Con đường quả là dài quá sức tưởng tượng của Thuý An. Má mướn một chiếc xe du lịch để chở hai người và mớ hành lý gồm một vali, một ba lô mini, vật bất ly thân của Thuý An và một túi xách nhỏ đựng mớ đồ má mua làm quà biếu ngoại. Đường quá xa nên khi đến cầu phà thứ hai thì cô mệt đến nỗi chỉ muốn nằm dài ra băng ghế sau chứ không tò mò ngò cảnh sông nước nữa. Phà đầy xe cộ và người. Lại phải chờ. Thuý An đưa mắt nhìn ra cửa kính, tò mò ngó cảnh xúm xít mua bán ồn ào của mấy người bán rong. Lúc sáng phần thì mang tâm trạng lo lắng nôn nóng cho chuyến đi, phần thì phải tỏ ra bàng quan trước ánh mắt châm chọc, diễu cợt của anh Liêm và chị Diễm, cô ăn không vô tô bánh canh ngon lành của dì Sáu. Giờ nghe nhưng tiếng rao hàng trên bến phà, tự nhiên cô cảm thấy đói bụng. Nhưng có thèm thì chỉ để trong bụng thôi. Cô biết giờ này mà đòi ăn gì thì có nước nghe má rầy đầy tai. Để xua đi cơn đói cồn cào, cô nghĩ chuyện hỏi han má. − Ở dưới có đèn không hả má? − Có chứ con. Tuy ở đó chỉ là cù lao nhỏ, nhưng cũng trù phú lắm. Điện được mắc từ mấy năm trước. − Ở dưới đó có … điện thoại không má? Bà Hạnh quay xuống cười mắng yêu con: − Khờ quá, vùng quê hẻo lánh làm gì có điện thoại, nếu có thì bà ngoại đã không gửi thư lên cho mình rồi. − Vậy mai mốt muốn gọi về nhà, con biết làm sao? - Cô hỏi như than. Ngắm nghía gương mặt bần thần mệt mỏi của cô, bà cười nói. − Chưa xuống đến nơi mà đã thấy nhớ nhà rồi sao. Ở dưới là ngoại với dì của con mà, có phải nhà ai xa lạ đâu. Thuý An cười gượng. Cô hỏi qua chuyện khác: − Nhà ở dưới rộng không má? − Rộng lắm. Ông ngoại hồi xưa nhiều ruộng đất nhất nhì thị xã mà. Nhà xây kiểu hồi xưa rất đẹp. Thuý An nhìn má rồi hỏi ngay câu hỏi mình thắc mắc từ lâu: − Sao má ít dẫn tụi con về đây quá hả má? Con chưa về lần nào. Bà Hạnh hơi cau mày, bà trả lời một cách miễn cưỡng: − Ờ thì má bận bịu suốt ngày mà, thời gian đâu để về. Thuý An thu đôi vai, giọng nhỏ lí rí: − Má, hình như ở dưới, bà ngoại dữ đến nỗi có cái biệt danh gì đó. Bà Hạnh chợt trừng mắt: − Nè! Lại nghe thằng Liêm nói bậy gì đó? Thuý An giật thót mình dưới ánh mắt của má. − Dạ… là tại…. Bà Hạnh nạt con gái: − Sao con cứ tỏ ra ngu ngốc kiểu này hoài vậy. Về dưới đây mà còn nói năng bậy bạ kiểu đó thì con liệu hồn, bà ngoại không tha cho con đâu. Bà ngoại mà tức giận thì la hét bể nhà, lại.. lôi đủ thứ chuyện ra nói nhức cả đầu. Liệu hồn đó nghe chưa? Thuý An sợ hết dám hỏi tiếp. Đã có chuyến phà, chiếc xe nối đuôi với hàng xe cộ leo xuống bến. Khi đã ken đặc xe cộ, phà tách bến lừ lừ trôi ra vùng nước mênh mông. Thuý An ngồi nguyên trong xe. Cô không thích lắm cảnh hơi bát nháo và tẻ nhạt trên phà. Phà trôi chậm đến độ sốt ruột. Rồi phà cũng cập bến. Thuý An thầm nhìn má. Không thấy bà nói gì, cô thu người trên nệm xe như cũ. Lại vẫn chưa đến. Sao đường xa quá không biết. Xe nổ máy rời bến và chạy tiếp mất một lúc nữa mới ngừng. Bà Hạnh quay xuống hỏi