Du Thản Chi cảm thấy xương sống ớn lạnh từng cơn. Gã đã biết tính tình A Tử rất tàn nhẫn. Nàng chỉ cốt sao cho mình nàng thỏa thích còn ai chết mặc ai. Gã nhớ lại chính gã đã chịu bao nhiêu nỗi đau khổ vì nàng nhưng không ngờ nàng lại tính kế giúp người ngoài một cách tinh vi như vậy. Ðó không phải là cái tính kiêu căng của người tuổi trẻ mà tâm địa hiểm sâu độc ác. Du Thản Chi vì quá si tình với A Tử nên bất luận nàng nói gì gã cũng nhận định là lời nàng rất hợp lý.Gã lẩm bẩm:- Chỗ nào A Tử cũng lo tính rất chu đáo cho mình. Nếu mình không hạ thủ trước đánh chết lão Cưu Ma Trí thì thằng cha đó cũng chẳng tha mình mà không ra tay hạ sát mình. Có điều nếu quả gã thiệt tình còn có ý muốn giết người, nhất là giết một vị thần tăng, mà trong lòng gã trước nay vẫn khâm phục thì quyết nhiên chẳng muốn chút nào. Trước kia gã chỉ mong cho Cưu Ma Trí về sớm nhưng lúc này thì gã lại ao ước đừng gặp mặt lão nữa.A Tử không thấy Du Thản Chi trả lời liền hỏi:- Sao? Ta nói vậy không đúng ư?Du Thản Chi vội đáp:- Không, không! Cô nương nói rất đúng. Có điều tại hạ nghĩ rằng: nếu Cưu Ma Trí thiết tha đòi hỏi võ công thì tại hạ đem môn nào để trao đổi với lão?A Tử tự hỏi:- Anh chàng Vương công tử lúc này xem chừng thiết tha với mình ghê gớm, dường như đã rất chân thành chết sống với mình thì phải? Nhưng khó mà hiểu được gã có giữ tấm lòng chung thuỷ mãi như vậy không? Nếu sau này hắn ra dạ vô nghĩ bỏ mình đi biệt mà mình lại hai mắt đui mù thì còn sống ở thế gian làm sao được? Nếu ta luyện được môn thần công cái thế của gã dùng tai thay mắt, trở lại ngôi chưởng môn nhân phái Tinh Tú, bấy giờ mình sẽ có bao nhiêu đệ tử tiền hô hậu ủng. Gã mà dở thói phũ phàng mình sẽ tìm cách hạ sát gã đi cũng chẳng tiếc gì. Vậy việc cần yếu trước mắt là phải luyện tập được thần công của gã. Bây giờ mình chỉ hé môi bảo gã truyền thụ thần công là nhất định gã biết được bao nhiêu sẽ dốc hết ra mà truyền thụ cho mình. Âu là mình phải kiếm lời gạt gã mới được.Nàng nghĩ vậy liền hỏi:- Vương công tử ơi! Mắt ta tuy mù, nhưng tâm thần vẫn sáng suốt, có phải thế không?Du Thản Chi đáp:- Ðúng thế! Tâm thần cô nương còn sáng suốt hơn tại hạ nhiều, cả đầu óc cũng mẫn tiệp gấp mấy tại hạ.A Tử tủm tỉm cười nói:- Ðiều đó chưa biết thế nào. Dù sao thì kế hoạch của một người vẫn thua hai người góp trí mà bàn. Vậy chúng ta phải liên kết với nhau trù tính kế hoạch, hoặc giả có thể chu toàn hơn.Du Thản Chi nói:Ðúng thế! Cô nương! Cô nương còn có điều chi dạy bảo nữa không xin cứ nói ra, tại hạ nhất nhất tuân theo.A Tử đáp:- Ta tưởng Cưu Ma Trí là tay giảo quyệt mà ngươi lại