Hồi 1

Sum vầy mấy lúc tình cờ

Chẳng qua bên gối một giờ mộng xuân.
Giận thiếp thân lại không bằng mộng.
Thôi gần chàng bên Lũng Thành Quan.
Khi mơ những tiếc khi tàn,
Tỉnh trong giấc mộng muôn vàn cũng không!
Nguyễn Thị Điểm

Trong vường hoa dinh quan Thái sư chí sĩ Phạm Cự Lượng Tướng công -
khuất sau dải tường đá ong rêu phủ - Không khí lúc nào cũng dịu dàng và sực
nước hương thơm...
Những khóm liễu mo màng, những gốc đào cổ kính, những cụm hải đường,
tầm xuân, thược dược in bóng dưới gương hồ.
Ngồi trên các đầu cột trụ hoặc đuổi nhau trên các mái lầu cong, những cặp kỳ
lân, những đôi phượng sứ phản chiếu nắng xuân thành những tia lửa cầu vòng chói
lọi
Đàn bướm ngũ sắc tung bay...
Con hoàng oanh, chiếc thoi vàng thấp thoáng trong tơ liễu biếc, véo von ca
khúc xuân tình. Tiếng hót của chim, phản chiếu cái tiếng gọi thiết tha của một linh
hồn lẽ bạn ấy, khiến nỗi lòng của Bội Ngọc càng não nùng...
Nàng ngồi dựa bao lan hiên Lãm Thúy và im lặng hằng trống canh, ủ trong
khóe hạnh cả một nổi buồn sâu thẳm...
Chợt nghe Oanh kêu, Bội Ngọc thở dài, nhìn lơ đãng cảnh hoa viên đầy bóng
râm và ánh nắng, đầy hương thơm và muôn tiếng mơ hồ của tịch mịch.
Bội Ngọc là con gái một của Phạm Thái Sư.
Sinh trưởng Ở một gia đình sang quý vào bậc nhất nhì trong nước. Bội Ngọc,
từ nhỏ, chỉ biết những nâng niu chiều chuộng, những hương xạ ngọc ngà với tất cả
sự thỏa thuê do địa vị.
Hơn thế nữa, Bội Ngọc còn có mới nàng cả mốt áng thanh xuân đầy ước hẹn
và một nhan sắc tuyệt trần gian.
Phải, ai còn không biết tiếng Bội Ngọc là hoa khôi của thời đại?
Mà, trên gương mặt thiếu nữ, cái nó khiến người ta chú ý nhất tức là cái màu
da lỗng lẫy, nỏn nà, như màu cẩm thạch.
GÒ má nàng hơi cao, cái cằm nàng hơi lẹm, cặp mắt nàng dịu dàng, trong lặng
và làn môi thắm luôn luôn như ngậm nét buồn càng khiến cho dung mạo ấy có một
vẽ trinh tĩnh u nhàn
Đối với dục vọng phàm trần, nhan sắc của thiếu nữ có khi băng tuyết, xa xôi
quá Nhưng, đối với những mắt xanh lạc loài trong thế tục, đó lại là một vẻ đẹp
khó lòng quên, mặc dầu chỉ khi nó thoáng qua giây phút, như cái bóng mộng
mong manh.
Nàng vận một áo gấm ngắn rộng tay màu hồ thủy, vạt lẩn trong những nếp
xiêm là riêm rúa, bó chẽn lấy lưng ong bằng một sợi kim tuyến có tua dài.
Y phục nghê thường ấy khiến nàng, mỗi khi cử động, chập chờn như con
bướm lượn trong hoa.
Đối với một người như Bội Ngọc, cuộc đời phải là một bài thơ dệt bằng những
ước vọng muôn màu.
Vậy mà, trái lại, nàng đã ủ trong khóe mắt cả một nỗi buồn sâu thẳm?...
Vậy mà, cùng buổi sớm xuân hôm ấy, nàng âm thầm, ủ rủ trong khi cả tạo vật
tươi vui
Thỉnh thoàng nàng, khẻ nâng mảnh khăn điều thấm cạn giọt châu đọng sau
diềm mi mắt. Cử động ấy cho ta được thoáng trông bàn tay nàng, nó là cả một
công trình mỹ thuật, với những ngón búp măng trắng nõn, với những móng thon
thon kiểu hạt hạnh, bóng như những mảnh ngọc màu hồng.
Nhưng, vì sao Bội Ngọc buồn?
