Tôi khao Hai Giỡn một bữa thịt chó ra chó. Anh khen ngon rối rít. Tôi gọi hai cốc rượu Làng Vân. Tối nay, Ruộng có công tác xuống huyện. Hai Giỡn vừa đi học dài hạn trên Hà nội về. Anh vẫn còn sống độc thân. Do vậy, tối nay, trăng thượng tuần, nhậu thịt cầy xong, ra bờ đê ngồi nhìn sông chảy, chúng tôi nói với nhau bằng thích. Chúng tôi nói thầm như hai con dế mái. Chúng tôi xả ý nghĩ trong đầu ra cho nhau, khỏi phải giữ riêng cho mình nguy hiểm. Thời buổi tai vách mạch rừng, đâu đâu cũng có người rình rập theo dõi. Hở một tí là bị quy thành phản động, thành địch như chơi. Hai Giỡn vừa hút điếu thuốc thơm hiệu Thủ đô vừa chép miệng: - Bậy quá ông ơi, cải cách ruộng đất bắt ẩu, ban ẩu quá xá. Chả có luật lệ con mẹ gì ráo trọi.- Tôi cũng nghĩ vậy đó ông Hai.- Tôi có ông bạn đi cải cách ruộng đất dưởi xã về kể. Ai đời ông nội nhà ai vậy không, tối tối, gia đình nào có tí cơm ăn cũng không dám rửa chén, sợ động, hàng xóm nghe được đi báo đội rằng gia đình ấy còn khả năng, tức là còn có của. Nuôi được con gà bắt làm thịt ăn cũng phải ăn dắm ăn dúi, bí mật như đi ăn cắp ăn trộm của ai vậy, lòng chôn một nẻo, xương vứt một nơi. Như vầy, xã hội rồi sẽ thành cái con tổ mẹ gì hở ông? Bọn đội cải cách coi trời bằng vung, toàn quyền sinh sát, tác oai tác quái còn hơn giặc. Vậy mà tôi đọc sách của ông, toàn tốt là tốt, các ông đội là những nhà từ thiện, suốt ngày hầu hạ, quét nhà, gánh nước, bổ củi giùm nhân dân, không thấy ăn thấy uống, chỉ thích rửa chén giùm. Tôi cố cãi cối cãi chày lại:- Nhưng Hai Giỡn quên rằng bần cố nông được chia ruộng đất, chia nhà cửa, không lẽ không vui sướng lắm sao. - ừ, thì cũng có điều đó thật. Nhưng cái trật nó lớn quá, lắn át mẹ nó cái trúng. Tất cả mọi người đều phải nói giống nhau, cắp trên bảo sao nghe vậy, không có quyền tranh luận, bảo sống là sống, chết là chết, khiến thiên hạ sợ quá, ớn thấy ông bà ông vải. Một tí là tù, một tí là đấu tố, là ban. Đến tụi mình còn sợ co vòi vào nữa là.Hai Giỡn quẹt diêm hút thuốc. Anh ngồi nhìn trăng trên cao thở dài.Tôi đổi chuyện qua đề tài khác đỡ nguy hiểm hơn: - Này, ra Hà nội, ông đã kiếm được cô nào chưa. ở một mình buồn chết.- Có đấy Hưng ạ. Nhưng giờ tan rồi. Tổ chức không cho tớ lấy vì cô ta dân Công giáo. Tổ chức bây giờ còn dữ dằn hơn các cụ thời phong kiến với con gái xưa: đặt đâu ngồi đấy, không có quyền lựa chọn. Mình yêu nhưng quyết định có được lấy nhau không lại do người khác, kỳ cục thế là cùng Hưng ơi.Rồi Hai Giỡn kể cho tôi nghe mối tình của anh.