoại giao Mỹ đã thông báo cho Đại sứ Thompson rằng N.P Kulebiakin, một nhà ngoại giao Liên Xô tại Liên Hợp quốc đã gợi ý cho Mỹ rằng thời gian thích hợp đã đến để hội đàm giữa Mỹ và Bắc Việt Nam. Các cuộc đàm phán có thể diễn ra thậm chí khi chưa chấm dứt ném bom.Kulebiakin gợi ý một cơ hội như vậy với việc Đại sứ mới của Bắc Việt Nam , Nguyễn Thọ Chân đến "Moskva và bảo đảm với các đối tác Mỹ rằng có thể nối đường liên lạc trực tiếp giữa hai đại sứ".Phía Mỹ lập tức theo lời khuyên của ông Kulebiakin, đặc biệt vì họ tin trong cuộc hội đàm: trước đây giữa Guthrie và Lê Trang có ẩn ý rằng Bắc Việt Nam coi các mối liên hệ này là trù bị cho các cuộc hội đàm trực tiếp ở cấp đại sứ.Bộ Ngoại giao Mỹ đã chỉ thị cho Đại sứ Thompson cố gắng gặp Lê Trang để nói cho phía Việt Nam biết rằng Mỹ tiếp tục ủng hộ giải pháp hoà bình, nhanh chóng, và Chính phủ Mỹ đã sẵn sàng, không sắp đặt trước "để tiếp tục các cuộc đàm phán nghiêm túc, thực chất và hoàn toàn bí mật về tất cả các vấn đề liên quan đến bản thân giải pháp hoà bình cho cuộc chiến, nhằm đưa đến một kết cục nhanh chóng cho vấn đề này".Thompson nghi ngờ tính hợp lý và đặc biệt là thời điểm đưa ra quan điểm này, nhưng cấp trên của ông lại quả quyết "một cuộc hội đàm kín có thể có lợi". Hơn nữa, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Rusk nói với Thompson rằng ông cũng hoài nghi về Kulebiakin.Nhưng thực tế là trong cuộc gặp thứ hai, đi cùng với Kulebiakin còn có một đồng nghiệp nữa, những gợi ý rất chi tiết và các bước tiến hành của Kulebrakin đã thuyết phục Washington tin rằng ông ta có thể đã làm theo chỉ thị.Đại sứ quán Mỹ không tiếp cận được Đại sứ Bắc Việt Nam …Việc tiếp cận này bị từ chối thẳng thừng bởi một phụ tá của Đại sứ Việt Nam, và người này cho rằng các nỗ lực của Mỹ để duy trì quan hệ với Bắc Việt Nam vào thời điểm "leo thang chiến tranh xâm lược nghiêm trọng, chống nhân dân Bắc Việt Nam" chỉ là một mánh khoé của Washington "nhằm đánh lừa dư luận thế giới và che đậy những hành động tội ác chiến tranh của mình".Dự định chuyển một bức thư của Tổng thống Johnson cho Hồ Chí Minh vào tháng 4, cũng chịu chung số phận như vậy. Lá thư đó được gửi trả lại ngay trong cùng ngày cho Đại sứ quán Mỹ tại Matcơva.Mặc dù tình báo Mỹ phát hiện ra lá thư đã bị bóc, Hà Nội đã biết nội dung nhưng không bao giờ được trả lời.Tuy nhiên, Chính quyền Johnson vẫn ấp ủ hy vọng chiến lược "phối hợp" các hoạt động quân sự chống lại những người cộng sản Việt Nam với các sáng kiến hoà bình chủ yếu có thể thành công. Một số nhà làm chính sách hoài nghi chiến lược này, và muốn đánh giá lại toàn bộ quan điểm đối ngoại của Mỹ đối với Việt Nam .Vào tháng 3, Chester Cooper, phụ tá đặc biệt của Harriman đã chuẩn bị một báo cáo về những bước đi có thể của Mỹ sau thất bại của sáng kiến Sunflower.Thấy rõ những thiếu sót của nền ngoại giao Mỹ trong các cuộc hội đàm Kosygin-Willson, Cooper đặt tên quyển sách của mình là "Con đường đàm phán, một cách nhìn mới", trong đó nhấn mạnh sứ bất đồng của ông đối với các quan điểm của các cố vấn Tổng thống.Ông đã tìm hiểu sâu về hệ quả của cuộc hội đàm Kosygin-Willson, những lời buộc tội hay gỡ tội của công luận, việc tái ném bom sau Tết năm đó, và việc tăng cường các hoạt động quân sự sau này "để kiểm chứng vị thế ngoại giao và đàm phán của Mỹ, nhằm tìm ra đường hướng hành động cho những tháng tới". Cooper phê phán đòi hỏi chủ yếu của Mỹ đối với Bắc Việt Nam , nguyên tắc "cùng xuống thang" hoặc "một hành động có đi có lại".Trong tất cả các đề nghị của chúng ta về "một hành động có đi có lại", chúng ta yêu cầu Hà Nội đánh đổi việc ngừng đánh phá miền Bắc lấy sự thất bại của các lực lượng cộng sản ở miền Nam … Điều này tạo những lợi thế quan trọng cho Mỹ, thì nó cũng giải thích rõ tại sao Hà Nội có thể không sẵn sàng hoặc không thể đồng tình với "hành động có đi có lại".Cooper không tin vào những kênh liên lạc với Bắc Việt Nam và cho rằng những trường hợp hiểu lầm trước đây về phía Hà nội, như kế hoạch ném bom trong chuyến thăm của Lewandowski đến Bắc Việt Nam, là kết quả của việc thiếu thông tin từ phía Mỹ thông báo cho, giới lãnh đạo cộng sản Việt Nam.Cooper đưa ra một số các biện pháp nhằm tăng cường mối liên hệ và cải thiện vai trò của Mỹ trên bàn đàm phán. Ông gợi ý vừa mở lại kênh liên lạc trực tiếp với Hà Nội "càng sớm càng tốt", và phải giành cơ hội sớm tái khẳng định "những yêu cầu thường xuyên" của Mỹ về việc cùng xuống thang chiến tranh và đàm phán. Nếu điều này không thực hiện được thì Cooper đề nghị sẽ yêu cầu Moskva làm cầu nối trung gian giữa hai bên.Để làm cho các đề nghị của Mỹ trở nên năng động và hấp dẫn đối với người Bắc Việt Nam, Cooper đả đưa ra một công thức mới "linh động hơn" cho một giải pháp hai giai đoạn A và giai đoạn B.Ông gợi ý xếp đặt việc ngừng các hoạt động quân sự của Mỹ chống Bắc Việt Nam nhằm đổi lấy cam kết bí mật của Hà Nội sẽ chấm dứt các hoạt động thâm nhập tại một thời điểm được thoả thuận trong tương lai.Vì Washington coi việc tập trung quân của Bắc Việt Nam gần khu phi quân sự (DMZ) (như đã từng xảy ra vào tháng giêng và tháng hai) là một mối đe doạ chủ yếu, Cooper gợi ý rút ngắn thời gian giữa hai giai đoạn A và B xuống còn một vài giờ, nhưng giai đoạn này cũng có thể kéo dài tuỳ theo tình hình.Cùng với việc đưa ra bản kế hoạch mới này, Washington phải đánh tín hiệu cho Bắc Việt Nam biết rằng Mỹ đã sẵn sàng tham gia các cuộc hội đàm kín ban đầu không chỉ trước giai đoạn B mà cả giai đoạn A, nếu cần thiết.Nếu công thức linh hoạt này không thuyết phục được các nhà làm chính sách của Mỹ, Cooper gợi ý thêm các sáng kiến mới, trong đó có việc hai bên cùng rút quân khỏi khu vực phi quân sự.Theo sáng kiến này, Hà Nội và Chính phủ Mỹ cùng đồng minh Nguỵ Sài Gòn chấp thuận không chỉ rút toàn bộ quân ra khỏi khu phi quân sự, mà còn phải chuyển các lực lượng này ra xa hơn hai bên khu vực này.