cô. − Đến thị xã rồi đó. Con mệt lắm phải không? Cô thở ra thú nhận: − Dạ con hơi chóng mặt. Tới chưa má? Má cô vội đưa chai nước khoáng: − Uống chút nước đi. Ráng chút xíu nữa thôi. Sắp tới rồi. Cổ họng khát khô làm cô nhổm dậy đỡ lấy chai nước và ngửa cổ uống vài ngụm. Mở cửa xe, bà hối cô xuống trong lúc người tài xế phụ đem hành lý ra. − Đến rồi hở má? – Thuý An ra khỏi xe và ngơ ngác nhìn bờ sông trước mặt. − Chưa đâu. Hất mặt qua bờ bên kia, bà Hạnh nói. − Còn một chuyến đò nữa là tới. Nhà mình ở cù lao bên đó. Bà Hạnh dặn người tài xế ở lại đợi rồi cùng con gái xuống bến đò. Vai đeo balô nhỏ, chiếc vali để kế bên, Thuý An ôm cái túi xách cồng kềnh đựng mấy hộp bánh kẹo ngồi cạnh má. Cô không nhìn cảnh vật, chỉ hơi ngạc nhiên vì nước sông chảy xiết có màu đục lờ và con đò nhỏ hẹp chỉ chở có mười mấy người. Nằng chang chang trên sông làm mồ hôi rịn đầy trán cô. Cái nón kết trắng không che được sức nóng của cái nắng ban trưa. Ánh sáng phản chiếu của nắng trên mặt làm cô chói mắt. Quệt đi những giọt mồ hôi, Thuý An ngước lên, bắt gặp phía đối diện một ánh mắt lạ đang dõi nhìn cô. Thấy cô phát hiện, người kia vẫn không dời mắt đi mà trái lại còn thản nhiên ngắm nghía cô kỹ hơn với cái nhìn chăm chú khác thường. Thuý An hơi ngạc nhiên nhưng cô không suy nghĩ gì nhiêu. Cảm thấy mệt và lại chóng mặt, mặt kệ ánh mắt người lạ vẫn dõi nhìn, cô kéo sụp nón và không ngó nghiêng ngửa nữa. Nắng thật gắt như muốn xuyên qua lớp vải mỏng của chiếc nón và mớ tóc mà nung cháy da đầu cô vậy. Gió làm những giọt mồ hôi vừa rịn ra như cô đặc lại. Thuý An bặm môi cố chịu đựng cái ngột ngạt khó thở đang dâng lên trong người. Đò cập bến. Mấy người đàn bà đang trò chuyện bằng cái giọng dân dã xung quanh bắt đầu lục đục lên bến. Nghe tiếng má gọi, Thuý An cập rập cầm cái túi xách và nhổm người đứng lên. Mới bước một bước, đột nhiên cô cảm giác chiếc thuyền chao đi, người nhẹ hẫng, cảnh vật cứ loang loáng, bồng bềnh trước mắt. Thuý An sợ hãi buột miệng gọi má. Cô quờ tay trong không trung và níu được ai đó. Nhưng như thế cũng không đủ giữ được thăng bằng, cô ngã xuống và trước khi ngất đi vẫn còn mơ hồ nghe giọng của má hốt hoảng gọi tên mình. Thuý An tỉnh dần trong tiếng nói chuyện lào xào nho nhỏ. Cô mở mắt ra. Hình ảnh đầu tiên là những cây đà ngang, những hàng mái ngói màu nâu đen cũ kỹ, ken đặc trên cao. Cô gượng người dậy, cố nhớ lại những gì đã xảy ra. Đỡ tay lên trán, cô nhăn mặt ngơ ngác nhìn xuống mình rồi lại nhìn xung quanh. Cô không bị ướt người, không bị rơi xuống sông. Chỗ cô nằm là một tấm phản rộng. Nhà rộng thênh thang, tường vôi vàng nhạt. Hai cây cột nâu bóng thật to hai bên làm gian nhà như thêm cao và trống trải. Bàn thờ tít trên cao thoáng chút khói hương trầm. Nhưng bộ bàn ghế giữa nhà trống không. Cảnh vật thật lạ lẫm với cô. Mình đang ở đâu đây? Bến đò ư? Chẳng lẽ bến đò lại vắng vẻ như vậy? Cô ngạc nhiên vì không thấy một bóng