trung hậu thực thà. Ngươi động thủ với hắn, ta e rằng ngươi sẽ mắc mưu thì nguy lắm đấy. Bây giờ ta tính thế này. Ngươi đem hết nhưng tuyệt nghệ đi từ chỗ nông cạn tới chỗ cao sâu biểu diễn hết lại cho ta nghe và tính dùm. Ta sẽ phân biệt giúp ngươi nên đem những môn nào dạy cho hắn, những môn nào chỉ truyền thụ một cách lờ mờ, và những môn nào nên dấu nhẹm không tiết lộ một tý gì với hắn.Du Thản Chi trong lòng rất xao xuyến. Gã lẩm bẩm:- Thôi chết rồi! Nàng mà khám phá ra mình chẳng có chút võ công nào hết, thì rồi nàng biết rõ cả hành tung mình nữa. Trời ơi! Bây giờ biết làm thế nào cho được? A Tử chờ hồi lâu không thấy Du Thản Chi trả lời. Dù nàng thông minh đến đâu nhưng đôi mắt không trông thấy vẻ mặt gã thì cũng không thể đoán được gã nghĩ gì, nàng chỉ cho là gã không muốn tiết lộ võ công thần diệu của gã. Nàng lẩm bẩm một mình:- Gã Vương Tinh Thiên này đã võ công cái thế lại là chưởng môn nhân một phái thì dĩ nhiên không phải hạng ngu xuẩn khinh xuất chui đầu vào cạm bẫy của mình, xem chừng gã không chịu phô trương võ công trước mắt mình đây! A Tử nghĩ vậy cảm thấy trong dạ bồn chồn. Ðột nhiên nước mắt nàng tầm tã như mưa.Du Thản Chi cả kinh hỏi:- Cô nương! Cô nương làm sao thế?A Tử đáp:- Thôi ngươi đi luôn đi! Từ đây đừng hỏi han gì với ta và ngó mặt ta nữa.Du Thản Chi sợ quá vội nói:- Cô nương! Chúng ta một lòng một dạ hợp tác với nhau. Sao cô nương lại đột ngột nói vậy?A Tử nghe giọng nói gã run run thì trong bụng mừng thầm. Nàng lẩm bẩm:- Quả nhiên gã này đang điên đảo vì ta. Gạt gã khó lòng thành công, chi bằng nói rõ ý muốn của ta chắc là gã phải ưng chịu.Nghĩ vậy nàng liền nói:- Ta nghĩ rằng đôi ta có ở cùng nhau, cũng chỉ được mươi bữa nửa tháng rồi ngươi lại bỏ ta mà đi. Ðể sau này phải ôm mối tương tâm thì thà rằng chia tay sớm đi còn hơn.Du Thản Chi vừa vui mừng lại vừa nóng nảy đáp:- Tại hạ đã cam kết không bao giờ rời bỏ cô nương. Ðã cùng nhau thề thốt đủ điều, sao cô nương vẫn không tin lòng tại hạ?A Tử lắc đầu đáp:- Thực tình ta chưa tin ngươi được đâu.Du Thản Chi nói:- Giả tỉ tại hạ cắt được trái tim đưa cho cô nương để lấy lòng tin cậy thì tại hạ cũng làm ngay.A Tử vừa khóc vừa nói:- Ngươi... ngươi khinh ta đui mù không trông thấy gì nên cố ý nói vậy để diễu cợt ta, trêu tức ta!... Du Thản Chi bồn chồn trong dạ, toát mồ hôi trán đột nhiên quì mọp xuống đất toan ôm lấy chân A Tử. Nhưng hai tay gã còn cách quần nàng đến nửa thước thì trong lòng bỗng thấy run sợ, dường như sắp phạm vào một tội tấy đình. A Tử nghe rõ gã quì xuống đất thì trong dạ mừng thầm. Nước mắt lại càng dàn dụa hơn trước, nàng nghẹn