Đây có thể là bước tiến đầu tiên trong toàn bộ một loạt các biện pháp, bao gồm biện pháp thanh tra việc chấp hành thoả thuận của Uỷ ban kiểm soát quốc tế, các cuộc hội đàm Mỹ - Bắc Việt Nam và ngừng ném bom.Cooper loại trừ khả năng trong những hoàn cảnh nhất định Mỹ có thể chấm dứt ném bom để tiến hành hội đàm.Một số trang báo cáo của Cooper đề cập đến việc đặt lịch thời gian cho các sáng kiến của Mỹ.Cooper ủng hộ sớm tiến hành đàm phán, phản đối việc trì hoãn hoà đàm cho đến sau khi tổng tuyển cử ở Nam Việt Nam dự định tổ chức vào mùa thu 1967. Cooper cho rằng mùa xuân là thời điểm thuận lợi nhất.Một lý do khác là tình hình bất ổn liên tục ở Trung Quốc buộc Bắc Kinh phải tập trung giải quyết các khó khăn nội bộ. Cooper cho rằng: "Liên Xô dường như vẫn cố sử dụng ảnh hưởng của mình theo hướng tìm kiếm một giải pháp chính trị (mặc dù chúng ta thấy rõ là chưa thích hợp)".Thiệt hại của Mỹ chưa lớn đến mức làm cho Chính quyền Mỹ mất hết tính năng động và cơ hội để tìm ra một giải pháp trên cơ sở những "mục tiêu hạn chề", nhưng không trên cơ sở giành thắng lợi quân sự.Kết cục là, việc hoãn đàm phán đến mùa thu có thể đưa Hà Nội đến một quyết định trì hoãn thêm vài tháng nửa nhằm biến cuộc chiến Việt Nam thành một vấn đề trong bầu cử của Tổng thống 1968.Khi kết thúc bản báo cáo của mình, Cooper đưa ra một kết luận đáng chú ý rằng: "Hơn bao giờ hết, một điều thực tế cấp bách là chúng ta không có bất cứ một sự lựa chọn nào khác mà phải tiếp tục gây sức ép nhằm đạt được một giải pháp chính trị cho cuộc chiến".Tuy không biết liệu báo cáo của Cooper có đến tay các nhận vật trong giới lãnh đạo chóp bu của Chính quyền Johnson, ngoài ông Harriman hay không, nhưng đã có nhũng ý kiến khác nhau bên trong các quan chức cao cấp ở Washington.Đặc biệt, ngày càng có nhiều ý kiến nghi ngờ về hiệu quả của chiến lược "gây sức ép có mức độ" đối với Bắc Việt Nam, được coi là một bộ phận của chính sách "vừa đánh vừa đàm".Một vài người đề xưởng chiến lược giờ đây coi nó là phản tác dụng, vì nó làm tăng quyết tâm của Bắc Việt Nam chống lại sức ép của Mỹ, và tăng cường ý chí giành thắng lợi quân sự của Hà Nội đối với Mỹ.Trong số những người hoài nghi chính sách với Việt Nam có William Bundy, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao phụ trách vấn đề Viễn Đông, và John Mc Naughton, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng.Nhưng Chính quyền Johnson vẫn chưa sẵn sàng từ bỏ chiến lược của mình và vẫn nuôi hy vọng Liên Xô sẽ giúp Mỹ đi đến giải pháp đàm phán cho cuộc chiến này. Ví dụ, vào tháng tư, Canada gợi ý rằng cả hai bên một lần nữa thoả thuận tôn trọng khu phi quân sự dọc theo Vĩ tuyến 17. Điều này có thể đưa tới việc xuống thang chiến tranh. Bộ Ngoại giao đã sử dụng ý tưởng này đưa ra việc hai bên cùng rút quân ra xa cách khu vực này 10 dặm. Sáng kiến mới này cơ bản tương tự như sáng kiến của Cooper nêu trong báo cáo. Theo Cooper, đây sẽ là bước đầu tiên tiến đến đàm phán về việc tiếp tục xuống thang chiến tranh và đạt đến một hiệp định toàn diện.Sáng kiến của Bộ Ngoại giao Mỹ được một số các quan chức Mỹ hoan nghênh. Harriman dự kiến sẽ gặp gỡ một đại diện của Đại sứ quán Liên Xô để giải thích về đề nghị này. Trong một báo cáo gửi Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Mỹ, ông giải trình "Trước hết cần phải làm cho Liên Xô thấy rằng việc cùng rút quân khỏi khu phi quân sự là một đề nghị nghiêm túc, và phải thúc đẩy Liên Xô dùng ảnh hưởng của mình thuyết phục Hà Nội xem xét kỹ đề nghị này và có phản ứng tích cực". Harriman cũng đã gặp một nhà ngoại giao Liên Xô để chuyển đề nghị trên của Mỹ về Moskva. Sau. đó, nhà ngoại giao Liên Xô này nói rằng Kreml đã thấy rõ mặt công khai của những cố gắng của Mỹ.Tuy nhiên, ngay ngày hôm sau, 21 tháng 4, Nhà máy điện Hải Phòng lần đầu tiên bị ném bom.Sau đó, nhà ngoại giao Liên Xô này vô cùng thất vọng đối với một hành động như vậy (hỏi Harriman): "Giờ đây, làm thế nào mà Moskva có thể bảo đảm với Bắc Việt Nam rằng Mỹ quan tâm một cách nghiêm túc đến việc xuống thang chiến tranh?".Không chỉ Liên Xô mới thấy bối rối về tính thiếu nhất quán trong chính sách của Mỹ.Trong một bức điện gửi về Washington , Đại sứ Thompson đã yêu cầu chính phủ ông phải xem xét "trong bối cảnh hiện nay, việc tiếp tục các biện pháp vì hoà bình ở Việt Nam liệu có thực sự tăng cường khả năng đàm phán vì hoà bình không".Bức điện của Thompson dựa trên cuộc trao đổi quan điểm với Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Anh George Brown về chuyến thăm Moskva sắp tới của ông ta. Cuộc viếng thăm này tạo ra một cơ hội mới cho Washington để tranh thủ sự ủng hộ của Moskva về các hoạt động vì hoà bình của Mỹ. Nhưng vị Đại sứ Mỹ này hoài nghi liệu hành động như vậy có thể tạo ra được những điều kiện thuận lợi hay không. Ông khẳng định: "Trong bối cảnh hiện tại, tôi tin rằng Liên Xô đã nắm bắt được những gì chúng ta đưa ra, và cơ hội thắng lợi rất mong manh. Điều đó có thể rất tai hại và làm tăng mối hoài nghi của Liên Xô về tính trung thực của Mỹ. Do vậy, việc chúng ta phải cố gắng lôi kéo họ vào cuộc là hoàn toàn đúng đắn".Thompson thừa nhận rằng Liên Xô có thể gây sức ép đối với Bắc Việt Nam qua việc đe doạ cắt giảm hoặc thực sự cắt viện trợ vũ khí cho họ. Nhưng Đại sứ Mỹ khuyến cáo rằng một biện pháp như vậy có thể đẩy Bắc Việt Nam về phía Bắc Kinh, trái ngược với mục tiêu của Liên Xô ở Đông Nam Á. Như vậy, sáng kiến hoà bình của Mỹ là phản tác dụng vì Hà Nội coi nó không chỉ như một thủ pháp tuyên truyền mà còn là dấu hiệu của sự tuyệt vọng.Đồng thời, Thompson cũng phê phán việc Mỹ leo thang chiến tranh. Ông không xem nó là lời giải của bài toán cuộc chiến Việt Nam .