người, hình như chỉ có tiếng ai đó nói chuyện nho nhỏ phía trong. Miết tay lên trán để nguôi cơn nhức đầu, cô rời tấm phản để men ra phía sau theo tiếng nói chuyện. Cơn choáng váng vẫn còn làm bước chân cô nhẹ hẫng. Qua một hành lang hơi tối, gian nhà sau nhỏ hơn nhưng ấm cúng với đủ thứ vật dụng. Ở đó đang có 3 người đàn bà. Hai người tuổi chừng 40 ngồi bên bộ bàn ghế nhỏ và một bà cụ có dáng người nhỏ thó đang ngồi nhai trầu trên sập kỷ. Thoáng thấy bóng cô, bà cụ già ngưng nhai trầu và chiếu cặp mắt sáng quắc vào cô, người đàn bà mặc chiếc áo ba bà xanh nhạt ngồi bên bộ bàn ghế thì mỉm cười và ngoắc tay. − Tỉnh dậy rồi à. Lại đây. Chị Biên, nước sôi chưa? Pha ly sữa được rồi. Người phụ nữ mập mạp mặc áo nâu vội bỏ dở câu chuyện đứng dậy mau mắn ra nhà sau và vài phút sau đem ra một ly sữa nóng. Thuý An lơ ngơ tiến lại bên bàn. Theo lời người đàn bà áo xanh, cô ngồi xuống ghế đối diện mà mắt cứ nhìn mớ đồ nằm trên chiếc ghế dài, cạnh bà cụ tóc bạc trắng vẫn đang chòng chọc ngó cô. Cô đã nhận ra đó là chiếc vali và túi xách đựng bánh kẹo. Hành lý nằm đây, má đi đâu nhỉ? Đẩy ly sữa có sẵn trên bàn, người đàn bà mặc áo xanh nói. − Con uống sữa đi. Uống nóng cho tỉnh. Vẻ mặt nghiêm trang mà giọng nói bà có một âm sắc khá dịu dàng khiến Thuý An không nghĩ gì, cô nâng ly sữa lên môi. Hớp sữa đầu nóng rẫy như đánh thức cơn đói làm cô vừa thổi vừa uống từng ngụm một cho đến quá nửa. Cạn ly, mắt chợt phát hiện 3 người đàn bà đều quan sát mình, cô đặt ly xuống, chùi miệng bằng cùi tay và cười thẹn: − Con cám ơn mấy dì. − Tỉnh hẳn rồi chứ? − Dạ con tỉnh rồi. Người đàn bà ngồi đối diện mỉm cười. − Chắc con xỉu là tại đói bụng phải không? Thuý An thành thật: − Dạ… chắc vậy. Hồi sáng con cũng không ăn gì. Bà ta gật đầu. Thuý An nhìn quanh rồi thắc mắc. − Mấy dì cho con hỏi má con đi đâu rồi ạ? Người đàn bà đáp: − À, má con vừa về rồi. Thuý An ngơ ngác. − Về? Về đâu ạ? − Thì về Sài Gòn. Cô kinh ngạc nhổm lên. − Dì nói sao ạ? Sao … má con lại về Sài Gòn được? Má đang dẫn con về quê mà? Thấy người đàn bà tròn mắt ngó cô, cô vội giải thích. − Vậy má con không phải về Sài gòn đâu, chắc má vô nhà bà ngoại trước rồi. Mấy dì chỉ giùm nhà cho con với. Con là cháu bà Ba Thông. Con ở Sài Gòn xuống đây với má con. Lúc qua đò tại mệt quá nên con té xỉu…. Người đàn bà tên Biên đang cầm ấm tích định đi châm thêm, nghe nói vậy sặc lên cười. Bà cụ ngồi trên sập kỷ đột nhiên quát lên. − Cười cái gì mà cười? Vui lắm hay sao mà cười? Người đàn bà tên Biên vội nín bặt lủi nhanh xuống bếp. Tiếng quát lanh lảnh làm Thuý An cũng giật nảy mình quay lại. Cô không ngờ bà lão nhỏ thó, ốm yếu mà có giọng nói lanh lảnh dữ dằn như vậy. Dữ dằn? Tự dưng như có luồng điện chạy suốt sống lưng cô, Thuý An mở to mắt nhìn bà cụ đang nhăn nhó mặt mày ấy. Rồi lại lia qua người đàn bà áo xanh nhạt nãy giờ vẫn ngồi trên ghế. Thuý An trợn tròn cặp mắt. Trời ơi, có khi nào… có khi nào…. − Ở đây