Chương 4

Bản đánh giá cuộc chiến tranh Khmer đỏ trên biên giới nước ta do tướng Lê Hải ký gây ra cho ông Đoàn Danh Tiến những ý nghĩ trái ngược nhau. Ban Tuyên huấn, nơi ông mới được chuyển đến từ chưa đầy một năm nay, thường được trên cung cấp những tài liệu quan trọng như vậy để tham khảo cho việc soạn viết bài giảng cho các lớp chính trị. Là vụ trưởng Vụ Biên tập của Ban, ông Tiến là người duy nhất trong Vụ được Ban cho phép tiếp cận những tài liệu ở cấp độ này. Cũng có lúc ông được thay mặt Ban dự những cuộc họp liên tịch nhiều cơ quan về các chủ trương chính sách mới. Song tại những cuộc họp này ông nghe là chính. Ông tự biện hộ: Nhiệm vụ của mình bắt đầu sau khi những cuộc họp này kết thúc...
Nghề làm báo lâu năm trước đây của ông tạo cho ông cơ hội quen biết nhiều nhân vật quan trọng, nhiều đối tượng khác nhau trong xã hội. Cuộc sống đào luyện cho ông cách đối nhân xử thế thích hợp. Ông biết nhiều, đi nhiều và viết cũng nhiều. Sự lão luyện đã làm ông nổi danh trên nhiều tờ báo. Chính điều này khiến cấp trên bứt ông ra khỏi công tác làm báo để tăng cường cho công tác tuyên huấn, nhất là từ khi cuộc kháng chiến chống Mỹ xâm lược đi vào thời kỳ kết thúc, đất nước đứng trước nhiều vấn đề mới...
Phân tích của Lê Hải về tình hình trong khu vực và âm mưu của Khmer đỏ có cơ sở xác đáng - ông Tiến thừa nhận Nhưng sao Lê Hải bi quan thế? - một quân nhân đã đi từ Bắc vào Nam rồi lại từ Nam ra Bắc... Đất nước là tuyến đầu chống chủ nghĩa đế quốc, là người đi tiên phong trong cao trào cách mạng thế giới, ai sẽ dám đụng đến ta nữa? Trong chiến tranh, cái đáng sợ nhất là tư tưởng hữu khuynh. Sau chiến tranh, cái đáng sợ nhất cũng là tư tưởng hữu khuynh. Bắt tay vào xây dựng chủ nghĩa xã hội lại càng phải chống hữu khuynh... Là một quân nhân từng trải, sao Lê Hải lại có thể đưa ra những nhận xét bi đát như vậy?
Hay là Lê Hải ăn phải đũa Phạm Trung Nghĩa? Mình đã mấy lần tranh luận với tay này tại các hội nghị bàn về công tác tư tưởng trong thời bình. Anh chàng thương binh này hình như cũng bị chiến tranh làm bị thương cả ý chí chiến đấu. Anh ta lo lắng quá nhiều về các vấn đề sau chiến tranh.
Qua nhiều lần tiếp xúc với ông Lê Hải, ông Tiến còn biết việc Nghĩa đang xin giải ngũ. Nghiên cứu xử lý cuộc chiến tranh biên giới của Khmer đỏ, lại do một người bị thương về tinh thần chiến đấu chấp bút, thì làm sao có được tư tưởng tiến công? Chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ là tối thiêng liêng, bất khả xâm phạm. Lại còn hoạ diệt chủng nữa, mỗi ngày hàng trăm hàng nghìn người dân Campuchia vô tội bị Khmer đỏ giết hại, ta khoanh tay ngồi nhìn được sao? Đã thắng Mỹ, chẳng lẽ không thắng được Khmer đỏ? Phải thừa thắng xông lên mới đúng chứ!
Bài chính luận của ông nhằm bác bỏ những quan điểm của ông Lê Hải mà không nêu đích danh Lê Hải ra đời trong bối cảnh như vậy.
Cả nước đang bừng bừng khí thế, bài báo tạo thêm hưng phấn lòng người và gây tiếng vang lớn. Nhưng trước hết bài báo đã đánh trúng lòng tự ái của một dân tộc vừa mới chiến thắng vẻ vang! Ông Tiến hoàn toàn bị bất ngờ về điều này, cảm thấy mình đang bay vút lên trời cao...
Ông tự rút ra cho mình một kinh nghiệm mới: Thì ra dư luận là một cái gì đó khá mong manh, dễ tác động nếu biết lựa chiều thích hợp! Từ ngày chuyển hẳn về Ban, ngót nghét một năm nay, qua bài báo này ông mới có dịp lại xuất hiện trở lại trên diễn đàn báo chí. Vốn là dân cầm bút viết chuyên mục chính luận, việc bác bỏ những ý kiến của Lê Hải và Phạm Trung Nghĩa đối với ông không khó. Đồng thời nghề viết lách của ông cũng dạy cho ông sự khôn ngoan cần phải có. Ông tránh đụng chạm đến hướng xử lý vấn đề, chỉ đưa ra những lập luận đanh thép về toàn vẹn lãnh thổ, về chủ quyền quốc gia, bảo vệ chủ nghĩa xã hội, giương cao ngọn cờ chiến thắng và nhiều lời bình luận cứng rắn khác.
Sự ra đời đúng lúc của bài báo, lại được nhiều báo chí đăng tải, trở thành một sự kiện báo chí. Những lập luận vững chắc tính lập trường nguyên tắc, tinh thần yêu nước cháy rừng rực trong bài báo, người đọc không bác bỏ vào đâu được... Sự tán thưởng làm cho danh ông Tiến nổi như cồn, tên tuổi ông trong Ban thêm rạng rỡ.
Khmer đỏ tiếp tục leo thang chiến tranh biên giới Tây Nam, cứ như là để tiếp tục thừa nhận những nhận định thôi thúc đầy tính chiến đấu của ông Tiến là đúng đắn. Ông càng cảm thấy hãnh diện, càng cảm thấy được cổ vũ đi sâu hơn nữa vào các lĩnh vực kinh tế, xã hội khác mới nổi lên sau chiến tranh... Không biết tự bao giờ ông đưa ra ngày càng nhiều ý kiến về những lĩnh vực quan trọng như cải tạo xã hội chủ nghĩa, xây dựng quan hệ sản xuất mới, cải cách giáo dục, con đường đi tắt đón đầu của đất nước công nghiệp hoá lên chủ nghĩa xã hội. Ông viết nhiều bài và được in thành tập "tài liệu tham khảo, lưu hành nội bộ, không phổ biến"... Ngôi sao Đoàn Danh Tiến chói sáng trong làng lý luận.
Công việc sau chiến tranh bộn bề, người làm được việc vô cùng thiếu. Đột nhiên Ban chỉ đạo cải tạo xã hội chủ nghĩa ở miền Nam xin ông Tiến vào hỗ trợ công tác tuyên truyền. Đây là nhiệm vụ kinh tế và chính trị rất phức tạp. Có lẽ ánh sáng lấp lánh của ngòi bút lý luận Đoàn Danh Tiến đã thu hút sự chú ý của Ban cải tạo.
Mình ngồi chưa ấm chỗ mà đã có chỉ thị lên đường nhận nhiệm vụ mới! Tuyệt quá, thời cơ lớn đang đến với mình!..
Ông nhâm nhi niềm kiêu hãnh, đón tờ quyết định trên tay với tất cả lòng hăm hở.
- Tôi đến chào anh trước khi vào Thành phố nhận nhiệm vụ mới. Thưa anh, tôi đã sẵn sàng ra trận. - Ông Tiến đến chia tay ông trưởng Ban, thủ trưởng của mình.
- Mời anh ngồi. Thời bình mà anh rất khẩn tr ạ. Làm cho Việt Nam lúc này gặp khó khăn hay bị lên án thì Mỹ đỡ mất mặt, Trung Quốc cũng có lợi, họ được chia phần. Lập trường nguyên tắc của các nước ASEAN không phải là đi với ai vĩnh viễn, mà chỉ muốn vĩnh viễn thực hiện lợi ích quốc gia của họ... Rõ ràng là trong quan hệ quốc tế họ trung thành với quan điểm của Palmerston(°) [(°) Henry John Temple Palmerston (1784 - 1815), ngoại trưởng và Thủ tướng Anh, có câu nói nổi tiếng về quan hệ đối ngoại: “Không có bạn vĩnh viễn, không có kẻ thù mãi mãi, chỉ có lợi ích quốc gia là vĩnh cửu".] như đã có lần tôi báo cáo với anh.
Nhận xét của Nghĩa khiến tướng Lê Hải băn khoăn:
- Quả là lâu nay tôi chỉ mải mê đánh giặc, cho rằng những loại chuyện toạ sơn quan hổ đấu lỗi thời rồi... Khi bàn về thời kỳ hậu chiến, tôi thật sự không chú ý chuyện này lắm. Đầu óc hầu như bị hút hết vào câu hỏi: Làm thế nào mau chóng hàn gắn vết thương chiến tranh, đẩy nhanh xây dựng lại đất nước?
- Bây giờ cây muốn lặng nhưng gió chẳng đừng.
- Để Khmer đỏ quậy phá liên miên thì nước ta không ổn định. Ta trừng phạt đích đáng Khmer đỏ thì nhiều kẻ sẽ lu loa nước lớn ăn hiếp nước bé. Không trừng phạt đích đáng thì cái hoạ Khmer đỏ đối với nước ta không lường được. Mưu đồ thâm ác quá anh Nghĩa ạ.
- Anh phán đoán gì về các chương hồi tiếp theo?
- Đừng quên là nếu phải chiến đấu ở chiến trường Campuchia, sẽ hoàn toàn không đơn giản cho bộ đội ta.
- Anh đúng là ông tướng thiện chiến!
-...
Phòng làm việc của tướng Lê Hải mịt mù khói thuốc. Ông Hải và Nghĩa có thói quen giống nhau là khi bàn bạc hay viết lách gì là đốt thuốc liên tục. Ông rót tách nước chè mới đưa cho Nghĩa, rồi nói tiếp:
- Tôi không biết nhiều lắm về Pôn-pốt và Yêng-sa-ry, nhưng cách đây một vài năm tôi được đọc một vài bài giảng chính trị của Khiêu-sam-phan cho Khmer đỏ, sặc mùi xô-vanh chống Việt Nam.
- Tung đòn Khmer đỏ, họ đánh một lúc bốn, năm mục tiêu!
- Phải thừa nhận đây là một tính toán chiến lược cao thủ. - Tướng Lê Hải đặt điếu thuốc xuống cái gạt tàn, hai tay ôm chén trà, suy tư.
- Xưa nay chúng ta vận dụng lập trường giai cấp, thực chất là dựa vào ý thức hệ để xem xét mọi vấn đề đối ngoại. Bây giờ anh thử điểm danh từng thành viên của tập hợp lực lượng chống ta trong vấn đề Campuchia. Có lẽ đây là điều chúng ta nghĩ chưa tới tầm. Tôi ngờ là như vậy.
- Nói như anh thì vụ Ussuri(°) [(°) Xung đột vũ trang lớn trên biên giới Xô - Trung tại vùng sông Ussuri 1969.] đã xảy ra được trong quan hệ Xô - Trung, thì chẳng có gì bảo đảm những sự việc tương tự như thế không xảy ra với nước ta?
- Vâng. Có thể lắm anh Hải ạ. Anh hiểu đúng ý tôi.
- Vâng. Chính đây là một thứ diễn biến tình hình chúng ta không chịu làm quen anh ạ.
- Trong đánh giặc, lúc nào tôi cũng tự nhắc mình phải biết ta, biết địch. Qua câu chuyện hôm nay, thú thật tôi chưa dám nói chúng ta biết mình, biết người trong cái bàn cờ thế giới hôm nay!
- Sau mấy năm tham gia tổng kết hai cuộc kháng chiến, nói chúng ta mặt này mặt khác còn ấu trĩ thì cũng không oan anh Hải ạ. Trong cái thế giới ranh ma này có điểm này điểm khác chúng ta ngu hơi lâu.
- Nói cái gì thế anh Nghĩa? Ngồi trong phòng này với nhau thì được. Nhưng ở nơi khác thì phải giữ mồm giữ miệng đấy.
- Tất nhiên. Tất nhiên. Chỉ nói với anh thôi! - Nghĩa nhích lại ngồi sát vào Lê Hải rồi mới nói tiếp: - Đã lâu rồi, xâu chuỗi các sự kiện lịch sử lại với nhau, tự nhiên tôi bật ra câu hỏi tại sao suốt hơn một thế kỷ nay, dân tộc ta cứ phải luôn luôn đương đầu với mọi tham vọng của các thế lực lớn nhỏ đủ loại. Hết thực dân Pháp, lại phát xít Nhật, Tàu Tưởng, rồi đế quốc Pháp trở lại, rồi đến đế quốc Mỹ, rồi cả những kẻ theo đóm ăn tàn... Đến Khmer đỏ cũng đánh ta nữa thì thật là quá quắt. Người Trung Quốc muốn gì? Chẳng lẽ kẻ lớn, người bé, ai muốn làm gì với đất nước ta cũng được hay sao hả anh Hải?
