PHẦN III - Chương 4

Chiến tranh dù đứng ở góc độ nào hay do những sở thích, lợi ích nào đấy để người ta phân biệt chiến tranh nọ, chiến tranh kia. Nghe họ nói thiên hạ mới hay. Hoá ra trên trái đất này có nhiều loại chiến tranh, hay nói nôm hơn là nhiều thứ đánh nhau đến thế. Vẫn biết loài người hay bất kỳ thứ vật chất nào cũng đều cần đến sự vỡ vỏ để đi lên, phát triển và tàn lụi. Nếu không chỉ thuần tuý ở sự im lặng chết cứng thì khác gì mặt nước ao tù chỉ sinh ra váng bọ gậy và mùi hôi thối. Chiến tranh đôi khi cũng có tác dụng của một nguyên nhân cho sự chuyển động. Chỉ có điều muốn nói gì thì nói trạng thái xã hội này do loài người đẻ ra chỉ ra sự man rợ khoác sau tấm áo tiến bộ. Sự văn minh càng cao thì kết quả chiến tranh càng dã man. Thời loài người ăn lông ở lỗ thì bản thân chiến tranh cùng con người và phương tiện chiến tranh thì man rợ nhưng kết quả cụ thể của một cuộc giao tranh lại không dã man bằng khi con người bước vào giai đoạn văn minh. Bởi thời man rợ đó nói gì thì nói con người tốn rất nhiều sức lực tức thì để giết người. Còn khi nền văn minh đến cùng với sự ô nhiễm đủ thứ từ không khí, cảnh vật đến cách sống thì chỉ cần một ngón tay chỏ lẩy cò, bấm nút nhẹ nhàng là ngay lập tức cách đó hàng vài trăm mét, vài cây số thậm chí hàng chục, hàng trăm cây số biết bao con ngưòi gục xuống, bao công trình được dựng lên bằng sự com cóp của không ít trí tuệ, công sức của con người quá khứ và cả hiện đại bị phá huỷ. Sự văn minh của con người ghê gớm đến độ không mất đến ba giọt mồ hôi mà máu đã chẩy chan hoà, chẩy lễ lọai trên mặt đất. Nước Mỹ một những nước tiên tiến nhất, văn minh nhất của nhân loại đã từng cho ra những lời tuyên ngôn nạm bằng chữ vàng nhưng vào những năm 60, 70 của thế kỉ 20 lại là quốc gia man rợ nhất xét về sự giết người tàn ác và những mưu mô hòng thống trị toàn cầu. Thế mới hay, đấy chính là đặc trưng của giống người có trí tuệ và biết điều khiển trí tuệ theo lợi ích của mình. Con vật khi đói thì kêu rống lên, khi cần gieo giống thì gào thét và làm việc đó ngay trước đồng loại không hề giấu diếm nhưng con ngưòi thì man trá hơn con vật. Vì khi ngưòi thèm đến chết đi vẫn nói thác, nói chệch để dấu biến mọi khát vọng, thèm muốn của mình. Chất người nổi lên rõ nhất, khác biệt nhất so với giống vật là làm một đằng nói một nẻo. Ôi những năm cuối thập kỉ sáu mươi của thế kỉ hai mươi ấy Hà nội mới khủng khiếp làm sao. Một thành phố không phải hoành tráng với những toà nhà cao tầng, những tượng đài và những đại lộ thênh thang, những chiếc cầu đồ sộ uốn mình qua dòng sông nhưng Hà nội gọn gàng, xinh xắn và lãng đãng với mùi hoa sữa khi đêm về trên đường Nguyễn Du, mầu hoa phượng đỏ toé khi hè sang trên đường Cổ ngư. (Thực ra người ta gọi chệch tên của con đường tình yêu này vốn nó là Cố ngự, sau này nó lại được khoác một cái tên hơi có mùi vị chính trị nhưng rất may từ chính trị đó lại có dáng dấp của lứa tuổi vào đời của bất kì con ngưòi nào là đường Thanh niên). Thành phố đó bỗng nhiên bị xáo trộn nháo nhào, đổ vỡ tan tành như đống gạch vụn chỉ trong vòng mười hai ngày đêm như bị một bàn tay khổng lồ vô học, tàn nhẫn và cực kì ghen tuông trước sự bình yên của con người. Điều lạ và trớ trêu nhất là sự đổ vỡ ghê gớm đó là kết quả của một nền văn minh được đo bằng sự phát triển của kĩ thuật nhân loại. Và sự đổ vỡ đó lại diễn ra ghê gớm nhất ở chỗ ngày xưa người ta thường coi là chốn ăn chơi nhất của một Hà thành cổ xưa- phố Khâm thiên õng ẹo cô đầu và lẽo nhẽo, phật phừng tiếng đàn đáy gợi tình. Nơi bệnh viện Bạch mai - xưa là nhà thương Cống Vọng, đang có đầy những kẻ bụng mang dạ chửa nằm chờ giờ sinh ra một con người và những kẻ ốm đau đang chờ sự vuốt ve, an ủi của thầy thuốc. Thế mà, thế mà… Bom đủ loại cỡ thả xuống những nơi ấy để hòng giết chết, loaị bỏ hàng nghìn, hàng vạn con ngưòi hiền lành, đang đau đớn trong sự rày vò thể xác bởi đâu ốm, bởi sinh nở…