- Ngày ấy cách đây sáu tháng, leo lên tàu hỏa ra Hà nộl, mình lò mò tìm số ghế ở toa thứ hai. Vừa đến nơi suýt nữa thì ngất xỉu vì có một nàng xinh đẹp tuổi vừa đôi mươi ngồi bên cửa sổ, đang lơ đãng ngó ra ngoài. Mình rón rén ngồi vô, tim đập loạn cào cào châu chấu. Tớ thầm cám ơn trời: chắc là đời thằng Giỡn này trúng số độc đắc. Lòng hồi hộp nhưng không dám thở mạnh. Tuy nhiên, tớ vẫn làm bộ tỉnh queo, không thèm ngó ra vẻ ta đây đâu để ý gì đến cái nhà cô. Con gái đẹp nó kỳ lắm ông ơi, mình dòm hắn, chiêm ngưỡng hắn, hắn khinh khi liền, coi mình còn không bằng cóc nhái đâu ông. Chắc cô ta cũng đã thấy hết bộ gió mình bèn lơ đãng dòm qua cửa sổ, ra cái điều ta đây khó lắm đó, đừng có hòng liếc với lung, tán tỉnh khéo mà quê, ê mặt đó. Tớ đoán chắc cô ta cũng là dân học thức, mặt mũi sáng láng như thiên thần vậy ông ơi. Mình bảo bụng: đừng lộ cái sự thích ra quá sớm. Mình mặc cho hai anh chàng ngồi băng dưới tán trèo lên, nói bóng nói gió về chuyện yêu đương rất khiếp. Mình thầm bảo: tụi bay có mà Tết ma-rốc, thả dê như tụi bay chỉ có nước công cốc. Khi tàu chạy, tớ mới lấy một cuốn tiểu thuyết bằng tiếng Pháp ra đọc nhá. Tuy nhiên, đuôi mắt mình vẫn theo dõi cô ta không bỏ sót một cử động. Cô ta thấy hành động khoe chữ của mình liền cười ruồi rất nhẹ. Đoạn cô ta thò bàn tay trầng hồng vào cái làn mây lấy ra một cái gì như kẹo hay ô mai, bỏ vào miệng vừa nhai vừa tủm tỉm. Tàu đi được chừng ba mươi phút, tớ thấy cái trò đọc truyện Tây không ăn, bèn bỏ sách vào cặp. Tớ đổi qua chiến thuật huýt sáo hết bài dân ca ý đến Thiên Thai rồi Suối Mơ. Cô gái vẫn tỉnh bơ, không thèm có một phản ứng gì. Tớ thôi ngay, ai lại đi tán gái bằng cách thổi sáo miệng linh tinh như vậy, vừa mất sức vừa buồn cười. Thật hết cách. Bây giờ tự nhiên quay sang hỏi cô ta đây là đâu để cốt bắt chuyện, sẽ bị cô ta coi khinh cho bằng rác bằng cách lắc đầu không biết. Tàu hỏa đi được tiếng đồng hồ thì mình phát hiện ra cô ta ngủ gật Hưng ạ. Mình thất vọng quá. Thì ra cô ta cỏ để ý gì mình đâu, coi mình như mọi người trên tàu vậy, nên mới tỉnh bơ mà ngủ gật chứ. Cô ta ngủ gật rất khiếp, hết va đầu bên này lại va đầu vào bên kia. Có lúc cô ta lại tựa đầu vào vai mình nữa nhá. Mình sướng rơn, khẽ vươn vai ra nói thầm: xin mời em cứ tựa đầu vào vai anh mà ngủ, dẫu ngủ suốt đời như vậy anh Hai cũng chẳng có mỏi đâu nghen. Nhưng cô ta chỉ tựa sang phía mình tí chút, rồi lại ngoẹo đầu vào cửa sổ mà ngủ. Tàu tiếp tục đi. Cô gái tiếp tục ngủ. Mình bồn chồn lóng ngóng quá không biết làm gì, bèn cúi xuống tháo dép cao su bốn quai ra cho đỡ căng tức mu bàn chân. Tay mình tự nhiên đụng vào chân cô, nơi gót son ấy ông ạ. Người mình choáng váng như bị điện giật. Tự nhiên, không biết ai xui khiến, mình bèn nghĩ ra một kế hoạch tấn công đối phương tương đối mạo hiểm. Mình bắt đầu thực thi diệu kế bằng cách giả vờ ngủ gật. Bằng cách này, thỉnh thoảng mình lại được va đầu vào đầu cô gái, vì cô ta ngủ gật thật, còn mình ngủ gật vờ. Mình rất nhẹ nâng bàn chân lên, êm