- Câu hỏi quá thể đấy anh Nghĩa ạ!
- Câu hỏi không thể trốn tránh được anh ạ. Chẳng lẽ dân tộc mình sinh ra chỉ là để hứng chịu chiến tranh?
- Phải, phải... Sự việc lặp đi lặp lại dưới dạng này dạng khác, khiến tôi nhớ đến câu chửi đổng của các bà mẹ của chúng ta: "Chém cha cái thằng lịch sử! Mày là cái thá gì mà cứ đến bắt mãi con cháu bà đi như thế, hết đứa này đến đứa khác!..” Tôi đã được nghe các chiến sĩ ta kể câu chửi này không biết bao nhiêu lần. Họ biến câu chửi thành chuyện cười ra nước mắt!
- Trí tuệ dân gian mà anh! Thâm thuý vô cùng. Anh xem, trong lịch sử hiện đại có dân tộc nào trên thế giới phải đương đầu với những thách thức ghê gớm suốt thời gian dài như thế không?
- Trong vòng ba, bốn tháng Khmer đỏ đã quét sạch hết dân chúng ra khỏi Phnôm-pênh, giết chóc vô cùng dã man. Báo chí nhiều nước tố cáo Khmer đỏ phạm tội ác diệt chủng, nhưng lại chỉ nói qua loa các vụ đánh phá biên giới tàn sát dân ta.
- Tin mới nhất cho biết Khmer đỏ đã quản thúc Sihanouk, giết một số con cháu ông ta. Thế nhưng họ vẫn một cánh với nhau anh Hải ạ!
- Nhìn theo con mắt quân sự, tôi không lo ngại lắm chuyện đánh đấm của Khmer đỏ. Nhìn theo con mắt chiến lược, tôi thực sự lo ngại mối câu kết trong tập hợp lực lượng này. Bây giờ anh về viết lại những điều chúng ta vừa trao đổi thành bản nhận định của Viện ta để trình lên trên đi. Nói thẳng, nói hết.
- Vâng, tôi sẽ làm. Tôi có điều này không biết có nên nói ra không, anh Hải...
Tướng Lê Hải chăm chăm nhìn vào gương mặt chợt hiện lên đôi nét dè dặt của Nghĩa. Ông không nói ngay, mà muốn đoán xem sự dè dặt này nói lên điều gì. Khi đặt vấn đề xin giải ngũ, Nghĩa cũng không giấu được sự dè dặt như thế. Chẳng lẽ lại chuyện này...
Mãi rồi Lê Hải mới đặt chén nước chè đã uống hết từ lâu xuống bàn:
- Anh nói đi.
- Đây mới chỉ là một ý nghĩ ám ảnh trong đầu tôi thôi...
- Là lính sao mà quanh co thế?
- Từ rất lâu rồi, dài dòng và khó diễn đạt lắm...
Nghĩa châm điếu thuốc mới, lặng lẽ rót nước cho cả hai, rít liền mấy hơi nhưng vẫn ngồi im. Lê Hải cũng rít thuốc, chờ đợi. Ông hiểu câu chuyện Nghĩa muốn nói hẳn là khó nói...
- Anh Hải ạ, tôi sẽ làm bản đánh giá tình hình theo tinh thần anh vừa nói. Ôn lại chuyện cũ, tôi đắn đo lắm... Lâu nay chúng ta mới chỉ nhấn mạnh một phía.
- Phía nào?
- Chúng ta thường nhấn mạnh đến khía cạnh cuộc đấu tranh giàu chủ nghĩa anh hùng cách mạng của dân tộc ta. Nhưng hình như đó chưa phải là tất cả những thách thức nước ta phải đối phó.
- Anh nói rõ hơn nữa xem nào.
- Phải chăng về đại cục nước ta thắng lớn các cuộc chiến tranh xâm lược, nhưng vẫn ở trong thế bị động về chiến lược? Hình như chính suy nghĩ của anh cũng đang lần mò theo hướng này.
- Bị động chiến lược như thế nào?
- Bị động chiến lược trong cái bàn cờ lớn của thế giới!
- Nói cái gì thế? - Lê Hải như bị điện giật.
- Lùi thật xa mọi sự vật để nhìn lại cho rõ thì câu chuyện có lẽ là như thế...
Lê Hải đứng dậy, đi đi lại lại, một lúc sau mới quay về phía Nghĩa:
- Có thể... Có thể... Nếu đúng như vậy, cái gì là nguyên nhân gốc hả Nghĩa?
- Tính chi li ra là gần hai thế kỷ, cái thằng lịch sử các bà mẹ của chúng ta vẫn nguyền rủa là như thế đấy!..
- Anh nói ta bị động chiến lược gần hai thế kỷ? - Lê Hải lúc này không giấu nổi sự ngạc nhiên của mình.
- Vâng, hai thế kỷ bị đánh mất, bị cướp mất! Đầu tiên là dẫn đến việc mất nước vào tay thực dân Pháp. Vì mất nước nên mới rơi vào cái thế bị động liên miên cho đến ngày hôm nay! Hết phải đối mặt với kẻ thù này lại phải đối mặt với kẻ thù khác, hầu như không dứt... Từ hai năm nay tôi vật lộn với điều nghi vấn này...
- Anh nói tiếp đi. Cho đến nay chúng ta chỉ mổ xẻ mọi tội ác của thực dân đế quốc, quả thực chưa nhìn kỹ lại những yếu kém của chính nước mình suốt gần hai thế kỷ vừa qua, trước hai thế kỷ vừa qua...
- Vâng, đúng thế. Lịch sử hình như đang cung cấp thêm cho chúng ta một phương pháp luận khác, một cách nhìn khác nữa anh Hải ạ.
- Nói đi!
- Lúc nãy anh chẳng nói Việt Nam thời hậu chiến phải đối phó với những vấn đề hoàn toàn khác trước là gì! Câu chuyện thời sự bây giờ là chúng ta chậm ý thức được điều này. Tầm nhìn của chúng ta về những vấn đề thời hậu chiến có chuyện, anh Hải ạ...
- Nói đi!
- Muốn nhìn rõ thời hậu chiến có lẽ phải bắt đầu từ câu hỏi vì sao để mất nước anh ạ... Nêu lên suy nghĩ này tôi phân vân lắm.
- Vì sao phân vân?
- Ai lại giữa lúc vừa mới đánh thắng hai đế quốc lớn, được cả thiên hạ coi là lương tri của thời đại, là ngọn cờ của phong trào độc lập dân tộc, là tiền đồn phe xã hội chủ nghĩa.., là đủ mọi thứ vân vân... Tôi kể thế đã hết chưa anh?
- Anh rất thuộc các bài giảng chính trị.
- Vâng, trong một bối cảnh đầy không khí hào hùng như vậy, mà lại dám nhận xét nước ta về cơ bản chưa thoát khỏi cái thế bị động chiến lược, thì có phải là nói ngược không? Là mất đảng tính, mất lập trường không?
- Thì ra phải nhìn lại từ khi mất nước là thế hả? Nói tiếp đi, đã ai quy chụp anh đâu.
- Trách nhiệm người đảng viên thúc giục tôi phải nói ra với anh suy nghĩ này. Chúng ta đã giành hết tâm trí cho chiến đấu để chiến thắng hai cuộc chiến tranh xâm lược, nhưng có lẽ nghĩ chưa hết tầm vì sao hai cuộc chiến tranh xâm lược ấy kéo dài và phức tạp như vậy?
- Nghĩa là cũng chưa thấy hết tương lai phía trước vô cùng phức tạp?
Nghĩa rót nước cho cả hai rồi ngồi rít thuốc, sẵn sàng chờ đợi những lời phê phán trời giáng:
- Lời tôi nói bay ra mất rồi, không nhốt lại được nữa anh Hải ạ... Nhưng hy vọng anh đã hiểu tôi.
- Anh Nghĩa, vấn đề anh nêu phức tạp quá. Lẽ ra tôi phải cạo cho anh một trận, nhưng hãy để đấy đã...
- Cảm ơn, như thế là anh động viên tôi đấy.
Tướng Lê Hải gần như tự sự một mình:
- Anh làm tôi nhớ lại một chuyện cũ đầu năm 1973, vài tuần trước khi tôi đón anh ở Viện 8(°) [(°) Quân Y viện 108.] về. Hôm ấy tôi lên chỗ cơ quan sơ tán ở Cây đa bảy rễ huyện ứng Hoà để phổ biến cho anh em Viện ta việc ký kết hiệp định Paris. Cả Viện hoan hô rầm rầm. Ngay trưa hôm đó có bữa liên hoan mừng thắng lợi. Tôi vừa mới nâng chén rượu quốc lủi chúc mừng mấy câu, thì cụ chủ nhà ngồi cạnh tôi, một ông già nông dân gần 90 tuổi, chống gậy đứng lên giữa chiếu, tay giơ cao chén rượu: "Chúc mừng thắng lợi! Mỹ cút rồi, còn làm cho nguỵ nhào nữa là thực hiện đúng lời Cụ Hồ! Nhưng các anh không được quên nước ta còn có nhiều đối tượng nguy hiểm khác! Từ giờ trở đi phải biết lo liệu chung sống với nước Tàu!"
- Trời ơi, nhận xét của ông già sắc sảo quá!
- Đúng thế. Anh biết không, tất cả chúng tôi sững ra, sau đó mới nhao nhao chúc rượu ông cụ, vừa kinh ngạc, vừa kính phục. Nhưng hôm nay, nghĩa là gần 3 năm sau, có lẽ tôi mới hiểu rõ câu nói của cụ già nông dân này.
- Anh xem, nhân dân ta là như vậy.
- Anh có thể tưởng tượng được không, cụ già này có sáu con và cháu lúc ấy đang tại ngũ. Tất cả đều ra trận hết, không một ai là lính cậu. Có một con và một cháu là liệt sĩ, cả thảy là tám người! Lần nào lên thăm anh em chỗ sơ tán, tôi cũng thấy cụ suốt ngày ngồi ôm cái bán dẫn, nghe hết chương trình phát thanh này đến chương trình khác... Cụ khoe với tôi, cơng.
- Quốc gia hữu sự, thất phu hữu trách mà anh.
- Đành là như thế... Rất tiếc đang lúc bận rộn nên cơ quan không liên hoan tiễn anh được. - Ông trưởng Ban vồn vã.
- Bày vẽ làm gì anh.
- Anh thông cảm thế là tốt. Tạm coi việc biệt phái này là chuyến đi công tác dài ngày. Tuỳ tình hình rồi sẽ liệu.
- Xin anh đừng quá bận tâm về tôi.
- Anh Tiến ạ, nếu công việc đòi hỏi, tôi sẽ giao cho tổ chức chuyển anh vào biên chế của Ban cải tạo, hoặc biên chế của Văn phòng Ban ta trong ấy. Lúc đó sẽ phải tính đến việc chuyển cả gia đình anh ngoài này vào.
- Được Ban quan tâm như vậy, tôi xin cảm ơn. Thật là một vinh dự lớn. Tôi cũng làm xong việc chuẩn bị tư tưởng cho gia đình. Bản thân tôi không đặt ra điều kiện gì.
- Nếu ai cũng nghĩ như anh thì công tác tổ chức cán bộ của Ban nhẹ biết mấy. Để anh đi bọn tôi trống vắng lắm, thiếu một cây bút lý luận dày dạn.
- Tre già măng mọc, lo gì anh.
- Hiển nhiên là vậy. Nhưng giữa lúc tiến hành cải tạo xã hội chủ nghĩa tình hình trở nên phức tạp quá. Tự dưng nổ ra vấn đề “nạn kiều”(°)•[(°) Vấn đề người Việt gốc Hoa bỏ chạy ra nước ngoài, Trung Quốc gọi đấy là vấn đề nạn kiều.]. Cộng đồng người Việt gốc Hoa lũ lượt bỏ trốn ra nước ngoài. Vấn đề “thuyền nhân” ngày càng nóng bỏng. Khmer đỏ càng leo thang, càng nhiều nước công khai giúp nó chống ta.
- Ông bạn láng giềng lớn là người đỡ đầu số một. - Ông Tiến muốn tỏ ra mình nắm vững vấn đề.