Gia đình nhà Long cũng như mọi gia đình khác của Hà nội giống như bị bỏ vào trong một cái nồi khổng lồ rồi bị trộn lên, khuấy xuống nháo nhào. Căn nhà ở cuối phố Bà triệu thì bỏ không, cửa đóng kín mít với hai chiếc khoá Động lực to tướng cũng một chiếc xích ngày xưa dùng để xích con bẹc giê. Còn Diễm vợ anh đang lặc lè mang thai đứa con thứ ba và hai con anh là con Lễ và con Lệ thì được anh đưa sang ở nhờ nhà một người họ hàng xa bên họ ngoại của Diễm(thời ấy việc này dân Hà nội và dân miền bắc nhất loạt gọi là đi sơ tán). Cái lần đi đến khổ vì mặc dù Diễm đòi tự đạp xe đi nhưng Long thì dứt khoát không cho vợ làm thế. Anh chàng thương vợ một nhưng cái chính là không muốn hàng phố và nhất là một xã viên nào của hợp tác xã cơ khí chuyên làm líp xe đạp Quyết Tâm nơi Long làm kế toán kiêm thủ quĩ có thể nhìn thấy nhà anh đến vợ anh cũng có hẳn một chiếc xe đạp tuy đã cũ nhưng cũng là xe đạp Pơ giô để đi. Thành thử hôm đầu đi sơ tán, cả nhà Long gồm bốn người rưỡi kể cả đứa bé trong bụng của vợ Long cùng hàng đống chăn măn, quần áo, đồ ăn sẵn nghễu nghện trên chiếc xe Méc xê đuy ra. Chính thế nên khi đến quãng đường rẽ từ đường năm vào địa phận từ sơn của Bắc ninh anh đã bị mấy anh dân quân Gia lâm lục vấn đến toát mồ hôi. Nhưng đấy là chuyện lúc khác kể chỉ biết sau khi để vợ con tạm thời yên ổn để mỗi chiều thứ bẩy Long lại đạp xe lếch mếch mang đồ ăn khô và những thứ cần thiết sang tiếp tế. Còn sáu ngày khác Long đi đến nơi làm việc của hợp tác xã Quyết Tâm ở nơi sơ tán tại một làng đâu như mạn trên Trôi, Nhổn. Một lần khi được hợp tác xã phân đi liên hệ mua nguyên liệu ở một cơ sở gần ga Văn điển. Dạo ấy người ta ngoài sự khổ vì những đợt báo động máy bay của Mĩ lúc xa lúc gần người ta còn khổ vì sự rắc rối của những thủ tục giao dịch. Người Việt ta vốn thế đấy. Trong khói đạn của chiến tranh ai cũng có thể san nhà san cửa, san cả tiền, v thì cái vùng ngoại thành đó tiếng là xa nhưng thực ra lại là gần. Xe đạp nhanh thì nửa tiếng, đạp chậm hay gặp trục trặc gì thì hơn bốn mươi phút là cùng. Chỉ hiềm khi trời vào đông mà đạp xe ngược qua bờ hồ Tây hun hút gió bấc thì quả là cực nhọc. Nhưng xét đi xét lại thì lại gấp trăm nghìn những nhà máy sơ tán lên gần thì ở Đăm hay Trôi, xa thì tận Thạch Thất, Quốc oai.. Mỗi khi chiều thứ bẩy, hay chủ nhật nhớ Hà nội đến não lòng. Nhìn ngọn cây xoan còn run rẩy mấy chiếc lá bạc, gầy xác mà kẻ mau nước mắt tự nhiên nhủn người mà rơi đôi hàng lệ. Mấy tháng đầu. Hà nội xôn xao trong đợt đào hầm và đi sơ tán thì Vân chẳng muốn đi đâu cả. Phần vì me cô cũng chẳng có liên quan, họ hàng với ai ở ngoại thành. Chả nhẽ lên nhà anh Lâm con bác cả ở trên Chiện. Nhưng đấy thực ra nơi ấy cũng chỉ là quê của vợ anh ấy. Anh ấy là cháu chồng mình thật mà họ hàng, ruột thịt cũng chỉ còn anh ấy là gần gựa nhất. Nhưng phiền một nỗi anh ấy đã đi ở rể ngày ngày đạp xe mang cạp lồng cơm đi từ nhiệm sở về trên ấy. Nay mình là thím, là em họ lại lên ở ké thì làm sao tiện. Hơn nữa cái anh Lâm ấy lại theo cái nghề công an, thời Pháp gọi là cảnh sát, mật