Chương 13

Từ bữa nghe lão Dương kể về Khắc Chung lĩnh mệnh vua vào trại giặc làm rạng rỡ khí tiết của Đại Việt, lại được diện kiến Khắc Chung ở bên phủ Đông cung, Trần Huyền Trân thật sự tôn kính con người bằng xương bằng thịt đó, mà trước đây nàng chỉ hình dung chàng một cách mơ hồ như các nhân vật thần linh trong huyền thoại. Công chúa thật sự tôn thờ chàng như một người anh hùng kỳ vĩ, văn võ toàn tài, người độc nhất vô nhị trên thế gian này. Thật tình Khắc Chung không còn trẻ trung gì, cũng chẳng phải một tay mã thượng anh tuấn như Huyền Trân thường phác họa hình ảnh chàng ở trong đầu. Khắc Chung thường ngày Huyền Trân gặp là một người mảnh khảnh, nước da mai mái, đầu đội chiếc mũ triều thiên màu tía biếc, mình vận áo tay rộng cũng màu tía. Dáng đi thư thái, tao nhã. Ấy thế nhưng công chúa thường tưởng ra một Khắc Chung oai phong lẫm liệt. Hia cao tới gối, kiếm dài quét đất. Thoắt một cái đã leo lên mình ngựa, ra roi phi nước đại, cát bụi cuốn lên như một cơn lốc. Vì thế mà không lúc nào nàng không mơ tưởng đến Khắc Chung. Trong lời nói cũng như trong hành vi cử chỉ nhiều khi nàng đã tỏ ra khinh suất. Nghe nói Khắc Chung sinh ra ở một vùng núi non hùng vĩ, sông nước điệp trùng, rừng xanh vô tận, đó là vùng Giáp Thạch, lộ Hải Đông, Huyền Trân lấy cớ đi du ngoạn có ghé qua đây hồi tháng trước. Từ khi ở Giáp Thạch về, công chúa có phong độ như một người từng trải.
(Trần Khắc Chung sinh ở Giáp Thạch, nay là xã Hiệp Thạch, huyện Kinh Môn, tỉnh HảI Dương, cùng quê với Phạm Sư Mạnh)
Việc giao du cũng không còn bó hẹp trong một số các vị lão thần và giáo thụ, mà nàng tìm đến xướng họa với nhóm nho sinh xuất sắc trong Quốc tử giám. Nàng nghe đồn trong đám nho sinh sắp vào thi đình năm tới, văn tài nổi nhất có Mạc Đĩnh Chi. Lại nghe nói Đĩnh Chi là người hơi dị dạng. Vì vậy càng khơi gợi trí tò mò của một nàng công chúa khuê các. Huyền Trân bèn quyết định xông thẳng vào gặp quan Tư nghiệp quốc tử giám, và xin được dự một buổi bình văn. Hạnh ngộ đúng buổi quan Tư nghiệp đang chủ tọa buổi bình thơ của cố tướng quân Chiêu Minh đại vương Trần Quang Khải.
Quan Tư nghiệp trịnh trọng mời công chúa ngồi vào hàng chiếu nhất, kế bên quan Hàn lâm thị độc, Trần Huyền Trân nhẹ đưa ánh mắt bao quát cả một lượt từ phía các quan đại thần tới hàng các nho sinh. Trong đám nho sinh nhiều người còn rất trẻ, khoảng độ mười lăm mười sáu tuổi. Huyền Trân chú ý đến một người ngồi hàng đầu. Nước da sàm sạm, đôi gò má cao nhô lên, má hóp, trán giô, chỉ được đôi mắt to tròn linh lợi, sắc sảo. Đôi mắt như toát ra hai luồng hào quang chói sáng. Chàng trai ấy ngồi hai đầu gối co lên quá tai. Cằm tì giữa hai gối, nom chàng giống hệt dáng vẻ một con khỉ. Nàng thầm đoán: “Có lẽ người này là Mạc Đĩnh Chi, thiên hạ vẫn đồn đại đây”. Huyền Trân đang mải mê quan sát sắc diện đám nho sinh, bỗng thấy quan Tư nghiệp giơ chiếc vồ bằng ngón chân cái, gõ vào núm một quả chuông to bằng hai trái bưởi treo vào cái giá nho nhỏ. Tiếng chuông vừa dứt, quan thị độc cất giọng sang sảng đọc bài “Tống Sài trang Khanh”. Đọc xong, quan Thị độc ngừng nhìn cử tọa. Cả học đường im phăng phắc.