- Thế mà Núi liền núi, sông liền sông... đấy! Mỹ đã quyết định cấm vận. Thái Lan ngoắt một cái bây giờ tự phong là nước tuyến đầu của ASEAN chống ta. Anh xem, công tác chính trị tư tưởng lúc này càng không đơn giản.
- Nhưng uy tín của nước ta sau khi thắng Mỹ lớn lắm anh ạ, không kẻ nào làm gì được đâu. Đụng vào Việt Nam bây giờ là đụng vào lương tri của thời đại!
- Cứ cho là thế...
- Anh ạ, đã thắng nổi Mỹ thì ta làm gì cũng được. Vì thế tôi cho đánh giá bên chỗ các anh Lê Hải và Phạm Trung Nghĩa là bi quan, là mất tính chiến đấu. Trái với cả với nhận định cơ bản của Đảng ta về nội dung thời đại chúng ta đang sống. Anh có nhận xét như vậy không? - trong khi nói hăm hở, ông Tiến vẫn nhìn thẳng vào ông trưởng Ban, cố tìm sự đồng tình.
Ngẫm nghĩ mãi ông trưởng Ban mới đáp lại:
- Diễn biến tình hình hiện nay phức tạp hơn cả nhận định của bên Viện anh Hải. Lúc Ban nhận được bản đánh giá của Viện anh Hải, tình hình chưa căng thẳng như bây giờ đâu... Báo chí xấu của nhiều nước đang rộ lên chiến dịch chống Việt Nam.
Đoàn Danh Tiến ngắt lời trưởng Ban:
- Xưa nay anh vẫn thích câu ngạn ngữ: "Chó cứ sủa, lạc đà cứ đi!”. Bây giờ anh chán câu này rồi à?
- Bây giờ tôi muốn thận trọng hơn. Hình như họ đang hùa nhau, thành một chiến dịch hẳn hoi. Người thì nói Cộng sản Việt Nam thắng trong chiến tranh nhưng sẽ bại trong hoà bình. Kẻ thì gọi ta là tiểu bá. Tệ hơn nữa là có kẻ còn nói Việt Nam đã từng giương cao ngọn cờ chống xâm lược, bây giờ là kẻ xâm lược...
- Chính vì thế phải chủ động phản công. Phải lên tiếng mạnh mẽ hơn nữa với thế giới. Hàng ngũ trong nước phải xiết chặt hơn nữa, không được một giây phút hữu khuynh... - ông Tiến sôi nổi.
- Không được hữu khuynh, kể cả trong đối nội. Tôi đồng ý với anh điểm này. Đây là lúc càng phải đẩy mạnh chuyên chính vô sản và tăng cường chế độ xã hội chủ nghĩa. Về phương diện này anh hoàn toàn có lý. Chỉ có một điều là...
- Tôi cho rằng mọi việc phải bắt đầu từ nâng cao ý chí chiến đấu. Phải muôn người như một, tập trung dân chủ cao độ. Có cái chất này đã rồi mới bàn được mọi việc... Bây giờ là lúc dễ hữu khuynh hơn thời chiến... - ông Tiến vào cuộc ngay.
- Tôi thừa nhận anh có một tài năng bẩm sinh. Nói ra là thành văn một cách tự nhiên, cứ như là đọc chính luận... - ông trưởng Ban rót thêm nước cho ông Tiến. - Hùng biện lắm. Song đừng quên cánh tuyên huấn chúng ta thường yếu khi bàn về những chủ trương, biện pháp. Thiên hạ vẫn giễu chúng ta là "nói được nhưng không làm được”. Họ còn đặt nhiều chuyện tiếu lâm về chúng ta nữa.
- Kệ họ anh ạ. Có quyết tâm, không hữu khuynh. Như thế sẽ có tất cả. Đây mới là gốc của vấn đề. Anh thử hình dung, nếu hai cuộc kháng chiến vừa qua thiếu cái gốc này?
- Được lắm. Còn điều này suýt nữa tôi quên. Anh em trong đó nhiệt tình cách mạng rất cao, nhưng lý luận bài vở có hạn thôi. Phần đông là những người trưởng thành trong thực tế chiến đấu. Anh cần chú ý điều này. Nếu không sẽ dễ va chạm. Nhất là cần tránh việc lên lớp người ta, đừng để sinh ra mặc cảm...
Tiễn Đoàn Danh Tiến đi rồi, trưởng Ban không khỏi phân vân:...Tiến hồi này hiếu thắng quá. Lúc nào đó phải kìm cương cậu ta lại một chút! Con ngựa này háu đá!..
Ra về, Đoàn Danh Tiến hỉ hả về những đánh giá cao của trưởng ban dành cho mình, song không khỏi băn khoăn về mấy câu dặn dò cuối cùng. Tuy nhiên ông đủ tỉnh táo để nhận ra yếu điểm kinh niên của mình là tính hiếu thắng. Nó đã từng đưa ông lên cao, nhưng cũng làm ông mất khối bạn.
Suy cho cùng nhận xét của trưởng Ban không sai, chứng tỏ ông ta thiện chí với mình...
Ông Tiến cảm thấy yên tâm.
Về đến phòng làm việc, hãy còn nhiều thời giờ. Ông Tiến điện thoại muốn đến chào tướng Lê Hải. Thiếu tướng vui vẻ nhận lời. Xe đưa ông Tiến đánh loáng đã tới nơi.
Câu chuyện giữa hai người loanh quanh thế nào lại đụng chạm đến bài báo nổi tiếng của ông Tiến ngầm phê phán quan điểm của Viện.
- Anh Tiến vào trong đó, tôi thiếu vắng một người luôn luôn gây cho tôi nhiều cảm hứng để tranh luận.
- Có như thế mới vỡ vạc ra anh Hải ạ.
- Nói thế nào nhỉ? Đ câu bâng quơ nữa, không thấy ông Nghĩa đáp lại. Bà đoán là chồng mình đang lo nghĩ điều gì.
Gần cuối bữa, bà gạn hỏi một câu về bữa cơm, đấy là lần thứ hai thứ ba gì đó. Lần này bà vừa nói vừa khẽ đụng vào tay chồng:
- Cá nục hôm nay kho hơi mặn, phải không anh?
Trung tá Nghĩa như trên trời rơi xuống đất.
- Em nói gì? Cơm hôm nay rất ngon mà.
- Không, em hỏi cá có mặn quá không.
- Không, Không. Rất ngon mà. Độn mỳ ăn quen rồi. Mấy hôm nọ hết mỳ, cơm không ăn khô không khốc!
Bà Nguyệt buông đũa bát, gục mặt xuống bàn mà cười:
- Em hỏi một đằng, anh trả lời một nẻo. Chắc anh đang lo chuyện gì rồi. Ngồi ăn mà chẳng nghĩ gì về ăn.
- Anh chịu em về tài bắt nọn. Quả là như vậy... - ngẫm nghĩ một lúc ông Nghĩa nói - Việc anh xin giải ngũ phải tạm gác lại thôi Nguyệt ạ.
- Vì anh là nhân tài không ai thay thế được! Em rất lấy làm vinh dự.
Ông Nghĩa vỗ nhẹ nhẹ lên vai vợ, cười ngất, song vẫn là những tiếng cười hiền hậu của một người có giọng nói nhỏ nhẻ:
- Em truy kích anh đúng hướng. Cứ cho là như thế đi.
- Lại một lần nữa anh nói dối không giỏi. Nhưng thôi, chỉ cần biết anh ăn vẫn ngon miệng là được rồi. Nếu không em sẽ mắc khuyết điểm nhân dân không biết chăm sóc thương binh.
Ông Nghĩa chỉ cười:
- Đối thoại với em bao giờ anh cũng thua. Nghề dạy văn của em quả có nhiều biệt tài lợi hại.
- Ít nhất là để anh khó bắt nạt.
- Đúng là anh đang có nhiều việc phải lo thật em ạ. À mà sao hai con trưa nay không về ăn cơm?
- Anh thấy chưa, lơ đãng đến nỗi ăn cơm mà quên cả các con, rõ là ông bố ăn tham!
- Quy kết cho anh thế nào cũng được. Vì em sinh ra là để truy kích anh mà. Năm nảo năm nào chân ướt chân ráo về đến Hà Nội, chưa kịp đặt balô xuống đã bị em tóm gọn. Bị tóm rồi mà vẫn còn bị truy kích suốt đời...
- Thôi đi, lại âm mưu chuyển bại thành thắng! - Bà Nguyệt cười, vì câu này khiến bà hết cách trêu chọc ông. - Hai con hôm nay tập trung ở nhà bạn để chia tổ, nhận lớp, bắt đầu niên học mới rồi. Ngoài tội thờ ơ cả với con ra, xem ra anh còn thua xa chú Kiệt về nhiều mặt khác.
- Thua Kiệt là cái chắc rồi. Chú ấy có thể thay mặt cả nước đối đáp với nước ngoài. Còn anh chỉ là một chiến sĩ cầm súng. Nhưng hôm nay em định nói anh thua điểm gì?
- Chú Kiệt là nhà ngoại giao nhưng rất thực tế. Còn anh là nhà lính nhưng lại mộng mơ.
Không mộng mơ thì làm sao nằm trên rừng cũng nhìn thấy em?
- Chú cho mình và cho anh Chính mỗi nhà một nồi áp suất Liên Xô. Thứ này được việc lắm anh ạ. Nếu không hôm nay anh làm gì được thưởng thức món cá kho ngon thế này! Rất rục, ăn được cả xương.
- Như thế có đỡ tốn thức ăn không em? Em chọn cho anh toàn những khúc ngon.
- Đỡ nhiều chứ anh. Kiểu gì thì các loại tem phiếu thực phẩm cả tháng cũng phải chia đều cho sáu mươi bữa! Đã lâu lâu rồi căng-tin mới có cá biển bán theo sổ ngon như vậy.
Nghĩa buông bát đũa đứng dậy tập tễnh đi mở nồi cá kho:
- Sao lại nhiều cá con và đầu cá thế này?
- Em và hai con thế nào cũng xong, cái chính là anh không được ốm!
Nghĩa lặng người đi không biết nói gì. Đậy nồi cá lại, về chỗ ngồi, mãi Nghĩa mới thốt lên:
- Đúng, Kiệt là người chu đáo. Kinh tế cả nước chắc sẽ còn ì ạch kéo dài em ạ.
- May quá, Mai tìm lại được số tem phiếu đánh mất rồi. Hoá ra cô nàng kẹp vào trong quyển sách toán cho bạn mượn.
- Làm sao tìm được?
- Hôm qua cái Lý mang cả sách và tem phiếu đến trả đầy đủ.
- Thế là con bị mắng oan!
- Tiêu chuẩn tem phiếu nhà mình là vào loại khá, những nhà khác ít hơn nhiều. Khối gia đình ở nông thôn không tem phiếu và không cả tiền. Nhà mình còn chưa phải ăn độn bo bo như trong Nam đấy!
- Lo cho cái ăn của dân thật là đại sự của chính phủ. Còn tiếp tục khó khăn nhiều em ạ, chuẩn bị tinh thần đi là vừa.
- Sao cứ suốt đời phải chuẩn bị tinh thần thế hả anh? Hàng chục năm nay lúc nào cũng chuẩn bị tinh thần!.. Chỉ nghe anh nói câu này em đã sởn gai ốc.
- Em vẫn chưa hết sợ?
- Hết làm sao được anh? Từ khi lớn lên, gần như em chỉ sống với lo và sợ!
- À ra thế. Nghĩa là không còn tâm trí đâu nữa mà sống vì yêu anh?
- Buồn quá phải không anh?!..
- Phải.
- Biết làm thế nào được... Anh ăn quả cam này đi. Cam nông trường Đông Hiếu anh ạ, cũng bán theo sổ...
- May quá, nói đến cam làm anh nhớ đến một việc quan trọng. Vài hôm nữa đến ngày giỗ cậu Lâm rồi. Sẽ là cái giỗ thứ ba, theo phong tục gọi là giỗ hết, em chuẩn bị cho anh một cái lễ nhé.
Cuối năm nay cũng giỗ hết cậu và gia đình em Minh...
Nghĩa định nói thêm với vợ vài câu chuyện nữa, song mắt ông đụng phải cái túi vải ở gần chỗ ngồi ăn cơm, có một mớ len đỏ và hai chiếc kim đan thò ra. Thương vợ vất vả, ông ăn cho nhanh rồi cùng vợ dọn dẹp, vì giờ nghỉ trưa rất ngắn. Bây giờ Nguyệt và con gái thường phải nhận len về đan áo cho mậu dịch để có thêm đồng ra đồng vào chi cho những thứ ngoài tem phiếu.