là… là nhà của… - Cô lắp bắp không thành tiếng. Người mặc áo xanh nhạt đỡ lời: − Đây là nhà ngoại con rồi. Chỉ tay về phía bà cụ vẫn còn trừng trừng nhìn cô, bà nói: − Ngoại của con đó. Còn dì là dì Năm của con. Thuý An toát mồ hôi vì khiếp vía, ngỡ đây là căn nhà nào ở bến đò, thì ra là nhà ngoại. Những người cô tưởng là dân quê tốt bụng lại chính là những người thân của mình. Cô chưa biết nói gì thì bà ngoại đã đanh giọng đay nghiến. − Còn giới thiệu cái gì nữa. Nhục nhã quá. Con cái cháu chắt, cả năm cả đời chưa hề thấy mặt mũi tròn méo ra sao, về mới tới bến đò đã ngã lăn ra đó để mặc kệ thằng cha căn chú kiết nào đó vác đi. Giờ tỉnh lại ở ngay trong nhà còn đực mặt ra như thằng chỏng chết trôi. Chưa kịp chào hỏi ai đã uống một hơi gần cạn ly sữa. Trên Sài Gòn đàn bà con gái ăn uống vậy đó hả? Bà quắt mắt dữ hơn khi thấy cô cứ ú ớ không biết nói gì. − Đã vậy quẹt mỏ xong còn xách mé lôi tên tao mà hỏi han nữa: Bà Ba Thông là ai? Là tao nè, có biết chưa? Còn ở đó trơ mắt ra mà ngó. − Ơ… Con… tại con. Mỗi một tiếng gằn của ngoại làm Thuý An giật thót người từng cơn. Cô sợ đến muốn khóc. Mặt mày tái xanh tái xám, tay chân luống cuống, cô hầu như không biết phải làm gì. Dì Năm tội nghiệp nhắc khẽ. − Con xin lỗi ngoại đi. Thuý An run giọng lắp bắp làm theo như cái máy. − B…bà … ngoại. Con… xin lỗi. Con không biết là … là …. Bà ngoại trợn mắt. − Không biết cái gì? Ăn với nói. Có xin lỗi cũng không ra hồn. Thật là cái giống gì đâu. Hết biết! Dì Năm nhỏ nhẹ. − Nó không biết mà, má đừng la gắt nó như vậy tội nghiệp. Bà ngoại hừ một tiếng. Như chưa nguôi cơn giận, bà chì chiết: − Tội nghiệp cái gì? Cũng tại cái con Hạnh. Con gái còn chưa tỉnh đã sợ tao rồi mượn cớ hối hả rút về trển. Thứ mẹ như nó nên mới có thứ con ngờ nghệt như vậy nè. Phun nước trầu đánh phèo vào ống nhổ một cách bực dọc, bà liếc nhìn lại đứa cháu gái một lượt nữa từ đầu đến chân rồi nói tiếp: − Đi đường có bao xa đâu, vậy mà té xỉu để người ta phải xúm xít khiêng vào nhà. Cỡ vậy mà cũng về, phụ giúp đỡ đần được ai, sai làm vài ngày dám nằm vạ ra nữa. − Má à, nó đâu biết gì. Lời nhắc khẽ của dì Năm làm bà ngoại cô mím miệng quay đi. Thấy nét mặt Thuý An vẫn còn bần thần sợ hãi, dì Năm nhỏ nhẹ: − Thôi ngồi xuống đi con. Nhớ ra mình vẫn còn lọng cọng đứng trơ ở đó, cô run sợ khẽ khàng ngồi xuống lại. − Con tên là An phải không? − Dạ, con là Thuý An – Cô đáp mà nhận ra giọng mình vẫn còn run run. Dì Năm ngắm cô: − Con là Út hả? Không ngờ con lớn như vậy. 17 chưa? Cố trấn tỉnh mình, cô đáp suôn sẻ: − Dạ năm nay con 18 tuổi rồi. Dì Năm gật gù. − Ờ, vậy mà cũng 18 rồi à. Liếc trộm bà ngoại cô nhỏ giọng: − Dạ. Con chưa về quê lần nào, nên không biết nhà. Hồi sáng cũng tại con hồi hộp, ăn không được. Con lại không quen đi phà, đi đò xa như vậy nên con…. Dì Năm mỉm cười: − Thôi, không sao. Đáng lẽ má con còn đây thì con biết rồi, không đến nỗi ngờ nghệt như vậy, dì cũng quên không