Chương 3

Tôi sẽ là một kẻ vô ơn bạc nghĩa, là tên vô lại, nếu tôi đang tâm phủ nhận quãng đời đẹp nhất, ý nghĩa nhất đã hình thành nên nhân cách, nên vẻ đẹp tâm hồn tôi là giai đoạn kháng chiến chống Pháp. Chín năm sống chết gian khổ đỏ, chính là tình yêu của tôi với Oanh. Giờ đây, hơn bao giờ hết, trong lúc đau buồn gần như tuyệt vọng, tôi cần ngoảnh lại giai đoạn này để tìm lại những điều thiêng liêng đã mất, tìm lại cái ánh sáng cao cả từ mắt bao đong đội tôi đã vuốt trước khi chôn cất họ, đặng vịn vào những ước mơ nửa vời ấy, hoài vọng gãy cánh để gượng dậy sau bao nhiêu vấp ngã và thất bại. Cuối năm 1953, tôi đang là đại đội trưởng một đại đội bộ binh mũi nhọn thọc sâu trong chiến dịch Tây Bac thì bị thương nặng, phải đưa về tuyến sau điều trị. Khi tôi ra viện cũng là lúc chiến dịch Điện Biên Phủ đang bước vào giai đoạn ác liệt nhất.
Dù cố nằn nì xin về đơn vị chiến đấu, tôi vẫn bị phân công về làm phóng viên của tờ báo sư đoàn đang ém quân bên kia Phú Thọ. Chả là từ năm 1948 tôi đã viết lách, đã cộng tác với một vài tờ báo, tờ tạp chí của đơn vị và của trung ương. Tôi đã gởi đi in báo những mẩu tin, bài báo, thơ và truyện. Thành ra, tên Trần Hưng đã ít nhiều người biết đến, nhất là các vị chủ báo đơn vị đang săn lùng những bạn viết. Hôm ấy trời lác đác mưa. Cơn mưa đầu mùa đến quá sớm, khi sương mù chưa kịp rút đi sau những tàn cọ xoè Việt Bắc. Tuy nhiên, trời vẫn còn hoe hoe lạnh. Tôi về đến đơn vị lúc trời đã chập choạng tối. Người ta dẫn tôi vào cái lán nhỏ lợp lá cọ, núp dưới bóng rừng cổ thụ. Đấy chính là tòa soạn báo Chiến Thắng của sư đoàn, đơn vị công tác mới của tôi.
Một người cao to mặc quân phục chỉnh tề, mũ lưỡi trai vải mềm, xanh-tuya to bản, đeo súng lục gọn gàng, đi giày vải theo kiểu chí nguyện quân Trung Quốc giúp Triều kháng Mỹ, tay xách chiếc đèn chai có chụp to, đến chào hỏi tôi với một giọng thân mật:
- Xin chào đồng chí Trần Hưng.
Tôi đứng nghiêm chào lại, xưng tên tuổi cấp bậc rồi ngồi xuống bên cạnh người ấy.
Anh tự giới thiệu mình là Nguyễn với bút hiệu Tràng Giang, chủ nhiệm kiêm tổng biên tập tờ báo. Trời ơi, té ra ông Tràng Giang, người đã viết khá nhiều bài báo, nhiều ký sự lý thú mà tôi đã được đọc ngay từ những năm đầu kháng chiến. Thật may mắn cho đoạn đời đầu làm báo làm văn của tôi, lại có được một người thủ trưởng mình từng phục, từng biết. Tràng Giang với râu quai nón cạo xanh biếc, ăn nói mềm mỏng, có duyên, giọng Hà nội rặt, đi đứng khoan thai, tự chủ, đủ biết anh xuất thân từ một gia đình dòng dõi. Tràng Giang hơn tôi đúng mười tuổi. Trước kia anh là sinh viên luật, ngày toàn quốc kháng chiến từng ở đội cảm tử quân. Anh đã bị thương nhiều lần mới lên được quyền chính ủy trung đoàn, được cử đi Trung Quốc học về khoa lãnh đạo chính trị trong khâu báo chí văn nghệ.