Đại sứ Mỹ nói: "Trên thực tế, tôi tin chắc rằng ít nhất trong thời gian sắp tới, từng đợt tăng cường ném bom sẽ làm giảm đi các cơ hội để bên kia chấp thuận đàm phán. Không một chính phủ nào muốn ngồi vào đàm phán trực tiếp trong khi phía bên kia tăng cường sử dụng vũ lực chống lại họ".Thompson đề nghị tăng cường mạnh mẽ lực lượng Mỹ ở Nam Việt Nam , kết hợp với giảm ném bom miền Bắc hoặc tập trung tấn công các đường tiến quân vào Nam của Bắc Việt Nam .Ông kết luận: "Điều này khác hàn với ý kiến cho rằng tôi có thể gợi ý hơn là qua George Brown để tiếp tục làm rùm beng lên vì hoà bình ở Moskva. Ông ta phải làm cho Liên Xô thấy rõ quyết tâm của Mỹ muốn việc này được hoàn tất".Mối hoài nghi của Thompson có thể được củng cố vì ông thấy rõ các nhà lãnh đạo Liên Xô đang xem" xét chính sách đối ngoại riêng của mình, đặc biệt là sau chuyến viếng thăm Moskva của đoàn đại biểu Bắc Việt Nam .Rõ ràng là tiến trình này không chỉ liên quan đến vấn đề Việt Nam mà còn ảnh hưởng tới toàn bộ quan hệ Xô-Mỹ.Đó chính là lý do tại sao Dobrynin được triệu hồi về nước để tham khảo ý kiến hồi cuối tháng 4. Ông ta thổ lộ với Thompson sau khi về đến Moskva rằng ông ta biết Chính phủ Liên Xô có ấn tượng mạnh mẽ về Việt Nam nhưng không nhận định mức độ đó như thế nào cho đến khi tham khảo ý kiến ông.Mỹ biết chắc rằng chính sách này được Điện Kreml xem xét lại, qua một nhà ngoại giao Liên Xô ở Washington . Trong một buổi chiêu đãi tại Đại sứ quán Liên Xô ngày 27 tháng 4, Tướng Valentin Meshcheryakov, Tuỳ viên quân sự Liên Xô, thông báo cho phía Mỹ biết rằng việc Mỹ leo thang chiến tranh đã buộc Ban lãnh đạo Liên Xô phải đánh giá lại tình hình.Tin tức của ông tướng Liên Xô này có thể không trấn an được Chính quyền Johnson.Meshcherykov nói bóng gió rằng Hội đồng tướng lĩnh Liên Xô đã đề nghị tăng cường các hoạt động quân sự của Liên Xô để hỗ trợ Bắc Việt Nam . Các biện pháp trả đũa được cho là Moskva dự định thực hiện bao gồm việc từ chối phê chuẩn Công ước lãnh sự với Mỹ và ngừng vô thời hạn việc thực hiện một Hiệp định hàng không.Theo Meshcheryakov, Dobrynin người sẽ trở lại Washington vào đầu tháng 5 có thể bị giữ lại Moskva tới khoảng ngày 10 tháng 5, đó là điều kiện để Breznev chỉ thị cho vị Đại sứ Liên Xô tại Mỹ này theo đường lối cứng rắn mới và "để đảm bảo chắc chắn rằng ông đã hiểu các quan điểm của Liên Xô".Giới quân sự Liên Xô cũng đòi hỏi rằng tất cả các bước tiến tới hoà hoãn đều bị đình lại và tăng cường viện trợ cho Bắc Việt Nam . Những bước này, theo Tuỳ viên quân sự Liên Xô, sẽ trở nên rõ ràng trong vòng hai hoặc ba tuần tới và ngay cả chính quyền Sài Gòn cũng cảm thấy ảnh hưởng của chúng, Meshcheryakov khẳng định là "ông ta nói hoàn toàn nghiêm túc và không hề đe doạ xuông. Mỹ hẳn không đánh giá thấp quyết tâm của Liên Xô muốn duy trì củng cố Việt Nam thành một nước xã hội chủ nghĩa hùng mạnh, ngay cả khi xảy ra đối đầu".Song, các nhà vạch chính sách của Mỹ thấy rõ một số thực tế khác lại mâu thuẫn với những nhận xét của viên tướng Liên Xô nói trên.Theo hồ sơ nhân vật của CIA, mười ngày trước đó, Averell Harriman đã gặp gỡ Yuri Zhukov, "một trong những nhà báo nổi tiếng của Liên xồ, một người tin cậy của giới lãnh đạo Kreml".Tuy Zhukov đã kịch liệt lên án thái độ của Mỹ trong vòng hội đàm Kosygin-Willson, và bác bỏ việc thuyết phục Liên Xô làm người trung gian trong cuộc chiến Việt Nam, nhưng ông ta ủng hộ việc nhanh chóng chấm dứt chiến tranh và bảo đảm với đồng nghiệp rằng "điều Kosygin đã tuyên bố ở London vẫn còn hiệu lực".Tuy nhiên, vì khả năng Liên Xô giữ quan điểm cứng rắn, chính quyền Johnson cho rằng Mỹ phải cố gắng làm giảm căng thẳng ở Moskva, thăm dò lập trường của Liên Xô, làm rõ cho Kreml các mục tiêu của Mỹ ở Việt Nam.Chuyến thăm của Brown đến Moskva vào tháng 5 là nhằm mục đích này.Ngay trước chuyến viếng thăm của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Anh, ông Rusk hỏi ý kiến ông Thompson về hoạt động của Mỹ nên như thế nào đối với chuyến thăm này.Đại sứ Thompson giải thích rằng Moskva vẫn chưa hoàn tất việc xem xét đánh giá lại chính sách, nên khó có thể đề xuất xem Brown nên hoạt động theo phương hướng nào.Tuy nhiên, Thompson tính rằng điều đó có lợi cho Brown là cần phải hướng chú ý của các đối tác Liên Xô vào (sức ép mạnh nhất đối với chính quyền" xuất phát từ quan điểm của phái "Diều hâu". "Có thể ông ta không nắm được đường hướng có lợi nhất. Điều này sẽ làm cho Liên Xô thấy rằng trong bất kỳ hoàn cảnh nào, thắng lợi quân sự đối với Bắc Việt Nam là không thể có được và cho rằng họ sẽ sử dụng ảnh hưởng của mình để đạt cho được việc dần dần giảm: các hoạt động quân sự từ hai phía".Bức thông điệp của Rusk gửi cho London gồm cả những đề nghị của Đại sứ Thompson.Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Rusk yêu cầu Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Anh, chuyển lời tới các nhà lãnh đạo Liên Xô rằng Mỹ sẵn sàng xếp sắp lại lợi ích của Liên Xô trong khi vẫn đảm bảo toàn vẹn cho chế độ của Bắc Việt Nam.Chính phủ cũng thừa nhận rằng các hoạt động quân sự của Mỹ chống Bắc Việt Nam gây ra nhiều khó khăn cho Chính phủ Liên Xô.Nhưng Liên Xô cũng phải thừa nhận quyền lợi của Mỹ trong khi vẫn bảo toàn chế độ ở Nam Việt Nam và khả năng cho người Nam Việt Nam lập chính phủ riêng của mình.Rusk tuyên bố: "Chắc chắn là nếu chúng ta và Liên Xô đều công nhận quyền lợi quan trọng của nhau ở đây thì chúng ta phải tìm ra một phương thức nào đó tách riêng hai miền Bắc , Nam về mặt quân sự".Theo Rusk, Washington vẫn sẵn sàng ngừng các hoạt động quân sự chống Việt Nam dân chủ cộng hoà "vào bất cứ lúc nào", nhưng Hà Nội phải có hành động đáp ứng lại cử chỉ thiện chí đó.Rusk yêu cầu Brown thúc đẩy Liên Xô thăm dò giới lãnh đạo Bắc Việt Nam sẽ phản ứng như thế nào đối với các đề nghị của Mỹ, bao gồm toàn bộ các sáng kiến trước đây đã được điều chỉnh. Để đảm bảo cho tiến trình đánh giá lài tình hình ở Moskva có kết quả thuận lợi, Chính quyền Jonhson quyết định ngừng ném bom trong phạm vi 10 dặm thuộc Hà Nội.Quyết định này phần nào là kết quả của tâm lý lo ngại ngày