Dịch giả: Phạm Mai Hiền
Món quá tặng
EVGENIJ MARYSAEV.
Nhà văn Liên Xô.

Khi đội trưởng của chúng tôi, đồng chí Novgoroski, biết tin rằng, đã hơn một tuần nay, vợ đồng chí và con gái, cháu Masha tuổi mới lên năm, đang sốt ruột chờ đợi tại một sân bay trong đất liền, chờ thời tiết tốt cho máy bay cất cánh, có thể nói đồng chí ăn mất ngon ngủ mất yên. Một người xa lạ hẳn sẽ ngạc nhiên khi thấy một con người cao lớn như thế, thường ngày tính nết điềm đạm, hơi âm thầm nữa, với bộ râu đen nhánh mọc trùm cả hai má lên tận mắt, một người như thế nay bỗng dưng thỉnh thoảng lại tới bên cửa sổ, nhìn lên bầu trời đầy mây đen nặng trĩu, hoặc thỉnh thoảng người ấy lại kéo râu một cách bứt rứt khi nghe tin thời tiết, thật ngạc nhiên, ngạc nhiên quá đi chứ! Còn chúng tôi, chúng tôi biết rõ Novgoroski. Đã một năm nay, đồng chí không rời đảo này, nơi đồng chí làm cái việc nặng nhọc là nghề thợ khoan. Chuyến thăm nhân vụ nghỉ của vợ con - cả một tháng - đối với đồng chí là cả một niềm hạnh phúc không gì sánh bằng.
Thế rồi, trời quang được vài giờ, như thể trời cũng thương cho đội trưởng của chúng tôi, các nhà khí tượng đã cho phép máy bay cất cánh. Chiếc trực thăng Mi-8, có nhiệm vụ cung cấp lương thực thực phẩm cho chúng tôi, đồng thời đưa tới đây các vị khách vô cùng quý mến, đã bay qua eo biển hết một tiếng rưỡi đồng hồ. Trước hết máy bay đỗ xuống khu vực các nhà sinh vật học ở đầu đảo đằng kia, trút xuống đó một nửa trọng tải, sau đó lại cất cánh và đỗ xuống gần khu trại chúng tôi.
Mười hai anh đàn ông râu xồm, có phần nào “ hoang dã hoá ”, vì sống lâu ngày ở vùng vắng vẻ, đứng xếp hàng trước nơi máy bay hạ cánh, mảnh đất lởm chởm đá và hẹp, nơi đó đã có những lá cờ đỏ con con làm mốc. Chính Novgoroski yêu cầu chúng tôi như vậy. Đồng chí ấy muốn biết xem con mình có nhận ra bố hay không. Cháu bé gái, xúc động, đưa mắt nhìn khắp lượt chúng tôi. Cháu nhìn hơi lâu vào cha mình – lúc đó ông ta tựa như một chú bé sắp khóc – đã định quay mặt đi, rồi nó lại quay lại chằm chằm nhìn cha. Cháu cười mỉm vẻ nhút nhát, lấy ngón tay chỉ vào cha, rồi úp mặt núp vào váy mẹ.
- Nó nhận ra cha rồi! Nhận ra rồi! – Chúng tôi reo lên vui vẻ.
Tất cả chúng tôi đều thích Masha. Tất cả chúng tôi đều đã có con nhỏ, cháu bé gái này hầu như đã thu ngắn lại cái khoảng cách giữa chúng tôi và gia đình mình.
Công việc mà Masha thích thú nhất hạng là được cùng cha đi chơi thong dong ven bờ Bắc Băng Dương. Cảnh đẹp cũng đáng được để mắt. Cháu bé thích hơn cả là được cùng cha tới “ trại chim ”. Hàng chục ngàn, có dễ hàng trăm ngàn chim chóc các màu, thân mình nhỏ bé hoặc to lớn kếch sù, đã lập trại trên một doi đất cao nhô ra đại dương. Tiếng người mất hút đi trong tiếng quàng quạc, ríu rít, suốt ngày suốt đêm ở trại. Lúc đó đang là mùa chim làm tổ. Trên đảo không có đủ chỗ cho chim làm tổ, nên rất nhiều giống chim làm tổ, đẻ và ấp trứng trên một vùng đất lổn nhổn đá phía trên doi đất. Khi thấy bóng người, các con chim cái bay lên cao, lượn vòng đầy lo âu bên trên tổ và cất tiếng kêu váng lên. Những con chim dạn dĩ hơn cả bổ nhào vào những người tới phá quấy và dùng cánh đánh vào đầu họ, cố công cố sức xua đuổi những kẻ chúng không ưa.