cho con biết ngay từ đầu. Ngắm gướng mặt còn đờ đẫn của cô, dì chép miệng: − Chắc là con còn mệt lắm. Hay uống thêm ly sữa rồi rửa mặt vào buồng nghỉ thêm chút nữa. Cất luôn mớ đồ của con vô – Ngoái váo bếp, dì gọi lớn - Chị Biên ơi. Thuý An e ngại. − Dạ thôi ạ, con không uống sữa nữa đâu … dì Năm. Con cũng không nghỉ đâu. − Cứ vô cất đồ rồi nghỉ chút đi. Mặt con kém sắc lắm đó. Đừng cãi dì. Thuý An không biết mặt mũi mình kém sắc là vì yếu hay vì hoảng hốt với màn la mắng mở đầu của bà ngoại. Cô đành đứng dậy, rụt rè đến bên sập kỷ của ngoại và lí nhí tròn một câu. − Con xin lỗi ngoại. Tại con vô ý. Bà ngoại ngẩng lên nhìn cô một thoáng rồi buông giọng. − Ra sau rửa mặt rồi vô buồng nghỉ đi. Ngủ dậy rồi tính. Giọng ngoại xem ra chừng đã dịu đi một chút. Người đàn bà mập mạp khi nãy trở ra với một chiếc ấm tích. Dì Năm nói: − Chị Biên dẫn cháu An ra sau rửa mặt dùm tôi đi. Lủi thủi theo dì Biên ra sau hè, Thuý An được chỉ cái lu lớn đựng nước trong vắt. Cầm chiếc gáo vục vào lu múc nước rửa mặt, nước trong veo và mát mẻ làm cô tỉnh người. Trở vào, Thuý An chào ngoại và dì Năm lần nữa với vẻ áy náy rụt rè rồi cô xách mớ hành lý theo người đàn bà tên Biên vào một phòng ở gian giữa bên phải. Cô tò mò không biết dì Biên là một người giúp việc hay một trong những bà dì của mình, nhưng cô không dám lên tiếng hỏi nhiều. Gian buồng rộng và khá kín đáo. Thuý An để mớ hành lý của mình vào góc rồi đến ngồi bên giường. Người cô vẫn còn ngầy ngật bần thần đôi chút. Quả là cần một giấc ngủ ngắn nữa mới có thể khoẻ khoắn lại được nhưng cô không muốn ngủ. Cô tự phạt cái tính vô dụng và vụng về của mình bằng cách soạn lại mớ hành lý. Có cái tủ gỗ trong góc với mấy ngăn còn trống, cô để vài bộ đồ, tập sách và những thứ linh tinh của mình vào. Sắp dọn xong đâu đấy, chỉ còn tấm poster cô ca sĩ Celine Dion mà cô cố tình cuốn mang theo, cô sờ nhẹ lên mặt hình, phân vân. Quả thật anh Liêm chị Diễm nói không sai, cô là đứa con gái vụng về, vô dụng nhất nhà. Mới gặp ngoại đã làm bà bực mình la rầy rồi. Tấm hình thần tượng làm sao dám treo lên đây. Thuý An thở ra, đành cuộn lại và để gọn tấm hình vào một góc vậy. Soạn đồ xong, cô rón rén xuống bếp và suốt buổi cứ loay hoay bên bếp lò với người đàn bà áo nâu mà cô biết được tên là dì Biên. Dì Biên khá dễ tính và vui miệng. Cho dù cô không giúp được gì mấy trong chuyện bếp núc, nhưng cũng nhờ đó có thể nói chuyện vui vẻ với dì. Buổi chiều hôm đó, thấy cô phụ dọn cơm, ngoại chỉ lừ mắt không nói gì, còn dì Năm thì nhận xét cô còn xanh lắm, ăn cơm xong nên nghỉ sớm. Tối đó, khi nằm xuống giường, tấm chiếu trải không êm bằng nệm mút ở nhà, thêm vào là khung cảnh lạ, nhà lạ, nhưng vì quá mệt mỏi nên cô cũng thiếp đi. Trong giấc ngủ, ký ức cô cứ đan xen mãi hình ảnh một bà cụ tóc bạc trắng, miệng luôn nhai và nhổ thứ nước màu đỏ ối, hình ảnh dì Năm gầy gò với gương mặt hiền hậu, nghiêm nghị, hình ảnh con nước đục ngầu