...Vợ chồng ông Nghĩa cưới nhau năm 1957, ngay sau khi ông kết thúc lớp học đặc biệt hai năm bồi dưỡng lý luận quân sự tại trường đại học Phrunde ở Matxcơva về. Ông Nghĩa không bao giờ nghĩ rằng mình sẽ ra nước ngoài, lại càng không nghĩ đến chuyện được đi học ở nước ngoài.
Kể từ ngày học xong trường thiếu sinh quân năm 1951, ba anh em Chính, Nghĩa, Kiệt được phân công mỗi người đi mỗi ngả. Chính được cử sang học ở trường đại học Thanh Hoa, ngành xây dựng giao thông, chuẩn bị cho hoà bình xây dựng đất nước sau này. Suýt nữa nhà trường giữ Chính lại làm trợ giáo cho các lớp thiếu sinh quân tiếp theo. Nhưng một đồng chí lãnh đạo cao cấp gạt đi: Phải ráng chuẩn bị cho tương lai, kháng chiến thắng lợi sẽ có nhiều việc không chuẩn bị kịp... Kiệt được cử đi học ở Học viện ngoại ngữ, sẽ phục vụ cho ngoại giao. Thế là Chính và Kiệt cùng lên đường đi Bắc Kinh. Riêng Nghĩa, vì nhiệt tình yêu nước của tuổi trẻ, và còn vì tính lãng mạn yêu đời, một mực trước sau đòi xung vào bộ đội, mặc dù tổ chức thấy Nghĩa có năng khiếu ngoại ngữ hơn Kiệt. Sau 4 tháng huấn luyện tại trường sĩ quan lục quân Liên khu Việt Bắc, Nghĩa ra trận, tham gia mấy chiến dịch Đông - Xuân, từ Liên khu 3, lên Tây Bắc, đi Điện Biên Phủ...
Cuộc đời học tập có lý luận cơ bản của Nghĩa để trở thành sĩ quan của Quân đội Nhân dân Việt Nam thực ra bắt đầu từ những bài giảng ở trường đại học quân sự Phrun-de, sau đó được rèn luyện qua kinh nghiệm thực tiễn của những năm tháng quyết liệt trên chiến trường chống Mỹ ở miền Trung.
Sau này ông Nghĩa thường nói với bạn bè và trong gia đình: Hai năm ở đại học Phrun-de đối với ông không phải chỉ là học thêm những kiến thức mới về lý luận quân sự. Đấy còn là những năm tháng bắt đầu mở mắt nhìn ra thế giới, và cũng là những năm tháng dấn sâu vào thế giới tâm hồn con người.
Song ngoài cái tính lãng mạn từ trong máu ra, dấu ấn đầu tiên góp phần hình thành nhân cách suốt đời Nghĩa có lẽ là những năm học tại trường Thiếu sinh quân. Thầy dạy là các nhà giáo chiến sĩ, các cán bộ lớp cha anh, các văn nghệ sĩ có tên tuổi... Mỗi thày mức độ thông tuệ khác nhau, một tài riêng, một cá tính, làm cho học trò khó quên. Nhưng tất cả các thầy cùng chung một tâm hồn làm rung động tâm hồn các học trò của mình. Một vài cuốn sách kinh điển bằng tiếng Pháp viết về triết học, mỹ học không biết từ đâu được gửi đến trường, Nghĩa đọc ngấu nghiến. Một vài thầy chỉ đến giảng một vài tuần. Có thầy chỉ đến giảng có một bài, trong đó có tướng Nguyễn Sơn... Nghĩa đã có lần phải thốt lên với anh mình:
- Em không biết sau này ai có thể bình về số phận của Kiều và Từ Hải, về tình yêu giữa giữa hai người sâu sắc hơn tướng Nguyễn Sơn không...
- Có khi chính Nguyễn Sơn đã trải qua những long đong như thế!
Lòng ham hiểu biết và cái chất lãng mạn gần như bẩm sinh trong người lính Phạm Trung Nghĩa được nuôi dưỡng từ các thầy như vậy trong những năm tháng ở trường Thiếu sinh quân, đến Matxcơva lại được tiếp thêm nguồn sống mới.
Bước vào nhà trường đã đào tạo biết bao nhiêu tướng sĩõ tài giỏi của Liên Xô này, Nghĩa vừa tròn 23 tuổi, tràn đầy sức sống... Những năm tháng chiến đấu trên các chiến trường Tây Bắc cất cánh cho tâm hồn anh. Sang đến Matxcơva, nhờ có vốn tiếng Pháp, anh học tiếng Nga khá thuận lợi, học rất chăm và tiếp thu nhanh, tính yêu thích văn học, nghệ thuật từ hồi học sinh trỗi dạy một cách mãnh liệt. Đại tá Vatsili Kôtôyepski (Vassily Kotojevsky), một ông già anh hùng quân đội Xô-viết trong chiến tranh Thế giới lần thứ hai, là người phụ trách lớp của Nghĩa. Ông rất thích nói chuyện với Nghĩa. Một lần trong giờ nghỉ giữa buổi giảng môn triết, ngồi với Nghĩa bên cốc nước tràø chanh trong căng-tin, ông nhận xét:
- Anh Nghĩa, tôi cảm thấy anh là một người mơ mộng nhiều hơn là một chiến sĩ. Khi tranh luận về mỹ học, tôi không thấy bóng dáng hay gân guốc của chiến tranh toát ra trong tâm hồn anh. Hay nói cho đúng hơn, chiến tranh bị tâm hồn anh át đi.
- Có lẽ vì tôi từ chiến tranh bước ra nên khao khát hoà bình quá đấy ạ.
- Những ý kiến anh phát biểu đầy lãng mạn. Câu chuyện anh kể ngồi giữa chiến trường Tây Bắc Việt Nam nhờ dân địa phương dạy mình học các bài hát của các dân tộc miền núi, tình yêu của anh đối với dân ca các địa phương, anh tìm thấy lẽ sống trong các bài hát ấy... Nghe anh nói cảm nghĩ của mình về Yepgiêni Ônêghin (Yevgeny Oneghin)(°)[(°) của Pu-skin.(°) của Pu-skin.], về bài hát Tôi yêu cuộc sống(°°)•[(°°) Bài hát Nga nổi tiếng "Cuộc sống ơi, tôi mãi yêu người".] rung động tâm hồn anh như thế nào... Tất cả làm tôi xúc động...
- Thưa đại tá, thực quả là tâm hồn Nga đã chinh phục tôi. Còn trước sau tôi vẫn là một người lính thực thụ đấy chứ ạ... Hay là... đại tá cho tôi là lính cậu?
- Cầm súng mà yêu cái đẹp thì càng xứng đáng là một chiến sĩ. Tôi yêu người chiến sĩ biết yêu như vậy.
- Như vậy là tôi được đại tá thông cảm có phải không ạ?
- Anh biết không, khi tiễn tôi ra Hồng trường để từ đấy bắt đầu cuộc hành quân ra thẳng mặt trận phía Đông, vợ mới cưới của tôi tặng tôi cuốn Yevgeny Oneghin. Cuốn tiểu thuyết bằng thơ ấy chiến đấu cùng tôi trong mọi trận đánh, chịu thương tích cùng tôi, cùng chiến thắng, nhưng khi cả hai chúng tôi trở về, nàng không còn nữa... - giọng người lính già trầm lắng, mắt nhìn về đâu đâu như đang cố tìm dõi ai nơi xa xăm. Bàn tay Nghĩa nắm chặt bàn tay đại tá...
Có lẽ những cuộc trao đổi tâm tình như thế khiến ông già Vatsili có cảm tình đặc biệt với Nghĩa. Vợ chồng ông đại tá thường giữ Nghĩa ở lại nói chuyện rất lâu trong những buổi Nghĩa đến thăm.
Hơn thế, Natasa, con gái ông bà, ở tuổi đang đi đến tình yêu, học tại nhạc viện Tchaikovsky, yêu Nghĩa với tất cả tình yêu của mối tình đầu. Hai người biết nhau vì cả lớp Nghĩa - vẻn vẹn có 12 người - tuần nào cũng được ông bà Kôtôyepski mời về gia đình ăn cơm tối thứ bẩy. Tình yêu của Natasa đối với Nghĩa là tình yêu dành cho cái chân chất của người bộ đội Việt Nam. Hơn nữa, đó còn tình yêu của hai tâm hồn gặp nhau... Chính Natasa, nhất là tình yêu tha thiết giữa hai người, là kẻ dẫn đường cho Nghĩa thực sự bước sâu vào thế giới tâm hồn. Hầu như tuần nào Natasa cũng đưa Nghĩa đi nghe nhạc giao hưởng, các buổi biểu diễn dân ca các dân tộc Liên Xô, hoặc dắt Nghĩa đi xem các viện bảo tàng...
Có một lần, buổi biểu diễn hoà nhạc kết thúc đã lâu, đèn lại bật lên sáng trưng. Dàn nhạc và thính giả đ chẳng nơi nào còn kinh phí.
- Thời buổi khó khăn mà.
- Vâng, nếu anh không giúp cho thì...
- Nhưng tác giả vẫn là tên anh và anh Nghĩa đây này. - Ông Tiến chỉ lên bìa tập truyện.
- Vâng, anh ta chỉ chịu ghi tên mình là người chép truyện thôi. Anh ta nói bài giới thiệu của người có tên tuổi như anh sẽ làm cho tập truyện gây được tiếng vang.
- Cũng như hai anh, văn chương đâu có phải là chuyện của tôi. Nhưng khi đọc bản thảo tôi thấy nhiều giai thoại rất lý thú và cảm động nên nhận lời giúp. Nhất là các truyện như Mất mũ cối, Cu Tý, Võng em bên võng anh, Cho em xin tý giống...
Có lẽ anh rất trung thực với cảm xúc của mình, nên bài giới thiệu của anh rất cảm động! Hiếm khi tôi được thấy một Đoàn Danh Tiến là của chính anh như thế. Anh Nghĩa và tôi đều sửng sốt. Phải cảm ơn anh nhiều lắm.
- Khi đọc xong bản thảo, tôi cứ tự nói mãi với mình: Đúng là bộ đội Cụ Hồ! Chỉ bộ đội Cụ Hồ mới có thể lạc quan yêu đời đến như vậy... Thế là tôi dựa vào cảm nghĩ đó viết bài giới thiệu. Cảm hứng mãnh liệt, nên viết một mạch, nhanh lắm! Tập truyện này là món quà quý anh và anh Nghĩa tặng tôi trước khi tôi vào Nam.
- Qua bài giới thiệu này, chúng tôi khám phá ra một anh Tiến mới! Chân thật với sự rung cảm của chính mình! Anh Nghĩa và tôi đọc đi đọc lại mãi. Cố giữ liên hệ với nhau thường xuyên nhé... - tướng Lê Hải chân tình.
Ngồi trong chiếc Lada trên đường về nhà, niềm vui về tập sách được biếu như đang nâng ông Tiến lên tầm cao mới.
Ông Tiến đọc nhanh lại một lượt bài giới thiệu do chính ông viết cho tập truyện. Bản thân ông cũng không ngờ mình đã có thể viết được một bài giới thiệu xúc động đến thế... Đầu óc ông lâng lâng những lời ca ngợi của Lê Hải.
Ôi Lê Hải đã phát hiện ra chính ta! Trong ta còn có một con người rung động được lòng người...
Lời khen chân thành của Lê Hải làm cho ông Tiến càng tự tin vào mình. Niềm vui vì sắp được tung hoành trên miền đất mới được nhân lên nhiều lần trong lòng ông Tiến.
Tuy nhiên vẫn óc điều gì vương vướng. Trong thâm tâm ông Tiến có một điều không vui nho nhỏ: ông không thể chia sẻ với nhận xét ít nhiều có tính phê phán của trưởng Ban. Người làm chính trị phải luôn luôn nắm cái gốc của vấn đề, còn chủ trương biện pháp cụ thể là nhiệm vụ chiến đấu của giới chuyên môn, chỗ này trưởng Ban lấn sân người khác, mình nhất quyết không nhảy vào...
Ngẫm nghĩ kỹ, ông Tiến ngạc nhiên thấy trong suy nghĩ của tướng Lê Hải cũng có cái gì na ná như của đồng chí trưởng Ban, na ná như của Nghĩa.
...Những vị này nhìn xa trông rộng hơn ta?
...Hay là các đồng chí này đã có những dấu hiệu mệt mỏi, còn ta vẫn tỉnh táo, sung mãn?
...Chính tướng Lê Hải đã phải nói Nghĩa xin giải ngũ vì có liên quan đến hoàn cảnh gia đình éo le, đấy không phải là biểu hiện của mệt mỏi hay sao?..
