Hồi 7

Tiếng địch thổi nghe chừng đồng vọng,

Hàng cờ bay trông bóng phất phơ.
Dấu chàng theo lớp mây đưa,
Thiếp nhìn dáng núi ngẩn ngơ nỗi nhà.
ôn Như Hầu

Cuối xuân Trong các vườn, hoa đào, hoa mận rụng, rơi theo gió... Mặt đất
phủ đầy lulung cánh trắng, hồng... Bên các hồ ao, cuốc non đã bắt đầu tha thiết và
trong ánh nắng, từng đàn rĩn bay tung như cát bụi...
Kinh thành Hoa Lư thức giấc, vui cười: ai nấy kéo nhau đi dụ lễ Thanh Minh.
Các phố trong thành, bởi vậy, trống không, vắng ngắt: từ các nhà quyền quý
đến bọn dân thường đều tản về các vùng thôn quê tịch mịch. Trên nền cỏ xanh phủ
kín mặt đồng, trên các dải đường đất cong queo, khúc khuỷu, lũ năm lũ ba ồn ào
như nước chảy. Thực là một cảnh tượng vui mắt, tuy Thanh Minh là ngày hội của
các vong hồn. Những chiếc võng điều của các tiểu thư mỹ mạo, những áo màu lam
của các thư sinh, văn sĩ đi tìm những gặp gỡ lạ lùng hoặc những vần thơ say đắm
chấm lên nền nâu mộc mạc của dân chúng những nét rỡ ràng... Bầu không khí yên
tĩnh nhất thời âm vang những tiếng gọi, nhũng khúc đồng dao, những chuỗi cưòi
trong trẻo... Từ những nấm đất vàng phủ đầy những thoi giấy trắng, khói hương
bốc nghi ngút, tan trong không trung, hình như các linh hồn, gặp ngày xuân vui
đẹp cũng hiện lên để chia với người sống cái say sưa của tuổi trẻ, của ánh sáng,
của hoa nở, chim kêu...
Tren cao, vòm trời mênh mông, xanh biếc, giống như bức trần mui luyện của
một ngôi chùa vĩ đại. Bể biếc đằng xa, im sóng gió, khẽ lẳng lơ tung bọt trắng lên
ria bãi cát vàng...
Bội Ngọc, khác với mọi người, không đi đầu hết. Nàng ra hiên Lãm Thúy,
truyền thị nữ gây đỉnh trầm rồi, yên lặng, nàng ngồi tựa bao lan, thả tâm hồn theo
dõi chinh phu...
Quanh mình nàng, chim chóc vui đùa trong ánh nắng, hoa tươi trêu gheo gió
trong cành, tất cả bài thơ ca ngợi ái tình và tuổi trẻ không khuẩy nổi mối sầu xa
vắng, mênh mộng nó chiếm thâu hết tâm hồn thiếu nữ.
Nàng cố nhớ lại buổi sớm hôm qua mà Phạm Tướng công cho phép nàng được
giáp mặt Công Uẩn, trước khi chàng lên yên ngựa ra bãi sa trường...
Giây phút ấy mới hồi hộp làm sao?...
Ngà đầu xuống lưng ghế, Bội Ngọc thử sống lại, không biết là lần thứ mấy, sự
gầngũi say sưa đã mất.
Lúc ấy, trời vừa rạng đông, sương đêm còn ướt đẫm mặt lá, Bội Ngọc đã ra
chơi vườn hoa, mặc dầu đêm trước nàng đã thức gần suốt năm canh. Những đau
khổ hãi hùng của mấy ngày qua đã tan đi như ác mộng. Nàng như người chết bỗng
được cải tử hồi sinh.
Mặt trời hy vọng lại mọc, chiếu sáng cuộc đời nàng đầy những mộng đẹp của
tình yêu
Thì, ngay lúc Bội Ngọc đang mỉm cười tươi để chào đón một ngày rạng rỡ ấy,
cửa vườn hoa bỗng sịch mở, nhường lối cho một võ tướng giáp vàng...
Trời? Nàng thực tỉnh hay mơ? CÓ thể như vậy được chăng?... Nàng luống
cuống, sắc mặt đỏ bừng rồi, khi Công Uẩn đã rất gần, nàng cúi mặt như người
quáng năng...