Nhưng cả Novgoroski lẫn con gái đâu có nghĩ tới chuyện ăn trộm trứng chim và ăn trộm chim non. Họ chỉ tò mò muốn xem xét những bông tròn nho nhỏ đầy lông tơ lúc nhúc trong các tổ chim. Masha vuốt ve chúng và lấy vụn bánh mì cho chúng ăn. Với cô bé và mẹ em, vốn sinh sống tại vùng giữa nước Nga và đây là lần đầu tiên họ sống dài ngày trên vùng đất Bắc Băng Dương, những chú chim non kia đối với họ thật quả là điều đặc biệt. Chưa từng khi nào hai mẹ con được thấy những thứ như thế. Thêm vào đó, tên gọi chúng cũng thật lạ tai: chim cộc vùng Berinh, nhạn Thái Bình Dương, chim giẻ Laponi…
Một bữa kia, trong lúc Novgoroski đang cùng con gái dạo chơi vùng trại chim, một con gió băng giá thổi từ miền cực về bất ngờ, và trời đầy mây xám đen nặng chịch. Vài phút sau đổ xuống một cơn bão tuyết. Vào tháng sáu, vùng cực thường có những chuyện bất ngờ như vậy. Masha mặc một chiếc áo choàng ngắn mùa thu, chỉ vì một giờ trước đó trời vẫn còn nắng ấm, nhiệt độ khoảng năm độ. Novgoroski liền bế con gái và chạy về trại. Cũng phải khá lâu mới tới trại, vì đường cũng xa tới một cây số. Khi hai cha con về tới trại, mọi người liền cho em bé uống nước trà nóng với mật, sau đó em được đặt vào nằm trong một túi chăn làm bằng da chó. Thế nhưng chuyến đi chơi trong bão tuyết tỏ ra hiệu nghiệm. Masha rên rỉ và ho suốt đêm. Em được cặp nhiệt độ: 40 độ! Và ngay tại đó lại không có bác sĩ. Những người thợ khoan vốn dày dạn trong gió lạnh phương Bắc, đâu có cần tới các y sĩ. Mọi người bèn liên lạc bằng vô tuyến với khu các nhà sinh vật học. Chiều xuống, một nữ bác sĩ tới sau khi đã vượt trên trăm cây số bằng một chiếc xe chạy được mọi loại đường. Nữ bác sĩ trực bên giường em suốt ba ngày ba đêm. Rồi một con bệnh nguy kịch nổi lên. Masha giẫy giụa trong túi chăn, mê man, miệng nói sảng, luôn luôn đòi một con chim non. Novgoroski, mặt rầu rĩ, lặng lẽ chịu đựng mọi chuyện. Còn chúng tôi thì đi lại hết sức sẽ sàng. Còn có cực hình nào khủng khiếp hơn với một người cha là nhìn thấy con mình ốm nặng và mình thì bất lực.
Thế rồi cơn nguy kịch của Masha qua khỏi. Thể trạng em tốt dần. Chúng tôi vui sướng hết chỗ nói. Mỗi người đều thấy mình có nhiệm vụ làm cho Masha vui, cố làm cho em nở được nụ cười. Chú này thì nhăn mặt làm trò, chú kia thì bò bốn chân, miệng sủa hoặc kêu eng éc. Nữ bác sĩ đã ra đi. Còn em bé vì dùng quá nhiều thuốc kháng sinh, vẫn còn yếu.
Tôi không rõ nữa, ai là người đầu tiên nảy ra cái ý đem một con chim non về làm quà tặng cho Masha. Mọi người chỉ nghĩ rằng, em cu nâu trên đôi má.
Cuộc đời con người gắn bó với nghề địa chất và đã sống những ngày dài trong những vùng phương Bắc chưa có vết chân người, thật đầy những bất ngờ. Gặp gỡ với những con vật to lớn hoang dã là điều không thể tránh khỏi. Nói chung, chúng không là một nguy cơ với con người, vì con vật thường vội vàng chạy trốn, nhưng cũng có những ngoại lệ chứ.