ngào nói:- Trừ phi ngươi có làm theo ta việc này, thì ta mới tin được.Du Thản Chi nói ngay:- Ðừng nói một điều mà cả đến trăm điều, nghìn điều, vạn điều tại hạ cũng xin tuân theo cô nương được. Vậy điều đó là điều chi? Xin cô nương chỉ thị rõ ràng cho!A Tử đáp:- Ta chắc ngươi không chịu, có nói ra cũng bằng thừa và chỉ làm trò cười cho ngươi mà thôi. A Tử dùng cách lùi để tiến. Nàng càng lùi bao nhiêu thì Du Thản Chi càng tha thiết bấy nhiêu. Sau A Tử mới nói:- Nếu quả ngươi một dạ trung thành với ta thì sao ngươi không đem những thần công cái thế của ngươi truyền thụ cho ta một phần đề phòng sau này gặp khi ngươi phải dời xa ta, ta cũng có một chút tuyệt kỹ để giữ mình chứ! Giả tỷ mà Du Thản Chi quả có một môn thần công cái thế gì, hoặc môn võ độc đáo nào khác thì A Tử chỉ hé môi là gã lập tức ưng chịu dốc diếm ra kỳ hết để truyền thụ cho nàng ngay. Nhưng khốn nỗi gã chẳng những không có cái thế thần công nào hết, mà bất luận là môn võ thông thường gã cũng chẳng biết tí gì. Ngay những điều hiện hữu của A Tử gã cũng hãy còn kém xa, thế thì gã biết trả lời nàng làm sao được?A Tử thấy gã ngần ngừ không đáp, lại càng nóng ruột, nàng nghĩ thầm:- Bây giờ gã đang nhiệt tâm với mình, mình cần phải bắt cho kỳ được gã phải nhất nhất tuân theo mình mới xong.Nghĩ vậy nàng thở dài nói:- Vương công tử ơi! Ta mong rằng ngươi truyền thụ thần công cho ta. Ðó là điều thỉnh cầu thành khẩn của ta. Tùy ý ngươi ưng hay không cũng được, ta chẳng trách ngươi đâu. Có điều ngươi không chịu nghe lời ta thì chúng ta chia tay nhau từ đây.Du Thản Chi hấp tấp đáp:- Không không! Tại hạ xin y lời truyền thụ môn cái thế thần công cho cô nương.A Tử mừng rỡ khôn xiết nhưng không để lộ ra ngoài mặt. Nàng hững hờ nói:- Xem chừng ngươi nể lời và miễn cưỡng ưng thuận chứ thực tình thì không có ý chân thành truyền thụ. Ngươi bất tất phải miễn cưỡng như vậy. Việc đời tụ tan là chuyện thường. Từ đây chẳng thấy mặt nhau nữa hay hơn. Du Thản Chi trong dạ bàng hoàng. Gã chỉ có một chủ ý là nàng muốn bắt mình thế nào cũng đành chịu, cốt sao cho nàng không xa mình là được. Gã tính rằng: việc truyền thụ võ công không phải một sớm một chiều mà xong. Ta hãy ổn định chỗ ở cho nàng rồi sẽ liệu. Nghĩ vậy gã nhớ tới năm trước ở Tụ hiền trang, phụ thân gã đã mời một vị võ sư danh tiếng trong võ lâm để chỉ điểm cho gã mấy chiêu thức vỡ lòng. Võ sư đó bảo gã biểu diễn mấy chiêu để xem trình độ võ công gã đến đâu mới biết đường chỉ điểm. Nhưng Du Thản Chi tư chất quá tầm thườgn. Gã tự biết rằng nếu mình múa may chỉ tổ làm xấu mặt cho phụ thân cùng bá phụ mình mà thôi. Võ sư