như nhung, liều mạng đặt lên bàn chân của cô gái. Trời ơi, sướng hết biết ông ạ. Cô gái này ngủ gật dữ quá, chân mình chứ trời sập xuống bàn chân cũng cóc có biết.Mình biết tàu sap vào ga Hàng Cỏ, nên ấn mạnh bàn chân xuống chân đối phương. Như phép thần, cô ta tỉnh dậy thật, cựa quậy bàn chân rồi nhìn xuống trong lúc mình đang tiếp tục giả vờ ngủ gật. Chợt mình thấy cánh tay cô ta huých nhẹ hông mình và một tiếng nói thỏ thẻ như oanh vàng cất lên: Xin lỗi, anh để bàn chân lên bàn chân tôi, ê ẩm quá, mong anh nhấc chân lên giùm cho ạ. Tôi mở mắt nhìn sang cô ta thương quá, giả vờ chống chế: Xin lỗi chị, tôi nhầm, tôi cứ tưởng mình đặt bàn chân lên bàn chân mình đó ạ. Người con gái nhếch mép cười: Lạ cho anh thật, chân người ta mà lại tưởng chân mình, phục anh đấy, anh bộ đội miền Nam ơi. Thì ra, qua giọng nói, cô biết tôi là người Nam bộ. Tôi biết cô gái này là người lịch sự, có học hành và con nhà, chứ nếu dân hàng tôm hàng cá thì từ nãy đến giờ đã tuôn vào tôi bao nhiêu là từ ngữ khó nghe. Vậy là kế hoạch của tôi đã thành công mỹ mãn, người ta đã bắt chuyện với tôi Tôi tranh thủ thời cơ bằng vàng này để nói chuyện, để hỏi han đủ thứ về Hà nội, nhân đây mà làm quen rồi tán tỉnh. Cô gái tên là Mỹ Thư, đang học một trường Sư phạm tại Hà nội. Nhà cô ở tại đường Cổ Ngư, đi thăm bà ngoại ở lối ga Gềnh về. Chuyện tôi làm quen rồi yêu Mỹ Thư, ông đừng đưa vào tiểu thuyết nghe chưa, cô ấy đọc được sẽ rủa tôi là kẻ lắm chuyện. Hai Giỡn im lặng thở dài. Trăng đang rào rào trên sóng nước ngoài sông bỗng im lặng. Tiếng cá quẫy thảng hoặc nghe đùng đục phù sa.Sau đó Hai Giỡn còn tiếp tục kể cho tôi nghe về mối tình tuyệt vời của anh. Hai Giỡn ngỏ lời cầu hôn và gia đình cô ấy tuy là Công giáo, nhưng cũng đã ưng thuận. Mỹ Thư còn tuyên bố, nếu gia đình bắt ép Hai Giỡn giở lại đạo mà không đồng ý cho họ lấy nhau, cô sẽ từ bỏ tất cả, kể cả Chúa để theo anh. Nhưng khi báo cáo chuyện yêu đương và hôn nhân của mình, tổ chức đã không đồng ý cho anh lấy Mỹ Thư, kẻ theo đạo Thiên Chúa giáo. Tuy vậy, Hai Giỡn vẫn nằng nặc xin Hoàng Thanh cho phép mình lấy Mỹ Thư, nhưng cấp trên đã từ chối quyết liệt, còn xạc cho anh một trận về tinh thần giai cấp, về ý thức đấu tranh với kẻ thù... Suốt những ngày đó, Hai Giỡn chỉ còn biết thở than với tôi. Tôi lấy chuyện Oanh ra an ủi anh, nhưng Hai Giỡn chỉ càng thêm đau buồn. Mỹ Thư dám vì tình yêu từ bỏ ngay cả tôn giáo của mình. Nhưng Hai Giỡn, một cân bộ miền Nam tập kết, không dám vì tình mà từ bỏ tín ngưỡng của mình là tổ chức, là kỷ luật thép của đảng. Lẽ nào Oanh và Mỹ Thư không thể đi cùng đường với chúng tôi? Tôi bỗng có một ý nghĩ quái dị là viết lên bầu trời này một khẩu hiệu vĩ đại: hãy tin yêu con người. Tổ chức nào, tập thể nào không xuất phát