Hai người đã nói gì với nhau?... CÓ lẻ không thì phải. Hay hoặc chàng đã nói
mà; vì trái tim nàng đập mạnh quá nàng chẳng nghe thấy gì hết? Nàng chỉ cúi đầu,
tay vân vê tà áo lụa, mặc dầu, lúc ấy, cả tâm hồn nàng muốn kêu lên những tiếng
thiết tha... Nàng không dám hé răng vì nàng tin chắc rằng câu nói đầu tiên của
nàng sẽ là một tiếng thổn thức. Mãi khi Công Uẩn cúi chào nàng để lui ra, Bội
Ngọc mới khẽ nói được một câu, giọng đầy nước mắt:
- Chàng đi mau chóng mà về!...
Thế rồi, nàng gục xuống bàn khóc nức nở. Thế rồi, nghĩ lan man đến những
hiểm nghèo trên trận địa, nàng lấy làm hối hận rằng đã nói rất ít với chàng và tần
ngần tiếc những phút êm đềm có lẽ chẳng bao giờ trở lại...
Đã nhiều phen, không thể cùng ai cởi mở nỗi lòng, Bội Ngọc toan biên thơ ra
ngoài cửa ải để hoạ may chàng có thấu tình nhưng sau nàng lại đành gác bút: nàng
không muốn bận trí anh hùng giữa khi chàng cần phải đem hết can đảm và nghị
lực ra trả nợ non sông.
Nghĩ đến viết, Bội Ngọc bỗng thấy cảm hứng dạt dào trong tâm khảm. Nàng
với tập thơ Phải rồi, nàng sẽ viết, nàng sẽ phơi bày hết tâm sự lên mặt giấy.
Nàng viết không phải để gửi cho chàng, điều ấy nàng đã nhất định, nhưng là để
một kia chàng về đeo quả ấửn vàng, Công Uẩn.
Sẽ rót vơi lần lần từng chén,
Sẽ ca dần ren rén từng câu,
Câu vui lẫn với câu sầu,
Rươu khà cùng kể trước sau mọi lời.
Bội Ngọc lần giở tập thơ; mắt nàng bỗng dừng lại trong một bài vịnh xuân mà
nàng đã viết đầu năm ngoái, khi lòng nàng còn như một nụ hoa mới nhú chưa biết
lulung mơn trớn của đông phong...
Nắng ấm soi tán mộng khói sương,
Đào phô vẻ th ắm dưới xuân quang...
Lan xông hương ngát, hồng cười nụ.
Oanh báo tin xuân, cúc bẽ bàng!...
Cây lộc nhởn nhơ mừng trẻ lại;
suối trong khúc khích giễu mơ màng.
Bên song thiếu nữ, sầu chưa biết,
Cười nhện đa tình khéo vấn vương.
Hai câu sau cùng bỗng khiến Bội Ngọc thở dài, nàng nhắc bút đề:
Năm xưa, em chửa biết sầu,
Ngày xuân hớn hở lên lầu điểBm trang,
Bên mành, cười nhện vấn vướng,
Tiếng cười trong vắt tựa làn suối trong,
Năm nay em đã biết sầu,
Ngày xuân, chàng vắng, lên lầu vời trông.
Liễu xanh tha thướt bên sông,
Tuyệt mù nào thấy vân mòng chàng đâu?
DỞ dang tiếoc khúc bạch đầu,
Chàng ơi, tham ẩn phong hầu làm chi!...
- Thơ hay nhưng phải cái nhu nhược?
Bỗng nghe tiếng cha nói sau lưng, Bội Ngọc đúng phắt dậy sắc mặt như hoa
đào
- Con chớ thẹn: tình trai gái yêu nhau là một lẽ tự nhiên của trời đất. có điều
con không nên để cho sự nhu nhược xâm chiếm được cõi lòng. Người ta, trên tình
trường, phải nghĩ đến non sông đất nước. Chồng con, vì việc quân vương, hăng
hái ra biên thùy, con Ở nhà chớ nên buồn thảm mà, trái lại còn nên tỏ ra xứng đáng
với khách anh hùng mới phải, vì Lý Tưóng quân chính là một bực anh hùng đệ
nhất của đời nay đấy.
Bội Ngọc cúi đầu, hối hận. Mấy nhời nghiêm huấn như ánh hào quang soi
sáng cõi lòng u ám của thiếu nữ.
- Thưa cha, con thực có lỗi đối với cha và với chồng con lắm?