càng tăng trong nội bộ chính quyền về các hoạt động quân sự của Mỹ chống Bắc Việt Nam .Mặc dù trên thực tế, sáng kiến của Mỹ chỉ là một việc làm xoa dịu tình hình mà không có một ảnh hưởng nào đáng kể đối với tiến trình chiến tranh, một số quan chức Mỹ vẫn cho đây là việc làm có lợi ít nhất là trong thời gian trước mắt.Harriman ủng hộ mạnh mẽ việc ném bom trong khi cho rằng việc này có thể khuyến khích những người ủng hộ Kosygin với những hành động mềm dẻo hơn.Harriman yêu cầu Bộ Ngoại giao Mỹ phải chỉ thị ngay cho Đại sứ Thompson tìm gặp quan chức cao cấp nhất của Liên Xô, đặc biệt là Gromyko hoặc ít ra là Thứ trưởng Kuznetsov, để thông báo bí mật cho Liên Xô về quyết định này và việc Chính quyền Mỹ mong muốn Liên Xô dùng ảnh hưởng của mình thuyết phục Hà Nội ngồi vào bàn đàm phán. Ngược lại, Harriman khuyến cáo: "Chúng ta cần phải biết rằng không có sự tiếp cận của chúng ta, quyết định của Liên Xô nhất định sẽ là một quyết định theo đường lối cứng rắn đối với vấn đề Việt Nam ".Thompson ở Moskva cũng nhất trí với ý kiến của Harriman.Trong công điện ngày 18 tháng 5, Rusk thông báo cho Đại sứ Thompson về quyết định ngừng ném bom nói trên và nhấn mạnh rằng quyết định này có thể được thực hiện sau cuộc oanh kích vào nhà máy điện Hà Nội, nhưng có thể Chính quyền Mỹ sẽ bỏ qua mục tiêu này.Rusk hướng dẫn Thompson các thông báo bí mật cho phía Liên Xô về việc hạn chế ném bom này.Rusk tin tưởng: "Những hành động mà chúng ta đang tính toán sẽ ngầm làm cho Liên Xô thấy hưởng hành động sắp tới của chúng ta là kiềm chế trong nhiều tháng việc tấn công hàng loạt các mục tiêu quân sự quan trọng nhằm đạt được các khả năng làm thay đổi thái độ của Hà Nội, các nỗ lực và lợi ích của Liên Xô".Rusk nói rằng trong tương lai Washington dự định không ném bom phía Bắc vĩ tuyến 20, nếu không có mục tiêu quân sự mới hoặc các mục tiêu cũ không tiếp tục hoạt động.Theo ý kiến đề xuất của Harriman, Rusk yêu cầu Thompson liên hệ với các quan chức cao cấp nhất của Liên Xô, Gromyko hoặc ít nhất cũng là Kuznetsov nhằm thông báo cho Kreml biết về quyết định này.Thompson "nhiệt liệt hoan nghênh" kế hoạch trên. Ông thấy quyết định này phù hợp với nhận định của mình rằng các hoạt động quan hệ của Mỹ phải gắn liền với việc giành phần thắng ở Nam Việt Nam, và các hoạt động quân sự ở phía Bắc vĩ tuyến 20 phải giảm tối đa và theo đúng những đòi hỏi ở Nam Việt Nam.Trong bối cảnh này, Thompson coi việc ném bom những mục tiêu còn lại trong phạm vi Hà Nội trước khi ngừng oanh kích hạn chế trên đây có hiệu lực là việc làm "bất lợi", đặc biệt là trong trường hợp các cuộc oanh kích này trùng hợp với những chuyến viếng thăm Moskva của Brown. Vì Liên Xô "đang tiến gần đến những quyết sách quan trọng không chỉ đối với Việt Nam mà trong quan hệ với Mỹ".Thompson thấy cần đề nghị Tổng thống Jonhson gửi một bức thư ngắn cho Kosygin.Nhưng mãi đến khi các mục tiêu nói trên ở Hà Nội bị oanh tạc thì Thompson mới nhận được bức thư này, và lập tức chuyển tới cho lãnh đạo Liên Xô "trước khi Liên Xô quyết định chính sách và các cam kết đối với Việt Nam ".Thompson luôn tin rằng "Kosygin ủng hộ việc có giải pháp cho cuộc chiến và bức thư này sẽ giúp ông ta và đồng sự quyết định vấn đề".Những diễn biến tình hình nghiêm trọng đầu tháng 6 có nguy cơ làm đổ bể những cố gắng "xoa dịu" các nhà lãnh đạo Xô viết và tác động đến quá trình xác định chính sách của Liên Xô.Tình hình căng thẳng nghiêm trọng giữa các nước Ảrập và Israel ở Trung Đông đã bùng nổ thành chiến tranh. Sáng ngày 5 tháng 6, quân đội Israel mở cuộc tấn công bất ngờ và xoá sổ lực lượng không quân Ai Cập. Cuộc chiến chấm dứt trong vòng 6 ngày với việc Israel chiếm các vùng đất ở Ai Cập, Syria , và Jordan . Điều này làm căng thẳng quan hệ Đông-Tây, và đặc biệt là quan hệ Xô-Mỹ. Tuy không có nước nào muốn thay đổi chính sách và bạn đồng minh, nhưng cả hai nước đều thấy rõ nhu cầu phải tìm ra một giải pháp hoà bình cho vấn đề Trung Đông.Ngoài ra, có một sự kiện khác không kém quan trọng và quy mô nhỏ hơn cuộc xung đột Trung Đông thông lại có ảnh hưởng tiềm tàng đối với quan hệ Xô-Mỹ.Ngày 3 tháng 6, báo Pravda đưa tin rằng trước đấy một ngày, máy bay Mỹ đã tấn công một tàu buôn Liên Xô "Turkestan" ở ngoài khơi thuộc cảng Cẩm Phả, phá hỏng tầu và làm bị thương hai thuỷ thủ.Trong một Công hàm gửi Washington, Chính phủ Liên Xô tuyên bố rằng cuộc tấn công này là sự "vi phạm thô bạo" quyền tự do trên biển, "một hành động ăn cướp" với "những hậu quả lâu dài". Chính phủ Liên Xô kiên quyết đòi nghiêm trị những kẻ phạm tội trong cuộc tấn công nói trên, và đòi Mỹ phải đảm bảo những hành động tương tự không xẩy ra.Tờ Pravda còn đăng bài bình luận với tựa đề "Những kẻ khiêu khích đùa với lửa".Đại sứ quán Mỹ ở Liên Xô đã điện báo cáo nội dung chính của bài báo về Bộ Ngoại giao Mỹ, và nhận xét rằng mặc dù giọng văn rất gay gắt song tờ "Pravda nói bóng gió cho thấy Liên Xô chỉ coi việc trên của Mỹ là một sự kiện riêng lẻ chứ không phải là một biểu hiện leo thang chiến tranh". Đại sứ quán Mỹ kết luận: "Sự kiện này buộc Liên Xô phải đương đầu với những lời buộc tội rằng Liên Xô không đủ quyết tâm để thách thức Mỹ. Do đó, việc Liên Xô quyết định công khai hoá vấn đề trên có thể muốn tránh đương đầu với những lời buộc tội của dư luận về sự câu kết Xô-Mỹ và Liên Xô đầu hàng Mỹ, cũng như nhiều khó khăn khấc có thể xảy ra về mặt đối nội khi bưng bít sự kiện trên".Nhưng dù thế nào đi nữa thì Moskva cũng đã quyết định thể hiện thái độ phản ứng quyết liệt đối với Mỹ. Một công hàm trên của Liên Xô chỉ đổ thêm dầu vào lừa.Washington tỏ thái độ rất lấy làm tiếc về việc chiếc tàu buôn Turkestan bị hư hỏng và một số thuỷ thủ bị thương, nhưng nhấn mạnh rằng Chính phủ Mỹ có những tin tức khẳng định máy bay Mỹ không gây ra thiệt hại đó. Lời đáp này ngụ ý rằng pháo phòng không của Bắc Việt Nam có thể phải chịu trách nhiệm về việc