Bông Lau, Bông Lau rừng xanh pha máu Biên cương lưu danh ngàn đời về sau... Bông Lau, pha máu Sau hai năm chiến tranh, Pháp đã chiếm đóng được nhiều thành phố, nhưng không dám mạo hiểm ra khỏi các vị trí đóng quân ngoại trừ một chiến dịch lớn gồm 12.000 quân mà tướng Salan tung ra từ tháng 10 năm 47 cho tới tháng giêng 1948 với mục đích không thành là tiêu diE°êt Quân Chủ Lực của Việt Minh và bắt sống toàn thể nhân viên Chính Phủ Kháng Chiến. Trong cuộc giao tranh đầu tiên giữa hai quân lực sự thiệt hại của đôi bên cũng rất là đáng kể nhưng Việt Minh biết khai thác những chiến công đầu tiên của kháng chiến. Những chiến thắng trên Sông Lô, trên đường số 4 đã được thổi lớn. Người dân đã khởi sự mệt mỏi trong kháng chiến nay nghe tin chiến thắng thì bớt được bi quan. Lúc đó Vệ Quốc Quân đã được lệnh thực hiện chiến thuật "đại đội độc lập, tiểu đoàn tập trung" nghĩa là vẫn dùng một đại đội để đánh du kích nhưng khi cần thì tập trung ba đại đội thành một tiểu đoàn để đánh đồn. Tất cả đặt mũi dùi vào đường số 4 qua những vụ tấn công chiếm cứ điểm Đông Khê, vụ phục kích ở Bông Lau là một địa điểm nằm giữa hai tỉnh Lạng Sơn và Cao Bằng. Trong chặng kháng chiến ở Cao-Bắc-Lạng này, khác hẳn trong hai chặng đường Sơn Tây-Lao Kai và Lao-Kai-Bắc Kạn... tôi đã được sống gần bộ đội và tôi thấy Vệ Quốc Đoàn đã trưởng thành hơn lúc trước. Đã có những buổi học tập gần giống như lối rèn cán chỉnh quân sau này. Văn nghệ sĩ chúng tôi đã được tham dự những buổi đánh sa bàn trước khi tiến đánh cái đồn thật. Rồi tới khi bộ đội đi đánh đồn thì chúng tôi cũng được đi theo luôn. Chúng tôi đã thực sự được sống trong không khí chiến tranh. Còn nhớ có một lần, tôi và Hoàng Cầm ngâm bài thơ Đêm Liên Hoan cho bộ đội nghe 15 phút trước giờ tấn công đồn địch. Sau đó một anh bộ đội đã nói: "Tôi vào giữa đồn mà vẫn còn nghe tiếng ngâm thơ của các anh văng vẳng ở trong đầu". Thế mới biết sức mạnh của văn nghệ. Cũng nên kể ra đây bài thơ Bắn Đi của Tố Hữu do tôi thường diễn tả trong chuyến đi phục vụ quân đội ở vùng Cao-Bắc-Lạng này. Đó là một trong những bài thơ mạnh mẽ nhất của thời kháng chiến... ... Một ngày đẹp trời, tại gần địa điểm Bông Lau là nơi đã được tôi gọi là rừng xanh pha máu, tôi gặp lại Đoàn Bính tức Giang Cao từ Liên Khu X đi công tác qua Bắc Kạn-Cao Bằng từ mấy tháng nay. Được nghe kể lại một câu chuyện đẹp: Vào lúc Quân Pháp mở chiến dịch biên giới thì từ Cao Bằng, Hồng Giang đã phải mở đường máu để ra thoát cuộc tấn công của Quân Pháp vào tỉnh này. Những Vệ Quốc Quân trong các đơn vị đã bị tan vỡ bây giờ được tập hợp thành một đội quân với cái tên rất oai là Trung Đoàn Cảm Tử. Từ một bản có cái tên là Nà Thúm, đội quân đi về phía Nam. Đi tới đâu thì cũng thấy cảnh tàn phá với những bản thôn vắng tanh và những nhà sàn bị cháy rụi đang còn bốc khói. Đồng bào thiểu số đã sơ tán vào tận rừng sâu hết cả rồi. Cũng may mà đU³ội quân đang ngất ngư vì đói thì tới được một nơi có một rừng