Đây là lần đầu tôi bị khó khăn lúng túng như vậy. Tôi vẫn đang nằm, hoàn toàn bất lực, khuy chăn gài đến tận cổ, chỉ có bàn tay trái thò ra vẫn cầm cuốn sách đang đọc. Nói cho đúng thì theo một thói quen lâu đời trong rừng Taiga, tôi vẫn thận trong đặt khẩu súng bên mình có lắp sẵn đạn.
Luật pháp cấm bắn gấu, trừ một trường hợp duy nhất, khi con thú đó tỏ ra đe dọa quá đáng và tạo ra nguy cơ cho tính mạng con người.
Vào lúc đó, con gấu tỏ ra đang tiến công tôi thực. Nhưng tôi vẫn ở trong tình cảnh chẳng có gì đáng ước ao. Một là, do căn lều quá chật hẹp, nếu tôi định dùng súng thì phải bắn váo sát mõm nó. Khó mà tin được rằng có thể làm được đều đó mà nó chịu cho. Hai là, đan súng đã nạp là đạn ghém để săn chim mà thôi.
Thế nhưng, khi đó rõ ràng là con gấu không chú ý tới tôi. Nó không chú ý gì tới tôi cả, mà nhìn chăm chăm vào ngọn đèn điện, cái cục mặt trời tròn tròn đó dường như đang làm nó bị thôi miên. Nó vẫn rất thận trọng, đồng thời vẫn tò mò quá sức.
Tôi vô cùng sợ hãi, hoặc nói cho đúng, tôi đang bị chế ngự bởi bản năng tự vệ, mà mãi sau này tôi mới nhớ lại được kỹ những gì đã xảy ra. Tôi hành động một cách vô ý thức, từ từ hạ tay xuống tấm thảm sát đất, sờ con dao găm trong bao rồi sờ báng súng. Tôi biết rằng tiếng nổ sẽ làm cho bất lỳ con thú nào cũng phải hoảng loạn.
Nhưng tôi cũng chẳng cần phải nổ súng nữa.
Con gấu chìa bàn chân đầy móng vuốt tới đầu giường tôi nằm, nơi đó treo cái bóng đèn điện. Có lẽ, cũng giống như một đứa trẻ, nó muốn thử sờ chơi.
Mọi chuyện xảy ra sau đó diễn ra trong nháy mắt. Cái bàn chân to tướng chạm vào dây điện để trần. Mới đầu tôi nghe thấy một tiếng nổ nhẹ do điện truyền đi, sau đó là một tiếng gầm gào khủng khiếp. Con gấu rụt chân lại thực vội vàng và mạnh đến nỗi nó xé rách toạc cả tấm lều suốt chiều dọc. Ống hơi lò sưởi rơi xuống tuyết choang choang. Rồi tôi nghe thấy tiếng chân chạy như điên và tiếng cành cây gãy trong rừng Taiga.
Kỳ lạ thay, không những tôi không vùng ngay dậy, tôi vẫn nằm ì trong túi chăn, tay siết chặt báng súng tới đau, mắt ngắm nhìn bầu trời phương Bắc đầy sao. Rồi bỗng nhiên bầu trời sao biến mất và tôi nhìn thấy những khuôn mặt quen thân nhòm vào qua lỗ rách gian lều. Tôi nghe thấy tiếng người nhỏ bé lạ kỳ, tựa hồ như đã vang đến tai tôi qua một lớp nước dày. Sau khi giúp tôi chui ra khỏi túi chăn, mọi người đỡ vào cánh tay tôi, đưa tôi như một người say rượu đi tới một trong hai căn lều to mọi người ngủ chung. Họ đặt tôi lên nằm vào một chiếc giường ván, sau đó tôi ngụp liền trong giấc ngủ thật sâu.
Sáng hôm sau, tôi thức dậy, coi như chẳng có chuyện gì xảy ra hết. Một người trong các bạn tôi lên tiếng giễu cợt hỏi xem liệu tôi còn có ý định dựng lều riêng chăng? Nhưng các bạn khác liền la ó anh ta. Không một chút tự ái, tôi đáp lại một cách trung thực rằng tôi không có ý định đó nữa.
Đêm xuống. Sau khi dò dẫm tìm bắt làn sóng chiếc đài bán dẫn và trò chuyện một lát, mọi người đi nằm, và tức thì một tiếng ngáy vang lại cất lên. Nhưng lần này, kỳ lạ sao, tiếng động đó lại tác động vào tôi như một thứ thuốc ngủ. Tôi ngủ ngay lập tức.