thám với cái nhà tù Hoả Lò xám xịt. Nhắc đến hay mỗi lần đi qua trông thấy đã ghê. Nghề nào thì con người thế, thời nào cũng vậy thôi. Cháu thì cháu thật mà nhìn anh ấy có thấy bao giờ anh ta cười tươi bao giờ. Cảnh sát mà lại. Thật chẳng bù cho con bé Ngàn, em anh ấy. Ngày bố nó mất trong thành Vinh đến ở nhà chú thím đến năm, sáu năm trời cho đến khi nó nghe theo tiếng gọi của nước Chúa mà di cư vào nam. Thôi thì ruột thịt thì cũng là ruột thịt nhưng có điều mình chỉ là ngưòi dân thường bị xếp vào số người giầu có, có công xưởng phải cải tạo thì đành phận, chứ mong bấu víu vào đâu. Đến cụ Đỡ đã gần tám mươi, chân chậm mắt mờ tứ cố vô thân chỉ trông vào mấy cái áo len đan thuê và đứa cháu họ xa còn ở lại phố được huống hồ mình còn cả con gái. Bà Hai Tuy lặng lẽ nghĩ. Chỉ thương con bé thấm thẳn đã ngoài ba mươi mà dường như vẫn chưa kiếm được người đàn ông nào tương xứng để nương tựa. ấy là chửa kể có tin nó loay hoay thế nào lại dính líu với cái anh chàng Long bạn của Phong con cả nhà này đã khuất bóng gần chục năm nay. Đấy là bà cứ đoán già đoán non bởi nhìn thái độ của anh chàng ấy và con bé cũng chỉ thấy ngờ ngợ là cùng. Kể cũng lạ, anh chàng này đã có vợ con đề huề rồi kia mà, hà cớ làm sao lại dây vào con Vân. Đức Chúa dậy rồi. Duyên ai phận người ấy đừng có dính dáng, đa đoan mà mắc tội tranh vợ đoạt chồng thì phải tội. Nhưng nghĩ là nghĩ vậy. Mình già rồi nên cả nghĩ thế thôi chứ thực ra từ dạo bom đạn tầu bay tàu bò bay vù vù trên trời có thấy anh ta lai vãng gì đâu. Còn con bé thì trông chừng ra đứng vào trông, bồn chồn chẳng biết có phải ngóng đợi anh chàng ấy hay là vì người nọ người kia, chuyện này chuyện khác. Ngẫm lại mình thủa ngày xưa khi còn ở với bố mẹ cũng vậy thôi. Lòng dạ đàn bà, con gái thì biết thế nào mà lường. Toàn một mầu nghĩ quanh ghĩ quẩn. Cái hay cái thoáng cái đường đường, chính chính không nghĩ tới mà toàn nghĩ quẩn, nghĩ đến cái nhỏ mọn, vụn vặt. Một hôm ngồi giả tảng làm việc khác nhưng thỉnh thoảng liếc thấy vạt áo len đan giở động đậy, hai tay con bé đan thoăn thoắt vậy mà chốc chốc lại tháo ra vì lỗi, trong khi đó cả phố này đàn bà, con gái đều công nhận con Vân nhà này là đứa khéo tay đan lát nhất. Kiểu gì dù khó đến đâu nó cũng đan được. Đấy là chưa kể nó còn nghĩ ra các kiểu hoa này hoa khác với len đan trong vào chỉ thấy rối rắm, cầu kì. Tay chân con bé khéo léo là thế nên chưa bao giờ áo nó đan bị trả lại, hay sửa chữa điểm nào. Nó cứ nhắm mắt cũng không thể để mầu len nọ pha lẫn mầu len kia. Vậy mà… Càng nghĩ bà thấy bứt dứt không yên. Tình cờ một hôm bà nghe thủng câu chuyện ông giám đốc xí nghiệp của Vũ định hỏi Vân cho em giai ông ấy. Bà lấy làm băn khoăn lắm. Lần lữa mãi một hôm nhân nhà vắng teo. Vũ đi theo nhà máy, vợ Vũ và con gái đi sơ tán cùng bà ngoại, nhà chỉ có hai mẹ con bà mới đằng hắng khan mấy lần rồi hỏi con gái:
- Vân ạ? Thấy me ngừng một lúc như nghĩ ngợi điều gì khó nói Vân chủ động ngưng tay đan hỏi khẽ.
Me cứ nói đi.
- Này mấy chị em cùng trang lứa với con ở phố này đã chồng con đề huề như cái con Lý nhà ông trưởng Tiệm đầu phố còn kém con đến tám tháng. Me nhớ con đẻ tháng hai ta thì đến giữa tháng chín bà ấy mới đến nhà thương Cống Vọng, vậy mà nó đã ba đứa rồi đấy
- Ôi dào. Mỗi người một số biết thế nào được. Bây giờ lại đang bom đạn máy bay thế này cứ một mình như thế này cho gọn gàng me ạ
Đời người con gái có thì, vậy con…
- Me ơi. Chiều nay có hai me con mình thôi. Ta ra chỗ bún ốc Lý quốc sư me nhé.