muốn nói thế nào thì nói, gã cũng không chịu biểu diễn. Vì võ sư đó không bằng lòng nên không chỉ điểm cho gã nữa.Bây giờ Du Thản Chi nhớ tới vụ đó liền nói:- Cô nương! Nếu cô nương muốn tập thần công của tại hạ thì trước hết chúng ta phải kiếm một nơi thanh tĩnh tịch mịnh để người ngoài không đến quấy rầy mình được. Cô nương lại đem hết các thứ võ công đã học được của phái Tinh Tú từ chiêu thức tầm thường đến tuyệt kỹ cao sâu biểu diễn lại cho tại hạ coi. Khi đó tại hạ mới liệu mà truyền thụ môn "cái thế thần công" cho cô nương được.A Tử cả mừng nói:- Hay lắm! Té ra là vì thế mà ngươi ngần ngừ không nhất quyết. Có điều chúng ta không nên tìm đến một chỗ nào quá hẻo lánh. Hay hơn hết là nơi đó ngươi vừa tiện việc truyền công cho ta vừa tiện việc tìm đến tổng đà Cái bang để mưu đoạt lại ngôi bang chúa rồi đem trả cho tỉ phu ta hiện ở Nam Kinh nước Ðại Liêu. Chắc là tỉ phu ta không chịu nhận và sẽ do ta đảm đương chức vị bang chúa. Lúc đó ta đã là chưởng môn phái Tinh Tú lại là bang chúa Cái Bang mà ngươi là chưởng môn phái Cực Lạc, chúng ta song song thành những nhân vật nổi tiếng thiên hạ để những phái Thiếu Lâm, Cô Tô Mộ Dung gì gì đi nữa cũng phải khiếp vía. Thế chẳng khoan khoái lắm ư? Nàng càng nói càng cao hứng, mặt mày hớn hở. Dù đôi mắt đui mù mà vẻ mặt vẫn yêu kiều diễm lệ khiến cho Du Thản Chi trông thấy càng mê tơi, trống ngực đánh thình thình.Du Thản Chi chờ nàng dứt lời rồi nói:- Muốn đoạt ngôi bang chúa Cái Bang kể ra cũng chẳng hao tổn mảy may sức lực. Có điều tại hạ thay mặt cô nương đi tranh cướp thì e rằng quần chúng Cái Bang không tâm phục. Hay hơn hết là sau khi tại hạ đã truyền thụ môn "cái thế thần công" cho cô nương rồi, cô nương tự đem bản lãnh mình ra đoạt lấy, tại hạ chỉ đứng bên xem tình hình và giúp đỡ, mới là diệu kế.A Tử cả mừng nói:- Hay tuyệt! Hay tuyệt! Ta nóng ruột lắm rồi! Nhưng ta bất tất phải đi tìm nơi nào khác nữa. Ngay chỗ này cũng chẳng có ai đến quấy nhiễu, vậy ta biểu diễn những môn võ công thiển cận phái Tinh Tú cho ngươi coi, rồi ngươi truyền thụ "cái thế thần công" cho ta. Hừ! Những công quyết nhập môn của phái Tinh Tú là thế này đây. Nói xong nàng đọc những khẩu quyết mà Tinh Tú lão quái đã dạy nàng lúc ban đầu, đồng thời nàng biểu diễn mấy chiêu thức.Du Thản Chi nghĩ thầm:- Tinh Tú lão tiên đã thu ta làm đồ đệ. Nhưng chỉ vì A Tử mà nghĩa sư đồ biến thành cừu địch. Chẳng những lão chưa truyền thụ cho ta một chút võ công nào mà tựu trung còn đi đến chỗ chia rẽ sâu cay. Ta mạch Xuyên chau mày nói:- Thường nghe những bậc anh hùng hảo hán Cái bang chẳng ai mưu đồ công danh phú