chảy xiết, hình ảnh đường xa hun hút tít mù. Và trong giấc ngủ khó khăn ng vốn tùm lum, mất công phải cãi lộn. Em chán lắm, chuyển qua bán cà phê có lý hơn. Rồi vườm ươm, Quang chỉ tay vào bộ bàn ghế gần đó mỉm cười. − Nếu nói về lý thì chẳng ai nói qua Hương, phải không? Ngồi đi, để anh đi lấy nước. − Em không uống nước đâu. Anh đi với em đi, qua thị xã uống cà phê, ngó qua cái quán đó luôn. Quang cười lắc đầu. − Cà phê anh đã uống từ sáng sớm. Anh không đi đâu. Hương khựng lại nhìn anh. − Gì kỳ vậy? − Hôm nay có nhiều việc lắm. Hương nhăn mặt. − Lại nữa rồi. Hôm nay thứ 2, ít khách mà, anh đi vắng một buổi có gì đâu. Còn chuyện ươm cây, ươm giống gì đó thì sai thợ làm được rồi. Kéo cho anh một mối bán cây giống mà anh không nể mặt sao. Quang cười, nhưng cái cười của anh là cái cười không lay chuyển được. Hương nằn nì bắt lỗi. − Mất công qua đây rủ anh mà anh ù lì không đi. Hôm bữa anh đi đâu lên Sài gòn cũng không thèm rủ em một tiếng. Giờ mất công qua nhờ anh có chút chuyện, anh lại không đi, gì kỳ vậy? − Kỳ gì đâu? Anh bận thật mà. Hương hứ một cái. − Bận cái gì mà bận. Lúc nào anh cũng chỉ có một lý do. Em ghét cái vườn hồng của anh quá. Càng có tiếng thì càng làm anh đổ hết công sức, thì giờ vô đó, muốn rủ đi đâu cũng khó khăn. Tỉnh bơ trước lời trách móc xem chừng đã quá quen tai, Quang quay vào nhà. Hương nhăn mặt nhìn theo cái dáng đi lừng lững của Quang. Cô dứ dứ nắm đấm về phía đó. Chúi mũi vô công việc chẳng còn quan tâm tới ai. Quang trở ra với chai nước ngọt. Anh ngồi xuống ghế đối diện. Hương im lặng một lúc rồi chuyển qua chuyện khác. − À hôm bữa anh lên Sài gòn làm gì vậy? − Công chuyện – Rót nước ngọt cho cô, Quang lơ đãng đáp. Trả lời cũng như không, Hương trề môi. Cô liếc nhìn anh rồi gõ nhè nhẹ mấy ngón tay lên mặt bàn. − Nghe nói hôm bữa ở Sài gòn về, anh còn làm người tốt việc tốt nữa. − Muốn nói gì đây? – Quang có vẻ đề phòng. Hương cười cười. − Kể em nghe đi. − Nhưng chuyện gì mới được? Hương trợn mắt. − Còn chuyện gì nữa. Em nghe được hết rồi đó. Hôm đó về nhà có mỏi xuội 2 tay không? Con nhỏ đó nặng bao nhiêu ký? Chắc cũng đẹp nên anh dẹp hết mọi chuyện gồng mình đem vô tận nhà. Quang lắc đầu. − Xứ này nhỏ xíu, cái gì cũng thành chuyện được, mệt thật. Hương liếc nhìn anh. − Em chỉ nghe người này người nọ qua thị xã kể loáng thoáng thôi. Hơi chồm người lên bàn, cô hỏi. − Chuyện hôm đó là sao vậy anh Quang? Bộ anh không biết người bị xỉu đó là cháu bà Ba Thông à? − Không. Hương nhìn anh, rồi cô nhỏ giọng. − Vậy mà biết rồi anh cũng bồng tới tận nhà? Hơi cau mày, Quang lặng thinh. Câu chuyện khơi gợi làm anh nhớ đến cô gái nhỏ nhắn hôm đó. Quả thật lúc lên đò anh đã chú ý đến vẻ bần thần khác lạ của ô. Cô gái còn trẻ, rất trẻ. Dáng cô ngồi đó có một vẻ gì rất thu hút dù khuôn mặt tái xanh và mệt mỏi, dù cô chỉ ngước mắt ơ hờ nhìn anh chì một lần. Anh biết cô không phải là người xứ mình nhưng anh không đoán nổi