Nghe anh em nói, cấp trên đưa anh về phụ trách tờ báo sư đoàn này cốt để thực tập, đặng mai mốt sẽ giữ những chức vẻ trọng yếu hơn.
Sau khi lo chỗ ăn chỗ nghỉ cho tôi, Tràng Giang bèn tập họp cả cơ quan gồm phóng viên, biên tập, in ấn, phát hành, hậu cần chừng hơn chục mạng quanh bàn trà để mừng người lính mới.
Anh giới thiệu tôi với mọi người thật trân trọng. Rằng đồng chí Trần Hưng tuy mới viết nhưng đã chứng tỏ là một cây bút có tài năng, nhạy bén trong thể ký và sâu sắc trong truyện ngắn. Hóa ra, Tràng Giang đã đọc tất cả những gì tôi đã viết. Chính anh đã chủ động đặt vấn đề với sư đoàn xin tôi về làm báo. Tôi được giao lo phần văn nghệ của tờ báo, cụ thể mỗi tuần phải kiếm được vài bài thơ, ít bài ca dao, vài mẫu truyện ngắn. Tôi lao vào công tác với tất cả nhiệt tình của tuổi hai mươi sáu tràn đầy mơ ước.
Trong cuộc sống, Tràng Giang bao giờ cũng rất mẫu mực, đi đầu, không như đa số các loại cấp trên hiện nay chẳng bao giờ chịu thực hiện những điều mình nói, mình hứa. Sáng anh dậy sớm hơn mọi người, tối ngủ muộn hơn mọi người. ăn uống có một tí anh cũng nhường nhịn, luôn giành phần việc nặng làm. Tràng Giang gần như không còn cái gì của riêng mình, kể từ ngày vợ và con anh bị bom Pháp giết chết. Tất cả cuộc đời anh từ vật chất đến tinh thần đều là của tổ chức, của tập thể. Anh sống quy tắc, đúng giờ giấc còn hơn cả đồng hồ. Ngày nào cũng như ngày nào, từ việc rửa mặt, vệ sinh còn các động tác của cơ thể, dáng đi, nếp đứng đều dập theo một nguyên tắc bất di bất dịch, lặp đi lặp lại theo một thói quen, một quy luật. Anh cũng yêu cầu mọi người phải giữ nguyên tắc trong từng nếp nghĩ, nếp cảm. Với anh, tất cả đều phải có tổ chức, dù là những điều sâu kín nhất của con người. Thậm chí, trong một buổi họp, anh tuyên bố ngay cả những giấc mơ trong lúc ngủ cũng không được miên man dông dài, nhất nhất phải có tính tổ chức, tính kỹ luật. Sau hai tháng sống, làm việc bên cạnh Tràng Giang, tôi thấy anh tốt như một vị thánh của cách mạng. Anh giải thích cho chúng tôi về mục đích của chủ nghĩa cộng sản là dần dần sẽ tiêu diệt cho bằng hết cái ác trên mặt đất. Thế giới đại đồng chính là một thiên đường thực sự. Sau này, trải qua nhiều cay đắng, ngoảnh nhìn lại luận điểm ấy của Tràng Giang, tôi thấy nó phi biện chứng một cách tức cười, ảo tưởng và ấu trĩ quá. Đúng, hành trình của con người luôn luôn là một hành trình chiến đấu với cái ác trong bản thân mình và đồng loại. Tồn tại, chính là một quá trình tự hoàn thiện. Chính thiên nhiên đã mách bảo con người điều đó. Nhưng tham vọng diệt trừ hoàn toàn cái ác trên đời này là điều không thể nào đạt được. Bởi vì, không có cái ác thì cũng chẳng có cái thiện, cũng như không có bóng đêm thì làm sao có nổi ban ngày. Chính quy luật đối lập để tồn tại này Hê-ghen đã dạy chúng ta. Đã bao nhiêu nghìn năm từ ngày xuất hiện Do Thái Giáo, Phật Giáo, Thiên !!!34_23.htm!!! Đã xem 134792 lần.


Nguồn: Mõ Hà Nội
Được bạn: Thành Viên VNthuquan đưa lên
vào ngày: 27 tháng 12 năm 2003