này.Ngày 6 tháng 6, tờ Pravda đăng tải một thông cáo mới của Liên Xô bác bỏ lời biện giải của Mỹ về sự kiện trên và cho đó là một mưu đồ để trốn tránh trách nhiệm về vụ tấn công thô bạo này. Liên Xô tuyên bố rằng cuộc oanh tạc xảy ra giữa ban ngày, vào lúc trong cảng không có một chiếc tầu nào. "Không hề nghi ngờ rằng máy bay Mỹ đã nhằm trúng tàu Turkestan mà bắn và bỏ bom".Bản thông cáo phê phán ý kiến của Mỹ nói rằng các hoạt động trên không của Mỹ tấn công các mục tiêu trên không của Việt Nam tất yếu tạo ra hiểm hoạ đối với giao thông quốc tế tự do trên biển."Việc Mỹ can thiệp chống Việt Nam là hành động vi phạm trắng trợn nhất đối với tất cả các chuẩn mực luật pháp quốc tế và là một tội ác chống loài người".Kreml rõ ràng đã thắng điểm trước Kỳ họp toàn thể của Đảng Cộng sản Liên Xô để hoàn thiện việc tái xem xét chính sách dài dòng của Ban lãnh đạo Liên Xô.Kỳ họp được tổ chức vào giữa tháng 6 và đặc biệt tập trung vào việc xem xét các vấn đề chính sách đối ngoại.Washington quan tâm đến kết quả Hội nghị này của Đảng Cộng sản Liên Xô, và lo ngại trước giọng điệu khá cứng rắn trong các văn kiện chính thức.Theo yêu cầu của Rusk, Thompson đã chuẩn bị một báo cáo phân tích về bản tuyên bố của kỳ họp, và bày tỏ mối lo ngại trước mắt, Mỹ có thể lại rơi vào bối cảnh chiến tranh Lạnh thực sự.Đối với các nhà làm chính sách của Mỹ thì rõ ràng là trong Bộ Chính trị Liên Xô ngày càng có nhiều các nhà lãnh đạo thực dụng, chịu tuân phục các thành viên có tư tưởng chính thống hơn.Trong khi tiếp tục xem xét để xác định chính sách, Kreml tuyên bố Thủ tưởng Kosygin sẽ tham gia phiên họp đặc biệt của Đại hội đồng Liên Hợp quốc chuyên bàn về cuộc khủng hoảng Trung Đông.Tin này làm náo loạn Washington, vì đó sẽ là cuộc viếng thăm Mỹ đầu tiên của một số nhà lãnh đạo Liên Xô, dưới thời Tổng thống Johnson nó mở ra một thời cơ lớn cho Tổng thống gặp gỡ và đàm phán với Kosygin nhiều vấn đề về quan hệ giữa hai nước cũng như vấn đề quốc tế.Moskva nhấn mạnh rằng Kosygin sẽ đến thăm Liên Hiệp Quốc chứ không phải đến thăm Mỹ, nhưng điều này không làm nản lòng các cố vấn của Tổng thống Johnson.Các nhà ngoại giao Mỹ ở Moskva là những người đầu tiên quan tâm đến các mục tiêu được đưa ra trong cuộc viếng thăm của Kosygin.Ngày 6 tháng 6, Đại diện John Guthrie đã báo cáo về Washington thành phần đoàn đại biểu Liên Xô đến dự họp Đại hội đồng Liên Hiệp quốc. Ông cho rằng đoàn này có "rất ít người" là chuyên gia về vấn đề Trung Đông. Những người vắng mặt là Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Vladimir Semenov chịu trách nhiệm theo dõi khu vực này, và danh sách chỉ gồm có hai cán bộ trung cấp của Bộ Ngoại giao. Mặt khác, Guthrie nhấn mạnh rằng phái đoàn gồm các quan chức chuyên gia về các lĩnh vực khác chứ không phải về vấn đề Trung Đông. Đại diện Mỹ kết luận: "Thành phần đoàn đại biểu Liên Xô có thể chuẩn bị hội đàm song phương với Mỹ, có thể bàn về các chủ đề không hề liên quan gì đến vấn đề Trung đông. Việc phiên dịch cấp cao Viktor Sukhodrev đi cùng đoàn đã minh chứng cho điều đó".Guthrie cho rằng nếu Kosygin thậm chí không gặp Tổng thống Mỹ thì chuyến viếng thăm của ông vẫn có thể vẫn rất có lợi."Kosygin chưa bao giờ đến Mỹ, về nhân cách ông ta có thể rút ra kết luận từ những gì nhìn thấy ở Mỹ tốt hơn cả Khrusev hoặc bất kỳ đồng sự nào của ông ta trong bộ ba lãnh đạo. Chúng ta hy vọng điều này không bị mất đi vì các hoạt động tuyên truyền cứng rắn của Kosygin mà chúng ta đã thấy khi xem xét lập trường hiện tại của Liên Xô".Những phân tích đánh giá của Guthrie được khẳng định qua các cuộc tiếp xúc bí mật với các nhà ngoại giao Liên Xô trước khi Kosygin đến Mỹ.Ngày 14 tháng 6, Walt Rostow, Phụ tá về vấn đề an ninh quốc gia của Tổng thống đến thông báo cho Johnson về một cuộc gặp gỡ giữa Giám đốc Cơ quan thông tin của Mỹ Carl Rowan và Tuỳ viên báo chí Đại sứ quán Liên Xô ở Washington-Oleg Kalugin.Oleg Kalugin nói với Carl Rowan sứ mạng chính của Kosygin ở Mỹ là "thúc đẩy sự ủng hộ của Liên Xô đối với các nước Ảrập", nhưng nhiệm vụ thứ hai của ông là thảo luận tay đôi với Tổng thống Mỹ." Dẫu việc Kosygin đến Mỹ có tạo ra những cơ hội gì đi nữa thì Chính quyền Mỹ cũng phải đối mặt với những vấn đề lúc đầu có vẻ là không thể giải quyết được Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô không muốn đến Washington để gặp Tổng thống Mỹ, vì ông đến Mỹ một cách chính thức để tham dự họp Đại Hội đồng Liên Hợp quốc, chứ không để hội đàm với Johnson.Trong khi nói chuyện với Rowan Kalugin bóng gió rằng có thể là khó khăn cho Kosygin khi phản đối Washington vì Trung Quốc và thế giới Ảrập chắc chắn sẽ rất hoài nghi về bước đi này."" Về phần mình, Johnson sẽ không tự hạ uy tín của mình mà vội vã trở về New York để gặp gỡ Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô.Do lo ngại cuộc gặp này không thành; các cố vấn của Tổng thống đã cố gắng thuyết phục ông đây là một cơ hội lớn và cần dàn xếp về vấn đề nơi gặp.Như thông lệ, Averell Harriman kiên trì thuyết phục Johnson thấy mặt lợi của hội đàm cá nhân với Kosygin về vấn đề Việt Nam .Trong báo cáo về "những cuộc hội đàm có thể với Kosygin về giải pháp Việt Nam", Hạrriman lập luận: "Việc gặp gỡ của Tổng thống với Kosygin tạo ra cơ hội duy nhất để tiến tới hội đàm vì một giải pháp hoà bình ở Việt Nam, vì sự hợp tác trực tiếp hay gián tiếp của Liên Xô là mấu chốt để tiếp tục các cuộc hội đàm".Tuy chính quyền Johnson thường bỏ qua ý kiến của Harriman nhưng lần này nhận định của ông được Dean Rusk ủng hộ mạnh mẽ.Ngày 17 tháng 6, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Mỹ gửi cho Tổng thống một báo cáo, trong đó nhấn mạnh vấn đề quan trọng nhất phải xem xét đối với Tổng thống là làm gì đối với cuộc gặp gở Kosygin? Rusk thông báo choTổng thống Mỹ rằng hầu như tất cả cá nhân vật chủ chốt trong chính quyền Mỹ (McNamara, Mcholas Katzenbach, Cyrus Vance, Bundy, Walt