- Ư, ừ. Biết con gái lảng chuyện bà cũng không nói thêm nhưng lòng áy náy lắm. Bà cầm cuộn len con gái để trong giỏ đưa lên giả cuốn để tìm cách gợi lại chuyện
Nhưng giả cúi xuống nhưng bà vẫn kịp nhìn nhanh con bé thấy mặt nó xem ra có vẻ rầu rầu, đăm chiêu như đang nghĩ chuyện gì rắc rối lắm trong đầu.
- Me nói câu này không phải nhưng cái anh Long ý mà, tuy là bạn thân của anh cả con thật nhưng theo me khi nào đến nhà con cũng nên cẩn thận giữ ý giữ tứ.
- Me nói thế để làm gì. Chuyện ai người ấy biết. Mà việc gì me phải dặn con. Con chả làm điều gì để khiến me phải xấu hổ đâu.
- Me hiểu rồi. Đấy là phòng xa con ạ. Dù sao cái giống đàn ông đàn ang thì họ cũng vô chừng lắm.
- Me ơi. Không nói chuyện ấy nữa. Vân vùng vằng như kiểu muốn làm nũng me. Cô quẳng đôi kim đan vào rổ mây, rồi đứng phắt dậy. Mở cửa chạy nhanh lên gác. Bà Hai nhìn theo vừa ân hận vừa ái ngại. Tự nhiên miệng bà thốt lên "giê su ma, lạy Chúa tôi "
Vân lên thẳng trên gác rồi đổ vật xuống giường. Nước mắt trào ra lúc nào không biết. Đúng là me không nói thì thôi. Me gợi chuyện về anh ấy ra thì mình mới nhận ra một điều rằng. Đã hơn tháng nay, hình như mình cố nghĩ đến chuyện khác để không phải nghĩ đến anh Long. Chính vì thế nên trong lúc bất chợt dù đang rối óc nhất hình ảnh anh ấy vẫn chốc chốc loé lên chiếm tất cả suy nghĩ của mình Lại còn hôm nay nữa. Không hiểu có điều gì mà me lại nhắc đến anh ấy càng làm mình hiểu rằng. Đời mình từ sau đêm mưa bất ưng bên bờ Hồ Tây ấy dù ít dù nhiều đã gắn với anh ấy. Còn anh ấy thì cũng chỉ là kẻ chốc lát, ham vui chứ đâu có nghĩ gì đến mình. Trách làm sao được bởi dù sao, anh Long đã có vợ, có con, có cả một gia đình gắn bó mà anh ấy là người đàn ông phải đứng mũi chịu sào. Trong thời buổi bom đạn, nhiễu nhương này người ta phải lo toan chu đáo cho vợ con người ta là đúng rồi. Con mình có là cái gì để anh ấy phải chăm nom, săn sóc, bù trì bao che. Làm thân con gái ngu dại dễ mềm lòng là chịu thiệt thòi thôi. Tránh mình chứ chẳng trách được ai cả. Thấy bảo gia đình anh ấy đi sơ tán, chị Diễm vợ anh ấy lại đang có mang đứa thứ ba. Thế tức là anh ấy vẫn yêu quí vợ lắm. Đêm đến bên cạnh ngưòi vợ như thế thì cầm lòng sao được. Cũng là phải lẽ thôi. Giống đàn ông mà lại. Hơn nữa nói gì thì nói dù là đàn bà, con gái cũng phải nhận rằng Diễm vợ anh ấy là người xinh đẹp. Sau hai lần sinh đẻ sự xinh đẹp đàn bà càng phát lộ bởi được đổi máu, được tẩm bổ. Còn mình chỉ là kẻ mà qua đường của anh Long hay nói đúng hơn là kẻ chỉ để vui vẻ trong chốc lát, để thoả mãn sự loang toàng của đàn ông trong thời khắc nào đấy để rồi anh ấy lại quên như quên đi một thứ quả bất ngờ người ta hái được qua cành cây vượt khỏi bức tường. Thật nhục nhã. Thật ê chề. Nhưng biết làm thế nào. Chắc mình bị Chúa trừng phạt vì không nghe theo lời răn của Chúa. Lời của Chúa đã dậy rồi. Chúa đã an bài người đàn ông, đàn bà thành vợ thành chồng thì dù thế nào cũng phải ăn đời ở kiếp với nhau. Chồng là máu thịt của vợ, vợ là lái tim của chồng. Không được dối lừa, không được phản bội. Anh ấy dứt tình cũng chẳng thể nói gì anh ấy được, còn mình… mình đã chung đụng với chồng người ta tức là mình đã cướp chồng người ta. Vậy thì… Thật phí hoài cho đời con gái, trắng trong của mình. Vân cố xoay mình nhưng đầu cô bỗng chốc nặng buốt. Cô cảm thấy cổ như nghẹn lại. Nước mắt ướt đầm mặt chiếc gồi thêu bông hồng bạch mà cô từng đi với Diệu Thuần đi mua ở đầu phố hàng Gai. Diệu Thuần hôm ấy bảo. Làm con gái Hà nội đàng hoàng tử tế thì khi lấy chồng phải chọn được người nào cho đáng tấm chồng, không thể mèo mả gà đồng được. Gớm nghe nó nói đã thấy nó ghê gớm. Vậy mà…
- Nhưng mình là đàn bà, con gái thì chọn sao được. Hôm ấy Vân đã hỏi Diệu Thuần như vậy
- Vớ vẩn. Tất cả do mình quyết hết. Không có thì ở vậy nuôi thân béo mầm chứ ngán gì
Miệng nói như thế mà bây giờ cái cô Diệu Thuần ấy chả biết nghĩ ngợi thế nào lại lấy người chồng quê xa lắc xa lơ. Đâu như tận Thanh hoá Nghệ an gì đấy. Đã thế ânh chàng lại vừa lùn vừa béo nom như thằng gánh nước thuê ngày trước ở đầu phố. Nhưng dù sao cũng là chồng cô ấy, và họ cũng là cặp vợ chồng riêng biệt. Còn mình. Dính vào Long rồi mình còn biết lấy ai mà ai còn lấy mình nữa. Than ôi. Vân trằn trọc, lật mình liên tục. Đang định dồn mảnh chăn đơn ụ lại để đệm dưới chân thì đột ngột tiếng còi ủ dữ dội vang lên giần giật, sau đó là tiếng cô phát thanh viên chua lói thét to gần như lạc giọng
- Đồng bào chú ý, đồng bào chú ý. Máy bay địch cách Hà nội năm mươi cây số về hướng nam. Đồng bào nhanh chóng vào hầm trú ẩn, các lực lượng vũ trang sẵn sàng chiến đấu.
Ngay lúc đó tiếng me thất thanh kêu lên cùng tiếng dép cập rập của bà:
- Vân, Vân xuống hầm nhanh lên con ơi. Vân Vân đâu rồi.

Truyện HÀ NỘI - TÌNH NHÂN PHẦN I - Chương 1 PHẦN I - Chương 2 PHẦN I - Chương 3 PHẦN I - Chương 4 PHẦN I - Chương 5 PHẦN I - Chương 6 PHẦN I - Chương 7 PHẦN I - Chương 8 ng bạc cho ngưòi khác, mang cả cỗ hậu sự dành cho ông nội hay tấm phản gụ ra để lót đường cho quân ta đắp chiến luỹ nhưng lúc bình thì ngồi vào bàn giấy thì ra sức hành hạ bắt bẻ nhau từng tí như để thoả mãn sự ghen tị ngấm ngầm nào đó giữa con người và con ngưòi. Vì lẽ đó nên việc mua bán toàn những sắt thép nhặt nhạnh thu gom của dân chúng sau những lần máy bay Mĩ đánh phá Ga Văn điển đáng ra chỉ cần một hai ngày là xong nhưng kéo dài đến quá mười ngày. Được dịp ở Hà nội lâu ngày Long lại nhớ đến Vân. Không ngờ hôm Long đến thì Vân lại lên nhà anh Lâm trên Chiện, chỉ có Vũ nghỉ ca ở nhà đang bón cơm cho con. Chuyện trò một chặp cho phải phép thì Long thấy mình tự nhiên nổi ý thích muốn lên trên Cáo nơi xí nghiệp in của Vũ đang sơ tán
Làng ấy thì anh quá rành, và còn có kỉ niệm là khác ấy chứ.
- Thế kia á? Vũ quệt thìa ngang mồm con Nga con thứ hai của Vũ hỏi thờ ơ, không ngờ câu hỏi của Vũ lại làm Long sôi nổi.
- Chú quên là anh với anh Phong của chú đã từng trốn tổng động viên lên trên ấy. Có cả chị Vân chú rồi cả chị Diễm nhà anh cũng theo lên đợt ấy. Dạo đó nó lùng xục làm anh tưởng đã bị tóm sống rồi ai ngờ. Anh mà lên bây giờ thì thế nào cũng gặp khối người quen cũ cho mà xem.
- Thế thì chiều nay đến ca em anh lên cùng đi.