Phạm Thái sư cười:
- Con đã biết hối, thì sự nhầm lẫn của con đã có thể bỏ qua rồi. Con chỉ nên
nhớ luôn rằng chí làm trai dặm nghìn da ngựa chứ phải đâu lần lữa chốn buồng
the. Vừa rồi cha đã nói với con: Lý Công Uẩn là bực anh hùng cái thế thời bây
giờ. Không những chỉ vậy mà thôi, chàng cò có khí tượng thiên tử nữa. Nhà Lê,
hiện nay, ân đức đã tuyệt, lòng trời đã muốn chuyển vần. Cứ xem như vừa rồi, Ở
làng CỔ Pháp, là quê hương Lý Công Uẩn, một cây gạo, sống khống biết đã mấy
trăm năm, bị sét đánh tước lần vỏ ngoài, trên thân gỗ có một bài sấm bốn câu thì
ro
- Cha có nhớ bốn câu sấm ấy chăng?
- Có, sấm rằng:
"Thụ căn liễu liễu.
"Mộc biể lu thanh thanh
"Hoá đao mộc lạc
"Thập bát tử thành.
"Miệng đọc, tay viết, cụ đã lấy mấy chữ hòa, đao, mộc chắp thành ra chữ Lê,
và thập, bát, tử chắp ra chữ Lý.
"Cứ theo điềm này, - cụ nói tiếp - thì nhà Lê sắp mất, họ Lý sắp lên làm vua.
Thiên hạ, nhiều người họ Lý nhưng xem ra thì không ai bằng Công Uẩn vì không
những Công Uẩn có tài quán chúng, có dạ nhân từ mà thân thế chàng từ nhỏ lại rất
khác thường.
"ông thân sinh Công Uẩn vốn xưa rất nghèo, phải đi làm ruộng Ở chùa Tiêu
Sơn để mưu sống. Một sư nữ trong chùa, thấy tình cảnh bác nông phu đem lòng
thương hại rồi hai người yêu nhau. Mãi sau, sự vụng trộm của hai người bị sư cụ
biết.
"Ngài nổi giận, đuổi tất cả hai người đi nơi khác. Hai vợ chồng lạy tạ sư cụ rồi
bước ra. Khi qua rừng Báng, hai vợ chồng dừng chân nghỉ cho đỡ mệ. Chồng khát
nước, tìm ra cái giếng gần đấy để uống nước. Vợ, ngồi chờ mãi không thấy chồng
về, vội chạy ra giếng tìmt hì mối đã đùn lấp thành một nấm mồ cao.
"Chị chàng khóc thương thảm thiết đoạn vào xin ngủ nhờ trong chùa Ưng
Tâm gần đấy.
"Thì, đêm trước hôm sư nữ đến chùa Ưng Tâm, sư cụ nằm mộng thấy Long
Thần bảo rằng "Ngày mai, ngươi phải dọn chùa cho sạch vì có Thiên tử giáng
lâm". Tỉnh dậy, sư cụ làm theo lời thần mộng nhưng ngồi đợi từ sớm tới chiều chỉ
thấy một sư cô có mang vào xin ngủ nhờ.
"sư cụ lấy làm lạ, hỏi thì người đàn bà kể ngay chuyện mình cho sư cụ nghe.
Sư cụ ưng để chị ta trọ Ở Tam quan chùa. Được vài tháng, một đêm kia, trời mưa
to gió lớn, sư cụ trở dậy thì lạ quá? Hương đâu thơm ngào ngạt cả chùa. Nghĩ tình,
sư cụ truyền bạ hộ ra Tam quan xem. Một lát sau, bà hộ bế vào trình sư cụ một
đứa con trai mới để và bạch rằng sư nữ, mẹ đứa bé đã chết sau khi Ở cử. Sư cụ
ngắm nghía đứa bé, thấy Ở trong lòng hai bàn tay nó in rõ bốn chữ son: Sơn hà xã
"Ngài hiểu rằng lời thần mộng đã ứng rồi, bèn hết sức nuôi dạy cậu nhỏ.
Tháng, năm qua đứa bé vụt đã lên sáu tuổi. Một hôm, nhà sư truyền cậu bưng oản
lên chùa cúng Phật, cậu ta tinh nghịch khoét hết lòng oản ăn trước.
"Sớm hôm sau, sư cụ gọi chú nhỏ mà mắng rằng:
"- Mày hỗn lắm, dám ăn vụng oản cúng.
"Chú bé mủm mỉm cười:
"- Ai mách mà cụ rõ?
"- Đức Long Thần đã báo mộng cho ta.