quý mà sao lão Ðịch Nhất Thanh này còn ham lợi đến thế?Công Dã Càn nói:- Ðại ca! Theo lời lão nói thì việc này trọng đại lắm, có quan hệ đến vận mệnh an nguy của nhà Ðại Tống. Nếu lời lão nói quả đúng sự thực thì quyết nhiên không phải là họ cầu công danh phú quý cho Cái bang đâu.Bao Bất Ðồng lắc đầu nói:- Không phải đâu là không phải đâu!...Công Dã Càn nhìn Bao Bất Ðồng hỏi:- Tam đệ lại còn có điều gì cao kiến?Bao Bất Ðồng nói:- Nhị ca! Nhị ca hỏi tiểu đệ lại còn có điều gì cao kiến? Chữ lại còn đó tỏ ra đệ đã phát biểu ý kiến một lần rồi, nhưng đệ đã đưa ra ý kiến nào đâu? Như vậy đủ chứng minh nhị ca không tin là đệ có cao kiến gì đâu, và ý tứ câu này chẳng khác gì nhị ca bảo: "Bao lão tam lại nói lăng nhăng gì đó?". Có phải thế không?Phong Ba Ác tuy ưa cãi lý với người ngoài, song đối với anh em thì gã lại nhũn như con chi chi chẳng bẻ bai gì.Bao Bất Ðồng có tính thích tranh luận, nhưng quá khích hơn Phong Ba Ác nhiều, gã bất chấp kẻ thân người sơ, hay thứ bậc tôn ti, ai nói gì không hợp với ý mình là cãi đến kỳ cùng.Công Dã Càn đã biết tính khí Bao, nên tủm tỉm cười nói:- Tam đệ đã phát biểu, nhiều lần có lắm ý kiến rất hay. Ta nói lại còn đây là thật sự trông mong Bao tam đệ lần này lại có cao kiến.Bao Bất Ðồng lắc đầu nói:- Không phải đâu là không phải đâu! Ðệ xem ra lúc nhị ca vừa nói câu này vừa cười nửa miệng, chứ không phải có ý chân thành.Y còn muốn nói nữa, nhưng Ðặng Bách Xuyên gạt đi hỏi:- Tam đệ! Theo ý kiến của tam đệ thì Dịch Nhất Thanh lấy bức bảng văn nước Tây Hạ tuyển phò mã này về là lão có dụng ý gì?Bao Bất Ðồng đáp:- Cái này... tiểu đệ lại không phải Dịch Nhất Thanh thì làm sao mà biết được lão có dụng ý gì?Mộ Dung Phục đảo mắt nhìn Công Dã Càn để hỏi ý kiến gã.Công Dã Càn tủm tỉm cười nói:- Theo ý đệ thì khác hẳn với Bao tam đệ.Gã biết trước rằng bất luận mình bày tỏ ý kiến gì, Bao Bất Ðồng cũng phản đối. Chi bằng mình nói chắn đầu trước đi là hơn.Bao Bất Ðồng trừng mắt nhìn Công Dã Càn nói:- Không phải đâu là không phải đâu! Lần này nhị ca hoàn toàn sai rồi. Trong bụng tiểu đệ nghĩ rằng nhị ca nghĩ thế nào thì tiểu đệ cũng nghĩ đúng như thế, không sai chút nào.Công Dã Càn cười nói:- Tạ ơn trời đất! Thế thì tuyệt diệu!Mộ Dung Phục hỏi Công Dã Càn:- Nhị ca! Nhị ca thấy thế nào trong vụ này?Công Dã Càn đáp:- Hiện nay nước Ðại Liêu, Ðại Tống, Thổ Phồn, Tây Hạ và Ðại Lý đối lập với nhau, trừ nước Ðại Lý nhỏ bé ở nơi xa lánh tại cõi Nam là không tranh giành với ai, còn bốn nước kia đều có chí thôn tính thiên hạ, thống nhất giang sơn...Bao Bất Ðồng ngắt lời:- Nhị ca nói thế là không đúng rồi. Nước Ðại