Tiến sĩ toán Phạm Trung Tân bây giờ là giảng viên chính thức tại đại học Stockholm. Anh được mời và đã ký hợp đồng làm việc dài hạn với trường này. Ông bà Nghĩa vừa hân hoan vừa phân vân. Vui vì con mình thành người. Phạm Trung Tân trở thành một tên tuổi gắn liền với trường phái toán của Viện toán trường Đại học Stockholm. Học trong nước, Tân là học trò xuất sắc của những giáo sư hàng đầu Việt Nam. Được nhiều người đánh giá là môn đệ đáng nể trọng của L. Schwartz, B. Russel, C. Chevalley... Đơn giản là vì Tân đã tự xây dựng được cho mình ý chí để ngỏ cửa tâm hồn mình đối với trí tuệ…Sau khi ra trường, ngay lập tức Tân bị cuốn hút vào những trận phong ba mới của các lý thuyết về cơ học lượng tử, những cơn bão táp mới được dấy lên từ thời A. Einstein, N. Bohr, L. de Broglie, W. Heisenberg, E. Schroerdinger... Dựa vào những quan điểm mới về “sự hỗn độn tất định” đang đảo lộn phương thức tư duy tuyến tính vốn có trong hầu hết các ngành khoa học từ nhiều thập kỷ nay, Tân đi sâu vào các bài toán của lý thuyết về phân bổ không đều, với hy vọng tìm ra những ứng dụng quan trọng trong môn vật lý...Song ông Nghĩa vẫn băn khoăn, ông nói với vợ:- Đất nước này nuôi nó thành người, nhưng nó lại đi làm thuê ở nước khác. Đành rằng khoa học không có biên giới quốc gia, nhưng chẳng lẽ đất nước mình nuôi nó công cốc? Hay là mình không cần người tài?- Anh và em đều là đảng viên, chúng mình can đảm nhìn vào sự thật đi. Theo anh, Tân về nước liệu có tìm được chỗ làm việc phát huy được khả năng của con không?- Anh đã hỏi thẳng con chuyện này. Con bảo đã thử mấy chỗ rồi nhưng thất bại. Toán thì học bao nhiêu cũng được, nhưng khôn ngoan thì con nói là không muốn học, nên tự cho mình chỉ số về khôn ngoan thấp và nó cũng không thích học khôn ngoan theo cách đó...- Mai cũng đồng ý như em của nó! Mai nói với em: Bố mẹ đừng can thiệp vào làm Tân phải suy nghĩ. Tân làm khoa học, đừng để uổng phí tài năng của nó.- Chết thật, cái Mai nhà này cũng nói thế à?- Vâng, cái Mai còn nói với em: tụi nó cũng chung số phận như bà con nông dân khi chưa có khoán, phải sống vào mảnh đất 5%(°) [(°) Phần đất chia cho xã viên hợp tác xã nông nghiệp để làm kinh tế gia đình, là 5% diện tích ruộng đất bình quân của mỗi xã viên trong hợp tác xã.] của mình để làm những công việc khoa học chân chính, nghĩa là đích thực khoa học, Tân là một trong những người giúp đỡ bọn nó được nhiều việc.- Trời ơi, trong trong khoa học cũng phải sống vào mảnh đất 5% à?- Vâng. Trí thức ngày nay hèn quá phải không anh?- Nói cho công bằng, anh và em có dũng cảm hơn con đâu! Cái đáng làm thì không làm hoặc không được làm, nhiều cái vừa lãng phí, vừa trái lè lè mà học thức quèn như chúng mình cũng phải nhắm mắt cho qua, huống hồ lũ trẻ nhà mình..! Ngoài ra còn phải kể đến tính đố kỵ nhau gần như cố hữu nữa trong giới khoa học em ạ.- Có chuyện đó. Theo em hình như đố kỵ tuy rất cảm tính, nhưng về mặt nào đó cũng là cần thiết của khoa học anh ạ, chỉ có điều đôi lúc hơi thái quá, tệ hại hơn nữa là bị chính trị hoá thành bệnh tật. Làm nghề dạy văn, em thấy rõ chuyện này.- Em làm anh nhớ đến chuyện chửi nhau loạn xạ cách đây vài hôm của mấy nhà văn nhà thơ trên mấy tờ tuần báo, lời lẽ mất hết cả tính văn học! Họ khinh mạt người đọc quá xá.- Phải nói là mất hết cả văn hoá mới đúng chứ! Chuyện của Tân, tốt nhất để cho Tân tự lo anh ạ...Nghĩa thực sự bí:- Thế này thì chắc lại thêm một Đặng Thái Sơn nữa mất thôi! Biết làm thế nào... Thành tài rồi lại ra nước ngoài mất!- Nhưng nếu thêm được một Đặng Thái Sơn như đang dạy ở Nhật thì cũng rạng danh cho nước ta, có làm sao đâu anh?- Đành là thế... Nhưng...- Anh chưa hiểu hết đâu...- Anh chưa hiểu cái gì?Bà Nguyệt đắn đo một lúc rồi mới nói với chồng:- Anh phải thông cảm cho Tân về chuyện này anh ạ... Tâm sự với em, có lúc con thốt lên:...Mẹ ơi, thiên tài như Anh-stanh (Albert Einstein) trong môi trường xã hội của ông ta mà đã có lúc còn phải than thở là không thể thắng được thế lực của những kẻ ngu dốt, vì bọn họ đông quá!.. Huống chi trong cái xã hội này con chỉ được coi là cái đinh gỉ còng queo...