- May quá. Chiều nay đang rỗi
Với tất cả sự hớn hở của kẻ thích dong chơi trong lúc rỗi việc, khoảng hai giờ chiều hôm đó Long đạp xe lên trên Cáo. Lên đến nơi Vũ thì cập rập đi thẳng vào sau câu nói thật nhanh để Long hiểu. "Lúc nào anh chán thì anh cứ về, còn em thông ca đến sáng mai kia". Trong khi anh chàng Long gần như không chú ý gì đến lời nói của Vũ. Long nhíu mắt nhìn ngó nghiêng để cố ra nhận ra một khung cảnh quen thuộc. Thấy một người đàn ông đang lặc lè cắp một rổ xảo thứ quả nâu nhạt đi qua, Long thấy hơi lạ mắt anh chăm chú nhìn rồi nhớ ra chuyện gì đó bèn nắm vào bàn tay đầy dây đầy nhựa cây của anh này hỏi nhỏ:
- Này quả gì thế?
Người đàn ông quay lại và Long xuýt bật cười vì cái đầu hình củ ấu quá rõ của anh ta. Anh chàng phẩy mảnh tay áo rách của mình lên rồi nhíu mắt nhìn chăm chú vào Long:
- Quả này mà anh không biết à. Xa bô chê bây giờ gọi là hồng xiêm Xuân đỉnh.
- Thế hả. ừ đúng là lần đầu tiên tôi thấy nó đấy. Nhưng mà thôi. Từ đây lên chỗ cổng làng Giàn có xa không nhỉ? Mà đi lối nào làm ơn anh chỉ dùm cho một tí
Nghe Long hỏi, anh chàng cắp rổ hồng xiêm không dấu sự ngạc nhiên. Anh này nhìn Long từ đầu đến cuối rồi quay ra nhìn chăm chắm vào khung xe đạp đuya ra trắng bóng của Long. Ngay sau đó, Long không thể ngờ anh chàng thoăn thoắt đặt chiếc rổ hồng xiêm đầy nhựa xuống mô đất ngay bên đường đoạn quay người ngược lại chạy thật nhanh vào một cái ngõ ven bờ ao có vòng bờ lở đất viền quanh. Chỉ một thoáng sau, thân hình lêu đêu với cái đầu củ ấu và vạt áo rách phơ phất đã mất hút sau chiếc cổng có mái vòm cũ cong lên lỗ chỗ những mảnh rêu xanh xẫm. Long ngơ ngác chưa hiểu điều gì thì từ sau chiếc cổng đó anh chàng đầu củ ấu lại đột ngột hiện ra cùng ba đàn ông mặc quần áo gụ. Cả ba thân hình đều bị chẽn lại vì chiếc thắt lưng to bản thít ngang người. Người nào cũng quàng một khẩu súng dài thậm thượt. Tốp người đi gần như chạy thật nhanh về phía Long. Khi anh chàng đang tròn mắt ngơ ngác chăm chú nhìn thì tốp người cùng gã đàn ông đầu củ ấu đã đứng bao quanh Long.
- Chính tay này đấy. Tôi nghi lắm. Gã cắp rổ hồng xiêm vung cánh tay áo rách lên chỉ vào Long
- Nghi cái gì, đối tượng nào nói rõ ra. Tay đàn ông thấp đậm bỏ khấu súng khỏi vai cầm ngang lăm lăm chĩa vào Long nói giật giọng
- Tôi nghe rõ rành rành là tay này hỏi đường lên cổng Giàn.
- Thế hả. Vậy thì rõ rồi. Chỗ ấy có trạm pháo và trạm tên lửa. Tôi ra lệnh đây. Khám thật kĩ người hắn ta. Không bỏ sót chỗ nào.
Ba người đàn ông dạ ran một tiếng rồi xúm vào. Những bàn tay cứng và nháp thò vào tất cả mọi túi, rồi thọc vào lưng và ngực của Long. Mấy lần Long quýt bật cười vì cảm giác buồn buồn nhưng rồi anh cố nhịn được
- Lục kĩ vào xem túi nào có gương con không
- Báo cáo tiểu đội trưởng. Tất cả các túi đều không có gương cũng không thấy gì gì nghi vấn ngoài chiếc khăn này.
- á, à. Mùi xoa. Ngửi kỹ xem có mùi nước hoa không.
Một tay khoác súng dáng người lêu đều rón rén đưa hai ngón tay ra rút chiếc khăn trong túi Long ra đưa lên mũi hít hít. Mặt gã này nhăn lại:
- Báo cáo. Nước hoa là phải thơm đúng không. Thế thì không phải mà là mùi gì ý nhỉ. Cậu ngửi xem.
Tay này vẩy vẩy chiếc khăn đưa cho gã thấp đậm mắt lé. Tay này chun mũi lại rồi cũng kêu lên:
- Báo cáo tiểu đội trưởng. Chịu. Không rõ mùi gì.
- Vậy hả. Đưa đây xem nào.