Yên ta hiện nay tuy không có đất đai cõi bờ, nhưng công tử đây chẳng giờ phút nào là không nghĩ tới việc phục quốc. Biết đâu ngày sau Ðại Yên ta không phấn khởi oai hùng của tổ tiên mà trung hưng cơ nghiệp?Gã nói tới đây, Mộ Dung Phục, Ðặng Bách Xuyên, Công Dã Càn, Phong Ba Ác đều đứng nghiêm, vẻ mặt trang trọng đồng thanh nói:- Ý chí phục quốc, chúng ta nhất quyết không lúc nào quên được.Rồi người rút đao, kẻ tuốt kiếm, cầm binh khí đặt ngang trước ngực. Nguyên tổ tiên Mộ Dung Phục thuộc dòng họ Tiên Ty đời xưa. Hồi loạn ngũ Hồ, họ Mộ Dung dòng dõi Tiên Ty ở Trung Nguyên đánh Ðông dẹp Bắc oai phong lừng lẫy, dựng ra những triều đại Tiền Yên, Hậu Yên, Nam Yên và Tây Yên.Sau họ Mộ Dung Phục bị nhà Bắc Nguỵ diệt con cháu họ Mộ Dung tản cư đi khắp nơi nhưng vẫn truyền đời dặn con cháu hoài bão ý niệm trung hưng phục quốc. Nhưng trải qua các triều đại Tùy, Ðường họ Mộ Dung ngày càng suy yếu, nên nguyện vọng khôi phục nước Ðại Yên ngày càng mờ mịt.Mãi đến cuối đời Ngũ Ðại, trong họ Mộ Dung bỗng sản xuất ra Mộ Dung Long Thành một nhân vật kỳ tài, trăm đời cũng hiếm thấy. Mộ Dung Long Thành thông hiểu hết võ công các phái lớn và trở nên một tay hảo hán vô địch trong võ lâm thời bấy giờ.Mộ Dung Long Thành không quên lời di huấn của tổ tiên, tụ tập các vị anh hùng, mưu toan phục quốc. Nhưng thế lớn thiên hạ phân ly ngày tất đi đến chỗ thống nhất giang sơn. Triệu Khuôn Dẫn dựng lên nhà Ðại Tống rồi bốn bể thanh bình, lòng người thịnh trị. Mộ Dung Long Thành tuy võ công cao cường, rút cục cũng không gây dựng nên do đó buồn bực mà chết.Mấy đời sau, truyền đến Mộ Dung Phục, bao nhiêu tráng chí hùng cùng võ công của Mộ Dung Long Thành dường như truyền cả lại cho Mộ Dung Phục. Nhưng công cuộc mưu đồ trung hưng nước Ðại Yên đối với nhà Tống lại là hành vi phản nghịch vô đạo.Vì vậy tuy Mộ Dung Phục ngấm ngầm tụ tập hào kiệt, chứa thảo lương, nhưng không lộ một chút tiếng tăm nào ra ngoài, trừ bọn Ðặng Bách Xuyên mấy người là chỗ chí thân, còn ngoài ra không ai biết chân tướng y.Trong võ lâm người ta chỉ đề cập đến Cô Tô Mộ Dung là một võ công cực cao, vì hành vi kỳ bí xuất quỷ nhập thần chớ chẳng ai biết đến nhà Mộ Dung Phục vẫn hoài bão chí lớn.Tuy cùng là một phái võ trên chốn giang hồ nhưng hành động của nhà Mộ Dung khác hẳn những phái khác. Con mắt người thường chỉ thấy Mộ Dung như cái đinh trước mắt và phái nào cũng ghen ghét Mộ Dung Cô Tô.Lúc này ở giữa quãng đồng nội bát ngát bốn mặt không người, Bao Bất Ðồng mải mê đề cập đến chí lớn phục quốc. Mọi người bất giác nổi tính anh hào rút kiếm tuốt gươm, khảng khái hiên ngang thổ lộ ý chí trong lòng.Trái lại Vương Ngọc Yến từ từ trở gót thủng thỉnh đi ra chỗ khác xa mấy người này. Nàng cho chuyện xưng đế xưng vương chỉ là những vọng tưởng hão huyền từ mấy trăm năm của họ Mộ Dung. Việc phục quốc tuy chẳng hy vọng gì mà cái họa diệt tộc lại nắm chắc hơn. Mẫu thân nàng vào ẩn một nơi xa xăm hẻo lánh, không cho Mộ Dung Phục đến nhà và không muốn lai vãng nhà họ Mộ Dung cũng chỉ vì chuyện này.Công Dã Càn nhìn bóng sau lưng Vương Ngọc Yến đi mỗi lúc một xa rồi nói:- Nước Ðại Liêu và nhà Ðại Tống hai bên xảy ra việc can qua luôn mấy năm liền. Nước Ðại Liêu tuy chiếm được thượng phong, nhưng muốn diệt được nhà Ðại Tống còn là một việc muôn phần khó khăn. Nước Tây Hạ nước Thổ Phồn hùng cứ miền Tây. Hai nước này đều có đến mấy chục vạn tinh binh.Bất luận Tây Hạ hay Thổ Phồn mà chịu trợ giúp Ðại Liêu thì nhà Ðại Tống quả nhiên nguy ngập. Trái lại, hai nước này quay về với Ðại Tống thời cái hoạ diệt vong của Ðại Liêu cũng có ngày sẽ đến.Phong Ba Ác vỗ đùi đánh đét một cái nói:- Nhị ca nói vậy là đúng lý. Trước nay Cái bang đối với Tống triều vẫn một dạ trung thành. Dịch Nhất Vương sang Tây lấy bản văn về dường như mong muốn nhà Ðại Tống có tay thiếu niên anh hùng nào đi ứng tuyển ngôi phò mã nước Tây Hạ. Giả tỷ Ðại Tống và Tây Hạ liên hôn với nhau, tất trở nên thiên hạ vô địch.Công Dã Càn gật đầu nói:- Nếu biểu là thiên hạ vô địch thì chưa chắc đã đúng. Có điều nhà Ðại Tống tiền lương phong phú, của cải dồi dào, nước Tây Hạ binh cường mã tráng. Hai nước này mà liên minh với nhau Ðại Liêu cùng Thổ Phồn đều không địch nổi, còn nói chi đến nước Ðại Lý nhỏ xíu kia nữa. Theo như tiểu đệ phỏng đoán, thì sau cuộc Tống Hạ liên minh việc đầu tiên của họ là thôn tính nước Ðại Lý, bước thứ hai mới đến đánh Liêu Quốc.Ðặng Bách Xuyên nói:- Dịch Nhất Thanh có lẽ tính thế thật, và dù có đúng như vậy nữa thì việc Tống Hạ liên minh không phải dễ dàng đâu. Các nước Ðại Liêu, Thổ Phồn, Ðại Lý mà biết tin này, nhất định thiết kế phá hoại.Công Dã Càn nói:- Chẳng những họ thiết kế phá hoại và họ đều muốn lấy công chúa Tây Hạ.Ðặng Bách Xuyên hỏi:- Không hiểu công chúa Tây Hạ ấy đẹp hay xấu tính tình êm ả, hoà thuận hay kiêu hãnh ngang ngược?Bao Bất Ðồng cười ha hả nói:- Ðại ca làm chi việc đó? Chẳng lẽ đại ca cũng muốn qua Tây Hạ ghi tên ứng tuyển để ngấp nghé ngôi phò mã nước đó chăng?