(Nguyên văn bài thơ:
TỐNG SÀI TRANG KHANH
Tống quân qui khứ độc bàng hoàng
Mã thủ xâm xâm chỉ đế hương
Nam Bắc tâm tình huyền phản bái
Chủ tân đạo vị phiếm ly trường
Nhất đàm tiếu khoảnh ta phân duệ
Cộng xướng thù gian tích đối sàng
Vị thẩm hà thời trùng đổ điện
Ân cần ác thủ tự huyên lương
Dịch nghĩa
TIỄN SÀI TRANG KHANH
Tiễn ông về nước tôi thật bồi hồi
Ngựa xâm xâm trỏ lối đế hương
Trạnh miền Nam Bắc, tâm tình như treo trên lá cờ đi sứ trở về.
Chủ khách say mùi đạo, cùng nhau chuốc chén biệt ly.
Nói cười vừa chốc lát, than ôi đã dứt áo chia tay.
Trong lúc ngâm nga xướng họa nhớ tiếc khi giường nằm đối diện.
Chưa biết ngày nào lại gặp nhau,
Để nắm tay kể chuyện hàn huyên.)
Quan Tư nghiệp bèn cắt nghĩa xuất xứ của bài thơ. Ngài nói:
- Bài thơ này đức Chiêu Minh làm vào năm Nhâm ngọ (1282). Năm đó tình hình bang giao giữa Đại Việt ta với nhà Nguyên khá là căng thẳng. Hốt-tất-liệt hết đòi vua ta sang chầu, lại bắt nếu không sang được thì đánh người vàng thế mạng đưa sang… Nhà Nguyên tập trung binh lực ép ta đủ điều. Thượng hoàng lúc ấy bèn sai người chú họ là Trần Di Ái cầm đầu sứ bộ ta sang thương thuyết với nhà Nguyên. Phò tá Trần Ái (tức là Trần Di Ái) còn có Lê Mục và Lê Tuân. Vua Nguyên bèn nhân cơ hội này phong cho Di Ái làm An Nam quốc vương. Lê Mục làm hàn lâm học sĩ, Lê Tuân làm thượng thư. Lại sai Sài Thung lúc ấy là thượng thư bộ lễ làm chánh sứ, cùng năm ngàn quân hộ tống, đưa Di Ái về nước.
Đức Hưng Đạo đã nhận mệnh trước quan gia phảI đánh tan tành độI quân của Sài Thung, bắt bọn Di Ái và dọn đường để đức Chiêu Minh đón Sài Thung về Thăng Long thương nghị. Khi Sài Thung về nước, ngài lạI đưa tiễn đến địa đầu biên ải, nhân đó làm bài thơ lưu biệt này...
Theo lệ thường, sau khi quan Tư nghiệp đã giảng giải sơ bộ về xuất xứ của bài thơ hoặc bài văn xong, các nho sinh cứ lần lượt nói lên cái ý của mình. Việc phẩm bình thơ, văn là theo giá trị đích thực của tác phẩm, chứ không câu nệ tác phẩm ấy là của ai. NgườI bình phẩm có thể khen chê tùy thích, hoặc tùy trình độ nhận thức của mình, nhưng cấm ngặt việc mạt sát tác giả, hoặc tâng bốc tác giả một cách thái quá. Quan Tư nghiệp là một ngườI mẫu mực trong việc rèn luyện nhân cách cho các nho sinh. Vì ngài cho rằng những ngườI học trò ngày nay, ngày mai chính là những ngườI trong bộ máy giúp rập triều đình, nếu tài năng và tư cách họ thấp kém, hẳn là nền chính trị của quốc gia sẽ suy sụp.
Không khí nhà học đường im phăng phắc, Huyền Trân đưa mắt nhìn mọi người, xem trong đám nho sinh kia, ai là người sẽ khai mở buổi bình thơ. Chợt nàng thấy người ngồi kế vớI ngườI mà nàng đoán là Mạc Đĩnh Chi, đang ngước đôi mắt trong veo về phía quan Tư nghiệp, đôi môi mấp máy, như muốn nói. Người này có khuôn mặt sáng sủa, trán cao, cằm bạnh, nét thông minh anh tuấn hiện lên vớI vẻ sắc sảo. Duy có điều là tuổI còn rất trẻ, khoảng độ mườI bốn, mườI lăm là cùng.Quan Tư nghiệp nhìn về phía chàng ta, ngài gật đầu nói:
- Nguyễn Trung Ngạn!
Chàng thiếu niên vụt đứng dậy:
Công chúa lúc này mới vỡ lẽ:
- Thì ra người mà cả kinh thành coi là một thần đồng, lại chính là cậu bé này đây.