cam với mầu vàng ói đến nỗi mọi người phải nhức mắt. Đang thèm ăn quá thì gặp một bà ké (tức là một bà mẹ). Bèn lễ phép xin bà cho ăn. Bà đồng ý cho ăn cam nhưng không được hái đem đi. Mọi người vội vàng ùa vào rừng cam ăn lấy ăn để, theo kiểu "ăn cam nhả bã" đến độ bị "say cam" như bị say rượu vậy. Có lẽ cái bụng trống rỗng bị chất át-xít của nước cam làm cho cồn cào và người ăn bị phản ứng. Nhân vật bà ké này là một phản ánh tuyệt vời của người dân Việt Bắc đối với cuộc kháng chiến lúc đó. Đội quân "cảm tử" đóng trại tại cái bản thôn đã bị tàn phá này với những cái bụng hãy còn đói và với một câu thốt lên của anh bạn Giang Cao là: && -- Thèm vài quả trứng gà quá ta.&& Bà ké nghe thấy và lẳng lặng đi moi móc ở trên những nhà sàn chưa bị cháy rụi đủ mọi những thứ còn lại của khoai, của sắn, của củ cải, của cơm lam... rồi bỏ vào nồi đốt lửa nấu chung thành một thứ lương thực không tên. Rồi mang tới cho toàn đội ăn. Giang Cao cũng như các anh em đồng đội nghĩ rằng sáng mai sẽ trả ơn bà ké bằng một số tiền nào đó cũng là đủ lắm rồi. Ăn xong, mọi người gối đầu gác chân lên nhau mà ngủ. Sáng hôm sau, trước khi hành quân lên đường, Giang Cao đưa tiền cho bà ké. Bà ké không nhận. Cố nài nỉ bà thì bà khóc và nói rằng: -- Ké có hai đứa con trai đi Vệ Quốc Đoàn. Một đứa đã chết ở mặt trận "Phe Đén", một đứa hiện ở đâu không biết? Gặp các anh em, cho các anh em ăn với hi vọng con của ké ở đâu đó cũng có cái ăn. Tất cả mọi người nghe bà ké nói như vậy đều khóc hết. Mấy anh chỉ huy, anh thì lột cái khăn che cổ làm bằng vải dù ra, anh thì thò túi rút cái bút chì ra, anh thì lục ba lô lấy mấy viên ký-ninh ra để tặng bà ké. Nên nhớ rằng trong kháng chiến, đó những thứ đồ qúy giá nhất, cần thiết nhU³ất của người đội viên. Nhưng mọi người đã đưa tặng bà ké để nói lên cảm tình cao đẹp nhất của mình. Đẹp nhất là bà ké nhận những thứ đồ tặng đó một cách rất vui vẻ dù rằng chưa chắc bà ké cần tới cái khăn đeo cổ, cái bút chì hay vài viên ký ninh đó. Cái đáng kể ở đây là thái độ rất đẹp của tất cả mọi người, của một bà mẹ có con đi kháng chiến và của những người thanh niên đã phải xa cha mẹ để đi làm chiến tranh. Tôi còn mục kích nhiều chuyện tương tự như chuyện bà ké Lạng Sơn này. Chẳng cứ gì là chuyện bà mẹ ở Gio Linh mà tôi ghi vào một bản hát, ở bất cứ một nơi nào trong thời này cũng đều có chuyện hi sinh ngút trời của những bà mẹ như thế. Nhưng sự hi sinh của những bà mẹ đó chỉ có nghĩa lý trong một cuộc chiến tranh chống ngoại xâm như cuộc kháng chiến chống Pháp này. Phi lý vô cùng khi ta sẽ thấy, sau ngày thực dân Pháp bị thua trận và phải rút lui, có những bà mẹ Việt Nam vẫn phải tiếp tục hi sinh từ năm này qua năm khác, và vẫn có những người con bây giờ không còn là phải xa mẹ để đi giết giặc ngoại xâm mà là để đi giết lẫn nhau chỉ vì một chủ nghĩa ngoại lai. Có những chuyện cảm động và sót thương nói lên tinh thần của người mẹ vô danh trong kháng chiến như chuyện bà ké