"Chú nhỏ tức lắm, định tâm báo thù người đã phản mình. Chờ lúc sư cụ ngủ
rồi, chú nhỏ lẻn lên chùa, đánh vào cổ ông Long Thần ba cẳng tay đoạn lấy bút
viết lên lưng pho tượng bốn chữ: Lưu tam thiên lý. Sáng sớm, nhà sư vừa thúc giấc
đã vội lên chùa xem, vì Long Thần có mộng cho nhà sư biết là có Thiên tử đày
mình đi xa. Quả nhiên, sư cụ thấy cữ Công Uẩn viết trên lưng phon tượng. SỢ hãi,
sư cụ lấy nước để rửa nhưng rửa thế nào cũng không sạch. Gọi Công Uẩn vào
trách thì chú nhỏ lấy nướt bọt lau sạch ngay.
"Năm Công Uẩn tám, chín tuổi, sư cụ cho sang chùa Tiêu Sơn để học nhà sư
Vạn Hạnh. Công Uẩn rất thông minh nhưng học rất lười. Một hôm, cu cậu không
thuộc bài, sư cụ bèn trói lại bắt nằm ngủ suốt đêm Ở mặt đất. Công Uẩn vẫn trơ
tráo như không lại còn ngâm câu đối chơi là khác".
Bội Ngọc nghe cha nói đến đây, vội cúi mặt để giấu một nụ cười.
Phạm Thái sư cũng cười:
- Anh học trò biếng nhác ấy thế mà hay chữ đáo để? Anh ta ngâm:
"Canh khuya chẳng dám giang chân duỗi.
~ ngại non sông xã tắc xiêu!...
"Sư cụ Vạn Hạnh, đã nghe sư cụ chùa Ưng Tâm kể chuyện Lý Công Uẩn, nay
lại thấy chàng ngâm câu nọ, bỗng đem lòng kính sợ, vội nhảy xuống đất, cởi trói
tha cho chàng..."
Phạm Thái sư lặng im một lát đoạn bảo con:
- Thân thế và khí phách Công Uẩn như vậy nên nhiều người tin chắc chàng sẽ
làm vua. Ngọa Triều Hoàng đế cũng ngờ vực Công Uẩn, nên mới sai chàng vào
Nam, có ý mượn quân Chiêm Thành giết chàng. Bạo chúa lại cho rằng cha cũng
đồng mưu với Công Uẩn...
Bội Ngọc giật mình nhìn cha; sắc mặt nàng biến hẳn...
Phạm Thái sư thở dài:
- Bạo chúa đã ngờ thì kẻ bị ngờ phải chết. Cha con ta đã tới lúc phải lìa tan rồi
đây? Nhưng,c ha dù chết cũng không ân hận gì. Cha chỉ lo cho con. Hiện giờ,
Công Uẩnđi xa, cha thì không biết thì sẽ phải hạ ngục lúc nào...
- Cha ơi?...
- Cha định cho con lánh trước đi. Con hãy trốn về CỔ Pháp, vào chùa Tiêu Sơn
nhờ sư cụ Vạn Hạnh che chở cho. Cha đã có thư cho sư cụ rồi.
Bội Ngọc run:
- Thưa cha, cả hai cha con cùng trốn đi có hơn không?
Thái sư lắc đầu:
- Không thể được? Cha đành cam chịu chết cho trọn nghĩa với nhà Lê. Cha
không muốn hậu thế ngờ cha là một kẻ bầy tôi bất trung. Còn như con, con phải
tạm lánh đi để chờ ngày khác...
- Con lòng nào bỏ cha Ở lại mà đi cho đành?...
Bội Ngọc vừa nói vừa khóc nức nở...
- Con không nên câu nệ quá. Vả lại, chính cha đây truyền lệnh cho con phải ra
đi, con không được cưỡng lời. Con ra đi và nên tỏ ra là một người con xứng đáng
của cha, người vợ xứng đáng của chồng con. Con hãy chờ lúc chàng về...
- Nhưng đã chắc đầu chàng thoát tay bạo chúa?
- Điều ấy, con chớ ngại. Lòng Trời đã định, người ta, dù là đấng vua chúa,
không thể làm khác được. Lúc này, con nên tin Ở Trời.
- Cha ơi?...
- Con không được nói gì thêm nữa? Con phải đi ngay bây giờ. Con hãy cải
trang làm một gã thư sinh. Trong khi ấy, cha bảo nó gióng ngựa và dặn dò tên lão
bộc Trọng Tín để nó theo hầu con...