Trong thâm tâm, ông Tiến không muốn trực diện chê bai hay lên lớp những người như Lê Hải, Nghĩa, đồng chí trưởng Ban. Ông thừa biết họ hơn mình mấy cái đầu, nên tự nhủ phải cố tỉnh táo để khỏi thất thố, song kiềm chế cái thói quen luận chiến sao mà khó thế!
Hình như mình chỉ vừa mấp máy cái mồm là cái tật khẩu chiến xổng ra liền!
... Nếu họ nhìn xa trông rộng hơn ta, thì ta phải động não nhiều hơn. Nhưng nếu đấy là dấu hiệu của sự mệt mỏi thì ta không được bỏ lỡ thời cơ. Ai cũng có thời của mình, bây giờ là đến thời của ta. Có cách gì khẳng định được điều này không nhỉ?
Xe đỗ xịch trước nhà.
Lúc này ông Tiến mới bước ra khỏi những suy tư lan man.
Ông bước vào đến giữa nhà mà cứ như là đi vào chỗ không người, mặc dù vào giờ này mọi người đều ở nhà. Sau mấy câu chào hỏi chiếu lệ, mọi người ai làm việc nấy. Ngó quanh một lúc, ông đi tìm dây và giấy báo buộc tập truyện lại thành một gói gọn ghẽ, định bụng sáng mai sẽ trao cho thư viện của Ban.
Truyện thì mình đọc rồi, nhà này có ai ngó ngàng đến sách vở đâu!..
Ngắm lại bọc truyện thấy gọn ghẽ, ông mới quay ra cất cặp, thay quần áo, chuẩn bị đi tắm...
...Cái lão Lê Hải này tinh tướng, chỉ được cái nói đúng... Chân thật, đầy cảm nghĩ xúc động! Chính mình cũng không ngờ có thể viết nên bài giới thiệu rung cảm lòng người như vậy... Thế là ít nhiều trong con người mình cũng có cái máu văn chương, có một tâm hồn, có một con người khác nữa - những suy nghĩ trong cái tắm mát rượi làm cho ông Tiến khoan khoái hẳn lên, quên mọi bực dọc trong phút chốc về sự lạnh nhạt trong gia đình.
Khi dội đến gáo nước cuối cùng trong nhà tắm, cái nóng ẩm ẩm oi oi chung quanh lại dần dần chiếm lấy con người ông. Lời khen của Lê Hải về tài văn chương của ông lúc này vẫn còn đủ mạnh níu lại những cảm giác dễ chịu trong con người ông thêm đôi ba phút nữa. Song khoảnh khắc này chẳng được lâu bền cho lắm...
Không hiểu sao, những so sánh ông nghĩ ra cho mình tự bao giở bao giờ, những điều ông đem thân phận ông ra đối chiếu với Lê Hải, với Phạm Trung Nghĩa, với trưởng Ban, với bao nhiêu người khác, giờ đây lại bị cái nóng oi ả kéo về thức tỉnh ông. Trong thâm tâm lúc này lúc khác ông đã ấm ức khi nhiều khi ít về những điều tự mình so sánh với người như thế. Ông cố tìm cách quên đi, nhưng hình như lần nào cũng chỉ làm cho những ấm ức tự mình gây ra cho mình hằn sâu thêm, càng nung nấu thêm trong tâm can ông một điều gì đó...
Có lúc ông tặc lưỡi: Cái máu tiến thủ trong người mình nó hay so đo như thế!..
Sau cái tắm mát rượi, những cái ấm ức không gọi mà về ấy lại bỗng dưng ập tới... Lần này nhanh quá, ông chưa kịp mặc xong quần áo, một chuyện nhức nhối khác đã xâm chiếm đầu óc ông. Khi cài xong khuy áo cuối cùng, cái dư vị ngọt ngào lâng lâng của lời Lê Hải khen bỗng dưng trở nên đắng ớ trong miệng. Miệng ông Tiến làu bàu, cứ tự nó buột ra thành lời:
- Vợ với chẳng con! Bố tiên sư khỉ, thật là cái nợ đời!
Chuyện đã xảy ra đã từ mấy tuần nay, công việc cuốn đi thì thôi, nghĩ đến ông lại nẫu ruột nẫu gan. Đúng là thế, ông thấy mình không lầm vào đâu được.
Đến giờ phút này mà vợ ông vẫn chưa hé răng nói nửa lời về việc ông sắp vào Nam nhận công tác mới. Hai đứa con ông thăm hỏi ông đôi câu chiếu lệ, trong bụng hình như chúng nó cũng thờ ơ chẳng kém gì mẹ chúng.
Tắm xong rồi, nhìn trước nhìn sau không thấy ai bắt chuyện, ông giậm chân giậm tay giữa nhà, buông thả sự bực dọc của mình trong giây lát cho đỡ ấm ức:
- Thật là kỳ lạ! Cái nhà này vợ con quái gì mà như thế này! - lần này ông chủ ý nói to giữa trời.
Không một ai đáp lại.
Suốt bữa cơm tối, bà Hà, vợ ông, cũng không hỏi ông lấy một câu về chuyện mấy ngày nay ông đi chào bạn bè, càng không nhắc gì đến công việc mới của ông sắp tới. Ông chủ động kể lại đôi ba ý về các buổi đi chào, về sự lưu luyến của người này người khác. Bà Hà cứ ngồi yên ăn cơm, chẳng biết có nghe hay không. Hôm nay, mãi đến khi buông đũa buông bát, bà mới lần đầu tiên nói mỗi một câu cụt lủn:
- Ông nhớ mang giấy cắt lương thực đi. Vào trong ấy chẳng ai người ta cho ông ăn không đâu.
Câu nói của bà Hà làm ông Tiến nghẹn ứ.
Thắng, con trai ông, đang học đại học Kinh tế quốc dân năm thứ 3, hạ một câu:
- Nghe nói trong Sài Gòn hiện nay xe Honda và quạt Nhật rẻ lắm. Nhà mình đang cần.
Lợi, con gái ông, năm thứ nhất đại học Ngân hàng, phản đối:
- Không, bố vào trong ấy gửi ra một cái tủ lạnh. Vừa giữ được thức ăn, mùa hè có đá uống nước chanh.
Ông Tiến chan thêm mấy muôi canh vào bát cơm để nuốt trôi sự lạnh nhạt của vợ và những suy nghĩ quá thực dụng của hai con.
... Sắp đi xa mà câu chuyện trong bữa cơm nhấm nha nhấm nhẳng. Chưa chi đã mua cái nọ, sắm cái kia... Đồ chết giẫm!
Thực ra gần như bữa cơm nào ở nhà ông Tiến cũng diễn đi diễn lại cái cảnh ngồi chung mâm, nhưng không nghĩ chung hướng. Hôm nào ngoại lệ thì nổ ra tranh luận - thường là chỉ giữa mấy bố con với nhau, bà Hà chỉ ngồi nghe hoặc bỏ đi chỗ khác. Hoạ hoằn khi nào có những việc gì thật là đại sự, tỷ như bàn tính làm thêm cái gác xép, nới thêm chỗ nấu bếp... Bữa ăn mới mang bầu không khí gia đình. Nhưng làm gì có nhà nào ngày này qua ngày khác chỉ bàn mỗi chuyện làm gác xép hoặc cơi nới thêm cái bếp...
Một hôm đã lâu, cũng vào lúc chung quanh bữa cơm tối như thế này, tự dưng Thắng đưa ra ý kiến muốn bỏ nhà xin vào ở nội trú trong trường - với lý do để tập trung mọi suy nghĩ cho học tập. Để Thắng vào nội trú có nghĩa mọi chi tiêu trong nhà đột nhiên tăng nhiều, đào đâu ra? Bà Hà lo như vậy, mặc dù ông Tiến hưởng lương cấp vụ. Nhưng nỗi lo của ông Tiến lại đi theo hướng khác: Đã sẵn lông bông rồi, bây giờ lại nội trú nữa sẽ tha hồ mà đua đòi! Gớm thật!
Tưởng rằng câu chuyện này êm êm dần, vì bốn năm ngày liền không thấy Thắng nhắc lại nữa. Không dè trong bữa cơm tối hôm qua con gái ông, cũng răn đe cả nhà:
- Anh Thắng được vào ký túc xá, con cũng xin vào. Ở nhà với ông bà bô khô như gỗ, làm sao chịu nổi. - Lợi thường gọi bố mẹ như vậy khi có điều gì không bằng lòng.
Điều làm cho bà Hà ngao ngán nhất là ông Tiến lúc nào cũng chỉ say mê nói chuyện chính trị. Thói quen này bắt đầu phát triển từ lúc học sinh Đoàn Danh Tiến làm cán bộ chi đoàn hồi học trung học phổ thông ở Văn Bán, lúc bấy giờ thuộc tỉnh Phú Thọ. Thói quen ấy phát triển thành một khả năng nổi trội, đám con trai trong xã là bạn đồng niên với ông nhiều khi phát ghen. Rồi chính nhờ khả năng nổi trội ấy, Tiến trở thành cán bộ thanh niên tỉnh đoàn sau khi học xong trung học phổ thông, Cái lý lịch thành phần trung nông lớp dưới và khả năng nhạy bén về lý luận của ông tạo cho ông nhiều thuận lợi. Hà Nội được giải phóng ngày 10-10-1954, cán bộ tỉnh đoàn Đoàn Danh Tiến được trên cử về tham gia tiếp quản thủ đô, làm công tác vận đông thanh niên. Sau đó ông trở thành cán bộ thanh vận của Hà Nội. Thỉnh thoảng Tiến về thăm bố mẹ, đám trai làng ngày xưa xúm lại xuýt xoa:
- Nông dân sệt từ đầu đến chân như mày, thế mà vừa được công tác ở Hà Nội, vừa lấy được vợ áo dài tóc phi-dê hẳn hoi. Sướng thế!
- Tao biết tỏng gia phả họ tộc mày làm ruộng từ đời ông bành tổ. Thế là mày được đổi đời rồi!
- Chúng tao phục mày chuyển hướng chiếm lĩnh trận địa mới. Cứ như chúng tao thì không ra khỏi luỹ tre làng.
- Thêm vài thằng cu cái đĩ nữa như bọn tao là chấm dứt chương trình!
- Thỉnh thoảng chịu khó về làng dậy khôn chúng tao một tý!
- Cả cái xã Vũ Yển này, cả cái huyện Lâm Thao này, mày xem có thằng nào cùng lớp tụi mình mà lại tốt số như mày không?
Ông Tiến nghe không biết chán và nhớ rất lâu những câu nói dễ chịu ấy. Thỉnh thoảng nhâm nhi những câu ấy trong đầu, ông tủm tỉm cười một mình.
Các lớp bổ túc nghiệp vụ báo chí và bồi dưỡng chính trị làm cho ông trở thành cây lý luận thực thụ. Được đề bạt làm vụ trưởng ở tuổi ngoài bốn mươi trong Ban là chuyện hiếm hoi đương thời, có thể là quá trẻ so với nhiều vụ trưởng đương chức trong Ban, nhưng đúng là ông đang có sức bật. Thỉnh thoảng ông được mời tham gia một số đề tài nghiên cứu chính trị tầm cỡ quốc gia.
Bà Hà, vợ ông, là con một gia đình thương nhân phố Hàng Đường, tương đối khá giả, nhưng do một điều may ngẫu nhiên nên chưa đến mức thuộc diện cải tạo tư sản sau 1954. Nhà của bố mẹ bà cũng không thuộc diện cải tạo nhà cửa. Trước giải phóng Thủ đô ít lâu, bố mẹ bà Hà không buôn bán gì nữa, đơn giản là muốn nghỉ ngơi. Cửa hàng biến thành chỗ ở chứ không cho thuê, tài sản chỉ có mỗi cái nhà. Hai anh lớn của bà Hà là công chức lưu dung, đã có gia đình riêng, được bố mẹ chia cho mỗi gia đình một phòng. Như thế là nhà cửa cũng chẳng có gì để mà cải. Nếu cứ giữ nguyên cái cửa hàng như trước khi giải phóng chắc sẽ gay go với cải tạo. Đã thế lại có cô con gái tích cực tham gia công tác khu phố, đó là bà Hà.
Phố hàng Đường nằm trong khu vực ông Tiến phụ trách lúc tiếp quản Hà Nội.
Vì lý lịch gia đình không thuộc diện cải tạo, nên bà Hà được chính quyền khu phố giao cho nhiều việc. Chính bà Hà lúc ấy đã từng trầm trồ ca ngợi những buổi thuyết giảng của ông Tiến về tiền đồ của thanh niên và đất nước, thán phục cái tài của ông vận động thanh niên trong khu phố mình tham gia vào đủ loại công việc thành phố giao cho: làm vệ sinh khu phố, trang trí trụ sở, treo khẩu hiệu, treo cờ hoa trên đường phố nhân các dịp lễ Tết, xây dựng phong trào văn hoá, tổ chức cho thanh niên học khiêu vũ.