Rostow, Thompson, Harry Mc.Pherson) đều cho rằng có thể có thiệt hại lớn về chính trị đối với Tổng thống nếu Kosygin trở về Moskva mà không có cuộc gặp gỡ giữa hai người. Rusk lưu ý Johnson rằng nhiều lần Tổng thống đã thề "sẽ đi bất cứ đâu, gặp bất cứ ai", vì mục đích hoà bình."Nếu mọi người biết rằng Tổng thống đã từ chối gặp Kosygin ở New York thì chúng tôi tin là Tổng thống khó tránh khỏi sự phê phán quyết liệt ở trong nước-chưa kể đến dư luận quốc tế nói chung".Rusk khuyên rằng Tổng thống nên đi đến khu vực New York . Để tránh mất uy tín của mình, Johnson có thể gặp Thống đốc các bang, thông báo trước về cuộc gặp như vậy.Rusk kết luận: "Nếu Tổng thống đồng ý với chúng tôi rằng gặp gỡ Kosygin là điều quan trọng trước khi ông ta rời Mỹ, thì tốt hơn cả là thu xếp cho cuộc gặp để khỏi phải đương đầu với sức ép của Liên Hợp quốc hay Quốc hội Mỹ".Kosygin cũng không kém phần quan tâm đến cuộc gặp với Tổng thống Mỹ. "Tuy chúng tôi không có thông tin trực tiếp cụ thể nào, song những hoạt động của các quan chức Liên Xô trong khi ông ta đang ở Mỹ đã chứng tỏ điều này".Khi nói chuyện riêng không chính thức với một quan chức Nhà Trắng, Tham tán Đại sứ quán Liên Xô Yulii Vorontsov đã đề cập đến việc Liên Xô rất quan tâm đến khả năng tổ chức một cuộc gặp cấp cao. Nhưng Tham tán Liên Xô chỉ rõ Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô không thể vượt "khoảng cách chính trị 220 dặm" đến Washington vì sợ các nước Ảrập phê phán. "Nếu Tổng thống Mỹ có thể đến New York hoặc ngoại vi New York " thì có thể tổ chức cuộc gặp gỡ một cách dễ dàng. Khi được hỏi về phạm vi "ngoại vi New York ", Vorontsov không hề phản đối một nơi xa như Philadelphia .Ngoài ra, Vorontsov còn khẳng định rằng: "Kosygin là một nhà lãnh đạo thẳng thắn và bộc trực và sẵn sàng bàn luận về hàng loạt các vấn đề đáng quan tâm, không chỉ vấn đề Trung Đông".Một báo cáo khác thông qua cuộc "gặp gỡ cấp cao thu nhỏ" về mối quan tâm của Liên Xô cũng được gửi từ New York về Washỉngton.Một thành viên của phái đoàn Liên Xô tại Liên Hợp quốc Svened Evteev hỏi một thành viên trong phái đoàn Mỹ liệu có cuộc gặp giũa Kosygin và Tổng thống Mỹ hay không. Vì câu hỏi không được trả lời nên Evteev đã nói rằng nếu cuộc họp không được tổ chức thì đó là sai lầm của Mỹ.Bộ Ngoại giao Mỹ tổng hợp các báo cáo đi đến kết luận rằng mục đích chính của Kosygin trong gặp gỡ Johnson nhằm thăm dò thái độ của Johnson và qua "cuộc gặp mặt đối mặt" bổ xung thêm vào đánh giá của ông ta về nhà lãnh đạo nước Mỹ.Mặt khác, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô không thể chỉ hạn chế trong khuôn khổ một cuộc gặp đơn thuần. Chắc chắn, ông ta đã sẵn sàng thảo luận nhiều vấn đề quốc tế cũng như vấn đề Việt Nam .Bộ Ngoại giao Mỹ không hề có tin tức gì về việc Kosygin có thể sẽ nói tới "những vấn đề rất mới mẻ" về Đông Nam Á. Khi được gọi về Mỹ để tham khảo ý kiến, Đại sứ Thompson cũng đồng ý về điểm này.Trong khi các cuộc thảo luận (về thực chất cuộc hội đàm có thể diễn ra giữa các nhà lãnh đạo Liên Xô và Mỹ), đang diễn ra ở Washington thì vấn đề mấu chốt của việc này vẫn chưa được giải quyết.Ngày 22 tháng 6, sau khi Kosygin đến New York , Rusk đã gặp ông và đề nghị nơi có thể gặp gỡ được là căn cứ: không quân Mc.Guire ở bang New Jersey .Kosygin từ chối thẳng thừng.Rusk lập luận rằng căn cứ này là nơi an toàn và yên tĩnh với những phương tiện cần thiết. Đồng thời, Johnson còn dự kiến có cuộc nói chuyện ở California , do vậy, ngay sau khi gặp gỡ, Johnson có thể bay từ căn cứ đến Califorma.Nhưng những lý lẽ của Rusk không thuyết phục được Kosygin.Còn đối với Kosygin thì điều quan trọng là phải xem xét dư luận chung. Kosygin biện lý rằng "Người ta có thể xem xét việc chúng ta làm là chỉ để phô trương", "Có thể họp ở một nơi khác ở ngoài căn cứ này".Tuy Kosygin không bác bỏ khu vực đó nhưng ông nhấn mạnh rằng theo ý kiến của ông thì "Tổng thống Mỹ cũng không muốn gặp tại một căn cứ quân sự", "Cả hai nước đều đang phấn đấu cho một giải pháp hoà bình, nên chỉ cần có một buồng họp trong khoảng bốn giờ hay thậm chí một phòng khách sạn cũng đủ".Kosygin nhấn mạnh rằng nếu chọn căn cứ quân sự trên làm nơi họp bàn thì thiên hạ có thể cho là Mỹ muốn phô trương cho ông ta những súng ống và tên lửa Mỹ.Quan điểm của Kosygin không phải là không có lý.Các nhà lãnh đạo Liên Xô phải lường trước được phản ứng của Hà Nội và Bắc Kinh đối với một cuộc họp vì hoà bình lại tổ chức ở một căn cứ quân sự Mỹ.Rõ ràng là việc định nơi gặp gỡ hội đàm có thể sẽ làm nảy sinh những lời lên án về việc thông đồng giữa Mỹ và Liên Xô và khó có thể tiên đoán được phản ứng của các đồng minh của Liên Xô sẽ ra sao.Kosygin càng không thể làm ngơ trước phản ứng của các thành viên Bộ Chính trị, như nhà tư tưởng Mikhail Suslov, người bảo vệ tính thuần khiết của chủ nghĩa cộng sản và cảnh giác cách mạng rất cao.Cuối cùng, nơi được thoả thuận chọn làm địa điểm gặp gỡ là Glassboro, một thành phố nhỏ thuộc bang New Jersey , nơi ít người Mỹ biết đến chứ đừng nói là một người Liên Xô.Trong một vài ngày, Glassboro trở thành trung tâm chú ý của thế giới, và vĩnh viễn đi vào lịch sử quan hệ Xô-Mỹ: Trong khi việc chuẩn bị cho cuộc gặp gở ở Glassboro được tiến hành khẩn trương thì Kosygin tham dự phiên họp đặc biệt của Đại Hội đồng Liên Hợp quốc.Ngày 19 tháng 6, Kosygin đọc bài diễn văn chủ yếu về cuộc khủng hoảng ở Trung Đông. Mặc dù vậy, vấn đề Việt Nam cũng được ông chú ý. Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô lặp lại những lời tố cáo và lên án Mỹ tiến hành chiến tranh chống Việt Nam . Ông lên án Washington muốn áp đặt một chế độ đối với nhân dân Việt Nam theo những tham vọng của "bè lũ đế quốc nước ngoài" và nhấn mạnh rằng con đường duy nhất để giải quyết vấn đề là phải rút quân đội Mỹ ra khỏi khụ vực này. Nhưng trước hết, Mỹ phải chấm dứt ngay và không điều kiện việc ném bom bắn phá miền Bắc Việt Nam . Kosygin khẳng định: "Không một tuyên bố nào về việc sẵn sàng tìm giải pháp hoà bình cho vấn đề Việt Nam có sức thuyết phục, nếu điều này không được thực hiện. Các tuyên bố của Mỹ không được trái với những hành động của Mỹ".Kosygin một lần nữa bày tỏ mối quan ngại của ông và các đồng nghiệp rằng cuộc chiến ở Việt Nam đã làm tăng thêm nguy cơ của "một cuộc đồi đầu quân sự lớn giữa các cường quốc" nhằm ám chỉ giữa Liên Xô và Mỹ. Theo một nhà ngoại giao Mỹ, tuy lời lẽ diễn văn mạnh mẽ nhưng bài diễn văn không tạo được "điều gì mới mẻ". Đồng thời, nó xác định vị thế đàm phán của Kosygin về vấn đề Việt Nam trong các cuộc hội đàm với Tổng thống Johnson.Một dấu hiệu khác về quan điểm của Liên Xô mà Rusk phát hiện được, trong tiệc chiêu đãi Gromyko trước khi có cuộc gặp gỡ ở Glassboro, chủ đề Việt Nam thực tế được đưa ra sau bữa tiệc tối, khi Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Mỹ hỏi Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Liên Xô liệu có thể áp dụng các bước sau đây để đưa cuộc xung đột ở Đông Nam Á đi đến kết thúc được không: hội đàm tay đôi, một Hội nghị Geneve mới, hội đàm dưới sự giám sát của Liên Hợp quốc, và v.v…Gromyko lần đầu tiên lên tiếng thông qua phiên dịch: ông ta nói rằng quan hệ giữa hai bên có thể tạo ra những bước tích cực. Nhưng cần phải tạo ra một bầu không khí thuận lợi cho các cuộc hội đàm và điều này có nghĩa là phải ngừng ném bom vô điều kiện đối với miền Bắc Việt Nam . Gromyko nói thêm rằng Liên Xô không đàm phán thay Hà Nội. Ông ta nhắc lại nhiều lần rằng: Cách duy nhất để tìm ra giải pháp là phải chấm dứt vô điều kiện việc ném bom mà không đếm xỉa đến việc Rusk phàn nàn về việc quân đội Bắc Việt Nam thâm nhập vào miền Nam giữa những đợt ngừng ném bom và tập trung quân Bắc Việt Nam gần khu phi quân sự.Rõ ràng là Gromyko chỉ nói có mức độ vì có mặt nhà lãnh đạo Liên Xô là người có quyền nói chi tiết hơn về vấn đề này. Nhưng đồng thời Gromyko cũng chỉ rõ quan điểm của Liên Xô đã được định ra ở Moskva từ tháng 6 năm 1967 có tính đến thái độ của Việt Nam.Bắc Việt Nam không ủng hộ sáng kiến hoà bình.Sau cuộc viếng thăm của Phạm Văn Đồng đến Moskva vào hồi tháng 4, Hà Nội không hề thay đổi việc từ chối duy trì mối quan hệ với Mỹ, không theo lời kêu gọi của Liên Xô. Sherbakov báo cáo nêu rõ trong khi nói chuyện, các nhà lãnh đạo Bắc Việt Nam đều trả lời nhát gừng rằng những lời khuyên của Liền Xô đang được nghiên cứu, song cần phải chờ thời điểm thích hợp thì mới đưa ra sáng kiến ngoại giao hoặc chính trị. Hà Nội không thấy trước được thời điểm đó trong tương lại gần nên không có hy vọng Bắc Việt Nam có phản ứng đối với một sáng kiến nào của Mỹ, hoặc với một cử chỉ nào từ phía các nước thứ ba.Bất chấp những tình hình đó, Moskva vẫn hy vọng thuyết phục các đồng chí Việt Nam của họ ngồi vào bàn đàm phán.Ngày 23 tháng 6 năm 1967, lần đầu tiên Johnson và Kosygin gặp nhau.Hầu hết các cuộc hội đàm của hai người tập trung vào các vấn đề quan hệ song phương và tình hình ở Trung Đông. Ngay trong phiên họp đầu, Johnson đã cố lôi kéo Kosygin vào việc đàm phán về Việt Nam . Nhưng không có kết quả.Sau khi nghe lập luận của Tổng thống Mỹ trong việc ủng hộ ném bom Bắc Việt Nam , Kosygin chuyển chủ đề bàn sang những vấn đề về Trung Đông.Nhưng Kosygin không phải muốn lảng tránh vấn đề mà còn phải đòi trả lời của Hà Nội.Khi gặp lại sau bữa trưa, Kosygin tự đề cập đến tình hình ở Đông Dương. Ông tâm sự rằng trước khi tham gia cuộc hội đàm này, ông đã gặp Phạm Văn Đồng ở Hà Nội để hỏi xem ông ta có thể làm được gì khi gặp Tổng thống Mỹ nhằm làm chấm dứt chiến tranh.Trong bữa trưa, ông đã nhận được câu trả lời của Hà Nội. Nội dung trả lời của Phạm Văn Đồng là chấm dứt ném bom và Bắc Việt Nam lập tức sẽ ngồi vào bàn đám phán. Kosygin kêu gọi Tổng thống nên tôn trọng lời đề nghị này. Ông nhấn mạnh rằng câu trả lời trên "lần đầu tiên tạo cơ hội đàm phán trực tiếp với Hà Nội mà không nguy hiểm gì cho Mỹ".Nhà lãnh đạo Liên Xô cố gắng làm tiêu tan sự bi quan thực sự của Johnson. Ông đưa ra ví dụ của Pháp đã tiến hành chiến tranh ở Algérie suốt bảy năm và rồi cũng chấm dứt trên bàn đàm phán. Ông ta khẳng định rằng cuộc quyết chiến sẽ còn tiếp tục trong nhiều năm nữa nếu cần thiết. "Và Tổng thống Mỹ có thể làm được gì?", "Tổng thống có thể tiếp tục chiến tranh mười năm hoặc lâu hơn nữa, giết chết nhiều thanh niên ưu tú của dân tộc".Kosygin ca ngợi lòng dũng cảm của quân đội Mỹ và so sánh với những thanh niên Liên Xô "trong những hoàn cảnh tương tự cũng dũng cảm chiến đấu không quản hy sinh". Kosygin nhắc lại rằng, mặc dù vậy, đã đến lúc phải chấm dứt chiến tranh và ngồi vào bàn đàm phán, và Tổng thống Mỹ có thể thấy những gì sẽ xảy ra.Một trong những lập luận mạnh nhất trong việc ủng hộ đề nghị này có thể là việc ông đề cập đến Trung Quốc.Nhà lãnh đạo Liên Xô quả quyết rằng: bằng việc tiếp tục chiến tranh, Johnson "đang thực sự giúp Trung Quốc thực hiện được những mưu đồ xấu xa nhất của họ". Cuối cùng, Kosygin nhấn mạnh "tính cấp bách" của đề nghị này và thúc giục Johnson cân nhắc lại và chuẩn bị trả lời trong hai ngày tới để Kosygin có thể chuyển về cho Hà Nội trước lúc rời Mỹ.Rõ ràng là Johnson xem xét đề nghị của Kosygin với một cảm giác lẫn lộn. Tuy có thể được khích lệ bởi quan tâm của Kosygin đối với một giải pháp hoà bình cho cuộc chiến tranh đối với tình hình thế giới nói chung và quan hệ Xô-Mỹ nói riêng, song Johnson dường như không hào hứng về việc Mỹ có lập trường mới đối với Bắc Việt Nam như Kosygin đề nghị, đặc biệt là vì Kosygin không đảm bảo kết quả diễn ra.Lần cuối cùng, Johnson cố thuyết phục Kosygin hứa ủng hộ Mỹ trên bàn đàm phán. Nhưng Kosygin chỉ đồng ý chuyển đề nghị của Mỹ cho Hà Nội và nhắc lại lập trường của Liên Xô rằng Liên Xô không thể quyết định vấn đề này "một cách độc lập mà không có ý kiến của Bắc Việt Nam".Mặc dù rất bi quan Johnson