Tiểu đội trưởng dí mặt gần tay cầm chiếc khăn. Ngửa đầu lên, mắt chớp chớp ra điều thành thạo
- Đồ dốt. Có thế mà cũng không biết. Mùi băng phiến. Thằng nào là tiểu tư sản cũng thế. Không nước hoa thì có mùi này vừa để thơm vừa để khỏi gián nhấm. Hiểu chưa? Bọn gián đất đều giống nhau thế cả. Dùng mùi xoa để lau mặt tiện thể để làm ám hiệu cho máy bay. Giải hắn vào uỷ ban xem kĩ giấy tờ thế nào.
- Tôi, tôi chỉ… Long ngớ người khi cảm thấy sự nguy hiểm khi nghe tiểu đội trưởng nói.
- Không nhiều lời. Cứ vào uỷ ban đã. Hoàn chỉnh thủ tục xong giaỉ lên huyện. Tưởng che được bọn này hả. Cái chính từ bây giờ là trong quá trình giải hắn đi nhớ theo dõi từng tí một để hắn không phi tang được thứ gì hết.
- Tuân lệnh.
Hai gã còn lại dập hai chân vào nhau đứng nghiêm trong dây lát rồi thúc súng vào lưng Long thét to"Dắt xe đi theo chúng tao. Nhanh lên. Đừng có hòng mà trốn được đâu. Có mà chạy lên trời, hay chui xuống âm ti củ tỉ cũng bị lôi lên. Nhớ đấy". Gã đàn ông nhấc rổ hồng xiêm lên định đội lên đầu nhưng nghĩ thế nào lại hạ xuống. Gã chạy gằn đến bên tay tiểu đội trưởng:
- Này, thế vụ vừa rồi công điểm của tôi thế nào?
- Đâu khác có đó, đi đâu mà thiệt. Nhà tao ở gần nhà tay đội trưởng đội một nhà mày. Xong xuôi mọi việc khi về tao sẽ nhắc nó ghi cho. Một công chứ mấy rừng mà nhặng xị lên sớm thế.
- Bác nhớ đừng quên đấy nhé
Lúc đó mặt gã đàn ông hồng xiêm mới dạn ra hớn hở. Long lập cập dắt chiếc xe đi theo ba người đàn ông. Đám trẻ con không biết nghe tin từ bao giờ từ đâu tụ tập ra đông thế. Những đứa trẻ thò lò mũi xanh chạy nhon nhón bên cạnh những đứa trẻ lếch mếch bế em. Có lẽ chúng nó chỉ trạc tuổi hai đứa con của Long nhưng bố mẹ chúng chắc bận bịu công việc lắm nên mới thả cỏ lũ trẻ như thế này. Chả bù cho Diễm. Gần như lúc nào cũng để mắt đến hai cô con gái từ miềng ăn đến sự chơi bời, ngủ nghê, đi đứng. Nhiều lần Long nghe vợ anh bảo"thời buổi loạn lạc này, bom đạn rơi bất ngờ chả biết thế nào mà lường, con mình con nhỏ, không nhìn chúng nó nhỡ xẩy ra chuyện gì thì vừa khổ con vừa ân hận suốt đời". Đang mải nghĩ thì Long giật mình khi nghe tiếng gã tiểu đội trưởng hô to:
- Báo cáo đồng chí Hai Ngạn chủ tịch xã. Dân quân chúng tôi vừa bắt được một người khả nghi là gián đất. Đề nghị đồng chí cho giải vào trụ sở uỷ ban để tra hỏi cho rõ ngọn ngành.
- Gián đất hả? Thế thì ghê đấy. Công lao các đồng chí đáng ghi nhận lắm. Tôi sẽ nhớ để báo cáo lên huyện lấy thành tích. Còn bây giờ thì cho giải vào đây xem thằng cha mặt ngang mũi dọc thế nào mà liều thế. Dám chơi vào xã chỉ suýt nữa thì đứng đầu huyện về tinh thần cảnh giác.
Tiếng ông chủ tịch giành giọt và ngay sau đó là tiếng dép lê trên nền gạch bát. Khi Long vừa ngẩng đầu lên thì anh đột ngột giật mình, và vô tình lại cúi xuống như để có lục tìm điều gì. Mặt ông chủ tịch nom quen quen đến lạ lùng. Hình như anh đã gặp ông này ở đâu rồi thì phải.
- Dựng xe đạp vào bậc thềm kia. Tiểu đội trưởng chĩa mồm về phía Long quát to.
- Vừa thôi, vừa thôi. Cứ bình tĩnh đã.
Tay ông chủ tịch giơ ra vẩy vẩy trong khi tiếng ông ta chắc nịch nhưng nhỏ và dứt khoát. Tiếng dép lại lệt xệt rồi tiếng kéo ghế.
- Anh gì kia ngồi xuống. Anh ngẩng mặt lên và trả lời những điều tôi hỏi đây?
Long ngọ nguậy người trên chiếc ghế mà không hiểu sao anh cứ cho rằng mặt chiếc ghế này sắp gẫy bởi tiếng mọt từ đâu cứ vẳng ra kẽo kẹt.