Bản thân bà Hà cũng được ông Tiến thuyết phục và đã tự phấn đấu trở thành hạt nhân của phong trào thanh niên khu phố lúc bấy giờ, đã mấy lần được đi hự hội nghị Thanh niên Thủ đô. Từ thán phục đi tới yêu lúc nào không biết, cuối cùng hai người nên duyên vợ chồng. Ông Tiến còn giúp cho bà theo học lớp kế toán trung cấp và trở thành nhân viên sở Tài chính của thành phố.
Sức bền của tình yêu bồng bột có hạn, thời gian của sự chiều chuộng nhau khi mới cưới qua đi nhanh quá, gánh nặng của những lo toan trong cuộc sống hàng ngày cứ chồng chất lên nhau... Tất cả những thứ này chỉ làm cho những nếp nghĩ trái chiều nhau giữa hai người dần dà bộc lộ ngày một rõ, không sao đổi hướng được. Thật khó nói cái gì là nguyên nhân chính của những câu chuyện nhấm nhẳng trong những bữa cơm ở gia đình ông Tiến.
Có thể bà Hà bây giờ có biết bao nhiêu nỗi lo cho cuộc sống hàng ngày mà ông Tiến không chia sẻ cùng bà. Cũng có thể do sự thông minh vốn cha mẹ cho, do bây giờ quá hiểu chồng, hoặc những chuyện ông Tiến nói chẳng mấy liên quan đến cuộc sống gia đình, nên bà ngày càng dửng dưng với mọi chuyện của chồng. Đến mức nhiều khi ông Tiến cảm thấy nói chuyện với bà mà cứ như là đang nói chuyện một mình. Có lúc ông chưa nói xong câu đang nói, bà Hà đã đoán trước được câu tiếp theo, lảng đi tìm cách làm một việc gì đó. Ngày qua ngày lại, bà nhiễm phải thói quen chỉ nói với chồng khi có điều gì thật cần thiết.
Đôi lúc bà Hà rơi tõm vào một luồng suy nghĩ đến mức làm cho bà lơ đễnh, có khoảnh khắc quên cả việc mình đang làm. Vốn là người có nghị lực, bà làm chủ được tình cảm của mình. Nhưng cái khoảnh khắc rơi vào lơ đễnh ấy không chỉ xảy ra một lần. Bà tự hỏi trong cái khoảnh khắc khó tả ấy: Tại sao mình có thể lấy cái ông này làm chồng được nhỉ? Rồi chính bà lại chối phắt, hay lại xoá ngay câu hỏi ấy, chịu để cho sự lơ đễnh xâm chiếm tâm hồn mình. Bà thường tự an ủi: Tại lúc bấy giờ người dân Hà Nội mình khát khao chiến thắng quá! Lúc bấy giờ nhìn những con người chiến thắng trở về thấy ai cũng đẹp! Cách bà Hà tự an ủi như thế khá hiệu nghiệm.
Một lần, lâu rồi, trong buổi đoàn tụ liên hoan đại gia đình nhân dịp tất niên, ông anh cả của bà Hà đứng giữa nhà, nửa vui nửa thật, cao giọng:
- Kể ra chú Tiến chia đều cái tính “bôn-xê-vích" của mình cho mỗi người trong nhà thì chúng ta thuộc loại gia đình cách mạng tiên tiến nhất cả nước này.
Tiếng cười rộ lên vui vẻ.
Lạ thay, đấy là lúc bà Hà chuyện như pháo ran, nhiều chuyện bà làm cho mọi người phải bật cười. Cả ông Tiến cũng phải cười theo... Câu chuyện vui nhất hôm ấy bà kể cho mọi người là một lần ông Tiến đi họp về, ngồi vào bàn ăn cơm. Khi mở lồng bàn ra, ông chỉ thấy mấy quyển sách, mấy tập chỉ thị, nghị quyết... Tất cả xếp rất ngay ngắn. Ông Tiến ngao ngán đậy lồng bàn trở lại.
- Sao, ông mà còn chê mấy thứ này à?
- Thôi bà ơi, tôi lạy bà rồi...
Bà Hà nhại lại lời nói và cử chỉ của ông Tiến, cả nhà được một trận cười không thể mua được... Nguyên do của cái mâm đầy giấy và sách hôm ấy là cửa hàng lương thực của khu phố nhà ông Tiến gần 10 ngày liền chưa có gạo và bột mỳ để bán theo sổ. Song đấy cũng chỉ là cái cớ bà Hà vin vào để ông Tiến không bắt bẻ được. Bà Hà đâu đến nỗi không làm được cái việc mua lại của con phe đâu đó mấy cân gạo để nấu cơm. Quan trọng hơn là bà muốn nhân dịp này nhắc ông Tiến trong bữa cơm người ta ăn cơm chứ không ăn giấy, ăn sách, nghĩa là nói chuyện chính trị ít thôi.
Còn trong bữa cơm tối nay:
Chưa hết chuyện tủ lạnh với quạt máy, hai đứa đã chuyển sang chuyện mốt quần, mốt áo... Rõ thật là chán! - ông Tiến làu bàu ở bàn uống nước, chỉ vừa đủ mình nghe.
Đang rót dở dang chén nước, ông sực nhớ ra điều gì, đặt ấm chè xuống, với lấy cái cặp da mở ra xem, lật lật các giấy tờ, rồi tự lẩm bẩm:
- Đây rồi, giấy cắt lương thực cũng có rồi. Yên chí...
Cái ấm ức hằn sâu lại trỗi dậy mỗi khi đầu óc chán trường, trống vắng. Không được vợ con động viên về chuyến đi công tác dài hạn săp tới, ông được cái ấm ức so đo thôi thúc, giục giã...
Rồi các người sẽ biết tay ta!
Câu chuyện ông Tiến đến chào từ biệt để lại nhiều tâm tư trong đầu tướng Lê Hải:
... Đấy là nhiệt tình cách mạng của lớp người nối tiếp mình? Hay là trong ta nhiệt tình hăng say nhiệm vụ giảm dần? Ta già cỗi mệt mỏi rồi chăng? Đoàn Danh Tiến chẳng đã nói những lời đầy hàm ý về việc Nghĩa xin giải ngũ đó sao? Đấy là nhiệt tình cách mạng hay cơ hội? Chụp mũ cho Tiến thì dễ, nhưng phải tự cảnh tỉnh xem lại mình thì chẳng dễ chút nào. Thời bình có nhiều chuyện thật đáng lo quá.
... Hay là mình bắt đầu tụt hậu rồi?.. Phạm Trung Nghĩa xin giải ngũ cũng là dấu hiệu tụt hậu? Phi lý lắm. Thậm phi lý... Những mất mát phải chịu đựng trong chiến tranh tạo ra cho mình cách nhìn khác chăng? Hay là cầm súng chiến đấu là một chuyện, ngồi nhà hô xung phong lại là một chuyện khác...
Tướng Lê Hải đã lên giường, tắt đèn đi ngủ. Nhưng những suy nghĩ mung lung như thế cứ chờn thư viết dở. Có những thư em đọc đi đọc lại không biết bao nhiêu lần, nhất là các thư anh viết sau khi kết thúc chiến dịch... Những lá thư ấy là chỗ dựa của em...
- Đến bây giờ anh vẫn không hiểu nổi trong hàng trăm, hàng trăm đồng đội thuộc đơn vị anh trên chiến trường Quảng Trị, anh là người duy nhất còn lại trong cái cối xay thịt!.. Người chiến đấu vô cùng ngoan cường hy sinh đã đành, người sợ chết cũng không sống sót được, thật là khủng khiếp. Lính sợ chết cũng nhiều lắm em ạ, nhất là các lính bổ sung...
- Tất cả chúng ta là người chứ đâu có phải là sắt đá.
- Đành là thế, em ạ. Còn sống trơ trơ thế này mà nhiều lúc anh không tin là mình còn sống! Đến nỗi thỉnh thoảng anh phải tự véo vào da thịt mình, hay tự lấy tay đập đập vào người mình để xoá đi sự ám ảnh của mọi cảm giác ngờ vực, để biết mình thực sự còn sống...
Nguyệt ôm chặt lấy chồng, hôn rất lâu:
- Cái hôn này có là thật không anh?
Cả một quá khứ rực sáng trong ký ức của Nguyệt....Tiếng đàn vỹ cầm nỉ non réo rắt năm nào Nguyệt chưa hề được nghe nhưng được Nghĩa thuật lại cho nghe từ con tim mình... Những lúc ngồi hầm cố ôm chặt lấy hai con để che chắn bom đạn cho chúng... Loáng thoáng câu chuyện về Natasa... Một chút ghen... Những lá thư đọc đi đọc lại đầy nước mắt mà vẫn chưa thấy Nghĩa về...
Có một đêm khuya, một đêm khuya duy nhất, Nguyệt thủ thỉ hỏi chồng:
- Anh quên Natasa rồi hay sao?
- Không!.. Em ghen à? thượng tá thương binh Phạm Trung Nghĩa đắn đo hỏi lại vợ.
- Không!
- Thật không?
- Thật, có lúc ghen nhưng thực ra là không.
- Vì sao ghen lại là không hả em?
- Vì Phạm Trung Nghĩa của em phần nào có công lao tác thành của Natasa!
- Trời ơi, Nguyệt của anh!
Trong cái giây phút duy nhất ấy, lần đầu tiên Nguyệt cảm nhận được sâu sắc nhất tất cả những gì không thể nói thành lời trong tình yêu của chồng dành cho mình... Câu chuyện này không bao giờ diễn lại nữa, nhưng tình cảm này thường bừng sáng lên trong ký ức Nguỵệt, vào những giây phút Nguyệt xúc động nhất. Tình cảm này giờ đây cũng làm cho bà xúc động như vậy:
- Anh nói đi, cái hôn này là có thật không anh!
Nghĩa ghì riết vợ, mãi mới nói được:
- Cái hôn tự nó trả lời rồi...
- Có lẽ sống chết cũng phần nào có số thật anh nhỉ?
- Anh nhớ như in, tỉnh lại sau khi bị cưa mất bàn chân phải, bác sỹ trạm xá kể cho anh nghe: Mấy thương binh mới đến cho biết người cõng anh về hậu tuyến đã hy sinh ngay sau khi trở lại vị trí chiến đấu. Vì chiều hôm đó toàn bộ khu công sự đơn vị anh chi chít các hố bom của B52... Anh đã kể cho em nghe rồi.
- Em biết...
- Trí nhớ của anh nhiều khi cứ bị đứt quãng, chiến tranh là thế em ạ. Bây giờ anh nhớ lại còn một chi tiết anh chưa kể: Ngay sau đó có một việc làm anh khóc, khóc thảm thiết.
- Cầu mong người anh hùng của em cũng biết khóc vì sợ!
- Không đến nỗi thế, em ạ. Hôm ấy, sau khi kể cho anh nghe về những thương vong mới ngoài hoả tuyến, bác sĩ đưa lại cho anh các giấy tờ còn sót lại trong bộ quần áo rách bươm của anh khi đến trạm. Giở ra xem, thấy trong đó có bức thư lạ, những dòng chữ đứt đoạn, vội vàng... Đọc xong, anh hiểu đấy là thư của người cõng anh muốn gửi về cho gia đình. Lúc này hỏi ra anh mới biết là của cậu ta, trung uý Lâm. Anh cầm chặt lá thư trong tay, thật ra đấy là hai mảnh giấy, những hàng chữ không đầu không đuôi, tự nhiên anh bật lên khóc, khóc xé ngực, vì mình còn sống, mà người cứu mình và nhiều đồng đội khác trong trận này không còn nữa...Đó là lần đầu tiên trong đời lính anh khóc.
- Lâm chắc không nghĩ rằng đấy là lá thư cuối cùng viết cho gia đình mình ở Hà Nội...
- Chắc thế. Trong những tuần cuối của chiến dịch Quảng Trị, quân số đơn vị anh phải bổ sung thường xuyên. Đến nỗi nhiều cán bộ, nhiều chiến sĩ anh chưa kịp biết mặt biết tên đã hy sinh... Trên vừa giao cho anh đại đội của Lâm lúc tảng sáng, nhưng mới đến xế trưa đại đội này đã thương vong gần hết, trên lại phải bổ sung lính mới… Khi được ra viện Tám, đến nhà thắp hương cho Lâm, lúc nhìn lên ảnh trên bàn thờ anh mới biết rõ mặt người đã cứu sống mình. Ôi, Lâm còn trẻ quá...