nói rằng ông "nghiên cứu bức thông điệp của Hà Nội rất kỹ lưỡng". Ông đã thảo luận thông điệp này với Rusk và McNamara.Rusk gợi ý chuyển cho Kosygin, cùng với thư trả lời Hà Nội, một thông điệp miệng mà trong đó Johnson sẽ thừa nhận trách nhiệm cực kỳ đặc biệt của Mỹ và Liên Xô về các vấn đề liên quan đến hoà bình. Bức thông điệp này sẽ thông báo cho Kosygin biết rằng Washington sẵn sàng chấm dứt ném bom như là một bước tiến tới hoà bình. Nhưng Mỹ cũng sẽ bảo lưu quyền "hoàn toàn tự do hành động" nếu các cuộc hội đàm không đem lại hoà bình, hoặc nếu Hà Nội kéo dài các cuộc đàm phán để giành lợi thế quân sự cho mình. Chính phủ Mỹ có thể nhấn mạnh vấn đề quan trọng nhất là Kosygin và Johnson không hiểu lầm nhau và không có vấn đề gì nghi ngờ giữa hai người".Trong cuộc gặp gỡ với Kosygin ngày 25 tháng 6, Johnson đã thông báo về vấn đề này cùng thư trả lời Hà Nội.Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô tỏ vẻ hài lòng với lời đáp rằng Mỹ sẵn sàng chấm dứt ném bom Bắc Việt Nam, và nhấn mạnh sau khi chấm dứt ném bom phải lập tức đàm phán giữa đại diện của Mỹ và Bắc Việt Nam ở Geneva, Moskva, Vientiane hoặc bất kỳ một nơi nào đó thích hợp.Theo bức thư trả lời này, nhũng cuộc đàm phán phải đi liền với việc cả hai bên cùng hạn chế các hoạt động quân sự ở miền Nam, như việc chấm dứt đưa quân miền Bắc vào miền Nam, và việc đưa các lực lượng của Mỹ và của Nam Việt Nam Bắc tiến.Việc Kosygin hài lòng với kết quả các cuộc đàm phán với Tổng thống Mỹ thể hiện rõ trong lời kết của ông. Ông tuyên bố: "Tổng thống Mỹ có thể yên tâm rằng dù tình hình và dư luận chung như thế nào, Liên Xô luôn mong muốn hoà bình. Liên Xô không muốn đối đầu với Mỹ ở bất cứ đâu và hai nước không hề có xung đột ở bất cứ nơi nào trên thế giới. Mỗi khi có tình hình nghiêm trọng nổi lên ở đâu, hai nước cần phải bàn bạc".Kosygin không thể bỏ lỡ một dịp may nào để vạch rõ bản chất nguy hiểm trong chính sách của Trung Quốc. Ông cho rằng: "Mỹ không nên tin vào những kẻ đang cố tình tạo ra những bất hoà giữa hai nước chúng ta. Bắc Kinh rõ ràng đang là một trong những kẻ đó".Khi ông ta viết thư cho Tổng thống Mỹ, thực tế đã có một số người muốn làm gia tăng vấn đề vướng mắc giữa hai nước. Ông ta không loại trừ khả năng xảy ra việc này.Sau cùng, Tổng thống Mỹ đã thấy những trò mà họ đã tạo dựng lên ở Bắc Kinh có liên quan tới chuyến đi của ông ta đến New York; Bắc Kinh nói rằng ông ta đến đây để bán rẻ một vài người, nhưng rõ ràng cả ông và Tổng thống Mỹ chẳng bán đứng hay phản bội bất kỳ ai.Những lời lẽ này bộc lộ một cách rõ ràng những mục tiêu chính của Kosygin trong hội đàm với Tổng thống Mỹ.Thực tế, Kosygin cũng như các đồng nghiệp của ông ở Moskva rất quan tâm xem xét các quan hệ đang dần dần cải thiện giữa hai nước mặc dù lúc này bối cảnh thế giới hoàn toàn không thuận lợi ở trong nước, một nền kinh tế Liên Xô trì trệ đòi hỏi phải tranh thủ cho được các thành tựu công nghệ Mỹ đưa vào phát triển các ngành công và nông nghiệp Liên Xô, và nảy sinh nhu cầu phải hợp tác với Mỹ trong lĩnh vực văn hoá và khoa học.Trong nền chính trì quốc tế, mục tiêu của Kreml còn phức tạp hơn nhiều. Chắc chắn là Liên Xô mong muốn tránh đối đầu với Mỹ, vì họ thấy rõ hiểm hoạ mà nó tạo ra. Nhưng điều này không có nghĩa là Liên Xô từ bỏ kế hoạch giành ưu thế đối với "bè lũ đế quốc" trong cuộc đấu tranh trong phạm vi toàn thế giới. Do đó, Liên Xô cố gắng giành lợi thế đối với Mỹ và cố tăng cường ảnh hưởng của mình ở nhiều khu vực trên thế giới bằng việc khai thác tối đa những điểm yếu của đối thủ và ngăn chặn khả năng lợi dụng các yếu điểm của Liên Xô.Vào cuối những năm 60, một yếu điểm của Liên Xô là cuộc xung đột với Trung Quốc. các nhà lãnh đạo Liên Xô sợ có sự liên minh giữa Washington và Bắc Kinh, nên Liên Xô kiên quyết ngăn chặn sự xích lại gần nhau giữa Trung Quốc với Mỹ. Do đó, chiến lược của Liên Xô gồm hai mục tiêu mâu thuẫn nhau. Tranh thủ viện trợ của Mỹ để giải quyết các vấn đề đối nội, mặt khác cố giành lợi thế đối với Mỹ trong cuộc tranh giành quyền lực trên phạm vi quốc tế, và không để Mỹ lợi dụng những yếu điểm của Liên Xô.Tại Hội nghị ở Glassboro, Kosygin đã tích cực hoạt động thẹo những mục tiêu này.Tổng thống Johnson cũng quan tâm làm rõ lập trường của Liên Xô về nhttng vấn đề quốc tế khác nhau, và các cuộc hội đàm với Kosygin đã giúp Tổng thống làm được điều này. Nhưng vấn đề chính là Việt Nam , đặc biệt là vai trò của Liên Xô trong vấn đề Việt Nam vẫn không được sáng tỏ. Việc Johnson kêu gọi Hà Nội không hề được phía Bắc Việt Nam đáp lại cũng như toan tính của Tổng thống tranh thủ sự ủng hộ của Liên Xô trong việc tìm giải pháp cho cuộc chiến Việt Nam không thành công. Khi xem xét lập trường của Hà Nội, khó có thể có sự thay đổi nào khác.Nhưng Kosygin có thông báo cho Mỹ biết về lập trường của Bắc Việt Nam không? Chắc chắn là ông ta đã thông báo. Ông ta không hề giấu giếm Tổng thống Mỹ về việc ông ta đã liên hệ với Phạm Văn Đồng trước khi diễn ra cuộc gặp gỡ ở Glassboro.Các tài liệu của Liên Xô đã xác nhận sự liên hệ nói trên.Kosygin có thể đã thổi phồng tầm quan trọng đề nghị của Bắc Việt Nam và không để ý đến cơ sở gốc rễ của nó đã được Đại sứ quán Liên Xô ở Hà Nội tổng hợp phân tích. Đại sứ quán Liên Xô báo cáo rõ ràng là Ban lãnh đạo Bắc Việt Nam không muốn đàm phán với Mỹ vào mùa xuân và mùa hè 1967.Một khả năng khác không thể loại trừ là Kosygin chỉ thăm dò khi nói với Johnson rằng một khi chấm dứt ném bom thì Hà Nội lập tức sẽ ngồi vào bàn đàm phán. Ý đồ của ông ta có thể nhằm thuyết phục Mỹ chấm dứt ném bom bằng việc hứa hẹn sẽ sớm đi đến bàn đàm phán; và nhằm thuyết phục được Hà Nội đồng ý đàm phán khi chấm dứt ném bom.Dù vậy, trong tháng giêng và tháng hai, "cánh cứa đi tới hoà bình vẫn bị đóng chặt".Dù cuộc gặp gỡ Glassboro có lợi như thế nào đi nữa trong các quan hệ quốc tế, thì vấn đề Việt Nam không có gì thay đổi.