Là vì, đã sáu tháng nay, cuộc đời êm đẹp của nàng bỗng trở nên một khúc
tương tư, rồi một bài ly hận.
Đã sáu tháng nay, giữa hôm lễ thọ Phạm Tướng công...
Ngài vốn là đệ nhút công thần của Đại Hành Tiên đế nên, mặc dầu Ngài đã về
chí sĩ, vua quan trong Triều vẫn một niềm trọng vọng. Hôm lễ thọ Phạm Thái sư,
bởi thế, các vương hầu khanh tướng đều khắp mặt lại mừng.
Từ quá giờ Ngọ hôm ấy, bao nhiêu ngựa xe võng lọng mà Kinh thành Hoa Lư
có thể có được đều dồn lại trước Hầu Môn, bao nhiêu trâm hốt hoa bào đều hẹn
nhau khoe đẹp phô tươi với cỏ hoa trong Tướng phủ, bao nhiêu nhạc khí cùng
đồng thanh cử khúc sinh ca làm rộn rịp bầu không khí bình nhật êm đềm như cửa
một nơi tĩnh thất.
Thế rồi, giữa khi ngoài khách đường diễn ra cái cảnh yến diên hoa lệ. Phạm
thái sư khẽ lãng vào tư thất và truyền gọi tiểu thư. Ngài âu yếm cầm tay con gái,
dắt nàng lại sau bức rèm hoa đoạn trỏ một thiếu niên tân khách uy nghi như một vị
thiên thần.
- Tứ tương Quân chế Chỉ huy sứ Lý Công Uẩn kia sẽ là giai tế của lão!
Câu nói khiến Bội Ngọc thẹn thùng cúi mặt. Nàng thẹn. Nhưng, cũng từ lúc
ấy, tấm lòng xuân thắc mắc vương tơ...
Nàng bắt đầu mất hết sự yên tĩnh của tâm hồn: Gương mặt Lý Công Uẩn luôn
luôn theo dõi nàng như một ám ảnh...
Tình yêu, một khi có đủ thỉ giờ và sụ nhà rỗi, thường trở nên một sức mạnh
tàn phá không ngờ.
Mãi ngày, Bội Ngọc ẻo lả đi chẳng khác cây non thiếu ánh sáng, nàng cố vui
mà chẳng thể vui. Các tiêu khiển hàng ngày không những không đem cho cặp môi
phai cái nụ cười vô tư lự của tuổi trẻ mà càng khiến tấm lòng nàng đã héo hon vì
khát vọng càng thêm nung nấu.
Tuy vậy, Bội Ngọc, mãi đến lúc này, chẳng qua bắt đầu nếm những kẹo kuột
tuy hun đốt mà say sưa ái tình.
Nàng thực đau khổ mới từ hôm đạo sắc chỉ tàn sát những người họ Lý ban
hành.
Nguyên nhân sự tru lục hãi hùng ấy lại chỉ là giấc mơ vô nghĩa lý:
Một đêm kia, vua Ngoạ Triều mộng thấy mình ăn một quả lê mà lạ thay? Cái
hột bên trong lại là cái hột mận.
Lẽ tất nhiên quan giải mộng được vời vào bệ kiến. Rồi, chẳng rõ thù riêng hay
cốt làm to chuyện để hót vua, quan lớn đoán ngay rằng cứ theo điềm gở nọ, ngôi
nhà Lê sẽ mất về họ Lý.
Ngọa Triều Hoàng đế nổi giận lôi đình và tức khắc gián chỉ tru di quân bạn
nghịch chẳng kể là oan hay không, bất luận kẻ bị thảm hình Ở địa vị nào trong xả
hội.
Đạo sắc chỉ viết bằng máu ấy, như một cơn bão, ném tung sự khủng bố xuống
đầu lê dân đã ngắc ngoải dưới chính sự hung tàn.
Mà, riêng phần chàng, Công Uẩn chắc chắn sẽ phải chi acái số phận của biết
bao kẻ hàm oan, bởi lẽ chàng cũng thuộc dòng họ Lý.
Bội Ngọc tê mê vì tuyệt vọng. Càng tuyệt vọng, thiếu nữ càng cảm thấy đời
nàng chẳng thế nào toàn vẹn được một khi Công Uẩn sẽ không còn. Nàng đã liều
cầu khẩn phụ thân để ngài cố vận động thử xem có cứu được chàng không. Phạm
Thái sư chỉ thờ dài gạt nước mắt: Ngài đã nhiều phen được hiểu rõ tấm lòng sắt đá
cuả Ngoạ Triều Hoàng đế.