Mọi người đổ xô nhìn về phía Nguyễn Trung Ngạn. Chàng chưa kịp nói thì đã có một tiểu đồng chạy vào dâng cho quan Tư nghiệp một bức thư. Ngài xem thư xong bèn nói với tên tiểu đồng:
- Con ra mời ngay quan đại an và thái tử vào. Rồi ngài nói với toàn thể cử tọa:
- Hiện có thái tử và quan đại an phủ sứ của kinh sư đến tham dự buổi bình thơ.
Niềm vui hiện lên ánh mắt lấp lánh của Huyền Trân, má nàng ửng hồng như đang có điều gì e ấp ở trong lòng.
Quan Tư nghiệp bỏ chiếc mũ bình thiên ra sửa lại búi tóc. Tóc ngài bạc trắng như cước. Ngài khoan thai bước ra bậc tam cấp, đúng lúc hoàng thái tử và quan đại an phủ sứ cũng vừa tới. Ngài vái chào hai người. Đáp lễ xong, cả chủ, khách cùng ngồi trên bộ kỷ bằng gỗ lim đen bóng.
Mọi người vừa yên vị, quan Tư nghiệp nhìn về phía Nguyễn Trung Ngạn từ nãy giờ vẫn đứng, ngài hất hàm như khích lệ chàng thiếu niên:
- Gắng đi! Mạnh dạn nói đi!
Chàng thiếu niên nói một hồi về những lời đẹp ý hay, ngôn ngữ uẩn ảo, tao nhã của Chiêu Minh đạI vương. Bỗng chàng đột ngột dừng lại, như muốn chuyển ý, hoặc đang cân nhắc phải nói ra một điều khó nói. Sự chín chắn đó đã vượt khỏi tầm tuổI chàng. Giây lâu Nguyễn Trung Ngạn lại lên tiếng:
- Theo thiển ý của tiểu sinh, đây là một bài thơ hay nhưng chưa tỏ được cái hùng tâm của người làm tướng. Chưa làm cho kẻ thù thấy được sức mạnh của ĐạI Việt.
Trần Khắc Chung cảm thấy khó chịu về lời nhận xét của một gã thiếu niên miệng còn hơi sữa, đốI với văn thơ và sự nghiệp chói ngời của một bậc huân tướng tiền triều. Nhưng ông cố kìm nén, vì ông chợt thấy sắc mặt quan Tư nghiệp quốc tử giám vẫn bình thản. Khắc Chung đưa mắt lơ đãng nhìn khắp cử tọa. Chợt ông bắt gặp ánh mắt của Huyền Trân nhìn thẳng vào ông. Trần Khắc Chung giật mình, không ngờ công chúa lạI dám đường đột vào cả chốn này? Và tự hỏI: “Nàng đi tập văn hay nàng kiếm tìm ta?” Bất giác ông thấy lòng hồi hộp.
Nối tiếp nhau dăm bảy ngườI nữa nói, cũng vẫn theo cái mạch của Nguyễn Trung Ngạn. Thái tử ngồi hí hoáy nghịch chiếc dải mũ thêu kim tuyến, thảng lại ngửng nhìn ai đó đang nói với vẻ ngơ ngác. Chứng tỏ thái tử không hiểu được người đó đang nói về cái gì.
Một phút im lặng, quan Tư nghiệp đưa mắt nhìn khắp một lượt, hỏI:
- Vậy chớ có còn ai có điều gì cần nói nữa không? Hãy suy nghĩ cho kỹ. Các người đừng có hấp tấp. PhảI hiểu và phải nói được cả cái phần không có trong bài thơ. Chiêu Minh đạI vương là một người học rộng, tài cao, trí dũng song toàn; ta ngờ rằng các người chưa hiểu thấu cái ý thâm viễn của đại vương đâu. Qua Tư nghiệp đưa tay lên xoa xoa vầng trán. Đó là dấu hiệu khi ngài có điều gì suy nghĩ lao lung. Hẳn ngài buồn vì đám nho sinh kiến văn còn hạn hẹp, nên không kiến giảI nổI cái ý sâu xa của bài thơ, cũng như không hiểu được tình thế của một nước nhỏ đối với một nước lớn trong quan hệ bang giao. Ngài rất ngạc nhiên, tại sao đám nho sinh lớn tuổI mà cũng không hiểu, hay họ còn ngại ngần gì mà cứ ngồi im phăng phắc thế. Ngài lại đưa mắt nhìn về phía họ một lượt. Bỗng ngài thấy Mạc Đĩnh Chi đang ngọ nguậy muốn đứng lên.