cô là cháu gái bà Ba Thông. Và có nằm mơ anh cũng không tưởng được người đàn bà bồn chồn ngồi cạnh cô lại là bà Hạnh mà thuở nhỏ anh đã được nghe nhắc đến không biết bao nhiêu lần. Cô gái nhỏ ấy lại là con gái bà Hạnh. Điều ấy làm anh bất ngờ suốt cả ngày hôm đó. Thật tấu xảo. − Rồi lúc nhận ra người đem cháu gái bả vô nhà dùm là anh, bả có nói gì không? Hương hắng giọng hỏi, Quang lắc đầu. − Chắc là bả quê lắm. – Hương gặng hỏi - Bả có cám ơn anh không? Quang lặng thinh không đáp. Hương vẫn tò mò. − Còn bà Hạnh nữa, bả có biết anh là ai không? Lúc đó bả nói gì? Nghe nói bả về liền, chắc là bả…. Quang nhăn mặt đứng dậy, giọng anh lạnh lùng. − Xin lỗi Hương, anh chẳng hứng thú gì về chuyện này. Nếu Hương ghé qua chỉ để nói chuyện tầm phào như vậy thì xin lỗi anh còn việc phải làm. Hương chột dạ. − Nhưng … anh Quang … tại Hương thấy…. Quang không muốn nghe tiếp, anh bỏ cô bạn lại bên ly nước mà đi trở lại nhà ươm hoa. Loay hoay với lô hồng mới và mấy mầm lan vừa lai tạo với nhóm thợ cho đến trưa, lúc rảnh tay và nhớ ra, anh nhìn lại thì không thấy bóng Hương nữa. Nhún nhẹ vai, anh gọi nhóm thợ vào rửa tay ăn cơm. Ở nhà ngang đã kê 2 cái bàn xếp với hàng ghế xung quanh. Thức ăn bày sẵn trên bàn với 2 thố cơm to. Quang vuốt mớ tóc và gương mặt còn ướt nước của mình. Anh đến bên bé Hai, cậu nhóc mau mắn đưa cho anh cái mâm lớn được đậy cẩn thận bằng lồng bàn kèm theo một bịch giấy. − Loại thuốc rê anh Quang dặn nè, em mua được rồi. Quang gật đầu hối mọi người ăn cơm, còn mình bưng mâm đi về cuối vườn. nắng trưa gay gắt làm chút ẩm ướt trên da mặt anh cũng mau chóng khô đi. Con đường trải sỏi đã hết, anh đi luôn vào vườn cây rợp bóng. Căn chòi lá nằm gần cuối vườn đã thấp thoáng trước mắt, anh bước vào, bên trong vắng tanh, cây đàn bầu còn treo trên vách. Quang hơi ngạc nhiên. Anh đặt mâm và bịch thuốc rê lên cái chỏng tre cũ rồi ra ngoài nhìn quanh. Phải đi dọc góc vườn thêm chút nữa, anh mới thấy chú mình. Ông đang đứng gần cây hồng quân già, ngơ ngẩn nhìn đâu đó qua bớ rào hoa đỏ. Có tiếng avà mệt nhọc đó, bỗng có những dòng âm thanh vang đến lay động những hình ảnh, lay động trí não cô. Thoạt đầu cô tưởng mình đang mơ. Dòng âm thanh như nỉ non, như than vãn cứ vang đầy tai. Rồi cô mơ màng nữa tỉnh nữa mê nhưng bắt đầu lắng nghe một cách thụ động. Âm thanh vừa xa xôi lại vừa rõ ràng. Êm tai quá, du dương quá. “Ơ……. hờ …………………” Là giọng ai hát thật không? Hay tiếng của cây cối xào xạc trong gió? Hay tiếng côn trùng nỉ non đón sương đêm? Có phải nó theo gió lùa vào cửa sổ khép hờ của phòng cô? Hay nó từ mặt đất lạ lùng này trỗi lên? Thuý An không biết. Cô muốn ngóc dậy vì tò mò nhưng mắt cứ díp lại và thân thể thì cứ mỏi nhừ, cứng ngắc. Cô chỉ có thể mệt nhọc trở mình, mơ màng trên cái giường trải chiếu khô cứng ấy và cuối cùng lại thiếp đi trong dòng âm thanh trầm buồn văng vẳng. Một giấc ngủ lẫn lộn giữa mơ và thực của đêm đầu tiên xa nhà.