- Chết thật, Tân tự ví mình như vậy à?- Vâng... Nhưng em lại lo chuyện khác.- Chuyện Linda Palme?- Chứ còn chuyện gì nữa! Đi Tây, nó sống theo kiểu Tây mất rồi.- Em không thích con dâu Thuỵ Điển?- Anh bênh nó à? Rõ là cha nào con ấy.- Em thù dai thế? Natasa bây giờ chắc đã là bà nội hay bà ngoại mấy lần rồi...- Nếu chúng nó thật sự yêu nhau thì cưới phắt đi. Vợ chồng mà không phải vợ chồng thì đạo lý ta không chấp nhận được.- Thế hả?- Anh đừng quên, Nam không còn nữa, đến lượt Tân phải làm nhiệm vụ trưởng nam của họ Phạm đấy!Ông Nghĩa không nói gì thêm được.Trong lòng thực ra Nghĩa không lo lắm nỗi lo của vợ. Ông hoàn toàn tin rằng con trai mình ý thức được đầy đủ về cuộc sống riêng của mình, chẳng có lý gì bắt nó nhất nhất rập khuôn theo lối sống của bố mẹ. Hiện Linda cũng là giảng viên của đại học Stocholm, tiến sĩ kinh tế, chuyên sâu về lĩnh vực phát triển quyền năng con người. Nhưng việc Tân không công tác trong nước lại làm ông suy nghĩ mung lung hơn nhiều...Tốt nghiệp đại học, Lindao tin buồn: Phương, người em trai út của ông giáo, đã hy sinh trong chiến dịch biên giới 1950, giải phóng Cao Bằng và Lạng Sơn. Bà giáo Tuyên lại khóc...... Từ khi về nhà chồng, bà Tuyên làm việc miệt mài trong hiệu vàng Quảng Lợi để có nguồn thu trang trải mọi việc trong gia đình chồng. Được bố mẹ cho ít vốn chung với cửa hàng, lại chơi họ, nên cuộc sống gia đình vợ chồng bà tạm coi là đủ ăn, cũng có thể nói là sung túc chút ít. Bà hết lòng chăm lo cho ba em chồng là Học, Tuấn và Phương được học hành nên người, vì bố mẹ ông Tuyên mất sớm. Tình nghĩa chị em gắn bó... Riêng Học đã tự quyết định đi làm sớm, để đỡ gánh nặng cho anh chị mình. Bây giờ Tuấn và Phương không còn nữa. Khi chưa lấy vợ, ông Tuyên đi dạy học, một mình tự kiếm sống và nuôi ba em... Bà còn nhớ vào khoảng năm bốn mươi, bốn mốt, Tiêu - em con chú con bác với ông Tuyên - và Phương bỗng nhiên rủ nhau đi đâu biệt tăm. Giữa năm bốn nhăm cả hai cùng về Hà Nội, bí mật vận động cho Việt Minh.... Ngồi nhìn mãi làn khói mảnh mai của nén nhang trên bàn thờ, nhiều lúc cụ Tuyên bà cảm thấy những kỷ niệm trong dĩ vãng cứ đứt quãng, bị những bóng đen xua đuổi, nuốt chửng. Những bóng đen ấy lớn lên rất nhanh, trở thành những quả bom to tướng, đùng đùng nổ tung, giết chết không biết bao nhiêu người, tàn phá nhà cửa, vùi lấp không biết bao nhiêu năm tháng... Những người sống sót bị hất tung toé đi tứ phương...Trời ơi, Hoài, gia đình chú Học bắn mãi sang tận bên Mỹ, Lễ bị ném vào trại cải tạo. Rồi cụ thấy nhiều khuôn mặt thân thương, nghe rõ cả giọng nói tiếng cười, cứ chờn vờn lúc gần lúc xa... Ôi ông ơi, các chú ơi... Minh ơi, Thu... Ôi các cháu tôi...Cụ Tuyên bà hai tay ôm chặt lấy ngực.... Lễ là người đầu tiên vào trại cải tạo mợ ạ, vợ Lễ học luật... Vợ chồng Hoài có ba gái một trai... Cuộc sống của chú thím Học và các em các cháu bên ấy tạm ổn, nhưng Mạnh không còn nữa... Con chưa đến thăm vợ Lễ được, vì ông quản gia cho biết cô ấy dát lắm, không tin ai cả... Lễ và Hoài sẽ về thăm mẹ chứ? Hai con về thăm mẹ chứ, chiến tranh hết rồi mà... Mẹ muốn biết mặt các cháu... Cho mẹ biết mặt các cháu đi!..Đoán là nén hương đã cháy hết, ông Chính nhè nhẹ mở cửa phòng bước vào:- Đã khuya rồi, mợ đi nghỉ đi ạ. Để con mắc màn cho mợ.- Mợ không mong gì hơn là sớm được gặp vợ chồng Lễ, vợ chồng Hoài, chú thím Học, các cháu...- Chỉ cần mợ mạnh khoẻ, nhất định mợ sẽ gặp được ạ...Mắc màn xong cho mẹ, ông Chính sang phòng bên, nhìn đồng hồ rồi giục Nam:- Đã đến giờ nhà mình đi lấy nước đấy. Đêm nay cố xách đầy cả hai phuy, đừng bỏ dở như đêm qua con nhé.- Hoà bình rồi mà điện nước cứ mất luôn.- Con ơi, chiến tranh vừa mới kết thúc.