- Lúc em mang thư đến nhà Lâm, gia đình đã nhận được giấy báo tử. Cậu ấy tốt nghiệp kỹ sư Bách khoa, làm trợ giảng được ít lâu là ra trận ngay. Lúc này cả nước đang thực hiện “3 sẵn sàng", nhất là trong thanh niên. Lá thư là thứ duy nhất Lâm để lại cho gia đình trước khi hy sinh. Vợ Lâm ôm lấy em mà khóc. Em kể Lâm là người cứu anh, thế là cô ấy cứ đòi đến thăm anh ngay trong bệnh viện, rồi cả em và cô ấy cùng khóc. Em nhớ con gái Lâm năm ấy vừa học xong lớp mẫu giáo...
- Từ chiến trường trở về, anh mới càng hiểu mẹ, hiểu em, hiểu tất cả các bà mẹ của đất nước ta. Những người phải chịu đựng nhiều nhất, hy sinh nhiều nhất. Phải từ chiến trường trở về mới hiểu được thấu đáo điều này em ạ.
Anh còn nhớ hôm tiễn anh chứ? Cậu mợ, bố em, thím Tuấn, tất cả các anh chị em, các cháu có mặt đông đủ. Lúc anh đi, cả nhà đi theo. Em ngồi lại và ôm chặt hai con vào lòng mình. Trong đầu chỉ một ý nghĩ duy nhất: Chúng ta không thể chết! Trong nhà chỉ còn lại ba mẹ con. Hai con còn bé quá, Mai cứ hỏi tại sao mẹ khóc, còn Tân thì giãy ra đòi chạy theo ông bà...
- Anh nhớ và anh hiểu... Anh bế mãi bé Tân rồi đưa cho cậu mợ...
- Ý nghĩ không thể chết giúp em vượt qua tất cả. Cũng may là cậu mợ giúp em rất nhiều, nhất là những năm sơ tán...
Không gian tịch mịch trong đêm khuya tiếp tục lắng nghe câu chuyện thủ thỉ bên nhau giữa một người từ cõi chết trở về và một người với niềm tin không thể chết...

Truyện Dòng Đời Tập I- Chương 1 Chương 1 ( tt) Chương 2 Chương 3 Chương 4 Chương 5 Chương 6 Chương 7 Chương 8 Chương 9 Tập II - Chương 10 Chương 11 Chương 12 Chương 13 Chương 14 Chương 15 Chương 16 Chương 17 Tập III: Chương 18 Chương 19 Chương 20 Chương 21 Chương 23 Tập IV - Chương 24 cần.
Giữa năm 1964 anh được trên điều động ra chiến trường Tây Nguyên, lúc này bé Thơ đã bắt đầu võ vẽ học chữ, do mẹ dạy. Từ đây, Lê Hải sống bằng những tin tức gia đình chuyển qua đường dây liên lạc, hoạ hoằn kèm theo mảnh giấy với những dòng chữ non nớt, ngây thơ và đầy yêu thương của bé Thơ... Từ 1965 các trận đánh của quân ta trên chiến trường miền Trung có quy mô ngày càng lớn. Lê Hải được điều ra tham gia bộ chỉ huy mặt trận Quảng Trị - Thừa Thiên - Huế - Quảng Nam. Đó là các tỉnh thuộc quân khu I của nguỵ quyền và cũng là vùng chiến tranh ác liệt nhất trong thời gian này, nhất là từ khi có quân Mỹ, Hàn Quốc, Úc và Niu Di-lân trực tiếp tham chiến.
Kể từ khi Nam tiến, chưa bao giờ Lê Hải vấp phải những vấn đề quân sự nan giải như thời kỳ này: cường độ hoả lực của địch cực kỳ ác liệt, tốc độ cơ động nhanh, kỹ thuật quân sự hiện đại nhất, lối đánh “tìm - diệt" và đánh dứt điểm... Mặc dù ở bộ chỉ huy mặt trận miền Trung, nhưng anh tham gia trực tiếp nhiều trận đánh, với mục đích phải cùng nhau sớm tìm ra cách đánh phù hợp. Báo cáo đi, báo cáo về, báo cáo ra Quân uỷ Trung ương... Không ít những trận ta “mất trắng”. Chiến tranh với kẻ giấu mạnh nhất thế giới là như vậy! Cuối cùng tư tưởng "nắm lấy thắt lưng địch mà đánh” được Quân uỷ Trung ương đúc kết thành tư tưởng chiến lược. Đấy là một phương thức tác chiến bám sát rất quan trọng, cự ly giữa ta và giặc được rút ngắn tới mức làm giảm thiểu đáng kể nhiều ưu thế lợi hại của giặc về phi pháo và tính cơ động. Lê Hải tiếp tục lặn lội trên mọi chiến trường, đúc kết ra bao nhiêu kinh nghiệm tổ chức chiến đấu và tác chiến... Cho tới khi nhận chỉ thị mới trong tay, cùng với tin dữ đến từ Cần Giờ... Lê Hải đột nhiên gầy rộc đi, tóc bạc nhanh, gần như câm lặng.
Trên đường ông ra Bắc, các đồng chí đi hộ tống cứ ngỡ là mình đang chuyển một bệnh binh ốm nặng về hậu phương...
- Hậu, sao tự nhiên em khóc? - Lê Hải sững sờ, hai bàn tay ôm ấp má vợ.
- Không, em có khóc đâu.
- Em giấu anh thôi, nước mắt đang lăn trên má em đây này.
- Em không khóc thật. Mỗi khi nhìn anh như thế này nước mắt tự nhiên trào ra thôi. Anh đang ưu tư điều gì? Em đã nhiều lần nhìn thấy cả cuộc đời anh trong mắt anh... Ôi nếu anh được gặp bố em thì hay biết mấy, người em xót thương nhất trên đời này!..
- Em... - Lê Hải định hỏi điều gì, song kịp dừng lại không dám hỏi.
- Làm sao có thể nhầm lẫn đến mức như vậy hả anh?
- Ôi Hậu! - Lê Hải ôm xiết lấy vợ vì không trả lời được.
Hai vợ chồng ông thì thầm mãi không ngủ. Trong câu chuyện đêm khuya, hai người cùng dắt tay nhau trở về nơi chôn nhau cắt rốn của mình...
- Thấm thoắt chúng mình cưới nhau được gần 4 năm rồi. Thế mà thỉnh thoảng anh vẫn tự hỏi nhờ ai chúng mình nên vợ nên chồng?
- Đúng ra phải hỏi nhờ ai chúng mình bây giờ mới có cuộc sống cho chúng mình anh ạ... Thành vợ thành chồng rồi, dần dà em mới hiểu, rồi mới bắt đầu yêu anh... Em càng thương chị Tấm, chị Thạnh...
- Như thế em phải yêu anh bằng cả Tấm, Thạnh và em cộng lại?
- Còn hơn thế anh ạ. Vì nếu thím anh, các bác các cô chú bên em, nói cho đúng hơn là nếu cả làng ta không hết lòng tác thành cho chúng ta...
- Thì em nhất định không lấy anh?
- Thì em nhất định không đi lấy chồng. Vì em quyết thế từ lâu rồi.
- Thật vậy sao?
- Đời thuở nhà ai phụ nữ, nông hội, các bà mẹ chiến sĩ... đều đến làm công tác tư tưởng cho em. Lại cả bí thư chi bộ thôn ta cũng đến thuyết phục em lấy anh. Đi vận động em lấy chồng mà lời lẽ cứ như là xã đội trưởng giao nhiệm vụ tác chiến cho dân quân du kích trong xã. Lúc đầu em vừa tức mình, vừa buồn cười.
- À, xã đội trưởng Tịch phải không?
- Nghe đâu chú ấy cùng họ với anh?
- Ừ, nhưng chi khác, phải gọi anh bằng ông trẻ đấy.
- Thảo nào. Cháu không vun vào cho ông trẻ thì còn vun vào cho ai nữa?
- Cậu ấy nói những gì?
- Nhiều lắm, làm sao em nhớ được... Nào là: Đây là tình nghĩa quân dân, là nhiệm vụ của hậu phương. Nào là: Chị thoái thác là trốn tránh nhiệm vụ, là có tội với cách mạng!.. Em cãi lại: Chú hãy về mang tất cả chỉ thị nghị quyết chú có trong tay ra đây, chỉ cho tôi xem có chỗ nào bắt tôi phải đi lấy chồng không nào!
- Em nói thế thì anh cũng bí, chứ đừng nói đến cậu Tịch!..
- Anh Hải à...
- Gì em?
- Anh cố mời thím Mão ra sống với chúng mình đi. Thử lần nữa xem sao.
- Lần nào về quê anh cũng nói chuyện này. Thím đều gạt đi, chê ngoài thành phố ồn ào. Anh đang tính một kế khác.
- Kế gì hả anh?
- Bây giờ thế này, em về quê mời thím ra. Nếu thím không ra em nhất định không ra, cho đến bao giờ thím chịu mới thôi.
- Có lẽ ráo riết như thế may ra được đấy. Em sẽ cố...
- Nếu không có má Sáu, nếu không có thím...
- Các bà mẹ của chúng ta... Em có thể được làm mẹ không anh?
- Ôi nếu được như vậy...
...Hôm ấy, tới Hà Nội, đại tá Lê Hải xin miễn việc đưa ông đi an dưỡng. Ông xin được về thăm quê ngay tức khắc, mặc dù lúc này đường 5 và khu vực Hải Phòng ngày đêm bị máy bay Mỹ đánh phá ác liệt.
Về đến làng trời gần tối. Chào ông đầu tiên là ngôi mộ lớn trên mảnh ruộng đầu làng, được xây một cách trang trọng và có hàng tường hoa thấp bao quanh. Sau này hỏi ra mới biết đó là nơi chôn cất những người trong làng bị giặc Pháp sát hại trong trận càn quét sau vụ sân bay Cát Bi bị bộ đội ta tập kích. Bố mẹ, vợ con Lê Hải và một người em trai của ông cũng yên nghỉ trong đó. Trong trận càn quét này, giặc bắt dân làng gom tất cả những người bị giết lại một chỗ rồi tưới xăng vào đốt... Đứng trong khu đất cũ của nhà mình, mãi ông vẫn không nhận ra được làng mình. Không tìm đâu được nhà cửa vườn tược xưa kia nữa. Họ hàng ruột thịt của ông hiện sống trong làng chỉ còn mỗi thím Mão, vợ người em trai út của bố ông. Những người họ hàng ruột thịt khác, hoặc phiêu dạt đi bốn phương, hoặc không còn nữa.
Làng xóm vắng tanh vì nơi này là trận địa phòng không, nhiều người phải đi sơ tán. Ngày đầu, sáng chưa rõ mặt người, thím Mão đưa ông ra ngôi mộ lớn. Thắp hương xong, ông nằm phủ phục, mặt gục vào ngôi mộ. Không khóc thành lời, nhưng nước mắt đầm đìa. Sau đó trở về nhà. Cả ngày ông không bước chân ra khỏi cửa. Thậm chí mấy lần báo động ông cũng chẳng buồn chạy ra vườn để xuống hầm. Ngày hôm sau cũng vậy. Nỗi đau về mất mát và niềm xúc động vì được trở về quê cha đất tổ quá lớn đối với sức chịu đựng của ông. Nhiều chi tiết ông cứ hỏi mãi, bắt thím mình kể đi kể lại, trong lòng đứt từng khúc ruột. Song cũng có chỗ ông van thím Mão thôi đừng kể nữa, nhất là lúc Sơn bị giặc giật khỏi tay mẹ, Tấm bị giặc hãm hiếp trước mặt dân làng rồi bị bắn chết... Sáng sớm ngày thứ ba ông mới đi chào những người ở lại trong làng. Lúc này cả làng mới biết ông là người con của làng sau 25 năm xa cách bây giờ trở về. Từ hôm đó, tối tối gần như cả làng thay nhau đến thăm ông, kể cho ông nghe không biết bao nhiêu chuyện.
Rồi chuyến về thăm làng lần thứ hai.
Chuyến về thăm làng lần thứ ba...
Ông rất năng về thăm quê khi thời gian cho phép, để làm dịu bớt nỗi đau của mình.
Không hiểu thím Mão đã nói những gì với cả làng, trong chuyến về thăm lần thứ tư, và từ đó trở đi, thím Mão và cả làng chỉ bàn mỗi một việc là khuyên ông lập gia đình. Cô dâu làng sẽ gả cho là cô giáo Hậu. Đấy là người con gái đã chiếm được sự mến mộ của cả làng vì lòng hiếu thảo với mẹ.