Thế là từ hôm ấy, cuộc đời thiếu nữ trở nên một cực hình. Nàng tê mê đau khổ
không bút nào tả xiết: mỗi hơi thở của nàng là một tiếng xé ruột; mỗi giọt nước
mắt của nàng là một giọt máu đào; mỗi tiếng động của tim nàng là cả một tiếng ca
trường hận.
Cảnh vật xung quanh nàng tươi thắm bao nhiêu lòng nàng ủ ê bấy nhiêu;
muôn vật rộn rịp chừng nào, nàng thấy quạnh hiu chừng nấy.
Chiều đến, hễ trong nhà vừa đỏ ánh đèn, Bội Ngọc đã lui vào phòng khuê và
ních chặt cửa lại. Nàng chẳng kịp trút bỏ áo xiêm, nằm lăn ra trên nệm thúy;
gương mặt vùi dưới mái tóc óng như mây.
Nàng yên lặng rất lâu, tựa hồ đã ngủ kỹ. Nếu, thỉnh thoảng những tiếng thổn
thức chẳng làm cho vai nàng rung động...
Bội Ngọc khóc suốt đêm, khóc ngấm ngầm trong tĩnh mịch, khớc mãi tới khi
sự mệt nhọc về gần sáng khiến nàng thiếp đi.
Lúc này, mộng tưởng của nàng chắc cũng chẳng vui bởi những tiếng thở dài
vẫn luôn luôn thoảng lọt qua mớ tóc thơm mùi xạ...
Bức rèm hoa sịch động: Vân Hương Ở ngoài về.
- Kính bẩm tiểu thư, vẫn chưa ai rõ âm hao gì về Lý tướng quân hết. Chỉ có
vừa rồi, lính phòng thành vác lao đi rao khắp phố rằng: đúng Ngọ hôm nay, đức
Hoàng đế sẽ ngự thuyền ra xem trầm hà bọn tội phạm.
Bội Ngọc đứng phắt dậy; sắc mặt nàng tái đi.
- Trầm hà?
- Bẩm vâng. Các tội nhân hiện đã phải đóng cũi?
Bội Ngọc rên ai oán:
- Trầm hà?... Trời đất ơi?...
Nàng ngã ngồi xuống kỷ bạch đàn ngây ra như người mất vía.
Ngoài vường hoa, con oanh vàng vẫn véo von ca nốt khúc xuân tình.
Bỗng, một ý định làm cho Bội Ngọc như pho tượng vô hồn, hoạt động hẳn
lên. Sắc mặt nàng đỏ bừng; hai mắt nàng sáng quắc.
- Vân Hương, giờ nào rồi?
- Bẩm giờ ty.
Thiếu nữ khẽ nói bằng một giọng mê sảng:
- Giờ ty rồi? Chỉ còn một giờ nữa... Vân Hương, ta muốn thấy chàng một lần
nữa, trước giờ ly biệt cuối cùng.
A hoàn ngẫn ngơ nhìn thiếu nữ? Sự táo bạo của nàng thực phi thường. NÓ toan
lựa nhời can gián vì, ngoài những nguy hiểm mà sự liều l~nh của Bội Ngọc có
thêm đem lại cho nàng được, nó e nàng không giữ nổi yên tĩnh trước cảnh tượng
thương tâm.
- Ta bảo mày có nghe tiếng không mà đứng ỳ ra đấy?
Giọng gắt gỏng của Bội Ngọc khiến Vân Hương sợ hãi. Phục tùng, nó quỳ
xuống và khẽ xâu hài phượng vũ vào chân nàng, hai bàn chân nhỏ nhắn; gót thắm
như son.
NÓ sửa lại cho Bội Ngọc những nếp áo xiêm nhăn; xoa lên hai gò má nàng
một lớp bụi phấn hồng; vấn lại búi tóc mây lỏng lẻo...
Xong ngần ấy việc, Vân Hương vội chạy đi tìm bọn gia nhân để báo cho
chúng biết cái ý định hãi hùng của Bội Ngọc.
Dinh Phạm Thái sư Ở kề bên tả ngạn sông Nho Quan nên, chỉ một lát sau, Bội
Ngọc đã từ trong rặng cổ từng bước xuống chiếc thuyền hoa chực sẵn dưới mấy
bậc đá xanh rêu...