từ quyền lợi của mỗi cá nhân, không lấy hạnh phúc của mỗi con người cụ thể làm mục đích, thì tổ chức đó, tập thể đó chỉ là khải niệm trừu tượng vô hồn, không sức sống, không thể tồn tại và đi tới lẽ phải cùng chân lý được. Chỉ khi nào cứu cánh và phương tiện đồng bộ, cùng xuất phát từ thiện căn, đi tới thiện căn mới có thể là lẽ phải, là chân lý. Cách mạng phục vụ con người chứ không phải ngược lại. Chủ nghĩa gì, lý thuyết gì đi nữa cũng chỉ là phương tiện đi tới sự hoàn thiện của con người. Chính con người mới là mục đích của chủ nghĩa cộng sản chứ không phải ngược lại như người ta đã làm. Chính kiến cá nhân thời đó đối với chúng tôi thật là nguy hiểm, khi chỉ có tổ chức mới độc quyền về chân lý mà thôi. Tôi phục Hai Giỡn sát đất. Điều anh dự đoán đã tới. Nhà nước cách lnạng đã biết nghĩ lại, nhận ra cuộc cải cách ruộng đất đã tả khuynh, đã đi quá đà đến mức không thể kiểm soát nổi. Nhà nước đã tuyên bố quốc sách sửa sai. Các đội cải cách quá khích bị giải tán. Người ta xác lập lại trật tự, lập lại chính quyền cơ sở, tổ chức lại chi bộ đảng trên cái nền hạ tầng cơ sở như đống gạch hoang tàn bị cuộc cải cách tầm bậy đập phá. Trần Chìa, em trai tôi viết thư từ xã lên cho biết, bố tôi được hạ xuống từ địa chủ thành trung nông lớp trên, đã trở về từ nhà tù huyện. Bố mẹ tôi đưa con trở về mảnh đất cũ giờ đây chỉ còn là đống gạch vẻn mọc đầy cỏ dại. Bác phó Lãm cha của Oanh được minh oan, không phải là quốc dân đảng phản động như đã bị tố, mà chính bác là đảng viên cộng sản trung kiên được tổ chức gài vào hội đồng tề xã. Nhưng than ôi, với bác phó Lãm, mọi thứ minh oan bây giờ chỉ là trò đùa, vì bác đã bị đội cải cách ruộng đất xử tử. Bao nhiêu người tốt đẹp đã bị bắn oan như bác phó Lãm trong cuộc cải cách loạn xà ngầu này? Không một chính sách sửa sai thiên tài nào làm họ sống dậy được nữa. Ôi mạng sống con người có khác gì thân phận con sâu cái kiến. Ai là người chịu trách nhiệm vì sự xóa nhòa ranh giới giữa thiện và ác, tạo ra những kẻ cơ hội mang chiêu bài lẽ phải để tiêu diệt lẽ phải? Cách mạng không thể và không bao giờ được sử dụng như những phòng thí nghiệm để xem xem cái lý thuyết này, triết lý kia chủ nghĩa nọ là sai hay là đúng, ấu trĩ hay khôn ngoan, tả khuynh hay hữu khuynh... Một tin từ Hà nội cho hay: Oanh đã được trở về trường đại học Y khoa để làm tiếp luận án tốt nghiệp. Nàng như một cái bóng, lặng im và âm thầm như một nữ tu. Có lẽ nào cuộc xáo trộn vừa qua đã lấy mắt của nàng niềm tin vào con người? Ban cải cách ruộng đất của tỉnh X. thành ban sửa sai. Nông thôn đang dần dần lấy lại sinh khí sau một hồi bị xoay tít đèn cù trong đấu tố. Người ta đã rỉ tai nhau về những trò bịp bợm, gian lận thay trắng đổi đen của các ông đội trời con. Khi luật lệ được thực