Quan Tư nghiệp biết khả năng học trò của mình lắm. Trung Ngạn là một đứa trẻ thần đồng, học đâu nhớ đấy, học một hiểu mười. Cho dù có cái thiên bẩm thông tuệ ấy đi nữa, cũng không hiểu nổI những thế cờ chính trị rốI rắm của thời cuộc. Nghĩa là nó ngoài tầm với của tư duy một gã thiếu niên. Còn về Đĩnh Chi, tuổI có lớn hơn Trung Ngạn chút ít. Nên suy tư có chững chạc hơn. Qua những bài văn sách, quan Tư nghiệp cũng hé thấy nơi Mạc Đĩnh Chi, một nhà chính trị chững chạc. Hy vọng nơi chàng, sau này sẽ giúp rập được triều đình, trong công cuộc hưng vượng quốc gia, và kình chống với thế lực xâm lăng phương bắc. Ngài có vè hài lòng dừng cặp mắt nhân hậu nơi chàng trai có dung mạo khác thường kia. Ngài nói:
- Đĩnh Chi, hãy xét định bài thơ theo cách của con!.
Được thầy cổ vũ, Đĩnh Chi mạnh dạn nói:
- Tài thơ của đức Chiêu Minh đại vương đúng như anh Nguyễn Trung Ngạn đã phẩm bình. Điều kinh ngạc là xuất xứ tưởng như không ăn nhập gì với lời lẽ trong bài lưu biệt này. Nhưng đó lạI là dụng ý sâu xa của tướng quân Trần Quang Khải. Ngài vừa phá tan một âm mưu thâm độc nhất của vua Nguyên là Hôt-tất-liệt, mong dựng lên một triều đình bù nhìn bằng sức ép bang giao có vũ trang. Ngài cũng làm bẽ mặt, phảI nói là làm nhục Sài Thung trong chuyến công cán của y sang Đại Việt. Nghĩa là y hoàn toàn thất bại,tay trắng trở về. Để vớt vát lại phần nào thể diện cho Sài Thung, và cũng là để y nguôi vợi nỗI đắng cay vì vua tôi y thấp mưu thua trí; tướng quân làm như quên hết các chuyện vừa xảy ra. Căn cứ vào lời lẽ trong thơ, ta tưởng như đây là cảnh tiễn biệt của đôi bạn tri kỷ. Khiến cho Sài Thung phảI ngậm bồ hòn làm mật “dứt áo chia tay”. Ở đây còn có một việc lớn,, tướng quân muốn lưu tâm nhà Nguyên, nhưng ngài không tiện nói trong bài thơ. Rằng việc đánh dẹp ngoại bang xâm lấn bờ cõi, và trị tội kẻ phản nghịch là việc nội bộ của ĐạI Việt, không can dự gì tới “thiên triều”. Còn như sứ giả của “thiên triều” tới, lui đều được bản quốc tiếp rước như là một thượng khách.
Mạc Đĩnh Chi nói những điều chí lý, cả học đường im phăng phắc. Quan Tư nghiệp mắt nheo nheo như muốn cười. Ngài không khỏI sung sướng có đựoc những học trò xuất sắc như Trung Ngạn, như Đĩnh Chi.Niềm tự hào của ngài càng tăng hơn nữa, khi ngài thoáng nhìn thấy quan đại an phủ sứ Trần Khắc Chung cứ gật gật đầu, tỏ ý bằng lòng với sự kiến giải của Mạc Đĩnh Chi. Ngài còn nhìn thấy cả công chúa chăm chú nghe Mạc Đĩnh Chi nói như uống lấy từng lời. Vừa lúc Mạc Đĩnh Chi ngừng lời, nhưng chưa có gì chứng tỏ là chàng đã cạn ý. Mọi ngưòi vẫn im lặng chờ đợi. Mạc Đĩnh Chi ngước cặp mắt trong sáng nhìn về phía quan Tư nghiệp, như ngầm xin lĩnh ý thầy. Ngài khẽ nhếch mép cười và ba lần vuốt chòm râu bạc trắng, Mạc Đĩnh Chi biết đó là dấu hiệu thường thấy khi thầy đang có điều gì hoan hỉ lắm. Được thầy cổ xúy, Mạc Đĩnh Chi lên tiếng dõng dạc:
- Tiểu sinh nói điều này, chỉ sợ không đúng ý của tiền nhân. Cứ theo ngu ý thì đây là một sách lược bang giao, một quốc sách của Đại Việt ta lấy nhu chế cương. Quốc sách này hình thành từ Ngô vương Quyền, trải Đinh, Lê, Lý, cho tới bản triều ta, đều kế tiếp nốI truyền, mà đều có bổ khuyết cho muôn phần hoàn hảo. Trong đối sách của nước Việt ta qua các đời vua Trung Quốc đều tỏ ra ôn nhu. Nhu chứ không nhược. Vì thế ta vẫn giữ được nền độc lập tự chủ. Ngô Quyền nhu với nhà Nam Hán nhưng lạI giết Lưu Hoằng Thao ở sông Bạch Đằng.Lê Hoàn nhu với nhà Tống nhưng lại giết Hầu Nhân Bảo, Quách Quân Biện, Triệu Phụng Hưng ở Chi Lăng, đó là một thời. Lại một thời dùng cương để chế cương như Lý Nhân tôn sai Lý Thường Kiệt, Tông Đản đánh các châu Khâm, Liêm, Ung,, diệt hàng chục vạn quân Tống mưu vào xâm lấn cõi bờ ta. Sau trận tập kích đại thắng đó, lạI rút về phòng thủ ở bờ nam sông Như Nguyệt. Khi Quách Quỳ, Triệu Tiết kéo quân sang, Lý Thường Kiệt đánh cho đại bại, nhưng lại vẫn giảng hòa, cấp ngựa xe, lương thảo cho quân Tống rút về. Vậy rốt cuộc vẫn cứ là ôn nhu. Bản triều ta đã nốI tiếp đánh quân Nguyên ba lần đại bại. Ta đánh cho Thoát-hoan phảI chui vào ống đồng trốn chạy. Ta chém đầu Toa-đô, giết Lý Hằng, Lý Quán, cầm tù Tích Lệ Cơ Ngọc, nhưng ta vẫn giữ lễ triều cống. Vì sao vậy? Âý bởi thế của ta là thế nước nhỏ, phải có phương lược của nước nhỏ. Ta với Trung Quốc, một lớn một nhỏ vẫn cứ song song tồn tại. Trung Quốc vẫn cứ phảI vờ thừa nhận sự thuần phục giả, độc lập thật của Đại Việt ta. Trong thế cờ bang giao giữa hai nước, không ai hiểu ta bằng Trung Quốc, cũng như không ai hiểu Trung Quốc bằng ta. Họ với ta, thật sự là kẻ thù tri kỷ. Cho nên bài lưu biệt của tướng quân Trần Quang KhảI với sứ Nguyên Sài Thung, thực chất là một phương lược bang giao, chứ đức Chiêu Minh đạI vương của ta quyến luyến gì kẻ kia mà: “ Vị thẩm hà thờI trùng đổ điện. Ân cần ác thủ tự huyên lương”. )Chưa biết ngày nào gặp lạI nhau, để nắm tay kể chuyện hàn huyên)...
Mạc Đĩnh Chi ngừng lời, đầu hơi cúi xuống tỏ ý kính cẩn biết ơn các bậc bề trên và các bạn đồng môn.
Qua Tư nghiệp Quốc tử giám đắc ý lại vuốt chòm râu tới ba lần. Ngài vuốt khoan thai đĩnh đạc, như người vừa được thưởng thức một chén trà ngon vào buổi sớm tinh sương. Thực tình ngài rất lấy làm mãn nguyện về kiến thức sâu sắc mà ngài đã truyền dạy cho Đĩnh Chi. Và chàng thiếu niên này biến báo chữ nghĩa của thánh hiền một cách lỗI lạc, như một kẻ có đầu óc kinh luân, chứ không phải bọn tầm chương trích cú theo lốI học cử nghiệp tầm thường.
Quan đại an phủ sứ Trần Khắc Chung không khỏi giật mình về lối lập luận, cũng như cách kiến giải đúng đắn và chính xác của Mạc Đĩnh Chi. Ông thầm nghĩ:” NgườI này kiến thức hơn ta nhiều lắm. Y sinh sau đẻ muộn, mà cứ như là y chứng kiến các sự việc đã xảy ra, như chính y là ngườI hoạch định chính sách bang giao của thời Trung hưng”.
Buột miệng, Trần Khắc Chung khen:
- Mạc Đĩnh Chi, Nguyễn Trung Ngạn mai sau sẽ là những tay trụ cột của triều đình, mong rằng sự học của các người sẽ còn tấn tới nhiều nữa, để khoa thi tới đây sẽ dự vào hàng tam khôi...
Nói xong ông nghiêng người xá quan Tư nghiệp quốc tử giám. Ông đưa mắt kiếm thái tử, thì thấy thái tử đang ngồi bắt dế ở ngoài vườn. Ông cũng bắt gặp ánh mắt sáng ngời của công chúa. Bốn mắt nhìn nhau có phần như đắm đuối, như hò hẹn...