Ðặng Bách Xuyên đáp:- Giả tỉ đại ca của tam đệ mới đôi mươi, võ công cao gấp mười hiện giờ, nhân phẩm đẹp đẽ gấp trăm, thì ta đã lập tức bay qua Tây Hạ rồi. Tam đệ! Việc đồ mưu phục quốc của nước Ðại Yên ta đã mấy trăm năm nay thuỷ chung vẫn như bắt bóng trong gương,nước khó lòng thành công. Xét cho cùng chỉ vì mình chưa được một lực lượng đáng kể nào viện trợ mà ra. Nếu họ Mộ Dung cùng nước Tây Hạ kết viện trợ ngay và đại sư có cơ thành tựu.Bao Bất Ðồng tính ưa cãi chầy cãi cối thế mà nghe lời biện bác của Ðặng Bách Xuyên, gã cũng phải luôn gật đầu nói:- Ðúng thế! Ðệ chỉ mong rằng việc này sẽ giúp ích cho việc trung hưng phục quốc nước Ðại Yên ta. Còn công chúa Tây Hạ bất luận đẹp hay xấu, tốt hay hư, nếu họ chịu gả con gái cho, Bao lão tam cũng mặt dạn mày dày lấy nàng làm vợ.Mọi người đều cười ồ lên, đưa mắt nhìn Mộ Dung Phục.Mộ Dung Phục là người thông minh tuyệt đỉnh biết ngay bốn gã muốn mình đi Tây Hạ ứng tuyển ngôi phò mã, y lẩm bẩm:- Kể về tuổi trẻ, tài mạo, nhân phẩm, văn tài, võ học thì hiện nay trên đời khó mà hiếm được một chàng trai đủ tư cách như mình. Việc đi Tây Hạ cầu thân mười phần có thể nắm vững đến sáu bảy nhưng nếu Quốc Vương Tây Hạ kể về môn đăng hộ đối thì mình tuy là dòng dõi vương tôn quý tộc nước Ðại Yên nhưng đã bị suy vong từ lâu rồi. ở nhà Ðại Tống mình chỉ là một tên áo vải bạch đinh. Nếu so bốn nước Ðại Tống, Ðại Lý, Ðại Liêu, Thổ Phồn cùng phái thân vương công hầu đến cầu hôn, thì danh vị tước lộc mình bén gót người ta thế nào được?Mộ Dung Phục nghĩ vậy rồi đưa mắt ngó bức bảng văn, chàng thấy đây là cơ hội ngàn năm một thuở. Vì trước nay Công chúa cầu hôn đều do quốc vương sai đại thần làm mối mà kén chọn những tay tuổi trẻ tài cao trong nước phong làm phò mã, quyết không báo cáo bảng văn ra khắp thiên hạ để công khai lựa chọn như kiểu này.Chàng không tự chủ được, quay lại nhìn sau lưng Vương Ngọc Yến thì thấy nàng đứng dưới gốc cây liễu, tay phải nắm lấy một cành liễu rủ xuống, đưa cặp mắt bâng khuâng nhìn dòng sông nước chảy lờ đờ. Mình nàng chỉ mặc một tấm áo mảnh, thực đáng thương.Mộ Dung Phục biết rằng biểu muội y từ nhỏ vẫn hoài bão một mối thâm tình với mình. Tuy cô mẫu cùng phụ thân mình có chuyện bất hoà, tìm hết cách để ngăn trở những cuộc gặp gỡ giữa nàng và mình nhưng nàng quyết chí ra đi tìm mình, chàng tự nhủ:- Mộ Dung Phục này bôn tẩu khắp nơi, thuỷ chung hoài bão một tấm lòng trung hưng phục quốc, đến võ công cũng không thể chuyên tâm rèn luyện được thì còn kể gì đến chút tính nhi nữ mà không lạnh nhạt thờ ơ? Nhưng Vương Ngọc Yến lại thâm tình với mình đến thế. Con người nào phải gỗ đá mà không xúc động tâm can? Nếu lúc này mình đột nhiên bỏ nàng ra để cầu hôn với một người công chúa chưa từng biết mặt bao giờ thì sao cho đành dạ?Nghĩ vậy chàng biết rằng việc đi Tây Hạ cầu hôn là phải, nhưng trong lòng lại không nỡ.