thi bằng trắn áp thì chỉ còn nỗi sợ, chứ làm gì còn niềm tin yêu. ' Cô Ruộng, vợ tôi một buổi tối mang bầu lặc lè từ cuộc họp về, tay cầm một tờ băo đặt lên bàn viết của tôi sợ hãi:- Nguy rồi anh ơi. Anh đọc đi này. Em sợ quá.Ruộng khó nhọc ngồi trên giường, thở ngang với bễ lò rèn. Tôi mở tờ báo đọc, ở trang ba, mục văn hóa văn nghệ có bài báo với dòng tít không lớn lắm: Vượt bão, hay là câu chuyện của một phần tử tả khuynh!.Tôi toát mồ hôi hột. Bỏ cha mày rồi Trần Hưng ơi. Mày đã bị người ta đổ thừa rồi: chỉ vì những cuốn truyện như thế này bày đầu mà dẫn đến sự sai lầm của cải cách ruộng đất. Tôi đọc lướt qua bài báo. Y như điều tôi dự đoán. Người viết bài phân tích hết sự quá khích này đến sự quá khích nọ của nhân vật Hùng. Rằng anh ta lấy tư tưởng tả khuynh làm kim chỉ nam cho hành động. Rằng hắn là tên đồ tể của bọn tả khuynh chủ nghĩa. Cuối truyện, cuối cùng mới vỡ ra là người viết có thâm ý xúi đội cải cách và giai cấp bần cố nông làm bậy, làm liều. Tôi càng đọc càng rụng rời chân tay, hoa cả mắt. Tôi cầm tờ báo đi tìm Tràng Giang, người đã sai tôi viết để nhờ ông phó ban sửa sai này che chở, nhưng ông ta đã xuống huyện họp. Tôi chạy tìm Hoàng Thanh, ông trưởng ban sửa sai tỉnh, nhưng ngài đã đi họp trung ương. Hình như nhiệm vụ chính cách mạng giao cho họ là họp và họp, họp suốt cả đời. Họp đã trở thành cái nghề của những nhà lãnh đạo. Tôi cầm tờ báo đến Hai Giỡn tìm sự an ủi, nhưng anh cũng phải cử đi họp mất tiêu rồi. Một tuần sau, báo chí Hà nội đã bắt đầu phê phán chất tả khuynh nặng nề trong cuốn truyện Vượt bão của tôi. Có tờ báo còn đề nghị thu hồi cuốn sách của tôi vì nó phổ biến căn bệnh quá khích trong đảng. Tất cả những bài báo kia đều có ý ngầm bảo: chính cuốn sách sâu bọ của tay Trần Hưng này đã phần lớn gây ra sự sai lầm của cải cách ruộng đất. Vợ tôi khóc hu hu. Cô ấy sắp sinh con đầu lòng nên sợ tôi phải đi tù. Chi bộ đấu tôi một trận tơi bời khói lửa. Tôi bị chụp mũ là phần tử tả khuynh nguy hiểm. Nếu không có ý kiến của Tràng Giang và Hai Giỡn đỡ giùm, có khi tôi còn bị khai trừ đảng, biết đâu còn bị bắt nữa là khác. Tôi bị kỷ luật cảnh cáo trước chi bộ. Chính đồng chí Hoàng Thanh và Tràng Giang đã chỉ thị, thậm chí vạch ra chủ đề lẫn cốt truyện cho tôi viết, chính nhà in của nhà nước in ra, nhưng giờ thì tôi phải một mình chịu trách nhiệm lấy. Chính các tờ báo vừa phê phán tôi dữ dội, đã từng ít ra là một lần khen cuốn truyện của tôi hết lời. Cá nhân dù đúng một trăm phần trăm đi nữa vẫn cứ thua tập thể sai trăm phần trăm. Cái nghề cầm bút của tôi sao bạc bẽo vậy hả trời? Cái hôm Ruộng đau đẻ thật dễ sợ. Cô vật vã tới hai ngày mới sinh nổi. Trong cơn đau đẻ cùng cực, rất nhiều lần cô ấy đã réo tên tôi ra chưởi, rằng chỉ tại cái thằng tả khuynh.