Lạng Sơn, bà mẹ Gio Linh như vậy thì cũng có một chuyện vui và rất đơn sơ về một bà mẹ Việt Nam mà thằng Ngọc Bích đã phổ thành một bài hát nhan đề Bà Già Giết Giặc Bài này phổ thông đến nỗi sau này danh từ "bà già giết giặc" đã trở thành câu nói đùa đầu môi của mọi người: Làng kia có một bà già&& Thân mình tiều tụy tuổi đà 65&& Một hôm giặc Pháp đói ăn&& Chúng lần vào tới xóm nghèo tìm ăn... Chúng tóm được một bà lão và bắt bà đi lấy gạo thổi cơm cho chúng ăn. Trong lúc chúng sơ ý, bà mẹ liền bỏ vào nồi cơm một ít thuốc độc mà bà giấu ở trong đống rơm. Rồi bà bưng cơm ra cho giặc Pháp ăn: Ăn vào liền gục nồi còn bốc hơi Bà ta bèn lấy đóm soi Đốt nhà nhà cháy, hết đời thực dân... Chưa chắc đây là một câu chuyện có thật -- bởi vì chúng tôi đọc được câu chuyện này trong một tờ báo nào đó -- nhưng vào thời điểm đó thì một bài hát như vậy cũng rất là có ích cho công cuộc kháng chiến. Trong thời gian ở vùng Cao-Bắc-Lạng này, chúng tôi có cái khoái là được sống trên nhà sàn của đồng bào sắc dân Tày. Chúng tôi được nghe những bài ca Cách Mạng đầu tiên như bài Bâu Lao Thai -- tức là Không Sợ Chết -- do Trung Đội Giải Phóng dạy cho mọi người hát hồi trước 1945. Đây cũng là lúc mà tôi học hát những tình ca của người Tày là hát lượn và được nghe họ hát bài Nhớ Người Thương Binh của tôi b_ăng tiếng điạ phương: "Pài mà, pài mà qua nứng nà khuê..." Tôi còn được hưởng cái lạnh tê người ở vùng núi rừng này nhưng đồng thời cũng được hưởng cả cái thú ngồi bên bếp lửa nhà sàn và do đó mà nhìn thấy mái nhà sàn thở khói âm u. Và cũng có lúc, dù lạnh chết người, được ra suối tắm chung với các cô nàng để thấy được hình ảnh cô nàng về để suối tương tư. Nói tới chuyện cô nàng và sự tương tư thì phải nhắc lại một kỷ niệm không quên được của tôi và Ngọc Bích. Đó là một buổi chiều sơn cước, tại một phiên chợ núi ở vùng Lạng Sơn. Gặp hai cô gái Tày thật đẹp, má đỏ hồng hồng, ăn vận quần áo chàm còn thơm mùi vải, đeo đầy lục lạc bằng bạc ở thắt lưng. Hai thằng cán bộ văn nghệ tán rất giỏi cho nên hai cô ưng thuận cho đi theo về nhà. Chúng tôi liều bỏ đơn vị để đi theo hai cô sơn cước. Không thể ngờ rằng cái bản thôn của hai cô gái ở một nơi xa quá, phải trèo hằng chục ngọn núi và phải đi từ 5 giờ chiều cho mãi tận 11 giờ đêm mới về tới nhà hai cô. Lại bị cha mẹ các cô mời ra ngồi ở giữa nhà sàn nơi có bếp lửa, nghe họ nói chuyện lẩm cà lẩm cẩm cho tới quá nửa đêm. Chẳng thấy hai cô đâu mà chỉ nghe thấy tiếng cười rúc rích. Nói chuyện với cha mẹ hai cô hoài, sốt ruột quá, chúng tôi phải xin kiếu. Rồi mệt quá, lăn ra sàn, ngủ lúc nào không biết. Đã chẳng được sơ múi gì, sáng ra hai cô còn bầy trò lưu luyến, tặng cho hai thằng những cái vòng dây có ba mầu đỏ, trắng, vàng. Hai thằng chửi thề ầm ỹ lên bằng tiếng Tày: ê mê thổ mừ... rồi lại leo núi hết hơi trở về đơn vị, hẹn thầm rằng từ nay trở đi xin chừa tán tỉnh những cô sơn nữ ứ ơi... mà nhạc sĩ Trần Hoàn đã vẽ ra trong một bài hát tiền chiến.