Có nghe thấy gì không?
Tai điếc không nghe thấy chủ tịch hỏi hả? Gã tiểu đội trưởng quát to
Thôi được rồi. Cứ để anh ta bình tĩnh lại đã. à này. Bẩy
Báo cáo chủ tịch gọi em ạ?
- Còn thuốc lào không? Tớ vừa hết lúc nãy bận quá chưa ra hàng Chí mù mua được.
- Báo cáo sẵn sàng ạ. Con mẹ nhà em không hiểu đi đâu mà mua được bánh thuốc lào, em đoán chắc là Tiên lãng. Ăn đậm mà đượm khói lắm ạ.
- Thôi được rồi. Đưa đây xem nào. Để tớ thẩm định thì mới có thể biết chính xác. Với cho tớ ống điếu hình như ở góc chân bàn gần chỗ tay gián đất ngồi thì phải
Giơ chân lên.
Long chưa kịp nhấc chân thì đã thấy Bẩy tiểu đội trưởng giật giật ống quần của mình. Bất chợt anh ngửi thấy mùi mồ hôi khét cùng với mùi gì giống như mùi tương bay ra từ thân thể tiểu đội trưởng. Mùi này hình như có lần anh đã ngửi thấy khi theo Phong khi còn về trong quê nội anh chàng. Một cái chum nghiêng mẻ miệng có đậy một cái nón mê dưới gốc cau già nhô hết cả chùm rễ sơ xác. Đang suy nghĩ lung tung thì căn phòng uỷ ban bỗng vang tiếng rít điếu cầy lọc xọc, hình như trong ống điều đó nước không đầy nửa ống, liền sau đó là tiếng khà to cùng tiếng ho sặc sụa.
- Ngon, bùi lắm. Có thể là Tiên lãng đấy. Được khói mà lâng lâng ra phết. Nhưng tớ đoán là nó đã trộn thuốc vùng khác rồi. Để ý tinh thấy hơi ngái.
Chủ tịch sành thật đấy. Tiểu đội trưởng Bẩy nịnh
Nhưng mà thôi. Nghiêm túc đi để bắt đầu làm việc. Chũm ơi. Chũm ơi
Chủ tịch có gì mà gọi to thế.
Vào lấy giấy bút chuẩn bị ghi lời khai đây.
Tưởng gì. Được rồi. Cứ sửa soạn đi em vào đây.
Qua cái nhìn nhanh của Long anh thấy rõ một người đàn bà cao to mặt hình như hơi rỗ hoa, có cái bớt hình con mối đứt đuôi ngay bên khoé mép bên trái đẩy cửa sau bước vào. Long thoáng thấy ngoài sân một cây thật to, cành lá xum xuê. Mãi sau anh mới biết là cây gì khi thấy lấp ló trong chùm lá xẫm mầu là mấy qủa rõ ràng cùng loại quả trong chiếc rổ của tay nông dân giữ anh báo cho mấy tay dân quân.
Nào ngẩng mặt lên. Tên gì?
Ông chủ tịch xã dằn giọng lấy oai. Long đang định trả lời thì bất chợt ông chủ tịch đang ngồi ở chiếc ghế bên cạnh ngưòi đàn bà cao lớn, mặt dỗ hoa đứng bật dậy đi lại gần Long. Bàn tay thô, nặng chịch đập mạnh vào vai Long:
Này. Ông à cậu có phải là là Long từng đi trốn lính với cái cô gì nhỉ?
Cô Vân.
- Ừ đúng rồi. Thẩm nào từ lúc bước vào tớ trông quen quen. Tớ cứ nghĩ mãi mà không dám nói. Đúng rồi chứ gì. Cậu nhận ra thằng này không?
Ông là Hai Ngạn. Long nhoẻn cười.
- Hoá ra chủ tịch quen tay này. Tiểu đội trưởng Bẩy tiến lại gần hai người. Nhưng lâu chưa ạ?
- Sao lại không lâu. Xem nào, dạo ấy là vào năm ba, năm tư gì đấy đúng không. Còn bây giờ. Ái chà chà. Bét nhất cũng mười ba, mười bốn năm rồi còn gì. Đúng không cậu. à mà thôi thời dân chủ này cứ gọi theo lối bạn bè bình thường chứ ngày xưa tớ toàn phải gọi cậu bằng ông xưng cháu mà tớ biết thừa là tuổi cậu có hơn gì tớ đâu. Đúng không? Ông năm này bao nhiêu rồi?
Tôi năm nay ba ba rồi.
- Chắc cả tuổi mụ hả. Hơn tôi những hai tuổi cơ à. Thế mà.. Trông ông trẻ bỏ cha ra. B
--!!tach_noi_dung!!--


Nguồn: Trọng Huân
VNthuquan - Thư viện online
Được bạn: Ct.Ly đưa lên
vào ngày: 12 tháng 11 năm 2007

--!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!--