Gia đình Hậu là một gia đình nền nếp, vốn được tiếng cả vùng quê Vĩnh Bảo. Ông nội Hậu là một cụ đồ Nho có uy tín, sau chuyển thành thầy giáo làng dạy chữ quốc ngữ. Bà nội Hậu làm ruộng, nhưng khi tháng ba ngày tám lại biết chạy chợ, nhờ vậy cuộc sống tạm ổn. Trong cái làng hầu hết là nhà tranh vách đất, ngôi nhà xây ba gian hai trái ở cái mức tạm gọi là nhà ngói cây mít của ông bà nội Hậu làm nổi bật sự phong lưu của gia đình - với nghĩa là đủ bát ăn. Bố Hậu là bí thư chi bộ của xã, lãnh đạo xã mình kháng chiến chống Pháp trong những năm toàn huyện bị giặc Pháp chiếm đóng. Không may trong cải cách ruộng đất, gia đình bố mẹ Hậu bị quy oan là địa chủ. Ông nội Hậu bị bức tử, vì không chịu khai báo theo mớm cung của đội cải cách. Bố Hậu còn bị tố oan là "quốc dân đảng”, là tề chỉ điểm, làm tay sai cho giặc thời tạm chiếm. Ông bị xử tử cuối năm 1956, lúc đó Hậu 16 tuổi.
Hậu kể cho Lê Hải: khi bố Hậu được dắt vào bãi bắn, dân làng đông lắm. Cả làng thấy ông đã bị nhục hình đến mức chỉ còn là một bộ xương lê lết, mặt mũi thân thể nhiều chỗ sưng tím, xây xát nặng. Hậu nhìn thấy bố như vậy oà lên khóc, bà mẹ Hậu phải vội vã đưa hai tay bịt miệng con. Hậu nhớ rất rõ, khi thấy bố Hậu bị bịt mắt và trói gô vào cọc bắn, bà vội ôm chặt lấy Hậu rồi kéo úp mặt cả hai mẹ con xuống đất. Tai Hậu vẫn nghe thấy ông đĩnh đạc nói với mọi người: Tôi bị oan! Tôi bị oan! Cả làng hãy minh oan cho tôi!.. Rồi ông hô to: Đảng Cộng sản Việt Nam muôn năm!.. Mấy tiếng súng đanh đanh xé trời...
Ngay sau khi hành quyết, đội cải cách giải thích cho dân làng:
- Tên này cực kỳ xảo quyệt. Trước khi chết vẫn còn tìm cách lung lạc tinh thần đấu tranh của bà con nông dân chống địa chủ cường hào ác bá!
Về sau gia đình được sửa sai và minh oan. Mẹ Hậu ở vậy nuôi con. Hậu đang học đại học sư phạm năm thứ 3 ở Hà Nội thì mẹ ở nhà bị tai biến mạch máu não tới mức độ hiểm nghèo, không tự ngồi dậy được nữa. Hậu bỏ học về nhà chăm sóc mẹ và xin làm cô giáo làng để kiếm sống. Thỉnh thoảng Hậu lại giở quyển Tam tự kinh và một vài quyển "ký" của ông nội tự viết đọc lại cho hai mẹ con cùng nghe. Hậu chỉ sợ quên mất ít vốn liếng chữ Nho ông nội truyền lại cho. Sau gần 9 năm ròng nằm liệt giường, mẹ Hậu qua đời.
Khoảng một năm sau kể từ khi Lê Hải trở về làng, năm 1971, ưng thuận lời khuyên của thím Mão và gần như của cả làng, cô giáo làng lúc này đã 31 tuổi. Ở làng quê ta, con gái đến cỡ tuổi ấy thường được coi là người luống tuổi... Trong những lúc tâm tình với nhau, Lê Hải thấy người thường được Hậu nhắc đến nhiều nhất là ông bố Hậu. Có một lần, vào ngày giỗ bố, nửa đêm Hậu sụt sịt nước mắt hỏi chồng:
- Anh ơi, làm sao có thể nhầm lẫn đến mức như vậy?
- Anh chịu, không trả lời được.
- Có phải tại đội cải cách bắt phải rễ thối không anh? Cái người mà đội cải cách dựa vào rồi đưa lên làm cốt cán vốn dĩ là tên lưu manh nhất làng này anh ạ. Ngày xưa nó đã bị đánh què rồi bị cắt gót chân phải vì cái tội đi ăn trộm.
- Có nhiều nguyên nhân lắm, anh nghĩ mãi mà vẫn phải tiếp tục tìm câu trả lời.
- Khi tiến hành sửa sai thì tên cốt cán này bỏ vợ con, bỏ làng, trốn biệt tăm. Chẳng ai biết nó bây giờ ở đâu nữa anh ạ.
- Ra Bắc anh mới biết ngoài này có chuyện cải cách ruộng đất như vậy.
- Bây giờ người ta đang sưu tầm thành tích của bố để xét truy tặng huân chương!.. Nhưng huân chương gì thì bố cũng không sống lại được!
Lê Hải chỉ biết lau nước mắt cho vợ, mãi mới nói được:
- Anh là bần nông từ làng mình ra đi. Anh hiểu rõ thực hiện chủ trương người cày có ruộng quan trọng như thế nào cho sự nghiệp cách mạng của đất nước. Đây là một động lực vô cùng quan trọng của kháng chiến em ạ, kể cả ở miền Nam, anh biết rất rõ điều này. Cải cách ruộng đất là việc nhất thiết phải làm em ạ. Còn làm như thế nào thì đúng là có chuyện... - Lê Hải bỏ lửng, không chủ định nói hết với Hậu. Mãi một lúc sau, ông mới nói tiếp - Việc thực hiện có nhiều sai lầm lớn, thậm chí đổ nhiều máu... Thật là những sai lầm đau xót, vô cùng đau xót! Em cố hiểu như vậy để tự vượt qua...
- Thế nhưng tại sao nhằm cả vào những người nuôi cách mạng mà bắn? Bà Nguyễn Thị Năm là người bị bắn đầu tiên trong cải cách ruộng đất. Dù có là địa chủ đi nữa, cả miền Bắc này biết gia đình bà ta là cơ sở nuôi cách mạng, con trai bà cũng là bộ đội... Cơ quan chỉ huy quan trọng của kháng chiến đặt tại nhà bà. Anh thử đặt mình vào địa vị gia đình nhà người ta xem! Ngày hôm trước còn ăn cơm nhà người ta, ngày hôm sau lôi người ta ra mà bắn! - bà Hậu gần như phát khóc, nước mắt giàn giụa.
- Sai lầm đẫm máu em ạ. - Lê Hải quanh co, một tay xoa nước mắt trên má Hậu, một tay ôm chặt lấy bà như muốn chẹn những cơn nấc của vợ mình.
- Em không đồng ý. Phải nói cả sai lầm và tội lỗi.
- Anh hiểu.
- Tội lỗi lớn nhất là không dám nói vì sao mắc sai lầm! Lần nào cũng vậy, cứ đụng chạm đến chuyện này, là em lại cảm thấy như chính mình đang bị dẫn vào bãi bắn... - bà Hậu càng nói càng gay gắt.
Lê Hải lựa lời:
- Anh đã được nghe giải thích...
- Em biết. Hồi ấy không ai nói ra, nhưng sau này cả nước ai cũng hiểu là ông Trường Chinh, ông Hoàng Quốc Việt và nhiều ông to nữa mất chức...
- Câu chuyện còn nhiều khúc mắc lắm em ạ... Cuộc kháng chiến của ta lúc bấy giờ có nhiều chuyện bên ngoài khó xử lắm, mà lực lượng đế quốc thì cứ nhâu nhâu vào chống ta... Em đừng quên mấy năm cuối cùng Pháp đánh ta bằng tiền Mỹ, vũ khí Mỹ!
- Đành là thế, nhưng giải thích cho dân thì lại nói rất chung chung. Không nói công khai cho rõ ngành ngọn.
- Phải chờ đợi em ạ...
- Còn xuê xoa với nhau như thế thì sau này không biết đường nào mà tránh. Sẽ còn chết nữa. Rồi đấy anh xem!
Lê Hải tắc nghẹn...
Đã lâu, ai đó có lần loáng thoáng nói với Lê Hải là Hồ Chủ tịch không tán thành cải cách ruộng đất, mà chủ trương chỉ thực hiện giảm tô và hiến điền thôi, không thể làm đấu tố theo kiểu của Trung Quốc được, cũng không thể tiến hành cải tạo tư sản theo cách của họ. Việc gì cũng vậy, mỗi nước có hoàn cảnh riêng của mình, phải sáng tạo, phải độc lập tự chủ... Nhưng ta chịu nhiều sức ép quá, mâu thuẫn Xô - Trung bắt đầu bùng nổ, mà cuộc kháng chiến đang đi vào giai đoạn quyết định... Cho đến nay vẫn chưa có một lời giải thích công khai nào của Đảng, ông biết nói gì với Hậu bây giờ. Làm cách nào để Hậu hiểu rõ những uẩn khúc éo le của lịch sử?
Thấy chồng không nói gì, một lát sau bà Hậu nói tiếp:
- Hôm ấy chỉ suýt nữa là em cãi nhau với cán bộ đến tìm hiểu khôi phục đảng tịch cho bố để xét thưởng huân chương. Gần năm năm sau khi bố bị bắn anh ạ! Anh ấy càng giải thích, em nghe càng không ổn. Nào là do chủ quan, duy ý chí, nào là do quan liêu giáo điều... Giải thích như thế cho sai lầm nào mà chẳng được! Có thể vì anh ấy là người ngoài cuộc, cho nên đi sửa sai những hậu quả trong cải cách ruộng đất, mà thái độ lại cứ dửng dưng như không! Đến bây giờ em vẫn chưa thấy bà Nguyễn Thị Năm được giải oan.
- Sao em quan tâm đến bà Năm thế?
- Vì người bị bắn oan đầu tiên trong cải cách ruộng đất lại là phụ nữ! Rõ là đi theo cách mạng rồi mà vẫn không thoát!
- Ôi Hậu! - Lê Hải thốt lên như bị điện giật.
Vết thương về bài học đời, sự giày vò của những câu hỏi do Nghĩa đặt ra hôm nào, cùng với những câu hỏi xé ruột xé gan của Hậu, nỗi lo về những hiểm hoạ mới chờ đợi đất nước ở phía trước.., tất cả đang thi nhau cật vấn ông...
- Em đồng ý với anh là phải thực hiện người cày có ruộng, thế nhưng tại sao lại bắt buộc tất cả nông dân vào hợp tác xã, lại còn phải chuyển nhanh lên hợp tác xã bậc cao nữa?
Lê Hải toàn thân chết cứng, mắt trân trân nhìn vào đêm tối.
- Anh không ở quê nên không hiểu hết. Chuyện ngược đời nhất là đất năm phần trăm (5%)(°) [(°) 5% tổng diện tích canh tác của hợp tác xã được đánh lại chia đều cho gia đình xã viên để làm kinh tế hộ.] lại là nguồn sống chính của các hộ nông dân xã viên! Mọi khốn khó bây giờ từ hợp tác xã cấp cao mà ra!
- Hậu!.. Thú thực còn nhiều điều anh chưa trả lời được... - Lê Hải não nuột.
Nằm bên cạnh vợ, nửa tỉnh nửa mơ, ông Lê Hải thấy đám trẻ, đứa cõng, đứa bế, đứa chạy lon ton, tất cả nhao nhao bâu theo tiễn anh Việt Minh Lê Hải lên đường Nam tiến. Tới quá giếng đầu làng chúng mới dừng lại. Xa xa phía sau là Tấm đang bế Sơn trên tay... Ông đoán trong đám trẻ ấy chắc không có Hậu. Hồi ấy quê còn nghèo lắm, bọn trẻ chạy theo tất cả đều lấm lem, chân đất, một số khá đông không quần, không váy...
Cả cuộc đời ông từ lúc lọt lòng mẹ đến nay hiện lên dần dần trong ký ức. Ông nghĩ đến số phận của biết bao nhiêu người, của chính mình. Trong tâm thức ông, niềm lo lắng về điều gì đó lại chuyển mình, lại bắt đầu cựa quậy, nhức nhối...
Càng về đêm khuya tịch mịch, sóng dữ càng ào ào cuộn lên trong đầu Lê Hải.
Ôi, làm sao những uẩn khúc của lịch sử có thể đến được với lương tri con người - Lê Hải quằn quại cứ như người thở hắt ra.
- Làm sao vật vã thế anh Hải? Em đi lấy thuốc ngủ cho anh nhé?
--!!tach_noi_dung!!--


Được bạn: đưa lên
vào ngày: 7 tháng 5 năm 2007

--!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!--